1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Anh Thuý - một góc Mây Trắng

    Cựu thành viên của ban nhạc Mây Trắng này vừa đoạt giải ba cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP HCM 2002. Cô ca sĩ trẻ đang từng bước thực hiện ước mơ trở thành ca sĩ solo được yêu thích trong lòng công chúng.
    - Vì sao Anh Thúy muốn rời nhóm Mây Trắng?
    - Trước khi thành lập, cả nhóm đã xác định là tương lai sẽ trở thành ca sĩ hát đơn. Lúc lập nhóm, mình đang học phổ thông trung học và việc tham gia này chỉ là nhu cầu giải trí, đáp ứng niềm đam mê ca hát. Mây Trắng thật sự đã để lại trong mình những kỷ niệm đẹp. Sau một năm gắn bó, giờ đây mình muốn nói lời chia tay để chuẩn bị cho một hướng đi mới.
    - Khán giả đã quen với Anh Thuý như một thành viên của Mây Trắng. Việc tách ra hát riêng có khó khăn không?
    - Cái mình cần bây giờ là tạo ra một bước đột phá và cuộc thi Tiếng hát truyền hình là cơ hội tốt nhất. Mình đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian luyện tập cùng với giảng viên thanh nhạc Hoài Nam để chuẩn bị cho cuộc thi. Nói thực, lúc đó tâm lý căng thẳng đã làm cho thể lực của mình suy sụp và phải vào viện. Một tháng sau cuộc thi, mình mới lấy lại sức khoẻ. Giải ba lần này đã mở ra trước mắt mình nhiều hy vọng. Thành tích cũng quan trọng, nó thu hút sự chú ý của mọi người và tạo bước đệm cho sự phát triển.
    - Anh Thuý không phải là tên thật của bạn. Lý do nào khiến bạn đổi tên?
    - Tên thật của mình là Thanh Thuý. Sở dĩ có chuyện này là vì trên sân khấu ca nhạc đã có một ca sĩ tên Thanh Thúy, cũng xuất phát từ cuộc thi Tiếng hát truyền hình TP HCM và hiện là ca sĩ khá nổi tiếng. Tuy nhiên, cái tên cũng chỉ để phân biệt, còn hát như thế nào để người nghe không bị lẫn lộn mới là điều quan trọng.
    (Theo Điện Ảnh Kịch Trường)


    Viet Hoa

  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Liam Gallagher đi "hàng tiền đạo" trong một cuộc ẩu đả

    Con ngựa hoang của làng nhạc có lẽ sẽ phải ăn cháo một thời gian để chờ trồng lại hàng răng cửa, đã bị gãy trong cuộc tỷ thí tại khách sạn ở Munich. Liam bị cảnh sát bắt giữ và có thể bị buộc tội cố ý gây thương tích và chống người thi hành công vụ.
    Cuộc ẩu đả xảy ra lúc 2h sáng chủ nhật khi hai thành viên trong ban nhạc sửng cồ với nhau. Họ giận dữ đến độ phải dùng vũ lực để nói chuyện. Trong khi thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, họ bị xô vào một chiếc bàn có 4-5 người Italy. Thế là cuộc đụng độ nổ ra giữa một bên là ban nhạc và một bên là tốp người Italy. Dù vậy, trên trang web của ban nhạc, họ vẫn khẳng định mình vô tội.
    Khoảng 6-7h sáng, ông bầu của Liam đến nộp 100.000 USD tiền bảo lãnh, và Gallagher được thả về. Tuy nhiên, đêm diễn ở Hamburg hôm thứ hai của họ vẫn phải hoãn lại vì cả ngày hôm ấy, Liam bận rộn với việc ngồi lì trên chiếc ghế của bác sĩ nha khoa.
    Hiện tại, ban tổ chức vẫn chưa biết chương trình của Oasis vào 4/12 ở Duesseldorf và 5/12 ở Bremen có được diễn ra như kế hoạch nữa hay không.
    (theo Reuters)


    Viet Hoa

  3. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Ngọc Huyền: 'Phải giành giật bạn trẻ đến với cải lương'

    "Tôi yêu sân khấu cải lương, mong muốn tiếp bước thế hệ trước. Hy vọng từ dưới sân khấu sẽ có những ánh mắt trẻ thơ cũng mơ ước cháy bỏng như tôi ngày xưa. Phải tạo lửa đam mê mới mong duy trì sân khấu truyền thống", nghệ sĩ tâm sự.
    - Trên bàn làm việc của chị có rất nhiều báo, vậy chị thường quan tâm đến điều gì nhất?
    - Trừ những ngày quá bận rộn, thông thường tôi đọc báo mỗi ngày khoảng một tiếng: theo dõi tin tức văn hóa, văn nghệ và quan tâm tới các bài viết về những số phận khó khăn để có thể trực tiếp hay gián tiếp chia sẻ, và cũng qua đó để nhìn lại mình. Nhiều năm qua, gia đình tôi luôn duy trì sinh hoạt trên bàn ăn mỗi ngày, đây là thời điểm bố tóm tắt về thời sự và chính trường cho Ngọc Huyền, cho dù đi diễn về nửa đêm, cả nhà vẫn cùng trao đổi thông tin với nhau.
    - 18 năm theo nghiệp, Ngọc Huyền chiêm nghiệm được điều gì?
    - Mình may mắn có nhiều thuận lợi trong nghề nghiệp, từ lúc còn nhỏ cho đến ngày hôm nay, lúc nào cũng có sự quan tâm của cha mẹ. Vào nghề được thọ giáo với các thầy cô giỏi hàng bậc nhất, bạn bè, đồng nghiệp hết lòng giúp đỡ. Cho dù gặp cảnh tình cảm đổ vỡ hay sự ganh tị nhỏ nhoi, chẳng có gì làm tôi thối chí. Tôi hạnh phúc và tự hào về nghề của mình.
    - Một ngôi sao ca nhạc diễn một ca khúc sau vài ba tháng gần như mất cảm hứng với tác phẩm này, Ngọc Huyền có bao giờ có cảm giác nhàm chán khi diễn một tiết mục nào đó quá nhiều?
    - Từ bài ca cổ đến cả vở diễn, tôi càng diễn càng khám phá thêm nhiều điều mới lạ. Tôi vẫn dựa vào nguyên tắc đã được học là: "Phóng túng nhưng phải hài hòa, thật tự do nhưng không tách rời khuôn phép". Do đó mỗi lần diễn lại một tiết mục, tôi vẫn thấy cả sự thách thức với mình, phải tính từng bước chân đi trên sân khấu.
    - Trăn trở lớn nhất về mặt nghề nghiệp hiện nay của chị?
    - Bản thân tôi đi hát vì đam mê, nhưng chỉ khi dấn sâu, tìm hiểu lịch sử bộ môn này, cải lương mới thực sự là máu thịt trong tôi. Qua kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ rằng không kêu gọi nữa mà hành động cụ thể để tìm cách lôi kéo, giành giật công chúng trẻ đến với sân khấu cải lương. Nhịp sống hiện đại và sự tràn ngập thông tin từ thế giới bên ngoài đã làm cho không ít bạn trẻ xao lãng, quay lưng lại với cội nguồn.
    (Theo Thanh Niên)


    Viet Hoa

  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhóm Backstreet Boys khởi kiện hãng đĩa Zomba Music với số tiền đòi bồi thường là 100 triệu USD bao gồm: lạm dụng nhãn hiệu đăng ký (tên nhóm) của BSB để kiếm lợi nhuận trên các websites khác 75 triệu USD, cấm nhóm ra một album mới (thay vào đó là album solo của thành viên chính Nick Carter) 5 triệu USD và 20 triệu USD từ những thiệt hại khác.
    Nghệ sĩ Anh quốc Elton John cho biết ông sẽ giải phẫu mắt bằng tia laser. "Tôi đã quá chán với việc vừa dò dẫm vừa tự hỏi: Cặp mắt kiếng đâu rồi nhỉ?". Được biết đến như một người say mê sưu tầm kính đeo mắt (hơn 4000 cặp), thậm chí ở London đã có một vở hài kịch kể về một đội bóng đá đã vuột mất chức vô địch vì thủ môn bị "mù" bởi một tia mặt trời từ cặp kính của Elton John.

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Thời "nhạc trẻ", "sao trẻ"

    Hiện tượng Ưng Hoàng Phúc với số lượng
    băng đĩa bán chạy

    Hiện có sự xuất hiện khá... kỳ quặc của các "ngôi sao" nam trên thị trường nhạc trẻ TPHCM. Dù muốn dù không, có thể cũng phải chấp nhận sự tồn tại của những ngôi sao "gặp thời", "vận ngắn" hay "bất đắc dĩ" thay thế cho những chỗ trống trong lòng người hâm mộ nhạc trẻ. Một thời kỳ mới hay là sự suy thoái thấy rõ của dòng nhạc thị trường? Thử bắt đầu từ một vài "sao" được đánh bóng và thậm chí, càng bị báo chí phê phán càng nổi.
    "Dương thịnh, âm suy"?
    Trên thị trường băng đĩa hiện nay hầu như vắng bóng album mới của các nữ ca sĩ hàng đầu. Đơn giản, theo một hãng băng đĩa, khi hàng không bán chạy thì nhà sản xuất ngưng lại, cho dù giá thù lao thu bài đã gần như "đại hạ". Một phần do đây là hậu quả của mấy năm trước, khi giá bị thổi lên cao chóng mặt, các nhà sản xuất không kham nổi nếu chọn ca sĩ ngôi sao đành phải đổi chiến lược - săn tìm và nuôi những giọng ca mới, dù hiểu đã là ca sĩ thời vụ, thị trường thì cũng mau hết thời. Cuối năm ngoái, các nữ ca sĩ trẻ tại TPHCM tung ra album tự làm nhằm tô lại hình ảnh chưa sáng đã mờ của mình. Song vô ích. Ngoại trừ Mỹ Tâm, đứng sau là Thanh Thảo. Còn ở phái mày râu, lạ thay, các nam ca sĩ trẻ chưa bao giờ đạt chuẩn hát hay lại rất may mắn khi ra album mới (chung hoặc riêng). Trong số đó Đàm Vĩnh Hưng đang được hưởng giá cao nhất - có khi lên đến 15 triệu-20 triệu/đêm nếu đi tỉnh. Thứ nhì là Nguyễn Phi Hùng, người giỏi múa hơn hát và dĩ nhiên, thường hát nhép vì không đủ lực để vừa nhảy vừa hát (12 triệu). Còn lại các "sao" nam khác cũng từ 8-10 triệu. Các bầu đã cho ra một kết quả không thực: Những giọng ca thực sự rất hiếm thấy, mà chỉ là những giọng được "chấm sửa" từ phòng thu đến mức khó nhận ra giọng cũ.
    Được và mất
    Người được đầu tiên dĩ nhiên là các bầu. Thứ nhì là các hãng. Thứ ba là các nam ca sĩ trẻ. Tiếng là càng làm càng lỗ do nạn ăn cắp bản quyền, nhưng thử xem vì sao nổi lên những "hiện tượng" băng đĩa bán chạy như của ca sĩ trẻ Ưng Hoàng Phúc? Ngẫm ra lứa tuổi "ô mai" từ lớp 9-12 hầu như không có ca sĩ teen-pop phù hợp độ tuổi của mình. Chính vì thế mà lớp khán giả trẻ này chào đón album đầu tay của Ưng Hoàng Phúc, dù giọng còn chưa chuẩn.
    Ở điểm này, các nhà sản xuất, ông bầu đã sớm biết cách đón đầu thị hiếu thất thường của giới trẻ. Không chỉ thế, còn có các chiêu tiếp thị, tạo "tai tiếng" trên báo chí, mở website, lôi kéo cảm tình của các bạn trẻ hâm mộ trên trang web và cả trong các chuyến biểu diễn cho sinh viên. Chưa bao giờ cách tiếp thị lộ liễu, người quản lý vung nhiều tiền ra như thế. Và cũng chưa bao giờ có sự kiện các "sao" hát cho sinh viên với giá rất rẻ. Cạnh tranh để tồn tại, trong phương thức năng động và bằng mọi cách giới thiệu hình ảnh của mình, càng giống các sao Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan càng tốt. Đây là một cuộc chạy đua, mà càng chạy đích càng thụt lùi, do một số công chúng trẻ đã quen tai với loại nhạc này và xem là chính. Vì vậy, chưa bao giờ các nam ca sĩ đóng bộ bảnh choẹ đến thế, chú tâm vào son phấn, giày dép, đầu tóc cầu kỳ mà ít nhớ đến sự biểu cảm và việc luyện giọng. Còn thế nào là sự mất? Được sự tiếp sức của công nghệ quảng cáo, tung hứng làm nên những giá trị, những hình ảnh ảo, nên các nam ca sĩ cứ dễ dãi và sa đà vào cách hát karaoke của mình, không chỉ làm hỏng tai của không ít bạn trẻ, mà còn khiến nhiều khán, thính giả trẻ không sao có được một thị hưởng thưởng thức âm nhạc tử tế.
    Đã đến lúc không phải thực sự chấp nhận nhạc thị trường. Điều quan trọng phải nâng lên mức khác, với sự tham gia của các nhạc sĩ có tên tuổi, tránh tình trạng cứ để nhà sản xuất và các "sao" chạy theo thị hiếu khán giả một cách thiếu bản lĩnh để rồi "sao" lặn "sao" mọc trên một mặt phẳng nghiêng văn hóa tụt dốc dần.
    Theo Lao động

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Dixie Chicks chín chắn và quyến rũ hơn


    Với bao nhiêu sự kiện trong những năm tháng qua như: đám cưới, chia tay, rồi có con và cả các vụ kiện với nhà sản xuất của mình nữa, các cô gái xinh xắn trong ban nhạc đồng quê Chicks đã ''trưởng thành'' rất nhiều. Có thể thấy điều này qua album mới của nhóm - ''Home'', các ca khúc đã chuyển hẳn sang thể loại country, không có ghita điện, trống và kiểu âm nhạc hào nhoáng, mà thật nhiều violon, và âm hưởng đặc trưng của Dixie.
    Tạp chí Launch vừa có cuộc trò chuyện thân mật cùng ba cô gái trong ban nhạc Chicks: Natalie Maines, Martie Maguire, và cô chị Emily Robinson về album mới Home và cuộc sống gia đình của họ.
    - Album Home của các bạn lần này có gì đặc biệt không?
    Martie: Natalie đã nghĩ ra tên của album là Home nói lên cuộc sống hiện tại của chúng tôi. Bởi vì cả tôi và Natalie đều vừa ly dị chồng; chúng tôi đều quyết định sẽ sống ổn định hơn và quay trở về Texas. Sau 7 tháng lưu diễn khắp nơi cho album Fly, giờ đây chúng tôi có được những giây phút thật hạnh phúc ở nhà. Hơn nữa, chúng tôi đã làm album Fky và Wide Open Spaces ở Nashville, nhưng chúng tôi đều đến từ Texas, do vậy chúng tôi trở về để thu album mới này cùng Lloyd (bố của Maines và Natalie). Trong gần 10 năm qua, tôi và Emily đã sống cùng Lloyd, ông thường đến hát đưa cho chúng tôi những lời khuyên quý báu. Chúng tôi cảm thất thật thoải mái sống cùng Lloyd. Sẽ không có những câu như ''bài hát này cần phải dài để phát lên đài'' hay ''các singles mới đâu rồi?''...
    Emily: Càng ngày chúng tôi càng thích tựa đề của album mới có lẽ là bởi vì chúng tôi đã làm album này ở quê hương Texas của mình. Lúc này Natalie đã có con, còn tôi thì sắp sinh em bé, chúng tôi cảm nhận thật sự được ý nghĩa của một tổ ấm gia đình.
    Natalie: Có thật nhiều điều về album mới làm cho chúng tôi nghĩ về gia đình mình. Riêng đối với tôi, chỉ đơn giản là đang được sống ở Texas, tôi cảm thấy bình yên trong lòng. Cũng giống như trước đây làm album Fly, chúng tôi đã đi thật nhiều nơi, lúc nào cũng có cảm giác chạy trốn khỏi một điều gì. Bây giờ chúng tôi đã chín chắn hơn nhiều.
    - Natalie có thể kể về công việc thu âm cùng với bố của mình?
    Natalie: Thật tuyệt vời. Bây giờ thì tôi đã là một phụ nữ thành công, tôi phải tự quyết định cuộc sống của mình, do vậy quan hệ giữa chúng tôi không còn hoàn toàn như cha và con nữa. Trong studio, cha tôi không hề cảm thấy bị bắt buộc phải làm việc gì và tôi cũng cảm thấy như vậy, chính điều này làm cho công việc thu âm diễn ra thật suôn sẻ. Chúng tôi rất hiểu nhau ngay cả khi không ai nói ra điều mình đang nghĩ. Đôi lúc tôi nói một câu gì đó thật ngớ ngẩn nhưng bố đã hiểu tôi muốn gì và ông bắt tay làm mọi việc. Chỉ có một điều không thật vui lần này là tôi không còn tỏ ra thô lỗ và cục cằn trước mặt bố mình. Bố tôi biết là tôi luôn như vậy khi không có ông, và tôi biết ông cũng xử xự như vậy khi tôi không ở đó. Tôi rất kính trọng bố.
    - Sự khác biệt lớn nhất của album mới là gì?
    Natalie: Đầu tiên là chúng tôi không dùng trống nữa mà thay vào đó là các nhạc cụ đỉnh cao khác. Giống như trong bài ''Long Time Gone'' người nghe sẽ không thấy thật thiếu vắng những tiếng trống mạnh mẽ. Tôi không nghĩ rằng album lần này đã đạt đến loại nhạc country truyền thống, nhưng rõ ràng đã có sự thay đổi rõ rệt. Nói như vậy không có nghĩa là các album trước đây đều sản xuất vội vàng. Album này, chúng tôi tập trung nhiều vào âm hưởng của các nhạc cụ và chất giọng của mình. Tôi sẽ không thay đổi gì trong album mới nhưng không biết người nghe có chia sẻ và yêu thích album mới này, có lẽ tôi chỉ còn biết đợi mà thô.
    Emily: Chúng tôi đã thực hiện album Home theo một cách rất mới, bởi vì chúng tôi muốn thử nghiệm một điều gì mới lạ, nhưng thật khó khăn để giữ nguyên bản chất âm nhạc của nhóm. Chúng tôi không thêm gì mà chỉ bóc tách những lớp mới của vấn đề. Chúng tôi không chuyển sang một thể loại mới, vì Home vẫn chính là âm nhạc của chúng tôi bấy lâu nay.
    Martie: Home đúng là âm nhạc của chúng tôi. Bạn biết đấy, chúng tôi không còn chơi trống và ghita điện, và khi đó âm nhạc sẽ trở nên trong trẻo hơn, các bạn đang nghe một Dixie Chicks sâu sắc hơn.
    - Phải chăng sự thành công của ''O Brother'' đã khiến Chicks cho ra đời album mới này không?
    Martie: Emily và tôi cùng lớn lên với âm nhạc đồng quê truyền thống. Tôi đã học chơi violon đầu tiên. Thật tuyệt là ''O Brother'' đã thành công lớn và hứa hẹn sự thành công của thể loại country truyền thống, và đúng là vì thế mà chúng tôi cho ra đời album mới.
    - Các bạn lựa chọn các ca khúc cho album của mình như thế nào?
    Natalie: Tât cả mọi thứ đều quan trọng. Có người đã hỏi tôi có phải vì giai điệu, hay lời bài hát, hay theo thói quen? Tôi đã trả lời là cả ba điều đó đều quan trọng cả. Những gì chúng tôi đang trải qua trong cuộc đời đều ảnh hưởng đến các ca khúc của nhóm.
    - Tại sao các bạn lại quyết định cover lại bản ''Landslide''?
    Martie: Một lần Natalie mang bài hát đó đến phòng tập và chúng tôi mang các nhạc cụ ra chơi thử. Tôi đã nghĩ rằng ''Landslide'' cũng không tồi, nhưng chúng tôi sẽ để nó sau cùng, tôi muốn thử các bài khác trước. Chicks không thể chơi hay hơn Stevie Nicks, do vậy chúng tôi đã mang vào ''Landslide'' một chút phong cách của nhóm.
    Natalie: Tôi đã nghe ''Landslide'' từ khi còn bé, nhưng chưa bao giờ nó lại đến theo cách đó. Một lần đang lái xe và trên đài phát ''Landslide'', tôi đã rất xúc động mà chính mình cũng không biết tại sao, tôi đã gọi điện cho Stevie và cô nói rằng đã viết bài hát đó năm cô 27 tuổi, cũng như tôi bây giờ. Vậy là tôi đã hiểu được tại sao mình lại có những cảm xúc đặc biệt như thế.
    - Bây giờ khi nhìn lại sự nghiệp của mình, các bạn có hài lòng với những gì mà cả nhóm đã làm và phải làm?
    Emily: Tôi nghĩ mọi chuyện nói chung đều rất tuyệt bởi vì chúng tôi luôn là một nhóm. Tôi luôn có hai người bạn bên cạnh để cùng tôi chia sẻ những điều gì mình phải nuối tiếc, và hai người bạn này cũng luôn giúp tôi suy nghĩ chín chắn hơn nhiều. Cho dù đôi lúc mọi người cũng khác nhau khi lựa chọn các bài hát, nhưng chúng tôi luôn biết nhường nhịn và nói chung là không có gì phải nuối tiếc.
    - Và cũng không nuối tiếc việc đã trót thề sẽ săm hình một chiếc chân gà lên chân mình cứ khi nào bán được một triệu bản?
    Martie: Không. Tôi sẽ không đến hiệu để săm bốn cái hình còn thiếu đâu. Khi Natalie có thai, chúng tôi biết rằng không nên tiếp tục săm lúc đó, rồi bấy giờ là Emily có thai, vậy là chúng tôi đã bỏ lỡ mất hai năm rồi. Có lẽ chúng tôi sẽ phải săm những hình bé hơn nếu không thì cái chân của tôi sẽ kín hình chân gà mất.
    (Theo Launch)
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  7. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Akiko Yamada - cô bé 16 tuổi đoạt giải nhất Concours J. Thibaud


    Cuộc thi quốc tế cho piano và violon Marguerite Long- Jacques Thibaud được tổ chức từ 1943 tại Paris mang tên hai nghệ sĩ nổi tiếng của Pháp. Cuộc thi Long- Thibau 2002 thi violon. Đây là cuộc thi lớn hàng đầu thế giới và có uy tín nhất, thí sinh phải thi cả bốn vòng trước giám khảo. Ban giám khảo của năm nay gồm 9 thành viên do Salvatore Accardo (Ý) làm chủ tịch.
    Từ 5-11-2002, 136 thí sinh của 38 nước đã tham gia vòng loại, trong đó có 39 người Nhật, 25 Pháp, 12 Hàn Quốc, 7 Đức, 6 Trung Quốc, 5 Bồ Đào Nha..., 1 Việt Nam (Bùi Công Duy). Năm mươi người trong đó Nhật 18, Pháp 11, Đức 6, Hàn Quốc 3, Nga, Mỹ, Ba Lan mỗi nước 2, Trung Quốc, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Canada, Việt Nam mỗi nước 1 qua vòng loại để vào vòng thi chính thức từ 15-11-2002. Mười ba nước có thí sinh ở vòng I và thành tích của Bùi Công Duy như vậy cũng cao (Bồ Đào Nha 5 người thi mà không ai vào vòng I). Hai mươi thí sinh vào bán kết (Demi- Final) gồm Nhật 6, Pháp 5, Đức 3, Nga 1, Ukraine 1, Ba Lan 1, Hà Lan 1, Trung Quốc 1, Hàn Quốc 1. Cuối cùng có 6 thí sinh vào chung kết. Kết quả cuộc thi được công bố ngày 23-11 và một lần nữa các cô gái Nhật lại thắng lớn, họ giành giải nhất và giải ba trong giải lớn. Kinh ngạc hơn là giải nhất (First Great Prize) Akiko Yamada mới 16 tuổi. Là phụ nữ đã hiếm hoi, lại mới 16 tuổi thì quả là phi thường ở cuộc so tài lớn nhất thế giới này.
    A.Yamada sinh năm 1986 tại Tokyo nhưng từ bảy tuổi đã học tại Conservatoire superieur of Paris (Pháp) theo lớp của Suzanne Gessner, từ 1998 theo master class của M. Rostropovitch. Sau khi đỗ đầu trường này, tháng 2-2000 Yamada vào học tại Conservatoire National superieur de Paris theo lớp của Gérard Poulet khi mới 14 tuổi. Ngay sau đó, Yamada đã được thử thách trong các cuộc thi và giành các giải: giải nhất cuộc thi violon quốc tế của Avignon (Pháp, 10-2000). Giải nhất cuộc thi quốc tế Georges Prêtre lần thứ 14 tại Douai (3-2001). Giải nhì cuộc thi quốc tế Mozart lần thứ 8 tại Salzbourg (1-2002).
    Vòng chung kết của J. Thibaud 2002, Yamada ngoài phần độc tấu vào 20-11 tại phòng hòa nhạc Gaveau cô còn biểu diễn cùng dàn nhạc Quốc gia Pháp - ONF bản Concerto cung rê trưởng cho violon và dàn nhạc, tác phẩm số 61 của Beethoven tại phòng Oliver Messiaen (của Đài Phát thanh Pháp) và Yamada giành chiến thắng. Với Giải thưởng lớn số 1 (giải của Viện Hàn lâm Nghệ thuật J. Thibaud), Yamada được 30.500 euro (200.000 F), cô còn nhận giải của ONF trị giá 2.300 euro. Cùng giải này Yamada còn phải thực hiện các nghĩa vụ vinh dự: Chương trình độc tấu tại Suntory Hall (Tokyo), Nhà hát Châttelet (Paris), Liên hoan Đài Phát thanh Pháp... Hòa nhạc với dàn nhạc Tokyo New Japan Philharmonic, Jeune Orchestra symphonyque de Douai... Đấy chính là những cơ hội để các tài năng đoạt giải lớn bước lên sân khấu biểu diễn quốc tế, điều quan trọng nhất đối với nghệ sĩ chuyên nghiệp.
    Theo Người lao động

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  8. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Westlife đăng quang 2 lần nhờ khán giả


    Westlife vừa đăng quang tại lễ trao giải Interactive Music Awards lần đầu tiên được tổ chức, với giải thưởng dành cho ban nhạc xuất xắc nhất trên Internet. Chỉ ít ngày sau khi đoạt hai danh hiệu tại lễ trao giải Smash Hits, Westlife mang về thêm cho mình giải thưởng Khán giả lựa chọn (People Choice), dành cho nhóm nhạc được khán giả yêu thích nhất.
    Giải ban nhạc hay nhất trong năm thuộc về Blue. Còn giải nghệ sĩ nhạc pop xuất xắc nhất được trao cho anh chàng Darius Danesh điển trai.
    Khán giả đã gửi về hàng trăm ngàn phiếu tham gia bình chọn, bên cạnh đó, cũng có một số giải thưởng do các chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực âm nhạc quyết định. Ngôi sao nhạc Rap Chuck D, người đã ủng hộ mạnh mẽ việc đưa âm nhạc lên mạng, tham gia dẫn chương trình cho buổi lễ trao thưởng. John Raczka, đại diện của nhà tài trợ BT Openworld nói: Các fan hâm mộ giờ đây có thật nhiều cơ hội để được thưởng thức âm nhạc trên mạng và cùng nhau giao lưu về các chủ đề họ yêu thích.
    Các giải thưởng khác bao gồm có giải dành cho dịch vụ nhạc chuông điện thoại di động hay nhất thuộc về Shazam; Supergrass nhận giải dành cho thể loại rock/indie, The Streets giải urban/dance; Hãng BMG nhận được giải thưởng dành cho nhãn hiệu uy tín nhất.
    Với 11 giải thưởng, cuộc thi nhằm mục đích giới thiệu cho mọi người về những khía cạnh khác nhau của lĩnh vực âm nhạc trên Internet.
    (Theo BBC)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  9. nightmare_80

    nightmare_80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    chẳng bít ở đây có ai khoái nghe bíttơn không nhỉ,sắp có chương trình tưởng niệm bác John Lenon ở Nhạc Tranh quán 61 thái thịnh hà lội,có ai quan tâm không nhỉ ,chương trình bắt đầu vào 20h ngày 8-12-2002 ,22 năm ngày ra đi của bác,
    mỗi người lính nên có ước mơ làm tướng
    mối thằng bé nên có ước mơ làm bố
  10. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Thứ tư, 4/12/2002, 11:57 GMT+7
    NSƯT Vân Quyền: 'Không bao giờ tôi bỏ chèo'

    NSƯT Vân Quyền.
    "Tôi đã một lần được biểu diễn cho đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Họ nói rằng đây là đoàn nghệ thuật đầu tiên ghé vào biểu diễn. Nhìn những đôi mắt ngạc nhiên, sung sướng và mong mỏi ngày trở lại của đoàn mà tôi thấy nao lòng?, nghệ sĩ có đôi mắt rất "chèo" tâm sự.
    - Chị có buồn khi có người ta không biết đến tiết mục "Ba giá hát chầu" của chị không?
    - Tôi đã dựng vở này từ năm 1993 và đem đi Nga, Anh, Pháp biểu diễn, tới đâu cũng được đánh giá cao. Các tiết mục của đoàn lúc đó còn có trích đoạn Thị Mầu lên chùa, Lý trưởng mẹ đốp, Tuần ty đào Huế, thế nhưng khán giả nước bạn vẫn thấy Ba giá hát chầu mang tính sân khấu rõ rệt hơn cả, một đặc sản thấm đậm chất tâm linh, nhưng hiện đại trong tiết tấu. Tuần văn hóa ở Liên bang Nga vừa rồi, khán giả bạn hoan nghênh nhiệt liệt, còn đứng lên nhảy theo giai điệu của Ba giá nữa. Chẳng bù thời gian đầu, không ít người cho nó là mê tín dị đoan.
    - Chị có cho rằng, Thanh - Sắc - Thục - Tinh - Khí - Thần đã vận vào người thì cũng lắm đa đoan?
    - Với tôi, sân khấu là sân khấu. Nghề chèo chẳng ảnh hưởng tới cuộc sống riêng tư, thậm chí còn làm cho nó tốt đẹp hơn. Hai vợ chồng, anh Đào Vinh và tôi, đều là quân của Nhà hát chèo VN, nhưng anh ấy ở đoàn 1, tôi làm đoàn phó đoàn 2 cho chị Minh Thu. Làm khác đoàn như thế mới có thời gian chăm sóc con cái. Với tôi, công việc ở nhà hát phải hoàn thành tốt, nhưng gia đình là cái cốt lõi.
    - Một thời gian diễn viên chèo không thể sống bằng nghề. Minh Thu, Quốc An phải đạp xe đưa hàng cho các đại lý, Thanh Ngoan thì học thêm ca trù và quan họ để đi hát khắp nơi. Còn chị làm gì trong lúc lận đận?
    - Tôi ăn lương hành chính, mỗi đêm vai chính chỉ được 30.000 đồng, bồi dưỡng thanh sắc không đáng bao nhiêu, chắt chiu cũng đủ sống. Nếu ai có tài thì bươn trải làm thêm, nhưng số ấy trong nhà hát chèo đếm trên đầu ngón tay. Trước đây, khách du lịch rất đông, tôi hát trên du thuyền suốt ngày, rồi trường học, cơ quan, trại tù nữa. Đoàn địa phương người ta còn khó khăn hơn mình nhiều mà còn trụ được cơ mà.
    - Chị cảm phục cô đào nào của thế hệ chèo tiền bối?
    - Thị Màu có Thu Phong, Súy Vân có Diễm Lộc, đào Huế có Kiều Oanh, Thanh Bình.
    - Chị khẳng định mình nghiêm túc với nghiệp chèo?
    - Dù là người đắt sô, nhưng tôi không bao giờ hát ở nhà hàng hay quán cà phê. Ngược lại, nhiều diễn viên trẻ lại nhẵn mặt ở những địa điểm này. Xưng danh ở đoàn nọ đoàn kia cũng ảnh hưởng chứ. Mà hát ở đấy thì xô bồ vô cùng, từ dân ca Nam Bộ, Huế, Bắc Bộ, nhạc mới rồi nhạc nhẹ, dân chèo cứ è cổ ra tập để đến đêm lại đi diễn. Vân Quyền là diễn viên chèo, chỉ có thể đem chèo hoặc dân ca hát tặng các bạn thôi.
    - Chị có thấy mình sắc sảo không?
    - Có một phần. Diễn viên sắc sảo sẽ có lợi cho vai diễn. Riêng tôi, đào thương, đào lệch, đào lẳng, tôi đều vào hết.
    - Đã bao giờ chị buồn vì mình chót theo nghiệp chèo chưa?
    - Không bao giờ. Cách đây gần 25 năm, hồi tôi đang học lớp 7, vô tình gặp đoàn chèo trung ương về Yên Dũng - Bắc Giang quê tôi tuyển diễn viên. Tôi cũng nghe chèo trên đài phát thanh nên thuộc vài đoạn, thấy hay hay thế là vào tuyển. Không ngờ trúng cả ba vòng huyện, tỉnh, trung ương. Sẽ chẳng bao giờ tôi nảy ý định bỏ cái nghề này. Sắp tới, tôi sẽ lên đường biểu diễn phục vụ đồng bào và bộ đội vùng biên.
    (Theo Tiền Phong)


    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends

Chia sẻ trang này