1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã ra đi
    Ông từ trần lúc 8h50' ngày 5/12 tại Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), hưởng thọ 84 tuổi. Nhạc sĩ xứng đáng là cây đại thụ của nền âm nhạc VN với những ca khúc bất hủ như "Đêm đông", "Trên sông Hương", "Bình Trị Thiên khói lửa"... đặc biệt là những tác phẩm khí nhạc "Đồng khởi", "Tây Nguyên quê ta", "Trở về đất mẹ", "Bên dòng sông Hương"...
    Linh cữu của ông được quàn tại Nhà tang lễ TP HCM, 25 Lê Quý Đôn, quận 3. Lễ viếng bắt đầu từ 16h30' ngày 5/12. Lễ truy điệu vào lúc 8h30' ngày 7/12, an táng tại Nghĩa trang Thành phố.
    Ông sinh ngày 22/5/1919, tại Thừa Thiên - Huế, là một trong những nhạc sĩ thế hệ đầu tiên của nền tân nhạc VN. 9 tuổi, ông học đàn nguyệt và tự học ký xướng âm qua sách Pháp. Năm 1936, tốt nghiệp Trung học Quốc học Huế, ông viết Trên sông Hương, cũng là một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở Huế. Năm 1939, ông đi học ở Hà Nội, ông viết Đêm đông vào thời điểm này. Năm 1942 tại Sài Gòn, ông cho ra đời **** hoa. Sau đó, một số tác phẩm giai đoạn kháng chiến chống Pháp như Bình Trị Thiên khói lửa, Bài ca trên núi xuất hiện.
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương còn nổi tiếng trong lĩnh vực khí nhạc với các tác phẩm Lý hoài nam (độc tấu sáo trúc), Buôn làng vào hội, Quê hương. Đặc biệt là những tác phẩm khí nhạc lớn sau khi đi tu nghiệp ở Cộng hoà dân chủ Đức về như Ngày hội non sông (độc tấu sáo trúc và bộ gõ), Rhapsody số 2 cho đàn T'rưng và dàn nhạc giao hưởng, Trở về đất mẹ cho violoncelle và piano, đặc biệt là Thơ giao hưởng Đồng khởi. Ông nguyên là giám đốc đoàn ca múa nhạc Việt Nam, giám đốc Nhạc viện Hà Nội.
    Nhưng có lẽ tác phẩm đã đi sâu vào tâm khảm những người yêu nhạc là Đêm đông. Khi viết tác phẩm này, ông mới 20 tuổi. Một chàng sinh viên nghèo xác, đêm ba mươi không có tiền về quê ăn tết, đi lang thang trong cái lạnh Hà Nội, với bộ quần áo cũ và đôi giày tây rộng thùng thình. Chàng trai chỉ đủ tiền ăn ổ bánh mì, dạo qua phố Khâm Thiên, phố ả đào nổi tiếng của Hà Nội bấy giờ, mong tìm một chút ấm lòng giữa khu phố dập dìu đó. Thế nhưng, ngay cả khu phố nhộn nhịp mọi đêm thì hôm ấy cũng vắng ngắt. Một cô đào nghe tiếng loẹt quẹt trên đường, chạy ra đưa mắt nhìn rồi chán nản quay vào, khiến chàng trai chỉ còn kịp thấy phản chiếu trong gương một cánh tay trần trắng xanh xao. Buồn và chán bản thân, anh quay về gác trọ. Giữa tiếng gió lạnh gào rú bên ngoài, nhạc sĩ ngồi viết. Viết một mạch xong Đêm đông, từ thân phận mình, cảm thân phận người. Bài hát lặp lại mãi từ đêm đông, điệp lại mãi sự điên cuồng của gió.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)


    Viet Hoa

  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Nhạc sĩ Quang Vinh: 'Tôi tự hào nhưng vẫn lo'
    Tối 5/12, người dân Hà Nội có dịp cùng nhau sống trong giai điệu của "Vì một thế giới ngày mai" với chính tác giả trước Nhà hát Lớn. Dưới đây là tâm sự của anh sau khi bài hát được chọn là ca khúc chính thức của SEA Games 22.
    - Anh đã phải thay đổi ca từ của bài hát cho phù hợp?
    - Sự thay đổi là cần thiết và hợp lý. Trong đó, đoạn Hãy vui lên đến với SEA Games, VN dang tay chào đón được đổi thành Nắng phương Đông chiếu sáng SEA Games, VN hân hoan chào đón. Nghe như thế có chút gì đó phương Đông thể hiện ngay trong ca từ.
    - Tính đại chúng, cổ động và màu sắc thể thao là những tiêu chí anh đặt ra khi sáng tác?
    - Bài hát này tôi viết rất tự nhiên. Đó có thể là kết quả của quá trình ấp ủ, tích luỹ sau nhiều lần theo đoàn Nhà hát Ca múa nhạc VN ra nước ngoài tham dự đại hội. Từ lâu, tôi cũng đã mơ ước viết được một bài để mọi người cùng nắm tay nhau hát vang trong mỗi dịp hội hè. Bài hát đó phải thể hiện được tính cộng đồng và trẻ trung. Vì thế, tôi chọn dòng nhạc pop và dịch ra tiếng Anh. Khi hát lên, mọi người sẽ hiểu nhau hơn.
    - Viết bài hát cổ động, anh có nghĩ mình sẽ già và khô cứng không?
    - Tôi có nghĩ đến chuyện đó và đã tìm cách làm trẻ hóa nó. Bài hát mang màu sắc chính trị, nhưng phải là của con người VN năm 2002.
    - Là nhạc sĩ trẻ có ca khúc được chọn cho một sự kiện thể thao lớn, anh thấy thế nào?
    - Tôi thấy vui và tự hào, nhưng cũng rất lo. Khi đã là bài hát chính thức thì phải làm cẩn thận phần hòa âm phối khí, dàn nhạc và cách trình bày phải thể hiện tốt tinh thần của bài hát. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là quá lo lắng, mà chỉ là cái lo trách nhiệm. Niềm tự hào luôn gắn với trách nhiệm mà.
    (Theo Thể Thao & Văn Hóa)


    Viet Hoa

  3. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Phú Quang: 'Âm nhạc đích thực cần được tôn trọng'

    Chương trình "Phú Quang - 37 năm ngoảnh lại" sẽ ra mắt vào 14-15/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vừa bận rộn với đám cưới của cô con gái thứ hai ở TP HCM, nhạc sĩ lại tất bật ra thủ đô chạy chương trình. Với mái tóc hung hung, kè kè chiếc điện thoại di động, trông anh giống một doanh nghiệp hơn là một nhạc sĩ.
    - Giá vé cho chương trình của anh cao nhất là 300.000 đồng, anh không ngại đắt quá hay sao?
    - Nếu chỉ làm một cách bôi bác như các chương trình bình thường thì tôi sẽ chỉ bán vé với giá 30.000-50.000 đồng. Giá vé cao chỉ vì chất lượng chương trình này đòi hỏi phải thế. Tôi làm không phải vì tiền, chỉ có điều nghệ thuật phải được đánh giá đúng giá trị của nó. Gần 100 người với dàn nhạc giao hưởng, dàn hợp xướng phải được tôn trọng. Ở cái tuổi này rồi, tôi không đi mua danh nữa mà chỉ bán danh thôi, không bán được đắt thì bán vừa vừa, cùng lắm thì tặng bạn bè. Đây là một chương trình công phu, tốn kém cả trí tuệ và tiền bạc. Tôi muốn tạo một cái ngưỡng mà ngay cả chính tôi về sau cũng khó vượt qua được. Chỉ hy vọng rằng, khán giả sẽ đón nhận sự lao động nghệ thuật và sự trân trọng của tôi đối với họ.
    - Anh nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng, chương trình của anh sẽ không ăn khách vì thiếu vắng nhiều ngôi sao ca nhạc?
    - Cái mà mọi người cho là ngôi sao thì tôi chỉ quan niệm đó là ngôi sao bằng giấy trang kim. Có thể, nó rất lấp lánh trong những dịp Noel, tết Tây nhưng thời gian qua đi, nó sẽ trở về đúng vị trí của nó là trong một cái sọt nào đó. Nếu gọi những cô ca sĩ yếu hơi, những chàng ca sĩ nhảy giỏi đó là ngôi sao thì Quang Lý, Hồng Nhung, Trần Thu Hà là mặt trời hay vầng thiên hà? Trong chương trình này, tôi không mời các ngôi sao, tôi chỉ mời những ca sĩ đích thực mà thôi.
    - Anh có ngại khi đưa một số tác phẩm khí nhạc vào chương trình này?
    - Tôi tin rằng, khán giả sẽ thích thú vì đó là những giai điệu quen thuộc, dễ tiếp nhận. Âm nhạc không chỉ làm thỏa mãn mà còn phải hướng đạo cho công chúng. Từ trước tới nay, chúng ta chưa thuyết phục được khán giả nghe nhạc không lời chỉ vì chúng ta chưa biết cách đưa nó đến gần họ mà thôi.
    - Anh thường hay phổ thơ, liệu có phải do anh không sáng tác được ca từ?
    - Chúng ta phải bỏ thói quen nông nghiệp rằng cứ nhạc sĩ là phải viết cả nhạc cả lời, cũng như đạo diễn mà cứ nhảy cả sang viết kịch bản, thậm chí đóng luôn một vai. Nhạc sĩ chuyên nghiệp phải dành thời gian để làm nhạc. Bởi nếu nhạc sĩ cứ viết ca từ mãi thì sẽ dẫn đến tình trạng nghèo nàn về ngôn ngữ như hết ru em lại ru sóng, hết biển hát lại em hát... Tôi không viết ca từ vì tôi sẽ để thời gian đó viết nhạc phim, viết giao hưởng, hòa âm phối khí.
    - Đã bao giờ anh bị các nhà thơ than phiền về vấn đề bản quyền chưa?
    - Khi phổ nhạc xong, tôi thường đưa cho nhà thơ nghe, nếu họ thích thì tôi dùng, còn không tôi sẽ bỏ đi. Các nhà thơ thường nói rằng, tôi là người trị được thơ. Có những bài thơ chỉ lấy một câu thôi tôi cũng đề tên nhà thơ. Bởi nếu không có câu "Vội vã trở về, vội vã ra đi" thì lấy đâu ra Hà Nội ngày trở về, hay bài Mơ về nơi xa lắm, tôi chỉ lấy đúng câu đầu tiên của nhà thơ Thái Thăng Long "Ta mơ thấy em, ở nơi kia xa lắm".
    - Trinh Hương, con gái anh đang làm tiến sĩ về âm nhạc, giữa hai bố con có sự bất đồng nào về quan niệm trong lĩnh vực này không?
    - Cha con tôi gần gũi về tính cách. 6 tuổi, cháu đã thi đỗ Nhạc viện Hà Nội sau 3 tháng học với cô Trần Thu Hà. Hôm đưa nó đi thi, có người khuyên tôi: "Quang nên đưa cháu về đi, năm nay thi khó lắm", nhưng không ngờ, năm đó cháu đỗ đầu. 13 tuổi, cháu đã sang Nga học và luôn đạt điểm 5. Sang năm, bố con tôi sẽ làm một chương trình Cha và con, cũng biểu diễn tại Nhà hát Lớn. Trong 3 đứa con có Trinh Hương và Phú Vương là theo nghề của bố, còn cháu thứ hai Giáng Hương lại có thiên hướng kinh doanh.
    (VnExpress)
  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Niels Lan Doky: "Tôi tự hào khi mang dòng máu Việt"


    Có mặt trong Liên hoan nhạc Jazz châu Âu tại Việt Nam vừa qua, Niels Lan Doky không chỉ gây ấn tượng tốt đẹp vì tài năng của mình, mà còn được khán giả Việt Nam mong chờ bởi anh là người Ðan Mạch mang trong mình dòng máu Việt.
    * Bố anh là người Việt, anh nói được tiếng Việt chứ?
    - Rất tiếc là không. Bố tôi sang Ðan Mạch từ khi còn rất trẻ. Tôi sinh ở Ðan Mạch và chẳng có cơ hội nào cho tôi dùng tiếng Việt. Tôi đã từng bỏ ra mỗi tuần một buổi trong vòng sáu tháng để học tiếng Việt mà vẫn thất bại vì khó quá. Tuy thế tôi vẫn sẽ tiếp tục học tiếng Việt vì đó là một ngôn ngữ giàu nhạc điệu, có sức biểu cảm và, ở một khía cạnh nào đó, gần gũi với âm nhạc.
    Chính vì thế tôi đã làm việc rất ăn ý với ca sĩ Thanh Lam khi cùng Thanh Lam đưa một số giai điệu Việt Nam vào tác phẩm của mình mà vẫn giữ được sự hòa hợp với các giai điệu khác.
    * Vì sao anh chọn nhạc jazz để theo đuổi từ khi còn nhỏ chứ không phải loại nhạc nào khác?
    - Tôi không biết tại sao. Khi người ta đã yêu thì làm sao có thể lý giải nổi? Trong âm nhạc, điều tôi quan tâm nhất là cảm xúc. Một số nghệ sĩ chơi nhạc chỉ chú ý đến sự hoàn hảo kỹ thuật. Về phần mình, khi chơi nhạc tôi cố gắng kết nối cảm xúc của tôi với cảm xúc của thính giả sao cho hai phía cùng đạt đến sự đồng cảm. Ðó là điều tuyệt vời nhất.
    * Bố mẹ anh có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp của anh?
    - Bố mẹ khuyến khích tôi rất nhiều. Bố tôi đã bay từ Paris sang Việt Nam để xem buổi biểu diễn của tôi.
    * Sự khuyến khích từ bố mẹ giải thích vì sao em trai anh cũng theo đuổi nghiệp âm nhạc?
    - Phải rồi, Minh (Chris Minh Doky) chơi đàn bass. Minh thật sự có tài và đã khẳng định được năng lực của mình không chỉ trong giới nhạc jazz.
    * Là một nghệ sĩ mang một nửa dòng máu Việt, anh có thấy sự khác biệt nào giữa anh và những nghệ sĩ châu Âu khác?
    - Có chứ. Người Việt Nam có những phẩm chất rất đặc biệt, đó là sự chăm chỉ, nhẫn nại, khéo léo. Tôi được thừa hưởng nhiều đặc tính Việt Nam từ bố tôi. Những phẩm chất ấy càng trở nên hữu ích đối với nhạc sĩ bởi âm nhạc là một nghệ thuật đòi hỏi tính chăm chỉ, tận tụy, kiên nhẫn và sự tập trung cao độ. Tôi tự hào khi mang dòng máu Việt trong mình.
    Vài nét về anh em nhà Doky:
    Niels Lan Doky sinh ngày 3-10-1963 tại Copenhagen, Ðan Mạch. Tài năng của anh được nghệ sĩ nhạc jazz nổi tiếng Thad Jones phát hiện năm anh 15 tuổi. Album thứ 21 của anh sẽ phát hành ngày 18-12 tới.
    Niels đã giành nhiều giải thưởng từ các cuộc thi nhạc jazz có uy tín trên thế giới như giải thưởng thành tựu âm nhạc của cộng đồng nhạc jazz Boston năm 1983: giải thưởng của Hoàng gia Ðan Mạch năm 2001.
    Chris Minh Doky kém anh trai sáu tuổi. Năm 18 tuổi, từng giành được giải thưởng của Nhạc viện hoàng gia Ðan Mạch dành cho âm nhạc đương đại. Năm 1999, Minh từng là một trong 10 các nghệ sĩ bass thế giới do tạp chí Ad Lib của Nhật Bản bình chọn.
    Ðến nay Minh đã cho ra đời bảy album trong đó có hai album thực hiện chung với anh trai năm 1996 và 1997.
    (Báo Tuổi trẻ)
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Lan Anh trở về sau thành công của ''Hướng tới niềm vui''


    Vượt qua vòng thi tuyển khá khắt khe, ca sĩ Hoàng Lan Anh của Việt Nam đã lọt vào nhóm 4 nghệ sĩ hát solist chương IV Ode An Die Freude (Hướng tới niềm vui) trong Bản giao hưởng số 9 nổi tiếng của L.V Beethoven tại Chương trình hòa nhạc do Trường Đại học Gakusen (Nhật Bản) tổ chức nhân kỷ niệm 175 năm ngày mất của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức này (1827-2002). Trở về sau chuyến lưu diễn tại Nhật Bản (16-25/11), Lan Anh đã có cuộc trao đổi với phóng viên.
    - Tenéev, nhạc sĩ - nhà bác học về âm nhạc người Nga cho rằng: ''Nếu có người ngoài hành tinh đến trái đất, muốn có khái niệm về loài người trong thời gian ngắn nhất thì hãy nghe bản Giao hưởng số 9 của L.V Beethoven''. Thế có nghĩa là tác phẩm đó chứa đựng rất nhiều thủ pháp âm nhạc phức tạp nhằm lột tả mọi góc cạnh để tạo nên ''Bản tuyên ngôn của loài người'' này. Vậy thì chỉ một tuần cả luyện tập, công diễn có đủ thời gian để các nghệ sĩ trẻ hoàn thành ''sứ mệnh''?
    - Thực ra, trước một tác phẩm bất hủ và đồ sộ như thế, mỗi thành viên đều có sự chuẩn bị rất kỹ trong khoảng thời gian dài trước đó rồi, và đây là dịp tất cả tập trung lại cùng ''chạy'' toàn bộ tác phẩm. Có một điều Lan Anh muốn nói là các nghệ sĩ tham gia chương trình có tác phong làm việc hết sức công nghiệp và hầu như không mắc một lỗi nào dù nhỏ nhất. Cho nên, chỉ một vài lần ''chạy'' chương trình đã có thể công diễn ngay rồi. Riêng phần solist của mình có yêu cầu rất cao, chẳng hạn: kỹ thuật quá khó, tốc độ quá nhanh lại toàn âm treo (âm cao) và phải thể hiện chính xác bằng tiếng Đức... nên mình phải dành rất nhiều thời gian luyện tập. Phần vì muốn thể hiện mình, phần nữa là cũng muốn chứng tỏ với bạn bè quốc tế bản lĩnh cũng như trình độ của các nghệ sĩ Việt Nam.
    - Và buổi công diễn đã thành công?
    - Từ trước khi công diễn, chương trình đã là một sự kiện lớn liên tục được nhắc tới tại Nagoya. Lúc đầu Ban tổ chức dự định sẽ có 2 buổi công diễn, nhưng sau buổi công diễn đầu tiên (22/11) thành công, Ban tổ chức đã quyết định thêm một buổi nữa. Ba chương trình diễn ra tại 3 nhà hát lớn nhất thuộc 3 địa phương khác nhau, và đều để lại ấn tượng tốt với công chúng.
    - Chắc Lan Anh cũng có những kỷ niệm đáng nhớ sau chuyến lưu diễn này?
    - Rất nhiều là đằng khác. Nhưng nhớ nhất có lẽ là sự ngạc nhiên trong những ánh mắt mà mọi người dành cho mình khi thấy cô ca sĩ solist giọng soprano người Việt Nam bé xíu (so với 3 nghệ sĩ solist khác, Lan Anh cũng chỉ đứng đến gần mang tai họ thôi). Chắc là có không ít câu hỏi cho rằng liệu mình có đủ sức để hoàn thành phần solist giọng soprano, giọng được coi là khó nhất hay không. Những điều đó là động lực cho Lan Anh thêm tự tin, và Lan Anh đã gửi tất cả vào tác phẩm trong lúc thể hiện.
    - Có một thắc mắc nhỏ là thể hiện solist giọng soprono trong kiệt tác Giao hưởng số 9 của L.V Beethoven là một vinh dự cho bất cứ nghệ sĩ nào, nhưng để vinh dự đó thuộc về mình không phải chuyện dễ?
    - Đây là chương trình hoà nhạc được đánh giá là lớn nhất năm 2002 do Đại học Aichi Gakusen, Nagoya, Nhật Bản tổ chức. Có hơn 100 nhạc công, hơn 100 ca sĩ hát hợp xướng thuộc 6 quốc gia: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Hungary và Việt Nam tham gia. Tất cả đều đã trải qua một cuộc tuyển chọn. Riêng với 4 giọng solist có những yêu cầu khắt khe hơn về chuyên môn. Có nhiều ứng viên dự thi nhưng Ban tổ chức đã chọn ra 4 giọng hát đáp ứng yêu cầu. May mắn là Lan Anh cũng nằm trong số đó.
    (Theo TT & VH)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Biểu diễn ca nhạc: Trên đường tìm hướng đi mới?


    Có nhiều ý kiến cho rằng sân khấu ca nhạc "thời thượng" (tạm gọi như vậy với các chương trình có nhiều ca sĩ "sao" nhạc trẻ) gần đây dang "xuống dốc" nhường chỗ cho nhiều thể loại khác lên ngôi. Đó là sự tung hoành của các chương trình nhạc trẻ sinh viên, hay ca nhạc từ thiện. Phải chZng đây là một hướng đi mới nhằm mong tìm lại chính mình của các sân khấu ca nhạc?
    Làm mới gương mặt đã già cỗi của biểu diễn ca nhạc quanh đi quẩn lại chỉ từng ấy gương mặt, bài hát với một kết cấu rập khuôn... không dễ chút nào. Không còn sự đổi mới giống như Gala ngày trước, để tránh tình trạng nhàm chán của một vài ca sĩ thống lĩnh sân khấu đã xuất hiện sự tươi mới của các nhóm nhạc trẻ (tất nhiên đến bây giờ lại đang lạm phát và bão hòa), hay đem đến sự sôi động là múa minh họa, các động tác vũ đạo được sử dụng. Có ý kiến đưa ra là sự xuất hiện của các gương mặt ca sĩ mới sẽ đem lại diện mạo mới. Đúng phần nào, sự thay ngôi ít nhiều tránh sự độc quyền của các "sao", dù hay cũng dần nhàm chán, nhưng những gương mặt mới lên này lại không cáng đáng nổi nhiệm vụ nặng nề là đưa lại một dòng nhạc, phong cách mới tươi trẻ hơn. Mà có phần còn kém thế khi các "sao" nhỏ này na ná nhau trong phong cách, cách chọn bài...; vài "sao" thậm chí chẳng có giọng hát, hay giọng hát chỉ ở dạng tầm tầm, sở dĩ thành "sao" là nhờ có sự đóng góp tích cực của công nghệ lZng-xê.
    Chuyện lên xuống của các ca sĩ chỉ là phần nhỏ để biểu diễn ca nhạc gần đây không có gì mới. Điều cốt yếu để một chương trình hay, hấp dẫn là nằm ở kết cấu chương trình. Tại sao một số chương trình như Duyên dáng VN, Â'n tượng Sài Gòn, Dòng thời gian... luôn thu hút, hấp dẫn? Đó là sự đầu tư công phu, nghiêm túc, cầu thị để luôn có những điều mới đến cho khán giả. Kết cấu thông thường của các chương trình bây giờ là: ca sĩ hát hai hoặc ba bài (tuỳ theo sự yêu thích của khán giả) rồi vào, và cứ thế... Người ta tự hỏi, liệu sự đơn điệu hay nhàm chán này do đâu? Do để ca sĩ có điều kiện chạy sô vài tụ điểm hay tại nhà tổ chức lười đầu tư? Hay còn lý do khác, "lực bất tòng tâm", có ý tưởng đấy nhưng thiếu... tiền.
    Hướng đi mới của biểu diễn ca nhạc ở HN gần đây chẳng nằm ở diện thay đổi kết cấu mà ở ý nghĩa của chương trình. Đó là ca nhạc làm "việc thiện", nhằm mục đích đóng góp cho những tổ chức, hoạt động từ thiện..., như các chương trình giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, nạn nhân trong vụ cháy Trung tâm thương mại, tháng hành động vì người nghèo, giúp đỡ các bệnh nhân AIDS... Vẫn có sự góp mặt của các ca sĩ "sao" với các bài hát "tủ" của họ, có khác là thêm một số bài hát, tiết mục có liên quan đến chủ đề của chương trình. Như chương trình tốt 27/11 "Nối vòng tay lớn", nhân tháng hành động vì người nghèo, có nhiều bài hát xoay quanh chủ đề trẻ em nghèo, mồ côi, lang thang... Dù ý nghĩa thực sự của nó nằm ở số tiền thu được từ bán vé, tiền ủng hộ dành cho các hoạt động từ thiện nhưng nhiều khán giả cảm thấy chương trình có sự cuốn hút, sức lay động riêng.
    Biểu diễn ca nhạc lại phải tìm cách "lột xác", dù chỉ là hình thức bên ngoài, thổi đến luồng không khí mới mẻ hơn. Kéo khán giả ra khỏi nhà và buộc họ phải móc tiền ra khỏi ví bằng những chương trình chất lượng, độc đáo - đó là cái tài của nhà tổ chức. Tại sao có chương trình lên đến 300.000 - 500.000đồng/vé vẫn tranh nhau, trong khi có chương trình vài chục ngàn đồng vẫn... hiu hắt.
    (Theo VZn hoá)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  7. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Hồng Nhung nhiệt tình và nồng cháy

    Hồng Nhung giao lưu với khán giả

    NZm nay là nZm thành công của Hồng Nhung. Cô vẫn giữ được ngôi vị của mình trong làng nhạc trẻ: là một trong những ca sĩ được yêu thích nhất của Làn Sóng Xanh, ca sĩ được yêu thích nhất của cuộc thi video clip "VTV- Bài hát tôi yêu". Có ai biết được rằng: từ một ca sĩ chưa được biết đến ở mảnh đất phương Nam, bằng nghị lực và bản lĩnh của mình, cô ca sĩ nhỏ nhắn người Hà Nội này đã vươn lên để chiếm được cảm tình của công chúng yêu nhạc trong cả nước.
    Nhí nhảnh, hồn nhiên, pha một chút điệu đàng, cô gái mang tên một loài hoa đẹp từ Hà Nội vào TP.HCM lập nghiệp với bao bỡ ngỡ, rụt rè trước một môi trường mới lạ. Lúc đầu giới yêu âm nhạc cũng còn cảm thấy ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của Hồng Nhung, nhưng dần dần giọng ca khoẻ khoắn, nồng cháy cùng lối biểu diễn tự nhiên, đầy tự tin của cô đã chinh phục được cảm tình của khán giả. Nhất là khi cô chọn những ca khúc của Trịnh Công Sơn để khẳng định mình. Bởi trước kia, cứ nói đến ca khúc của nhạc sĩ họ Trịnh người ta nghĩ ngay đến một ca sĩ của Sài Gòn xưa là Khánh Ly. Và có lẽ chẳng ai nghĩ rằng: sẽ có một ca sĩ nào khác có thể thay thế được Khánh Ly. Đối với Hồng Nhung, cô hoàn toàn không muốn thay thế Khánh Ly và cô cũng chẳng muốn tạo cho mình một vầng hào quang giả tạo bằng cách hát những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng. Cô muốn thể hiện ca khúc của Trịnh bằng chính những cảm nhận của riêng mình. Vẫn những lời ca đầy ấp chất thơ mà mượt mà, song có một chút gì đó day dứt, khắc khoải, bi quan và vô vọng, nhưng với Hồng Nhung, cô muốn bày tỏ những gì chất chứa trong tâm thức mà không thì thào, day dứt. Với album Bống Bồng ơi gồm những ca khúc của Trịnh Công Sơn, trong đó có bài nhạc sĩ viết riêng để tặng Hồng Nhung đã làm xôn xao dư luận giới yêu nhạc cả nước. Có thể nói: ca sĩ và nhạc sĩ đã tìm thấy sự đồng điệu trong thế giới tâm hồn.
    Tuổi thơ của cô gái tên Bống ấy trôi qua êm đềm bên bờ Hồ Tây Hà Nội. 15 tuổi, Hồng Nhung đã đoạt được Huy chương vàng tại Hội thi ca múa nhạc toàn quốc. 22 tuổi được trao giải Vàng tại Cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc, rồi từng đi biểu diễn ở nước ngoài. Điều khán giả cũng như giới yêu nhạc ấn tượng nhất ở Hồng Nhung là phong thái tự tin, nhiệt tình và nồng cháy.
    Hồng Nhung bây giờ chín chắn và từng trải hơn nhiều so với trước, song giọng ca vẫn cháy bỏng và quyến rũ như xưa. Hồng Nhung là một trong số ít ca sĩ có thể dung hoà được hai yếu tố nghệ thuật và thị trường. Ngoài ca hát, cô còn là chủ một cửa hàng buôn bán đồ cổ mang tên Di sản trên đường Đồng Khởi Q.1, TP.HCM. Hồng Nhung vẫn đang kiếm tìm hạnh phúc riêng cho mình, điều tưởng như đơn giản này nhưng với những người nổi tiếng và thành đạt như cô thì lại không hề đơn giản chút nào.
    Theo TGPN
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  8. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Vĩnh Tâm: 'Tôi có quá nhiều tri âm?T

    "Album guitar "Vĩnh Tâm Hanoi golden melody" là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Khán giả, đặc biệt người dân Hà Nội, đón nhận rất nồng nhiệt. Doanh thu từ 2 album đó cũng không nhỏ", người gảy lên những giai điệu vàng của Hà Nội tâm sự.
    - Anh đến với âm nhạc như thế nào?
    - Cầm đàn từ năm lên 10 tuổi, lúc đó tôi chưa dám nghĩ đến guitar cổ điển vì gia đình khó khăn. Rất may, thầy Phùng Tuấn Vũ đã tiếp thêm cho tôi nghị lực để theo đuổi guitar đến nơi đến chốn. Từ năm 1991, tôi bắt đầu gia nhập giới biểu diễn chuyên nghiệp.
    - Lúc trước, anh thường xuất hiện bên cạnh Hồng Nhung. Bây giờ mối quan tâm của anh chuyển sang ca sĩ nào?
    - Năm 1994, sau thành công của bản phối Giọt sương trên mí mắt, Hồng Nhung lại nhờ tôi hòa âm ca khúc Cho em một ngày của nhạc sĩ Dương Thụ. Bản phối này thành công rực rỡ hơn cả tưởng tượng. Hồng Nhung là ca sĩ biết cách gây hưng phấn cho bạn đồng hành. Điều này không chỉ riêng tôi cảm nhận mà cả các nhạc sĩ Quang Vinh, Quốc Trung, Trần Mạnh Tuấn cũng có chung nhận xét. Sau này, tôi cũng ít làm việc với Hồng Nhung hơn, có lẽ vì cô ấy đang trong thời gian vận động để tìm một phong cách mới. Tôi cũng có ấn tượng đặc biệt với Trần Thu Hà. Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp với nhau trong ca khúc Hoa gạo của nhạc sĩ Ngọc Đại. Có thể nói, Hồng Nhung cho tôi cảm giác hưng phấn để làm việc, còn Thu Hà khiến tôi có hưng phấn để sáng tạo.
    - Tại sao phải đến đầu năm nay, Vĩnh Tâm mới xuất hiện với album "Giấc mơ tuyệt vời" cùng Hoài Sa?
    - Không ít lần cả tôi và Sa đều băn khoăn, một bên là chất lượng và sự quyến rũ của âm nhạc cổ điển, còn một bên là sự hào hứng của công chúng với các ca khúc âm nhạc phổ thông. Sau một thời gian đắn đo, cuối cùng, chúng tôi chấp nhận đi theo dòng nhạc nhẹ, vừa là lối thoát cho các nghệ sĩ guitar và piano, vừa là cơ hội để chúng tôi tiếp cận với một lớp khán giả trẻ trung và cập nhật hơn. Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện một album nữa.
    - Các nghệ sĩ guitar độc tấu thường biểu diễn với những bản hòa âm đã được chuyển soạn phức tạp chỉ dành riêng cho guitar. Vì sao anh thường chơi cùng dàn nhạc?
    - Vì lựa chọn của tôi là nhạc nhẹ. Đây là một sự chấp nhận thị trường và là một thách thức với những người có tâm với âm nhạc. Vấn đề là chuyển tải âm nhạc đó bằng phương thức nào. Nhạc thị trường không có lỗi vì đó là dòng nhạc phổ thông và có nhiều khán giả nhất.
    (Theo Đẹp)


    Viet Hoa

  9. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Dương Thụ: "Ở ta chưa có đạo diễn ca nhạc chuyên nghiệp"

    Ca sĩ Ngọc Tân (người thứ hai từ phải sang)
    trong một buổi giao lưu âm nhạc

    Có lẽ chưa bao giờ ca khúc VN lại "bành trướng" sức mạnh của mình đến thế trong làng văn hoá nghệ thuật. Số lượng bài hát, băng đĩa ca nhạc cùng những người sáng tác, ca sĩ, nhà tổ chức biểu diễn, sản xuất kinh doanh ngày càng đông đảo. Tuy nhiên chất lượng nghệ thuật ca khúc VN (cùng sự thể hiện cụ thể của nó) cũng như thói quen hưởng thụ âm nhạc của khán, thính giả hiện nay - nhất là lớp trẻ - thì lại là chuyện đã và sẽ phải bàn nhiều. Báo Lao Động sẽ giới thiệu một số ý kiến của các nhà hoạt động văn hoá nghệ thuật cũng như của bạn đọc về vấn đề này.
    "Trong 40 chương trình "Những bài hát tôi yêu" vừa qua, tôi xem không đủ, nên cũng không thể đưa ra nhận xét. Chỉ xem vài bài của mình, nhưng hầu như tôi rất ngạc nhiên. Chẳng hạn, trong bài "Bay vào ngày xanh", tôi không hiểu vì sao có hình ảnh các cô cầm đèn bão đi trong đêm, chẳng ăn nhập gì với bài cả. Làm video clip không đơn thuần là minh họa bài hát, mà cái chính là giúp người nghe cảm nhận tác phẩm, trong đó vai trò hình ảnh bổ sung cho âm thanh. Thế nhưng hình như đạo diễn chạy theo ý tưởng văn chương mà không tôn trọng âm nhạc, không hề có ý tưởng chuyên ngành. Chẳng hạn, mùa thu thì cứ phải lá rơi, nỗi cô đơn-những cánh đồng nứt nẻ. Điều này khiến họ bị chệch nhịp tư duy âm nhạc.
    Một điểm nữa, chuyển động của hình ảnh phải ăn nhịp với âm nhạc. Thế mà đặc điểm chung của một số đạo diễn ca nhạc (trừ 1,2 người) là phần tempo (độ nhanh) và rhythm (nhịp điệu) yếu... Nói cho công bằng thì không có nhiều bài hay để giúp đạo diễn bay bổng được. Và nói đi thì cũng phải nói lại, 40 ca khúc không phải cái nào cũng tuyệt vời, kể ra đạo diễn khó xử lý. Nghề làm phim ca nhạc ở ta còn khá mới. Những đạo diễn ca nhạc đều trưởng thành từ nghề quay phim, không có đạo diễn chuyên nghiệp.
    Có thể chia video ca nhạc minh họa hình ảnh ở ta thành hai loại: Loại thị trường chạy theo tư duy vô lý của lớp trẻ, loại tư duy theo kiểu văn chương.
    Theo tôi, lâu nay làm video clip không được đầu tư. Ở nước ngoài, bình thường một video clip (phim nhựa) tốn 20.000USD, còn cao thủ thì phải hàng triệu USD. Chúng ta bỏ ra 2.000USD thì quá ít. Tiền ít ảnh hưởng đến việc thực hiện là đương nhiên. Anh đạo diễn có ít tiền thì cũng không nhiệt tình cho lắm. Các ý tưởng bị bó hẹp, trí tưởng tượng cũng nghèo theo. Người ta đành phải quay "ăn gian", "liệu cơm gắp mắm" và làm xảo thuật.
    Về vấn đề ca từ của các bài hát hiện tại, thì hầu như có rất ít người được gọi là tác giả. Còn những người không phải là tác giả không thể đòi hỏi về ca từ. Có những người chơi trong ban nhạc, đặt vài từ cho có bài, chẳng nên chê những người đó, vì họ có phải là tác giả đâu. Thế nhưng tự nhiên sản phẩm của những người không phải là tác giả lại được các nhà sản xuất giới thiệu trên các báo, được ưu ái trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên truyền hình, rồi xuất hiện những lời than về ca từ. Theo tôi điều này không có gì đáng nói. Đáng nói nhất là hãy đưa cho công chúng những tác phẩm thực sự của các nhạc sĩ có đủ tư cách."
    Theo Lao động

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  10. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Hà Trần và những dự định sau chuyến lưu diễn tại Mỹ

    "Chuyến đi dài 40 ngày, đi bộ nhiều đến độ về nhà lười ngồi lên xe máy. Hà đã đến thăm nhiều địa danh nổi tiếng của Mỹ cho thỏa chí tò mò. Vui nhất là được xem các nghệ sĩ quốc tế biểu diễn, được gặp thần tượng của mình từ lâu", cô ca sĩ cá tính này tâm sự.
    - Cảm giác của Hà khi về nhà?
    - Yên ổn và thân thương. Nhưng vừa về nhà là Hà phải lao vào làm việc ngay.
    - Vậy đầu tiên là việc gì?
    - Hà phải nghĩ ngay một chương trình gặp gỡ các fan và ra mắt fanclub. Trong suốt thời gian ở Mỹ, Hà rảnh và lên mạng đọc các diễn đàn âm nhạc VN, lúc đó mới thấy có rất nhiều fan của mình trung thành và hiểu biết. Ngày trước, Hà có vẻ lơ là thái độ của các fan.
    - Sau vụ "Nhật thực", mọi người nói Hà lười?
    - Nhiều khi mình lâm vào tình trạng chán nản. Không phải là chán nghề mà chỉ đơn giản là có cảm giác lười biếng chẳng muốn làm việc gì. Làm việc ở thời điểm này phải thật sự nhiệt tình và dũng cảm.
    - Hà nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng các ca sĩ trẻ hiện nay, lao động cật lực hơn các đàn chị Thanh Lam, Trần Thu Hà nhiều?
    - Đúng vậy đấy. Họ trẻ và có khán giả nhiệt tình. Họ làm việc vì khán giả. Nhưng với chị Lam và cả Hà, ngoài làm cho khán giả lại còn phải làm cho mình nữa. Ngẫm lại, CD Nhật thực là làm cho mình, để biết là mình đã vượt qua được một cái ngưỡng về nghệ thuật. Còn làm cho khán giả phải là những sản phẩm khác. Tất nhiên, thời gian vừa qua, mình không quá ân hận vì đã đánh rơi mất một số lượng khán giả. Bây giờ, Hà tự tin khi thấy mình có nhiều fan trung thành, nhiều fan khó tính mới.
    - Nhiều người nói, bây giờ Hà mà ra sân khấu không có "Nhật thực" thì chẳng có cái gì để hát?
    - Họ nói thế là đúng thời sự, nhưng không phải là người biết về Trần Thu Hà. Tất nhiên, trong thời gian ngắn nhất, một số ca khúc mới của Bảo Chấn, Quốc Bảo sẽ phát hành.
    (Theo Đẹp)


    Viet Hoa

Chia sẻ trang này