1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN THặ?

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 15/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Bạn có nhầm không đấy, bạn có xem hết ngày thơ không đấy.??
    Có đoạn tưởng nhớ cụ Huy Cận, và đọc bài Ngậm Ngùi và Tràng Giang còn gì.
    Ngày thơ VN, cụ HC vừa mới mất mà không nhắc đến mới mà chuyện lạ đó!!
  2. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Nghe "khỉ" tường thuật ngộ xế , có vẻ dân ta nhìn nhau là chính hay seo ấy nhỉ , có em home nhớ kỹ ghê
    Tớ có việc đột xuất, toàn ngồi đếm lá, đếm xe, ngồi nghe tiếng còi rú hu hu chả được đi nghe thơ, chán nhỉ
  3. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Nghe "khỉ" tường thuật ngộ xế , có vẻ dân ta nhìn nhau là chính hay seo ấy nhỉ , có em home nhớ kỹ ghê
    Tớ có việc đột xuất, toàn ngồi đếm lá, đếm xe, ngồi nghe tiếng còi rú hu hu chả được đi nghe thơ, chán nhỉ
  4. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0

    ôi trời ơi, lúc thì chị, lúc thì anh , nếu là anh LD thì tớ biết ai rồi, còn chị thì...không , chưa được đọc bài viết về thư pháp của anh nhưng thơ thì rất mê
    NT
  5. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0

    ôi trời ơi, lúc thì chị, lúc thì anh , nếu là anh LD thì tớ biết ai rồi, còn chị thì...không , chưa được đọc bài viết về thư pháp của anh nhưng thơ thì rất mê
    NT
  6. lang_ly_bach_dieu

    lang_ly_bach_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Ngày thơ lần 3 - những điểm nhìn tương phản
    Thế là, một năm chúng ta cũng có được nửa ngày thơ, như thế cũng vừa đủ rồi. Một cô bạn đồng nghiệp nói như thế sau khi chương trình tổ chức Ngày thơ Việt nam lần thứ ba khép lại vào 23-2 tại Văn miếu quốc tử giám. Đúng là có nửa ngày thơ, và chúng tôi bắt gặp trong đó những điểm nhìn tương phản.
    Ngày thơ bắt đầu bằng lễ kéo cờ thơ. Nghi thức này diễn ra trong tiếng trống dồn dập, hào hùng, sôi nổi nhịp quân hành. Tiếp đến là bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt được NSƯT Quốc Chiêm - Nhà hát tuồng Việt Nam - đọc giọng sang sảng, nghe rất khí khái, hàng nghìn người đứng nghe, hàng nghìn trái tim cảm nhận một không khí hào sảng với lời thơ như tiếng thét trước giặc xâm lăng..., mà người đọc thơ đã thét thật: "Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời...". Đúng là giọng đọc có thần, nhưng hẳn đây là thần võ chứ chẳng phải thần... thơ.
    Bài nguyên tiêu tiếp theo nhẹ nhàng hơn, lúc này nắng đã lên, hồ Thiền Quang trong Văn Miếu như sáng hơn, và do vậy, cái khung cảnh "khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" của bài rằm tháng giêng hóa ra là "đọc lúc nào cũng được".
    Chỉ thương cho 50 bạn sinh viên năm thứ nhất trường đại học Văn hóa, các bạn được huy động phải có mặt tại Văn miếu để làm hai việc: thứ nhất, từ sáng sớm, trong trang phục áo dài, mỗi bạn cầm chắc trong tay một quả bóng bay buộc một lá cờ đuôi nheo có viết một câu thơ; việc thứ hai: đợi đến hết buổi lễ khai mạc, các bạn buông tay ra, cho 50 quả bóng mang 50 câu thơ bay lên bầu trời thủ đô. Đứng hơn hai giờ đồng hồ giữa trời Hà Nội lạnh 12 độ, động tác "nắm tay vào, buông tay ra" của các nữ sinh cũng trở nên thiêng liêng (tất nhiên là ở sự chịu đựng). Còn toàn thể ban tổ chức đều mặc áo bông, áo da và trang bị các lọai khăn len, đây quả là một điều tương phản.
    Không biết có mấy bài thơ được chọn để gửi về trời theo đường bong bóng bay, nhưng đọc được những câu thơ hay, chẳng hạn như câu "lá ngô bay ở bờ sông/ bờ sông vẫn gió người không thấy về" của Trúc Thông, câu "Đến đây gần biển xa nguồn/ con sông chảy chậm nỗi buồn tan lâu" của Vũ Quần Phương, cũng lấy làm khoan khoái.
    Năm nay Ngày thơ được chia thành hai sân, một sân cho giới làm thơ "già", một sân dành cho giới yêu thơ trẻ. Bước vào sân trước chính điện thờ Khổng tử, gặp ngay tiết mục hát bài "Vàm cỏ đông" - thơ của Hoài Vũ. Giữa Văn miếu Hà Nội, nghe một bài hát phương nam, lòng cũng bồi hồi xao xuyến, nhưng đến tiết tấu nhanh, mạnh của đoạn "Vàm Cỏ Đông đây, vàm Cỏ Đông đây"..., "giặc đi đời giặc sông càng xanh trong", "giết tan tàu giặc giữ gìn quê hương"... người nghe có cảm giác ngày thơ hóa thành buổi nhạc truyền thống, hay mình đã đi nhầm vào chốn văn nghệ xung kích cũng nên! Bắt gặp nhà thơ Hòang Hưng trên lối đi giữa hai sân nhà Thái học và sân chính điện, ông cũng đồng cho rằng ngày thơ mà sao nhiều tiết mục ca nhạc quá, nhưng Ngọc Lan và những bạn sinh viên trường KHXH&NV thì rất tán thưởng tiết mục ca nhạc của ca sĩ Tùng Dương trên sân thơ trẻ.
    Sân thơ trẻ hào hứng hơn với những nhà thơ tự thể hiện tác phẩm bằng nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Nguyễn Quyến đọc một bài thơ về nàng thơ, Lương Ngọc An đọc thơ về những nỗi niềm có dáng dấp hoa sữa, và nhiều nhiều nữa những bài thơ được tự thể hiện, cũng là một sự mạnh dạn tham gia của những cây bút trẻ.
    Khác với lời giới thiệu quảng cáo trên thư mời, sân chơi thơ trẻ đã tự cắt phần thi thơ ứng khẩu không rõ lý do. Điều này gây thất vọng cho anh chàng Tuấn Minh - một người yêu thơ tự nhận là "vì ngày thơ mà bỏ một buổi làm ở cơ quan". Minh xoay qua sân chơi của những người "già", gặp ba câu đối nêu ra trong phần thách đối. Đó là: "Năm dậu vào vườn kê, gà bay qua giậu"; "Lá lành đùm lá rách"; và "Hối lộ lộ rồi không kịp hối". Ba câu đối nội dung rất thời sự, khiến Minh cứ loanh quanh mãi trong sân mà nghĩ chưa ra.
    Trong khi đó thì sân chơi trẻ đã đến tiết mục trình diễn thơ bằng cách viết thư pháp tại chỗ bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ với hai thể chữ Hán và Nôm. Đây là tiết mục của sinh viên trường Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Bức chữ Nôm viết thể hành thảo, nét chữ bay **** tài hoa, bức chữ Hán viết thể khải thư, nét gân guốc sắc sảo. Khán giả chứng kiến hai tác phẩm hòan thành đều vỗ tay tán thưởng. Duy có một cụ già chăm chú đọc bức chữ Hán và phát hiện ra rằng bức này chép bài Nguyên Tiêu thiếu mất một chữ "lai" trong câu cuối "dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
    Thực ra, cả hai sân thơ đều mang dáng dấp gặp gỡ. Dịch giả Thúy Toàn cho rằng "ngày thơ đến Văn miếu để gặp nhau là chính". Nhà thơ trẻ Nguyễn Quyến cũng cho rằng "ngày thơ hôm nay đến Văn Miếu đọc được một bài thơ là rất khó khăn, phải đăng ký và... xếp hàng chờ". Trong khi đó cô bạn đồng nghiệp Diễm Huyền phát hiện ra bài thơ vừa đọc của một nhà thơ trẻ là gửi gắm cho cô bạn sinh viên hiện cũng đang có mặt ở đây.
    "Năm nay ngày thơ tổ chức quy mô hơn, phát huy được sự sáng tạo của các cây bút trẻ, nội dung cũng phong phú hơn", nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét như thế vào lúc cuối chương trình.
    Lam Điền
    Được lang_ly_bach_dieu sửa chữa / chuyển vào 00:06 ngày 26/02/2005
  7. lang_ly_bach_dieu

    lang_ly_bach_dieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2004
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Ngày thơ lần 3 - những điểm nhìn tương phản
    Thế là, một năm chúng ta cũng có được nửa ngày thơ, như thế cũng vừa đủ rồi. Một cô bạn đồng nghiệp nói như thế sau khi chương trình tổ chức Ngày thơ Việt nam lần thứ ba khép lại vào 23-2 tại Văn miếu quốc tử giám. Đúng là có nửa ngày thơ, và chúng tôi bắt gặp trong đó những điểm nhìn tương phản.
    Ngày thơ bắt đầu bằng lễ kéo cờ thơ. Nghi thức này diễn ra trong tiếng trống dồn dập, hào hùng, sôi nổi nhịp quân hành. Tiếp đến là bài thơ "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt được NSƯT Quốc Chiêm - Nhà hát tuồng Việt Nam - đọc giọng sang sảng, nghe rất khí khái, hàng nghìn người đứng nghe, hàng nghìn trái tim cảm nhận một không khí hào sảng với lời thơ như tiếng thét trước giặc xâm lăng..., mà người đọc thơ đã thét thật: "Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời...". Đúng là giọng đọc có thần, nhưng hẳn đây là thần võ chứ chẳng phải thần... thơ.
    Bài nguyên tiêu tiếp theo nhẹ nhàng hơn, lúc này nắng đã lên, hồ Thiền Quang trong Văn Miếu như sáng hơn, và do vậy, cái khung cảnh "khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" của bài rằm tháng giêng hóa ra là "đọc lúc nào cũng được".
    Chỉ thương cho 50 bạn sinh viên năm thứ nhất trường đại học Văn hóa, các bạn được huy động phải có mặt tại Văn miếu để làm hai việc: thứ nhất, từ sáng sớm, trong trang phục áo dài, mỗi bạn cầm chắc trong tay một quả bóng bay buộc một lá cờ đuôi nheo có viết một câu thơ; việc thứ hai: đợi đến hết buổi lễ khai mạc, các bạn buông tay ra, cho 50 quả bóng mang 50 câu thơ bay lên bầu trời thủ đô. Đứng hơn hai giờ đồng hồ giữa trời Hà Nội lạnh 12 độ, động tác "nắm tay vào, buông tay ra" của các nữ sinh cũng trở nên thiêng liêng (tất nhiên là ở sự chịu đựng). Còn toàn thể ban tổ chức đều mặc áo bông, áo da và trang bị các lọai khăn len, đây quả là một điều tương phản.
    Không biết có mấy bài thơ được chọn để gửi về trời theo đường bong bóng bay, nhưng đọc được những câu thơ hay, chẳng hạn như câu "lá ngô bay ở bờ sông/ bờ sông vẫn gió người không thấy về" của Trúc Thông, câu "Đến đây gần biển xa nguồn/ con sông chảy chậm nỗi buồn tan lâu" của Vũ Quần Phương, cũng lấy làm khoan khoái.
    Năm nay Ngày thơ được chia thành hai sân, một sân cho giới làm thơ "già", một sân dành cho giới yêu thơ trẻ. Bước vào sân trước chính điện thờ Khổng tử, gặp ngay tiết mục hát bài "Vàm cỏ đông" - thơ của Hoài Vũ. Giữa Văn miếu Hà Nội, nghe một bài hát phương nam, lòng cũng bồi hồi xao xuyến, nhưng đến tiết tấu nhanh, mạnh của đoạn "Vàm Cỏ Đông đây, vàm Cỏ Đông đây"..., "giặc đi đời giặc sông càng xanh trong", "giết tan tàu giặc giữ gìn quê hương"... người nghe có cảm giác ngày thơ hóa thành buổi nhạc truyền thống, hay mình đã đi nhầm vào chốn văn nghệ xung kích cũng nên! Bắt gặp nhà thơ Hòang Hưng trên lối đi giữa hai sân nhà Thái học và sân chính điện, ông cũng đồng cho rằng ngày thơ mà sao nhiều tiết mục ca nhạc quá, nhưng Ngọc Lan và những bạn sinh viên trường KHXH&NV thì rất tán thưởng tiết mục ca nhạc của ca sĩ Tùng Dương trên sân thơ trẻ.
    Sân thơ trẻ hào hứng hơn với những nhà thơ tự thể hiện tác phẩm bằng nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Nguyễn Quyến đọc một bài thơ về nàng thơ, Lương Ngọc An đọc thơ về những nỗi niềm có dáng dấp hoa sữa, và nhiều nhiều nữa những bài thơ được tự thể hiện, cũng là một sự mạnh dạn tham gia của những cây bút trẻ.
    Khác với lời giới thiệu quảng cáo trên thư mời, sân chơi thơ trẻ đã tự cắt phần thi thơ ứng khẩu không rõ lý do. Điều này gây thất vọng cho anh chàng Tuấn Minh - một người yêu thơ tự nhận là "vì ngày thơ mà bỏ một buổi làm ở cơ quan". Minh xoay qua sân chơi của những người "già", gặp ba câu đối nêu ra trong phần thách đối. Đó là: "Năm dậu vào vườn kê, gà bay qua giậu"; "Lá lành đùm lá rách"; và "Hối lộ lộ rồi không kịp hối". Ba câu đối nội dung rất thời sự, khiến Minh cứ loanh quanh mãi trong sân mà nghĩ chưa ra.
    Trong khi đó thì sân chơi trẻ đã đến tiết mục trình diễn thơ bằng cách viết thư pháp tại chỗ bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ với hai thể chữ Hán và Nôm. Đây là tiết mục của sinh viên trường Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Bức chữ Nôm viết thể hành thảo, nét chữ bay **** tài hoa, bức chữ Hán viết thể khải thư, nét gân guốc sắc sảo. Khán giả chứng kiến hai tác phẩm hòan thành đều vỗ tay tán thưởng. Duy có một cụ già chăm chú đọc bức chữ Hán và phát hiện ra rằng bức này chép bài Nguyên Tiêu thiếu mất một chữ "lai" trong câu cuối "dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
    Thực ra, cả hai sân thơ đều mang dáng dấp gặp gỡ. Dịch giả Thúy Toàn cho rằng "ngày thơ đến Văn miếu để gặp nhau là chính". Nhà thơ trẻ Nguyễn Quyến cũng cho rằng "ngày thơ hôm nay đến Văn Miếu đọc được một bài thơ là rất khó khăn, phải đăng ký và... xếp hàng chờ". Trong khi đó cô bạn đồng nghiệp Diễm Huyền phát hiện ra bài thơ vừa đọc của một nhà thơ trẻ là gửi gắm cho cô bạn sinh viên hiện cũng đang có mặt ở đây.
    "Năm nay ngày thơ tổ chức quy mô hơn, phát huy được sự sáng tạo của các cây bút trẻ, nội dung cũng phong phú hơn", nhà thơ Hữu Thỉnh đã nhận xét như thế vào lúc cuối chương trình.
    Lam Điền
    Được lang_ly_bach_dieu sửa chữa / chuyển vào 00:06 ngày 26/02/2005
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Home cho tớ cái link để đọc thơ của bác Lam Điền nhé.
    Thanks.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Home cho tớ cái link để đọc thơ của bác Lam Điền nhé.
    Thanks.
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mình đã nói thế rùi mà mọi người vẫn không nhận ra LĐ là ai sao.Bác ta lại có ý muốn nói mình là ai rùi.
    Ha ha, buồn cười quá.
    Thơ LĐ thì PM hỏi ngay khổ chủ, chứ hỏi mình làm gì.1 topic thơ 4 trang ở box thi ca đấy.
    Cái bác này hay thật.Lắm cô nàng muốn hỏi thăm bác thế, thế mà vào đây cứ dửng dưng hay thật.
    Có gì, ai muốn tóm cổ ông ấy cứ đến báo Tuổi trẻ, hỏi thăm anh LĐ. Lúc đó có mà chạy đằng trời.

Chia sẻ trang này