1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin Tình báo- Tin về tình hình quân sự ASEAN (P1)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 25/06/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    75
    Cò?n 'Ăy là? hì?nh: (Chùp trong Airbus, cù? chuẮi mẮt tĂn VN Airline chà? bao giơ? chìu lau kình)
  2. hoaian1982

    hoaian1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Các nguồn tin chính thức tại Ấn độ cho biết, ngày 5/4, Nga đã hoàn tất
    việc chuyển giao cho Ấn Độ những xe tăng T-90 trong khuôn khổ hợp
    đồng trị giá 800 triệu USD ký tháng 2/2001.
    Theo hợp đồng này, Nga đã chuyển giao cho Ấn Độ 124 xe tăng T-90
    nguyên chiếc và 186 xe tăng sẽ được lắp ráp ở Ấn Độ trong khuôn khổ
    chuyển giao công nghệ nhằm thay thế các xe tăng T-55 và T-72.
    Phát biểu tại lễ bàn giao, phía Nga cho rằng hợp đồng mua bán xe
    tăng T-90 với Ấn Độ là một mẫu mực về hợp tác công nghệ quốc tế.
    Quan hệ hợp tác công nghệ giữa các nhà thiết kế và chế tạo vũ khí
    của Nga với các đối tác Ấn Độ đã được nâng lên một tầm cao mới trong quá trình lắp ráp các xe tăng tại nhà máy sản xuất các loại xe hạng
    nặng ở bang Tamil Nadu
  3. hoaian1982

    hoaian1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Các nguồn tin chính thức tại Ấn độ cho biết, ngày 5/4, Nga đã hoàn tất
    việc chuyển giao cho Ấn Độ những xe tăng T-90 trong khuôn khổ hợp
    đồng trị giá 800 triệu USD ký tháng 2/2001.
    Theo hợp đồng này, Nga đã chuyển giao cho Ấn Độ 124 xe tăng T-90
    nguyên chiếc và 186 xe tăng sẽ được lắp ráp ở Ấn Độ trong khuôn khổ
    chuyển giao công nghệ nhằm thay thế các xe tăng T-55 và T-72.
    Phát biểu tại lễ bàn giao, phía Nga cho rằng hợp đồng mua bán xe
    tăng T-90 với Ấn Độ là một mẫu mực về hợp tác công nghệ quốc tế.
    Quan hệ hợp tác công nghệ giữa các nhà thiết kế và chế tạo vũ khí
    của Nga với các đối tác Ấn Độ đã được nâng lên một tầm cao mới trong quá trình lắp ráp các xe tăng tại nhà máy sản xuất các loại xe hạng
    nặng ở bang Tamil Nadu
  4. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Mỹ tăng cường bán vũ khí
    Chỉ nhấn một ngón tay, Ngoại trưởng Mỹ C.Powell đã phê duyệt xong một vụ buôn bán vũ khí với nước ngoài. Đây là màn trình diễn trong ngày khai trương quy trình cấp giấy phép buôn bán vũ khí bằng điện tử D-Trade của Bộ Ngoại giao Mỹ.
    Quy trình cấp phép buôn bán vũ khí bằng điện tử chỉ là một trong số một loạt những cải cách nhằm cải thiện cung cách Chính phủ Mỹ phê duyệt việc xuất khẩu vũ khí vốn bị nhà xuất khẩu vũ khí xem là "lề mề". Hoạt động cải cách này cũng nhằm vào một đối tượng khách hàng tiềm năng là châu Á. Mỹ không chỉ muốn cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc hay Australia mà còn muốn mở rộng sang Pakistan và Indonesia. Đài Loan đến nay là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ nhưng Mỹ vẫn muốn dành phần bánh to lớn hơn ở thị trường châu Á trước nguy cơ châu Âu đang cân nhắc việc gỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Trung Quốc.
    Thị trường vũ khí toàn cầu hiện nay đang cạnh tranh khốc liệt. Cải thiện quy trình cấp phép là một biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh cho nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới này. Mỗi năm chính phủ Mỹ phê duyệt khoảng 50.000 giấy phép về hàng hóa quân sự. Các nhà thầu quân sự thường phàn nàn rằng trong quy trình phê chuẩn, Mỹ kém cạnh tranh hơn các nhà xuất khẩu có vai vế khác là Nga và Pháp.
    Kế hoạch cải cách việc xuất khẩu vũ khí đã bắt đầu từ thời Clinton bằng cách xâm nhập các thị trường mới như Đông Âu và Mỹ Latinh. Chính quyền Bush cũng rất hăm hở với chính sách này. Sau ngày 11/9, Washington đã dùng "cuộc chiến chống khủng bố" để tăng cường viện trợ quân sự cho những nước như Philippines, Ấn Độ và lần đầu tiên cung cấp tài chính chống khủng bố cho những nước như Tajikistan và Indonesia. Tháng trước, Washington đã nâng cấp Pakistan thành "đồng minh chủ yếu ngoài NATO". Như vậy, Pakistan có thể tiếp cận kho vũ khí quân sự "phong phú" của Mỹ.
    Chính quyền Bush cũng muốn thay đổi một cách có hệ thống việc xuất khẩu vũ khí. Mỹ đang thúc đẩy việc bán vũ khí cho Anh và Australia bằng cách miễn cho hai nước phải chịu Thuế quan quốc tế về vũ khí (ITAR). Mỹ đã từng miễn ITAR cho Canada nhưng phải ngừng vào năm 1999 vì phát hiện ra một vài trường hợp tiếp tục xuất vũ khí của Mỹ đi nước khác một cách bất hợp pháp. Giới kiểm soát vũ khí lo ngại rằng trường hợp tương tự có thể xảy ra với Anh và Australia.
    Trong lúc đó, chính quyền Bush lại không mấy bằng lòng với việc EU xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Trung Quốc. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm này "không thể giúp mà còn có tác động tiêu cực" trong việc Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc bán vũ khí cho các nước đồng minh như Anh "cho dù EU xem việc này chỉ mang tính biểu tượng".
    Chính quyền Bush đã dập dình cải cách việc buôn bán vũ khí từ lâu. Nhưng một chuỗi các sự kiện: 11/9, cuộc chiến ở Afghanistan, xâm lược Iraq, đã làm chậm lại kế hoạch "đại tu" quan hệ buôn bán vũ khí với các nước đồng minh. Sự chậm trễ này không chỉ do chiến tranh mà còn vì chính trị. William Hartung, chuyên gia buôn bán vũ khí và là tác giả của cuốn sách How much are you making on the War, Daddy? (Cha kiếm được bao nhiêu tiền từ chiến tranh?), cho rằng với kế hoạch này chính quyền "có thể đã phủ nhận chính những lời hoa mỹ của họ rằng "hoặc đi với chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi".
  5. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Mỹ tăng cường bán vũ khí
    Chỉ nhấn một ngón tay, Ngoại trưởng Mỹ C.Powell đã phê duyệt xong một vụ buôn bán vũ khí với nước ngoài. Đây là màn trình diễn trong ngày khai trương quy trình cấp giấy phép buôn bán vũ khí bằng điện tử D-Trade của Bộ Ngoại giao Mỹ.
    Quy trình cấp phép buôn bán vũ khí bằng điện tử chỉ là một trong số một loạt những cải cách nhằm cải thiện cung cách Chính phủ Mỹ phê duyệt việc xuất khẩu vũ khí vốn bị nhà xuất khẩu vũ khí xem là "lề mề". Hoạt động cải cách này cũng nhằm vào một đối tượng khách hàng tiềm năng là châu Á. Mỹ không chỉ muốn cung cấp vũ khí cho Hàn Quốc hay Australia mà còn muốn mở rộng sang Pakistan và Indonesia. Đài Loan đến nay là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ nhưng Mỹ vẫn muốn dành phần bánh to lớn hơn ở thị trường châu Á trước nguy cơ châu Âu đang cân nhắc việc gỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Trung Quốc.
    Thị trường vũ khí toàn cầu hiện nay đang cạnh tranh khốc liệt. Cải thiện quy trình cấp phép là một biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh cho nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới này. Mỗi năm chính phủ Mỹ phê duyệt khoảng 50.000 giấy phép về hàng hóa quân sự. Các nhà thầu quân sự thường phàn nàn rằng trong quy trình phê chuẩn, Mỹ kém cạnh tranh hơn các nhà xuất khẩu có vai vế khác là Nga và Pháp.
    Kế hoạch cải cách việc xuất khẩu vũ khí đã bắt đầu từ thời Clinton bằng cách xâm nhập các thị trường mới như Đông Âu và Mỹ Latinh. Chính quyền Bush cũng rất hăm hở với chính sách này. Sau ngày 11/9, Washington đã dùng "cuộc chiến chống khủng bố" để tăng cường viện trợ quân sự cho những nước như Philippines, Ấn Độ và lần đầu tiên cung cấp tài chính chống khủng bố cho những nước như Tajikistan và Indonesia. Tháng trước, Washington đã nâng cấp Pakistan thành "đồng minh chủ yếu ngoài NATO". Như vậy, Pakistan có thể tiếp cận kho vũ khí quân sự "phong phú" của Mỹ.
    Chính quyền Bush cũng muốn thay đổi một cách có hệ thống việc xuất khẩu vũ khí. Mỹ đang thúc đẩy việc bán vũ khí cho Anh và Australia bằng cách miễn cho hai nước phải chịu Thuế quan quốc tế về vũ khí (ITAR). Mỹ đã từng miễn ITAR cho Canada nhưng phải ngừng vào năm 1999 vì phát hiện ra một vài trường hợp tiếp tục xuất vũ khí của Mỹ đi nước khác một cách bất hợp pháp. Giới kiểm soát vũ khí lo ngại rằng trường hợp tương tự có thể xảy ra với Anh và Australia.
    Trong lúc đó, chính quyền Bush lại không mấy bằng lòng với việc EU xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí với Trung Quốc. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rằng việc dỡ bỏ lệnh cấm này "không thể giúp mà còn có tác động tiêu cực" trong việc Quốc hội Mỹ phê chuẩn việc bán vũ khí cho các nước đồng minh như Anh "cho dù EU xem việc này chỉ mang tính biểu tượng".
    Chính quyền Bush đã dập dình cải cách việc buôn bán vũ khí từ lâu. Nhưng một chuỗi các sự kiện: 11/9, cuộc chiến ở Afghanistan, xâm lược Iraq, đã làm chậm lại kế hoạch "đại tu" quan hệ buôn bán vũ khí với các nước đồng minh. Sự chậm trễ này không chỉ do chiến tranh mà còn vì chính trị. William Hartung, chuyên gia buôn bán vũ khí và là tác giả của cuốn sách How much are you making on the War, Daddy? (Cha kiếm được bao nhiêu tiền từ chiến tranh?), cho rằng với kế hoạch này chính quyền "có thể đã phủ nhận chính những lời hoa mỹ của họ rằng "hoặc đi với chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi".
  6. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Việc Mỹ đánh tiếng muốn triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt dọc theo eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố đang làm nóng lên các cuộc tranh cãi trong khu vực.
    Những gì được tiết lộ cho thấy đây là sáng kiến có tên gọi "An ninh hàng hải khu vực" mà Đô đốc T. Fargo, Tư lệnh quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, mới trình bày trước các ông nghị trên đồi Capitol ở Washington nhằm thuyết phục họ tăng thêm ngân sách cho bộ tư lệnh được coi là lớn nhất của Mỹ hiện nay. Viễn cảnh mà ông T. Fargo vẽ ra là Mỹ sẽ phái các tàu cao tốc cùng các lực lượng tác chiến đặc biệt và lính thủy đánh bộ, phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các loại tàu khác nhau để ngăn chặn hiệu quả nhất nguy cơ sử dụng đường biển tiến hành các vụ khủng bố. Sáng kiến này còn bao gồm việc chia sẻ với các nước Đông Nam Á có eo biển Malacca chạy qua là Malaysia và Indonesia những thông tin tình báo về hoạt động của các nhóm khủng bố. Với các biện pháp trên, ông T. Fargo khẳng định có thể "lôi ra ánh sáng những kẻ khủng bố tại một trong những tuyến đường hàng hải thuộc loại nhộn nhịp nhất thế giới".
    Đúng là khủng bố đang là vấn đề nổi lên ở Đông Nam Á. Theo thông báo của Cục hàng hải quốc tế (IMB), hải phận Đông Nam Á, đặc biệt là eo biển Malacca gần phía Indonesia là khu vực bị hải tặc quấy phá nhiều nhất trên thế giới. Eo biển Malacca cùng Vịnh Aden, lãnh hải Bangladesh, Nigeria và Ấn Độ chiếm tới 2/3 tổng số vụ tấn công trên thế giới. Đông Nam Á cũng là hang ổ của Jemaah Islamiyah (JI), một mắt xích của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Chính JI là thủ phạm gây ra các vụ đánh bom khủng bố ở Indonesia và Philippines. Ngoài ra còn nhóm Hồi giáo Abu Sayyaf ở Philippines chuyên bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc. Gần đây còn xuất hiện thông tin đầy lo ngại rằng, các chiến binh Hồi giáo có thể vạch kế hoạch chiếm các tàu thuyền lớn trên biển để biến chúng thành những quả bom di động khổng lồ. Trước nguy cơ như vậy, Đông Nam Á được Mỹ coi là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố, sau Iraq.
    Ấy thế nhưng đề nghị "đầy thiện chí" của Mỹ trong việc chống khủng bố tại eo biển Malacca lại chẳng nhận được phản ứng tích cực từ các nước trong khu vực. Malaysia đã từ chối một cách nhã nhặn đề nghị của Washington. Phó Thủ tướng nước này Razak khẳng định: "Về mặt nguyên tắc, việc đảm bảo an ninh ở eo biển Malacca là trách nhiệm của Malaysia và Indonesia. Hiện nay, chúng tôi chưa đưa ra lời mời Mỹ tham gia hoạt động an ninh mà chúng tôi đã tiến hành tại đây". Thậm chí ông Razak còn nhẹ nhàng cảnh báo, Washington không thể triển khai quân đội tại eo Malacca nếu không được sự cho phép của Malaysia vì đây là một vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia.
    Vấn đề ở chỗ đằng sau mục tiêu công khai chống khủng bố của Mỹ có thể ẩn chứa những tính toán xa hơn về mặt chiến lược. Vốn là nơi chiếm tới 1/4 hoạt động vận chuyển dầu lửa của thế giới, eo biển Malacca chiếm vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Kiểm soát được khu vực này về mặt quân sự đồng nghĩa với việc có thể định đoạt việc điều tiết nguồn dầu lửa khi các cuộc khủng hoảng xảy ra. Đây là cách dễ dàng nhất nhưng lại có hiệu quả nhất trong chiến lược kiềm tỏa đối phương. Chẳng hạn, nguồn nhập dầu của Trung Quốc chủ yếu từ khu vực Trung Đông, Châu Phi và Đông Nam Á. Có tới 4/5 khối lượng dầu nhập của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca. Nắm được "chiếc van Malacca" chẳng khác nào như nắm được yết hầu đối thủ. Chẳng nước nào trong khu vực Đông Nam Á muốn tự nhiên mình bị biến thành nơi đối đầu lợi ích của những nước ngoài khu vực.
    Quá khứ lịch sử cho thấy Đông Nam Á đã phải hứng chịu những chấn động tiêu cực của cuộc đối đầu giữa hai hệ thống tư tưởng. Chỉ sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, dưới sức ép của dư luận, Mỹ mới buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự trong khu vực, tạo cho Đông Nam Á môi trường an ninh thuận lợi để thoát khỏi đối đầu và nghi kỵ. Sự xuất hiện trở lại của quân đội Mỹ, dù mới chỉ ở một vùng biển của Đông Nam Á, cũng có thể là bùng lên những lo lắng của các nước. Ai có thể khẳng định rằng đây không phải là những bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm tái hiện về mặt quân sự tại khu vực. Lợi ích trước mắt trong việc ngăn chặn nguy cơ khủng bố liệu có bù lại hậu quả khó lường từ sự hiện diện của lực lượng quân sự nước ngoài trong khu vực?
  7. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Việc Mỹ đánh tiếng muốn triển khai lực lượng tác chiến đặc biệt dọc theo eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố đang làm nóng lên các cuộc tranh cãi trong khu vực.
    Những gì được tiết lộ cho thấy đây là sáng kiến có tên gọi "An ninh hàng hải khu vực" mà Đô đốc T. Fargo, Tư lệnh quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, mới trình bày trước các ông nghị trên đồi Capitol ở Washington nhằm thuyết phục họ tăng thêm ngân sách cho bộ tư lệnh được coi là lớn nhất của Mỹ hiện nay. Viễn cảnh mà ông T. Fargo vẽ ra là Mỹ sẽ phái các tàu cao tốc cùng các lực lượng tác chiến đặc biệt và lính thủy đánh bộ, phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa các loại tàu khác nhau để ngăn chặn hiệu quả nhất nguy cơ sử dụng đường biển tiến hành các vụ khủng bố. Sáng kiến này còn bao gồm việc chia sẻ với các nước Đông Nam Á có eo biển Malacca chạy qua là Malaysia và Indonesia những thông tin tình báo về hoạt động của các nhóm khủng bố. Với các biện pháp trên, ông T. Fargo khẳng định có thể "lôi ra ánh sáng những kẻ khủng bố tại một trong những tuyến đường hàng hải thuộc loại nhộn nhịp nhất thế giới".
    Đúng là khủng bố đang là vấn đề nổi lên ở Đông Nam Á. Theo thông báo của Cục hàng hải quốc tế (IMB), hải phận Đông Nam Á, đặc biệt là eo biển Malacca gần phía Indonesia là khu vực bị hải tặc quấy phá nhiều nhất trên thế giới. Eo biển Malacca cùng Vịnh Aden, lãnh hải Bangladesh, Nigeria và Ấn Độ chiếm tới 2/3 tổng số vụ tấn công trên thế giới. Đông Nam Á cũng là hang ổ của Jemaah Islamiyah (JI), một mắt xích của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Chính JI là thủ phạm gây ra các vụ đánh bom khủng bố ở Indonesia và Philippines. Ngoài ra còn nhóm Hồi giáo Abu Sayyaf ở Philippines chuyên bắt cóc con tin để đòi tiền chuộc. Gần đây còn xuất hiện thông tin đầy lo ngại rằng, các chiến binh Hồi giáo có thể vạch kế hoạch chiếm các tàu thuyền lớn trên biển để biến chúng thành những quả bom di động khổng lồ. Trước nguy cơ như vậy, Đông Nam Á được Mỹ coi là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố, sau Iraq.
    Ấy thế nhưng đề nghị "đầy thiện chí" của Mỹ trong việc chống khủng bố tại eo biển Malacca lại chẳng nhận được phản ứng tích cực từ các nước trong khu vực. Malaysia đã từ chối một cách nhã nhặn đề nghị của Washington. Phó Thủ tướng nước này Razak khẳng định: "Về mặt nguyên tắc, việc đảm bảo an ninh ở eo biển Malacca là trách nhiệm của Malaysia và Indonesia. Hiện nay, chúng tôi chưa đưa ra lời mời Mỹ tham gia hoạt động an ninh mà chúng tôi đã tiến hành tại đây". Thậm chí ông Razak còn nhẹ nhàng cảnh báo, Washington không thể triển khai quân đội tại eo Malacca nếu không được sự cho phép của Malaysia vì đây là một vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia.
    Vấn đề ở chỗ đằng sau mục tiêu công khai chống khủng bố của Mỹ có thể ẩn chứa những tính toán xa hơn về mặt chiến lược. Vốn là nơi chiếm tới 1/4 hoạt động vận chuyển dầu lửa của thế giới, eo biển Malacca chiếm vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Kiểm soát được khu vực này về mặt quân sự đồng nghĩa với việc có thể định đoạt việc điều tiết nguồn dầu lửa khi các cuộc khủng hoảng xảy ra. Đây là cách dễ dàng nhất nhưng lại có hiệu quả nhất trong chiến lược kiềm tỏa đối phương. Chẳng hạn, nguồn nhập dầu của Trung Quốc chủ yếu từ khu vực Trung Đông, Châu Phi và Đông Nam Á. Có tới 4/5 khối lượng dầu nhập của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca. Nắm được "chiếc van Malacca" chẳng khác nào như nắm được yết hầu đối thủ. Chẳng nước nào trong khu vực Đông Nam Á muốn tự nhiên mình bị biến thành nơi đối đầu lợi ích của những nước ngoài khu vực.
    Quá khứ lịch sử cho thấy Đông Nam Á đã phải hứng chịu những chấn động tiêu cực của cuộc đối đầu giữa hai hệ thống tư tưởng. Chỉ sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, dưới sức ép của dư luận, Mỹ mới buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự trong khu vực, tạo cho Đông Nam Á môi trường an ninh thuận lợi để thoát khỏi đối đầu và nghi kỵ. Sự xuất hiện trở lại của quân đội Mỹ, dù mới chỉ ở một vùng biển của Đông Nam Á, cũng có thể là bùng lên những lo lắng của các nước. Ai có thể khẳng định rằng đây không phải là những bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm tái hiện về mặt quân sự tại khu vực. Lợi ích trước mắt trong việc ngăn chặn nguy cơ khủng bố liệu có bù lại hậu quả khó lường từ sự hiện diện của lực lượng quân sự nước ngoài trong khu vực?
  8. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Mỹ
    Triển khai tên lửa đánh chặn ở Đông Á
    Giới chức quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn SM3 ở vùng biển Đông á vào năm 2005 nhằm "đối phó với khả năng đe doạ quân sự của CHDCND Triều Tiên". Các tên lửa này có khả năng phá huỷ tên lửa đạn đạo tầm xa và sẽ được bố trí trên hai tầu khu trục Aegis ở ngoài khơi Nhật Bản. Vài ngày trước, Tư lệnh hải quân Mỹ Gordon England cũng thông báo sẽ triển khai các tàu khu trục Aegis tại vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc từ tháng 9 tới. Trong khi đó, tờ Yomiuri Shimbun đưa tin đại diện ba nước Nhật, Mỹ và Hàn Quốc sẽ nhóm họp tại Washington đầu tháng 4 này để bàn về những vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ James Kelly, Thứ trưởng Ngoại giao-Ngoại thương Hàn Quốc Lee Soo Hyuck và Vụ trưởng châu Á - Đại Tây Dương của Nhật Bản Mitoji Yabunaka sẽ tập trung trao đổi ý kiến về nội dung cuộc họp của nhóm công tác 6 nước cũng sẽ diễn ra trong tháng 4.
  9. TranDaiViet

    TranDaiViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2004
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Mỹ
    Triển khai tên lửa đánh chặn ở Đông Á
    Giới chức quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn SM3 ở vùng biển Đông á vào năm 2005 nhằm "đối phó với khả năng đe doạ quân sự của CHDCND Triều Tiên". Các tên lửa này có khả năng phá huỷ tên lửa đạn đạo tầm xa và sẽ được bố trí trên hai tầu khu trục Aegis ở ngoài khơi Nhật Bản. Vài ngày trước, Tư lệnh hải quân Mỹ Gordon England cũng thông báo sẽ triển khai các tàu khu trục Aegis tại vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc từ tháng 9 tới. Trong khi đó, tờ Yomiuri Shimbun đưa tin đại diện ba nước Nhật, Mỹ và Hàn Quốc sẽ nhóm họp tại Washington đầu tháng 4 này để bàn về những vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ James Kelly, Thứ trưởng Ngoại giao-Ngoại thương Hàn Quốc Lee Soo Hyuck và Vụ trưởng châu Á - Đại Tây Dương của Nhật Bản Mitoji Yabunaka sẽ tập trung trao đổi ý kiến về nội dung cuộc họp của nhóm công tác 6 nước cũng sẽ diễn ra trong tháng 4.
  10. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ QS giửa Ấn Độ và

    Brahmos và
    "There is a significant interest in the world in Brahmos cruise missiles and many countries have already made inquiries. However, the decision to sell them to a certain country has to be made jointly by the Governments of India and Russia," Dr Pillai said.
    Although Dr Pillai declined to identify the nations, which could be possible buyers of Brahmos missiles, Russian expert Dr Alexander Vaskin believes that Malaysia, Indonesia and could get these missiles as "friendly countries".
    Link: http://news.indiainfo.com/2004/04/07/0704brahmos.html
    Mig-21 Bison và
    HAL is also expected, along with Moscow-based RAC-MIG, to bag a lucrative contract from to upgrade some 100 ese MiG-21bis interceptors to the MiG-21 Bison standard.
    Link: http://www.forceindia.net/feature2.asp
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng...
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này