1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Chủ Nhật, 29/06/2008, 22:15 (GMT+7)
    Đẹp vỉa hè nhưng khó cho dân
    [​IMG]

    TT - TP Đồng Hới, Quảng Bình vừa cho bó vỉa hè ở một số tuyến đường nội thành như Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Quang Trung, Dương Văn An... với tổng chiều dài gần 5km. Đá dùng bó vỉa là loại đá trắng Thanh Hóa nguyên khối, vì vậy đã tạo được vẻ đẹp cho các đường phố.
    Tuy nhiên, vì đá bó vỉa không có cạnh vát lên mặt vỉa hè, nên sau khi đường bó vỉa, các loại xe máy, ôtô không thể lên vỉa hè để vào nhà hoặc cơ quan. Người dân và các cơ quan tìm cách như đặt bao cát, xếp gạch đá, đổ bêtông, đóng tấm vát bằng sắt hoặc gỗ... làm đường lên nhà (ảnh). Vì vậy P.Đồng Mỹ, Đồng Phú đã phải "ra quân dẹp trật tự", phá bỏ các mặt vát bêtông mà người dân tự làm. Thế là luôn xảy ra tình trạng đội dẹp trật tự vừa quay lưng thì người dân lại đổ bêtông, đặt gạch làm chỗ vát cho xe lên, và đường phố nhếch nhác vẫn hoàn nhếch nhác.
    Ông Nguyễn Xuân Thìn, trưởng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Đồng Hới, cho biết do một số tuyến đường là quốc lộ 1A nên bó vỉa không thể làm vát được, TP đang tìm cách khác để tạo thuận lợi cho người dân.
    L.GIANG
  2. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Trộm đột nhập vào nhà khiêng két sắt
    Sáng 30/6, kẻ gian đột nhập nhà bà Nguyễn Thị Lành, xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) lấy trộm một két sắt nặng 120 kg.
    Theo gia đình nạn nhân, trong két có 70 triệu đồng tiền mặt, 8 chỉ vàng, 2 điện thoại di động Nokia.
    Đây là tài sản của chị Nguyễn Thị Hà, 26 tuổi, con gái bà Lành trú xã Quảng Kim, Quảng Trạch đến ở nhờ nhà mẹ để thu mua lạc.
    Vụ việc đang được công an huyện Tuyên Hóa điều tra xử lý.
    Theo VNexpress
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 08/07/2008
  3. buisuoi

    buisuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    1.383
    Đã được thích:
    0
    Lắp trạm cấp điện mặt trời ở vùng sâu Quảng Bình
    Từ nay đến năm 2010, tỉnh Quảng Bình đầu tư 215 tỷ đồng bằng nguồn vốn do các tổ chức phi Chính phủ của Tây Ban Nha tài trợ và một phần vốn từ phía Chính phủ Việt Nam để lắp pin mặt trời cấp điện ở các xã vùng sâu.
    Tỉnh sẽ cấp điện phục vụ sinh hoạt cho các hộ dân, trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, nhà văn hóa tại 10 xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy với tổng công suất 786.000 Wp.
    Trong năm 2007, tỉnh Quảng Bình đã lắp đặt 7 trạm cấp điện bằng năng lượng mặt trời với công suất 1.766 Wp cho 2 xã miền núi rẻo cao Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch.
    Quảng Bình hiện còn 10 xã vùng sâu vùng xa không có nguồn điện lưới quốc gia, không có nguồn thủy điện nhỏ và giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Việc cung cấp điện năng lượng mặt trời là biện pháp tối ưu góp phần giúp người dân tộc thiểu số ở khu vực này xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh biên giới, nâng cao dân trí cho người dân ở nơi đây./.
    Theo thông tấn xã Việt Nam
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 08/07/2008
    Được buisuoi sửa chữa / chuyển vào 17:30 ngày 08/07/2008
  4. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0

    Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: 5 năm Di sản thiên nhiên thế giới
    [​IMG]
    Động Phong Nha - Bồng lai Tiên cảnh.
    Kỷ niệm 5 năm Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (5/7/2003 ?" 5/7/2008), UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ hội kỷ niệm kéo dài từ ngày 18/7 đến 27/7/2008, gồm các chương trình: Triển lãm ảnh nghệ thuật "Chung tay bảo vệ Di sản"; Hội chợ "Đầu tư quốc tế Thương mại và Du lịch Quảng Bình năm 2008"; Hội chợ quê "Ẩm thực và đặc sản làng nghề Quảng Bình năm 2008"; Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Nối những câu hò" 6 tỉnh Bắc miền Trung; Lễ hội Đền Nghe; Đua thuyền trên sông Son?
    Lễ kỷ niệm chính thức sẽ diễn ra tối ngày 26/7, tại khu vực đoạn sông trước Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với một chương trình nghệ thuật đặc sắc, bắn pháo hoa tầm thấp và thả đèn hoa đăng tại Bến phà Nguyễn Văn Trỗi.
    Nhân sự kiện này, Tỉnh đoàn Quảng Bình cũng tổ chức nhiều hoạt động như: Cuộc thi tìm hiểu "Tuổi trẻ Quảng Bình với Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" (4/2008); Hội trại "Tự hào Phong Nha - Kẻ Bàng" từ ngày 25 đến 27/7 tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch; dâng hương tại khu di tích Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, thả đèn hoa đăng trên sông Son...
    Trước đó, ngay từ giữa tháng 6/2008, Ban vận động bình chọn Phong Nha - Kẻ Bàng Quảng Bình đã triển khai thực hiện 200 ngày tuyên truyền, quảng bá và tham gia bình chọn cho Phong Nha - Kẻ Bàng là kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (bình chọn qua mạng Internet), kéo dài đến hết ngayx
  5. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Ngày 10/7, TAND tỉnh Quảng Bình đã nhận đơn khởi kiện của chị Trần Thị Diệu Hương (SN1982- trú tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) đối với quyết định hành chính của Sở Nội vụ.
    Vào tháng 10/2006, thông qua đề án Xét tuyển viên chức y tế của Sở Y tế, chị Trần Thị Diệu Hương (tốt nghiệp Kỹ sư công nghệ thực phẩm) đã nộp hồ sơ tham gia xét tuyển. Tháng 1/2007, chị Hương nhận được thông báo trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bố Trạch theo quyết định của Sở Nội vụ Quảng Bình. 3 tháng sau, Sở này đột nhiên ban hành quyết định ?okhông công nhận kết quả tuyển dụng viên chức sự nghiệp ngành y tế? đối với chị Trần Thị Diệu Hương với lý do: chỉ cần tuyển người có trình độ CĐ, trong khi chị Hương có trình độ...ĐH!
    T.PHÙNG
  6. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Thi công làm bể ống nước
    [​IMG]
    Ngày 4.7, trong lúc thi công đoạn kè ở phía nam cầu Nam Thành (khu 3, P.Hải Đình, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), một nhóm công nhân làm việc cho Công ty quản lý sửa chữa đường bộ 494 đã làm bể một đường ống nước phi 90 khiến nước bắn tung tóe ra xung quanh (ảnh). Khá lâu sau đó, nhân viên công ty cấp nước mới khóa được van của đường ống, nước còn trong ống vẫn tiếp tục tràn ra đường.
    Trương Quang Nam.
  7. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chàng trai phá kỷ lục tranh dừa
    [​IMG]
    Quốc và bức tranh Bài ca kết đoàn đoạt kỷ lục Việt Nam
    Chàng trai Võ Quý Quốc (25 tuổi, quê Quảng Bình) là một trong số ít người phát hiện ra gáo dừa là chất liệu tuyệt vời khi đưa vào tranh. Anh đang được xem là người "đánh thức hồn dừa".
    Gáo dừa hút hồn
    Câu chuyện bắt đầu vào những lần cậu học sinh Quý Quốc và chúng bạn cùng quê leo dừa. Khi đập trái dừa nạo cơm, Quốc đố bạn có thấy gì lạ không. Và Quốc "bật mí" cho bạn bè phát hiện của mình về sắc độ gáo dừa ở mỗi trái một khác nhau. Thế thì có ích gì? Câu chuyện tuổi thơ ở miền quê vẫn như in trong tâm trí Quốc sau này. Hai năm học tại trường ĐH Mỹ thuật Huế, mặc dù Quốc bỏ học ngang nhưng đã kịp gây ấn tượng với thầy cô và bạn bè với một loại tranh lạ: Tranh từ gáo dừa. Đến khi Võ Quý Quốc vào Đồng Nai để học CĐ Mỹ thuật trang trí thì chàng SV này vẫn bị hút hồn bởi tranh dừa (thay vì photoshop, đồ họa...). Ngày ra trường, lẽ ra phải làm công việc thiết kế để có khoản thu nhập ổn định hằng tháng, anh chàng lại tìm đến tranh gáo dừa và sống chết với nó.
    Trong khi bạn bè đang chăm chú vào những chương trình Mỹ thuật ứng dụng trên máy tính thì Võ Quý Quốc lại lăn lộn cùng "con" vespa xuống tận Củ Chi, Bến Tre... leo lên cây dừa nghiên cứu chất liệu làm tranh. Những bức tranh đầu tiên ra đời khi Quý Quốc còn ngồi trên ghế giảng đường. Nghe tiếng, một công ty chế biến thủ công từ cây dừa mời anh về làm. Nhưng sáng tạo nghệ thuật là không gò bó, một thời gian sau Quốc đã tự đứng ra lập một xưởng tranh nhỏ ở Bửu Long (Biên Hòa) và... làm giám đốc.
    Trước đây, Võ Quý Quốc đã từng xác lập kỷ lục Việt Nam về bức tranh dừa lớn nhất (tranh Việt Nam quê hương tôi). Hiện tại, anh đã phá kỷ lục của chính mình với bức Bài ca kết đoàn (kích cỡ 3,2 x 3,2 mét) diễn tả một dàn đồng ca 54 dân tộc mà người nhạc trưởng là Bác Hồ. Bức tranh đang được triển lãm và rao bán gây quỹ từ thiện với giá sàn 500 triệu đồng.
    Quốc phải vay tiền, nợ nần liên miên do nỗi đam mê tranh dừa. Năm vừa rồi, anh bán hết hai chiếc vespa cổ để lấy vốn duy trì xưởng tranh. Chỉ còn lại một chiếc làm kỷ niệm. Anh đã biến chiếc vespa của mình thành một tác phẩm nghệ thuật tranh dừa, tạm trả ơn những tháng ngày mà chiếc xe này đồng hành với mình trên từng cây số tìm gáo dừa.
    Sẽ là một thương hiệu tranh Việt
    Gáo dừa tưởng chỉ là một lại phế phẩm tầm thường nhưng dưới bàn tay của Quốc, nó đầy sắc độ. Quốc cho biết: "Tùy dừa già hay non mà sắc độ gáo khác nhau. Để có gáo chất liệu với các sắc độ phong phú, mình phải đặt mua tận Bến Tre với giá gáo làm sạch 6.000 đồng/ký". Vẻ đẹp của tranh gáo dừa toát ra từ sự bình dị pha lẫn chút ngạc nhiên khi người ta biết rằng chất liệu làm ra nó là một thứ lẽ ra bị vứt đi, nay lại có hồn đến lạ.
    Người làm tranh gáo dừa không chỉ cần con mắt thẩm mỹ, biết chọn sắc độ gáo dừa đưa vào tranh mà còn phải quen tay với cưa, búa như một người thợ mộc tỉ mỉ. Họ phải biết sáng tạo và tận dụng triệt để ngay cả mùn cưa, cuống dừa... Với tính chất thủ công này, mỗi bức tranh dừa là một tác phẩm riêng biệt, không tác phẩm nào giống nhau, tạo nên sự hấp dẫn. Riêng người sắp chơi tranh dừa sẽ bị cuốn hút bởi đặc trưng của loại tranh này là càng để lâu càng "ngấm màu" đậm đà. Do đó, bức tranh sẽ trở nên quý hơn.
    Tranh dừa là một dòng tranh rất mới mẻ, không chỉ ở Việt Nam. Hiện tại, ngoài những mối quen ở nước ngoài, Quý Quốc chưa bán tranh mình ở các phòng tranh trong nước. Anh giải thích: "Tranh dừa ai cũng cho là đẹp và lạ nhưng vẫn chưa có chỗ đứng. Là một trong số ít những người khai phá dòng tranh mới như mình có không ít trăn trở. Trăn trở lớn nhất là kéo tranh dừa ra khỏi mặt ao nhỏ và phẳng lặng của chính nó. Tuy nhiên, để ra mắt tranh dừa với công chúng cần rất cẩn trọng. Mình không muốn mọi người nhìn tranh dừa dưới con mắt thương mại hóa. Nó phải trở thành một dòng tranh đặc trưng của Việt Nam như tranh dân gian Đông Hồ, tranh sơn mài". Với mong muốn khi thế giới nhìn vào tranh dừa Việt họ nghĩ ngay đến Việt Nam, ngay từ những sáng tác đầu tay, Quý Quốc ý thức sáng tác các đề tài đậm chất dân tộc. "Có như thế, tranh dừa mới không đụng hàng được" - Quốc tâm sự.
    Với việc phát triển cơ sở mình, sắp tới Quốc sẽ tiến hành đào tạo làm tranh dừa cho các em ở trung tâm trẻ mồ côi Biên Hòa. Quốc bảo: "Gáo dừa tưởng như bỏ đi mà lại có ích. Mình muốn mọi người hiểu rằng không có gì là bỏ đi nếu có ý tưởng và ý chí".
    Quảng Sỡn
  8. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nỗi cay đắng từ vụ ly hôn của một gia đình tỷ phú
    Với khối tài sản lên đến gần chục tỷ đồng, trong đó có 2 ngôi nhà và một đám đất nằm ở những vị trí (đắc địa) của thành phố Đồng Hới, vợ chồng ông bà Trần Đình Thắng và Vũ Thị Thanh (45 - Lương Thế Vinh - Đồng Hới) được xếp vào hạng có "máu mặt" ở Quảng Bình.
    Tuy nhiên, sau gần chục năm chung sống, hai người dẫn nhau ra tòa li hôn, bà Thanh chỉ nhận được chưa đến 1/20 khối tài sản trên và đang chịu nhiều áp lực từ phía gia đình chồng gây ra.
    Năm 2000, ông Trần Đình Thắng (SN 1948) kết hôn với bà Vũ Thị Thanh (SN1964). Trước đó cũng có một đời chồng. Hai vợ chồng sống hòa thuận cùng ba đứa con riêng (hai của ông Thắng, một của bà Thanh). Năm 2003, hai vợ chồng sinh thêm được một con chung là Trần Phúc An.
    Cuộc sống gia đình hạnh phúc, ông Thắng là Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Dược Phẩm Nhật Lệ, bà Thanh là giáo viên tiểu học Đồng Mỹ. Những tưởng hai số phận không được may mắn này sẽ cùng nhau gắn bó đến hết phần đời còn lại, đùng một cái, tháng 11.2007, ông Thắng đòi li hôn, với lí do hai người không hợp nhau.
    [​IMG]
    Mẹ con bà Thanh trước ngôi nhà ở đường Lương Thế Vinh
    Ngày 26.3.2008, TAND thành phố Đồng Hới mở phiên toà sơ thẩm xử cho ông Thắng và bà Thanh được ly hôn. Bà Thanh nuôi cháu An. Điều ngạc nhiên là, bà Thanh chỉ nhận được 402 triệu đồng trong khi toàn bộ vốn góp gần 6 tỷ tại Công ty Cổ phần Thương mại Dược Phẩm Nhật Lệ, hai ngôi nhà và một đám đất của hai vợ chồng đều thuộc về ông Thắng.
    Xem xét hồ sơ vụ án ly hôn này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi Toà án đã bỏ qua nhiều chi tiết để "ép" bà Thanh phải chịu nhiều thiệt thòi. Toà án cho rằng nguồn vốn của ông Thắng góp cổ phần vào Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Nhật Lệ 5.923 tỷ đồng (hiện ông Thắng đang giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị) là do ông Thắng vay mượn của anh em và bạn bè. Tuy nhiên, bà Thanh không hề hay biết về việc vay mượn này.
    Điều này Toà án lý giải rất khó hiểu: "Do việc kinh doanh của ông Thắng tự kinh doanh lấy, bà Thanh là giáo viên không tham gia vào việc kinh doanh của ông Thắng, chỉ chăm sóc và nuôi dạy con". Với sự lý giải mang tính áp đặt này,Toà tuyên: "... Việc bà Thanh cho rằng vốn của ông Thắng tại Công ty là 5.923 tỷ là không phải mà đó là khoản tiền vay của người khác để kinh doanh và đóng cổ phần, cần báo lời khai nại trên của bà Thanh" mặc dù, các "khế ước" vay tiền viết tay do ông Thắng cung cấp hầu hết ở vào thời điểm từ tháng 10.2005 đến tháng 9.2006. Trong đó, có một khế ước vay ông Bích vào tháng 1.2004 (76.500USD, quy đổi thành 1.226 tỷ đồng).
    Theo báo cáo vốn của ông Trần Đình Thắng tại Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Nhật Lệ do ông Trần Ngọc Lương (Giám đốc điều hành) ký xác nhận thì số vốn ông Thắng bằng tiền mặt tính đến thời điểm 31.12.2004 là 2,489 tỷ đồng. Nếu làm một phép tính đơn giản, lấy số vốn trừ đi số vay nợ của ông Bích (1.226 tỷ đồng) thì vốn của ông Thắng vẫn còn lại hơn 1,2 tỷ đồng. Như vậy, nếu coi các khế ước vay tiền của ông Thắng là có thật, có giá trị pháp lí thì chí ít bà Thanh cũng được hưởng một phần từ số tiền còn lại hơn 1,2 tỷ đồng này.
    Riêng về lô đất tại 735 Lý Thường Kiệt và ngôi nhà 3,5 tầng được xây dựng trên lô đất này, HĐXX cho rằng: lô đất thuộc quyền sở hữu của ông Thắng, bà Thành nhưng ngôi nhà lại thuộc về Công ty Cổ phần Thương mại Dược phẩm Nhật Lệ.
    Tại bản khai của ông Thắng ngày 29.11.2007, ông Thắng thỏa thuận: "... để cho vợ tôi (bà Thanh) ngôi nhà tại 375 Lý Thường Kiệt, vợ tôi nộp lại khoản tiền đã xây nhà cho công ty là 850 triệu (vợ tôi toàn quyền sử dụng đất và ngôi nhà 375 Lý Thường Kiệt)". Tuy nhiên, HĐXX lại cho rằng: "... việc bà Thanh có nguyện vọng ở nhà và đất 375 Lý Thường Kiệt là không phù hợp vì nhà đó là của công ty..." (?!).
    Trao đổi với chúng tôi, bà Thanh cho biết: Tại thời điểm hai người lấy nhau, tài sản của ông Thắng không được là mấy, ngoài ngôi nhà 2 tầng ở 45 Lương Thế Vinh, bà Thành đã phải bán ngôi nhà của mình với người chồng trước được hơn 500 triệu đồng đưa cho ông Thắng kinh doanh và mua một đám đất ở 327 Lý Thường Kiệt (nay là trụ sở của công ty ông Thắng).
    Ngoài ra bà Thanh còn bỏ tiền để nâng thêm 2 tầng ngôi nhà 45 Lương Thế Vinh. Điều này phù hợp với bản khê khai tài sản viết tay của ông Thắng tại thời điểm năm 2000 hiện còn lưu tại Công ty chỉ có 500 triệu đồng. Kể từ khi ông Thắng li hôn bà vợ trước đến lúc kết hôn với bà Thanh chỉ trong vòng 6 tháng. Với thời gian ngắn như thế ông Thắng không thể tạo ra một khối tài sản lớn như hiện nay, để Toà cho rằng toàn bộ tài sản là của ông Thắng.
    Ngay sau khi phiên toà kết thúc bà Thanh đã có đơn kháng cáo. Trong lúc đang chờ sự xem xét của Toà án cấp phúc thẩm thì phía gia dình ông Thắng thường xuyên có những hành động nhằm gây áp lực cho mẹ con bà Thanh.
    Kể từ khi phiên toà sơ thẩm kết thúc, ông Thắng và người con trai cả của ông không về ở trong ngôi nhà 45 Lương Thế Vinh (nơi mẹ con bà Thanh đang sống) mà lại cho hai người đàn ông lạ mặt về ở và tự do sinh hoạt trong nhà. Điều này đã làm bà Thanh hết sức khó xử và tạo một áp lực lớn về tinh thần cho mẹ con bà Thanh.
    Bà Thanh đã nhiều lần thẳng thắn đặt vấn đề với họ, nhưng hai người này cương quyết: "Ông Thắng cho thì bọn tôi ở". Bà Thanh cho biết, có lúc hai người này đã cố tình va chạm và sàm sỡ mỗi lúc bà lau dọn nhà cửa. Đặc biệt mới đây, bà Thanh đã bị hai người này xông vào đánh trọng thương.
    Trước nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm của mình, bà Thanh buộc phải viết đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, Công an phường Hải Đình lại lí giải: hai người này có giấy tạm trú và được sự cho phép của ông Thắng nên công an phường không thể can thiệp (?!)
    Bà Thanh nói trong nước mắt: "Tôi biết anh Thắng làm vậy là để tôi không chịu nổi phải ra khỏi nhà. Sống trong nhà mình mà như ở địa ngục. Nhiều lúc tôi muốn bỏ ngôi nhà này ra đi, nhưng hai mẹ con lại không biết đi đâu. Tôi mong từng ngày, từng giờ toà được mở lại".
    Hoàng Nam
  9. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Bảo Ninh giàu nhờ trồng rau trên... cát
    Là một trong những địa phương được biết đến với thế mạnh đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản từ bao đời của tỉnh Quảng Bình, nhưng gần đây, hàng trăm hộ dân ở xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) đã phát triển mạnh nghề trồng rau trên cát mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
    [​IMG]
    Kiên quyết trồng rau trên? cát trắng
    Anh Phạm Đức Hiền, Chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Ninh cho biết: diện tích sản xuất nông nghiệp của Bảo Ninh chỉ có 96ha đất ruộng và 32ha trồng rau màu các loại với năng suất rất phập phù. Mấy năm qua, người dân Bảo Ninh đã mạnh dạn chuyển tất cả diện tích đất ruộng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và tập trung thâm canh tăng vụ trên diện tích 32 ha rau màu để cải thiện đời sống.
    Trước đây, người dân cũng đã trồng rau nhưng rất manh mún, không tập trung và sử dụng các loại giống địa phương năng suất thấp nên hiệu quả kinh tế kém. Sản phẩm làm ra ít, chỉ tự cung tự cấp và hầu như không có tính hàng hoá. Nghề trồng rau cũng vì thế mà mai một đi. Hội nông dân đi vận động, hỗ trợ kết hợp đầu tư vào mô hình rau xanh trên cát. Khó làm nhưng có thu nhập. Vậy rồi từ vài hộ ban đầu, dần dần cả hơn trăm hộ kiên quyết trồng rau trên? cát trắng. Khi đưa vào sản xuất thâm canh, 32 đất màu của xã mới thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
    Từ chỗ chỉ trồng được mỗi năm 1 vụ (vụ đông xuân), hiện nay người dân đã đưa các loại giống phù hợp và áp dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh quanh năm. Mùa nào sản phẩm đó, các ruộng mướp ngọt, mướp đắng, bầu, bí, đậu cô ve, cà? lúc lỉu quả và xanh um dưới bàn tay chăm bón ân cần của người dân vùng cát Bảo Ninh. Các loại hành, rau gia vị... cũng được người dân đưa vào trồng và thu hoạch vào dịp hè, dịp giáp tết được thị trường tiêu thụ mạnh.
    [​IMG]
    Mỗi năm, người trồng rau xã Bảo Ninh thu hoạch đến 450 tấn rau, quả các loại, nếu tính theo giá thị trường dao động trong khoảng từ 4.000- 6.000 đồng/kg sản phẩm thì người nông dân ở đây đã thu về số tiền trên 2 tỷ đồng/năm. Nhiều hộ chỉ với hai lao động nhưng nhờ biết thâm canh, áp dụng tốt các kỹ thuật trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh nên có thu nhập lên đến 40- 50 triệu đồng/năm.
    Về với thôn Cửa Phú và Hà Trung, xã Bảo Ninh, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút mắt các ruộng rau, quy hoạch thành ô, thửa ngay ngắn trên những triền cát trắng, có các hồ nước nhỏ do người dân tạo ra để chủ động tưới cho cây trồng.
    Đang khẩn trương thu hoạch mướp ngọt cho kịp buổi chợ, anh Hoàng Xuân Hoà phấn khởi cho biết: ?oCái vùng cát này không ngờ lại rất hợp với trồng rau anh ạ! Nhà tui có khoảng 5 sào đất trồng rau, quả các loại, mùa nào cũng trồng được rau hết, mình cứ siêng năng chăm bón, tưới nước là có thu hoạch. Mỗi năm nhà tui có thu nhập từ trồng rau trên 20 triệu đồng. Lao động chủ yếu là vợ, tui và thằng lớn đi biển. Vào mùa trăng thuyền vào bờ nghỉ mới tranh thủ đỡ đần giúp cho bà ấy một chút...?.
    Ruộng rau nhà anh Hòa mùa nào cũng có sản phẩm để bán, hàng năm cứ vào tháng 2 vợ chồng anh bắt đầu trồng mướp ngọt, mướp đắng, đến tháng 4 cây đã cho thu hoạch và kéo dài liên tục trong khoảng thời gian hai tháng. Đến tháng 6 khi mướp đã tàn thì phá bỏ để trồng 2 lứa hành hoa, mỗi lứa mất chừng 1 tháng, sau đó tiếp tục làm đất trồng đậu cô ve, hành củ phục vụ bán tết.
    Bên đám ruộng nhà anh Hòa, vợ chồng anh Hoàng Tuyển đang tưới nước cho ruộng hành cũng góp chuyện: ?oNhà tui có đến gần 1 ha trồng rau màu các loại, mỗi năm cho thu nhập từ 30- 35 triệu đồng, vào dịp rau quả bán được giá thu nhập còn cao hơn. Cái nghề này cứ chịu khó chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho tốt là có thu nhập khá...?. Hơn 150 hộ nông dân trồng rau xanh ở hai thôn Cửa Phú, Hà Trung, xã Bảo Ninh đang khá lên trông thấy. Rau, quả của Bảo Ninh còn được các đại lý thu mua để mang đi tiêu thụ ở Quảng Trị, Huế.
    TÂM PHŨNG
  10. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Tòa án có nương tay với lâm tặc?
    Sau hơn 4 tháng, các cơ quan chức năng ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) điều tra về vụ Nguyễn Hữu Hiếu (sinh năm 1974 - trú tại thôn Xuân Dục 2 xã Xuân Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình) về tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng. Ngày 3/7, TAND huyện Quảng Ninh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Hữu Hiếu và tuyên mức án khá ?ocó hậu? cho bị cáo: 4 tháng tù giam, đúng bằng thời gian tạm giam.
    Bỏ qua nhiều tình tiết
    Vào đầu tháng 2/2008, Nguyễn Hữu Hiếu tổ chức lực lượng vào khu vực lèn Đá (thuộc xã Trường Xuân ?" Quảng Ninh) để khai thác gỗ trái phép. Khi Hiếu và đồng bọn đang dùng cưa máy đốn gỗ thì bị lực lượng bảo vệ của BQL rừng phòng hộ Long Đại phát hiện. Khi lực lượng bảo vệ rừng tiếp cận thì bị lâm tặc tấn công. Chúng ngang ngược đưa ra yêu sách: Lực lượng bảo vệ rừng phải rút ngay, nếu không sẽ dùng mìn trấn áp, tiêu diệt.
    Tình huống bất khả kháng nên tổ bảo vệ phải rút lui để tránh thương vong. Trên đường về, anh Nguyễn Văn Tình, cán bộ bảo vệ rừng bị lâm tặc chặn lại hành hung làm trọng thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Trước sự việc nghiêm trọng trên, huyện Quảng Ninh phải điều động hai trung đội dân quân cơ động phối hợp với lực lượng công an, kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ Long Đại, xã Trường Xuân bao vây khu rừng, truy quét lâm tặc. Tại hiện trường, lực lượng liên ngành đã thu giữ hàng chục m3 gỗ; 10 kíp nổ, hơn 3m dây cháy chậm và gần 3 kg thuốc nổ?Ngay sau đó, Nguyễn Hữu Hiếu đã bị cơ quan công an bắt tạm giam.
    [​IMG]
    Một góc rừng bị chặt phá do Hiếu và đồng bọn gây ra
    Mặc dù bị bắt quả tang phá rừng nhưng tại phiên tòa, Nguyễn Hữu Hiếu một mực không khai nhận và cũng giấu cho đồng bọn thoát tội. Trong khi đó, Hội đồng xét xử lại không nhắc đến các tình tiết quan trọng của vụ án như: Phá rừng có tổ chức, có quy mô (lâm tặc đã đầu tư nổ mìn làm đường vắt qua núi, đầu tư máy cưa, máy vận chuyển, máy tời?) sử dụng chất nổ trái phép và gây hậu quả nghiệm trọng?Ngược lại, đã cho bị cáo lợi thế bằng các tình tiết giảm nhẹ như bố của bị cáo là thương binh hạng 4/4 (đã mất), mẹ của bị cáo có Huy chương kháng chiến?
    "Hình phạt quá nhẹ"
    Sau khi phiên tòa, ông Nguyễn Văn Trị - Trưởng BQL rừng phòng hộ Long Đại cùng 11 nhân chứng tại phiên tòa tỏ ra bất ngờ khi tòa án lại nương tay cho lâm tặc. Ông Trị nói trong bức xúc: ?oChúng tôi phải đổ máu để giữ rừng. Trong khi đó, đây là vụ án phá rừng gây nhiều dư luận xấu tại địa phương, nhưng Tòa án áp dụng hình phạt quá nhẹ như vậy liệu có tác dụng răn đe đối với bản thân bị cáo và cho người khác??.
    Ông Đoàn Văn Công - Hạt phó kiểm lâm huyện Quảng Ninh cho hay, đã 2 lần Nguyễn Hữu Hiếu dùng xe ôtô vận chuyện gỗ từ rừng về xuôi bị lực lượng kiểm lâm phát hiện nhưng chống đối rất hung hãn. Sau khi kiểm lâm nổ súng mới khống chế được Hiếu và đồng bọn?
    Được biết sau ngày phiên tòa kết thúc, Hiếu cùng đồng bọn đã gây mâu thuẫn và giải quyết với nhau bằng vũ lực. Kết quả có 3 người phải vào cấp cứu tại bệnh viện, trong đó có cả Hiếu.
    QUANG BÌNH

Chia sẻ trang này