1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Yoko Ono và Paul McCartney xung đột
    Hai nhân vật này đã không "cho hòa bình một cơ hội" khi chạm đến vấn đề trật tự tên tác giả dưới mỗi ca khúc của ban nhạc Beatles. Suốt 40 năm qua kể từ ngày bài hát đầu tiên ra đời, tên của John Lennon luôn đứng đầu tiên. Tuy nhiên, McCartney đã đảo lộn hoàn toàn thứ tự này trong 19 ca khúc của CD "Back to the U.S" mới đây.
    ?oSự thay đổi quá đột ngột và mang đầy dụng ý. Trước đây, kể cả tác phẩm chỉ do Paul sáng tác như Yesterday cũng được ghi là Lennon - McCartney. Đó là một thỏa thuận mà cả hai đã thống nhất cách đây 40 năm. Không có lý do gì phải thay đổi?, Yoko Ono, vợ góa của John Lennon, khẳng định.
    Tuy nhiên, cơ hội thắng kiện của nữ họa sĩ người Nhật này rất mong manh vì hiện chưa tìm thấy một văn bản chính thức nào quy định trật tự này. CD Back to the U.S được phát hành hôm 26/11, ghi lại chuyến lưu diễn của McCartney tới Bắc Mỹ hồi đầu năm.
    (theo Reuters)


    Viet Hoa

  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0


    Thanh Lam: 'Sắp tới, tôi sẽ hát jazz'
    "Mỗi thể loại âm nhạc phù hợp với một lứa tuổi, sắp tới có thể tôi sẽ hát jazz hay thử sức với world music... những thể loại âm nhạc đem đến cho mình sự hứng thú và những cảm giác mới. Tôi sẽ cố gắng tổ chức một chương trình liveshow để nhìn nhận lại con đường âm nhạc của mình...", ca sĩ tâm sự.
    - Niels Lan Doky, người đã ghi âm cùng chị album "Asia Sessions" năm 99 đã có một ấn tượng rất mạnh mẽ về chị. Vậy còn chị, ấn tượng khi được làm việc với một đồng nghiệp nổi tiếng của nước ngoài?
    - Đó là một người bạn mà tôi rất quý mến và trân trọng. Niels Lan Doky cùng em ruột là Chris Minh Doky là những nghệ sĩ nhạc jazz trẻ thành công và nổi tiếng trên thế giới. Họ đến với jazz từ rất nhỏ và jazz trở thành niềm đam mê máu thịt. Tôi từng làm việc, ghi âm và biểu diễn cùng họ khá nhiều tại VN cũng như ở nước ngoài. Ấn tượng mạnh nhất là sự chuyên nghiệp và niềm đam mê jazz của họ.
    - Là một ca sĩ hát nhạc pop chuyên nghiệp, nhảy sang hát jazz chỉ là thử nghiệm cho vui hay là một hướng đi mới trong âm nhạc của chị?
    - Tôi nghĩ âm nhạc hòa chung một nhịp đập và không có biên giới. Là ca sĩ, tôi thấy hát jazz hay pop cũng thế thôi, làm sao để mang được hơi thở, cảm xúc của mình khi thể hiện ca khúc, tác phẩm âm nhạc đó mới quan trọng. Hơn nữa, tôi hát jazz không phải theo kiểu classic mà có sự pha trộn của nhiều thể loại, điển hình là jazz pha pop...
    - Một đặc điểm nổi bật của jazz là tính ngẫu hứng và sáng tạo trong biểu diễn. Điều này xem ra rất hợp với phong cách của chị?
    - Đúng là jazz ngẫu hứng, bốc và rất dễ bị phiêu nhưng sự ngẫu hứng và sáng tạo đó phải phát triển trên một khung chính, trong một bố cục chung và một kịch bản có sẵn... Jazz yêu cầu rất cao về kỹ thuật biểu diễn, nên ngay cả sự phiêu linh cũng phải nằm trong một sự sắp đặt từ trước...
    - Chị có cảm nhận gì về jazz VN?
    - Tôi ít nghe jazz của nước mình nên chẳng dám nhận xét, nhưng tôi nghĩ VN không phải là đất của jazz, nhạc này rất kén người chơi và cả người nghe. Nhạc jazz của VN mang phong cách của người châu Á, tính ngẫu hứng rất khác với jazz châu Âu. Với các nhạc công phương Tây, jazz đã thấm vào máu của họ và cứ thế mà bật lên. VN đang trong giai đoạn tìm tòi và học hỏi...
    - Trần Thu Hà cũng đang tìm tòi với jazz, chị đánh giá như thế nào về cách hát jazz của Hà?
    - Hà là một ca sĩ trẻ, có bản lĩnh và chịu khó tìm tòi, thay đổi. Phong cách và chất giọng của Hà cũng khá hợp với jazz. Trong năm tới tôi và Hà sẽ thu âm một album song ca. Tôi rất hợp với Hà cả trong đời sống lẫn âm nhạc...
    - Phong trào liveshow đang rầm rộ nhưng lớp ca sĩ như chị, Hồng Nhung, Mỹ Linh... lại có vẻ ''lép vế'' so với các ca sĩ trẻ. Chị nói gì về sự vắng mặt trên sân khấu gần đây?
    - Nhiều người làm nghệ thuật gần đây thực sự nản chí với thực trạng của âm nhạc VN. Mọi thứ cứ bị đánh đồng, các ca sĩ nhạc sĩ trẻ làm việc chụp giật, cẩu thả... nên sản sinh ra những sản phẩm khó có thể gọi là âm nhạc. Tôi nói hoàn toàn bằng sự đồng cảm nghệ thuật chứ không phải đố kị hay ghen tuông gì.
    (Theo Sinh Viên)


    Viet Hoa

  3. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Thứ hai, 16/12/2002, 17:10 GMT+7
    "Khát vọng" và sự trở về đầy âm hưởng của Phú Quang

    Nhạc sĩ Phú Quang.
    Mỗi năm, cứ độ đông sang, anh lại trở về thành phố dấu yêu bằng âm nhạc. Hà Nội với anh như một người tình xa mà nghệ sĩ tha hương chỉ có thể ngóng vọng về bằng một tình yêu dịu dàng và buồn bã. Tất cả tinh lực sáng tạo của anh trong một năm đã đổ vào hai đêm diễn 14-15/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
    Đêm diễn mở đầu hoành tráng với sự xuất hiện của Dàn nhạc Giao hưởng VN do chính nhạc sĩ chỉ huy, dàn vocal của Nhà hát nhạc vũ kịch cùng Ban nhạc Sao Mai với tác phẩm Hà Nội phố. Ca sĩ Sao Mai được ưu ái thể hiện ca khúc này và Chiều không em, nhưng dường như giọng ca của cô chưa đạt đến độ chín và sâu lắng cần có. Bù lại, ngay sau đó là sự da diết của Trọng Tấn với Điều giản dị, Mơ về nơi xa lắm và Có một ngày. Cùng với sự hỗ trợ của nhạc trưởng người Anh S. Graham, Trọng Tấn đã thể hiện được sở trường của mình và thăng hoa.
    Trong đêm diễn, Phú Quang đã phô diễn hết được những sắc màu trong âm nhạc của mình. Người nghe chỉ quen với các bản ballad dịu dàng mà không ngờ tới Phiêu diêu đầy chất jazz phiêu linh, Đêm ả đào đậm chất ca trù nhưng vẫn hiện đại. Hà Trần bản lĩnh với giai điệu chênh vênh, vô định nhưng dường như cô vẫn chưa thoát ra khỏi cách hát của Nhật thực. Ngọc Anh, ca sĩ mà Phú Quang đánh giá rất cao, đã không phụ lòng anh khi hát Đêm ả đào đầy nội lực, mãnh liệt và dữ dội.
    Hai vị khách làm nên điểm nhấn tuyệt vời của chương trình là tài tử Ngọc Bảo và nhà thơ Dương Tường. Trước đêm diễn, Ngọc Bảo nài nỉ được hát tặng cho chương trình một bài. Và dù đã qua bát thập tri thiên mệnh ông vẫn đắm say với một ca khúc mà Phú Quang viết tặng riêng. Nhà thơ Dương Tường đã khiến khán giả ngạc nhiên khi thể hiện cùng ca sĩ Thùy Dung và dàn vocal ca khúc Dương cầm lạnh phổ thơ của ông.
    Phú Quang tâm sự: "Khi tôi cách xa Hà Nội hàng nghìn cây số, những cảm giác về thành phố được thức dậy dường như trọn vẹn hơn. Góc phố mùa thu, những ngày đông tê tái, mưa phùn Hà Nội nhẫn nại, đối với tôi lúc nào cũng day dứt nhớ. Tôi nợ Hà Nội nhiều và viết cũng là cách để trả nợ cho chính mình. Tôi bị ràng buộc bởi kỷ niệm nên không ngạc nhiên khi với Hà Nội tôi mang một tình yêu gần như đau đớn". Và anh đã thể hiện trọn vẹn tình yêu ấy bằng Hà Nội ngày trở về. Trong tư cách ca sĩ, Phú Quang hát run rẩy, xúc động khác hẳn sự tinh nhanh, khôn khéo của doanh nhân Phú Quang ngày thường.
    Phú Quang đã rất kỳ vọng vào việc đưa một phần nhạc giao hưởng vào chương trình, nhưng kỳ thực, nó chưa đạt được ý của người tổ chức. Giao hưởng Khát vọng Phú Quang viết tặng cho gia đình do chính vợ anh, nghệ sĩ flute Nguyễn Thị Nhung thể hiện, không đủ độ khúc triết của nhạc cổ điển, và cũng không đủ độ mượt mà, say đắm của một bản ballad. Ngoài một số trục trặc nhỏ về âm thanh thì đây là một đêm diễn nghiêm túc, kỹ lưỡng.
    Thu Hương


    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ trẻ và những quan điểm thẩm mỹ lệch lạc

    Nhóm nhạc trẻ The Bells

    Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng đã có những thay đổi. Nếu ở sân khấu kịch, khán giả thường hướng tìm những vở hài mang tính giải trí cao; thì trên sân khấu ca nhạc, dòng nhạc chính thống cũng dần nhường bước cho một dòng nhạc mới mà người ta thường gọi là nhạc trẻ. Hoạt động của các sân khấu ca nhạc trở nên sôi động, đa sắc diện với một đội ngũ người sáng tác, biểu diễn vô cùng hùng hậu. Công bằng mà nhận xét, thời kỳ đầu dòng nhạc này đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả trẻ, đã đánh bật được một lượng khá lớn băng đĩa nhạc nhập lậu từ hải ngoại, làm lu mờ không ít ngôi sao ca nhạc Việt Nam định cư tại nước ngoài. Thế nhưng, bên cạnh thành công bước đầu đáng khích lệ ấy, càng ngày nhạc trẻ càng bộc lộ những khiếm khuyết.
    Giới sáng tác không biết do năng lực hay còn có những nguyên nhân khác đã cho ra đời những tác phẩm không những yếu kém về nghệ thuật mà còn đơn điệu về nội dung đã tác động không ít đến hoạt động biểu diễn của các ca sĩ - những ông hoàng bà chúa của sân khấu ca nhạc. Khán giả ngày nay đã không còn ngạc nhiên khi thấy bất cứ ca khúc nào cũng có múa minh họa. Gọi là múa minh họa cho lịch sự chứ gọi là "nhảy loạn xạ" có lẽ đúng hơn bởi bất cứ một ca sĩ trẻ nào biểu diễn cũng có một đội "múa" minh họa được gọi là "vũ đoàn". Thật công bằng mà nói cũng có những bài hát rất cần có múa minh họa nhằm làm tăng thêm sự sinh động cho nội dung bài hát (không loại trừ trường hợp chất giọng của ca sĩ hoặc ca từ của bài hát chưa diễn tả hết được ý đồ của tác phẩm thì người ta phải dùng đến múa minh họa). Đằng này các ca sĩ trẻ ngày nay lại xem múa minh họa là mốt không thể thiếu khi trình bày một bài hát nào đó, có khi múa minh họa và nội dung bài hát chẳng ăn nhập gì nhau. Thật tội nghiệp, các ca sĩ trẻ vô tình hay cố ý không biết mình đang lọt thỏm trong rừng người loi nhoi "nhảy cà tưng" trên sân khấu.
    Không chỉ đánh mất mình trong sự lố lăng, thái quá của nhóm múa, một vài ca sĩ còn "chìm" trong những bộ trang phục thật quái chiêu. Đó là sự pha tạp, bắt chước một vài ca sĩ phương Tây, lúc loè loẹt, thiếu trước hụt sau, có khi lại dài lê thê, mỏng le mỏng lét. Đó là bắt chước Tây, còn có không ít ca sĩ đã "hướng" vào phương Đông huyền bí với bộ trang phục na ná các triều đại phong kiến Trung Quốc mà họ "học mót" được trong các bộ phim video Hongkong khiến nhiều khán giả có lòng tự trọng không ít lần sượng sùng quay mặt đi không dám nhìn lên sân khấu. Đó là chưa kể đến hiện tượng một vài ca sĩ đã thể hiện "tầm văn hóa" của mình khi "biến tấu" những bộ trang phục dân tộc thành những "mốt" mà các nhà thiết kế thời trang phải chào thua, các nhà nghiên cứu nghệ thuật cũng không dám có lời bình phẩm. Các ca sĩ ăn mặc thoải mái hồn nhiên mà quên rằng trang phục thực sự đẹp khi nó phục vụ cho nội dung tác phẩm. Ngoài ra còn có một hiện tượng khá nổi bật trong làng nhạc trẻ hiện nay là xu hướng các nam ca sĩ càng ngày càng mất đi nam tính với những bộ trang phục kiểu cách, diêm dúa, lòe loẹt cùng mái tóc dài bóng loáng xõa trên khuôn mặt vô cùng mịn màng để rồi trong lúc biểu diễn thỉnh thoảng họ lại vén lại mái tóc trong thật duyên dáng; trong khi đó các "nàng" thì củn cỡn với mái tóc ngắn, khuôn mặt lạnh như tiền, đôi khi còn hóa trang nhợt nhạt vô cùng kinh dị. Nếu nói như ông bà ta "Cái răng cái tóc là gốc con người" thì hầu hết các ca sĩ trẻ này đều "mất gốc", bởi càng ngày họ càng có xu hướng nhuộm "vàng" mái tóc cho thật giống... người ngoại quốc. Về phong cách biểu diễn cũng gây không ít khó chịu cho những người nghe hát là chính (khác hẳn một số ít khán giả đi xem ca sĩ). Khán giả rất dễ bắt gặp cùng một kiểu nhảy, kiểu vặn mình, nhíu mày, nhăn mặt mà họ sử dụng trong nhiều bài hát khác nhau. Họ hát như một cái máy không hề có một tí cảm xúc nào, bài này giống bài kia, cũng cùng một kiểu luyến láy mà không có một sự sáng tạo, đó là chưa kể đến tình trạng hát playback, kể cả các "ngôi sao" đang ở "tột đỉnh vinh quang".
    Chúng tôi cho rằng những lệch lạc này xuất phát từ sự thiếu quan tâm của các nhà quản lý khi để những tác phẩm yếu kém làm lũng đoạn thị hiếu thẩm mỹ của khán giả. Một tác phẩm sân khấu hay điện ảnh trước khi đến được với khán giả đều phải qua sự xem xét cẩn thận của Hội đồng nghệ thuật, chẳng lẽ nhạc trẻ lại ngoại lệ? Công luận đã lên tiếng rất nhiều mà chiều hướng các sân khấu ca nhạc vẫn không mấy khả quan, ngay cả khi dòng nhạc này đã biểu hiện tính chất phi văn hóa, phản nghệ thuật khiến không ít khán giả từng cuồng say nó cũng phải ngán ngẩm quay đi. Phải chăng các nhà tổ chức quá nuông chiều ca sĩ để họ tự tung tự tác trên sân khấu?
    Thiết nghĩ xem một chương trình ca nhạc bên cạnh yếu tố giải trí còn là những yếu tố về định hướng thẩm mỹ. Sự xuất hiện của dòng nhạc trẻ cho thấy nhu cầu thưởng thức của công chúng đã có sự chuyển biến, có đóng góp để sân khấu ca nhạc nước nhà phong phú, đa sắc diện hơn, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khán giả nhất là khán giả trẻ. Thế nhưng, để nhạc trẻ trở thành món ăn tinh thần bổ ích, một sản phẩm văn hóa lành mạnh, sống được lâu hơn với khán giả, ngoài thái độ nghiêm túc của các nhà quản lý nghệ thuật, thì các nhạc sĩ, các ca sĩ, các nhóm múa... nên ý thức vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trước xã hội trong quá trình xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Theo VHNT
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Cover nhạc ngoại - nên hay đừng?

    Những ca sĩ trẻ trở thành sao nhờ các ca khúc nhạc ngoại lời Việt

    Một hiện tượng bình thường
    Như chúng ta chẳng ai phản đối truyện dịch, truyện phóng tác. Lịch sử nhạc đại chúng thế giới đã ghi nhận nhiều biểu hiện giao thoa vZn hoá ở việc hát lại những ca khúc nổi tiếng nước ngoài với phần lời ca được chuyển dịch sang tiếng nước mình. Từ "Bang Bang" của Sheila (Pháp) sang "Bang Bang (My Baby Shot Me Down)" của Cher (Mỹ); hoặc từ "Woman In Love" của Barbara Streisand (Mỹ) thành "Une femme Amoureuse" của Meireille Mathieu (Pháp) là vài ví dụ nhỏ. Qua bản cover, bài hát gốc được sinh ra lần nữa, với khai sinh mới, quốc tịch mới, ngôn ngữ mới, số phận mới. Nói cách khác, nó được nhân đôi đời sống.
    Hạn chế của đặc trưng ngữ âm
    Khi chuyển ngữ một bài hát sang tiếng nước khác, bây giờ ta khoanh hẹp lại là tiếng Việt, nguy cơ tác phẩm bị dị dạng hoá luôn luôn cao. Một ca khúc Pháp khi được đặt lời Việt có vẻ như không bay bổng được nữa; nó nặng, cứng và trì trệ. Những âm tròn môi đặc trưng của tiếng Pháp còn đâu nữa? Thì tất nhiên tính chất đài các, hơi đỏm dáng của bài hát Tây cũng theo đó mà mờ đi. Một ca khúc Hoa khi hát bằng tiếng Việt mất hẳn cái chất "trượng phu", không phải vì tiếng Việt thiếu khí phách, mà vì những âm luyến lên rất Hán (wầy, tsi...) bị lược bỏ. Bài hát Mỹ thì hy sinh luôn tính chất swing độc đáo của cách phát âm Hoa Kỳ, thành thử bản chuyển ngữ thường nhạt nhoà, thiếu không khí. Nói chung là, mọi bài hát sau khi chuyển ngữ đều mờ hơn, ít phong vị hơn, dù dễ hiểu và dễ cảm hơn.
    Hai yếu tố quyết định
    Khi yếu tố ngữ âm đã cản trở như vậy, ta chỉ còn có thể yêu được bài hát chuyển dịch khi nó thoả mãn một trong hai điều kiện: 1. Gợi nhớ bài hát gốc; và 2. Giai điệu và ca từ đẹp. Trong chúng ta, ai chẳng có ít nhiều những bài hát, đoạn nhạc, thậm chí chỉ một câu hát ngoại quốc, gắn liền với những kỷ niệm. Tôi và những bè bạn cũ, đã cùng say đắm F.Hardy và S.Vartan; Lobo, Cher và P.Anka; Chicago, Simo & Garfunkel và Crosby, Stills, Nash & Young thì sẽ dễ xúc động khi nghe những phiên bản Việt Nam của các hits nước ngoài kia. Chúng tôi dễ dàng chấp nhận và yêu bản tiếng Việt "Khi xưa ta bé" mà Thanh Lan hát, vì nó gợi lại "Bang Bang" của Sheila. Cũng như thế khi nghe Mây Lang Thang (bản Việt ngữ của "A Cowboy's Work is never Done" mà Cher hát) hay Gót Phiêu Du (Từ "Cecilia" của Simon & Garfunkel) tuy lời Việt chẳng Zn nhập gì đến bài hát gốc, thậm chí còn ngây ngô buồn cười. Ký ức về tuổi niên thiếu và tình yêu đầu làm cho chúng tôi dễ tính hơn chZng?
    Ta hãy nói tiếp về điều kiện thứ hai. Khi bản chuyển ngữ có ca từ trong sáng, gợi được cảm xúc, lại được hát bằng một giai điệu đẹp, mềm và trau chuốt, người nghe sẽ tiếp nhận nó như một bài hát Việt thuần chất, không cần để ý đến nguyên bản; và như thế cũng chẳng cần đi tầm nguyên xem bản cover có giống bản gốc không, có hay bằng không. Nhiều bài hát Nga, trong đó "Thủa ấy tuổi thanh xuân" hay "Triệu đoá hồng đỏ thắm", "Thế giới đâu chỉ một mình tôi", "Khi vắng anh", "Khi yêu ai nỡ hững hờ"... được người nghe đón vào lòng hồn nhiên như thế.
    Gió đông gió tây, và bão cát...
    Phong trào cover nhạc ngoại quốc ở Việt Nam đang lên đến đỉnh điểm. Dạo qua một tiệm đĩa, ta không khỏi hoang mang và buồn bã hệt như cảm giác vào nhà sách mà chỉ thấy truyện Quỳnh Dao. Thêm nữa, có lẽ bài hát hay nước ngoài dạo này cũng hiếm, hoặc có nhưng khó hát quá, nên các giọng ca của ta đành phải vơ cả những bài hát trung bình, thậm chí kém, để hát lại. Gần như không tìm được những ca khúc cover có một trong hai điều kiện đã nêu ở trên. Chỉ có "Ôi tình yêu", "Mắt bồ câu" của Thái để đem dùng làm ví dụ rất thuyết phục cho dạng ca khúc kém phẩm chất. "Tình em ngọn nến" do Trịnh Tú VZn hát tiếng Hoa thì khá hơn một chút, do được trợ lực rất nhiều từ phía hoà âm, nhưng bản hoà âm cho Mỹ Tâm hát thì quá "chợ" và lời Việt hầu như vô nghĩa. "Caravan" và "Hold Me For A While" qua giọng ca Đàm Vĩnh Hưng trở nên bình dân hơn cả mức bình dân của bài hát gốc. Mới đây còn xảy ra những nghi án xung quanh "Xa Vắng" của Tường VZn (là nhạc Hoa lời Việt hay nhạc của chính Tường VZn? Nếu là nhạc Hoa thì bản gốc là bài nào?) và "Nhé Anh" của Nguyễn Hà (là nhạc Thái đặt lời mới hay là tình cờ giống?). Ôi, nếu cái liệu pháp "giao lưu vZn hoá" kéo theo nó nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng như vậy, thì các bạn và tôi còn có dám ủng hộ cho chuyện cover nữa chZng? Đời sống nguyên thuỷ của bài hát nước ngoài liệu có còn toàn vẹn hay đã bị xâm hại bằng hành động hát lại ấu trĩ? Rồi tác quyền, chúng ta xử trí ra sao? Những cơn gió mang nhiều không khí mới hơn. Nhưng cũng mang cả bão cát. Ôi cover, nên hay đừng?
    N.S Quốc Bảo

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    "Khát vọng" và sự trở về đầy âm hưởng của Phú Quang
    Mỗi năm, cứ độ đông sang, anh lại trở về thành phố dấu yêu bằng âm nhạc. Hà Nội với anh như một người tình xa mà nghệ sĩ tha hương chỉ có thể ngóng vọng về bằng một tình yêu dịu dàng và buồn bã. Tất cả tinh lực sáng tạo của anh trong một năm đã đổ vào hai đêm diễn 14-15/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
    Đêm diễn mở đầu hoành tráng với sự xuất hiện của Dàn nhạc Giao hưởng VN do chính nhạc sĩ chỉ huy, dàn vocal của Nhà hát nhạc vũ kịch cùng Ban nhạc Sao Mai với tác phẩm Hà Nội phố. Ca sĩ Sao Mai được ưu ái thể hiện ca khúc này và Chiều không em, nhưng dường như giọng ca của cô chưa đạt đến độ chín và sâu lắng cần có. Bù lại, ngay sau đó là sự da diết của Trọng Tấn với Điều giản dị, Mơ về nơi xa lắm và Có một ngày. Cùng với sự hỗ trợ của nhạc trưởng người Anh S. Graham, Trọng Tấn đã thể hiện được sở trường của mình và thăng hoa.
    Trong đêm diễn, Phú Quang đã phô diễn hết được những sắc màu trong âm nhạc của mình. Người nghe chỉ quen với các bản ballad dịu dàng mà không ngờ tới Phiêu diêu đầy chất jazz phiêu linh, Đêm ả đào đậm chất ca trù nhưng vẫn hiện đại. Hà Trần bản lĩnh với giai điệu chênh vênh, vô định nhưng dường như cô vẫn chưa thoát ra khỏi cách hát của Nhật thực. Ngọc Anh, ca sĩ mà Phú Quang đánh giá rất cao, đã không phụ lòng anh khi hát Đêm ả đào đầy nội lực, mãnh liệt và dữ dội.
    Hai vị khách làm nên điểm nhấn tuyệt vời của chương trình là tài tử Ngọc Bảo và nhà thơ Dương Tường. Trước đêm diễn, Ngọc Bảo nài nỉ được hát tặng cho chương trình một bài. Và dù đã qua bát thập tri thiên mệnh ông vẫn đắm say với một ca khúc mà Phú Quang viết tặng riêng. Nhà thơ Dương Tường đã khiến khán giả ngạc nhiên khi thể hiện cùng ca sĩ Thùy Dung và dàn vocal ca khúc Dương cầm lạnh phổ thơ của ông.
    Phú Quang tâm sự: "Khi tôi cách xa Hà Nội hàng nghìn cây số, những cảm giác về thành phố được thức dậy dường như trọn vẹn hơn. Góc phố mùa thu, những ngày đông tê tái, mưa phùn Hà Nội nhẫn nại, đối với tôi lúc nào cũng day dứt nhớ. Tôi nợ Hà Nội nhiều và viết cũng là cách để trả nợ cho chính mình. Tôi bị ràng buộc bởi kỷ niệm nên không ngạc nhiên khi với Hà Nội tôi mang một tình yêu gần như đau đớn". Và anh đã thể hiện trọn vẹn tình yêu ấy bằng Hà Nội ngày trở về. Trong tư cách ca sĩ, Phú Quang hát run rẩy, xúc động khác hẳn sự tinh nhanh, khôn khéo của doanh nhân Phú Quang ngày thường.
    Phú Quang đã rất kỳ vọng vào việc đưa một phần nhạc giao hưởng vào chương trình, nhưng kỳ thực, nó chưa đạt được ý của người tổ chức. Giao hưởng Khát vọng Phú Quang viết tặng cho gia đình do chính vợ anh, nghệ sĩ flute Nguyễn Thị Nhung thể hiện, không đủ độ khúc triết của nhạc cổ điển, và cũng không đủ độ mượt mà, say đắm của một bản ballad. Ngoài một số trục trặc nhỏ về âm thanh thì đây là một đêm diễn nghiêm túc, kỹ lưỡng.

    (VnExpress)

    Viet Hoa

  7. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Lê Minh đoạt "Nam diễn viên xuất sắc" của giải Kim Mã
    Trong liên hoan dành cho các phim nói tiếng Trung Quốc lần thứ 39, diễn viên Hong Kong này đã giành giải thưởng trên trong bộ phim "Về nhà lúc canh ba". Đây là sự trở lại đầy thuyết phục của anh trong lĩnh vực phim ảnh. Mấy năm gần đây, anh tập trung hầu hết thời gian cho việc ca hát.
    - Anh cảm thấy thế nào khi nhận giải thưởng này?
    - Cuộc sống của tôi là đóng phim và ca nhạc, tôi không để ý đến việc có nhận giải hay không.
    - Anh có khó chịu khi bị báo chí dùng tên tuổi của mình để khai thác quan hệ của anh với Lý Gia Hân hay Thư Kỳ không?
    - Tôi không khó chịu. Họ cho rằng công chúng thích đọc những chuyện này, còn tôi thì lại nghĩ, khi bạn cho một người nào đó ăn cá liên tục thì người đó sẽ ngán. Tôi cũng giống như con cá vậy.
    - Anh nghĩ thế nào về tình hình băng đĩa lậu hiện nay ở Hong Kong?
    - Không có cách nào giải quyết. Chính phủ luôn đưa ra những quy định lúc thả lỏng, lúc thắt chặt. Thật ra rất đơn giản, những ai bán băng đĩa lậu thì bị giam 30 năm, lập tức vấn đề sẽ được giải quyết.
    (Theo Màn Ảnh Sân Khấu)


    Viet Hoa

  8. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Lý Hải: 'Xin hãy để con tim tôi được ngủ yên'
    Trông anh giống như người Hoa, nhưng quê quán lại là một tỉnh rặt Nam Bộ: Mỹ Tho. Anh vào nghề khá lâu nhưng chỉ mới thực sự khẳng định được chỗ đứng vài năm gần đây. Khán giả yêu thích Lý Hải qua những ca khúc như "Khi người đàn ông khóc", "Khúc hát cha yêu"...
    - Tại sao anh thường chọn ca khúc nhạc Hoa?
    - Có một thời nhạc Hoa, lời Việt rất được ưa chuộng vì lúc đó phim Hong Kong, Đài Loan thịnh hành. Tuy nhiên, hiện nay, nhạc Việt của nhiều nhạc sĩ trẻ lại là món ăn tinh thần hấp dẫn. Nói chung, muốn theo được nghề thì phải chịu khó nghiên cứu sở thích của người nghe. Bản thân Hải cũng đã có kinh nghiệm xương máu khi liên tục thất bại với phong cách biểu diễn sôi động. Cuối năm 2000, nhờ sự góp ý của một người bạn, Hải đã có dịp nhìn lại mình và thay đổi quan niệm: hát cả hai loại nhạc sôi động lẫn trữ tình. Rất may, Hải đã dần dần phục hồi phong độ.
    - Anh thể hiện những tình khúc buồn như "Phút biệt ly", "Khi người đàn ông khóc", "Liều thuốc trái tim" rất biểu cảm. Phải chăng ca từ là nỗi lòng thực sự của anh?
    - Quả thực tôi có đặt lời Việt cho Phút biệt ly, Mãi yêu em theo tâm trạng thật của mình. Tôi từng trải qua nhiều gian khổ trong đời, từng đau khổ vì yêu, từng khóc nhiều lần nhưng chỉ âm thầm một mình thôi.
    - Ngoài ca hát, anh còn thành công trong kinh doanh?
    - Năm 1996, sau khi đã mua được một căn nhà cho mình, tôi có hùn hạp với anh tôi mở một công ty sản xuất bồn chứa nước và xăng dầu. Nhờ nghề tay trái này, tôi có thể phụ giúp gia đình và đầu tư vốn cho các album của mình.
    - Anh có thể bật mí về chuyện riêng tư?
    - Tôi không gặp may mắn trên đường đời cũng như đường tình. Có lẽ chuyện hôn nhân sẽ muộn màng như công danh của tôi chăng? Hiện tại, tôi chỉ dốc tâm lo cho nghề nghiệp. Xin hãy để con tim tôi được ngủ yên một thời gian.
    (Theo Gia Đình Xã Hội)


    Viet Hoa

  9. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ trẻ - Chuyện dài nhiều tập

    Ca sĩ Cẩm Ly

    Vẫn là những chuyện cũ đến không thể cũ hơn nhưng khi năm 2002 sắp qua đi, hy vọng những chuyện như thế này sẽ bớt đi vẫn còn rất xa vời! Đó là chuyện ca sĩ trẻ coi cát xê là thang điểm đánh giá giá trị ca sĩ, việc cạnh khoé nhau, trở nên "chảnh" khi được lăng xê, dốc toàn lực để kiếm tiền chứ không phải trau dồi nghề nghiệp... ngày càng phổ biến trong làng nhạc trẻ.
    Ca sĩ trẻ đang lên... giá
    Đôi khi, các bầu sô, một số cây viết trẻ tận tình ca tụng, vô tình tiếp tay cho ca sĩ vội hoang tưởng về sự nghiệp của mình và thế là sinh chuyện. Mới là ca sĩ trẻ được đánh giá là gây chú ý, xuất hiện vừa phải trong các chương trình nghệ thuật lớn bên cạnh các ngôi sao, bỗng nhiên được bầu sô đại nhạc hội, tạp kỹ mời là họ nghiễm nhiên thành sao, top này top kia trong các chuyến lưu diễn ở tỉnh. Ca sĩ nọ, lúc mới phát hành album đầu tay của mình, còn khiêm tốn mời khán giả nghe chùa, đi phát không đĩa cho các tiệm cà phê, uốn tóc... và cát xê không hơn 200.000đ. Sau khi một vài ca khúc trong album được yêu thích, thế là anh ta leo thang ngay với giá bạc triệu và quay lại chảnh chọe với nơi quán bar đã từng mời hát rằng âm thanh nơi này không hay, không thèm hát! Còn ca sĩ C.L., tỏ ra không hề "biết thân biết phận" khi mình luôn được đồng nghiệp nhìn là một "ngôi sao giấy" điển hình của công nghệ lăng xê. Chất giọng mỏng, yếu và hát chủ yếu lip-sync nhưng cô luôn khăng khăng giá cát-xê của mình ở mức "kém một triệu" với một ngôi sao nam vào hàng ăn khách nhất hiện nay!
    Gần như trở thành một mô típ quen thuộc của không ít ca sĩ trẻ bây giờ: Báo chí chú ý, khán giả bắt đầu đón nhận là bắt đầu chiến dịch "làm giàu bằng cuống họng". Chạy sô ào ạt, ghi âm liên tục. Nhiều người nói văn vẻ rằng là khán giả cần và họ muốn đáp ứng nhu cầu khán giả khắp nơi. Nhưng thật ra thì không ít người muốn "tận thu". Ai cũng nói ca sĩ chỉ có một thời, không tranh thủ lúc tuổi trẻ thì về già lấy gì sống. Được nghe nhiều giọng ca trẻ chuyện vãn sau giờ hát, mới thấy mối quan tâm lớn của họ là sợ kẹt sô, chuyện lương bổng của thằng A, con Z... cùng hàng lô lốc chuyện trên trời dưới biển, có quan tâm đến bài hát cũng chỉ là sợ đụng bài, tranh bài. Họ chỉ muốn tập bài sao cho nhanh nhất, kiếm bài nào ăn khách mà hát. Trong khi đó, chuyện trau dồi nghề nghiệp để thăng tiến hơn trên con đường ca hát lại không được quan tâm, chỉ lo trượt dài trong chuyện đứng núi này trông núi nọ; tị nạnh, canh chừng mức lương của các ca sĩ khác mà làm giá.

    Minh Thuận và Ngô Thanh Vân

    Con gà tức nhau tiếng gáy, không ít ca sĩ có dịp là khoe những con số phát hành băng đĩa đáng ganh tị. Trong khi thực tế cho đến giờ ở Việt Nam vẫn chưa có đơn vị chức năng nào làm công nghệ thống kê cập nhật cụ thể, chính xác lượng băng đĩa tiêu thụ được sau một thời gian phát hành và dĩ nhiên, cũng chưa có các bản xếp hạng dạng "Album bán chạy nhất", top này top nọ cho các "đĩa vàng, bạch kim". Không ít ca sĩ tự "nhầm" lượng đĩa tiêu thụ được trên thị trường và cứ "hồn nhiên" đưa ra những con số. Thế nên mới có chuyện bầu ca sĩ nọ thường khoe lượng đĩa phát hành của "gà" mình với các ca sĩ cùng hạng khác để từ đó kiếm chuyện chê bai, xách mé.
    Mốt đặt lời Việt
    Cùng với chuyện đua nhau ra album riêng là chuyện ca sĩ trẻ xuất hiện với tư cách là người dịch lời, Việt hóa các ca khúc ngoại đang thịnh hành trên thị trường. Thôi thì đủ cả: Hoa, Nhật, Hàn, Thái Lan, Thụy Điển... được chuyển ngữ. Việc dịch sát nghĩa, bám ý bài hát không được coi trọng, các "ca sĩ kiêm nhà soạn lời Việt" cứ thoải mái... sáng tác. Thành ra mới có chuyện một ca sĩ và một nhóm hát cùng cover lại một ca khúc Thái Lan trong cùng một đêm diễn mà có đến hai tựa đề và hai nội dung hoàn toàn khác hẳn. Rồi họ nghiễm nhiên đem ca khúc này tặng ca sĩ A, ca sĩ B... cứ như là nhạc sĩ đi viết bài riêng cho một giọng ca nào vậy!
    Dĩ nhiên không phải ca sĩ nào cũng vậy. Hy vọng trên con đường ca hát chuyên nghiệp, bên cạnh giọng hát, ca sĩ trẻ của chúng ta càng trau dồi tư chất đạo đức nghề nghiệp của mình, thật sự xứng đáng hơn với tư cách là người của công chúng.
    Theo Thời trang trẻ

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  10. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Phú Quang: Tôi viết ca khúc để trả nợ kỷ niệm...


    Trong hai ngày 14 và 15-12, nhạc sĩ Phú Quang đã ra mắt khán giả Hà Nội trong chương trình Khát vọng, nhìn lại 37 năm đến với âm nhạc, kể từ khi ông viết tác phẩm khí nhạc đầu tiên mang tên Khát vọng năm 17 tuổi.
    Phóng viên: Người ta thường hay chọn số năm như 35, 40 chẳng hạn để kỷ niệm, sao anh lại chọn 37?
    Nhạc sĩ Phú Quang: Tôi thích những con số lẻ và chẳng kiêng cữ với con số nào (như con số 13). Người ta hay bảo tuổi này hạnh phúc, tuổi kia vất vả; còn tôi thì nghĩ con gì trong 12 con giáp cũng đều vất vả. Càng hạnh phúc thì càng vất vả. Ðời sống là như thế, muốn có hạnh phúc lớn thì phải có đau khổ lớn.
    Tôi muốn làm một chương trình mang tính học thuật vì nhiều người không tin rằng âm nhạc nghiêm chỉnh sẽ thuyết phục được khán giả. Nhưng tôi thì muốn chứng minh điều ngược lại, rằng âm nhạc đích thực vẫn có công chúng.
    * Và anh nhìn thấy gì khi ngoảnh lại?
    - Thấy cái hay và cái dở, điều đã làm được và không làm được. Ðể cố gắng tiếp tục những cái hay và tránh đi cái dở.
    * Có người nói rằng, nhiều bài hát biết chắc là Phú Quang viết cho riêng mình nhưng nhiều người vẫn nghĩ anh viết cho riêng họ...
    - Khi tôi ra tổ chức chương trình này, cũng có một cô sinh viên viết thư cho tôi: cháu không hề biết chú nhưng khi nghe nhạc, cháu thấy như chú viết cho riêng cháu vậy. Cũng nhiều người nói với tôi như vậy (nhất là các cô gái, nhưng hình như họ chỉ yêu âm nhạc của tôi thôi - cười).
    * Vì họ biết anh đã dành tình yêu cho Hà Nội. Hình như những nỗi nhớ về Hà Nội khiến anh không thể rời xa (nhất là trong sáng tác) và mỗi năm lại quay về?
    - Tôi quan niệm viết ca khúc là trả nợ cho kỷ niệm. Tôi là người trót sống đa cảm nên nợ nần về tình cảm rất nhiều. Và tất nhiên, một con nợ khi nợ nhiều thì phải trả, con nợ nào lớn trả trước, nhỏ trả sau. Với tôi, Hà Nội như một chủ nợ lớn.
    * 37 năm, gia tài anh có gì?
    - Có khoảng 200 ca khúc. Còn nếu tính cả các tác phẩm thuộc lĩnh vực khác như nhạc không lời, nhạc cho sân khấu, phim, múa... thì có đến con số nghìn. Tôi là người tham công tiếc việc, lại hiếu động, tò mò, cái gì cũng thích thử một tí... nên sáng tác nhiều.
    * Anh rất thích câu nói của Marquest: Khi người ta hỏi ông có phải là người khiêm nhường không thì ông trả lời: một nghệ sĩ khiêm nhường chỉ đẻ ra tác phẩm khiêm nhường... Anh có phải là người không "khiêm nhường"?
    - Ðúng, tôi chẳng khiêm nhường song không kiêu ngạo. Nên cho người sáng tác quyền kiêu hãnh, nhưng người sáng tác giỏi là sau phút kiêu hãnh đủ tỉnh táo để xem xét tác phẩm của mình có thật tuyệt vời như mình nghĩ hay không? Như tôi khi sáng tác, tôi phải tự tin thì mới có thể có một sáng tác hay, nhưng nhiều khi hoàn thành lại thấy nó "vớ vẩn". Và thế là vứt vào ngăn kéo.
    * Anh có vứt nhiều không?
    - Nhiều chứ, nhưng bây giờ thì ít hơn vì tôi không có nhu cầu viết nhiều mà cho rằng khi có cái gì đó mới thì mới viết. Cũng như tôi làm chương trình này, phải đem đến điều gì mới mẻ. Tôi đã ấp ủ chương trình này cả một năm nay, đầu tư công phu. Ðây là chương trình lớn nhất của tôi.
    (Báo Văn hóa)
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends

Chia sẻ trang này