1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin quân sự Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi conhuighe, 18/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga diễn tập chuyển quân ''Cơ động 2004''
    Hãng ITAR-TASS dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 7/6, các lực lượng vũ trang Nga bắt đầu cuộc diễn tập chiến lược-chiến thuật mang tên "Cơ động-2004" nhằm chuyển quân từ các phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga tới vùng Viễn Đông. Cùng ngày, trên biển Baltics đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên ''''Baltops 2004'''' với sự tham gia của 44 tàu chiến và 3 tàu ngầm của các nước châu Âu và Mỹ.
    Mục đích cuộc diễn tập "Cơ động-2004" là nghiên cứu thực tế vấn đề chuyển quân và triển khai lực lượng dự trữ cơ động và các đơn vị thường trực, trong đó có các đơn vị dù chiến thuật và lính thủy đánh bộ ở khoảng cách xa nhằm nâng cao tính cơ động và khả năng sẵn sàng tác chiến của các đơn vị này.
    Cuộc diễn tập này kéo dài tới ngày 30/6 và được chia thành nhiều giai đoạn: Từ ngày 7-9/6, các đơn vị tham gia sẽ nâng mức báo động và thực hành chuyển quân tới các sân bay; từ ngày 9/6 bắt đầu thiết lập "cầu hàng không" gồm 50 máy bay vận tải quân sự và dân dụng sẽ chuyên chở khoảng 800 lính thuộc các đại đội lính dù xung kích của lữ đoàn lính thủy đánh bộ Hạm đội phương Bắc và đoàn đổ bộ đường không Pescov cùng các phương tiện kỹ thuật từ phần châu Âu của Nga tới vùng Primorie. Tại đây, từ ngày 21-25/6, trên các thao trường thuộc Quân khu Viễn Đông và Hạm đội Thái Bình Dương sẽ bắt đầu giai đoạn chính của cuộc diễn tập.
    Trước đó, ngày 25/5, trong buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng các nước Bắc Âu tại St.Petersburg (Nga), Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Ivanov đã thông báo về kế hoạch cuộc diễn tập "Cơ động - 2004" này của Nga.
    Cùng ngày 7/6, trên biển Baltics đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân quốc tế mang tên "Baltops 2004" với sự tham gia của 44 tàu chiến và 3 tàu ngầm của các nước châu Âu và Mỹ. Theo trợ lý Tư lệnh Hạm đội Baltics của Nga Anatoly Lobsky, đơn vị hải quân Mỹ và các nước châu Âu sẽ cùng phối hợp giải quyết các tình huống khủng hoảng, tìm kiếm và giúp đỡ các tàu bị nạn và sơ tán dân thường ra khỏi khu vực nguy hiểm trong các tình huống giả định.
    Cuộc tập trận này diễn ra trong khuôn khổ chương trình "Đối tác vì hoà bình". Nga cử một tàu tuần tiễu và tàu đổ bộ cỡ lớn với 100 lính thuỷ đánh bộ thuộc Hạm đội Baltics tham gia cuộc tập trận.
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga lo ngại việc Grudia bắt giữ xe quân sự của Nga
    08/07/2004 -- 11:14(GMT+7)

    Mátxcơva (TTXVN) - Ngày 7/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bày tỏ quan ngại về việc Grudia bắt giữ các xe quân sự của Nga, đồng thời cho rằng hành động của các quân nhân Grudia đã vi phạm thỏa thuận giữa hai bên.
    Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Lavrov nói: Vụ bắt giữ này đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng. Việc các lực lượng Grudia xuất hiện ở khu vực xung đột Grudia-Ossetia và bắt giữ một số xe quân sự của Nga là vi phạm các thỏa thuận của Ủy ban Giám sát chung.
    Tướng Nikolai Kormiltsev, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, cũng bày tỏ sự không hài lòng về vụ việc này. Ông nói: Những hành động này là rất đáng tiếc và chỉ góp phần làm gia tăng tình hình căng thẳng trong khu vực.
    Ông Kormiltsev hy vọng rằng số xe chở vũ khí này của Nga sẽ sớm được trao trả cho các nhân viên gìn giữ hòa bình.
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga lo ngại việc Grudia bắt giữ xe quân sự của Nga
    08/07/2004 -- 11:14(GMT+7)

    Mátxcơva (TTXVN) - Ngày 7/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bày tỏ quan ngại về việc Grudia bắt giữ các xe quân sự của Nga, đồng thời cho rằng hành động của các quân nhân Grudia đã vi phạm thỏa thuận giữa hai bên.
    Hãng thông tấn Interfax dẫn lời ông Lavrov nói: Vụ bắt giữ này đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng. Việc các lực lượng Grudia xuất hiện ở khu vực xung đột Grudia-Ossetia và bắt giữ một số xe quân sự của Nga là vi phạm các thỏa thuận của Ủy ban Giám sát chung.
    Tướng Nikolai Kormiltsev, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, cũng bày tỏ sự không hài lòng về vụ việc này. Ông nói: Những hành động này là rất đáng tiếc và chỉ góp phần làm gia tăng tình hình căng thẳng trong khu vực.
    Ông Kormiltsev hy vọng rằng số xe chở vũ khí này của Nga sẽ sớm được trao trả cho các nhân viên gìn giữ hòa bình.
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga, NATO hợp tác chế tạo vũ khí
    08/07/2004 -- 11:15(GMT+7)

    Mátxcơva (TTXVN) - Theo ông Sergey Chemezov, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xuất khẩu Quốc phòng Nga (Rosoboronoexport), Nga và NATO đang hợp tác chế tạo một loại vũ khí đặc biệt để trang bị cho các đơn vị chống khủng bố.
    Ông Chemezov cho biết phòng thiết kế và các xí nghiệp thuộc Rosoboronoexport đã được giao nhiệm vụ thực hiện thỏa thuận đó trên cơ sở hợp tác với các đối tác nước ngoài.
    Ông Chemezov cho biết các xí nghiệp Nga đã bắt đầu thực hiện các đơn đặt hàng sản xuất các loại đạn theo tiêu chuẩn NATO như đạn pháo tự hành Msta và pháo 155mm. Tuy nhiên, ngành quốc phòng Nga sẽ không chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn của NATO và không trang bị vũ khí cũng như kỹ thuật quân sự của khối này.
    Tính đến đầu tháng 7/2004, Rosoboronoexport đã nhận được các đơn đặt hàng từ nước ngoài với tổng giá trị 12,5 tỷ USD.
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nga, NATO hợp tác chế tạo vũ khí
    08/07/2004 -- 11:15(GMT+7)

    Mátxcơva (TTXVN) - Theo ông Sergey Chemezov, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xuất khẩu Quốc phòng Nga (Rosoboronoexport), Nga và NATO đang hợp tác chế tạo một loại vũ khí đặc biệt để trang bị cho các đơn vị chống khủng bố.
    Ông Chemezov cho biết phòng thiết kế và các xí nghiệp thuộc Rosoboronoexport đã được giao nhiệm vụ thực hiện thỏa thuận đó trên cơ sở hợp tác với các đối tác nước ngoài.
    Ông Chemezov cho biết các xí nghiệp Nga đã bắt đầu thực hiện các đơn đặt hàng sản xuất các loại đạn theo tiêu chuẩn NATO như đạn pháo tự hành Msta và pháo 155mm. Tuy nhiên, ngành quốc phòng Nga sẽ không chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn của NATO và không trang bị vũ khí cũng như kỹ thuật quân sự của khối này.
    Tính đến đầu tháng 7/2004, Rosoboronoexport đã nhận được các đơn đặt hàng từ nước ngoài với tổng giá trị 12,5 tỷ USD.
  6. Yatrau

    Yatrau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2001
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    iron_money
    Cường quốc vũ khí Nga đã trở lại


    8 lính bộ binh Nga chạy nhanh về chỗ ẩn sau bức tường gỗ. Họ bắt đầu bắn, đầu tiên là bằng súng trường, sau đó là máy phóng lựu và rocket chống tăng. Đạn lửa loé sáng; tiếng rocket nổ. Vài phút sau, máy bay phản lực gầm rú và lượn nhiều vòng xoắn ốc trên khoảng không giữa rừng và những đám mây tầm thấp.
    Những tiếng vỗ tay cổ vũ vang lên từ các khán đài, nơi khán giả gồm các phái đoàn Jordan, Ai Cập, CHDCND Triều Tiên, Libya, Trung Quốc và Mỹ đang chứng kiến màn trình diễn ngoạn mục. Chương trình này nằm trong triển lãm ngành công nghiệp vũ khí Nga thu hút các khán giả có tiền từ khắp nơi trên thế giới.
    Nga đã trở lại thị trường vũ khí quốc tế ở vị trí hàng đầu. Với một hãng xuất khẩu vũ khí do nhà nước quản lý Rosoboronexport, Matxcơva đã hoàn thành các hợp đồng về tàu ngầm, xe tăng, tàu khu trục nhỏ, trực thăng và máy bay phản lực, cùng những hợp đồng phụ và bảo dưỡng để những vũ khí đắt tiền đó hoạt động tốt.
    2003 là năm xuất khẩu vũ khí Nga tăng trưởng thứ tư liên tiếp. Rosoboronexport cho biết doanh số bán đạt 5,07 tỷ USD - con số đưa Matxcơva vào vị trí số 2 trên danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí, chỉ sau Mỹ. Các nhà xuất khẩu rất lạc quan về triển vọng làm ăn.
    "Chúng tôi hài lòng vì có một đối thủ mạnh như vậy là Mỹ", Igor Sevastyanov, phụ trách bộ phận thiết bị trên bộ của Rosoboronexport, khẳng định. "Chúng tôi hy vọng sẽ sớm lên vị trí số một".
    Tuy nhiên, hiện tại thì điều đó có vẻ khó có khả năng xảy ra. Từ năm 1999 - 2002, năm có số liệu quốc tế mới nhất, Mỹ giành 41,9% số hợp đồng vũ khí quốc tế, còn Nga chiếm 25,5%. Trong điều kiện Mỹ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cùng việc Lầu Năm Góc tăng cường mua vũ khí trong thời chiến, giới phân tích nhận định Matxcơva khó có khả năng loại Washington khỏi vị trí nhà buôn vũ khí hàng đầu thế giới trong một sớm một chiều.
    Nhưng không ai có thể tranh cãi về sự hồi phục của Nga. Kể từ sau các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ hôm 11/9/2001, chi phí quốc phòng toàn cầu đã tăng rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là kết quả của việc mua bán trong nội bộ nước Mỹ. Xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu giảm. Dù vậy, Nga vẫn hoàn tất nhiều hợp đồng hơn, chủ yếu với 2 khách hàng lớn Trung Quốc và Ấn Độ. "Người Nga đang chiếm số phần trăm ngày một lớn", Mark Stoker, nhà kinh tế quốc phòng của Viện Nghiên cứu Chiến lược (London), nhận xét. "Họ đã nỗ lực giành thị trường thành công".
    Kết quả làm ăn tốt đẹp này có được là nhờ quyết định của Tổng thống Vladimir V. Putin từ nhiệm kỳ một: sáp nhập 2 hãng xuất khẩu vũ khí làm ăn thua lỗ thành Rosoboronexport. Vào thời điểm đó, quân đội Nga không có tiền mua thiết bị, các khách hàng truyền thống từ thời Liên Xô như Iraq, Syria, Ai Cập và các quốc gia châu Phi thì mua ít vũ khí hơn, đặc biệt là xe bọc thép và máy bay. Thông qua các biện pháp tiếp thị và cách quản lý tốt - Rosoboronexport do các cộng sự của Putin trong cơ quan tình báo Liên Xô lãnh đạo, Nga đã duy trì phần lớn cơ sở của ngành công nghiệp quân sự trong một giai đoạn khó khăn.
    Uy tín của Nga có được từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong nhiều thập kỷ, kho vũ khí của Matxcơva đã trang bị cho thế giới với thiết bị quân sự do Liên Xô thiết kế, đã ra chiến trường dưới lá cờ của nhiều nước như Uganda, CHDCND Triều Tiên, Ai Cập, Iraq, Iran và thậm chí cả Taleban. Xe tăng Liên Xô trở thành tiêu chuẩn về xe bọc thép. Máy bay Liên Xô có mặt trong nhiều phi đội. 2 vũ khí bộ binh - súng trường Kalashnikov và trọng pháo - trở thành lựa chọn của du kích và những quân đội đồng minh của Liên Xô.
    Thị trường hiện nay thu hẹp hơn. Những quốc gia Trung Đông không còn mua vũ khí như trước kia, và trong Chiến tranh Lạnh, các nước XHCN đổ nhiều chục triệu khẩu súng trường vào các vùng chiến sự, cho tới nay vẫn tràn ngập trên chợ đen.
    Thiết bị được bán nhiều nhất hiện nay là máy bay, tiếp đó là tàu hải quân. Các khách hàng chính là Trung Quốc, nước thường mua máy bay chiến đấu, tàu khu trục nhỏ, tàu ngầm, và Ấn Độ, thường mua xe tăng, máy bay phản lực và tàu sân bay.
    Vì ngày một nhiều công ty nỗ lực giành thị phần, nên tại Triển lãm Xuất khẩu Vũ khí Nga 2004, hơn 200 hãng trưng bày sản phẩm của mình, từ xe tăng và vũ khí trên bộ cho tới pháo, trực thăng, radar, máy gửi tín hiệu vô tuyến, xe bọc thép... Một gian hàng giới thiệu thiết bị phát hiện rệp nghe trộm; gian khác lại trưng bày ngư lôi được thiết kế để phá tàu ngầm Mỹ.
    Ông Sevastyanov và cộng sự đưa ra cuốn sách mỏng "Những giải pháp quốc phòng toàn bộ" về các thoả thuận tài chính, trong đó có hàng đổi hàng và xoá nợ quốc gia.
    Mỗi ngày ở triển lãm đều có màn trình diễn bắn. Xe tăng thì thể hiện khả năng lội nước, nhằm bắn mục tiêu và vượt qua chướng ngại vật ở đô thị. Một chiếc xe tăng T-90 xuất hiện, người giới thiệu thông báo tốc độ tối đa của phương tiện có thể lên tới 65 km/giờ. "Chỉ xe tăng Nga mới có thể vượt qua những trở ngại như vậy", người giới thiệu khẳng định.
    Sĩ quan Ai Cập Neddir Hussein rất ấn tượng với các màn trình diễn. Ông được quân đội Ai Cập cử tới tìm vũ khí và gặp các nhà cung cấp. "Chúng tôi sẽ về nước và làm báo cáo", Hussein cho biết. "Nếu chúng tôi cần gì thì đã có địa chỉ emai, tên và số lượng các nhà máy".
    Một vũ khí của Nga chắc chắn được thế giới quan tâm nhưng không được trưng bày tại triển lãm là thiết bị phá nhiễu các vệ tinh định vị toàn cầu. Nhiều vũ khí chính xác mà Mỹ sử dụng dựa vào loại vệ tinh này để tìm mục tiêu. Trên lý thuyết, các thiết bị phá nhiễu có thể làm bom và tên lửa tinh vi nhất của Lầu Năm Góc lạc hướng.
    Loại vũ khí này trở thành tâm điểm tranh cãi vào đầu cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, khi Mỹ cáo buộc Nga cung cấp chúng cho Baghdad. Nhắc lại thời kỳ căng thẳng ngoại giao, ông Sevastyanov không chắc chắn tại sao các thiết bị phá nhiễu không được trưng bày, nhưng khẳng định Matxcơva không vi phạm lệnh cấm Iraq nhập khẩu. Ông cũng cho biết Nga đang phát triển thiết bị này và hy vọng sẽ tìm được thị trường.
    Gửi lúc 16:37, 15/07/04
    +++++++++++++++++++++++++++++++
    Không hiểu iron_money lấy thông tin này ở đâu ra nhưng theo tôi thì Nga dần dần sẽ xuất khẩu vũ khí được ít đi. Khách hàng chính của NGa là Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay kinh tế đang phát triển mạnh sẽ chuyển sang trang bị vũ khí phương Tây thôi. Đồ của Nga sản xuất chất lượng ngày một kém đi, không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Đầu tư của Nga vào khoa học, thiết kế thì 2 năm nay cũng có khá hơn trước nhưng không thể lấp được chỗ trống hàng chục năm...
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 17/09/2004
  7. Yatrau

    Yatrau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2001
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    iron_money
    Cường quốc vũ khí Nga đã trở lại


    8 lính bộ binh Nga chạy nhanh về chỗ ẩn sau bức tường gỗ. Họ bắt đầu bắn, đầu tiên là bằng súng trường, sau đó là máy phóng lựu và rocket chống tăng. Đạn lửa loé sáng; tiếng rocket nổ. Vài phút sau, máy bay phản lực gầm rú và lượn nhiều vòng xoắn ốc trên khoảng không giữa rừng và những đám mây tầm thấp.
    Những tiếng vỗ tay cổ vũ vang lên từ các khán đài, nơi khán giả gồm các phái đoàn Jordan, Ai Cập, CHDCND Triều Tiên, Libya, Trung Quốc và Mỹ đang chứng kiến màn trình diễn ngoạn mục. Chương trình này nằm trong triển lãm ngành công nghiệp vũ khí Nga thu hút các khán giả có tiền từ khắp nơi trên thế giới.
    Nga đã trở lại thị trường vũ khí quốc tế ở vị trí hàng đầu. Với một hãng xuất khẩu vũ khí do nhà nước quản lý Rosoboronexport, Matxcơva đã hoàn thành các hợp đồng về tàu ngầm, xe tăng, tàu khu trục nhỏ, trực thăng và máy bay phản lực, cùng những hợp đồng phụ và bảo dưỡng để những vũ khí đắt tiền đó hoạt động tốt.
    2003 là năm xuất khẩu vũ khí Nga tăng trưởng thứ tư liên tiếp. Rosoboronexport cho biết doanh số bán đạt 5,07 tỷ USD - con số đưa Matxcơva vào vị trí số 2 trên danh sách các quốc gia xuất khẩu vũ khí, chỉ sau Mỹ. Các nhà xuất khẩu rất lạc quan về triển vọng làm ăn.
    "Chúng tôi hài lòng vì có một đối thủ mạnh như vậy là Mỹ", Igor Sevastyanov, phụ trách bộ phận thiết bị trên bộ của Rosoboronexport, khẳng định. "Chúng tôi hy vọng sẽ sớm lên vị trí số một".
    Tuy nhiên, hiện tại thì điều đó có vẻ khó có khả năng xảy ra. Từ năm 1999 - 2002, năm có số liệu quốc tế mới nhất, Mỹ giành 41,9% số hợp đồng vũ khí quốc tế, còn Nga chiếm 25,5%. Trong điều kiện Mỹ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cùng việc Lầu Năm Góc tăng cường mua vũ khí trong thời chiến, giới phân tích nhận định Matxcơva khó có khả năng loại Washington khỏi vị trí nhà buôn vũ khí hàng đầu thế giới trong một sớm một chiều.
    Nhưng không ai có thể tranh cãi về sự hồi phục của Nga. Kể từ sau các cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ hôm 11/9/2001, chi phí quốc phòng toàn cầu đã tăng rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là kết quả của việc mua bán trong nội bộ nước Mỹ. Xuất khẩu vũ khí trên toàn cầu giảm. Dù vậy, Nga vẫn hoàn tất nhiều hợp đồng hơn, chủ yếu với 2 khách hàng lớn Trung Quốc và Ấn Độ. "Người Nga đang chiếm số phần trăm ngày một lớn", Mark Stoker, nhà kinh tế quốc phòng của Viện Nghiên cứu Chiến lược (London), nhận xét. "Họ đã nỗ lực giành thị trường thành công".
    Kết quả làm ăn tốt đẹp này có được là nhờ quyết định của Tổng thống Vladimir V. Putin từ nhiệm kỳ một: sáp nhập 2 hãng xuất khẩu vũ khí làm ăn thua lỗ thành Rosoboronexport. Vào thời điểm đó, quân đội Nga không có tiền mua thiết bị, các khách hàng truyền thống từ thời Liên Xô như Iraq, Syria, Ai Cập và các quốc gia châu Phi thì mua ít vũ khí hơn, đặc biệt là xe bọc thép và máy bay. Thông qua các biện pháp tiếp thị và cách quản lý tốt - Rosoboronexport do các cộng sự của Putin trong cơ quan tình báo Liên Xô lãnh đạo, Nga đã duy trì phần lớn cơ sở của ngành công nghiệp quân sự trong một giai đoạn khó khăn.
    Uy tín của Nga có được từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong nhiều thập kỷ, kho vũ khí của Matxcơva đã trang bị cho thế giới với thiết bị quân sự do Liên Xô thiết kế, đã ra chiến trường dưới lá cờ của nhiều nước như Uganda, CHDCND Triều Tiên, Ai Cập, Iraq, Iran và thậm chí cả Taleban. Xe tăng Liên Xô trở thành tiêu chuẩn về xe bọc thép. Máy bay Liên Xô có mặt trong nhiều phi đội. 2 vũ khí bộ binh - súng trường Kalashnikov và trọng pháo - trở thành lựa chọn của du kích và những quân đội đồng minh của Liên Xô.
    Thị trường hiện nay thu hẹp hơn. Những quốc gia Trung Đông không còn mua vũ khí như trước kia, và trong Chiến tranh Lạnh, các nước XHCN đổ nhiều chục triệu khẩu súng trường vào các vùng chiến sự, cho tới nay vẫn tràn ngập trên chợ đen.
    Thiết bị được bán nhiều nhất hiện nay là máy bay, tiếp đó là tàu hải quân. Các khách hàng chính là Trung Quốc, nước thường mua máy bay chiến đấu, tàu khu trục nhỏ, tàu ngầm, và Ấn Độ, thường mua xe tăng, máy bay phản lực và tàu sân bay.
    Vì ngày một nhiều công ty nỗ lực giành thị phần, nên tại Triển lãm Xuất khẩu Vũ khí Nga 2004, hơn 200 hãng trưng bày sản phẩm của mình, từ xe tăng và vũ khí trên bộ cho tới pháo, trực thăng, radar, máy gửi tín hiệu vô tuyến, xe bọc thép... Một gian hàng giới thiệu thiết bị phát hiện rệp nghe trộm; gian khác lại trưng bày ngư lôi được thiết kế để phá tàu ngầm Mỹ.
    Ông Sevastyanov và cộng sự đưa ra cuốn sách mỏng "Những giải pháp quốc phòng toàn bộ" về các thoả thuận tài chính, trong đó có hàng đổi hàng và xoá nợ quốc gia.
    Mỗi ngày ở triển lãm đều có màn trình diễn bắn. Xe tăng thì thể hiện khả năng lội nước, nhằm bắn mục tiêu và vượt qua chướng ngại vật ở đô thị. Một chiếc xe tăng T-90 xuất hiện, người giới thiệu thông báo tốc độ tối đa của phương tiện có thể lên tới 65 km/giờ. "Chỉ xe tăng Nga mới có thể vượt qua những trở ngại như vậy", người giới thiệu khẳng định.
    Sĩ quan Ai Cập Neddir Hussein rất ấn tượng với các màn trình diễn. Ông được quân đội Ai Cập cử tới tìm vũ khí và gặp các nhà cung cấp. "Chúng tôi sẽ về nước và làm báo cáo", Hussein cho biết. "Nếu chúng tôi cần gì thì đã có địa chỉ emai, tên và số lượng các nhà máy".
    Một vũ khí của Nga chắc chắn được thế giới quan tâm nhưng không được trưng bày tại triển lãm là thiết bị phá nhiễu các vệ tinh định vị toàn cầu. Nhiều vũ khí chính xác mà Mỹ sử dụng dựa vào loại vệ tinh này để tìm mục tiêu. Trên lý thuyết, các thiết bị phá nhiễu có thể làm bom và tên lửa tinh vi nhất của Lầu Năm Góc lạc hướng.
    Loại vũ khí này trở thành tâm điểm tranh cãi vào đầu cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, khi Mỹ cáo buộc Nga cung cấp chúng cho Baghdad. Nhắc lại thời kỳ căng thẳng ngoại giao, ông Sevastyanov không chắc chắn tại sao các thiết bị phá nhiễu không được trưng bày, nhưng khẳng định Matxcơva không vi phạm lệnh cấm Iraq nhập khẩu. Ông cũng cho biết Nga đang phát triển thiết bị này và hy vọng sẽ tìm được thị trường.
    Gửi lúc 16:37, 15/07/04
    +++++++++++++++++++++++++++++++
    Không hiểu iron_money lấy thông tin này ở đâu ra nhưng theo tôi thì Nga dần dần sẽ xuất khẩu vũ khí được ít đi. Khách hàng chính của NGa là Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay kinh tế đang phát triển mạnh sẽ chuyển sang trang bị vũ khí phương Tây thôi. Đồ của Nga sản xuất chất lượng ngày một kém đi, không thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Đầu tư của Nga vào khoa học, thiết kế thì 2 năm nay cũng có khá hơn trước nhưng không thể lấp được chỗ trống hàng chục năm...
    Được scouter sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 17/09/2004
  8. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga từ chối đưa quân tới Iraq
    [​IMG]

    Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari (trái) và người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov tại Matxcơva, ngày 24/7.
    Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari hôm qua nói rằng Baghdad cần sự giúp đỡ của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga. Tuy nhiên, lời đề nghị này bị bác bỏ vì Matxcơva không muốn dính dáng đến cuộc xung đột tại đất nước vùng Vịnh này.
    "Chúng tôi cần các binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga", ông Zebari nói. Nhưng người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov nói Matxcơva không có ý định đưa quân tới Iraq.
    Lavrov cho hay Nga sẵn sàng cân nhắc việc tái triển khai món nợ hàng tỷ đô la thông qua Câu lạc bộ các quốc gia chủ nợ tại Paris đồng thời tuyên bố có thể trợ giúp về kinh tế cũng như đào tạo nhân lực. Năm ngoái, Tổng thống Nga Putin nói rằng nước này sẵn sàng xóa một nửa trong số 8 tỷ đô la mà Iraq còn nợ Matxcơva.  
    Ông Zebari đến Nga hôm qua để kêu gọi nước này tham gia tái thiết Iraq.
    Trong tuần, các nhà ngoại giao Nga đã bác bỏ dự đoán rằng nước này sẽ đưa quân tới Iraq để đổi lấy việc Mỹ đảm bảo rằng các công ty của Nga sẽ giành lại những thị phần đã mất ở Iraq.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Yakovenko nói rằng Matxcơva tin rằng việc Mỹ tấn công Iraq là sai lầm và vì thế sẽ không gì có thể thuyết phục được Nga đưa quân tới Iraq.
    Mới đây, Nga đã sơ tán hàng trăm nhân viên ngành năng lượng khỏi Iraq sau nhiều vụ bắt cóc và tấn công người nước ngoài tại đất nước vùng Vịnh này. Các quan chức Nga khẳng định họ sẽ chỉ trở lại Iraq sau khi an ninh đã được vãn hồi.
  9. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nga từ chối đưa quân tới Iraq
    [​IMG]

    Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari (trái) và người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov tại Matxcơva, ngày 24/7.
    Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari hôm qua nói rằng Baghdad cần sự giúp đỡ của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga. Tuy nhiên, lời đề nghị này bị bác bỏ vì Matxcơva không muốn dính dáng đến cuộc xung đột tại đất nước vùng Vịnh này.
    "Chúng tôi cần các binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga", ông Zebari nói. Nhưng người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov nói Matxcơva không có ý định đưa quân tới Iraq.
    Lavrov cho hay Nga sẵn sàng cân nhắc việc tái triển khai món nợ hàng tỷ đô la thông qua Câu lạc bộ các quốc gia chủ nợ tại Paris đồng thời tuyên bố có thể trợ giúp về kinh tế cũng như đào tạo nhân lực. Năm ngoái, Tổng thống Nga Putin nói rằng nước này sẵn sàng xóa một nửa trong số 8 tỷ đô la mà Iraq còn nợ Matxcơva.  
    Ông Zebari đến Nga hôm qua để kêu gọi nước này tham gia tái thiết Iraq.
    Trong tuần, các nhà ngoại giao Nga đã bác bỏ dự đoán rằng nước này sẽ đưa quân tới Iraq để đổi lấy việc Mỹ đảm bảo rằng các công ty của Nga sẽ giành lại những thị phần đã mất ở Iraq.
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Yakovenko nói rằng Matxcơva tin rằng việc Mỹ tấn công Iraq là sai lầm và vì thế sẽ không gì có thể thuyết phục được Nga đưa quân tới Iraq.
    Mới đây, Nga đã sơ tán hàng trăm nhân viên ngành năng lượng khỏi Iraq sau nhiều vụ bắt cóc và tấn công người nước ngoài tại đất nước vùng Vịnh này. Các quan chức Nga khẳng định họ sẽ chỉ trở lại Iraq sau khi an ninh đã được vãn hồi.
  10. thanhminh

    thanhminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Nạn tự sát trong quân đội Nga tăng mạnh
    Trong vòng 6 tháng đầu năm nay, có 109 quân nhân tự tử - tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo trưởng công tố viên quân sự Alexander Savenkov, ít nhất 60 người bị dồn vào thế phải chết vì bị cấp trên chèn ép. Tình trạng tham ô cũng là một vấn đề nhức nhối trong quân đội Nga hiện nay.
    Ông nói: "Tôi có thể nói một cách chính xác là 60 trong số họ bị dồn đến chân tường, buộc phải tự tử". Savenkov cũng cho hay, lý do những người khác tự tử liên quan đến các vấn đề với gia đình hoặc với bạn gái. Ông cũng cho biết, trong năm nay, có đến 420 quân nhân chết không phải vì chiến tranh.
    Trưởng công tố cho biết các cuộc điều tra tội phạm đang được tiến hành nhằm trừng phạt thích đáng những kẻ liên quan.
    Tinh thần chiến đấu trong quân đội Nga hiện không cao. Nạn tham nhũng và biển thủ trong các quan chức cấp cao rất phổ biến. Các vụ phạm pháp trong quân đội cũng có chiều hướng tăng. Theo như con số chính thức của quân đội, riêng năm ngoái đã có 7.000 quân nhân phạm tội.
    Lực lượng an ninh Nga vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của họ dưới thời Xô Viết. Trong suốt một thập kỷ trở lại đây, quân đội Nga không làm được gì đáng kể. Họ đã bị sa lầy trong cuộc đấu tranh đòi ly khai của Chechnya. Hơn nữa, thiếu thốn về tài chính ảnh hưởng tới quá trình cải cách quân đội.

Chia sẻ trang này