1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin từ vnexpress

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hungln, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Tin từ vnexpress

    Trên vnexpress có nhiều bài hay phết về thiên văn học các bác ạ em ngại copy lại lắm các bác vào địa chỉ này mã xem nhé rùi bình luận
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/04/3B9BB073/
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/04/3B9BAD4C/
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/04/3B9BACCA/

    Hùng
  2. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Anh nhắc rồi : chủ đề CLB Thiên Văn Học để làm gì ?
    Post vào đó đi.
    Anh xin chú đấy !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
    [​IMG]
  3. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Em post đây :
    bài 1 : Phát hiện hệ mặt trời gần giống chúng ta
    Đài thiên văn Keck ở Hawaii (Mỹ) mới phát hiện một hệ mặt trời trẻ, ở cách chúng ta 63 năm ánh sáng. Ngôi sao mẹ Beta Pictoris có kích cỡ khoảng gấp rưỡi mặt trời và chỉ mới xuất hiện khoảng 1 tỷ năm (mặt trời hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm).
    Nhóm khoa học của David Koerner và Alycia Weinberger đã xác định ít nhất 3 hành tinh quay quanh ngôi sao này. Hành tinh trong cùng quay trên một quỹ đạo cách sao mẹ tương tự khoảng cách sao Mộc - mặt trời. Góc quay của nó nghiêng 14 độ so với mặt xích đạo của sao mẹ. Hai hành tinh còn lại quay trên quỹ đạo xa hơn, chúng cũng có kích cỡ lớn hơn, và đều có góc quay khác nhau.
    Như vậy, hệ sao này rất giống với hệ mặt trời của chúng ta: Các hành tinh có kích cỡ không quá lớn, quay trên những quỹ đạo hơi nghiêng so với mặt xích đạo, ở khoảng cách tương đối xa sao mẹ.
    Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tìm được hàng trăm hành tinh ngoài hệ mặt trời, nhưng chúng thường có kích cỡ quá lớn. Các hệ sao này cũng có nhiều điểm khác xa hệ mặt trời của chúng ta (như các hành tinh thường quay quá gần sao mẹ, với tốc độ quá nhanh).
    Hùng
  4. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Sao quark một dạng vật chất mới :
    Kính thiên văn vệ tinh Chandra mới quan sát được hai ngôi sao lạ đường kính vài kilomét, có khối lượng lớn gấp nhiều lần các ngôi sao khác. Theo phỏng đoán của các nhà khoa học Mỹ, chúng có thể được cấu thành từ các hạt quark - một dạng tồn tại hoàn toàn mới của vật chất trong thiên nhiên.
    Trái đất và mặt trời được cấu thành từ các nguyên tử. Cấu trúc của nguyên tử gồm proton mang điện dương, neutron trung tính và electron mang điện âm. Electron chạy trên các quỹ đạo xung quanh hạt nhân (gồm proton và neutron). Giữa chúng là các khoảng trống rất lớn. Như vậy, cấu trúc nguyên tử thực ra là một cấu trúc "xốp", và vật chất của trái đất là mặt trời thuộc loại "nhẹ".
    Tuy nhiên trong các vụ nổ sao, cấu trúc nguyên tử có thể bị phá vỡ, tạo thành các khối "vật chất nặng" từ các hạt nhỏ hơn nguyên tử. Một trong những dạng tồn tại phổ biến của vật chất nặng là sao neutron. Đến nay, những sao này (gồm các hạt neutron xếp sát nhau) là các cấu trúc vật chất dày đặc nhất trong vũ trụ. Một thìa nhỏ neutron có khối lượng khoảng 1 tỷ tấn.
    Trên thực tế, proton và neutron còn có thể phân chia thành các hạt hạ nguyên tử (subatomic), hay còn gọi là các hạt quark. Ở sao neutron, giữa các quark còn có khoảng trống do tương tác điện từ giữa chúng.
    Tuy nhiên, theo phỏng đoán của các khoa học, tại hai ngôi sao mới quan sát được thì các quark này thuộc loại quark "lạ", và chúng có thể xếp sát với nhau. Nếu đúng vậy thì đây là dạng vật chất nặng nhất mà người ta từng quan sát được.
    Hùng
  5. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Như thế có phải hay không !
    Nhưng một thời gian thì bài của chú sẽ bị tụt xuống dưới đấy.
    Nếu muốn lưu truyền cho hâu thế thì pốt vào chủ đè dính nhé !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
    [​IMG]
  6. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Vật chất tối trải khắp vũ trụ như một tấm lưới
    Các nhà khoa học Anh mới đưa ra mô hình tổng quát về vật chất tối. Theo đó, vũ trụ của chúng ta có thể ví như một tấm lưới dày được trải đều bởi thứ năng lượng lạ lùng này, và chỉ các mắt lưới là nơi hội tụ của vật chất thường.
    Tiến sĩ Andrew Taylor, Đại học Edinburgh, thông báo như vậy tại buổi họp của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh ở Bristol mới đây.
    Dựa vào nguyên lý khuếch đại hấp dẫn (gravitational microlensing), Taylor đã nghiên cứu một trong những nơi hội tụ vật chất lớn nhất của vũ trụ: nhóm thiên hà Abell 901/2. Ban đêm, nhóm thiên hà này có độ lớn như một mặt trăng đầy (nhưng rất mờ). Nó có đường kính rộng khoảng 10 triệu năm ánh sáng.
    Abell 901/2 được chia thành nhiều nhóm nhỏ: Abell 901a, Abell 901b, Abell 902. Tổng cộng có khoảng 50.000 thiên hà lớn nhỏ đã được quan sát trong hệ thống.
    Phân tích cho thấy, sao ở những thiên hà này xắp xếp thành các "mạng" dày mỏng khác nhau. Có chỗ vật chất xếp dày đặc như các mắt lưới bị xoắn, có chỗ lại rất thưa. Theo giới khoa học, điều này chỉ có thể giải thích bằng sự có mặt của vật chất tối - loại vật chất không quan sát được, nhưng có thể xác nhận chúng bằng lực hấp dẫn.
    Theo các nhà thiên văn, vũ trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% còn lại thuộc loại "tối". Trong số vật chất tối, có 33% tồn tại dưới dạng không nhìn thấy được (như các lỗ đen), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau). Nguồn năng lượng tối này trải ra khắp vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, và đẩy các thiên hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở.
    Nhóm khoa học của Taylor hy vọng sớm dựng được "tấm lưới vật chất tối" trong không gian ba chiều. Đây sẽ là một thành tựu đáng ghi nhận trong việc xây dựng mô hình vật lý hiện đại.
    Hùng
  7. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0


    Những hành tinh đi hoang

    Kính thiên văn Hubble mới quan sát thấy 6 thiên thể, chỉ nặng khoảng 80 lần trái đất, đi lang thang trong thiên hà, hoàn toàn thoát khỏi trường hấp dẫn của các sao mẹ. Đây có lẽ là những thiên thể nhỏ nhất thoát khỏi quỹ đạo đã từng quan sát được.
    Theo các nhà thiên văn, 6 thiên thể mới quan sát thuộc chùm các ngôi sao nhỏ M22, cách trái đất 8.500 năm ánh sáng. Để kiểm chứng xác thực hơn, Kailash Sahu và các đồng nghiệp dự định sẽ quan sát trung tâm của chùm sao trong khoảng một tuần liền.
    Các nhà thiên văn đã thành công nhờ sử dụng phương pháp ??okhuếch đại hấp dẫn??? (gravitational microlensing).
    "Khuếch đại" (lensing) là một hiện tượng tự nhiên, xảy ra khi một hành tinh hoặc một thiên thể di chuyển tự do trong vũ trụ đột nhiên chắn giữa trái đất và một ngôi sao nào đó. (Ngôi sao là những thiên thể tự phát sáng, còn hành tinh là những thiên thể "tối", quay quanh một ngôi sao và được nó chiếu sáng ). Khi ánh sáng đi qua thiên thể, nó bị trường hấp dẫn của thiên thể bẻ cong. Người quan sát trên trái đất đo được góc lệch của ánh sáng. Nếu thiên thể càng lớn thì ánh sáng bị bẻ cong càng mạnh và góc lệch cũng càng lớn. Dựa trên độ lớn của góc lệch này, người ta tính ra khối lượng của thiên thể. Hình ảnh quan sát được gọi là "ảnh giả" (spurious). Theo dõi thời gian xuất hiện ảnh giả và độ mạnh yếu của nó, cùng với khoảng cách giữa ngôi sao và trái đất, người ta tính ra được khoảng cách của thiên thể với ngôi sao "mẹ". Phương pháp này gọi là "khuếch đại hấp dẫn" (gravitational microlensing).
    "Khuếch đại hấp dẫn" đã được sử dụng để săn đuổi các chùm sao cực nhỏ ở trung tâm và vầng sáng ven dải ngân hà của chúng ta, cũng như những sao mờ và các hành tinh có khối lượng nhỏ ở rất xa", Kailash Sahu nói.
    Các nhà thiên văn cho biết, tính được chính xác khối lượng các thiên thể lang thang sẽ mở ra những khám phá lớn về sự hình thành của các hành tinh và ngôi sao.
    Hùng
  8. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng tối và số phận bất định của vũ trụ
    Ý tưởng cho rằng vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Big Bang và sẽ chết đi vì một cú sụp lớn (Big Crunch) ít ra cũng làm người ta yên tâm về cái gì đó hữu hạn, như số phận con người. Nhưng gần đây, các nhà thiên văn lại có bằng chứng cho thấy, vũ trụ sẽ không sụp đổ, mà cứ lan rộng ra mãi. Thủ phạm chính của hiện tượng này là năng lượng tối.
    Theo các nhà thiên văn, vũ trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% còn lại thuộc loại vật chất "tối". Trong số vật chất tối có 33% tồn tại dưới dạng không nhìn thấy được (như các lỗ đen), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau). Nguồn năng lượng tối này trải đều trong vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, và đẩy các thiên hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở.
    Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington (Mỹ) đưa ra giả định cho rằng, cách đây khoảng 5 tỷ năm - tức là 9 tỷ năm sau Big Bang - vũ trụ đã đạt đến độ lớn mà lực của năng lượng tối vượt lên lực hấp dẫn, khiến vũ trụ chỉ có thể giãn nở ra thêm chứ không co lại được nữa. Như vậy, một sự sụp đổ theo kiểu "Big Crunch" là điều không thể xảy ra.
    Vậy thì vũ trụ sẽ giãn nở đến đâu? Câu trả lời là, nó sẽ giãn nở mãi mãi, vì chưa hề có bằng chứng nào cho thấy là quá trình đó sẽ dừng lại. Sẽ không có một ngày tận thế nào hết. Đành rằng đã có một sự mở đầu là Big Bang, nhưng mãi mãi sẽ không có sự kết thúc! Số phận của vũ trụ là như vậy, cứ loang rộng ra, cứ trải năng lượng ra... nhưng không hề có mục đích gì, và cũng chẳng bao giờ dừng lại.
    Đó có phải là bí mật tận cùng của vũ trụ? Chưa ai trả lời được câu hỏi này, cũng như chưa ai hiểu gì về bản chất của "năng lượng tối" và "vật chất tối". Các nhà vật lý ở Washington đang cố gắng đặt những nền tảng đầu tiên cho việc nghiên cứu loại vật chất và năng lượng này.
    Năm 1998, lần đầu tiên các nhà vật lý thiên văn ngồi lại với nhau để đàm luận về năng lượng tối khi phát hiện ra một siêu tân tinh lạ. Ánh sáng của siêu tân tinh này yếu hơn nhiều so với những tính toán dựa trên mô hình vũ trụ chuẩn (trong đó, những yếu tố quan trọng là các lực vũ trụ, trọng lượng và tuổi đời của ngôi sao). Vị trí lạ lùng này của ngôi sao bắt buộc người ta bổ sung thêm một yếu tố mới vào mô hình vũ trụ - yếu tố đã đẩy ngôi sao ra xa hơn bình thường. Đó chính là năng lượng tối.
    Hùng
  9. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    Vũ trụ đang mở rộng
    Luồng sáng chói mắt bùng lên từ một siêu lân tinh cực xa. Xuyên qua thứ ánh sáng rực rỡ đó, kính thiên văn Hubble đã ??onhìn??? ra một lực huyền bí nào đó đang tác dụng ngược lại với lực hấp dẫn và đẩy các hệ ngân hà ra xa nhau. Phát hiện này đánh dấu một trong những khám phá có ý nghĩa nhất trong lịch sử về trạng thái tự nhiên của vũ trụ: Nó đang nở rộng.
    Siêu lân tinh, một ngôi sao đang bùng nổ, nằm cách cách trái đất khoảng 10 tỷ năm ánh sáng, vật thể xa nhất mà con người từng phát hiện được. Nó phát quang dường như mạnh hơn nhiều so với bình thường và lý giải duy nhất cho hiện tượng này là sự tồn tại của một dạng ??onăng lượng tối??? bí hiểm lan toả trong vũ trụ.
    Khái niệm ??onăng lượng tối???, lực đẩy đã mang các hệ thiên hà ra xa nhau với tốc độ tăng lên không ngừng, lần đầu tiên được Albert Einstein đưa ra và thảo luận vào thế kỷ trước.
    Củng cố giả thuyết
    Cách đây 3 năm, khi nghiên cứu thứ ánh sáng mờ nhạt không bình thường của một số siêu lân tinh ở xa, các nhà thiên văn đã nhận thấy vũ trụ đang mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong quá khứ và họ cho rằng sự nở ra đó chỉ bắt đầu gần đây. Người ta đã cố gắng giải thích hiệu ứng tăng tốc này bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả ý tưởng ??onăng lượng tối???.
    Nay, những quan sát mới nhất do Hubble chụp được đã củng cố thêm ý tưởng này. Các nhà khoa học đã có những bằng chứng đầu tiên cho thấy, sau vụ nổ Big Bang, lực hấp dẫn (trọng lực) đã làm chậm lại tốc độ mở rộng của vũ trụ. Và chỉ đến gần đây, năng lượng tối mới chiến thắng sức hút của trọng lực và bắt đầu đẩy các hệ thiên hà ra xa nhau.
    ??oDường như vũ trụ thể hiện thái độ của một người lái xe vậy. Anh ta giảm tốc độ trước đèn đỏ và sau đó tăng vọt ga khi đèn xanh bật lên???, Adam Riess, Viện Khoa học Thiên văn Không gian Mỹ ví von
    Siêu lân tinh cực xa được tìm thấy trong hệ ngân hà này.
    Hùng
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Em cũng hay theo dõi mục Khoa học trên ấy lắm . Nếu bác Hungln bận thi thì để em phụ trách post bài từ đấy về đây cho .
    Thủy quang thiên diễm tình phương hảo .

    Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ .

Chia sẻ trang này