1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin trên báo : "Ca dao mẹ", "Vết lăn trầm" của Trịnh Công Sơn - không được sử dụng ?

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Temely, 09/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Tin trên báo : "Ca dao mẹ", "Vết lăn trầm" của Trịnh Công Sơn - không được sử dụng ?

    Luật với lệ ở VN, đọc bản tin dưới đây mà chán. Năm 2002 rồi mà.....?
    Phen này coi chừng nhạc Trịnh trước năm 1975 không còn được in lại hoặc trính bày (hát) nữa; hoặc bị "ách" lại lâu dài, như vụ album "Nhật Thực"

    ---------------------------------------------------------------

    Sau đây là tin từ Netnam ngày 21.06.02. Hình như báo Tiền Phong cũng có đăng lại ?
    http://www.hcmc.netnam.vn/index.asp?fcid=2&progid=23002&newsid=10967

    "Ca dao mẹ", "Vết lăn trầm" của Trịnh Công Sơn - lúc cho lúc không?


    Chuyện bắt nguồn từ album thứ hai của ca sĩ Quang Dũng, giọng hát đang dần được chú ý với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trong CD chưa phát hành này có 4 bài của nữ nhạc sĩ Việt kiều Diệu Hương và 2 bài của Trịnh Công Sơn. 6 bài bị ách lại tại cửa cơ quan quản lý là Phòng băng đĩa nhạc Cục nghệ thuật biểu diễn...

    Lý do: Diệu Hương đã định cư tại Mỹ. Chiểu theo quy định hiện hành, những bài hát của nhạc sĩ này muốn lưu hành trong nước cần có kết quả thẩm định của cơ quan an ninh văn hoá về thái độ chính trị của tác giả. Còn 2 bài của Trịnh Công Sơn được xếp vào dòng Ca khúc da vàng, ra đời trước 1975 ở miền Nam cho đến giờ vẫn chưa chính thức được cho phép sử dụng lại.

    Tuy nhiên, trên thực tế, album đầu tiên của Quang Dũng phát hành cuối năm 2001 đã có 4 bài của Diệu Hương. Phải chăng lúc đó Sở VH-TT TPHCM và Cục NTBD chưa kịp biết Diệu Hương là ai, chưa biết chúng được sáng tác trong hay ngoài nước, trước hay sau khi tác giả xuất cảnh. Chỉ khi Cty Bạn Yêu Nhạc (MFC) gửi công văn xin phép sử dụng 4 bài mới của Diệu Hương cho album 2 của Quang Dũng và một giấy phép phát hành cho video Những ngôi sao mới trong đó cũng có 1 bài của Diệu Hương (Khắc khoải - Quang Dũng hát) thì Phòng băng đĩa nhạc mới ngỡ ngàng tại sao đang xin phép sử dụng bài của một nhạc sĩ hải ngoại mà trong chương trình sắp phát hành kia đã có sẵn một bài khác cùng tác giả rồi? Lý do bên sản xuất đưa ra: Bài đó đã phát hành audio nên mới dám làm video.

    Theo ông Lê Nam (Cục NTBD), phát hiện việc này ông có hỏi lại Sở VH-TT TPHCM tại sao lần trước chưa thẩm định gì về tác giả đã vội cấp giấy phép thì người có trách nhiệm trả lời: thôi lỡ rồi, mong thông cảm (!) Hiện MFC đã bóc bài Khắc khoải, Quang Dũng sẽ chọn bài khác thay vào. Bà Nguyễn Thanh Thuỷ giám đốc MFC kể, không hiểu từ đâu rộ lên tin đồn buồn cười là Quang Dũng và MFC làm nhạc chống Cộng (!) Quang Dũng bị săn lùng ráo riết về vụ này.

    Tác giả Diệu Hương còn xa lạ với người nghe nhạc trong nước và lại đang ở nước ngoài. Đáng nói là 2 bài của Trịnh Công Sơn: Ca dao mẹ và Vết lăn trầm.

    Ca dao mẹ đúng là thuộc loạt Ca khúc da vàng sáng tác những năm 60-70, xếp cùng dòng nhạc phản chiến ở miền Nam với tác phẩm của Trần Long ẩn, Tôn Thất Lập, Trương Quốc Khánh... Sau này nhiều bài trong số ấy vẫn được sử dụng rộng rãi đặc biệt là Nối vòng tay lớn. Ca dao mẹ đã được ca sĩ Hồng Hạnh thu âm phát hành 6-7 năm trước. Huế - Sài Gòn - Hà Nội, cũng thuộc dòng này là chủ đề album của Cẩm Vân ra cuối năm 2000, Hồng Nhung cũng đã thu bài này cùng Người già và em bé... chưa kể nhiều bài khác vẫn được biểu diễn trên sân khấu. Còn riêng bài Vết lăn trầm không nằm trong dòng ca khúc trên và cũng đã được Nguyễn Chánh Tín chọn làm chủ đề album của anh ra từ 1995, sau đó Trịnh Vĩnh Trinh hát trong album Văn Cao- Trịnh Công Sơn (CD và video) do Phương Nam phim sản xuất lâu lắm rồi. Thế sao lần này lại không được hát?

    Phòng băng đĩa nhạc (Cục NTBD) đã dựa vào 5 thông báo của Bộ VHTT (từ thông báo số 1 ngày 15/10/1989 đến số 5- 28/5/1995) về việc cho phép sử dụng các ca khúc trữ tình lãng mạn trước cách mạng và những sáng tác trước 1975 ở miền Nam, để ngưng chưa cấp phép cho 2 bài hát kể trên. Trong danh sách này có tổng cộng 265 bài hát được phép (NS Trịnh Công Sơn có vẻn vẹn 27 bài). Nhiều nghệ sĩ và nhà sản xuất cho rằng những thông báo này đã lạc hậu, không thực tế. 7 năm qua, khi âm nhạc trong nước phát triển mạnh mẽ nhất thì vẫn không có thêm thông báo báo nào cả. Và người nghe hẳn cũng nhận thấy trong nhiều năm qua có tới cả trăm bài của TCS viết trước 1975 được sử dụng lại trên sân khấu và băng đĩa cũng như in sách. Có nhiều bài tưởng viết sau này nhưng thực ra là trước 75 như Đoá hoa vô thường, Em hãy ngủ đi... Mới đây Trung tâm băng nhạc Hoa Sữa thuộc Công ty nghe-nhìn HN cũng gửi công văn xin sử dụng 10 bài Ca khúc da vàng, Bộ VH-TT đã yêu cầu Cục NTBD lập hội đồng thẩm định nhưng đến giờ vẫn chưa lập được.

    Từ câu chuyện này khơi ra một vấn đề: Đối xử sao đây với những bài hát ra đời trước 1975 ở miền Nam và sau này ở hải ngoại. Có những NS mà âm nhạc của họ tuyệt đối không được phép sử dụng như Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ... nhưng lại có những bài được Phạm Duy đặt lời Việt vẫn được hát rộng rãi như Dòng sông xanh (Tức Danube xanh của J. Strauss), Serenade (Schubert), Trở về Suriento... những bài ấy liệu có bị cấm không? Hay Ngô Thuỵ Miên chỉ có 2 bài được chính thức cho phép là Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời nhưng những bài khác như Niệm khúc cuối, Giọt nước mắt ngà vẫn được hát và thu âm nhiều nơi. Còn Vũ Thành An nổi tiếng với những Bài không tên cho đến giờ cũng chưa được phép hát lại nhưng hơn 10 năm trước Sài Gòn Audio đã sản xuất chương trình cassette Diễm Xưa dùng tới 4 Bài không tên (số 1, số 2, số 7, cuối cùng). Như vậy trách nhiệm thuộc về ai? Nhà quản lý, nhà sản xuất hay nghệ sĩ? Nói như người của Sở VH-TT TPHCM nhắc ở trên, là lỡ rồi mong thông cảm thì khi xảy ra "sự cố" ai là người "chịu trận" ?

    Nguyễn Minh


    ___________________________________________

    Chú thích thêm của Temely :
    Quang Dũng là ca sĩ mới, trẻ. Trước đây đã ra CD Biển Nghìn Thu Ở Lại. Cũng khá, bài trong đó, QD hát hay nhất theo Minh là bài Vì Đó Là Em (Diệu Hương). Diệu Hương là nữ nhạc sĩ mới tại hải ngoại, nhạc nhẹ nhàng và lời nhiều chất thơ.
    Nếu bạn muốn đọc thêm về ca sĩ Quang Dũng : http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2002/05/3B9BC6A0/
    về nhạc sĩ Diệu Hương : http://www.thoibao.com/vannghe/dieuhuong.htm

    Và dưới đây là một bài báo khác về QD và tình yêu nhạc TCS :


    Ca sĩ Quang Dũng chung thuỷ với tình yeu nhạc Trịnh


    Nguờì lớn nghe và hiẻu được nhạc Trịnh Công Sơn đã khó, vậy mà có một cậu bé mới 11 tuổi lại rất say mê và thuộc lòng nhiều bài hát của nhạc sĩ tài hoa ấy. Ngay từ lúc học phổ thông tại trường Trần Hưng Đạo (Qui Nhơn), Quang Dũng đã có một sở thích rất khác bạn bè trang lứa, vì tính trầm lắng và chỉ mê nhạc Trịnh Công Sơn.
    Quang Dũng biết rằng mình bị hạn chế trong một dòng nhạc, nhưng không thể dứt ra được. Mặc dù chưa hiểu hết nội dung hay ý tưởng của tác giả, nhưng Quang Dũng đã cảm nhận và thích thú từng câu từ, từng giai điệu rất riêng của nhạc Trịnh. Đạt giải nhì Tiếng hát Truyền hình Miền Trung và Huy chương vàng Tiếng hát Truyền hình Huế năm 1997, Quang Dũng bắt đầu bước chân vào con đường âm nhạc. Năm 1998 Quang Dũng đã chuyển vào TPHCM, nhưng lại chon một hướng đi trái ngược với những ca sĩ trẻ khác, Dũng vẫn giữ tình cảm của mình với dòng nhạc trữ tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
    Trong đêm giao thừa tết Nhâm Ngọ vừa qua Quang Dũng đã được Đài truyền hình Việt Nam mời tham gia Chương trình Cầu truyền hình, niềm hạnh phúc này nhắc nhở Quang Dũng phải cố gắng hơn nữa với chính mình.

    PV: Nguyên nhân nào đã đưa Quang Dũng đến với nhạc Trịnh Công Sơn?
    - Dũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn từ nhỏ, nhưng cũng không hiểu tại sao nữa. Đến với nhạc Trịnh, Quang Dũng luôn có cảm giác hạnh phúc và yêu mến cuộc sống này. Còn việc hát nhạc Trịnh, có thể đó là duyên nợ khi Dũng quyết định chọn âm nhạc làm nghề nghiệp của mình. Gần đây Quang Dũng cũng hát một số ca khúc của các nhạc sĩ khác như Quốc Bảo, Kim Tuấn...

    PV: Còn CD "Biển Nghìn Thu ở lại", có phải là tình cảm của Quang Dũng dành cho âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa này?
    - CD Biển Nghìn Thu ở lại (lấy ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm chủ đề) do Quang Dũng tự chọn nhạc và thực hiện, nhạc sĩ Bảo Phúc và Quốc Bảo hoà âm. Quang Dũng rất mang ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã dẫn dắt trong thời gian qua. Dũng cũng xin giải thich về việc nhạc sĩ Trịng Công Sơn viết tặng bài hát này cho Quang Dũng là tình cảm thầy trò, anh em, chứ không phải là ca khúc độc quyền của Dũng.

    PV: Về nhu cầu của thị trường âm nhạc và thị hiếu của giới trẻ, Quang Dũng sẽ thay đổi phong cách không?
    - Quang Dũng chưa bao giờ nghĩ đến việc phải đổi phong cách của mình vì tình yêu nhạc Trịnh rất khó phai mờ trong tim Dũng. Bên cạnh đó là những tình cảm của khán giả yêu nhạc Trịnh cũng khó thay đổi. Tuy nhiên Dũng cũng chú ý đến việc thể hiện lại những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng chất trẻ trung của mình. Quang Dũng vừa thực hiện Đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại sân khấu Long Phụng và chương trình đã được nhiều khán giả, SV-HS ủng hộ thật nhiệt tình...
    PV: Cám ơn Quang Dũng
    .
    THANH BÌNH VY
    = = = = = = = = = = =
    Theo Tuyển Tập Thơ Văn ÁO TRẮNG (Số 51)




    Được temely sửa chữa / chuyển vào 09/07/2002 ngày 20:46
  2. traucau

    traucau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì tôi không thể đọc hết tin của bạn ( vì dài quá ! ). Sau khi đọc vài dòng của bạn, tôi chỉ có một suy nghĩ đơn sơ là âm nhạc của Trịnh dành cho tất cả mọi người cũng như âm nhạc nói chung để phục vụ công chúng, không có rào cản nào ( và không có ai có đủ tư cách ) có thể ngăn cản tôi đến với âm nhạc của Trịnh ! Tôi là người yêu nhạc Trịnh và tôi không quan tâm đến cách xử sự của một số người đối với nhạc Trịnh, người ta có thể không cho lưu hành ca khúc này, nhạc phẩm kia nhưng tôi sẽ hát cho bạn nghe !
    Cái gì gọi là an ninh văn hoá ?
    ____________________________
    Một vài người trong chúng ta có cái đầu nhỏ hơn cái dạ dày của chính mình !
    TrauCau

Chia sẻ trang này