1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin quân sự Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 18/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga chính thức cắt đứt các mối quan hệ quân sự với NATO

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã ra quyết định tạm thời ngừng tất cả các quan hệ hợp tác quân sự Nga-NATO trước khi một quyết định chính trị được đưa ra, phái viên của Nga tại NATO hôm 21/8 cho biết.
    Và NATO đã được thông báo về quyết định chính thức nói trên của Nga.

    Đại sứ Rogozin hôm 22/8 sẽ trở về Moscow để thảo luận với giới lãnh đạo Nga về sự hợp tác của nước này với liên minh quân sự NATO.
    "Tôi cho rằng tất cả những quyết định quan trọng về mối quan hệ hợp tác giữa Nga và NATO sẽ được đưa ra trong các cuộc thảo luận lần này," ông Rogozin nói.
    Động thái trên của Moscow được đưa ra sau khi khối liên minh quân sự gồm 26 thành viên đã quyết định đóng băng các mối quan hệ với Nga hôm 19/8 nếu như Moscow không ngay lập tức rút quân ra khỏi tỉnh ly khai Nam Ossetia
  2. huonglx

    huonglx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Hải quân Nga-NATO đối đầu trên Biển Đen
    Ngày 24/8, tàu khu trục mang tên lửa hành trình của Mỹ USS McFaul đã đến Biển Đen, thả neo ở ngoài khơi cảng Batumi của Gruzia. Hãng tin Pháp AFP cho biết đây là một trong 3 tàu chiến của Mỹ được phái đến Biển Đen mang theo hàng cứu trợ nhân đạo cho Gruzia.
    Hai tàu chiến khác của Mỹ trong đó có một tàu tuần dương đang trên đường đến Biển Đen.
    Do tàu khu trục USS McFaul quá lớn không thể cập cảng được, việc chuyển tải hàng hóa từ tàu này vào đất liền sẽ được các tàu nhỏ hơn sang mạn từ ngoài khơi. Tàu USS McFaul rời Vịnh Souda của Hy Lạp hồi đầu tuần qua.
    Phía Mỹ cho biết tàu quân sự này đến Biển Đen có nhiệm vụ phân phát hàng ngàn chăn, thực phẩm và đồ cho trẻ sơ sinh cho Gruzia. Chiều 24/8, trên cảng Batumi một lễ đón tàu USS McFaul được tổ chức trọng thể.Tàu khu trục USS McFaul dài 154m trọng tải 8.300 tấn được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và Harpoon, ngư lôi MK 46, vận tốc tối đa 30 hải lý/giờ.
    Hãng tin Nga, Ria-Novosti cho biết, ngoài 3 chiếc tàu chiến Mỹ nói trên, NATO còn phái thêm 3 tàu quân sự khác của các nước thành viên NATO. Ba Lan phái đến Biển Đen tàu ORP Tướng Pulaski. Đức và Tây Ban Nha mỗi nước cũng đưa một tàu chiến vào Biển Đen. Ria-Novosti dẫn nguồn tin hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, số lượng tàu quân sự NATO đến Biển Đen lần này ít nhất là 7 tàu.
    Trong khi đó, phía Nga vẫn tiếp tục cho hạm đội Biển Đen của mình duy trì các hoạt động trên Biển Đen nhằm đảm bảo an ninh hàng hải cho nước cộng hòa tự xưng Abkhazia đang đòi ly khai khỏi Gruzia.
    Sau cuộc chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia xung quanh Nam Ossetia, quan hệ giữa Nga và NATO trở nên căng thẳng. Việc các tàu chiến NATO đồng loạt được triển khai ở Biển Đen khiến cho tình hình khu vực này trở nên cực kỳ căng thẳng.
    Sự đối đầu hải quân giữa Nga và NATO trên Biển Đen đang đẩy tình hình đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu. Phía Nga nghi ngờ rằng các tàu quân sự NATO vào Biển Đen lấy cớ là mang hàng viện trợ nhân đạo cho Gruzia nhưng thực chất là để cung cấp vũ khí cho Gruzia và duy trì hiện diện lâu dài ở khu vực này.
    Ria-Novosti cho biết: Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Phó Tổng tham mưu trưởng, Đại tướng Anatoly Nogovitsyn nói trong một cuộc họp báo rằng tình hình ở Biển Đen đang leo thang. Ông xác nhận việc NATO đang tăng cường sự có mặt của hải quân trong khu vực.
    Tướng Nogovitsyn đặt câu hỏi tàu chiến NATO vào Biển Đen làm gì? Chiến tranh Nam Ossetia đã kết thúc, quân đội Nga và Gruzia đã rút quân tình hình đó có cần thiết phải có các tàu chiến NATO vào Biển Đen hay không? Đại tướng Nogovitsyn cho biết phía Nga sẽ có hành động đáp trả ngay tức khắc nếu các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga bị khiêu khích.
  3. huonglx

    huonglx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Nga Putin hôm qua đã lên án Mỹ không có khả năng ngăn Gruzia tấn công Nam Ossetia và điều này đã gây hại đến mối quan hệ song phương Nga - Mỹ.
    ?oĐiều này (sự bất lực), dĩ nhiên đã gây hại đến mối quan hệ của chúng ta, trước tiên là giữa hai chính phủ?, Thủ tướng Putin phát biểu trong buổi phỏng vấn với đài truyền hình CNN.
    Ngày 8/8 Tbilisi đã tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào Nam Ossetia, nhằm giành lại sự kiểm soát đối với vùng ly khai này. Ít nhất 64 lính gìn giữ hoà bình của Nga tại đây và hàng trăm dân thường Nam Ossetia đã thiệt mạng, cùng với hàng ngàn người buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
    Thủ tướng Putin cho biết Nga đã hi vọng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột Gruzia - Nam Ossetia và ngăn không cho Gruzia tấn công Nam Ossetia.
    ?oChúng tôi đã hi vọng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột và ngăn các hành động hiếu chiến của lãnh đạo Gruzia?, ông Putin nói.
    Tuy nhiên, ?oChính quyền Mỹ không những không ngăn được lãnh đạo Gruzia thực hiện hành động tội ác mà phía Mỹ, trên thực tế, còn huấn luyện và trang bị cho quân đội Gruzia?.
    7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới hôm thứ ba vừa qua đã lên án quyết định công nhận sự độc lập của hai vùng ly khai thuộc Nga, và kêu gọi Mátxcơva rút quân khỏi Gruzia. ?oChúng tôi, các ngoại trưởng Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ và Anh, lên án hành động của thành viên nhóm G8 của chúng tôi?, nhóm G7 ra tuyên bố chung.
    Trong khi đó, cựu Tổng thống Nga Putin cho biết Nga không có ý định ?ongoảnh mắt làm ngơ? trước việc công dân của họ bị giết hại chỉ vì là thành viên của G8.
    Nói về mối quan hệ với phương Tây, ông Putin cho biết Nga sẽ không dùng năng lượng để đạt được mục đích của mình, bởi Nga cũng phụ thuộc vào sự ổn định của nguồn dầu khí.
    Tuy nhiên, ông Putin cho biết Nga đã cấm cửa 19 nhà xuất khẩu gia cầm của Mỹ vào nước này, do họ không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và y tế. Ngoài ra, 29 công ty khác cũng đã được cảnh báo ?onâng cao tiêu chuẩn nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm?.
    Tổ chức hợp tác Thượng Hải ủng hộ Nga
    Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) - gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan - hôm qua đã khai mạc tại thủ đô Dushanbe, Tajikistan với sự tham gia của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và các lãnh đạo Trung Á.
    Tại hội nghị thường niên, Trung Quốc và các nước thành viên của SCO đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các hành động của Nga tại Gruzia và Nam Ossetia sau cuộc xung đột gần đây.
    Một tuyên bố chung của SCO đưa ra ngày 28/8 viết: ?oLãnh đạo các nước thành viên của SCO hoan nghênh việc ký kết thoả thuận gồm 6 điểm nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Nam Ossetia và ủng hộ vai trò tích cực của Nga trong việc thúc đẩy hoà bình và hợp tác trong khu vực?.
    6 nhà lãnh đạo trong SCO cũng kêu gọi đối thoại hoà bình để giải quyết những căng thẳng đang gia tăng.
    Đại sứ Belarus tại Mátxcơva ngày 28/8 cho hay, Belarus sẽ công nhận độc lập của Abkhazia và South Ossetia trong 1 hoặc 2 ngày tới. Nếu điều đó xảy ra, Belarus sẽ là quốc gia đầu tiên sau Nga công nhận độc lập của 2 vùng đất ly khai của Gruzia.
    ?oCác thành viên của SCO rất lo ngại về những căng thẳng liên quan tới Nam Ossetia và kêu gọi tất cả các bên giải quyết một cách hoà bình những vấn đề tồn tại thông qua đối thoại?, tuyên bố chung của SCO viết.
    Tổ chức hợp tác Thượng Hải, được thành lập năm 2001 như một đối trọng với ảnh hưởng với NATO. SCO bao gồm các thành viên Nga, Trung Quốc và 4 quốc gia Trung Á.
    Hội nghị thượng đỉnh của SCO diễn ra chỉ một ngày sau khi ngoại trưởng các nước Canada, Đức, Italy, Mỹ và Anh đưa ra một tuyên bố chung lên án sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ở Gruzia và sự công nhận của Mátxcơva đối với 2 khu vực ly khai.
    Phan Anh - VTH
    Theo Ria Novost
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Quân đội Nga đã sẵn sàng rút quân khỏi Gruzia

    Binh lính Nga đã chuẩn bị sẵn sàng để bắt đầu rút quân khỏi Gruzia khi Moscow tuyên bố sẽ đẩy mạnh quốc phòng sau khi diễn ra cuộc chiến dữ dội hồi tháng trước và chuyển sang cuộc chiến ngoại giao với Ukraine.

    Khi binh lính đã sẵn sàng di chuyển tới hai nước cộng hòa li khai Nam Ossetia và Abkhazia, Thủ tướng Vladimir Putin hôm 12-9-2008 bác bỏ những luận điệu cáo buộc của phương Tây rằng sự can thiệp của quân đội vào Gruzia như một phần tham vọng "toàn quyền?.
    ?oChúng tôi không và sẽ không có bất kì tham vọng toàn quyền nào mà ai đó đã cáo buộc chúng tôi. Chính Nga đã khởi xướng ra sự chấm dứt của Liên Xô cũ. Chính vì vậy, chúng tôi không có ý định xâm phạm chủ quyền của các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Dù ai có nói gì đi nữa thì chúng tôi cũng không bao giờ có tham vọng quyền lực ở các quốc gia này," Thủ tướng Putin cho biết tại phía Nam khu nghỉ mát Sochi.
    Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy lực lượng bộ binh Nga đang rút quân theo đúng những cam kết do Tổng thống Dmitry Medvedev đưa ra hôm thứ Hai sau khi ông gặp một phái đoàn ngoại giao EU tại Moscow.
    Binh lính đang chuẩn bị rời ít nhất tại 3 vị trí mà họ đề cập trong thỏa thuận, một vị trí gần cảng Poti và hai khu vực khác gần Senaki ?" nơi có căn cứ không quân chiến lược bị Nga đánh bom trong khi diễn ra cuộc xung đột từ ngày 8 đến 12/8.
    ?oChúng tôi muốn rút quân càng sớm càng tốt... Chúng tôi chỉ chờ lệnh rút quân,? một binh sĩ Nga nói với hãng tin AFP tại một chốt kiểm tra tại lối vào cảng Poti - một căn cứ hải quân quan trọng cũng từng bị máy bay chiến đấu Nga oanh tạc.
    Trong khi Nga đang rút binh lính khỏi hầu hết khu vực thuộc Gruzia, thì họ vẫn duy trì binh lính tại hai nước cộng hòa li khai ?" tâm điểm của cuộc xung đột dữ dội nổ ra tháng trước.
    Tổng thống Medvedev khẳng định, cuộc tấn công của Gruzia vào Nam Ossetia hôm 07/8 đồng nghĩa với việc Nga sẽ phải tính đến kế hoạch tái trang bị cho quân đội của họ.
    ?oChúng tôi cần tập trung vào vấn đề tái trang bị cho quân đội. Không còn nghi ngờ gì nữa, quyết định này là hệ quả của cuộc xung đột tại Capcazơ, sự gây hấn của Gruzia,? ông Medvedev khẳng định.
    Căng thẳng quốc tế lại bùng lên khi hôm qua (11/9) Nga cáo buộc chính phủ thân phương Tây của Ukraine - một đồng minh quan trọng của Gruzia - dùng chính sách ?ođối địch? về cuộc chiến này và vi phạm quyền của người dân cư trú nói tiếng Nga.
    ?oGần đây, chính quyền Ukraine đã theo đuổi chính sách ?ođối địch? với Nga. Chính sách chính thức của Kiev có thể làm cho quan hệ song phương tồi tệ hơn và khiến Nga lo ngại thực sự,? thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
    Cho đến ngày 01/10, Nga và Ukraine phải quyết định liệu họ có nên mở rộng Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác song phương được kí kết vào tháng 5/1997 hay không.
    Trong khi đó, Gruzia cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận ngừng bắn kí kết hôm 12/8. Tbilisi cho rằng, một sĩ quan cảnh sát Gruzia đã bị bắn chết tại một chốt kiểm tra của Nga. Tuy nhiên, Nga bác bỏ cáo buộc này.
    Washington khẳng định, quyết định duy trì 7.600 binh lính tại Abkhazia và Nam Ossetia là vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
    Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ, Condoleezza Rice, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng bảo vệ quyết định của Nga trong việc duy trì binh lính tại hai nước cộng hòa li khai.
    Ông Lavrov cũng tái khẳng định rằng, các nhà quan sát EU sẽ được độc quyền đồn trú tại các khu vực gần kề Abkhazia và Nam Ossetia, để ngăn chặn cuộc xâm lược mới từ Tbilisi. Liên minh châu Âu sẽ hành động với tư cách là người bảo lãnh - không sử dụng vũ lực chống lại Tskhinvali và Sukhumi.
    Medvedev đã nhất trí rút tất cả binh lính ra khỏi vùng đệm bao quanh các khu vực này trong vòng 10 ngày. Liên minh châu Âu muốn các giám sát viên sẽ được phép vào bên trong Abkhazia và Nam Ossetia, nhưng Nga bác bỏ quan điểm này.
    Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm 11/9 cho biết, Liên hợp quốc đang cân nhắc việc gửi một "phái đòan tìm hiểu sự thực" tới Gruzia và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc hội đàm quốc tế về vấn đề Abkhazia và Nam Ossetia.
    Ông cũng bác bỏ khẳng định rằng, những lời lẽ khó nghe giữa Washington và Moscow cho thấy sự quay trở lại của cuộc Chiến tranh Lạnh bất chấp căng thẳng giữa hai quốc gia này đang leo thang.
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    "Tiếng Pháp làm kéo dài xung đột Nga - Gruzia"
    Báo Anh Telegraph ngày Thứ Hai 8 tháng 9 có bài viết dưới tít: ?oTiếng Pháp tồi làm cho cuộc xung đột Nga-Gruzia bị kéo dài? (Bad French prolongs Russia-Georgia conflict) của phóng viên từ Paris.
    Thỏa thuận đạt được giữa EU với Nga hồi tháng Tám có một nội dung quan trọng là lập một ?ovùng đệm? (buffer zones) giữa Nga với hai vùng ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia.
    Người môi giới thay mặt EU trong cuộc đàm phán với Nga là Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, vì hiện nay Pháp là chủ tịch luân phiên của EU. Nhưng sách lược ngoại giao ban đầu của EU bị thất bại thảm hại vì Nga chưa rút quân ra khỏi phần đất quan trọng của Gruzia.
    Cuối tuần trước Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Kouchner nói tại hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao EU rằng hiệp định ngừng bắn được thảo bằng tiếng Pháp, sau đó lần lượt dịch ra tiếng Anh rồi tiếng Nga. Khi được hỏi xung quanh chuyện vùng đệm có vấn đề gì không, ông Kouchner trả lời: ?oNhư mọi khi, vẫn là chuyện phiên dịch ấy mà?.
    Giờ đây người ta phát hiện một trong các nguyên nhân kéo dài cuộc xung đột nói trên là một đoạn trong bản dịch tiếng Nga của hiệp định viết là lập lại an ninh ?ocho? (?ofor?) Nam Ossetia và Abkhazia; trong khi bản tiếng Anh lại viết là (lập lại) an ninh ?otại? (?oin?) hai vùng đó.
    Sự khác biệt này rất quan trọng, vì Nga vẫn tiếp tục đóng quân ?otại? lãnh thổ Gruzia, còn cộng đồng quốc tế thì hy vọng là an ninh ?ocho? Nam Ossetia và Abkhazia được khôi phục bằng việc quân đội Nga không ở lại trên đất Gruzia nữa.
    Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhận xét cách dùng từ của hiệp định làm cho người ta nghĩ rằng Nga là kẻ xâm lược. Theo ông, sự lĩnh hội của Gruzia ?ohoàn toàn xuyên tạc nguyên ý?, kể cả việc đổi giới từ ?ocho? thành ?otại?.
    Xưa nay người Pháp đều nghĩ rằng tiếng Pháp là một ngôn ngữ thông dụng được toàn thế giới sử dụng và hiểu. Màn hài kịch vừa rồi đã tác động mạnh đến họ.
    Từ lâu tiếng Pháp đã được thay bằng tiếng Anh như một ngôn ngữ ngoại giao. Tuần trước Bộ trưởng Bộ giáo dục Pháp Xavier Darcos thừa nhận ?oBí quyết thành công? của giới trẻ Pháp hiện nay là biết nói tiếng Anh.
    (Theo Tuan Vietnam)
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga tăng 27% ngân sách quốc phòng năm 2009
    Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thủ tướng Vladimir Putin hôm 16-9 cho biết, ngân sách quốc phòng của Nga sẽ tăng 27% trong năm 2009.
    ?oGần 2.400 tỷ rúp (94,12 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho các nhu cầu về quốc phòng và an ninh trong năm 2009?, Interfax dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Putin.
    Sau cuộc chiến với Gruzia hồi tháng trước, cả Tổng thống Dmitry Medvedev và Thủ tướng Putin đều cho rằng, chiến dịch quân sự vừa qua cho thấy rằng các lực lượng vũ trang của Nga cần một sự hiện đại hóa quy mô lớn về vũ khí hạng nặng.
    Tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng của ông Putin được đưa ra vào thời điểm các thị trường chứng khoán Nga xuống mức thấm nhất trong vòng hai năm qua do bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của thị trường quốc tế và những lo ngại trong nước một phần vì cuộc chiến ở Gruzia. Sáng 16-9 cả hai chỉ số RTS và MICEX của Nga đã sụt giảm lần lượt là 11,47% và 17,45%.
    Tuy nhiên, Thủ tướng Putin khẳng định, nền kinh tế Nga đủ mạnh để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Thị trường tài chính thế giới đã bị chao đảo xuất phát từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất ở Mỹ và sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers.
    ?oHoàn toàn có thể khẳng định rằng các mạng lưới an toàn được triển khai trong nền kinh tế Nga trong mấy năm gần đây sẽ hoạt động có hiệu quả. Nga đang nghiên cứu về khả năng sử dụng các công cụ lâu dài của Ngân hàng Trung ương?, ông Putin nói trong cuộc gặp với Tổng thống Azerbaijan hôm 16-9.
    Ông Putin cũng cho biết, Bộ Tài chính Nga đã bơm 150 tỷ rúp (6 tỷ USD) vào thị trường tài chính trong nước trong khi Ngân hàng Trung ương cũng đã chi 325 tỷ rúp (13 tỷ USD) mua lại các tài sản được đem bán đấu giá.
    Dự kiến, Bộ Tài chính Nga hôm 17-9 sẽ bơm thêm khoảng 14 tỷ USD nhằm đảo bảo sự ổn định của thị trường tài chính.
    Thủ tướng Putin khẳng đinh, cuộc khủng hoảng toàn cầu đương nhiên có ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga do nền kinh tế nước này là một phần của nền kinh tế toàn cầu, song nhấn mạnh rằng nền kinh tế Nga sẽ trụ vững. Đầu tuần này, Tổng thống Medvedev cũng tuyên bố, thị trường tài chính Nga không gặp nguy hiểm và đề nghị chính phủ tăng cường khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
  7. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga phóng thành công tên lửa Bulava từ tàu ngầm

    Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng (BQP) Nga cho hay, hôm thứ Năm (18/9), hải quân nước này đã bắn thử thành công một quả tên lửa đạn đạo Bulava từ dưới mặt biển.

    Phát ngôn viên BQP xác nhận, tên lửa đã nhằm trúng mục tiêu được đặt trên các bãi thử nghiệm ở Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga.
    Tên lửa Bulava, thiết kế bởi Viện công nghệ Nhiệt học Moscow, được trang bị trên các tàu ngầm năng lượng hạt nhân lớp Borey Project 955. Những chiếc tàu ngầm Borey thế hệ 4 mang tên lửa Bulava sẽ trở thành nòng cốt trong hạm đội tàu ngầm chiến lược tân tiến của quân đội Nga.
    Chiếc đầu tiên trong seri này là Yury Dolgoruky, được sản xuất tại nhà máy Sevmash ở miền bắc vùng Arkhangelsk, và sẽ sớm gia nhập Hải quân Nga. Yury Dolgoruky được trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo Bulava (SS-NX-30 theo cách gọi của NATO) - mỗi quả mang tối đa 10 đầu đạn hạt nhân và đạt tầm phóng 8.000km (5.000 dặm).
    Hai chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borey khác là Alexander Nevsky and the Vladimir Monomakh hiện cũng đang trong quá trình sản xuất tại nhà máy Sevmash.


  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    ?oDùi cui? ?" Tu-160 lập 2 kỷ lục trên hành trình Nga-Venezuela

    Ông Alexander Anfinogentov, Phó Tư lệnh Không quân Nga tiết lộ, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga đã lập 2 kỷ lục trong thời gian bay từ căn cứ không quân Engels đến Venezuela và ngược lại.

    Ông nói: ?oLần đầu tiên, chuyến bay của Tu-160 kéo dài hơn 15 tiếng đồng hồ và cũng là lần đầu tiên trên hành trình bay, việc tiếp nhiên liệu được thực hiện tại không phận Anh, nơi máy bay đã tiếp nhận 25 tấn nhiên liệu lên khoang?.
    Hai máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa của Không quân Nga Alexandr Molodchi và Vasili Senko đã hoàn tất chuyến bay vào lúc 01:16 (giờ Moscow) hôm thứ Sáu (19/9) theo kế hoạch tuần tra trên không tại các khu vực xa xôi và đã quay trở về nhà căn cứ của mình tại Nga.
    Các chuyên gia cho rằng, những chuyến bay của Tu-160 cùng với việc di chuyển hàng loạt các tàu chiến của Nga đến Venezuela tham gia tập trận có lẽ là sự cảnh báo vừa đủ đối với Mỹ để nước này suy nghĩ cho kỹ về cái giá có thể phải trả cho những toan tính của mình.
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga sẽ chỉ còn một triệu quân nhân
    Quân đội Nga sẽ chỉ còn 850.000 binh lính và 150.000 sĩ quan vào năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov hôm 14/10 thông báo.
    Ông Serdyukov nói: ?oTới năm 2012, chúng ta sẽ có một triệu quân nhân chuyên nghiệp, trong đó sĩ quan chiếm 15% tổng số người?.
    Cũng trong ngày 14-10, ông Serdyukov tuyên bố sẽ tinh giảm khoảng 200 vị tướng từ 1.100 người hiện tại. Đồng thời, lượng quân nhân đang làm việc tại các trung tâm chỉ huy sẽ giảm 60%, từ 22.000 người xuống 8.500 người.
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống phòng không Nga vượt xa Mỹ
    DefPro đưa tin: Trung tâm phân tích Australia (APA) đã công bố một nghiên cứu mới nhất trong đó có so sánh khả năng các phương tiện phòng không của Nga và hàng không chiến đấu của Mỹ.
    Theo đánh giá của các chuyên gia, hệ thống vô tuyến định vị tối tân và những tổ hợp tên lửa phòng không của Nga có thể loại trừ khả năng sống sót của máy bay thuộc Lực lượng Không quân Mỹ nếu xung đột quân sự xảy ra.
    Theo nghiên cứu này, không chỉ những máy bay chiến đấu F-15, F-16 và F/A -18 của Mỹ không có khả năng chống lại hệ thống phòng không của Nga mà thậm chí máy bay chiến đấu đa mục tiêu tương lai thế hệ 5 Joint Strike Fighter cũng như F-35 Lightning II nổi tiếng của Mỹ cũng vậy. Còn để có được khả năng vượt trội như hàng không Mỹ vào thời kỳ kết thúc chiến tranh lạnh thì Lầu Năm Góc phải đưa vào sử dụng ít nhất 400 máy bay F-22 Raptor nữa. Còn nếu không, hàng không Mỹ cuối cùng sẽ bị mất khả năng ưu việt chiến lược của mình trước hệ thống phòng không Nga.
    Các chuyên gia phân tích cho rằng, điều này có thể còn ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ trên thế giới. Các quốc gia như Trung Quốc, Iran và Venezuela tỏ ra thích vũ khí Nga hơn và sẽ hiểu rõ rằng Mỹ sẽ không thể đụng độ quân sự công khai với họ vì Mỹ nhận thức rõ hậu quả là quân đội sẽ mất hàng trăm máy bay chiến đấu và phi công.
    Nguồn tin trên cũng cho hay, một tháng trước, chuyên gia của APA, tiến sĩ Carlo Copp ?" người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị - đã so sánh khả năng của những hệ thống tên lửa phòng không tối tân của Nga và máy bay F-35 của Mỹ. Tiến sĩ Copp đưa ra kết luận, đối với hệ thống phòng không Nga, F-35 là mục tiêu hạng nhẹ. Công ty sản xuất F-35 Lockheed Martin đã không công khai bác bỏ tuyên bố của chuyên gia Australia.
    Các chuyên gia nghiên cứu của APA cũng đưa ra kết luận, từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, các kỹ sư của Nga đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc hiện đại hóa các phương tiện của hệ thống phòng không. Ngoài ra, các nhà khoa học Nga có có khả năng phân tích tiềm năng của kẻ thù nhờ vào các cuộc xung đột vũ trang tại Iraq năm 1991 và Serbia năm 1999.
    Nếu so sánh khả năng của hệ thống phòng không tối tân và máy bay, các chuyên gia cũng cho rằng, hiện trên thế giới không có hệ thống nào sánh được với tổ hợp tên lửa S-400 Triumf của Nga. Đồng thời, nó còn vượt xa Patriot của Mỹ.
    Các chuyên gia nhận định, hiện nay chỉ có thể coi F-22 Raptor là máy bay chiến đấu đa mục tiêu được tín nhiệm nhất của Không quân Mỹ. Phiên bản xuất khẩu của F-35 chưa bao giờ có khả năng cạnh tranh với F-22. Vì vậy, nếu chính quyền mới của Nhà Trắng thông qua quyết định ngừng sản xuất F-22 thì họ đã mắc một sai lầm chiến lược.

Chia sẻ trang này