1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin nhanh Quảng Bình (Đọc báo dùm bạn)

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi robedan, 06/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quangbinh24h

    quangbinh24h Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cò hay khĂng nhưfng sai phàm cù?a Ăng GĐ Đà?i PT-TH Quà?ng Bì?nh? HĂy xem bĂi viết Y 'Ăy nhĂ
    http://quangbinh24h.com/news/index.php?nv=News&at=article&sid=71
  2. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Dân phải bỏ tiền mua truyền hình cáp... lậu
    Trụ sở Công ty cổ phần truyền hình cáp Tây Nguyên.
    (Dân trí) - Hơn 2 năm vừa qua, người dân sống trên địa bàn thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã phải trả một khoản không nhỏ cho việc xem 30 kênh truyền hình trong nước và quốc tế "lậu" do Công ty Cổ phần Truyền hình cáp Tây Nguyên "bán".
    Theo chúng tôi được biết: Ngày 16/10/2006, Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Giấy phép số 152/GP - BVHTT cho phép Đài PT-TH Quảng Bình hoạt động thêm 10 kênh truyền hình cáp, thời hạn đến tháng 9/2011.
    Nhưng chẳng hiểu sao tờ giấy phép này lại rơi vào tay Công ty cổ phần Truyền hình Cáp Tây Nguyên và họ thừa cơ lập ra một chi nhánh có trụ sở đóng tại 39 Trần Hưng Đạo - TP Đồng Hới.
    Như vậy, về mặt pháp lí thì chi nhánh này không hề có tư cách pháp nhân và không được phép kinh doanh truyền hình cáp mà họ chỉ "mượn" tờ giấy phép của Đài PT-TH Quảng Bình để hoạt động.
    Sáng ngày 22/7, làm việc với chúng tôi, ông Lê Khánh Hòa, Phó Giám đốc phụ trách nội dung và ông Võ Đình Hiểu, Phó Giám đốc kỹ thuật kiêm Bí thư Đảng uỷ của Đài PT-TH Quảng Bình đều khẳng định, hoàn toàn không hay biết đến sự tồn tại của công ty này.
    Còn tờ Giấy phép số 152 đang ở đâu, rơi vào tay ai ông Hiểu cũng không được biết. Phải chăng đã và đang có khuất tất trong vụ việc này?
    Điều đáng nói là sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, hơn 2.000 hộ gia đình trên địa bàn TP Đồng Hới phải trả mức phí từ 44.000 - 49.000 đồng/tháng để được xem truyền hình cáp do Công ty Truyền hình Cáp cung cấp.
    Khi chúng tôi đề nghị ông Hồ Công Quý, Giám đốc Công ty này cho xem chứng từ về việc mua bản quyền truyền hình thì chỉ có 5 kênh có bản quyền, 30 kênh còn lại không rõ nguồn gốc, việc có giấy phép hay không ông không cho biết.
    Như vậy, người dân Đồng Hới và vùng phụ cận đã và đang trả tiền cho việc xem những chương trình truyền hình "lậu".
    Vĩnh Trang
  3. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Khai mạc Hội chợ triển lãm Quốc tế về đầu tư Thương mại - Du lịch Quảng Bình năm 2008
    Nguồn: Quảng Bình
    Cập nhật: 25/07/2008, 10:07:29
    Nhân dịp Lễ kỷ niệm 5 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, tối 24/7/2008, tại Quảng trường trước sân vận động thành phố Đồng Hới đã diễn ra Lễ khai mạc hội chợ triển lãm Quốc tế về đầu tư Thương mại-Du lịch Quảng Bình năm 2008 do Sở Công Thương Quảng Bình phối hợp với Công ty một thành viên Thương mại Tư vấn đầu tư Việt Nam tổ chức.
    Hội chợ triển lãm Quốc tế về đầu tư thương mại du lịch Quảng Bình năm 2008 được tổ chức từ ngày 24/7 đến 29/7/2008. Tham gia hội chợ có 70 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với hơn 180 gian hàng. Hội chợ đã giới thiệu những sản phẩm hàng hóa của các nhà sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như dệt may, da dày, áo quần, đồ gia dụng, sản phẩm đồ gỗ, mộc mỹ nghệ, điện tử, điện lạnh, xe máy, thức ăn, đồ uống, nước giải khát? góp phần làm đa dạng, phong phú thêm số lượng các gian hàng và hàng hóa của hội chợ. Đây không chỉ là cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp trưng bày hàng hóa, giới thiệu tiềm năng của mình mà còn là cầu nối để các doanh nghiệp gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, thắt chặt thêm mối quan hệ giữa nhà sản xuất kinh doanh với người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh hợp tác trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng là dịp để quảng bá tiềm năng của Quảng Bình đến với bạn bè trong và ngoài nước, mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.
    Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm; Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi thư chúc mừng khai mạc hội chợ, chúc hội chợ thành công tốt đẹp.
  4. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình: Hàng chục công ty, doanh nghiệp ?obiến mất?
    Theo thống kê của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình, đến tháng 8-2008, toàn tỉnh có hơn 50 doanh nghiệp (DN) ?obiến mất?, không hề có một thông báo nào cho cơ quan chức năng. Các DN trên không làm thủ tục nộp thuế trong thời gian dài, đến khi cán bộ thuế đi kiểm tra, xác minh tại địa chỉ đã đăng ký, mới phát hiện không còn hoạt động, trụ sở đã đóng cửa. Có trường hợp DN đăng ký tên và lĩnh vực kinh doanh như thế này nhưng tại địa chỉ đăng ký (trụ sở giao dịch) lại treo biển hiệu với tên và lĩnh vực kinh doanh khác.
    Ngoài ra cơ quan thuế cũng xác định được 15 DN đóng tại địa bàn TP Đồng Hới đã bỏ trốn.
  5. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    ?oCho em nhặt nắp keng??
    [​IMG]
    Những cậu nhóc tranh thủ dịp hè nhặt nắp chai trên bãi biển Nhật Lệ. (Ảnh: H.P)
    (Dân trí) - Bãi biển Nhật Lệ - TP Đồng Hới (Quảng Bình), nơi ngày xưa Bác Hồ từng xuống tắm, giờ mọc san sát những dãy hàng ăn nhậu. Chen trong tiếng sóng, tiếng cụng ly, tiếng nói cười,? là tiếng những em nhỏ xin được nhặt nắp chai, vỏ lon.
    Bãi biển Nhật Lệ tầm khoảng 5 giờ chiều đông nghịt người, người ta đi tắm, đi dạo biển và cơ bản là đi nhậu. Cũng tầm thời gian đó, những cậu nhóc đi nhặt nắp keng (nắp chai bia, nắp nước khoáng) bắt đầu xuất hiện. Đứa nào cũng nhỏ thó, lấm lem, vác bao tải to đùng phía sau. Chúng mon men lại từng bàn nhậu, dè dặt: ?oMấy anh ơi cho em lượm nắp keng??

    Các em phần lớn đều sinh sống tại làng chài Hải Thành. Lao động từ sớm nhưng rất nhút nhát. Khó khăn lắm tôi mới bắt chuyện được với một tốp 3 em với lời hứa: nói chuyện xong sẽ? cho tiền.

    Hai cậu lớn là Tân và Long, cùng 12 tuổi, đang học lớp 7 trường THCS Hải Thành. Cậu nhỏ Trung, em ruột Tân, nhẩm tính mãi vẫn không biết mình năm nay mình bao nhiêu tuổi, liền quay sang hỏi tôi: ?oHọc lớp 3 là mấy tuổi anh hè??. Ba cậu nhóc đen nhẻm, chỉ có hàm răng là màu trắng. Tân cho biết ba mẹ chúng đều đi biển, nghỉ hè bố mẹ nói đi lượm nắp keng vừa có thêm tiền, vừa đỡ chơi bời bậy bạ.

    Lịch làm việc của mấy cậu nhóc chia làm 2 ca: ca tối từ 18-21h, ca sáng bắt đầu từ 4 giờ sáng. Đang tuổi ăn tuổi ngủ nhưng nhóc nào cũng dậy rất sớm, bởi: ?oMình mà dậy muộn, bọn khác hắn nhặt hết??, Long ngọng nghịu giải thích.

    Bọn trẻ vanh vách ?ogiá cả thị trường?: nắp keng 3 ngàn đồng/kg, bò húc 100đ/lon, bia 300đ/lon? Một ngày quần quật, 3 đứa trẻ kiếm được chừng một kg nắp, 10 lon bò húc và 6, 7 lon bia? ước tính được 7.000đ.

    Đám trẻ đi nhặt nắp keng cũng tội, gặp phải đám khách khó tính, lại đang say xỉn, ăn chửi, ăn đánh như chơi. Các chủ quán vỉa hè còn tốt bụng, cho vào nhặt nắp, cho uống nước, rửa mặt; chứ mấy quán ?onhà lá?, quán xịn thì hiếm khi được vào.

    Đám trẻ dường như hiểu thân phận của mình nên thường nhút nhát, dè dặt, nhẹ nhàng xin và nhẹ nhàng lượm. Vậy mà không hiếm những kỷ niệm buồn: Cu Ti trong một lần chui dưới ghế nhặt nắp chai, bị vị khách nhậu, không biết vô tình hay cố ý, dẫm bẹp bàn tay đến mức phải bó bột. Đó là lý do đồ nghề của bọn trẻ giờ có thêm chiếc que khều nắp.

    Vào năm học, bọn chúng không đi nhặt nắp keng nữa. Một phần bố mẹ không cho, phần khác đám trẻ cũng muốn chuyên tâm cho việc học. Trông vậy thôi nhưng nhóc nào cũng ham học lắm, đi nhặt nắp được bao nhiêu tiền đều dành dụm tiết kiệm để mua quần áo sách vở cho năm học mới. Mùa hè đi qua, năm học mới sắp tới, con heo đất béo dần nhờ những nắp keng, đang chờ chúng đập?
    Hạnh Phúc
  6. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp bài ?o42 năm hy sinh chưa được công nhận liệt sỹ, vẫn đùn đẩy...!?: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Bình bị... phản kháng?
    KTNT - Sau loạt bài trên số 19 Kinh tế Nông thôn cuối tuần và số 26 Kinh tế nông thôn phản ánh một số cán bộ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ra các văn bản để hợp thức hoá một cách rất mâu thuẫn, kỳ quặc những quyết định của Sở nên đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt của dư luận. Người dân tiếp tục kiến nghị cấp có thẩm quyền thành lập đoàn Thanh tra liên ngành để làm rõ các sai phạm của một số cá nhân trong việc ém hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ của ông Nguyễn Trợ từ năm 1996 đến nay không được giải quyết.
    Viết tiếp bài: Hy sinh 42 năm vẫn chưa được công nhận liệt sỹ, vô cảm hay vì... cơ chế thị trường: Vẫn đùn đẩy trách nhiệm
    Sau các văn bản trả lời vô cảm, rồi ?ođánh bùn qua ao? của Sở đã bị phản ứng mãnh liệt của nguyên đơn và dư luận, ngày 14/8/2008, Phó chánh Thanh tra tỉnh Quảng Bình Nguyễn Văn Luỳnh ký Văn bản số 208/TTR trả lời nguyên đơn và công luận: Sau khi nghiên cứu nội dung đơn (khiếu tố, kiến nghị tỉnh thành lập đoàn Thanh tra) và trực tiếp làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh đã có công văn xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh đối với việc khiếu nại, nói trên.
    Hy vọng sự việc trên sớm được giải quyết, đảm bảo công bằng cho người đã hy sinh vì Tổ quốc.
    Minh Mẫn
  7. tuannhaid

    tuannhaid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2008
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội bơi, đua thuyền sông Kiến Giang mừng Tết Độc lập

    Lệ Thuỷ vốn là vùng đất anh hùng, giàu truyền thống văn hoá của tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với dòng Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, điệu Hò khoan Lệ Thủy. Ngày Quốc khánh Việt Nam hàng năm, cũng là ngày Lệ Thuỷ tổ chức Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống - Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập. Đến với Lễ hội đua thuyền năm nay, du khách sẽ có dịp hoà mình vào không khí lễ hội đặc trưng vùng sông nước, hiểu thêm về văn hoá truyền thống của người dân Lệ Thuỷ anh hùng, để thấy một chiến trường ác liệt năm xưa đang trên đà khởi sắc.
    Tương truyền, ngày xửa ngày xưa cái xứ ?onhất Đồng Nai, nhì Hai Huyện? này không được sầm uất, trù phú như bây giờ bởi thiên tai khắc nghiệt. Một đêm vị Thần Hoàng khai khẩn chiêm bao thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đến bảo:
    Muốn mưa thuận, gió hoà thì cứ mỗi dịp khai xuân nên có Lễ hội cầu đảo, đua thuyền để khai thông sông rạch. Tâm nguyện người dân sẽ được Đất Trời chứng giám mà phù hộ, độ trì.
    Từ đó hàng năm, cứ mỗi độ xuân về sông Kiến Giang lại dậy sóng trong lễ hội cầu đảo và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Lễ hội này rất ít khi gián đoạn kể cả những năm đói kém, mất mùa. Nó đã là máu thịt của người dân Lệ Thủy.
    Cách mạng Tháng Tám thành công, kỷ niệm 1 năm ngày nước Việt Nam độc lập, Lệ Thủy tổ chức Lễ hội đua thuyền đúng ngày 2/9/1946. Cũng từ đó, Lễ hội luôn được diễn ra trong ngày thiêng liêng này và nó được gọi là Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập. Tết Độc lập đã mang lại mưa thuận, gió hòa cho mảnh đất này...
    Từ năm 1946 đến nay, Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập bị gián đoạn 2 lần. Lần 1, 8 năm. Trai bơi phải gác mái chầm cầm súng lên đường đi theo cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
    Hòa bình lập lại, Kiến Giang lại dậy vang tiếng reo hò, tiếng trống, tiếng mõ trong ngày 2/9. Tiếng bom rền của máy bay Mỹ trên miền Bắc đã lần thứ 2 làm gián đoạn Lễ hội thiêng liêng này cũng 8 năm, từ năm 1965 cho đến năm 1973, khi hiệp định Paris có hiệu lực.
    Rồi từ đó đến nay, chưa năm nào dòng Kiến Giang lại không dậy sóng trong ngày Tết Độc lập, dù đã có năm, mãi đến ngày 30/8, dòng Kiến Giang vẫn trơ đáy. Nhưng kỳ diệu thay chỉ sau 2 ngày mưa, nước Kiến Giang lại đầy và tiếng trống, tiếng mõ, tiếng reo hò vọng mãi suốt dọc sông...
    Trước ngày diễn ra Lễ hội chừng nửa tháng, thôn nào, làng nào cũng náo nức chuẩn bị. Thuyền bơi luôn là vấn đề quan trọng nhất. Những chiếc thuyền bơi đủ dài cho 12 - 15 cặp bơi (từ 25 - 35 người) được đóng công phu dưới bàn tay của các nghệ nhân chân truyền.
    Những thân gỗ dài (chủ yếu là cây huỵnh) được khai thác từ rừng đại ngàn có chiều dài từ 20 - 30 m đưa về cưa xẻ theo thước tấc nghiêm ngặt và nghệ nhân bí truyền đóng ghép. Tiêu chuẩn của thuyền đua bơi phải nổi vừa trên mặt nước. Khi lao về phía trước không được chờm sóng mà phải lũi đi như một kình ngư...
    Trai bơi là thanh niên dẻo dai và dày dặn sông nước. Trai bơi xuống thuyền chỉ được ăn mỗi món cơm rang giòn để đủ độ dẻo dai theo hết đường đua.
    Mỗi hội đua thuyền thường có chừng 20 - 30 thuyền bơi của nam và 10 - 15 thuyền đua của nữ. Trai bơi bằng mái chầm, nữ đua bằng mái chèo. Đường bơi dài khoảng 25 - 30 km tùy quy định của Ban tổ chức.
    Trong ngày Lễ hội, dòng Kiến Giang như cả một rừng hoa đầy màu sắc. Hàng ngàn chiếc thuyền lớn nhỏ, căng đầy băng cờ biểu ngữ và không thuyền nào là không có vài ba chiếc trống cùng mõ gốc tre để rung lên cổ vũ cho các thuyền bơi, đua.
    Chương trình Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống 2008:
    - Chào cờ
    - Diễn văn khai mạc Lễ hội
    - Đánh trống khai hội
    - Diễu hành trên sông Kiến Giang
    - Tổ chức bơi, đua thuyền truyền thống
    - Trao giải và bế mạc buổi lễ.
    VNM
  8. tranxuancuong

    tranxuancuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu ẩm thực đặc trưng của Quảng Bình trên truyền hình






    [​IMG]Giới thiệu ẩm thực đặc trưng của Quảng Bình trên truyền hình Chuỗi phim giới thiệu ẩm thực đặc trưng của Quảng Bình, gồm 5 món ăn: cháo bánh canh, bánh bột lọc, khoai gieo, đẻn biển và bánh xèo đã chính thức được phát sóng trong chuyên mục S - Viet Nam - Hương vị cuộc sống của kênh truyền hình VTV1. Đây là một trong những hoạt động nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh Quảng Bình.

    Chuỗi phim được xây dựng theo thể thức truyền hình thực tế nên rất chân thực và sống động. Mỗi tập phim đều có người dẫn chương trình giới thiệu cụ thể. Tìm hiểu về các món ăn này, du khách sẽ thấy văn hóa ẩm thực Quảng Bình tuy giản dị nhưng khá tinh tế.


    [​IMG]Cháo bánh canh là món ăn dân dã, đặc sắc của vùng đất Quảng Bình, được làm từ hai loại nguyên liệu chính là sợi bánh canh và tôm đã bóc vỏ. Có thể thay tôm bằng cá quả hoặc sườn lợn đã cắt miếng.

    Người Quảng Bình làm bánh canh từ loại gạo thơm, dẻo và trắng tinh. Ban đầu, ngâm gạo theo đúng thời gian quy định để gạo không bị chua hoặc nát, sau đó cho gạo vào xay thành bột, lọc qua túi vải, treo lên cho khô rồi cho vào máy cán thành sợi. Đối với tôm, cá hoặc sườn lợn, sau khi ướp sẽ cho vào xào để đảm bảo miếng sườn béo ngậy, thịt mềm; tôm vẫn giữ được độ dòn và màu sắc hồng tươi; cá vẫn giữ nguyên màu, không tanh và dậy mùi thơm của gừng.

    Một tô bánh canh thơm ngon, hấp dẫn phải có nước dùng đi kèm được ninh từ tôm, xương cá hoặc xương lợn. Khi thưởng thức món bánh canh Quảng Bình, thực khách nên cho thêm một ít hành tăm (loại hành củ nhỏ, đặc trưng của dải đất miền Trung) đã được chưng với nước mắm, ớt quả và chanh để món ăn đậm đà hơn.

    [​IMG]Bánh bột lọc được làm từ bột sắn; tôm đồng đã lột vỏ, bỏ đầu; thịt ba chỉ thái sợi mỏng và mộc nhĩ. Bột sắn sau khi để lắng sẽ được lọc kỹ rồi cho vào luộc. Khi thấy lớp bột bên ngoài trong suốt, phần bên trong còn trắng thì vớt bột ra, để nguội rồi đem nhào lại cho đều, sau đó cán mỏng bột, cắt thành từng miếng nhỏ rồi nặn thành hình những chiếc tai bèo. Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, vài lát thịt ba chỉ, ít mộc nhĩ đã được ướp gia vị. Có thể nhúng bánh vào nước sôi rồi ăn ngay hoặc gói bánh bằng lá chuối rồi cho vào đồ như đồ xôi. Bánh bột lọc được ăn kèm với nước mắm và ớt.








    [​IMG]Nguyên liệu để làm món khoai gieo là khoai lang. Khoai lang ngon nổi tiếng nhất Quảng Bình là loại khoai củ to, có vị ngọt thanh, được trồng trong đất cát tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.

    Để có món khoai gieo thơm ngon, ban đầu, khoai lang mới rỡ trên cát được phơi nắng để cho vỏ củ khoai săn lại, sau đó đem ủ kín vài ngày để tinh bột trong khoai chuyển thành đường. Sau khi ủ, cho khoai vào luộc chín, vớt ra để nguội rồi xắt lát mỏng, sau đó đem phơi nắng cho đến khi khoai cứng lại là được.








    Đẻn biển
    là một loài rắn biển có đầu và thân nhỏ, đuôi dẹt, mình vằn da nhám, dài từ 1 đến 2m, được chia thành nhiều loại như: đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai…

    [​IMG]Đẻn biển có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, đẻn nướng cuốn lá lốt, đẻn hầm thuốc bắc… Trong số đó, hai món được khách du lịch rất ưa chuộng khi đến Quảng Bình là: tiết đẻn và chả đẻn.

    Tiết đẻn pha với rượu rồi uống ngay sẽ giúp giảm mệt nhọc, ăn ngủ tốt và chữa bệnh nhức xương, đau lưng. Chả đẻn được làm từ thịt của đẻn biển. Những con đẻn biển sau khi lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng sẽ được băm nhuyễn cùng gia vị rồi làm thành những chiếc chả nhỏ để rán. Món chả đẻn có hương vị rất riêng, khác hẳn với các món chả khác.





    [​IMG]Bánh xèo được làm từ gạo đỏ. Gạo sau khi ngâm sẽ xay cùng với nước rồi được bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào. Sau đó, múc từng muôi bột cho vào khuôn tráng bánh đã được lót một lớp mỡ ở dưới đáy. Khuôn tráng có kích thước to hơn chiếc bát ăn cơm một chút, đáy bằng, thành mỏng và cao khoảng 1,5cm. Khi tráng bánh, lửa phải to, đều thì bánh mới nở và có hoa văn.

    Món bánh xèo thường ăn kèm với chuối sứ cắt lát mỏng ướp gia vị, tỏi, ớt; nộm giá đậu đỏ; rau sống; bánh đa cuốn và nước chấm.

    Với những cảnh quay ấn tượng, chuỗi phim giúp khán giả truyền hình hiểu thêm về những món ăn tuy rất đời thường nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo của người dân Quảng Bình đã trở thành những món đặc sản, món quà quý cho du khách khi đến với vùng đất này.


    Nguồn: quangbinhtravel.vn

Chia sẻ trang này