1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN THặ?

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 15/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguoi_thuong

    nguoi_thuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2004
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    thấy mọi người cứ ngó trước ngó sau như là đi thi thơ ấy nhỉ? Ở ngoài cửa có dán nội quy gì không?
    Mọi người đi rồi về tường thuật lại nhá, tớ nghe có người chê không đi rồi ,nhưng nếu ở nhà chắc chắn sẽ tới xem
    NT
  2. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ! Chết tôi . Chiều bà chị đe nhất định phải làm xe ôm cho bà ấy ngày rằm về Thuỷ Nguyên dự hội cả ngày , thế là cay mũi rồi , thôi thì chê theo kiểu chê vậy , có cái nhời gì không hay tớ bỏ ngoài tai , còn hay ho tớ cóp về cho bà con cùng chiêm ngưỡng , mía lại có khi phải làm một cuộn hay hai cuộn phim về cái ngày ấy cũng lên . Nhưng Thuỷ Nguyên bên kia sông Cấm xa trung tâm thành phố , không hỉu có jì hay ? Tớ ngại nhất là úp nồi cơm điện lên đầu . Tình nguyện làm cầu trực tuyến dười phố Phòng mình vậy .Thế nhé !
  3. _vutuananh_

    _vutuananh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ! Chết tôi . Chiều bà chị đe nhất định phải làm xe ôm cho bà ấy ngày rằm về Thuỷ Nguyên dự hội cả ngày , thế là cay mũi rồi , thôi thì chê theo kiểu chê vậy , có cái nhời gì không hay tớ bỏ ngoài tai , còn hay ho tớ cóp về cho bà con cùng chiêm ngưỡng , mía lại có khi phải làm một cuộn hay hai cuộn phim về cái ngày ấy cũng lên . Nhưng Thuỷ Nguyên bên kia sông Cấm xa trung tâm thành phố , không hỉu có jì hay ? Tớ ngại nhất là úp nồi cơm điện lên đầu . Tình nguyện làm cầu trực tuyến dười phố Phòng mình vậy .Thế nhé !
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hay ho to rồi! Mọi người tham gia nhiệt tình chút nhá:
    Ngày hội Thơ tổ chức vào sáng ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, bắt đầu từ khoảng 9h sáng cho đến cuối giờ trưa. Chiều nghỉ, tối có thể có chương trình đọc thơ, phổ nhạc ở ĐH Quốc Gia Hànội (cái này yêu cầu bà con nào trong trường cập nhật phát. Tớ ngoại vi, không biết)
    Hội Thơ do Hội nhà văn VN, Bộ VHTT kết hợp với báo Văn Nghệ tổ chức (đích có tớ trong đó làm gì đâu lý hấp!) Năm đầu tiên hội Thơ ra đời và tổ chức tại Văn Miếu, 2003, tớ đến thấy chủ yếu các bậc già làng, trưởng bản, ngâm nga toàn thơ cổ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi với lại thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Đình Thi? tức là cũ, ai cũng nghe nát cả ra rồi. Chả mấy ai được đọc thơ mới sáng tác tại đó đâu bác VTA ạ, chủ yếu là các tham luận hoặc mấy bài phê bình về nền thơ cách mạng mí cả thơ nói chung là ?o trong chỉ số an toàn?. Em không biết mặt các nhà thơ lắm, nhưng thấy chủ yếu là các nhà văn với cả nhạc sĩ. (Định scan mấy cái ảnh hôm đó vu vơ chụp được nhưng máy scan đang giở chứng, hẹn các bác ngày tới vậy)
    Năm đó là năm đầu tiên, có nhiều ý kiến này nọ, rất ít độc giả tham gia, chỉ có một nhóm sinh viên Văn đâu như ở Nghệ An kéo nhau ra chơi, vô tình vào gặp chứ chẳng chú ý đó là cái hội gì?!
    Năm ngoái tình hình cũng chẳng khả quan hơn bao nhiêu, vẫn các bác già lên đọc những bài nhận định, rỉ rả trách móc thơ trẻ làm mình mất ngủ. Tớ lúc đầu không quan tâm lắm, lon ton chạy ra ngoài ngó nghiêng tự dưng thấy ra bác Lê Đạt đọc tham luận đầu tiên, chạy vào hoá ra bác đọc bài ?oCho một mùa bội thơ?. Duy chỉ có bài này là đáng nghe nhất trong buổi hôm đó, tớ post lại dưới đây các bạn tham khảo. Lời chúc bội thơ của bác cũng có vẻ đúng đấy chứ, khi năm nay chúng ta đã được bất ngờ với khơ khớ giọng thơ bắt đầu khẳng định mình.
    Sau khi bác ra sân, tớ may gặp anh Đinh Tuấn Anh báo eVăn có máy ảnh, chụp ké cho được một kiểu với bác cùng mấy bạn thơ già. Vẫn nhớ cái ảnh đó tớ đội cái mũ len to sụ, cầm phụ san Thơ trông vênh phết! nhưng để trên desktop, thế quái nào cài lại Win, mất toi, tiếc hùi hụi. Không biết anh Đ.T.A còn giữ được không cho thằng em xin lại với ới ới?
    Hội thơ thường diễn ra đại loại như vậy: kéo cờ, đọc thơ Bác Hồ, rồi một số bài thơ chả ai buồn phản đối, rồi tham luận. Hehe. Ai mỏi chân thì cứ ngồi nghe, ai ngó nghiêng thì có thể gặp một số người nhà thơ như cụ Huy Cận, Hữu Thỉnh, Lê Đạt, Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo (năm nào chú cũng có mặt), Nguyễn Hoa (bạn thân của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thuỵ Kha), Trần Ninh Hồ, Khổng Minh Dụ, Phan Huyền Thư, nhà văn như Kim Lân, Chu Lai (Nguyễn Huy Thiệp năm trước không biết năm nay có đi không, lôi tuyển truyện ngắn của bác ấy đi cũng được đấy), nhà thơ như Phó Đức Phương? (tớ mới biết mặt một số người này, còn thì chả biết mặt ai với ai, năm nay quyết đi dò!)
    Còn rất nhiều nhiều người viết nữa, họ đến chủ yếu gặp gỡ nhau và ký tặng (thời điểm và không gian tuyệt thú để lấy signature của những tác giả mình chú ý)
    Chỉ mất vé vào cửa khoảng 3 hay 5K gì đó, vào thoải mái, coi như một chuyến du xuân Văn Miếu. Tớ vẫn muốn các bạn đi đông đông được chút thì hay. Mình là độc giả, nếu chưa có được tiếng nói với những nhà thơ mình chú ý, bét ra cũng nên đến dự không khí lễ hội cho vui. Nhé. Gặp nhau, tán phét thôi mờ.
    Bác VTA đảm nhiệm vụ dưới Hải Phòng nhá, bác xem có giới thiệu cho anh em giọng thơ đáng chú ý ở dưới đó xem nào. Hehe. Còn các đầu cầu khác, tôi rất muốn nghe ý kiến của các bạn đấy!!!
    Lãnh Út.
    Bài tham luận của nhà thơ Lê Đạt tại Văn Miếu năm 2004. Cả ngày hội thơ, nghe được một bài như thế này cũng là đủ tin tưởng vào thơ rồi, cần gì nhiều.
    CHO MỘT MÙA BỘI THƠ
    1. Người làm thơ có nhiều quan hệ họ hàng với những vận động viên chạy đường dài. Trong cuộc Maratong với tương lai không gì nản bằng biết trước những câu thơ mình đều lần lượt bị loại.
    Ai cũng biết thời gian là một trọng tài nghiêm khắc và vô tư. Thời gian lại sống độc thân nên không có vị phu nhân nào đảm trách việc nhận phong bì hay biếu xén cửa hậu.
    Một tài năng kiệt xuất như Nguyễn Du mà cũng không thoát khỏi nỗi lo lắng chung của những người cầm bút. ?oBa trăm năm sau thiên hạ ai người khóc Tố Như?.
    Trong cuộc chạy đua gay go này tài năng cùng lắm chỉ có giá trị quyết định 40%, còn lại là sự khổ luyện. Một nhà văn Pháp còn cực đoan hơn. Theo ông, ?othiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn trường kỳ?.
    Hiển nhiên kiên nhẫn không sinh ra thiên tài. Nhưng nếu không có kiênn hẫn và khổ luyện, tài năng có thể bị thui chột, thậm chí chết yểu.
    2. Dư luận thường định kiến rằng các nhà thơ hiện đại coi rẻ truyền thống- Đó là một định kiến sai lầm.
    Mong ước sâu xa của một nhà thơ hiện đạ là tổ chức lễ Giáng sinh của mình cùng với lễ Phục sinh của cha ông.
    Trung thành với cha ông là làm khác họ như họ từng làm khác những thế hệ trước để lập ngôn.
    Dân tộc và thế giới là hai mặt của một vấn đề. Thế giới mà không dân tộc thơ sẽ trở thành lai căng và trước sau cũng tàn lụi vì mất gốc.
    Dân tộc mà không thế giới thơ có nguy cơ suy thoái thành những nền thơ thổ dân sống lay lắt trong những vùng bảo hộ heo hút.
    Một nhà thơ yêu dân tộc mình phải là một bộ hành của nền thơ nhân loại- Mình phải biết thế giới, xem họ tiến đến đâu để không lầm tưởng những bước đã quá khứ của họ là tương lai của mình.
    Đó là một trách nhiệm khó khăn, can đảm, hơn nữa, một đạo đức.
    Xin chúc tất cả chúng ta một mùa bội thơ.
    L.Đ
    (Tham luận đọc tại hội thảo nhân ngày Thơ Việt Nam lần thứ hai tại Văn Miếu).
  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hay ho to rồi! Mọi người tham gia nhiệt tình chút nhá:
    Ngày hội Thơ tổ chức vào sáng ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, bắt đầu từ khoảng 9h sáng cho đến cuối giờ trưa. Chiều nghỉ, tối có thể có chương trình đọc thơ, phổ nhạc ở ĐH Quốc Gia Hànội (cái này yêu cầu bà con nào trong trường cập nhật phát. Tớ ngoại vi, không biết)
    Hội Thơ do Hội nhà văn VN, Bộ VHTT kết hợp với báo Văn Nghệ tổ chức (đích có tớ trong đó làm gì đâu lý hấp!) Năm đầu tiên hội Thơ ra đời và tổ chức tại Văn Miếu, 2003, tớ đến thấy chủ yếu các bậc già làng, trưởng bản, ngâm nga toàn thơ cổ Nguyễn Du, Nguyễn Trãi với lại thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Đình Thi? tức là cũ, ai cũng nghe nát cả ra rồi. Chả mấy ai được đọc thơ mới sáng tác tại đó đâu bác VTA ạ, chủ yếu là các tham luận hoặc mấy bài phê bình về nền thơ cách mạng mí cả thơ nói chung là ?o trong chỉ số an toàn?. Em không biết mặt các nhà thơ lắm, nhưng thấy chủ yếu là các nhà văn với cả nhạc sĩ. (Định scan mấy cái ảnh hôm đó vu vơ chụp được nhưng máy scan đang giở chứng, hẹn các bác ngày tới vậy)
    Năm đó là năm đầu tiên, có nhiều ý kiến này nọ, rất ít độc giả tham gia, chỉ có một nhóm sinh viên Văn đâu như ở Nghệ An kéo nhau ra chơi, vô tình vào gặp chứ chẳng chú ý đó là cái hội gì?!
    Năm ngoái tình hình cũng chẳng khả quan hơn bao nhiêu, vẫn các bác già lên đọc những bài nhận định, rỉ rả trách móc thơ trẻ làm mình mất ngủ. Tớ lúc đầu không quan tâm lắm, lon ton chạy ra ngoài ngó nghiêng tự dưng thấy ra bác Lê Đạt đọc tham luận đầu tiên, chạy vào hoá ra bác đọc bài ?oCho một mùa bội thơ?. Duy chỉ có bài này là đáng nghe nhất trong buổi hôm đó, tớ post lại dưới đây các bạn tham khảo. Lời chúc bội thơ của bác cũng có vẻ đúng đấy chứ, khi năm nay chúng ta đã được bất ngờ với khơ khớ giọng thơ bắt đầu khẳng định mình.
    Sau khi bác ra sân, tớ may gặp anh Đinh Tuấn Anh báo eVăn có máy ảnh, chụp ké cho được một kiểu với bác cùng mấy bạn thơ già. Vẫn nhớ cái ảnh đó tớ đội cái mũ len to sụ, cầm phụ san Thơ trông vênh phết! nhưng để trên desktop, thế quái nào cài lại Win, mất toi, tiếc hùi hụi. Không biết anh Đ.T.A còn giữ được không cho thằng em xin lại với ới ới?
    Hội thơ thường diễn ra đại loại như vậy: kéo cờ, đọc thơ Bác Hồ, rồi một số bài thơ chả ai buồn phản đối, rồi tham luận. Hehe. Ai mỏi chân thì cứ ngồi nghe, ai ngó nghiêng thì có thể gặp một số người nhà thơ như cụ Huy Cận, Hữu Thỉnh, Lê Đạt, Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo (năm nào chú cũng có mặt), Nguyễn Hoa (bạn thân của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thuỵ Kha), Trần Ninh Hồ, Khổng Minh Dụ, Phan Huyền Thư, nhà văn như Kim Lân, Chu Lai (Nguyễn Huy Thiệp năm trước không biết năm nay có đi không, lôi tuyển truyện ngắn của bác ấy đi cũng được đấy), nhà thơ như Phó Đức Phương? (tớ mới biết mặt một số người này, còn thì chả biết mặt ai với ai, năm nay quyết đi dò!)
    Còn rất nhiều nhiều người viết nữa, họ đến chủ yếu gặp gỡ nhau và ký tặng (thời điểm và không gian tuyệt thú để lấy signature của những tác giả mình chú ý)
    Chỉ mất vé vào cửa khoảng 3 hay 5K gì đó, vào thoải mái, coi như một chuyến du xuân Văn Miếu. Tớ vẫn muốn các bạn đi đông đông được chút thì hay. Mình là độc giả, nếu chưa có được tiếng nói với những nhà thơ mình chú ý, bét ra cũng nên đến dự không khí lễ hội cho vui. Nhé. Gặp nhau, tán phét thôi mờ.
    Bác VTA đảm nhiệm vụ dưới Hải Phòng nhá, bác xem có giới thiệu cho anh em giọng thơ đáng chú ý ở dưới đó xem nào. Hehe. Còn các đầu cầu khác, tôi rất muốn nghe ý kiến của các bạn đấy!!!
    Lãnh Út.
    Bài tham luận của nhà thơ Lê Đạt tại Văn Miếu năm 2004. Cả ngày hội thơ, nghe được một bài như thế này cũng là đủ tin tưởng vào thơ rồi, cần gì nhiều.
    CHO MỘT MÙA BỘI THƠ
    1. Người làm thơ có nhiều quan hệ họ hàng với những vận động viên chạy đường dài. Trong cuộc Maratong với tương lai không gì nản bằng biết trước những câu thơ mình đều lần lượt bị loại.
    Ai cũng biết thời gian là một trọng tài nghiêm khắc và vô tư. Thời gian lại sống độc thân nên không có vị phu nhân nào đảm trách việc nhận phong bì hay biếu xén cửa hậu.
    Một tài năng kiệt xuất như Nguyễn Du mà cũng không thoát khỏi nỗi lo lắng chung của những người cầm bút. ?oBa trăm năm sau thiên hạ ai người khóc Tố Như?.
    Trong cuộc chạy đua gay go này tài năng cùng lắm chỉ có giá trị quyết định 40%, còn lại là sự khổ luyện. Một nhà văn Pháp còn cực đoan hơn. Theo ông, ?othiên tài chỉ là một sự kiên nhẫn trường kỳ?.
    Hiển nhiên kiên nhẫn không sinh ra thiên tài. Nhưng nếu không có kiênn hẫn và khổ luyện, tài năng có thể bị thui chột, thậm chí chết yểu.
    2. Dư luận thường định kiến rằng các nhà thơ hiện đại coi rẻ truyền thống- Đó là một định kiến sai lầm.
    Mong ước sâu xa của một nhà thơ hiện đạ là tổ chức lễ Giáng sinh của mình cùng với lễ Phục sinh của cha ông.
    Trung thành với cha ông là làm khác họ như họ từng làm khác những thế hệ trước để lập ngôn.
    Dân tộc và thế giới là hai mặt của một vấn đề. Thế giới mà không dân tộc thơ sẽ trở thành lai căng và trước sau cũng tàn lụi vì mất gốc.
    Dân tộc mà không thế giới thơ có nguy cơ suy thoái thành những nền thơ thổ dân sống lay lắt trong những vùng bảo hộ heo hút.
    Một nhà thơ yêu dân tộc mình phải là một bộ hành của nền thơ nhân loại- Mình phải biết thế giới, xem họ tiến đến đâu để không lầm tưởng những bước đã quá khứ của họ là tương lai của mình.
    Đó là một trách nhiệm khó khăn, can đảm, hơn nữa, một đạo đức.
    Xin chúc tất cả chúng ta một mùa bội thơ.
    L.Đ
    (Tham luận đọc tại hội thảo nhân ngày Thơ Việt Nam lần thứ hai tại Văn Miếu).
  6. caunem

    caunem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    hôm nay hơi rảnh nên ngồi đượcnghiền hết bài này ...
    nghe như kiểu Hịch Tướng Sĩ í nhỉ ...
  7. caunem

    caunem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    hôm nay hơi rảnh nên ngồi đượcnghiền hết bài này ...
    nghe như kiểu Hịch Tướng Sĩ í nhỉ ...
  8. nguoikinhbacyeumuathu

    nguoikinhbacyeumuathu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn! Mình mới vào Thica không lâu nên chắc hẳn không quen nhiều bạn trong này lắm. Nhưng thấy các bạn bàn luận về ngày hội thơ của cả nước sắp diễn ra nên mình có mấy lời muốn nói:
    -Mình nghĩ thơ là thuộc về cõi tâm linh mà đã thuộc về tâm linh thì nhất thiết phải dành cho những người mình thực sự muốn dành cho chứ không phải đọc thơ trước hàng vài trăm người giống như người ta rao bánh mì hay rao "ai tẩm quất đê"...
    -Thực sự mình không thích ngày hội thơ vì mình thấy chúng ta hay khua chiêng gõ mõ quá mà thực sự thì mục đích của việc mở ngày hội thơ là để làm gì? Tưởng nhớ về hồn dân tộc ư? Hay cho thế giới biết người VN cũng là những người có tâm hồn thi ca? Theo thiển ý của mình thì lý do chính trị của lãnh đạo BỘ VHTT đưa vào ngày hội thơ là rõ ràng và nó quan trọng hơn các lý do khác.
    -Theo mình được biết thì các nhà thơ của chúng ta mải bận kiếm tiền nên chắc chắn thời gian dành cho ngày hội thơ cũng không nhiều. Bởi vậy mà các nhà thơ và quý độc giả yêu thơ chỉ có thể đến với ngày này theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa.Đã là một đất nước có tâm hồn thi ca thì không phải 1 ngày được dành riêng cho thi ca mà cả 365 ngày cũng phải như vậy
    -Thi ca chỉ dành riêng cho một bộ phận người chứ không phải là tất cả. Chúng ta đến với thơ nghĩa là cần đến nó và trân trọng, yêu quý nó chứ không phải nói tới thơ như một món hàng được trưng ra , triển lãm rồi mua bán.
    -Theo tôi bản thân thơ đã là kín đáo và bí ẩn giấu trong nó những nỗi niềm riêng nên ta cũng đừng tò mò, tìm hiểu nó làm gì. Đã là cõi riêng thì không ai được xâm phạm.
    -Từ bé tới giờ tôi chỉ thích giọng thơ kỳ dị của Hàn Mạc Tử nhưng tôi cũng chỉ thuộc 1 hoặc 2 câu trong 1 hay 2 bài nào đó. Còn của những người khác chỉ là số 0.Thơ Nguyễn Du tôi cũng chỉ thuộc vài câu trong Kiều mà thôi.
    -Tôi thấy hiện nay danh vị "nhà thơ" Việt Nam ta có rất nhiều nhưng những nhà thơ đúng nghĩ theo thiển ý của tôi không nhiều.Những người mạo nhận là người tình của thơ, tri âm, tri kỷ của thơ cũng không ít
    -Cuối cùng cho tôi xin nói câu cuối cùng: Thơ bản thân nó có đời sống riêng, có tâm hồn riêng nên không cần ai đó phải tung hứng hay lăng xê nó. Hãy giữ nguyên giá trị thực tế của nó: Là cõi riêng thiêng liêng của mỗi người .Là nơi mà ta lui vào giấu mình khỏi bụi bặm của cuộc sống.NÓ thực sự thoát tục. Như những nhà tu hành chúng ta đến với thơ hãy coi mình đang thiền tịnh trong ĐẠO THƠ.
    Được nguoikinhbacyeumuathu sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 17/02/2005
  9. nguoikinhbacyeumuathu

    nguoikinhbacyeumuathu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn! Mình mới vào Thica không lâu nên chắc hẳn không quen nhiều bạn trong này lắm. Nhưng thấy các bạn bàn luận về ngày hội thơ của cả nước sắp diễn ra nên mình có mấy lời muốn nói:
    -Mình nghĩ thơ là thuộc về cõi tâm linh mà đã thuộc về tâm linh thì nhất thiết phải dành cho những người mình thực sự muốn dành cho chứ không phải đọc thơ trước hàng vài trăm người giống như người ta rao bánh mì hay rao "ai tẩm quất đê"...
    -Thực sự mình không thích ngày hội thơ vì mình thấy chúng ta hay khua chiêng gõ mõ quá mà thực sự thì mục đích của việc mở ngày hội thơ là để làm gì? Tưởng nhớ về hồn dân tộc ư? Hay cho thế giới biết người VN cũng là những người có tâm hồn thi ca? Theo thiển ý của mình thì lý do chính trị của lãnh đạo BỘ VHTT đưa vào ngày hội thơ là rõ ràng và nó quan trọng hơn các lý do khác.
    -Theo mình được biết thì các nhà thơ của chúng ta mải bận kiếm tiền nên chắc chắn thời gian dành cho ngày hội thơ cũng không nhiều. Bởi vậy mà các nhà thơ và quý độc giả yêu thơ chỉ có thể đến với ngày này theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa.Đã là một đất nước có tâm hồn thi ca thì không phải 1 ngày được dành riêng cho thi ca mà cả 365 ngày cũng phải như vậy
    -Thi ca chỉ dành riêng cho một bộ phận người chứ không phải là tất cả. Chúng ta đến với thơ nghĩa là cần đến nó và trân trọng, yêu quý nó chứ không phải nói tới thơ như một món hàng được trưng ra , triển lãm rồi mua bán.
    -Theo tôi bản thân thơ đã là kín đáo và bí ẩn giấu trong nó những nỗi niềm riêng nên ta cũng đừng tò mò, tìm hiểu nó làm gì. Đã là cõi riêng thì không ai được xâm phạm.
    -Từ bé tới giờ tôi chỉ thích giọng thơ kỳ dị của Hàn Mạc Tử nhưng tôi cũng chỉ thuộc 1 hoặc 2 câu trong 1 hay 2 bài nào đó. Còn của những người khác chỉ là số 0.Thơ Nguyễn Du tôi cũng chỉ thuộc vài câu trong Kiều mà thôi.
    -Tôi thấy hiện nay danh vị "nhà thơ" Việt Nam ta có rất nhiều nhưng những nhà thơ đúng nghĩ theo thiển ý của tôi không nhiều.Những người mạo nhận là người tình của thơ, tri âm, tri kỷ của thơ cũng không ít
    -Cuối cùng cho tôi xin nói câu cuối cùng: Thơ bản thân nó có đời sống riêng, có tâm hồn riêng nên không cần ai đó phải tung hứng hay lăng xê nó. Hãy giữ nguyên giá trị thực tế của nó: Là cõi riêng thiêng liêng của mỗi người .Là nơi mà ta lui vào giấu mình khỏi bụi bặm của cuộc sống.NÓ thực sự thoát tục. Như những nhà tu hành chúng ta đến với thơ hãy coi mình đang thiền tịnh trong ĐẠO THƠ.
    Được nguoikinhbacyeumuathu sửa chữa / chuyển vào 09:28 ngày 17/02/2005
  10. caunem

    caunem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    chào bạn NKBYMT
    đầu tiên tôi phải nói những điều bạn nêu ra tỉ tỉ như nà : [thơ thuộc về cõi tâm linh ] [thơ thuộc về thế giới riêng của nó và không cần tung hứng,lăng xê ... ] và ... và ... [ phải nà 365 ngày đều dành cho thơ ] ... v.v.v (xin lỗi tôi không nhớ nguyên văn ) thì xin thưa ...bạn nói rất đúng !... đúng mà chả ai cần phân bua , tranh cãi làm gì cho mệt . Có lẽ ngày nào ban điều tra kinh tế phán rằng : Hà Nội có lắm người giàu hơn các tỉnh lẻ . Và coi đó là một phát hiện thì bạn nói thú vị lắm thay
    Và không dấu diếm tôi bảo rằng ... cái ý nghĩ của bạn mà được ví như một con ếch và ngày ngày nhảy muốn (và )cao hơn ... thì nó đang bị nhốt trong chuồng !
    chậc ... đang nói về cái gì ấy nhỉ ?
    đang phân tích tâm hồn , cảm nghĩ về thơ một cụ hay dấm dứ rủ nhau đi [ăn chơi nhảy múa] không biết ?
    lại còn từ xưa mới chả nay ... thích mới chẳng không thích ... ặc !

Chia sẻ trang này