1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tình báo - Tin về tình hình quân sự ASEAN (P2)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 15/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Dạo này mùa xây dựng, thấy các thread cơi nới lên tầng 2 liên tục nhể.
  2. Boyversace

    Boyversace Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    1.626
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ có đọc trong báo Công an nhận dân đoạn trích dẫn tổng thống Mỹ nói rõ là trong thời gian tới sẽ viện trợ quân sự vũ khí khí tài cho Việt Nam, thế cũng là tin vui đấy chứ nhỉ . Mình dạo này thân Mỹ những vẫn mua đồ của Nga hả anh em, ngoại giao kiểu này ổn nhở .
  3. realct

    realct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng lần thứ hai tại ASEAN
    Nguyễn Minh
    «... đợt hiện đại hóa quốc phòng lần này là sự gia tăng rất đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng ...»
    Kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng lần thứ hai
    Trong cuộc chạy đua vũ trang ngày càng tăng cường độ tại Đông Á, các quốc gia ASEAN đang tiến hành kế hoạch hiện đại hóa quân sự lần thứ hai.
    Kế hoạch hiện đại hóa lần thứ nhất bắt đầu từ giữa thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990. Lý do của kế hoạch hiện đại hóa này là vào thời điểm đó Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền tại Trung Quốc, Bắc Kinh chủ trương dùng vũ lực bành trướng ra Biển Đông (chiếm một số đảo và bãi san hô trong quần đảo Trường Sa) và công bố một lãnh hải mới bao trùm cả một vùng biển rộng lớn kéo dài tới Đông Nam Á. Trước đe dọa này, các quốc gia ASEAN, lúc đó chưa có sự gia nhập của ba nước Đông Dương, nhờ có tỉ lệ phát triển kinh tế cao liên tục trong nhiều năm nên đã có dư ngoại tệ để tân trang lại kho vũ khí để đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ra Biển Đông. Nhưng kế hoạch hiện đại hóa lần thứ nhất này đã bị khựng lại sau cuộc khủng hoảng tài chánh châu Á năm 1997, nguồn dự trữ ngoại tệ của một số quốc gia ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia, bị cạn kiệt. Trừ Singapore, mọi dự án canh tân quốc phòng của các quốc gia ASEAN khác đều bị đình chỉ hoặc bải bỏ mặc dù đã được quốc hội thông qua.
    Từ đầu thế kỷ 21, sinh hoạt kinh tế của các nước ASEAN khởi sắc trở lại, những kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng bị đình chỉ hay đình hoãn trước kia đã được phục hồi trở lại, nhưng với những vận tốc khác nhau. Trong hai năm 2004-2005, 4 nước có tỉ lệ phát triển kinh tế cao đã dành cho quốc phòng một ngân sách lớn trong GDP của mình : Miến Điện (9%), Việt Nam (6,9%), Brunei (5,6%), Singapore (4,7%), trong khi đó Indonesia chỉ dành cho quốc phòng 2,8%, Thái : 0,35%.
    Điểm nổi bật của đợt hiện đại hóa quốc phòng lần này là sự gia tăng rất đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng của các loại chiến xa, tàu chiến, tàu ngầm, chiến đấu cơ, máy bay vận tải và tàu đổ bộ loại lớn. Phần lớn các chiến cụ này đều nhập từ nước ngoài, nhưng về tàu chiến, tàu đổ bộ và các loại súng ống khác thì một số đã được sản xuất tại chỗ.
    Sau đây là một vài số liệu tóm lược về các loại trang thiết bị quân sự nhập từ năm 2000 đến 2006 (The World Defence Almanach 2006 và Jane''s Fighting Ships 2006-2007).
    Về bộ binh: Indonesia nhập 2 trực thăng tấn công Mi-35 của Nga. Malaysia nhập 4 thiết giáp tốc độ nhanh của châu Âu A400M, 48 chiến xa PT-91 M (và đặt mua thêm 48 chiếc khác) của Ba Lan và 211 xe bọc thép ACU-300 từ Thổ Nhĩ Kỳ. Singapore đưa vào sử dụng 100 thiết giáp xa Bionics, 50 khẩu đại bác 155 mm, các loại đầu đạn 155 mm, 50 đại bác di động SPH, tất cả đều được chế tạo tại chỗ. Thái Lan vừa trang bị thêm cho bộ binh 6 trực thăng S-70B và 8 trực thăng UH-60L của Mỹ.


    chiến xa PT-91M

    Về hải quân: Brunei nhập 3 tàu Corvette 1940 tấn từ Anh (2004), Indonesia tăng cường thêm 4 tàu tuần tiểu PBF7 chế tạo trong nước và nhập một tàu đổ bộ lớn của Đại Hàn. Malaysia mua 2 tuần dương hạm của Anh, 6 chiếc Corvette cấp Keda mua của Đức. Philippines đưa vào sử dụng 3 chiếc Corvette 1.100 tấn tự đóng trong nước. Singapore mua thêm 4 tàu ngầm cấp Challenger của Thụy Điển và 4 tàu đổ bộ tự sản xuất trong nước. Thái Lan đưa vào hoạt động 3 tàu tuần tiễu tự chế. Việt Nam đưa vào sử dụng 2 tàu Corvette BPS 500 (500 tấn) mua công thức của Nga đóng trong nước, 12 tàu phóng hỏa tiễn cấp Tarantul của Nga, 10 tàu tuần tiểu của Nga.
    Về không quân: Indonesia nhập 2 chiến đấu cơ Su-27 SK, 2 oanh tạc cơ Su-30 MK của Nga và 20 khu trục cơ Hawk của Anh. Philippines trang bị thêm 10 chiến đấu cơ Mig-29 mua của Nga và 12 khu trục cơ K-8 mua của Trung Quốc. Singapore mua thêm 14 trực thăng CH-47/SD và 8 trực thăng AH-64D của Mỹ và 75 hỏa tiễn đối không với bằng sáng chế của Nga. Thái Lan mua 6 oanh tạc cơ Su-30 MK của Nga. Việt Nam mua 2 máy bay tuần thám trên biển M-28 của Ba Lan, 12 chiến đấu cơ Su-27 SK và 60 oanh tạc cơ Su-30 MK của Nga.
    Khả năng trang bị quân sự của các nước ASEAN
    1. Brunei: Nước này có nguồn lợi tức do xuất khẩu dầu mang lại rất cao nhưng vấn đề lớn nhất trong quốc phòng là thiếu người, do đó kế hoạch nhập khẩu trang bị quân sự mới có phần chậm trễ. Brunei có 8.000 quân nhân trên một dân số 36.500 người (2004). Brunei vừa mua 3 chiếc Corvette mới (trọng tải 1940 tấn) nhưng không cung cấp đủ thủy thủ vì mỗi chiếc cần 79 người. Do thiếu người nên kế hoạch sử dụng máy bay tuần tiểu trên biển và các hỏa tiễn địa đối không cứ bị đình chỉ. Ưu tiên về quốc phòng của Brunei hiện nay là chống khủng bố, chống nhập thuốc phiện lậu, chống đánh cá lậu và bảo vệ vùng kinh tế độc quyền trên biển cả.
    2. Philippines: Vì phải đối đầu với nhiều thế lực chống đối chính phủ, kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng của Philippines có phần chậm trễ hơn so với các nước ASEAN khác. Phải chờ đến năm 2006 này Philippines mới có kế hoạch hiện đại hóa mỗi năm 12 đại đội bộ binh, 2 đại đội thủy quân lục chiến, một phi đoàn không quân. Tuy nhiên Phi đang gặp khó khăn về tài chánh, nếu không có sự giúp đỡ của nước ngoài khả năng hiện đại hóa quốc phòng rất khó thành công. Cho đến năm 2006, Philippines chỉ đủ khả năng mua lại của Singapore 20 chiếc trực thăng UH-1H cũ do Mỹ chế để tân trang lại cho quân đội Phi.


    chiến hạm Corvette

    3. Indonesia: là một quốc gia có nhiều vấn đề về đối nội (khủng bố của phái Hồi giáo quá khích, phong trào đòi ly khai độc lập của Ache của Papua) và đối ngoại (phân chia lãnh hải với Đông Papua và Mã Lai) nhất trong ASEAN. Ngoài ra Indonesia còn phải đương đầu với nạn hải tặc ngày càng gia tăng quanh các eo biển và hải đảo có tàu bè quốc tế qua lại. Vì có một lãnh thổ và lãnh hải trải rộng gần 5.000 km chiều dài và hơn 2000 km chiều ngang, khả năng phòng thủ chính của Indonesia dựa vào không quân và hải quân, do đó rất tốn kém vì tất cả đều nhập từ nước ngoài. Năm 1997, kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng của Indonesia bị ngừng trệ vì nguồn ngoại tệ bị cạn kiệt. Chỉ từ năm 2000 kế hoạch hiện đại hóa quốc phòng mới được tiến hành trở lại với tốc độ 2 chiếc Su-27 và 2 chiếc Su-30 mỗi năm. Nhưng từ đầu năm 2007, tốc độ trang bị mỗi năm sẽ là 6 chiếc. Indonesia cũng nhập từ Nga 2 trực thăng công kích Mi-35M và đang có kế hoạch nhập thêm. Hải quân vừa được trang bị thêm một tàu vận tải và đổ bộ đa năng mua từ Hàn Quốc, hiện đang có kế hoạch mua thêm 5 chiếc nữa. Hải quân Indonesia cũng vừa trang bị thêm hai tàu Corvette 1.700 tấn mua của Hà Lan và nhiều trang thiết bị cần thiết khác mua từ Ba Lan : máy bay tuần tiểu hải dương, hỏa tiễn đối không, pháo cao xạ?. Họ cũng đưa vào sử dụng hai tàu phóng hỏa tiễn tự chế.
    4. Campuchia : Từ năm 2000 Campuchia đã đưa ra chiến lược "mềm dẻo để đối ứng" và kế hoạch tái phối trí lại quân đội. Những dự định quốc phòng như tổ chức lại những binh đoàn thân cận của thủ tướng Hun Sen như lữ đoàn không kỵ 911 và lữ đoàn bộ binh 70, nhưng đến nay vẫn chưa đi đến đâu. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia viện trợ nhiều nhất về quân sự cho Campuchia, con số là bao nhiêu rất khó biết được. Sự giúp đỡ này có thể nhìn thấy được qua việc tăng cường và trang bị hai lực lượng biên phòng dọc vùng biên giới và trên biển của Campuchia, cụ thể là số lượng hải thuyền trên các sông rạch và các tàu tuần tiễu ven biển.


    chiến xa T 72

    5. Lào : Ít ai có được số liệu chính xác về quốc phòng và trang bị quân sự của Lào. Cũng như Campuchia, Trung Quốc là quốc gia viện trợ quân sự nhiều nhất cho Lào (các loại súng đạn và hệ thống truyền tin) và nhận huấn luyện binh sĩ Lào sử dụng các thiết bị quân sự của Trung Quốc. Cho đến năm 2006 Lào đã trang bị cho không quân 12 trực thăng Mi-17 của Nga.
    6. Miến Điện: Vì khá cô lập với quốc tế, ít ai biết rõ năng lực quốc phòng của Miến Điện. Bù lại mọi người đều biết chính quyền quân đội Miến Điện đang gặp khó khăn trong việc đối phó với hai thế lực đòi tự trị của các người Karen và Shan. Hai lực lượng này tiếp tục hùng cứ tại hai vùng đông-nam và đông-bắc Miến, và sống nhờ vào việc chuyên chở và buôn bán thuốc phiện. Sở dĩ quân đội Miến Điện không dám tiến sâu vào sào huyệt của các nhóm dân cư này là vì không đủ quân số, số người đào ngũ ngày càng đông vì đồng lương quá thấp và thức ăn tồi tệ. Có nhiều đại đội chỉ có từ 200 đến 300 binh lính thay vì 750 người như qui định. Tuy vậy cố gắng hiện đại hóa quân đội Miến Điện vẫn được tiến hành một cách đều đặn, chẳng hạn vào giữa năm 2003 mua 1.000 xe thiết giáp từ Ukraine để bảo vệ đường biên giới dài với Thái, Trung Quốc và Bangladesh. Có thể suy đoán thêm là giới lãnh đạo Miến Điện muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc nên đã cố gắng tìm mua những loại vũ khí mới từ những quốc gia khác như cho gắn thêm trên các Corvette do Trung Quốc giúp đóng các trọng pháo của Ý, radar và sonar của Israel. Ngoài ra Miến Điện còn mua thêm 10 chiến đấu cơ Mig-29 của Nga.
    Khả năng hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam
    Điều đáng để ý là từ năm 2000 Việt Nam bắt đầu dồn sức trang bị cho hải quân và không quân để có thể đối đầu với các loại vũ khí hiện đại của các nước lớn. Việt Nam đã mua rất nhiều chiến thuyền mới của Nga như 10 tàu phóng ngư lôi, 2 tuần dương hãm 1.900 tấn, v.v. Ngoài ra Việt Nam còn mua thếm các loại máy bay chiến đấu của Nga như 22 chiến đấu cơ Su-22M, 12 chiến đấu cơ Su-27, 8 oanh tạc cơ Su-30 MK, 10 máy bay tuần tiểu NV-28. Như vậy tầm hoạt động của hải quân và không quân Việt Nam có thể triển khai từ Đài Loan đến Vịnh Thái Lan, có khả năng trinh sát thường xuyên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thêm vào đó lực lượng phòng không cũng được trang bị thêm các dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1 có khả năng nghênh kích phi cơ địch từ xa 100 km.


    dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1

    Từ trước đa số các vũ khí trang bị cho quân đội Việt Nam đều mua từ Nga hoặc Trung Quốc, nhưng gần đây nguồn cung cấp này đã được đa dạng hóa. Năm 2006, bộ binh Việt Nam được trang bị thêm 150 chiến xa T-72 của Serbia-Montenegro, không quân được trang bị thêm 22 oanh tạc cơ Su-22M4 của Ba Lan.
    Nếu chịu khó quan sát, lần này Việt Nam không đặt mua vũ khí của Trung Quốc mặc dù Trung Quốc tìm đủ cách để bán rẻ, hay trả bằng nguyên nhiên liệu. Một dữ kiện khác nữa là chính quyền cộng sản Việt Nam chấp nhận ký kết với các quốc gia không thuộc phe cộng sản cũ là khối Commonwealth (Anh, Úc, Tân Tây Lan, Canada) và Nhật qua trung gian của Singapore để sử dụng Cam Ranh để hiện đại hóa quân đội, hay chấp nhận tham gia các cuộc diễn tập quân sự chung trên biển cả.


    oanh tạc cơ Su-30 MK

    Một yếu tố tích cực khác nữa là từ năm 2004 Việt Nam chấp nhận công bố sách trắng về quốc phòng, qua đó người ta nhận xét trong nhiều năm liên tiếp Việt Nam đã chi mỗi năm 1,15 tỉ USD cho quốc phòng, khoảng 2,5% GDP. Theo The World Fact Book 2002-2005, chi phí quốc phòng thực sự của Việt Nam trong khoảng thời gian đó là 12,95 tỉ USD, riêng năm1998 chỉ 6,5 triệu USD. Sở nghiên cứu chiến lược của Anh (IISS) trong Military Balance cho biết chi phí quốc phòng thực sự của Việt Nam trong năm 2004 là 3,17 tỉ USD, khoảng 6,9% GDP, túc gấp ba lần con số của sách trắng quốc phòng của Việt Nam.
    Trong cuộc chạy đua vũ trang giữa các quốc gia trong vùng Đông Á và Đông Nam Á này, những quốc gia còn nghèo khó như Việt Nam đã rất mệt nhọc. Nhưng dù sao chấp nhận gia tăng kinh phí quốc phòng với những điều kiện khó khăn để hiện đại hóa quân đội vẫn là một tín hiệu tốt. Càng tốt hơn là chính quyền Việt Nam đang cố gắng tìm các nguốn cung cấp vũ khí khác với khối cộng sản cũ. Sự độc lập nào cũng có một giá phải trả.
    Nguyễn Minh
    (Tokyo)
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Câu này hơi có vấn đề.
  5. ttth3010

    ttth3010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    104
    Đã được thích:
    0
    Câu này hơi có vấn đề.
    [/QUOTE]

    lạy hồn 60 cái
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Malaysia muốn mua máy bay F/A-18F của Mẽo nhằm tăng cường khả năng tác chiến cho không quân và hải quân. Đồng thời, nước này cũng có kế hoạch chi nhiều tỷ USD trong thập kỷ này để hiện đại hóa quân đội.
    Posted 01/15/07 13:55
    Malaysia?Ts Long Wait for Super Hornets Continues
    By JASBIR SINGH, KUALA LUMPUR
    One of the most watched modernization programs in Malaysia ?" the proposed replacement of the Royal Malaysian Air Force F/A-18D Hornet fighter jets with the newer F/A-18F Super Hornets ?" remains in limbo because of other funding priorities, including adding new capabilities for the Navy and Army.
    Malaysia has had its eight F/A-18Ds since 1997, and began discussions with Boeing about six years ago on acquiring F/A-18Fs, yet the talks have been fruitless.
    The program remains stuck on the Air Force?Ts wish list due to funding pressures caused by the armed forces?T multibillion-dollar equipment renewal program implemented over the past few years. When asked earlier this year, the now-retired Air Force chief, Gen. Nik Ismail Nik Mohamed, said the service was committed to acquiring the Super Hornet, but only when funding becomes available.
    A current cost estimate for the potential Super Hornet buy is not available. However, the government already has spent more than 15 billion Malaysian ringgit ($4.3 billion) this decade on major equipment purchases, and has allocated a total of 17 billion ringgit in its current five-year development plan for defense procurement.
    During this time, the Malaysian government signed up to purchase, among other equipment, 48 PT-91M tanks from Poland?Ts Bumar Group to set up a tank division, two new Scorpene and one used Agosta 90 submarines, a squadron of Su-30MkM fighter jets from Russia and 11 Agusta A-109 light observation helicopters.
    The submarine deal was worth 3.5 billion ringgit, while the tanks and associated equipment cost about $275 million. The A-109 helicopters were purchased for about $70 million, and the Su-30MkM deal was worth about $900 million.
    The A-109 helicopters have entered into service and tank deliveries will begin this year.
    Deliveries of 18 Su-30MkM multirole fighters will begin this year, to coincide with the Langkawi International Maritime and Aerospace exhibition in December. The remaining aircraft will enter into service over the next two years. Preparations also are being made to receive the submarines from France in 2009.
    These investments do not include money spent on modernizing the armed forces as a whole, or long-overdue improvements to infrastructure.
    Aside from having to pay for the new equipment, the Malaysian Armed Forces also have incurred large costs associated with setting up the infrastructure for these new assets.
    The military has never operated tanks or submarines, and is spending large sums to provide the training and infrastructure needed *****pport the services.
    Similarly, the Air Force has had to spend money to modernize an airbase to house the Su-30MkMs, put up the necessary supporting infrastructure, and train personnel to operate and support the aircraft.
    It appears that the rising costs involved in acquiring and operating these three major assets is sinking other modernization programs, Defence Ministry and Air Force sources said.
    For the Air Force, the recent multimillion-dollar expen***ure to overhaul MiG-29N fighters and purchase eight Aermacchi MB-339CDs and 10 PC-7 MkII Turbo Trainer Aircraft is stretching its budget, the source said.
    The Aermacchi and PC-7 trainers have been purchased to meet urgent Air Force needs to train more pilots and replace aircraft lost to crashes. Several smaller acquisition programs related to the Su-30MkM purchase are still pending and need funding allocations.
    There also have been media reports that the Air Force will mothball its MiG-29N fleet to free fighter pilots to operate the Su-30MkMs. However, Defense Minister Najib Razak has denied that the MiG-29s will be retired and said ad***ional pilots will be trained to meet requirements.
    According to Air Force sources, the F/A-18D Hornet has served well and the service is committed to upgrading the aircraft to the newer versions.
    There are plans to modernize the current fleet, pending funding availability. Until then, and the full induction of the Su-30MkM into the force, the Hornets will remain the main front-line aircraft for the Air Force.
    However, new money to acquire the Super Hornets may come by the end of the decade at the earliest, the ministry and service sources said.
    When funding to acquire the aircraft becomes available, the service will have to enter into fresh negotiations with Boeing, further delaying the acquisition of the replacement aircraft.
    Faced with this scenario, the Air Force must move toward modernizing some aspects of the Hornets to maintain that capability. There also is interest in achieving interoperability with the Su-30MkMs and basic network-centric capability.
    The Air Force wants to ensure that the two aircraft are able to talk to each other and exchange data. The plan is to install data links on board the Su-30MkM to allow it to communicate with other aircraft.
  7. thepeoplewholovelanguages

    thepeoplewholovelanguages Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    mua 4 M-28 rụng 1 còn 3 con!còn số liệu 60 Su-30 thì phi lý, 12 Su-30 + 60 su-27MK thì có vẻ hợp l1ý hơn!chả hiểu nguồn ở đâu nữa!Có vẻ là hải ngoại!
  8. mi28havooc

    mi28havooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Từ
    2006-2010,philipin sẽ nhận được 200 xe chiến đấu M2A3 Bradley , 20 hệ thông pháo M-270MLRS , 100 xe tăng M1A2 Abram , 15 máy bay AH64 longbow , 2 hệ thống PAC-3 , 2 máy bay E-3 AWACS , 2 khu trục Spurance , 100 máy bay F-16E/F , F-16D , 2 máy bay vận tải C7 , 10 máy bay RQ-4A Global Hawk .Môt phần của hợp đồng được Mĩ viện trợ.
  9. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495

    Số liệu thấy choáng thật các bác nhỉ? Nếu vậy NC từ 2007 - 2010 cũng phải phấn đấu trang bị mua sắm & sản xuất đồ chơi nhiều nhiều mới duy trì cán cân quân sự với các nước ĐNÁ
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6

    Khó tin nhỉ? NTT hay Nhật thì còn có thể.
    Phi là đảo quốc thì mua M-1A2 Abram để đánh ai?

Chia sẻ trang này