1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin quân sự Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 18/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Trực thăng cứu hộ Moskva
    [​IMG]
    Trên bầu trời thủ đô Moskva mỗi ngày đều có một đội trực thăng cứu hộ trực chiến thuộc Bộ Các tình trạng khẩn cấp. Do đặc điểm riêng biệt, đơn vị "cấp cứu trên không" này có thể nhanh chóng tiếp cận được nạn nhân tại bất cứ địa điểm tai nạn nào của Moskva trong vòng tối đa 15 phút
    Những đặc điểm và kỹ năng cơ bản
    Chờ đợi và khẩn trương xuất phát - đó là những thử thách tâm lý mà các nhân viên cứu hộ đường không Moskva phải đối đầu mỗi ngày.
    Điểm ưu việt của đơn vị cấp cứu đường không Moskva thể hiện trước hết ở khả năng cơ động nhanh và không bị tắc đường. Một chiếc trực thăng cứu hộ BO-105 có thể tới được địa điểm cần thiết chỉ trong vòng 15 phút: hai phút chờ nhận lệnh bay, một phút chất dụng cụ lên máy bay và khởi động động cơ, trong khi 12 phút còn lại là quãng thời gian để bay tới bất cứ địa điểm nào ở Moskva từ căn cứ của họ tại Vykhin.
    Mỗi đội bay - gồm có 2 phi công và 1 bác sĩ o trung bình trong một ngày trực phải thực hiện từ 4 đến 5 chuyến bay. Đó là chưa kể đến những ngày cao điểm, tín hiệu cấp cứu được chuyển tới liên tục, khiến trực thăng phải liên tục hạ cánh, đón nạn nhân, chở tới bệnh viện và rồi lại cất cánh ngay để cứu hộ một nạn nhân khác.
    Thành viên của đội trực thăng cứu hộ thường xuyên phải đương đầu với các trường hợp bị thương rất nặng, và đôi khi để bảo vệ mạng sống của họ, chỉ huy đội bay đã phải ra quyết định hạ cánh ngay cửa phòng cấp cứu. Một trong những vụ ''''vận dụng'''' mới nhất gần đây đã giúp cứu sống một cô bé 5 tuổi bị chấn thương sọ não trong một tai nạn giao thông.
    Khi nhận được tín hiệu cất cánh, chiếc trực thăng sẽ bốc nhanh lên trời và hướng tới khu vực đã định. Căn cứ theo một số điểm mốc đã quen thuộc từ trên cao, phi công cần phải xác định được phương hướng và địa chỉ cần tới: Tất cả chỉ nhờ vào tấm bản đồ thành phố và kiến thức của bản thân về địa hình trong khu vực. Những vật cản chính đối với đơn vị cứu hộ trên không này là vô số những đường dây chằng chịt và những tòa nhà cao không có những tín hiệu nhận biết rõ ràng. Những chuyến bay đêm trong thành phố cực kỳ nguy hiểm, và đó cũng là lý do khiến một ngày làm việc của đội cứu hộ cũng kết thúc cùng với lúc màn đêm buông xuống. Hiện phần lớn số phi công trong đội bay (tổng cộng 29 người) đều từng trải qua những năm tháng chiến đấu ác liệt trên bầu trời Afghanistan, tại các điểm nóng ở châu Phi và cuối cùng là tại Tresnia.
    Những nhiệm vụ đặc biệt
    Phi đội cứu hộ đường không được bố trí tại sân bay Giukov ở ngoại ô Moskva. Thành phần trang bị bao gồm có 3 chiếc trực thăng BO-105, một chiếc BK-117, một chiếc MI-8 và một chiếc MI-26. Cứ mỗi sáng, vào lúc 11 giờ, chiếc máy bay làm nhiệm vụ trực sẽ cất cánh tới đậu tại Vykhin, một bãi đỗ được bố trí ngay sát bệnh viện thành phố.
    Nếu tại bất kỳ một khu vực nào đó của nước Nga có xảy ra tình trạng bất thường tầm cỡ liên bang, cần có sự tham gia của trực thăng cứu hộ, chậm nhất là 11 giờ 20 phút, tất cả các phi công phải tới được sân bay Giukov. Tại đó, một chiếc IL-76 sẽ chở toàn đội cùng với 2 chiếc trực thăng tới khu vực cần đến. Lĩnh vực hoạt động chính của họ vẫn là công tác tìm kiếm cứu hộ, đưa các nhân viên cứu hộ tới nơi xảy ra thảm họa và sau đó chuyển các nạn nhân bị thương nặng tới bệnh viện. Nhưng không phải bất cứ chuyến cất cánh nào của phi đội cũng giúp bảo đảm được hiệu quả cho chiến dịch cứu hộ. ''''Cũng có nhiều trường hợp khi bay được tới nơi xảy ra thảm họa, các điều kiện khí hậu và địa hình thay đổi đột ngột khiến máy bay không thể hạ cánh".
    Các nhân viên đội trực thăng cứu hộ của Moskva từng thực hiện các chuyến bay tới khu vực xảy ra thảm họa băng trôi Karmadon, chở các đội cứu hộ và nạn nhân trong thời gian lũ lụt tại Lensk, Iakutsk và Krasnodar. Họ cũng tham gia tìm kiếm chiếc trực thăng bị rơi tại Kamchatka.
    Trên khoang chiếc trực thăng BK-117 được lắp đặt một thiết bị đặc biệt - máy dò nhiệt hoạt động trong dải hồng ngoại, có khả năng nhận biết trên mặt đất đối tượng cần tìm, hỗ trợ cho công tác cứu hộ được quan sát bằng mắt thường từ trên máy bay.
    Mỗi khi tìm ra đối tượng, hoạt động cứu hộ trực tiếp mới bắt đầu. Cũng có những trường hợp máy bay không thể hạ cánh, trong khi nạn nhân bị thương nặng không thể tự di chuyển. Khi đó, nhân viên cứu hộ sẽ xuống đất qua một thang dây, sau đó nạn nhân được kéo lên bằng một chiếc giỏ đặc biệt. Còn nếu phi công có thể hạ cánh, nhiệm vụ đầu tiên là bác sĩ phải sơ cứu cho nạn nhân ngay tại chỗ. Trong khi bác sĩ làm việc, một thành viên khác của đội bay cũng phải nhảy xuống cảnh giới khu vực xung quanh, không cho ai lại gần cánh quạt đang quay đề phòng nguy hiểm.
    Để phục vụ công tác vận chuyển từ 1 đến 2 nạn nhân, người ta thường dùng các loại máy bay BO-105, BK- 117 và KA-32. Kích thước trong khoang của những loại này không cho phép chở nhiều người hơn, nhưng trang bị y tế cho cấp cứu được cung cấp đầy đủ. Trên khoang của những máy bay này có các thiết bị thở nhân tạo, trang bị đo điện tim, điện não, thiết bị hút dịch lỏng từ các cơ quan bị tổn thương v.v... Còn để vận chuyển các nhóm cứu hộ lớn với nhiều thiết bị hàng hóa hay một số lớn nạn nhân, các trực thăng MI-8 và MI-26 sẽ được sử dụng. Chiếc MI-8 có thể chở tới 32 hành khách, trong khi MI-26 chở được 20 tấn hàng hóa. Các trực thăng hạng nặng này đôi khi còn được dùng để dập tắt các đám cháy. Ví dụ như chiếc MI-8 được trang bị một bể lớn có thể chứa tới 3 tấn nước
  2. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi
    Hải quân Nga hiện có trong trang bị số lượng không nhiều loại tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi do nhà máy đóng tàu Y-an-ta thuộc thành phố Ca-li-nin-grát (Nga) chế tạo. Đây là loại tàu chiến đấu hiện đại, được phát triển trên cơ sở cải tiến về thiết kế của tàu phri-ghết lớp Kri-vác. Sự ra đời của tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi nhằm để thay thế các tàu thế hệ cũ và để xuất khẩu.
    Cùng loại với tàu Niu-xtra-si-mi còn có tàu Y-a-ra-xláp Mu-đri được hạ thủy vào năm 1991 và tàu Tu-man hạ thủy năm 1993. Trong giai đoạn 1969 đến 1993, hải quân Liên Xô trước đây đã biên chế 24 chiếc tàu lớp Kri-vác. Vì lý do khó khăn về ngân sách, hải quân Nga không thể thay thế hết các tàu lớp Kri-vác bằng tàu thế hệ mới Niu-xtra-si-mi. Tuy vậy, sự "chung sống" giữa các tàu phri-ghết trong hệ thống trang bị vẫn không làm cho lực lượng hải quân yếu đi, trái lại nó còn bổ trợ lẫn nhau một cách rất tích cực trong thực thi nhiệm vụ.
    Tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km. Tàu Niu-xtra-si-mi còn trang bị giàn phóng tên lửa phòng không Klinok với 4 mô-đun phóng thẳng đứng và pháo hạm 100mm. Tên lửa phòng không Klinok 9M-330 do Cục nghiên cứu và chế tạo vũ khí quốc gia An-tai phát triển, có cự ly tác chiến từ 12 đến 15 km, tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 10 mét đến 6km. Klinok 9M-330 mang đầu đạn 15 kg, có thể cùng lúc tiêu diệt 4 mục tiêu với tốc độ bay 700m/s. Tàu Niu-xtra-si-mi còn được lắp hệ thống pháo-tên lửa phòng không kết hợp Kashtan với cơ số 64 tên lửa và 600 viên đạn pháo. Hệ thống pháo-tên lửa Kashtan có pháo Gatling 2 nòng cỡ 30mm, tên lửa được điều khiển bằng la-de cùng với ra-đa kiểm soát bắn. Pháo hạm 100mm của tàu là loại AK-100 có cơ số 350 viên đạn do Viện thiết kế A-mê-ti-xtơ và công ty chế tạo vũ khí Phrun-xơ phát triển. Hệ thống điều khiển vũ khí điện tử kết hợp máy tính, thiết bị ngắm bắn truyền hình. Pháo có hệ thống điều khiển, kiểm soát bắn tự động, khả năng bắn ở các góc từ 5 độ đến 90 độ. AK-100 có thể tiếp đạn bằng tay, cơ khí hoặc tự động, tốc độ bắn lớn nhất đạt 50 phát/phút, tầm bắn xa nhất tới 20 km.
    Các hệ thống vũ khí khác của Niu-xtra-si-mi có giàn phóng tên lửa và ngư lôi chống ngầm. Tên lửa chống ngầm là loại Vodopad-NK có tầm bắn xa 120 km. Hệ thống phóng rốc-két RBU-6000 dựa trên hệ thống Smerch-2 do nhà máy chế tạo quốc gia En-tơ-prai-xơ phát triển. Rốc-két có thể chuyển động tới độ sâu 6000 mét và diệt mục tiêu ngầm hiệu quả ở độ sâu 500 mét. Một cơ số của RBU-6000 có 96 rốc-két. Tàu còn có một sàn đỗ và hầm chứa cho máy bay trực thăng Ka-mốp Ka-27 dùng cho tác chiến chống ngầm và khả năng tiêu diệt được tàu ngầm ở độ sâu 500 mét. Tầm hoạt động của trực thăng Ka-27 đạt hơn 200km. Các khí tài khác lắp trên tàu là 8 hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120mm và mồi bẫy pháo sáng. Tàu còn có 2 giàn phóng phóng mồi bẫy PK-16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
    Tàu Niu-xtra-si-mi sử dụng hệ thống truyền động khí đẩy COGAG với 2 tuốc-bin chính, công suất mỗi máy phát 35,7 MW và 2 tuốc-bin bổ trợ có công suất 17,8MW, 2 trục. Tốc độ hành trình lớn nhất của tàu đạt 30 hải lý/giờ

  3. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi
    Hải quân Nga hiện có trong trang bị số lượng không nhiều loại tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi do nhà máy đóng tàu Y-an-ta thuộc thành phố Ca-li-nin-grát (Nga) chế tạo. Đây là loại tàu chiến đấu hiện đại, được phát triển trên cơ sở cải tiến về thiết kế của tàu phri-ghết lớp Kri-vác. Sự ra đời của tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi nhằm để thay thế các tàu thế hệ cũ và để xuất khẩu.
    Cùng loại với tàu Niu-xtra-si-mi còn có tàu Y-a-ra-xláp Mu-đri được hạ thủy vào năm 1991 và tàu Tu-man hạ thủy năm 1993. Trong giai đoạn 1969 đến 1993, hải quân Liên Xô trước đây đã biên chế 24 chiếc tàu lớp Kri-vác. Vì lý do khó khăn về ngân sách, hải quân Nga không thể thay thế hết các tàu lớp Kri-vác bằng tàu thế hệ mới Niu-xtra-si-mi. Tuy vậy, sự "chung sống" giữa các tàu phri-ghết trong hệ thống trang bị vẫn không làm cho lực lượng hải quân yếu đi, trái lại nó còn bổ trợ lẫn nhau một cách rất tích cực trong thực thi nhiệm vụ.
    Tàu phri-ghết lớp Niu-xtra-si-mi trang bị hệ thống tên lửa chống tàu với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình Kh-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình Kh-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km. Tàu Niu-xtra-si-mi còn trang bị giàn phóng tên lửa phòng không Klinok với 4 mô-đun phóng thẳng đứng và pháo hạm 100mm. Tên lửa phòng không Klinok 9M-330 do Cục nghiên cứu và chế tạo vũ khí quốc gia An-tai phát triển, có cự ly tác chiến từ 12 đến 15 km, tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 10 mét đến 6km. Klinok 9M-330 mang đầu đạn 15 kg, có thể cùng lúc tiêu diệt 4 mục tiêu với tốc độ bay 700m/s. Tàu Niu-xtra-si-mi còn được lắp hệ thống pháo-tên lửa phòng không kết hợp Kashtan với cơ số 64 tên lửa và 600 viên đạn pháo. Hệ thống pháo-tên lửa Kashtan có pháo Gatling 2 nòng cỡ 30mm, tên lửa được điều khiển bằng la-de cùng với ra-đa kiểm soát bắn. Pháo hạm 100mm của tàu là loại AK-100 có cơ số 350 viên đạn do Viện thiết kế A-mê-ti-xtơ và công ty chế tạo vũ khí Phrun-xơ phát triển. Hệ thống điều khiển vũ khí điện tử kết hợp máy tính, thiết bị ngắm bắn truyền hình. Pháo có hệ thống điều khiển, kiểm soát bắn tự động, khả năng bắn ở các góc từ 5 độ đến 90 độ. AK-100 có thể tiếp đạn bằng tay, cơ khí hoặc tự động, tốc độ bắn lớn nhất đạt 50 phát/phút, tầm bắn xa nhất tới 20 km.
    Các hệ thống vũ khí khác của Niu-xtra-si-mi có giàn phóng tên lửa và ngư lôi chống ngầm. Tên lửa chống ngầm là loại Vodopad-NK có tầm bắn xa 120 km. Hệ thống phóng rốc-két RBU-6000 dựa trên hệ thống Smerch-2 do nhà máy chế tạo quốc gia En-tơ-prai-xơ phát triển. Rốc-két có thể chuyển động tới độ sâu 6000 mét và diệt mục tiêu ngầm hiệu quả ở độ sâu 500 mét. Một cơ số của RBU-6000 có 96 rốc-két. Tàu còn có một sàn đỗ và hầm chứa cho máy bay trực thăng Ka-mốp Ka-27 dùng cho tác chiến chống ngầm và khả năng tiêu diệt được tàu ngầm ở độ sâu 500 mét. Tầm hoạt động của trực thăng Ka-27 đạt hơn 200km. Các khí tài khác lắp trên tàu là 8 hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120mm và mồi bẫy pháo sáng. Tàu còn có 2 giàn phóng phóng mồi bẫy PK-16 dùng để chống ra-đa và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
    Tàu Niu-xtra-si-mi sử dụng hệ thống truyền động khí đẩy COGAG với 2 tuốc-bin chính, công suất mỗi máy phát 35,7 MW và 2 tuốc-bin bổ trợ có công suất 17,8MW, 2 trục. Tốc độ hành trình lớn nhất của tàu đạt 30 hải lý/giờ

  4. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    S-400 tổ hợp tên lửa phòng không của Nga

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Nga đã từng nổi tiếng thế giới, đặc biệt là tổ hợp tên lửa phòng không S-300 với biến thể S-300 PMU2 Favorit. Mới đây Nga lại cho ra đời tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được thiết kế trên cơ sở tên lửa phòng không S-300, qua cải tiến đã phát triển thành công. Hệ thống vũ khí này được nghiên cứu chế tạo với kỹ thuật tiên tiến nhất trong các lĩnh vực ra đa VTĐ, chế tạo rocket, kỹ thuật vi điện tử và kỹ thuật máy tính của Nga. Cục thiết kế Fakel là đơn vị thiết kế chính đạn tên lửa dùng trong hệ thống phòng không S-400.
    Giới quân sự Nga gọi S-300 là vũ khí phòng không ưu tú nhất thế giới, tốc độ và độ chính xác đều cao hơn tên lửa Patriot của Mỹ, còn S-400 lại hơn cả S-300. Theo tổng công trình sư Alec-xan-đơ-rơ Lê-ma-xky, so với hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU1, hệ thống S-400 có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn, phạm vi sát thương hiệu quả đều cao hơn một bậc.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 có khả năng cơ động cao và phản ứng nhanh, chủ yếu là do ra đa chiếu xạ dẫn đường, thiết bị phóng, hệ thống chỉ huy điều khiển, hệ thống bảo đảm tên lửa và giá phóng. Các bộ phận trên đều lắp lên bệ xe có khả năng cơ động tốt. Tên lửa có thể vận chuyển trên đường bộ, đường sắt. Tổ hợp tên lửa phòng không này có các ưu thế chủ yếu về tính năng sau đây.
    S-400 là tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trên thế giới, tổ hợp này có thể phát hiện và phá huỷ mọi mục tiêu mang tính tấn công trong phạm vi 400 km, tầm bắn xa nhất của nó lớn gấp đôi so với tầm bắn (200km) của S300 PMU-2 "Favorit''''; S-400 sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn, phương thức phóng thẳng đứng. Loại tên lửa này dựa theo phương thức phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300. Khi phóng, lần đầu áp lực đẩy tên lửa ra, sau khi cách thiết bị phóng trên 20m đạn mới khởi động động cơ. Tên lửa S-400 sử dụng an toàn hơn và có năng lực cản phá mục tiêu ở mọi phương vị. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, sức đẩy lớn có thể làm cho tên lửa đạt đến tốc độ cao, đồng thời tiện lợi trong vận chuyển và cất giấu.
    S-400 có thể dùng để phá huỷ các loại khi tài bay tập kích đường không hiện đại bao gồm cả máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa hành trình Tô-ma-hốc và các vũ khí tên lửa khác, cũng như máy bay báo động sớm. Nó còn có thể phát hiện và tấn công chính xác các phương tiện áp dụng kỹ thuật tàng hình, các loại lên lửa hành trình bay ở tầng không thấp. S-400 tự động hoá cao mọi giai đoạn, giảm được số lượng nhân viên bảo quản, bảo dưỡng. Hệ thống thông tin của nó được nối liền với cơ quan chỉ huy. S-400 bắn theo phương pháp tự động giám sát, phát hiện và cản phá mục tiêu, khả năng phân biệt địch ta và đồng thời phóng nhiều tên lửa tấn công vào các mục tiêu khác nhau.
    S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế kỷ 21, là sự thử thách của Nga đối với địa vị dẫn đầu của cường quốc chủ yếu về vũ khí của thế giới. Tổng Tư lệnh không quân Nga Kon-nô-cốp gọi hệ thống tên lửa này là vũ khí thế hệ 4 và 5. Mỗi hệ thống tên lửa S-400 trị giá 60-70 triệu USD.

  5. PH0NG

    PH0NG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    S-400 tổ hợp tên lửa phòng không của Nga

    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Nga đã từng nổi tiếng thế giới, đặc biệt là tổ hợp tên lửa phòng không S-300 với biến thể S-300 PMU2 Favorit. Mới đây Nga lại cho ra đời tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được thiết kế trên cơ sở tên lửa phòng không S-300, qua cải tiến đã phát triển thành công. Hệ thống vũ khí này được nghiên cứu chế tạo với kỹ thuật tiên tiến nhất trong các lĩnh vực ra đa VTĐ, chế tạo rocket, kỹ thuật vi điện tử và kỹ thuật máy tính của Nga. Cục thiết kế Fakel là đơn vị thiết kế chính đạn tên lửa dùng trong hệ thống phòng không S-400.
    Giới quân sự Nga gọi S-300 là vũ khí phòng không ưu tú nhất thế giới, tốc độ và độ chính xác đều cao hơn tên lửa Patriot của Mỹ, còn S-400 lại hơn cả S-300. Theo tổng công trình sư Alec-xan-đơ-rơ Lê-ma-xky, so với hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU1, hệ thống S-400 có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn, phạm vi sát thương hiệu quả đều cao hơn một bậc.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 có khả năng cơ động cao và phản ứng nhanh, chủ yếu là do ra đa chiếu xạ dẫn đường, thiết bị phóng, hệ thống chỉ huy điều khiển, hệ thống bảo đảm tên lửa và giá phóng. Các bộ phận trên đều lắp lên bệ xe có khả năng cơ động tốt. Tên lửa có thể vận chuyển trên đường bộ, đường sắt. Tổ hợp tên lửa phòng không này có các ưu thế chủ yếu về tính năng sau đây.
    S-400 là tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trên thế giới, tổ hợp này có thể phát hiện và phá huỷ mọi mục tiêu mang tính tấn công trong phạm vi 400 km, tầm bắn xa nhất của nó lớn gấp đôi so với tầm bắn (200km) của S300 PMU-2 "Favorit''''; S-400 sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn, phương thức phóng thẳng đứng. Loại tên lửa này dựa theo phương thức phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300. Khi phóng, lần đầu áp lực đẩy tên lửa ra, sau khi cách thiết bị phóng trên 20m đạn mới khởi động động cơ. Tên lửa S-400 sử dụng an toàn hơn và có năng lực cản phá mục tiêu ở mọi phương vị. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, sức đẩy lớn có thể làm cho tên lửa đạt đến tốc độ cao, đồng thời tiện lợi trong vận chuyển và cất giấu.
    S-400 có thể dùng để phá huỷ các loại khi tài bay tập kích đường không hiện đại bao gồm cả máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa hành trình Tô-ma-hốc và các vũ khí tên lửa khác, cũng như máy bay báo động sớm. Nó còn có thể phát hiện và tấn công chính xác các phương tiện áp dụng kỹ thuật tàng hình, các loại lên lửa hành trình bay ở tầng không thấp. S-400 tự động hoá cao mọi giai đoạn, giảm được số lượng nhân viên bảo quản, bảo dưỡng. Hệ thống thông tin của nó được nối liền với cơ quan chỉ huy. S-400 bắn theo phương pháp tự động giám sát, phát hiện và cản phá mục tiêu, khả năng phân biệt địch ta và đồng thời phóng nhiều tên lửa tấn công vào các mục tiêu khác nhau.
    S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế kỷ 21, là sự thử thách của Nga đối với địa vị dẫn đầu của cường quốc chủ yếu về vũ khí của thế giới. Tổng Tư lệnh không quân Nga Kon-nô-cốp gọi hệ thống tên lửa này là vũ khí thế hệ 4 và 5. Mỗi hệ thống tên lửa S-400 trị giá 60-70 triệu USD.

  6. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Nga bổ nhiệm Quyền Tư lệnh tại Bắc Cápcadơ
    Bộ Nội vụ Nga ngày 10/5 ra thông báo cho biết Thứ trưởng Nội vụ kiêm Tổng cục trưởng Bộ Nội vụ phụ trách khu vực liên bang miền Nam Mikhail Pankov đã được bổ nhiệm làm quyền Tư lệnh tập đoàn quân thống nhất tại khu vực Bắc Cápcadơ.
    Ông Mikhail Pankov được bổ nhiệm thay cho Tư lệnh tập đoàn quân thống nhất Valery Baranov đã bị trọng thương trong vụ khủng bố ngày 9/5 ở trung tâm thủ phủ Grozny của Tresnia.
    Hiện Bộ Nội vụ Nga đã ra lệnh áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh ngay tại Tresnia. Trách nhiệm về phối hợp các biện pháp nhằm duy trì trật tự xã hội và an ninh tại Tresnia tạm thời được giao cho Thứ trưởng Nội vụ kiêm Tư lệnh quân dã chiến Vyacheslav Tikhomirov, người đã đến Grozny tối 9/5.
  7. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Nga bổ nhiệm Quyền Tư lệnh tại Bắc Cápcadơ
    Bộ Nội vụ Nga ngày 10/5 ra thông báo cho biết Thứ trưởng Nội vụ kiêm Tổng cục trưởng Bộ Nội vụ phụ trách khu vực liên bang miền Nam Mikhail Pankov đã được bổ nhiệm làm quyền Tư lệnh tập đoàn quân thống nhất tại khu vực Bắc Cápcadơ.
    Ông Mikhail Pankov được bổ nhiệm thay cho Tư lệnh tập đoàn quân thống nhất Valery Baranov đã bị trọng thương trong vụ khủng bố ngày 9/5 ở trung tâm thủ phủ Grozny của Tresnia.
    Hiện Bộ Nội vụ Nga đã ra lệnh áp dụng các biện pháp tăng cường an ninh ngay tại Tresnia. Trách nhiệm về phối hợp các biện pháp nhằm duy trì trật tự xã hội và an ninh tại Tresnia tạm thời được giao cho Thứ trưởng Nội vụ kiêm Tư lệnh quân dã chiến Vyacheslav Tikhomirov, người đã đến Grozny tối 9/5.
  8. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Máy bay tiêm kích đa chức năng Sukhoi Su-30
    Hoàn cảnh ra đời chiếc Sukhoi Su-30.
    Năm 1985, ban thường vụ xưởng thiết kế máy bay mang tên Sukhoi (Nga) quyết định tiến hành thử nghiệm tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay Su-27 và tìm hiểu khả năng, sức chịu đựng của phi đội trên các chuyến bay với thời gian kéo dài. Họ đã thử nghiệm trên máy bay Su-27UB (T-10U-2), trang bị thêm hệ thống cho phép tiếp nhiên liệu trên không và thay đổi một số trang thiết bị máy móc. Nhìn phía ngoài thì biến thể máy bay mới này có thêm một cái trục của hệ thống bổ sung nhiên liệu và block quang được chuyển sang mạn phải máy bay. Phiên bản này đã được 2 phi công test-pilot là G. Bulanov và N. Ivanov tiến hành chuyến bay thử nghiệm vào ngày 10/9/1986.
    Tháng 6/1987 trên chiếc máy bay đó, 2 phi công test-pilot N. Sadovnikov và I. Votintsev đã tiến hành chuyến bay thẳng từ Mát-xcơ-va đến Komsomolsk-na-Amure. Tháng 3/1988, họ lại bay thử nghiệm thẳng từ Mát-xcơ-va đến Komsomolsk-na-Amure rồi bay ngược trở lại, hành trình 13.440 km với thời gian 15 giờ 42 phút, tiếp nhiên liệu trên không 4 lần.
    Với những kết quả thử nghiệm thu được, họ đã quyết định nghiên cứu sản xuất một loại máy bay mới dựa trên Su-27UB và đặt tên cho nó là Su-27PU, chuyên dùng cho không lực phòng không, có khả năng thực hiện những chuyến bay dài, tiêu diệt các máy bay mang tên lửa có cánh, tiêu diệt tên lửa có cánh đã phóng ra và các mục tiêu trên không khác trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, ban đêm cũng như ban ngày. Nó có khả năng chiến đấu đơn lẻ cũng như tiến hành tác chiến theo nhóm.
    Thực hiện kế hoạch này, hè-thu năm 1988 các kỹ sư của phân xưởng Sokhoi tại Irkutsk đã chế ra 2 chiếc Su-27 cải tiến, chúng được đặt ký hiệu là T-10PU-5 và T-10PU-6. Mùa thu năm 1988 họ bắt đầu tiến hành bay thử một chiếc (vào ngày 31/12/1989 tại phi trường của xưởng chế tạo máy bay Irkutsk). Sau đó, nó được mang ký hiệu mới - Su-30, mẫu thiết kế này được chỉnh sửa tiếp: sửa gầm và càng, khoang lái. Ngày 14/3/1992 là ngày 2 phi công test-pilot G. E. Bulanov và V. B. Maksimenkov thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30.
    Khủng hoảng tài chính cuối thế kỷ XX đã khiến Nga chỉ sản xuất được vài chiếc Su-30 (theo số liệu của BNS ngày 23/7/1997 là 8 máy bay).
    Loại máy bay này được đưa vào sử dụng trong quân đội từ năm 1992
    Các thông số kỹ thuật của Sukhoi Su-30:
    Sải cánh - 14,7 mét
    Chiều dài máy bay - 21,94 mét
    Chiều cao máy bay - 6,35 mét
    Trọng lượng: 26 -> 33 tấn
    Động cơ: "ТР" А>-31Ф (2 bộ)
    Tải lực: 2x12.500 kgs
    Vận tốc tối đa: 2.125 km/h (trên không), 1.400 km/h (dưới đất)
    Tầm bay xa: 3.500 km (không tiếp nhiên liệu), 5.200 km (tiếp nhiên liệu trên trời 1 lần)
    Độ cao tối đa: 19.820 mét
    Phi đội: 2 người
    Vũ khí được trang bị: súng máy 1 nòng GS-301 (30mm, bắn 1.500 phát/phút, 150 viên), 6 tên lửa không-đối-không tầm trung R-27, 4 tên lửa tầm ngắn R-73, bom, các loại vũ khí đất-đối-không tự động.
  9. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Máy bay tiêm kích đa chức năng Sukhoi Su-30
    Hoàn cảnh ra đời chiếc Sukhoi Su-30.
    Năm 1985, ban thường vụ xưởng thiết kế máy bay mang tên Sukhoi (Nga) quyết định tiến hành thử nghiệm tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay Su-27 và tìm hiểu khả năng, sức chịu đựng của phi đội trên các chuyến bay với thời gian kéo dài. Họ đã thử nghiệm trên máy bay Su-27UB (T-10U-2), trang bị thêm hệ thống cho phép tiếp nhiên liệu trên không và thay đổi một số trang thiết bị máy móc. Nhìn phía ngoài thì biến thể máy bay mới này có thêm một cái trục của hệ thống bổ sung nhiên liệu và block quang được chuyển sang mạn phải máy bay. Phiên bản này đã được 2 phi công test-pilot là G. Bulanov và N. Ivanov tiến hành chuyến bay thử nghiệm vào ngày 10/9/1986.
    Tháng 6/1987 trên chiếc máy bay đó, 2 phi công test-pilot N. Sadovnikov và I. Votintsev đã tiến hành chuyến bay thẳng từ Mát-xcơ-va đến Komsomolsk-na-Amure. Tháng 3/1988, họ lại bay thử nghiệm thẳng từ Mát-xcơ-va đến Komsomolsk-na-Amure rồi bay ngược trở lại, hành trình 13.440 km với thời gian 15 giờ 42 phút, tiếp nhiên liệu trên không 4 lần.
    Với những kết quả thử nghiệm thu được, họ đã quyết định nghiên cứu sản xuất một loại máy bay mới dựa trên Su-27UB và đặt tên cho nó là Su-27PU, chuyên dùng cho không lực phòng không, có khả năng thực hiện những chuyến bay dài, tiêu diệt các máy bay mang tên lửa có cánh, tiêu diệt tên lửa có cánh đã phóng ra và các mục tiêu trên không khác trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, ban đêm cũng như ban ngày. Nó có khả năng chiến đấu đơn lẻ cũng như tiến hành tác chiến theo nhóm.
    Thực hiện kế hoạch này, hè-thu năm 1988 các kỹ sư của phân xưởng Sokhoi tại Irkutsk đã chế ra 2 chiếc Su-27 cải tiến, chúng được đặt ký hiệu là T-10PU-5 và T-10PU-6. Mùa thu năm 1988 họ bắt đầu tiến hành bay thử một chiếc (vào ngày 31/12/1989 tại phi trường của xưởng chế tạo máy bay Irkutsk). Sau đó, nó được mang ký hiệu mới - Su-30, mẫu thiết kế này được chỉnh sửa tiếp: sửa gầm và càng, khoang lái. Ngày 14/3/1992 là ngày 2 phi công test-pilot G. E. Bulanov và V. B. Maksimenkov thực hiện chuyến bay đầu tiên của Su-30.
    Khủng hoảng tài chính cuối thế kỷ XX đã khiến Nga chỉ sản xuất được vài chiếc Su-30 (theo số liệu của BNS ngày 23/7/1997 là 8 máy bay).
    Loại máy bay này được đưa vào sử dụng trong quân đội từ năm 1992
    Các thông số kỹ thuật của Sukhoi Su-30:
    Sải cánh - 14,7 mét
    Chiều dài máy bay - 21,94 mét
    Chiều cao máy bay - 6,35 mét
    Trọng lượng: 26 -> 33 tấn
    Động cơ: "ТР" А>-31Ф (2 bộ)
    Tải lực: 2x12.500 kgs
    Vận tốc tối đa: 2.125 km/h (trên không), 1.400 km/h (dưới đất)
    Tầm bay xa: 3.500 km (không tiếp nhiên liệu), 5.200 km (tiếp nhiên liệu trên trời 1 lần)
    Độ cao tối đa: 19.820 mét
    Phi đội: 2 người
    Vũ khí được trang bị: súng máy 1 nòng GS-301 (30mm, bắn 1.500 phát/phút, 150 viên), 6 tên lửa không-đối-không tầm trung R-27, 4 tên lửa tầm ngắn R-73, bom, các loại vũ khí đất-đối-không tự động.
  10. MoiChanViTheoGai

    MoiChanViTheoGai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Nga và Udơbêkixtan thắt chặt hợp tác quân sự   13/05/2004 -- 17:03(GMT+7)

     



    Hà Nội (TTXVN) - Ngày 12/5, tại Tasken, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov đang ở thăm chính thức Udơbêkixtan đã thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Kodir Ghulomov  một loạt vấn đề về triển vọng tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự.
    Hai bộ trưởng cũng đã thảo luận tình hình an ninh ở khu vực Trung Á, các biện pháp phối hợp hành động chống khủng bố và quyết định sẽ tiến hành tập trận chung giữa quân đội hai nước vào năm 2005.
    Bộ trưởng Ivanov nhấn mạnh Udơbêkixtan là đối tác tin cậy của Nga và cho biết việc phối hợp hành động giữa Nga và Udơbêkixtan trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh được xây dựng chủ yếu trên cơ sở song phương.
    Hai nước đang thực hiện một số dự án, trong đó có dự án Nga giúp đào tạo cán bộ chỉ huy cho các lực lượng vũ trang Udơbêkixtan.
    Phía Udơbêkixtan rất quan tâm phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự, đặc biệt trong việc mua vũ khí, kỹ thuật quân sự của Nga. Hiện nay, hàng năm, khối lượng thiết bị kỹ thuật-quân sự trao đổi giữa hai nước đạt vài chục triệu USD./.

Chia sẻ trang này