1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN THỜI SỰ ! Tạp pế lù .

Chủ đề trong 'ĐH Hàng Hải Việt Nam (VIMARU)' bởi vuathuoclao, 30/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ladyfirst24

    ladyfirst24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    0
    Cantona - cầu thủ nước ngoài hay nhất Premier League

    Trong cuộc bầu chọn các danh hiệu nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập giải Ngoại hạng - Premier League (từ năm 1992), cựu tiền đạo của Manchester United đã được chọn là gương mặt tiêu biểu nhất trong số hàng trăm "lính đánh thuê" tại nước Anh suốt thời gian nói trên.
    Tham gia bỏ phiếu có đại diện của Hiệp hội các cầu thủ chuyên nghiệp, các HLV và phóng viên. Eric Cantona - huyền thoại của MU - đến sân Old Trafford từ Leeds United vào năm 1992 với mức phí chuyển nhượng chỉ là 1,2 triệu bảng. Anh khoác chiếc áo đỏ trong 191 trận, ghi được 88 bàn thắng và cùng đồng đội đoạt 4 danh hiệu vô địch giải Ngoại hạng, 2 Cup FA, trước khi từ giã sân cỏ năm 1997.
    Danh hiệu HLV tiêu biểu được trao cho ông Alex Ferguson, người tạo nên mọi thành công của Manchester Utd trong một thập kỷ qua. Cantona phát biểu: "Alex là HLV tuyệt vời nhất đối với tôi. Ông đã giúp tôi phát huy được tài năng bắt đầu bước vào độ chín. Alex luôn quan tâm đến mọi thứ, từ các bài tập, chế độ ăn nghỉ của cầu thủ, điều mà nhiều nhà cầm quân khác không biết làm".
    Alan Shearer, tiền đạo của Newcastle, được bầu là Cầu thủ nội địa hay nhất trong vòng 10 năm qua. Phần thưởng này xứng đáng với những gì cựu thủ quân đội tuyển Anh đã thể hiện trong màu áo Blackburn Rovers và Newcastle. Shearer tâm sự: "Đây là vinh dự lớn nhất mà tôi từng được nhận. Thành thật mà nói, trong sự nghiệp của mình, tôi đã từng thi đấu với rất nhiều cầu thủ tài năng, họ đều xứng đáng được trao danh hiệu này".
    Đội hình hay nhất thập kỷ của giải Ngoại hạng:
    Thủ môn Schmeichel - hậu vệ Gary Neville, Tony Adams, Marcel Desailly, Denis Irwin - tiền vệ Beckham, Patrick Vieira, Paul Scholes, Ryan Giggs - tiền đạo Cantona, Shearer.

    Nếu chỉ sống cho qua ngày ... Bao nhiêu mơ ước trôi qua tầm tay ...
  2. ladyfirst24

    ladyfirst24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    0
    Nhiễm virus Entero và hội chứng não cấp ở trẻ em

    Từ đầu tháng 3 tới nay, BV Nhi đồng 1 TP HCM đã tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc hội chứng não cấp, 13 cháu tử vong nhanh chóng sau khi nhập viện. Kết hợp các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ trong khu vực, giới chuyên môn nghĩ nhiều tới khả năng thủ phạm chính là virus entero. Vậy virus entero là gì và nó nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
    Virus Entero.
    Entero là tên gọi chung của một nhóm các virus: Coxsackie A 1-24; Coxsackie B 1-6; Entero 68-71, Echo 1-34, Polio 1, 2, 3 (gây bại liệt). Triệu chứng lâm sàng và mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc nhiều vào loại virus gây bệnh.
    Chính chủng Entero 71 (EV71) gần đây đã gây ra hai vụ dịch viêm não nghiêm trọng ở trẻ em: một ở Malaysia vào năm 1997 làm 50 trẻ bị chết, và một tại Đài Loan vào năm 1998, cướp đi 78 sinh mạng.
    Sau đó, vào tháng 10/2000, virus Coxsackie A16 đã tấn công 1.100 trẻ em ở Singapore. Bệnh được biết đến với cái tên HFMD (bệnh tay - chân - miệng). Nạn nhân chủ yếu là trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Biểu hiện lâm sàng bao gồm: sốt, nổi các mụn rộp loét trong miệng, bàn tay và bàn chân, nổi ban ở da... Tuy nhiên, Coxsackie A16 chỉ gây bệnh nhẹ nên con số tử vong đã dừng lại ở 4, đa số bệnh nhân tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần điều trị. Để ngăn ngừa sự lây lan của virus, quốc đảo sư tử đã phải đóng cửa các trường học, bể bơi, trung tâm vui chơi của trẻ em. Thế nhưng sau đó, bệnh vẫn lan sang nước láng giềng Malaysia, làm hơn 140.000 trẻ bị bệnh, với 4 ca tử vong.
    Virus Entero lan truyền thế nào?
    Nhóm này chủ yếu lây lan qua đường phân - miệng. Tuy nhiên, Coxsackie A21 có thể lây qua dịch tiết đường hô hấp, còn EV 70 lại ẩn nấp trong nước mắt và lan truyền qua ngón tay. Virus Entero có thể nằm ở đường hô hấp trên trong vòng 1-3 tuần và ở phân trong 8 tuần. Ta có thể nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp với phân của bệnh nhân (như khi thay tã cho em bé), hoặc nhiễm gián tiếp thông qua nguồn nước hoặc thực phẩm nhiễm khuẩn. Trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi còn dùng tã, là nguồn lây bệnh chính.
    Đa số bệnh nhi bị hội chứng não cấp ở TP HCM đợt này đều ở độ tuổi dưới 2. Bệnh cảnh lâm sàng chung là: sốt cao đột ngột, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê. Một số bệnh nhân có nổi ban ngoài da. Các biện pháp hồi sức cấp cứu đều không mang lại hiệu quả; bệnh nhân nhanh chóng tử vong vì trụy tim mạch và suy hô hấp.
    Xét nghiệm dịch não ở một số cháu cho kết quả bình thường, nhưng một số có phản ứng kiểu viêm não. Thử nghiệm ban đầu tìm virus viêm não Nhật Bản và virus Herpes đều cho kết quả âm tính.

    Trẻ nhiễm virus Entero có biểu hiện gì?
    Phần lớn các trẻ nhiễm virus Entero chỉ bị sốt, không có biểu hiện gì khác. Một số có thể thấy mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, nổi ban ngoài da, chảy nước mũi, ho... Trẻ nhiễm bệnh thường bình phục mà không có biến chứng. Tuy nhiên, ở thể nặng, virus Entero có thể gây viêm màng não, viêm não. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, 90% trường hợp viêm màng não do virus ở cộng đồng là do các virus Coxsackie B và Echo gây ra.
    Nhóm Entero cũng là thủ phạm gây khoảng 10-20% các trường hợp viêm não do virus (bệnh nhân bị rối loạn tri giác, hôn mê, co giật). Ngoài ra, nhóm Entero cũng có thể gây viêm cơ tim, viêm và xuất huyết kết mạc...
    Việc chẩn đoán và điều trị được thực hiện thế nào?
    Có hai phương pháp chính để truy tìm virus Entero: nuôi cấy tế bào rồi phân lập virus, và thực hiện kỹ thuật PCR (Phản ứng chuỗi polymerase) để phát hiện cấu trúc di truyền của virus. Việc chữa trị vẫn dừng lại ở điều trị triệu chứng, chưa có thuốc đặc hiệu.
    Cần phòng bệnh ra sao?
    Hiện chưa có vacxin phòng bệnh. Virus có thể sinh sôi nảy nở trong niêm mạc ruột và truyền từ người sang người qua đường miệng. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa chính là thường xuyên rửa tay, nhất là sau khi thay tã cho trẻ. Cần tiến hành khử trùng bề mặt bị nhiễm bẩn bằng nước cọ nhà, giặt sạch quần áo dính bẩn và rửa sạch các vật dụng mà trẻ vẫn dùng. Không nên đưa trẻ tới trường trong những ngày bị bệnh. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thể làm giảm phần nào sự lan truyền bệnh.
    Lời khuyên thầy thuốc:
    Cha mẹ cần theo dõi sát những trẻ bị sốt cao, tiêu chảy và nôn. Nếu thấy cháu có biểu hiện bất thường như sốt cao không dứt, vật vã, bứt rứt, rối loạn tri thức... thì cần đưa tới bệnh viện ngay.


    Nếu chỉ sống cho qua ngày ... Bao nhiêu mơ ước trôi qua tầm tay ...

Chia sẻ trang này