1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin Tình báo- Tin về tình hình quân sự ASEAN (P1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 25/06/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Nakata

    Nakata Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    1
    Chắc là k có vụ Sing và VN hợp tác để chơi Tàu đâu. Khắp cái vùng Đông Nam Á này nhìn đâu cũng thấy toàn Khựa là Khựa. May mà Việt Nam mình năm 79 mời về được 200K ông hàng xóm.
    Mình mà so với SING thì so sánh kiểu gì đây, đánh nhau kiểu bộ binh, biển người may ra mình thắng, chứ còn hải quân và không quân của nó thì mạnh lắm, mình đánh sao lại được.
  2. newchairman

    newchairman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    tháng trước đang ở Sarawak , tại sân bay quốc tế Kuching em chụp được tấm hình trực thăng này -- mấy bác kinh nghiệm cho em biết đây là loại trực thăng nào dzậy
    tụi nó bay 1 đàn như chuồn chuồn - rất tiếc chụp kô được
    [​IMG]
    thêm cái thằng này nửa
    URL=http://img346.imageshack.us/my.php?image=dscf06699jh.jpg][​IMG][/URL]
    Được newchairman sửa chữa / chuyển vào 18:45 ngày 02/10/2005
    Được newchairman sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 02/10/2005 [​IMG]
    Được newchairman sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 02/10/2005
  3. newchairman

    newchairman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác đọc bài báo nhỏ này đi, viết về 1 phi công Malaysia- qua đây biết thêm tí chút về tình hình nước bạn
    http://img346.imageshack.us/img346/7136/bao9sl.jpg
  4. daulauxuongcheo

    daulauxuongcheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2005
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0

    Công nghiệp đóng tàu quân sự, một hướng mới

    Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền thông thường thì ta có từ trong chống Mỹ. Nhưng đóng mới với một dây chuyền khép kín, sử dụng công nghệ cao, hình thành từng cụm hoàn chỉnh, cho ra đời những con tàu phục vụ những nhiệm vụ quân sự theo ý muốn thì 4-5 năm nay ta mới có. Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Đức Lâm, Anh hùng Lao động, Phó chủ nhiệm Tổng cục, một trong những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành ngành đóng tàu quân sự Việt Nam và nghe đồng chí kể về sự hình thành của ngành:
    Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Mấy chục năm qua, phương tiện phục vụ bảo vệ biển của quân đội ta chủ yếu do các nước anh em viện trợ hoặc mua của nước ngoài, phần đóng mới của công nghiệp nước ta cho sự nghiệp bảo vệ vùng biển của Tổ quốc còn rất khiêm tốn. Đây là điều mà những người công nhân quân giới có nhiều suy nghĩ, băn khoăn. Nguyện vọng của mọi người, từ cán bộ lãnh đạo đến người công nhân là muốn được nhà nước quan tâm, ngành quân giới vươn lên để đóng mới được nhiều phương tiện để trang bị cho bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển. Chính từ nguyện vọng này mà những năm gần đây, nhà nước và quân đội ta đã có sự sắp xếp lại sản xuất quốc phòng, xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu quân sự.
    Hiện nay trong quân đội ta có khoảng 20 nhà máy vừa đóng mới vừa bảo dưỡng kỹ thuật tàu thuyền các loại nằm ở các quân chủng, quân khu, tổng cục. Sau khi được Nhà nước qui hoạch, những nhà máy đóng mới tàu được giao cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý. Cho đến bây giờ, đó là 4 đơn vị: Ba Son, Hồng Hà, 189 và Sông Thu. Các đơn vị này đều có những truyền thống tốt đẹp. Xí nghiệp liên hiệp Ba Son thành lập từ 80 năm trước, đến nay được trang bị mới, với đội ngũ kỹ thuật viên mạnh, có khả năng sửa chữa được tàu hàng vạn tấn, đóng mới các loại tàu từ 500 tấn đến hàng nghìn tấn. Công ty Hồng Hà là đơn vị có sự đột phá mạnh mẽ trong công nghiệp đóng tàu, trang bị hiện đại, công nhân lành nghề, đóng được các loại tàu tới 500 tấn, tốc độ cao, trang bị mạnh, cơ động nhanh. Công ty 189 chuyên đóng các loại tàu nhỏ phục vụ các đơn vị tuần tra bảo vệ bờ biển, đang xây dựng khu đóng tàu mới ở Đình Vũ (Hải Phòng), khi hoàn thành có thể đóng mới tàu vận tải hàng vạn tấn phục vụ dân sinh và tàu vận tải quân sự hàng nghìn tấn. Công ty Sông Thu đóng được các tàu nhỏ, tàu kéo cứu hộ cứu nạn.
    Trong công nghiệp đóng tàu, các nước phát triển đang có xu hướng chuyển các công nghệ thông thường cho các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào và rẻ, có mặt bằng sản xuất rộng lớn rồi đặt mua lại các tàu vận tải có trọng tải lớn. Tận dụng xu hướng này, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu của nhà nước ta đã vươn lên mạnh mẽ, có bước phát triển nhanh, đóng mới được hàng chục tàu hàng vạn tấn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Thuận lợi này có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đóng tàu quân sự. Tuy nhiên, đóng tàu quân sự là ngành đặc thù, lợi thế khách quan có ảnh hưởng nhất định, nhưng điều quyết định là ta phải định hướng đúng, chọn cách làm thích hợp, đầu tư đúng mức, phải tạo mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất và người sử dụng.
    Để xây dựng thành một ngành sản xuất thực sự, cần phải hình thành không phải từng nhà máy mà là từng cụm công nghiệp đóng tàu, chuyên môn hóa cao cho từng đơn vị, mỗi đơn vị chỉ sản xuất những chi tiết được giao, tập trung vốn cho từng sản phẩm trọng tâm, tạo sự hỗ trợ cho nhau về kỹ thuật và công nghệ. Từng cụm công nghiệp lại phải xác định cho được các loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm kỹ thuật và công nghệ, phù hợp với truyền thống tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, thích hợp với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị.
    Đến nay, tuy thực hiện chức năng quản lý nhà nước việc đóng tàu thuyền quân sự, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng mới xây dựng bước đầu, mọi việc còn mới mẻ, nhưng trên vĩ mô đã hình thành những ý tưởng về quan hệ giữa thiết kế với sản xuất, hình thành các cụm công nghiệp đóng tàu quân sự, xác định sản phẩm chủ yếu cho từng đơn vị, xây dựng sản phẩm mũi nhọn cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam... Ở phía bắc, với Công ty Hồng Hà làm nòng cốt, có Công ty 189 với các mặt hàng truyền thống đã được thị trường chấp nhận, xây dựng thêm khu đóng tàu Đình Vũ và tập hợp thêm các doanh nghiệp quốc phòng khác sẽ hình thành nên cụm đóng tàu quân sự có độ giãn nước từ 500 tấn trở xuống nhưng tốc độ cao, chất lượng tốt, trang bị phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, đóng mới các tàu vận tải phục vụ dân sinh và quốc phòng hàng nghìn, hàng vạn tấn. Ở phía nam, với Xí nghiệp liên hiệp Ba Son làm trung tâm, xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất mới, tập hợp thêm các nhà máy quốc phòng sẵn có trong khu vực, trong tương lai không xa sẽ là cụm công nghiệp đóng tàu quân sự có khả năng đóng được các loại tàu chiến hàng nghìn tấn, tàu vận tải hàng vạn tấn.
    Sự hình thành ngành công nghiệp đóng tàu quân sự sẽ là một sự bổ sung, tiếp tục làm hoàn chỉnh, phong phú cho đội ngũ cán bộ, công nhân Công nghiệp quốc phòng nước ta sau 60 năm ra đời, đã có những đóng góp to lớn cho các cuộc kháng chiến, nhưng trên nhiều lĩnh vực như bảo vệ biển, bảo vệ vùng trời, chiến tranh công nghệ cao... do đất nước còn nghèo mà nay vẫn còn đang thiếu.

    http://www.quandoinhandan.org.vn

    Chả biết cái tàu trang bị mạnh cơ động nhanh ấy nó thế nào nhỉ?



  5. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Người ta thì đóng tàu hàng vạn , chục vạn tấn. Còn ta thì đóng tàu hàng nghìn tấn
  6. solazy

    solazy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Lương kỹ sư (dân sự) mới ra trường ở BS có khoảng 1t, làm sao có thể có đội ngũ kỹ thuật viên mạnh?
  7. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Hôm nay đọc bài của bác daulauxuongcheo ngứa ngáy quá nên tranh thủ rỗi rãi ngồi làm bàn với các bác một tý về món shipbuilding đây
    Cơ hội:
    Hiện nay NC ta đứng trước một cơ hội rất to lớn trong việc phát triển CN đóng tàu. Sau nhiều năm là trung tâm CN đóng tàu của TG, Nhật Bản đang muốn chuyển phần lao động vất vả mà ít giá trị gia tăng này cho một nước đang phát triển. Trong khu vực thì chỉ có BC và NC là hai potential candidate thôi. BC có lợi thế hơn ta rất nhiều xét cả về con người và công nghệ, hiện BC cũng là Trung tâm đóng tàu cấp 2 của TG (đóng được tàu có trọng tải đăng ký lên đến trên 100.000 tấn từ nhiều năm nay rồi, có thể chế tạo được nhiều loại máy công cụ, động cơ, nghinh khí hàng hải tiêu chuẩn . . . )----> tóm lại là BC chỉ cần tiền đầu tư và thị trường của Nhật là sẽ cất cánh thôi (các bác cần biết rằng, mỗi năm Nhật bản bán đi khoảng 300 con tàu trên 10 năm tuổi và đóng mới khỏang 350 con có trọng tải từ 75.000 đến 235.000 tấn để sử dụng, trong khi tuổi thọ trung bình của đội tàu TG là 16 và của NC là 21; Tổng tấn trọng tải của các cty vận tải biển Nhật bản khỏang gần 300 triệu tấn, trong khi tổng tấc trọng tải của Nc chỉ chưa đến 2 triệu tấn ----> tóm lại Nhật bản là nhà đầu tư cực lớn (cái này em không phải chứng minh nữa) và là thị trường cực kỳ lớn luôn. Nhưng thực tế thì Nhật không muốn BC mạnh thêm trên bất kỳ lĩnh vực nào nữa, vì một số lý do sau:
    - BC đang là đối thủ rất khó chịu của cả Nhật và Mỹ
    - BC là kẻ tráo trở khôn lường (ví dụ cụ thể là từ năm 2003 trở về trước BC xuất khẩu rất nhiều thuyền viên làm việc trên các tàu của Đài loan (các Cty vận tải biển của ĐL rất thích sử dụng lực lượng lao động này vì giá rẻ, có chung tiếng nói . . .), đến cuối năm 2003 khi quan hệ 2 nước xấu đi cộng với sự lớn mạnh phần nào của COSCO, BC rút tòan bộ thuyền viên về nước làm cho các cty của Đài loan lao đao, (hì hì, tất nhiên đây là cơ hội tốt cho thuyền viên NC và Philippines). Như vậy nếu Nhật chuyển công nghiệp đóng tàu cho BC và vào một ngày đẹp trời nào đó, đột nhiên các Nhà máy đóng tàu của BC tuyên bố hủy tất cả các hợp đồng đóng tàu cho Nhật thì Nhật chỉ có nước chở lượng hàng xuất khẩu và quặng, khóang sản nhập khẩu khổng lồ của mình bằng bè.
    Tớ nói dài dòng thế để chứng minh một điều là NC chứ không phải ai khác sẽ là nơi Nhật sẽ chọn để chuyển giao CN đóng tàu trong thời gian tới. Thế nhưng do dân Nhật ko thích làm các công việc năng nhọc nữa nên các nhà máy đóng tàu của Nhật thiếu nhân công trầm trrọng ---> Nhật đang rất sốt ruột với sự phát triển chậm chạp của CN đóng tàu NC.
    Thực trạng:
    1. Con người: Trình độ của KS đóng tàu VN kém vào loại nhất nhì khu vực (không dám so với TG) sở dĩ là do:
    - Lực lượng GV của Trường ĐH hàng hải và Bách khoa HN được đào tạo ở Nga và Ba lan hiện đã già, lạc hậu.
    - Sách vở tham khảo không có hoặc bàng tiếng Nga, Ba Lan, Tiệp có tuổi thọ 30 -40 năm, chỉ thichs hợp trong việc trưng bày ở viện bảo tàng.
    - Thiết bị thí nghiệm không có. Cả NC chỉ có 01 bể thử của VINASHIN, nhưng thuộc loại năm cha ba mẹ, không áp dụng thực tiễn sản xuất được.
    - - - -> Kết quả là NC hiện chỉ mới thiết kế được các lạoi tàu 3 ?" 5000 tấn nhưng vẫn phải nhờ đăng kiểm nước ngoài kiểm định lại.
    2. Công nghệ:
    - Máy : không có gì.
    - Vật liệu: không có gì (mới có nhà máy sản xuất que hàn đang được xây dụng và 02 nhà máy sản xuất sơn ở Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh)
    - Chế tạo: mới có máy cắt tôn điều khiển CAD/CAM của viện Máy (thuộc Bộ CN) mới được giải thưởng Nhà nước về công nghệ, nhưng chỉ cắt được tôn 30ly (quá mỏng so với các loại tàu biển hiện nay)
    ====> NC không nhanh lên thì hỏng vụ tiếp nhận công nghệ này mất.
    Tớ nói thêm một tý về chế tạo tàu QS: Hiện VN chỉ sửa chữa được thôi. Còn trong đóng mới thì đang tiếp cận với công nghệ đóng tàu cao tốc của Hà Lan. Nhà máy Song Thu ở Đà Nẵng đã liên kết với Damen shipyard của HL để chuyển giao công nghệ này, ứng dụng vào tàu tuần duyên (kiểu cho coast gard)
    Damen shipyard là thằng đứng đầu châu Âu (có hạng trên TG) về đóng tàu đặc chủng.
    Các bác xem hệ động lực của tàu cao tốc đời mới nhé:


    (Tớ cố gắng upload đến 4 lần mà không được, các bác xem dạng text trước nhé)
    Vận tốc khai thác có thể lên đến trên 50 knot, có thể di chuyển ngang được (vuông góc với trục tàu), quay được 3 vòng tại chỗ . . . nói tóm lại là cực hay, học thằng này là quá chuẩn. Cơ mà còn rất nhiều thứ cần phải học nữa như: con người, công nghệ VL, chế tạo máy . . . .
  8. ALEX82

    ALEX82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Hun Sen sang Việt Nam vào tuần tới, Hồ Cẩm Đào qua VN tháng 10
    Oct 07, 2005
    Những tin tức trong nước cho biết Thủ tướng Cam Bốt là Hun Sen sẽ sang thăm Việt Nam vào tuần tới, và tuyên bố sẽ tiếp tục ký thêm những khoản bổ túc vào hiệp định biên giới 1985 với phía Việt Nam. Ông Hun Sen nói rằng điều này có thể giúp Cam Bốt đòi lại những vùng đất bị mất vào tay Việt Nam. Ông cũng khẳng định Cam Bốt không bị mất một tấc đất nào bởi nếu có thì chiến tranh đã xảy ra với Việt Nam, Lào hay Thái Lan. Vẫn theo lời ông Hun Sen, từ khi Việt Nam và Cam Bốt khởi sự thảo luận để vạch lại đường biên giới trên bộ và trên biển, thì 6 trong 7 khu vực tranh cãi biên giới giữa hai nước đã được giải quyết. Một số nhà họat động của Xứ Chùa Tháp công kích ông Hun Sen nhượng đất cho Việt Nam vì nhân vật này là do chính Hà Nội dựng ra và đưa về để lật đổ chế độ Khmer Đỏ trước đây.
    Trong khi đó theo tin của hãng thông tấn Nhật Kyodo, ************* kiêm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc là Hồ Cẩm Đào, dự định đến thăm Việt Nam vào cuối tháng này. Kyodo trích thuật một nguồn tin trong giới ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ tin này dù các giới chức Tòa đại sứ Trung Quốc ở Washington cho biết là hiện họ chưa thể xác nhận hay phủ nhận. Nếu chuyến đi Việt Nam của Hồ Cẩm Đào thành hình thì đây là lần đầu tiên họ Hồ đến Việt Nam, và cũng là lần đầu tiên mà một nhân vật đứng đầu đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc tới thăm Việt Nam kể từ năm 2002, sau chuyến công du của Giang Trạch Dân. Trung Quốc hiện đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước thuộc khối ASEAN trong đó có Việt Nam, thông qua những hoạt động như ký kết các hiệp định mậu dịch tự do. Các nhà quan sát cho rằng tuy đôi bên vẫn còn vấn đề tranh chấp lãnh thổ nhưng dường như Trung quốc có ý định mở rộng công cuộc hợp tác với Việt Nam, và chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào có thể mở màn cho một giai đoạn mới trong quan hệ song phương. Theo các nguồn tin thân cận ở Bắc kinh, ông Hồ Cẩm Đào sẽ tới Việt Nam vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và sẽ lưu lại đây trong vài ngày. Họ Hồ sẽ hội kiến các cấp lãnh đạo Việt nam, bao gồm Tổng bí thư đảng Cộng sản Nông Đức Mạnh. Đôi bên dự trù sẽ khẳng định quyết tâm tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và sẽ trao đổi ý kiến về vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, đôi bên cũng sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác trong lãnh vực năng lượng.
  9. ALEX82

    ALEX82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Thủ Tướng Campuchia, ông Hun Sen, nói ông sẽ chính thức đi thăm Việt Nam trong tuần tới, để bàn về các vấn đề biên giới.
    Hôm thứ Năm, ông Hun Sen nói ông sẽ gặp Thủ Tướng Phan Văn Khải của Việt Nam để ký một hiệp định biên giới.
    Theo lịch trình đã định, hai nhà lãnh đạo Campuchia và Việt Nam sẽ thương thuyết một hiệp ước bổ sung, dựa trên một hiệp định biên giới đã có cách đây 20 năm.
    Chuyến công du chính thức của Thủ Tướng Campuchia đi Việt Nam sẽ kéo dài từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Mười.
    Thủ tướng Kampuchia sẽ tới thăm Việt Nam vào tuần sau
    VOA - 07-October-2005
    Thủ tướng Kăm Pu Chia, ông Hun Sen, cho biết ông sẽ tới thăm Việt nam vào tuần sau để thảo luận về một kế hoạch nhằm giải quyết các vấn đề biên giới giữa hai nước. Theo tường thuật do hãng thông tấn AP đánh đi từ Phnom Penh hôm thứ năm, thủ tướng Hun Sen nói rằng: Hội đồng Bộ trưởng và một ủy ban quốc hội đã chấp thuận đề nghị này và ông sẽ lên đường sang Việt nam vào thứ hai tới đây.
    Nhà lãnh đạo Kăm Pu Chia không cho biết thêm chi tiết. Tuy nhiên, theo tường thuật của Tân hoa xã, khi phát biểu hồi gần đây tại một buổi lễ ở Viện Giáo dục Quốc gia, thủ tướng Hun Sen nói rằng thỏa thuận về vấn đề biên giới mà ông sắp sửa ký kết với Việt nam sẽ giúp Kăm Pu Chia giành lại đất đai đã mất thay vì nhượng thêm đất cho Việt nam.
    Ông nói thêm rằng: một khi hiệp định có hiệu lực thì người dân Kăm Pu Chia sinh sống gần vùng biên giới có thể xử dụng nguồn nước và đánh bắt cá mà không phải xin phép giới hữu trách Việt nam.
    Ngoài ra, thủ tướng Hun Sen còn nói rằng ông không chịu trách nhiệm đối với những vùng đất bị mất vào tay Việt nam vì số đất đai đó bị mất trước khi ông chào đời. Tuy nhiên, ông sẽ ?~tìm cách điều đình với Việt nam để giải quyết vấn đề và lấy lại những phần đất bị mất.?T
    Mặt khác, ông Hun Sen cũng dọa là sẽ đệ đơn kiện những ai vu cáo rằng ông nhượng đất cho Việt nam. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng: những luận điệu tuyên truyền như thế cần phải chấm dứt vì nó có thể gây bất ổn cho đất nước và cũng có thể châm ngòi cho những cuộc xung đột vũ trang.
    Theo dự liệu, trong chuyến viếng thăm Việt nam từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 10, thủ tướng Hun Sen sẽ mở các cuộc hội đàm với thủ tướng Phan Văn Khải, và sẽ hội kiến Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An
  10. ALEX82

    ALEX82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Theo nguồn tin chính thức từ Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Cambodia hôm mùng 7 tháng 10, cho biết Thủ tướng Hun Sen sẽ dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang thăm chính thức Việt Nam trong thời gian 3 ngày.
    Mục đích chính là để ký vào văn bản bổ sung của Hiệp ước biên giới giữa hai bên vào năm 1985. Phái đoàn của Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ khởi hành từ Phnom Penh đến Hà Nội vào ngày thứ hai tới đây.
    Tranh luận về đảo Phú Quốc
    Trước dư luận Campuchia cho rằng Thủ tướng Hun Sen là công cụ của Hà Nội, Hiệp ước biên giới năm 1985 làm cho Campuchia mất đi một phần lãnh thổ, trong đó có đảo Phú Quốc. Thủ tướng Hun Sen đã có phản ứng lại vào hôm mùng 6 tháng 10 là việc mất đảo Phú Quốc không phải là lỗi của ông ta, mà là do sự thiên vị của chế độ thực dân Pháp.
    Thủ tướng Hun Sen còn dọa rằng ông ta sẽ kiện một người lên Tòa án Pháp và Tòa án Campuchia, tuy nhiên không nêu rõ đích danh là ai, ông Hun Sen cho biết là người đó đã vu khống ông ta nhường đảo Phú Quốc cho Việt Nam.
    Đảo Phú Quốc ngày nay thuộc tỉnh Kiên Giang là một tỉnh cực Nam của Việt Nam, nhưng đảo này rất gần tỉnh Kampot của Campuchia. Ông Hun Sen nói trước một số người Pháp trong một buổi lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên tiếng Pháp của Học viện Sư phạm tại thủ đô Phnom Penh, vào hôm mùng 6 tháng 10, là người Pháp đã lấy đảo Phú Quốc từ Campuchia cho Việt Nam, nhưng ngày nay dư luận Campuchia lại chỉ trích Hun Sen là một điều rất oan ức đối với ông ta.
    Ông Hun Sen sẽ kiện ra tòa một người
    ?oÔng Hun Sen nói là ông ta sẽ kiện lên Tòa án Pháp đối với những người chủ mưu tuyên truyền là ông ta đã cắt đất cho Việt Nam, vì hơn ai hết người Pháp hiểu rất rõ ai là người cắt đất Campuchia cho Việt Nam.?
    Ông Hun Sen nói là ông ta sẽ kiện lên Tòa án Pháp đối với những người chủ mưu tuyên truyền là ông ta đã cắt đất cho Việt Nam, vì hơn ai hết người Pháp hiểu rất rõ ai là người cắt đất Campuchia cho Việt Nam.
    Thủ tướng Hun Sen nói đất đai đã mất từ đời nào, thế mà người ta đổ lỗi cho ông ta. Vào ngày hôm qua (tức mùng 5 tháng 10) ông ta đã dò xét và biết được có một người tuyên truyền rằng ông Hun Sen là người ký kết dâng đảo Phú Quốc cho Việt Nam.
    Bây giờ ông ta đang chuẩn bị kiện người đó lên Tòa án Pháp và Tòa án Campuchia về tội hình sự, vì những tin đồn thất thiệt đó rất dễ gây nên những biến cố, khi có một số người tin, và sẽ có phong trào chống ông ta. Mặt khác, lời tuyên truyền đã ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự nhân phẩm của ông ta.
    Mặt dù ông Hun Sen không nêu rõ đích danh là ông ta sẽ kiện ai lên Tòa án Pháp và Tòa án Campuchia, nhưng ông Sean Pengse, một người Khmer quốc tịch Pháp thú nhận rằng, Thủ tướng Hun Sen sẽ kiện ông ta, vì chính ông ta đã viết bài về biên giới, trong đó nói rằng vào thời Pháp thuộc, đảo Phúc Quốc vẫn còn thuộc lãnh thổ Campuchia, và theo quan điểm ông Privier về việc phân định địa giới hành chính giữa Campuchia và vùng Cochinchine thuộc Pháp thì đảo Phú Quốc vẫn nằm trong lãnh thổ Campuchia.
    Ông Sean Pengse cho biết thêm vào năm 1982 ông Hun Sen đã ký giao cho Việt Nam 2 hòn đảo của Campuchia, gồm đảo Phú Quốc và đảo Móng Ngựa. Ông ta có đầy đủ tài liệu để chứng minh đều đó, ông ta sẵn sàng lên Tòa án Pháp cùng với ông Hun Sen.
    Đảo Polowai và chiến công của ông Hun Sen
    Thủ tướng Hun Sen khảng định Hiệp ước biên giới năm 1985, không làm cho Campuchia mất đất như đảng đối lập và những người hoạt động chính trị chống ông ta tuyên truyền, nhưng ngược lại, ông đã lấy lại được một phần lãnh bị mất trong giai đoạn Lon Non cầm quyền, tức từ năm 1970 ?" 1975.
    Ông ta đưa ra một thí dụ về đảo Polowai, nằm bên cạnh đảo Phú Quốc, vào năm 1972 quân đội Việt Nam Cộng Hòa đánh chiếm đảo này, quân đội của tướng Lon Non tháo chạy về đất liền. Còn quân đội Hoa Kỳ đóng ở Campuchia lúc ấy ủng Việt Nam Cộng Hòa chứ không ủng hộ tướng Lon Non. Đến thập 80, chính ông Hun Sen đã thương lượng với Hà Nội đòi lại đảo Polowai trước khi ký kết hiệp ước biên giới năm 1985, và hiện nay, đảo Polowai thuộc về Campuchia.
    Sẽ thương lượng với Hà Nội
    Ông Hun Sen nói tiếp là trong chuyến thăm Hà Nội sắp tới, ông ta tiếp tục thương lượng với chính phủ Hà Nội để đòi lại một phần đất do Pháp phân vạch đường biên giới không chính xác, làm mất đất của Campuchia.
    Vào ngày 28 tháng 9, trong lúc phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng *************** dẫn đầu đang họp bàn về việc hợp tác và phá triển biên giới cùng với đối tác Campuchia tại tỉnh Siêm Reap, thì Trung tâm nhân quyền ở thủ đô Phnom Penh tổ chức thảo luận bàn tròn với chủ đề tranh chấp biên giới Việt Nam ?" Campuchia, trong đó có nhiều ý kiến chỉ trích ông Hun Sen, và thẩm chí tố cáo ông ta đã dâng đất cho Việt Nam để đổi lấy quyền lực.
    Cuộc thảo còn cho biết, Hiệp ước biên giới năm 1985 đầy nghi vấn ấy, cho đến nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật, chưa bao giờ được công bố công khai.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này