1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin Tình báo- Tin về tình hình quân sự ASEAN (P1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 25/06/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Không giống các nghề khác, đã được nhận vào làm là ?ocó công việc ổn định?, những người làm công tác khẩn nguy cứu nạn sân bay mỗi năm phải thi lại một lần. Hai năm lại có một cuộc diễn tập thật quy mô.
    Cứ thế, không ai ngoại lệ, cho đến lúc thôi không làm nữa. Tất cả kiến thức nghiệp vụ từ lý thuyết đến thực hành phải đạt chuẩn thế giới, chạy 100 m không quá 9 giây mới được cấp lại thẻ hành nghề.
    Người nào sức đã yếu, độ nhanh nhạy không còn đành... vui vẻ chia tay. ?oTất cả vì tính mạng hành khách? - họ phải tự an ủi mình như vậy
    Theo tôi hiện nay chưa có VĐV nào trên thế giới có thể chạy 100m trong 9 giây hoặc ít hơn. Nếu mà VN mìny chạy được như thì VN đã cướp hết HCV ở thế vận hội rồi.
  2. GREEN_PINE

    GREEN_PINE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    1.608
    Đã được thích:
    0
    Thấy cái này Pót cho các Bác tham khảo
    Diễn đàn Quốc phòng Châu Á - Thái Bình Dương
    Những bài học mới và những bất ngờ Một lần nữa Singapore lại đóng vai trò của một ?ongã tư quốc tế? không chỉ về mặt hàng hải, tài chính ngân hàng mà còn về mặt chiến lược trong cả thực tế lẫn lý thuyết, học thuật quốc phòng:
    Diễn đàn ?oĐối thoại? của Học viện quốc tế Nghiên cứu chiến lược quốc phòng (IISS) tại khách sạn Shangri-La ở Singapore tuần qua trong ba ngày với sự tham dự của Anh, Ân Độ, Brunei, Campuchia, Canada, Đông Timor, Indonesia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Pakistan, Pháp, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Úc và VN.
    Đâu là những mối đe dọa lớn ở châu Á - Thái Bình Dương? Bài học gì từ sự đôi co giữa Mỹ và Trung Quôc (TQ)? Bất ngờ Nhật Bản là gì?
    Hãy cứ "đối thoại"
    Từ 2002, Singapore bắt đầu tổ chức các diễn đàn mang tên ?oĐối thoại? mà khách mời chính thức vào hàng bộ trưởng quốc phòng (hoặc đại diện). Chính vì Học viện IISS nổi tiếng toàn cầu này, ngoài trụ sở chính và phụ tại London và Washington, còn có một cơ sở nữa tại Singapore mà diễn đàn này đã được IISS tổ chức tại Singapore.
    IISS là một tổ chức phi chính phủ khai sinh tại Anh năm 1958, được hưởng qui chế hoạt động và được miễn thuế của một ?otổ chức nhân đạo?, có tôn chỉ hoạt động là ?othông tin một cách khách quan về các diễn biến quân sự chính trị, phân tích một cách thích đáng nhất, mời các quan chức quốc phòng cao cấp nhất khu vực để làm rõ những vấn đề đang được quan tâm, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, nhằm duy trì các quan hệ quốc tế văn minh trong thời đại hạt nhân?. Các quan chức đến diễn đàn phi chính phủ này để trình bày các lý lẽ của nước mình, để gặp gỡ riêng tư, dàn xếp?
    Từ sau chiến tranh lạnh, xu hướng công khai, đối thoại đã trở nên ?oluật chơi?. Việc các nước, kể cả VN, lần lượt công bố các sách trắng quốc phòng chính là trong ?oluật chơi? công khai đó. Thật ra trong thời buổi này, các nước bán vũ khí không giấu giếm gì các thương vụ của mình: bán được càng nhiều càng có nghĩa vũ khí xuất khẩu của nước đó được ?ongười tiêu dùng? tin cậy.
    Ngày nay, hợp đồng bán/mua chiến đấu cơ Su-27 hoặc tên lửa phòng không S300 PMU1 chống tên lửa đạn đạo Tomahawk, bán cho cả các ?ođối thủ tiềm năng? sát cạnh nhau, ký chưa ráo mực đã được rao cả trên báo chí quốc tế rồi.
    Kinh doanh là kinh doanh, song lái súng chính là kẻ kinh doanh ?olạnh lùng thượng hạng?. Chẳng có gì gọi là bí mật nữa cả nhất là khi từ không gian các vệ tinh thoải mái chụp ảnh dưới đất như chỉ ở khoảng cách... 1m. Bí mật có chăng chỉ còn là tỉ lệ chiết khấu. Từ đó, các quốc gia trong chừng mực nào đó công khai với nhau, cả những lo ngại lẫn những mong đợi, để rồi mặc cả được thì mặc cả.
    Diễn đàn ARF - diễn đàn an ninh chính thức của ASEAN - hơn chục năm qua cũng đã dẫn đến ?oqui ước hành xử trên biển Đông? giữa ASEAN - TQ. Đã đành rằng ký kết là một chuyện, chấp hành hay không lại là chuyện khác, nhưng ký kết được thì hãy cứ vỗ tay: ít nhất hôm nay, ngày mai chiến tranh cũng chưa nổ ra? Trong ý nghĩa đó, các quan chức đến với diễn đàn và đọc diễn văn...
    Đấu khẩu Mỹ - TQ
    Thông tấn xã AP của Mỹ mô tả tóm tắt diễn đàn này một cách khá lý thú: ?oMalaysia nói về nạn cướp biển. Philippines về vấn nạn du kích. Nhật Bản và Hàn Quốc phiền hà vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
    TQ chỉ cử đến một phái đoàn cấp thấp song lại thu hút nhiều chú ý do lẽ TQ đang là một nền kinh tế rất ?ophàm ăn?. TQ lại đang tranh cãi với Nhật về lịch sử chiến tranh của nước này, đang bất đồng với Hoa Kỳ và châu Âu về hàng may mặc xuất khẩu, và đang là tâm điểm của một cuộc xung đột ?otiềm năng? qua những tăng cường khẳng định chủ quyền trên đảo Đài Loan?.
    Những ?olườm nguýt? nhau giữa Mỹ và TQ trong mấy tháng qua về vấn đề Đài Loan nay bùng nổ trong bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld: ?oSự trỗi dậy của TQ là một thực tế quan trọng mới mẻ trong thời đại này. Thế giới sẽ hoan nghênh một TQ gắn bó với các giải pháp hòa bình. Một cuộc thảo luận thẳng thắn về TQ không thể bỏ qua những mối quan tâm của khu vực.
    Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Quốc phòng mỗi năm tường trình về sách lược quân sự và sự hiện đại hóa quân sự của TQ. Bản báo cáo năm nay sắp được công bố. Trong số các vấn đề mà bản báo cáo nêu, có kết luận rằng TQ chi tiêu quân sự cao hơn là các con số được công bố chính thức. TQ được đánh giá là có ngân sách quân sự đứng hàng thứ ba thế giới và rõ ràng là cao nhất châu Á.
    Có vẻ như TQ đang phát triển lực lượng tên lửa của mình sao cho có thể đạt đến các mục tiêu ở nhiều khu vực trên thế giới trong khi vẫn đang mở rộng khả năng này trong khu vực Thái Bình Dương. TQ cũng đang cải tiến các dự án phát triển các hệ thống khí tài quân sự kỹ thuật cao. Do lẽ không có nước nào đe dọa TQ, người ta phải tự hỏi: Tại sao lại cứ tăng đầu tư quốc phòng? Tại sao lại cứ tiếp tục ào ạt mua vũ khí? Tại sao lại cứ tiếp tục triển khai quân sự mạnh mẽ?? (nguồn: diễn đàn IISS).
    Ngay sau khi ông Rumsfeld kết thúc bài diễn văn, một quan chức TQ - ông Cui Tiankai - từ hàng ghế cử tọa, đặt câu hỏi: ?oThế ông bộ trưởng có thật sự tin rằng TQ không phải đối diện bất cứ một mối đe dọa nào hay không? Liệu Hoa Kỳ có cảm thấy bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của TQ hay không??. Ông Rumsfeld: ?oTQ có bị ai đe dọa đâu. Và Hoa Kỳ cũng chẳng thấy bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của TQ?. (CNS News)
    Từ TQ, nhật báo Anh ngữ China Daily phản pháo tiếp: ?oĐầu năm nay, Chính phủ TQ loan báo tăng chi tiêu quân sự 12,6% lên đến 244,7 tỉ nhân dân tệ, tương đương 30 tỉ USD. Để so sánh: Hoa Kỳ chi 430 tỉ USD trong năm 2004. Cho dù chi tiêu quân sự của TQ chỉ khoảng 1/5 của Lầu Năm Góc nhưng ông Rumsfeld vẫn cho rằng như thế là quá nhiều?.
    ?oChọc giận? nhau, nhưng đến khi có việc cần lại ?orủ rê?; ông Rumsfeld phát biểu tiếp: ?oCác tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đe dọa an ninh và ổn định khu vực cũng như cả thế giới... Tổng thống Bush và bốn nhà lãnh đạo khác yêu cầu Bình Nhưỡng trở lại đàm phán sáu bên. Nước duy nhất có thể góp phần đáng kể trong việc thuyết phục Bắc Triều Tiên trở lại đàm phán sáu bên, đó là TQ?.
    Âu cũng là một kinh nghiệm: trong thế giới đầy tương tác này, bực nhau cứ việc nhưng chớ nên cự tuyệt nhau.
    Chuyển biến bất ngờ của Nhật Bản
    Phát biểu của cục trưởng Cục Phòng vệ Nhật Yoshinori Ohno rất đáng chú ý: ?oNhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới có kinh nghiệm bị khủng bố bằng khí độc trong đường hầm xe điện cách đây mười năm. Cho nên chúng tôi rất cảnh giác chống trả các đe dọa này. Nhật sẽ triển khai các lực lượng phòng thủ hữu hiệu, cơ động và đa chức năng nhằm đáp ứng một cách hiệu quả các đe dọa mới và các tình hình khác nhau, kể cả tình huống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một trong những khả năng đó là việc phòng chống tên lửa.
    Hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ hoàn toàn chỉ nhằm phòng thủ khi bị tấn công trước bằng tên lửa đạn đạo, chứ không để tấn công vào lãnh thổ bất cứ nước nào. Trong một cuộc thăm dò dư luận, 2/3 dân chúng Nhật ủng hộ việc nhập hệ thống phòng thủ tên lửa và Chính phủ Nhật cũng đã đệ trình Quốc hội Nhật một bộ luật cho phép lực lượng phòng vệ được phản công các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chỉ trong vòng vài phút. Chúng tôi hi vọng hệ thống phòng thủ này sẽ tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào các nỗ lực quốc tế chống lại việc phổ biến vũ khí hủy diệt cùng các hình thức cung cấp các vũ khí này? (nguồn: diễn đàn IISS).
    Rõ ràng là ông Ohno nhắm đến Bình Nhưỡng mà bấy lâu nay cứ biểu diễn màn phóng tên lửa về phía Nhật. Tất nhiên, nội dung những loan báo của ông Ohno không mới mẻ gì đối với giới tình báo chiến lược: Nhật Bản đã có hệ thống tên lửa chống tên lửa. Vấn đề ở đây là ý nghĩa của hành động loan báo ấy: đừng dọa nhau nữa, từ nay chúng tôi sẽ tự bảo vệ lấy thân, không cần và nhất là không lệ thuộc vào ?ocái dù? nào nữa.
    Không phải vô cớ mà ông Ohno, trong bài diễn văn của mình, đã tỏ ra ?onhớ dai? vô cùng: ?oBắc Triều Tiên liên tục tìm cách triển khai tên lửa đạn đạo từ mấy thập niên qua. Và tôi còn nhớ rõ họ đã phóng tên lửa đạn đạo qua đầu Nhật Bản vào tháng 8-1998. Lúc đó, với tư cách thành viên Quốc hội Nhật, tôi lập tức bay đến New York và giải thích về tính nghiêm trọng của sự việc cho các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ.
    Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây, 2/3 dân chúng Nhật ủng hộ một đường lối cứng rắn chống lại Bắc Triều Tiên, chẳng hạn trừng phạt kinh tế, như là một bằng chứng của sự phẫn nộ của dân chúng Nhật trước thái độ của Bắc Triều Tiên. Việc Bắc Triều Tiên quay lại đàm phán sáu bên ngay lập tức và vô điều kiện là tối quan trọng? (nguồn: IISS).
    Dẫu sao thì Mỹ cũng không thiệt hại gì trước việc Nhật tự phòng vệ. Do lẽ Mỹ nay chủ trương giảm tải quân sự, đóng cửa các căn cứ cố định ở nước ngoài, rút quân về, tập trung đầu tư cho khả năng cơ động tác chiến, khuyến khích khả năng tự phòng vệ của các đồng minh, cụ thể là Hàn Quốc và Nhật Bản ở châu Á, các nước châu Âu trong NATO. Quan hệ Mỹ - Nhật sẽ chuyển thành quan hệ mua/bán. Thật ra không phải cứ có tiền là mua được vũ khí của Mỹ. Phải là đồng minh mới được mua. Pakistan hơn chục năm qua kẹt cứng không mua được F-16 của Mỹ, nay mới được mua.
    Và ?obánh ít đi, bánh qui lại?, thời thế thế thời phải thế. Tháng ba năm nay, Thủ tướng Nhật Koizumi đã phát biểu: ?oMục đích của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nhật là ngăn chặn các tên lửa nhắm đến đất Nhật. Chúng ta không nghĩ đến việc xử lý các tên lửa nào bay đến các đồng minh của Nhật. Chỉ cần tính toán góc bay và cao độ của một tên lửa đang bay là có thể xác định nó nhắm đến mục tiêu nào? (Wiki News 19-3). Sòng phẳng đến thế là cùng!
    Nếu nghiền ngẫm bài diễn văn của Bộ trưởng Ohno sẽ thấy một loan báo trọng đại hơn nhiều: ?oĐã 60 năm trôi qua kể từ Thế chiến 2. Căn cứ theo tử vi phương Đông, 60 năm là một vòng trường sinh, một chu kỳ sống. 60 năm trước, Nhật hồi sinh như là một đất nước yêu hòa bình và dân chủ. Nay bắt đầu một vòng đời mới, Nhật lần này nên tái sinh không chỉ như là một quốc gia yêu hòa bình mà là một quốc gia hậu thuẫn hòa bình.
    Chúng tôi đã hiểu ra rằng yêu hòa bình và mong muốn hòa bình mà thôi chưa đủ, mà nhất thiết phải tích cực góp phần tạo ra một môi trường an ninh quốc tế thuận lợi nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới? (nguồn: IISS). Nói tóm tắt, 60 năm qua ?onhịn? đã đủ rồi. Nay không ?onhịn? nữa. Vấn đề là ?onhịn? ai. Chắc không chỉ mỗi Bình Nhưỡng.
    Thêm một kinh nghiệm khác: trong một thế giới mà chiến tranh và hòa bình luân phiên thay thế nhau, chẳng có gì là mãi mãi cả, càng chẳng có một tình hữu nghị hay một liên minh nào thật sự cả, mà chỉ là những lợi ích tương đồng giai đoạn. Cũng con tàu đó ngày hôm nay cập bến này rất hữu nghị, tuần tới sẽ cặp bến kia, thậm chí tập trận với kẻ khác. Khôn sống, dại chết.
  3. GREEN_PINE

    GREEN_PINE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    1.608
    Đã được thích:
    0
    Thấy cái này Pót cho các Bác tham khảo
    Diễn đàn Quốc phòng Châu Á - Thái Bình Dương
    Những bài học mới và những bất ngờ Một lần nữa Singapore lại đóng vai trò của một ?ongã tư quốc tế? không chỉ về mặt hàng hải, tài chính ngân hàng mà còn về mặt chiến lược trong cả thực tế lẫn lý thuyết, học thuật quốc phòng:
    Diễn đàn ?oĐối thoại? của Học viện quốc tế Nghiên cứu chiến lược quốc phòng (IISS) tại khách sạn Shangri-La ở Singapore tuần qua trong ba ngày với sự tham dự của Anh, Ân Độ, Brunei, Campuchia, Canada, Đông Timor, Indonesia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Pakistan, Pháp, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Úc và VN.
    Đâu là những mối đe dọa lớn ở châu Á - Thái Bình Dương? Bài học gì từ sự đôi co giữa Mỹ và Trung Quôc (TQ)? Bất ngờ Nhật Bản là gì?
    Hãy cứ "đối thoại"
    Từ 2002, Singapore bắt đầu tổ chức các diễn đàn mang tên ?oĐối thoại? mà khách mời chính thức vào hàng bộ trưởng quốc phòng (hoặc đại diện). Chính vì Học viện IISS nổi tiếng toàn cầu này, ngoài trụ sở chính và phụ tại London và Washington, còn có một cơ sở nữa tại Singapore mà diễn đàn này đã được IISS tổ chức tại Singapore.
    IISS là một tổ chức phi chính phủ khai sinh tại Anh năm 1958, được hưởng qui chế hoạt động và được miễn thuế của một ?otổ chức nhân đạo?, có tôn chỉ hoạt động là ?othông tin một cách khách quan về các diễn biến quân sự chính trị, phân tích một cách thích đáng nhất, mời các quan chức quốc phòng cao cấp nhất khu vực để làm rõ những vấn đề đang được quan tâm, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, nhằm duy trì các quan hệ quốc tế văn minh trong thời đại hạt nhân?. Các quan chức đến diễn đàn phi chính phủ này để trình bày các lý lẽ của nước mình, để gặp gỡ riêng tư, dàn xếp?
    Từ sau chiến tranh lạnh, xu hướng công khai, đối thoại đã trở nên ?oluật chơi?. Việc các nước, kể cả VN, lần lượt công bố các sách trắng quốc phòng chính là trong ?oluật chơi? công khai đó. Thật ra trong thời buổi này, các nước bán vũ khí không giấu giếm gì các thương vụ của mình: bán được càng nhiều càng có nghĩa vũ khí xuất khẩu của nước đó được ?ongười tiêu dùng? tin cậy.
    Ngày nay, hợp đồng bán/mua chiến đấu cơ Su-27 hoặc tên lửa phòng không S300 PMU1 chống tên lửa đạn đạo Tomahawk, bán cho cả các ?ođối thủ tiềm năng? sát cạnh nhau, ký chưa ráo mực đã được rao cả trên báo chí quốc tế rồi.
    Kinh doanh là kinh doanh, song lái súng chính là kẻ kinh doanh ?olạnh lùng thượng hạng?. Chẳng có gì gọi là bí mật nữa cả nhất là khi từ không gian các vệ tinh thoải mái chụp ảnh dưới đất như chỉ ở khoảng cách... 1m. Bí mật có chăng chỉ còn là tỉ lệ chiết khấu. Từ đó, các quốc gia trong chừng mực nào đó công khai với nhau, cả những lo ngại lẫn những mong đợi, để rồi mặc cả được thì mặc cả.
    Diễn đàn ARF - diễn đàn an ninh chính thức của ASEAN - hơn chục năm qua cũng đã dẫn đến ?oqui ước hành xử trên biển Đông? giữa ASEAN - TQ. Đã đành rằng ký kết là một chuyện, chấp hành hay không lại là chuyện khác, nhưng ký kết được thì hãy cứ vỗ tay: ít nhất hôm nay, ngày mai chiến tranh cũng chưa nổ ra? Trong ý nghĩa đó, các quan chức đến với diễn đàn và đọc diễn văn...
    Đấu khẩu Mỹ - TQ
    Thông tấn xã AP của Mỹ mô tả tóm tắt diễn đàn này một cách khá lý thú: ?oMalaysia nói về nạn cướp biển. Philippines về vấn nạn du kích. Nhật Bản và Hàn Quốc phiền hà vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
    TQ chỉ cử đến một phái đoàn cấp thấp song lại thu hút nhiều chú ý do lẽ TQ đang là một nền kinh tế rất ?ophàm ăn?. TQ lại đang tranh cãi với Nhật về lịch sử chiến tranh của nước này, đang bất đồng với Hoa Kỳ và châu Âu về hàng may mặc xuất khẩu, và đang là tâm điểm của một cuộc xung đột ?otiềm năng? qua những tăng cường khẳng định chủ quyền trên đảo Đài Loan?.
    Những ?olườm nguýt? nhau giữa Mỹ và TQ trong mấy tháng qua về vấn đề Đài Loan nay bùng nổ trong bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld: ?oSự trỗi dậy của TQ là một thực tế quan trọng mới mẻ trong thời đại này. Thế giới sẽ hoan nghênh một TQ gắn bó với các giải pháp hòa bình. Một cuộc thảo luận thẳng thắn về TQ không thể bỏ qua những mối quan tâm của khu vực.
    Quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Quốc phòng mỗi năm tường trình về sách lược quân sự và sự hiện đại hóa quân sự của TQ. Bản báo cáo năm nay sắp được công bố. Trong số các vấn đề mà bản báo cáo nêu, có kết luận rằng TQ chi tiêu quân sự cao hơn là các con số được công bố chính thức. TQ được đánh giá là có ngân sách quân sự đứng hàng thứ ba thế giới và rõ ràng là cao nhất châu Á.
    Có vẻ như TQ đang phát triển lực lượng tên lửa của mình sao cho có thể đạt đến các mục tiêu ở nhiều khu vực trên thế giới trong khi vẫn đang mở rộng khả năng này trong khu vực Thái Bình Dương. TQ cũng đang cải tiến các dự án phát triển các hệ thống khí tài quân sự kỹ thuật cao. Do lẽ không có nước nào đe dọa TQ, người ta phải tự hỏi: Tại sao lại cứ tăng đầu tư quốc phòng? Tại sao lại cứ tiếp tục ào ạt mua vũ khí? Tại sao lại cứ tiếp tục triển khai quân sự mạnh mẽ?? (nguồn: diễn đàn IISS).
    Ngay sau khi ông Rumsfeld kết thúc bài diễn văn, một quan chức TQ - ông Cui Tiankai - từ hàng ghế cử tọa, đặt câu hỏi: ?oThế ông bộ trưởng có thật sự tin rằng TQ không phải đối diện bất cứ một mối đe dọa nào hay không? Liệu Hoa Kỳ có cảm thấy bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của TQ hay không??. Ông Rumsfeld: ?oTQ có bị ai đe dọa đâu. Và Hoa Kỳ cũng chẳng thấy bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của TQ?. (CNS News)
    Từ TQ, nhật báo Anh ngữ China Daily phản pháo tiếp: ?oĐầu năm nay, Chính phủ TQ loan báo tăng chi tiêu quân sự 12,6% lên đến 244,7 tỉ nhân dân tệ, tương đương 30 tỉ USD. Để so sánh: Hoa Kỳ chi 430 tỉ USD trong năm 2004. Cho dù chi tiêu quân sự của TQ chỉ khoảng 1/5 của Lầu Năm Góc nhưng ông Rumsfeld vẫn cho rằng như thế là quá nhiều?.
    ?oChọc giận? nhau, nhưng đến khi có việc cần lại ?orủ rê?; ông Rumsfeld phát biểu tiếp: ?oCác tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đe dọa an ninh và ổn định khu vực cũng như cả thế giới... Tổng thống Bush và bốn nhà lãnh đạo khác yêu cầu Bình Nhưỡng trở lại đàm phán sáu bên. Nước duy nhất có thể góp phần đáng kể trong việc thuyết phục Bắc Triều Tiên trở lại đàm phán sáu bên, đó là TQ?.
    Âu cũng là một kinh nghiệm: trong thế giới đầy tương tác này, bực nhau cứ việc nhưng chớ nên cự tuyệt nhau.
    Chuyển biến bất ngờ của Nhật Bản
    Phát biểu của cục trưởng Cục Phòng vệ Nhật Yoshinori Ohno rất đáng chú ý: ?oNhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới có kinh nghiệm bị khủng bố bằng khí độc trong đường hầm xe điện cách đây mười năm. Cho nên chúng tôi rất cảnh giác chống trả các đe dọa này. Nhật sẽ triển khai các lực lượng phòng thủ hữu hiệu, cơ động và đa chức năng nhằm đáp ứng một cách hiệu quả các đe dọa mới và các tình hình khác nhau, kể cả tình huống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một trong những khả năng đó là việc phòng chống tên lửa.
    Hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ hoàn toàn chỉ nhằm phòng thủ khi bị tấn công trước bằng tên lửa đạn đạo, chứ không để tấn công vào lãnh thổ bất cứ nước nào. Trong một cuộc thăm dò dư luận, 2/3 dân chúng Nhật ủng hộ việc nhập hệ thống phòng thủ tên lửa và Chính phủ Nhật cũng đã đệ trình Quốc hội Nhật một bộ luật cho phép lực lượng phòng vệ được phản công các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo chỉ trong vòng vài phút. Chúng tôi hi vọng hệ thống phòng thủ này sẽ tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào các nỗ lực quốc tế chống lại việc phổ biến vũ khí hủy diệt cùng các hình thức cung cấp các vũ khí này? (nguồn: diễn đàn IISS).
    Rõ ràng là ông Ohno nhắm đến Bình Nhưỡng mà bấy lâu nay cứ biểu diễn màn phóng tên lửa về phía Nhật. Tất nhiên, nội dung những loan báo của ông Ohno không mới mẻ gì đối với giới tình báo chiến lược: Nhật Bản đã có hệ thống tên lửa chống tên lửa. Vấn đề ở đây là ý nghĩa của hành động loan báo ấy: đừng dọa nhau nữa, từ nay chúng tôi sẽ tự bảo vệ lấy thân, không cần và nhất là không lệ thuộc vào ?ocái dù? nào nữa.
    Không phải vô cớ mà ông Ohno, trong bài diễn văn của mình, đã tỏ ra ?onhớ dai? vô cùng: ?oBắc Triều Tiên liên tục tìm cách triển khai tên lửa đạn đạo từ mấy thập niên qua. Và tôi còn nhớ rõ họ đã phóng tên lửa đạn đạo qua đầu Nhật Bản vào tháng 8-1998. Lúc đó, với tư cách thành viên Quốc hội Nhật, tôi lập tức bay đến New York và giải thích về tính nghiêm trọng của sự việc cho các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ.
    Theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây, 2/3 dân chúng Nhật ủng hộ một đường lối cứng rắn chống lại Bắc Triều Tiên, chẳng hạn trừng phạt kinh tế, như là một bằng chứng của sự phẫn nộ của dân chúng Nhật trước thái độ của Bắc Triều Tiên. Việc Bắc Triều Tiên quay lại đàm phán sáu bên ngay lập tức và vô điều kiện là tối quan trọng? (nguồn: IISS).
    Dẫu sao thì Mỹ cũng không thiệt hại gì trước việc Nhật tự phòng vệ. Do lẽ Mỹ nay chủ trương giảm tải quân sự, đóng cửa các căn cứ cố định ở nước ngoài, rút quân về, tập trung đầu tư cho khả năng cơ động tác chiến, khuyến khích khả năng tự phòng vệ của các đồng minh, cụ thể là Hàn Quốc và Nhật Bản ở châu Á, các nước châu Âu trong NATO. Quan hệ Mỹ - Nhật sẽ chuyển thành quan hệ mua/bán. Thật ra không phải cứ có tiền là mua được vũ khí của Mỹ. Phải là đồng minh mới được mua. Pakistan hơn chục năm qua kẹt cứng không mua được F-16 của Mỹ, nay mới được mua.
    Và ?obánh ít đi, bánh qui lại?, thời thế thế thời phải thế. Tháng ba năm nay, Thủ tướng Nhật Koizumi đã phát biểu: ?oMục đích của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nhật là ngăn chặn các tên lửa nhắm đến đất Nhật. Chúng ta không nghĩ đến việc xử lý các tên lửa nào bay đến các đồng minh của Nhật. Chỉ cần tính toán góc bay và cao độ của một tên lửa đang bay là có thể xác định nó nhắm đến mục tiêu nào? (Wiki News 19-3). Sòng phẳng đến thế là cùng!
    Nếu nghiền ngẫm bài diễn văn của Bộ trưởng Ohno sẽ thấy một loan báo trọng đại hơn nhiều: ?oĐã 60 năm trôi qua kể từ Thế chiến 2. Căn cứ theo tử vi phương Đông, 60 năm là một vòng trường sinh, một chu kỳ sống. 60 năm trước, Nhật hồi sinh như là một đất nước yêu hòa bình và dân chủ. Nay bắt đầu một vòng đời mới, Nhật lần này nên tái sinh không chỉ như là một quốc gia yêu hòa bình mà là một quốc gia hậu thuẫn hòa bình.
    Chúng tôi đã hiểu ra rằng yêu hòa bình và mong muốn hòa bình mà thôi chưa đủ, mà nhất thiết phải tích cực góp phần tạo ra một môi trường an ninh quốc tế thuận lợi nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới? (nguồn: IISS). Nói tóm tắt, 60 năm qua ?onhịn? đã đủ rồi. Nay không ?onhịn? nữa. Vấn đề là ?onhịn? ai. Chắc không chỉ mỗi Bình Nhưỡng.
    Thêm một kinh nghiệm khác: trong một thế giới mà chiến tranh và hòa bình luân phiên thay thế nhau, chẳng có gì là mãi mãi cả, càng chẳng có một tình hữu nghị hay một liên minh nào thật sự cả, mà chỉ là những lợi ích tương đồng giai đoạn. Cũng con tàu đó ngày hôm nay cập bến này rất hữu nghị, tuần tới sẽ cặp bến kia, thậm chí tập trận với kẻ khác. Khôn sống, dại chết.
  4. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.785
    Đã được thích:
    1.257
    Singapore gửi một nửa máy bay chiến đấu ở nước ngoài
    7:32, 16/06/2005
    --------------------------------------------------------------------------------




    Singapore gửi một nửa máy bay chiến đấu ở nước ngoài

    Mỹ và Australia là hai nơi Singapore gửi gắm phần lớn số máy bay chiến đấu của mình. Hầu hết đều là các loại máy bay hiện đại. Các phi công Singapore cũng được đào tạo trực tiếp tại đây.
    Singapore là một quốc gia hải cảng, diện tích đất đai chỉ hơn 600 km2. Trên mảnh đất nhỏ bé này có cả thảy 5 căn cứ không quân, quy mô đều rất nhỏ, hơn nữa ở gần khu dân cư, không tiện tiến hành huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật.
    Thêm nữa Singapore thuộc vùng khí hậu biển nhiệt đới, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng mưa bình quân hàng năm rất cao lên đến 2.445mm, đại bộ phận thời gian trong một năm không thích hợp với công tác huấn luyện bay.
    Ngoài ra, Singapore còn là một trung tâm hàng không giữa châu Á, châu Âu và châu Đại Dương, số chuyến bay của các máy bay dân dụng lên xuống cảng hàng không hằng ngày rất nhiều, điều đó càng tăng thêm khó khăn cho công việc huấn luyện không quân.
    Cân nhắc đến tình hình này, ngay từ năm 1988, khi đặt mua loại máy bay chiến đấu F-16A/B của Mỹ, Singapore đã cùng Mỹ vạch ra ?oKế hoạch hòa bình?. Theo kế hoạch này, 7 chiếc máy bay F-16A/B của Không quân Singapore sẽ do phi đội máy bay chiến đấu số 425 của Không quân Mỹ quản lý, thường đậu tại căn cứ không quân Looke (bang Arizona, Mỹ) và cùng huấn luyện với phi đội Không quân Mỹ số 425.
    Sau đó, Singapore và Mỹ lại bắt đầu thực hiện bước 2, bước 3 của ?oKế hoạch hòa bình?, chuyển đổi loại máy bay chiến đấu thành F-16C/D, đặt tại căn cứ không quân Cannon (bang New Mexico, Mỹ). Hiện nay, Singapore gửi tại Mỹ 12 chiếc máy bay chiến đấu F-16C/D, 130 viên phi công, nhân viên hậu cần và gia đình họ đều thường trú lâu dài ở Mỹ.
    Ngoài ra, Singapore còn để lại ở nước Mỹ các loại máy bay: máy bay tiếp dầu KC-135, máy bay lên thẳng vận tải CH-470 và máy bay lên thẳng không kích ?oApachi? AH-64.
    Australia là căn cứ huấn luyện lớn thứ hai của Không quân Singapore ở nước ngoài. 21 chiếc máy bay huấn luyện loại vừa kiểu S-211 của Singapore, từ tháng 7/1993 đã liên tục đồn trú tại căn cứ không quân Pierce (Australia), 12 chiếc máy bay lên thẳng ?oBáo châu Phi siêu cấp? từ năm 1998 đến nay cũng luôn thường trú ở căn cứ không quân Australia. Hai căn cứ không quân này chẳng những thiết bị hoàn chỉnh, mà còn có thời tiết tốt, suốt năm có thể tiến hành huấn luyện. Công việc tuyển chọn phi công của Không quân Singapore cũng được tiến hành tại Australia, do sĩ quan huấn luyện bay của Không quân Singapore thường trú ở đây tuyển chọn.
    Singapore còn có 18 máy bay chiến đấu A-4 ?oChim ưng nhà trời khổng lồ? lưu trú ở căn cứ Kazo (Pháp); có một số máy bay lên thẳng UH-1H tại sân bay quốc tế Brunei.
    Như vậy, gần một nửa số máy bay chiến đấu và phi công của Không quân Singapore được đồn trú ở nước ngoài để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
    Các bác thấy thế nào? theo em nếu có nước nào đó tấn công bất ngờ như kiểu Isael tấn tông Ai Cập thì liệu số máy bay này có về kịp để tham chiến kô? Thằng nay liều mạng thật phải không các bác.


  5. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.785
    Đã được thích:
    1.257
    Singapore gửi một nửa máy bay chiến đấu ở nước ngoài
    7:32, 16/06/2005
    --------------------------------------------------------------------------------




    Singapore gửi một nửa máy bay chiến đấu ở nước ngoài

    Mỹ và Australia là hai nơi Singapore gửi gắm phần lớn số máy bay chiến đấu của mình. Hầu hết đều là các loại máy bay hiện đại. Các phi công Singapore cũng được đào tạo trực tiếp tại đây.
    Singapore là một quốc gia hải cảng, diện tích đất đai chỉ hơn 600 km2. Trên mảnh đất nhỏ bé này có cả thảy 5 căn cứ không quân, quy mô đều rất nhỏ, hơn nữa ở gần khu dân cư, không tiện tiến hành huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật.
    Thêm nữa Singapore thuộc vùng khí hậu biển nhiệt đới, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng mưa bình quân hàng năm rất cao lên đến 2.445mm, đại bộ phận thời gian trong một năm không thích hợp với công tác huấn luyện bay.
    Ngoài ra, Singapore còn là một trung tâm hàng không giữa châu Á, châu Âu và châu Đại Dương, số chuyến bay của các máy bay dân dụng lên xuống cảng hàng không hằng ngày rất nhiều, điều đó càng tăng thêm khó khăn cho công việc huấn luyện không quân.
    Cân nhắc đến tình hình này, ngay từ năm 1988, khi đặt mua loại máy bay chiến đấu F-16A/B của Mỹ, Singapore đã cùng Mỹ vạch ra ?oKế hoạch hòa bình?. Theo kế hoạch này, 7 chiếc máy bay F-16A/B của Không quân Singapore sẽ do phi đội máy bay chiến đấu số 425 của Không quân Mỹ quản lý, thường đậu tại căn cứ không quân Looke (bang Arizona, Mỹ) và cùng huấn luyện với phi đội Không quân Mỹ số 425.
    Sau đó, Singapore và Mỹ lại bắt đầu thực hiện bước 2, bước 3 của ?oKế hoạch hòa bình?, chuyển đổi loại máy bay chiến đấu thành F-16C/D, đặt tại căn cứ không quân Cannon (bang New Mexico, Mỹ). Hiện nay, Singapore gửi tại Mỹ 12 chiếc máy bay chiến đấu F-16C/D, 130 viên phi công, nhân viên hậu cần và gia đình họ đều thường trú lâu dài ở Mỹ.
    Ngoài ra, Singapore còn để lại ở nước Mỹ các loại máy bay: máy bay tiếp dầu KC-135, máy bay lên thẳng vận tải CH-470 và máy bay lên thẳng không kích ?oApachi? AH-64.
    Australia là căn cứ huấn luyện lớn thứ hai của Không quân Singapore ở nước ngoài. 21 chiếc máy bay huấn luyện loại vừa kiểu S-211 của Singapore, từ tháng 7/1993 đã liên tục đồn trú tại căn cứ không quân Pierce (Australia), 12 chiếc máy bay lên thẳng ?oBáo châu Phi siêu cấp? từ năm 1998 đến nay cũng luôn thường trú ở căn cứ không quân Australia. Hai căn cứ không quân này chẳng những thiết bị hoàn chỉnh, mà còn có thời tiết tốt, suốt năm có thể tiến hành huấn luyện. Công việc tuyển chọn phi công của Không quân Singapore cũng được tiến hành tại Australia, do sĩ quan huấn luyện bay của Không quân Singapore thường trú ở đây tuyển chọn.
    Singapore còn có 18 máy bay chiến đấu A-4 ?oChim ưng nhà trời khổng lồ? lưu trú ở căn cứ Kazo (Pháp); có một số máy bay lên thẳng UH-1H tại sân bay quốc tế Brunei.
    Như vậy, gần một nửa số máy bay chiến đấu và phi công của Không quân Singapore được đồn trú ở nước ngoài để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
    Các bác thấy thế nào? theo em nếu có nước nào đó tấn công bất ngờ như kiểu Isael tấn tông Ai Cập thì liệu số máy bay này có về kịp để tham chiến kô? Thằng nay liều mạng thật phải không các bác.


  6. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Trích từ bài phỏng vấn Thủ tướng Phan Văn Khải trước khi sang Mỹ của Washington Post (nguồn VnExpess) :
    ... Ở những lĩnh vực quan trọng như quốc phòng và an ninh, chúng tôi đã nhất trí với Mỹ thực thi IMET (Đào tạo Quân sự Quốc tế) và sẽ có những bước đi để Việt Nam tham gia chương trình này. Bước đầu tiên là đào tạo tiếng Anh hoặc đào tạo chuyên môn về y tế và quân sự. Sau đó, dựa trên nhu cầu và yêu cầu, chúng tôi sẽ có những bước đi phù hợp để tham gia hơn nữa. Trong chuyến thăm Washington, tôi sẽ có thể gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và thông báo về vấn đề này.
    Chúng tôi cũng sẽ có thỏa thuận về hợp tác tình báo. Sứ quán Việt Nam tại Washington và sứ quán Mỹ ở Hà Nội sẽ có nhân viên chia sẻ thông tin tình báo, đặc biệt là về chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và rửa tiền. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi tin tình báo.
    -----------------------------------------------------------------------------

    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 18/06/2005
  7. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Trích từ bài phỏng vấn Thủ tướng Phan Văn Khải trước khi sang Mỹ của Washington Post (nguồn VnExpess) :
    ... Ở những lĩnh vực quan trọng như quốc phòng và an ninh, chúng tôi đã nhất trí với Mỹ thực thi IMET (Đào tạo Quân sự Quốc tế) và sẽ có những bước đi để Việt Nam tham gia chương trình này. Bước đầu tiên là đào tạo tiếng Anh hoặc đào tạo chuyên môn về y tế và quân sự. Sau đó, dựa trên nhu cầu và yêu cầu, chúng tôi sẽ có những bước đi phù hợp để tham gia hơn nữa. Trong chuyến thăm Washington, tôi sẽ có thể gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và thông báo về vấn đề này.
    Chúng tôi cũng sẽ có thỏa thuận về hợp tác tình báo. Sứ quán Việt Nam tại Washington và sứ quán Mỹ ở Hà Nội sẽ có nhân viên chia sẻ thông tin tình báo, đặc biệt là về chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và rửa tiền. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi tin tình báo.
    -----------------------------------------------------------------------------

    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 18/06/2005
  8. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Tiến tới đại hội thi đua toàn quân, toàn quốc lần thứ 7: Viện Vũ khí - ?oĐi tắt, đón đầu? bằng nội lực
    Ngày 13 tháng 06 năm 2005

    Sau khi biên chế vào đội hình Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ của Viện Vũ khí đã có bước phát triển mới, nặng nề hơn. Ngoài việc cùng với ngành công nghiệp quốc phòng nước ta chủ động nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí truyền thống bộ binh mang vác, Viện còn thực hiện nghiên cứu thiết kế, chế tạo các loại vũ khí theo hướng tích hợp hệ thống và vũ khí có điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã thực hiện phương châm ?ođi tắt, đón đầu? trong công nghệ thiết kế bằng sự năng động, khai thác mọi nguồn lực, đặc biệt là phát huy nội lực của cán bộ, nghiên cứu viên và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của đơn vị.
    Từ năm 1999 đến nay, cán bộ, nghiên cứu viên Viện Vũ khí đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn, bao gồm triển khai 76 đề tài nghiên cứu, trong đó có 29 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 29 đề tài cấp Tổng cục và Trung tâm. Viện đã làm tốt công tác bảo đảm kỹ thuật cho sản xuất quốc phòng, theo dõi và giải quyết những vướng mắc kỹ thuật ở các nhà máy, nhất là những sản phẩm đang trong giai đoạn chế thử và ổn định công nghệ. Bên cạnh đó, Viện đã khai thác tối đa năng lực chuyên môn, khuyến khích các đơn vị nghiên cứu mở rộng loại hình dịch vụ khoa học-công nghệ, góp phần giúp các đơn vị bảo đảm VKTBKT phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và làm các nhiệm vụ đột xuất khác. Có được những kết quả trên là do trong những năm qua, Viện Vũ khí đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư chiều sâu công nghệ. Đến nay, Viện đã có hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh. Viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động quản lý nghiên cứu, sử dụng các phần mềm thiết kế tiên tiến nhất vào thiết kế tính toán và đánh giá tính khả thi của các phương án thiết kế. Do vậy, các sản phẩm của Viện ngày càng nâng cao chất lượng, bảo đảm hàm lượng khoa học-công nghệ cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và sử dụng trong nước.
    Để thực hiện tốt phương châm ?ođi tắt, đón đầu?, Viện đã tập trung xây dựng tiềm lực, đặc biệt là yếu tố con người. Hằng năm, Đảng ủy, chỉ huy Viện tiến hành lựa chọn, cử cán bộ nghiên cứu viên đi đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh tại các cơ sở, trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài. Các cơ quan, phân viện trực thuộc của Viện thường xuyên mở các lớp học ngoại ngữ, nâng cao trình độ tin học, bảo đảm cho nghiên cứu viên có khả năng lập trình các chương trình thiết kế kỹ thuật. Viện kết hợp với phòng đào tạo của Trung tâm mở các lớp học chuyên đề, như: Nghiên cứu hệ bám dùng ca-mê-ra trong điều khiển vũ khí, ứng dụng công nghệ tự động hóa và vật liệu mới cho chế tạo vũ khí? Cán bộ nghiên cứu viên của Viện còn được đào tạo thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các xê-mi-na chuyên đề trong nước và nước ngoài. Bằng những hoạt động đào tạo cơ bản, linh hoạt, nên 5 năm qua, số cán bộ nghiên cứu viên của Viện có trình độ trên đại học từ 11% tăng lên đến 33%, nhiều cán bộ có hai bằng đại học và trở thành chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành. Viện còn tự cân đối, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất từ nguồn dịch vụ khoa học-công nghệ. Riêng năm 2004, Viện triển khai thực hiện hơn 40 hợp đồng dịch vụ khoa học-công nghệ trị giá hàng tỷ đồng.
    Nét nổi bật nhất trong những năm qua là các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện đều tạo ra được sản phẩm cụ thể, nhiều sản phẩm đã đưa vào trang bị cho quân đội. Đại tá Nguyễn Chí Thành, Phó viện trưởng tâm sự: ?oMỗi một sản phẩm vũ khí trước khi đưa vào trang bị cho bộ đội đều phải trải qua những cuộc thử nghiệm khắt khe nhất. Các cuộc thử nghiệm ấy đều do cán bộ nghiên cứu của Viện thực hiện. Cán bộ phải tự tay thao tác và sử dụng vũ khí, đến khi bảo đảm tuyệt đối an toàn mới đưa vào trang bị?. Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm vũ khí là công việc không chỉ phức tạp, vất vả mà còn rất nguy hiểm. Đã có nhiều nhà khoa học, kỹ thuật viên của Viện hy sinh hoặc mất mát một phần thân thể. Tuy vậy, cán bộ nghiên cứu của Viện không ngại gian khổ, hy sinh mà vẫn toàn tâm, dốc sức cho nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, Viện đã phải khắc phục khó khăn về lực lượng nghiên cứu viên mỏng, nhiều sản phẩm không có tài liệu cơ bản và tài liệu gốc; cơ sở vật chất tuy có được cải thiện nhưng trang thiết bị, công nghệ và vật liệu chế tạo sản phẩm của ta còn lạc hậu. Nhiều đề tài mới và kỹ thuật phức tạp, sản phẩm đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao, trong khi kinh phí cho nghiên cứu hạn hẹp, song Viện đã tập trung lực lượng tổ chức nghiên cứu đạt kết quả tốt, nhiều đề tài được Hội đồng khoa học-công nghệ Bộ Quốc phòng và các cấp cơ sở đánh giá xuất sắc. Sản phẩm tạo ra có tính năng chiến thuật, kỹ thuật cao, đưa vào trang bị. ........ www.quandoinhandan.org.vn
    -------------------------------------------
    Trước đây HuyPhúc có nói ám chỉ đến việc NC tiến hành "ngâm kíu", sản xuất vũ khí điều khiển cở nhỏ, không biế có phải là tên lửa chống tăng ?????
  9. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7
    Tiến tới đại hội thi đua toàn quân, toàn quốc lần thứ 7: Viện Vũ khí - ?oĐi tắt, đón đầu? bằng nội lực
    Ngày 13 tháng 06 năm 2005

    Sau khi biên chế vào đội hình Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự-Bộ Quốc phòng, nhiệm vụ của Viện Vũ khí đã có bước phát triển mới, nặng nề hơn. Ngoài việc cùng với ngành công nghiệp quốc phòng nước ta chủ động nghiên cứu, chế tạo các loại vũ khí truyền thống bộ binh mang vác, Viện còn thực hiện nghiên cứu thiết kế, chế tạo các loại vũ khí theo hướng tích hợp hệ thống và vũ khí có điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ, Viện đã thực hiện phương châm ?ođi tắt, đón đầu? trong công nghệ thiết kế bằng sự năng động, khai thác mọi nguồn lực, đặc biệt là phát huy nội lực của cán bộ, nghiên cứu viên và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của đơn vị.
    Từ năm 1999 đến nay, cán bộ, nghiên cứu viên Viện Vũ khí đã hoàn thành khối lượng công việc khá lớn, bao gồm triển khai 76 đề tài nghiên cứu, trong đó có 29 đề tài cấp Bộ Quốc phòng, 29 đề tài cấp Tổng cục và Trung tâm. Viện đã làm tốt công tác bảo đảm kỹ thuật cho sản xuất quốc phòng, theo dõi và giải quyết những vướng mắc kỹ thuật ở các nhà máy, nhất là những sản phẩm đang trong giai đoạn chế thử và ổn định công nghệ. Bên cạnh đó, Viện đã khai thác tối đa năng lực chuyên môn, khuyến khích các đơn vị nghiên cứu mở rộng loại hình dịch vụ khoa học-công nghệ, góp phần giúp các đơn vị bảo đảm VKTBKT phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và làm các nhiệm vụ đột xuất khác. Có được những kết quả trên là do trong những năm qua, Viện Vũ khí đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư chiều sâu công nghệ. Đến nay, Viện đã có hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh. Viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động quản lý nghiên cứu, sử dụng các phần mềm thiết kế tiên tiến nhất vào thiết kế tính toán và đánh giá tính khả thi của các phương án thiết kế. Do vậy, các sản phẩm của Viện ngày càng nâng cao chất lượng, bảo đảm hàm lượng khoa học-công nghệ cao, phù hợp với điều kiện sản xuất và sử dụng trong nước.
    Để thực hiện tốt phương châm ?ođi tắt, đón đầu?, Viện đã tập trung xây dựng tiềm lực, đặc biệt là yếu tố con người. Hằng năm, Đảng ủy, chỉ huy Viện tiến hành lựa chọn, cử cán bộ nghiên cứu viên đi đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh tại các cơ sở, trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài. Các cơ quan, phân viện trực thuộc của Viện thường xuyên mở các lớp học ngoại ngữ, nâng cao trình độ tin học, bảo đảm cho nghiên cứu viên có khả năng lập trình các chương trình thiết kế kỹ thuật. Viện kết hợp với phòng đào tạo của Trung tâm mở các lớp học chuyên đề, như: Nghiên cứu hệ bám dùng ca-mê-ra trong điều khiển vũ khí, ứng dụng công nghệ tự động hóa và vật liệu mới cho chế tạo vũ khí? Cán bộ nghiên cứu viên của Viện còn được đào tạo thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các xê-mi-na chuyên đề trong nước và nước ngoài. Bằng những hoạt động đào tạo cơ bản, linh hoạt, nên 5 năm qua, số cán bộ nghiên cứu viên của Viện có trình độ trên đại học từ 11% tăng lên đến 33%, nhiều cán bộ có hai bằng đại học và trở thành chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành. Viện còn tự cân đối, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất từ nguồn dịch vụ khoa học-công nghệ. Riêng năm 2004, Viện triển khai thực hiện hơn 40 hợp đồng dịch vụ khoa học-công nghệ trị giá hàng tỷ đồng.
    Nét nổi bật nhất trong những năm qua là các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện đều tạo ra được sản phẩm cụ thể, nhiều sản phẩm đã đưa vào trang bị cho quân đội. Đại tá Nguyễn Chí Thành, Phó viện trưởng tâm sự: ?oMỗi một sản phẩm vũ khí trước khi đưa vào trang bị cho bộ đội đều phải trải qua những cuộc thử nghiệm khắt khe nhất. Các cuộc thử nghiệm ấy đều do cán bộ nghiên cứu của Viện thực hiện. Cán bộ phải tự tay thao tác và sử dụng vũ khí, đến khi bảo đảm tuyệt đối an toàn mới đưa vào trang bị?. Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm vũ khí là công việc không chỉ phức tạp, vất vả mà còn rất nguy hiểm. Đã có nhiều nhà khoa học, kỹ thuật viên của Viện hy sinh hoặc mất mát một phần thân thể. Tuy vậy, cán bộ nghiên cứu của Viện không ngại gian khổ, hy sinh mà vẫn toàn tâm, dốc sức cho nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, Viện đã phải khắc phục khó khăn về lực lượng nghiên cứu viên mỏng, nhiều sản phẩm không có tài liệu cơ bản và tài liệu gốc; cơ sở vật chất tuy có được cải thiện nhưng trang thiết bị, công nghệ và vật liệu chế tạo sản phẩm của ta còn lạc hậu. Nhiều đề tài mới và kỹ thuật phức tạp, sản phẩm đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao, trong khi kinh phí cho nghiên cứu hạn hẹp, song Viện đã tập trung lực lượng tổ chức nghiên cứu đạt kết quả tốt, nhiều đề tài được Hội đồng khoa học-công nghệ Bộ Quốc phòng và các cấp cơ sở đánh giá xuất sắc. Sản phẩm tạo ra có tính năng chiến thuật, kỹ thuật cao, đưa vào trang bị. ........ www.quandoinhandan.org.vn
    -------------------------------------------
    Trước đây HuyPhúc có nói ám chỉ đến việc NC tiến hành "ngâm kíu", sản xuất vũ khí điều khiển cở nhỏ, không biế có phải là tên lửa chống tăng ?????
  10. souri

    souri Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    7

    Được souri sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 18/06/2005
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này