1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bumbum84vn

    bumbum84vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ Thanh Lam: "Âm nhạc Việt Nam đang bị đánh đồng"


    Ca sĩ Thanh Lam, khách mời đặc biệt của Niels Lan Doky (nghệ sĩ piano nổi tiếng gốc Việt) tại LH nhạc Jazz châu Âu lần 2. Sau đây là tâm sự của chị về lần thử sức đầu tiên với Jazz này.
    + Niels Lan Doky, người đã ghi âm cùng chị album Asia Sessions nZm 99 đã có một ấn tượng mạnh mẽ về chị. Vậy còn chị, ấn tượng khi làm việc với một đồng nghiệp nổi tiếng của nước ngoài?
    - Đó là một người bạn mà tôi rất quý mến và trân trọng. Niels Lan Doky cùng em ruột là Chris Minh Doky là những nghệ sĩ nhạc Jazz trẻ thành công và nổi tiếng trên thế giới. Họ đến với Jazz từ rất nhỏ và Jazz trở thành niềm đam mê máu thịt. Tôi đã từng làm việc, ghi âm và biểu diễn cùng họ khá nhiều tại VN cũng như ở nước ngoài. Â'n tượng mạnh nhất là sự chuyên nghiệp và niềm đam mê Jazz của họ.
    + Là một ca sĩ hát nhạc pop chuyên nghiệp, nhảy sang hát Jazz chỉ là thử nghiệm cho vui hay là một hướng đi mới trong âm nhạc của chị?
    - Tôi nghĩ âm nhạc cùng hoà chung nhịp đập và không có biên giới. Là ca sĩ, tôi thấy hát Jazz hay pop cũng thế thôi, làm sao để mang được hơi thở, cảm xúc của mình khi thể hiện ca khúc, tác phẩm âm nhạc đó mới quan trọng. Hơn nữa, tôi hát Jazz không phải theo kiểu classic mà có sự pha trộn của nhiều thể loại, điển hình là Jazz pha pop...
    + Một đặc điểm nổi bật của Jazz là tính ngẫu hứng và sáng tạo trong biểu diễn. Điều này xem ra rất hợp với phong cách của chị?
    - Đúng là Jazz rất ngẫu hứng, rất bốc và rất dễ bị "phiêu" nhưng sự ngẫu hứng và sáng tạo đó phải phát triển trên một khung chính, trong một bố cục chung và một kịch bản có sẵn... Jazz yêu cầu rất cao về kỹ thuật biểu diễn, nên ngay cả sự phiêu linh cũng phải nằm trong sự sắp đặt từ trước...
    + Chị có cảm nhận gì về Jazz Việt?
    - Tôi rất ít nghe Jazz của nước mình nên chẳng dám nhận xét, nhưng tôi nghĩ VN không phải là đất của Jazz, nhạc này rất kén người chơi và cả người nghe. Nhạc Jazz của VN mang phong cách của người châu A', tính ngẫu hứng rất khác với Jazz châu Âu. Với các nhạc công phương Tây, Jazz đã thấm vào máu của họ và cứ thế mà bật lên. VN đang trong giai đoạn tìm tòi và học hỏi...
    + Trần Thu Hà cũng đang tìm tòi với Jazz, chị đánh giá thế nào về cách hát Jazz của Trần Thu Hà. Nghe nói hai người đang định thu chung một album?
    - Hà là một ca sĩ trẻ, có bản lĩnh và chịu khó tìm tòi, thay đổi. Phong cách và chất giọng của Hà cũng khá hợp với Jazz. Trong nZm tới, tôi và Hà sẽ thu âm một album song ca. Tôi rất hợp với Hà trong cả đời sống lẫn trong âm nhạc...
    + Là người "phát pháo" cho liveshow, nhưng trong lúc phong trào liveshow đang lên rất mạnh gần đây thì lớp ca sĩ như chị, Hồng Nhung, Mỹ Linh... lại có vẻ "lép vế" so với các ca sĩ trẻ. Chị nói gì về sự vắng mặt trên sân khấu gần đây?
    - Nhiều người làm nghệ thuật gần đây thực sự nản chí với thực trạng âm nhạc VN. Mọi thứ cứ bị đánh đồng, các ca sĩ trẻ làm việc chụp giật, cẩu thả... nên sản sinh ra những tác phẩm khó có thể gọi là âm nhạc. Tôi nói hoàn toàn bằng sự đồng cảm nghệ thuật chứ không phải vì đố kỵ hay ghen tuông gì. Sắp tới, tôi có thể sẽ hát Jazz hay thử sức với world music... những thể loại âm nhạc đem đến cho mình sự hứng thú và những cảm giác mới. Trong nZm tới, ngoài album song ca với Trần Thu Hà, tôi sẽ cố gắng tổ chức một liveshow để nhìn nhận lại con đường âm nhạc, những ca khúc thành công của mình...
    (Theo SVVN)
    CCCP
    [​IMG]
  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0



    Giá vàng 9999
    Mua 615,000
    Bán 630,000


    "Hà Nội những đêm không ngủ" - hoành tráng và hào sảng


    Để ôn lại thời khắc lịch sử hào hùng của quân dân Hà Nội, Hội Nhạc sĩ VN đã tổ chức chương trình ca múa nhạc vào 27-28/12, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chương trình sẽ có sự xuất hiện của các nhân chứng sống của trận không kích tháng 12/1972. Hà Nội những đêm không ngủ sẽ được truyền hình trực tiếp.
    Ca sĩ Quang Thọ, Trọng Tấn, Việt Hoàn, Đăng Dương, Anh Thơ, Mai Hoa, Dàn nhạc Hội Nhạc sĩ VN... sẽ thể hiện những ca khúc gắn liền với chiến thắng của dân tộc như "Hành khúc ngày và đêm", "Ta nhớ mãi những ngày đêm ấy", "Phi đội ta xuất kích", "Cả nước hướng về Hà Nội", "Người Hà Nội"...
    Nhạc sĩ Huy Tiến, người chịu trách nhiệm nghệ thuật, cho biết: "Chương trình sẽ biểu diễn những bài hát có sức nặng về tư tưởng và đã ăn sâu vào tâm tư của người dân Hà Nội nên quả là khó khăn khi tái hiện không khí những năm tháng hào hùng đó".
    Nhạc sĩ Phạm Tuyên, tác giả của "Hà Nội những đêm không ngủ" tâm sự: "Sau khi địch rải thảm bom B52 vào Hà Nội, các điểm Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai và cả khu tập thể nơi tôi ở, tất cả đều thành đống đổ nát, hoang tàn. Chiếc dương cầm của tôi bị vỡ một mảnh lớn, tập viết nhạc bị cháy xém, và trong cảm xúc đó, tôi đã viết nên bài hát này. Đến bây giờ nhiều người vẫn ngạc nhiên vì sao trong không khí đau thương đó, tôi lại có thể viết được một bài hát trữ tình đến vậy".
    Trong những ngày đêm chiến tranh khốc liệt, các nhạc sĩ Văn Dung, Phạm Tuyên, Tân Huyền vẫn trụ lại Hà Nội để ghi lại những giây phút hào hùng của dân tộc bằng âm nhạc. Và giờ đây, khi chuẩn bị ra mắt đêm diễn, các nhạc sĩ lại có được những đêm không ngủ vì hồi hộp, vì vui mừng khi được sống lại khoảnh khắc vinh quang của dân tộc.
    Vé trong đêm 27/12 được dành cho khách mời. Còn đêm 28/12 vé được bán với giá 80.000-100.000-120.000 đồng.

    (VnExpress)

    Viet Hoa

  3. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0


    Shakira tặng giày cho trẻ em
    10.000 đôi giày sẽ được chuyển đến cho các cô cậu bé nghèo khó ở thị trấn quê nhà Barranquilla ở Colombia của Shakira. Hôm thứ năm, ngôi sao nhạc pop Latin đã có buổi trình diễn trước các trẻ em ở đây và có lời khuyên chúng nên tham gia vào các hoạt động thể thao.
    Shakira kể, cô vẫn còn nhớ cảnh trẻ em đường phố chơi đá bóng mà chẳng có giày dép gì. Chạy nhảy giúp các em có thể lực dồi dào, đồng thời phát triển khả năng giao tiếp cũng như ý thức tự giác, hợp tác. Vì vậy, Shakira rất muốn làm một điều gì đó giúp ươm những mầm non tương lai của nước mình.
    Hồi tháng 10 vừa qua, tại giải MTV Video Music Awards của Latin, Shakira đã chiếm trọn 5 giải thưởng mà cô được đề cử, trong đó có danh hiệu cao quý Nghệ sĩ của năm. Một tháng trước đó, cô giành giải Grammy Latin với video Suerte, bản tiếng Tây Ban Nha của Whenever, Wherever. Nổi tiếng như vậy nên ca sĩ rất sợ bị trở thành miếng mồi béo bở của bọn bắt cóc tống tiền ở Colombia.
    (theo Reuters)



    Viet Hoa

  4. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Trang Nhung lấy chồng nhưng không bỏ cuộc chơi
    Cô vừa trở lại với âm nhạc sau một thời gian bận rộn vì gia đình. Giờ đây cô đã có thể chuyên tâm vào sự nghiệp bởi đã có một hậu phương vững chắc là ông chồng luôn yêu thương vợ và 2 nhóc con xinh xắn.
    Ngay từ khi còn là cô nhóc 4-5 tuổi, Nhung đã bén duyên với ca hát, đóng kịch. Thích lên sân khấu, nhưng bé quá không leo lên được phải nhờ người lớn bế lên và cầm micro hát... ngon lành như ca sĩ chuyên nghiệp. Một phần là thiên phú và một phần được thừa hưởng gen văn nghệ di truyền của bố mẹ (mẹ Nhung hát chèo rất hay và bố Nhung, nghệ sĩ Tô Lịch, diễn viên kịch và chèo nổi tiếng).
    Học lớp 10, Nhung đã đoạt giải hát hay PTTH toàn quốc. Năm 1992, đoạt giải đặc biệt Tiếng hát toàn quốc rồi giải nhất Tiếng hát học sinh sinh viên toàn quốc. Tốt nghiệp lớp 12, vào làm phát thanh viên cho đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh, rồi làm cho bưu điện. Năm 1998, Trang Nhung đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội, giải III Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999. Nhung tham gia rất nhiều chương trình âm nhạc tổ chức ở Hà Nội và từng là thành viên của nhóm MTM (với Minh Ánh, Minh Anh)...

    Trang Nhung và gia đình.
    Năm 2000, Nhung theo chồng vào miền Nam, ra mắt khán giả TP HCM trong chương trình Nhịp cầu âm nhạc với các ca khúc Dòng sông ký ức(Phó Đức Phương) và Em hát thương ai (Nguyễn Cường). Hai ca khúc với hai cách thể hiện khác nhau, một bên đậm chất dân gian và một bên là nhạc trẻ mang phong cách Tây nguyên pha chút pop - rock, Nhung đã không làm những khán giả mới của mình thất vọng. Cô Diệu Thúy, nguyên trưởng khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, đã nhận xét: "Nhung hát tốt và hát được rất nhiều thể loại".
    Không chỉ ca hát mà cô còn tham gia đóng phim. Năm 1999, đạo diễn Tất Bình đã chấm Nhung cho vai Hằng trong phim Đồng quê xào xạc. Rồi vai Út Thêm (thời trẻ) trong Ba lần và một lần của đạo diễn Trần Vịnh?
    Đã yên phận với một gia đình đầm ấm, nhưng với Nhung, âm nhạc như dòng máu nóng chảy mãi trong tim, đam mê và tha thiết. Anh Ngô Nhật Phương, chồng Nhung, luôn tạo mọi điều kiện cho cô trở lại với âm nhạc. Nhung tâm sự: "Gia đình anh Phương và nhất là anh ấy luôn động viên, khuyến khích Nhung hát trở lại. Và sự trở lại lần này của Nhung một phần đáp lại thịnh tình của khán giả, một phần cũng chính từ sự động viên khuyến khích ấy. Hiện Nhung đang ráo riết thu âm để chuẩn bị ra mắt album đầu tay vào đầu tháng 1/2003".
    (Theo Văn Hóa Nghệ Thuật)


    Viet Hoa

  5. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Trang Nhung lấy chồng nhưng không bỏ cuộc chơi
    Cô vừa trở lại với âm nhạc sau một thời gian bận rộn vì gia đình. Giờ đây cô đã có thể chuyên tâm vào sự nghiệp bởi đã có một hậu phương vững chắc là ông chồng luôn yêu thương vợ và 2 nhóc con xinh xắn.
    Ngay từ khi còn là cô nhóc 4-5 tuổi, Nhung đã bén duyên với ca hát, đóng kịch. Thích lên sân khấu, nhưng bé quá không leo lên được phải nhờ người lớn bế lên và cầm micro hát... ngon lành như ca sĩ chuyên nghiệp. Một phần là thiên phú và một phần được thừa hưởng gen văn nghệ di truyền của bố mẹ (mẹ Nhung hát chèo rất hay và bố Nhung, nghệ sĩ Tô Lịch, diễn viên kịch và chèo nổi tiếng).
    Học lớp 10, Nhung đã đoạt giải hát hay PTTH toàn quốc. Năm 1992, đoạt giải đặc biệt Tiếng hát toàn quốc rồi giải nhất Tiếng hát học sinh sinh viên toàn quốc. Tốt nghiệp lớp 12, vào làm phát thanh viên cho đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh, rồi làm cho bưu điện. Năm 1998, Trang Nhung đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội, giải III Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999. Nhung tham gia rất nhiều chương trình âm nhạc tổ chức ở Hà Nội và từng là thành viên của nhóm MTM (với Minh Ánh, Minh Anh)...

    Năm 2000, Nhung theo chồng vào miền Nam, ra mắt khán giả TP HCM trong chương trình Nhịp cầu âm nhạc với các ca khúc Dòng sông ký ức(Phó Đức Phương) và Em hát thương ai (Nguyễn Cường). Hai ca khúc với hai cách thể hiện khác nhau, một bên đậm chất dân gian và một bên là nhạc trẻ mang phong cách Tây nguyên pha chút pop - rock, Nhung đã không làm những khán giả mới của mình thất vọng. Cô Diệu Thúy, nguyên trưởng khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, đã nhận xét: "Nhung hát tốt và hát được rất nhiều thể loại".
    Không chỉ ca hát mà cô còn tham gia đóng phim. Năm 1999, đạo diễn Tất Bình đã chấm Nhung cho vai Hằng trong phim Đồng quê xào xạc. Rồi vai Út Thêm (thời trẻ) trong Ba lần và một lần của đạo diễn Trần Vịnh?
    Đã yên phận với một gia đình đầm ấm, nhưng với Nhung, âm nhạc như dòng máu nóng chảy mãi trong tim, đam mê và tha thiết. Anh Ngô Nhật Phương, chồng Nhung, luôn tạo mọi điều kiện cho cô trở lại với âm nhạc. Nhung tâm sự: "Gia đình anh Phương và nhất là anh ấy luôn động viên, khuyến khích Nhung hát trở lại. Và sự trở lại lần này của Nhung một phần đáp lại thịnh tình của khán giả, một phần cũng chính từ sự động viên khuyến khích ấy. Hiện Nhung đang ráo riết thu âm để chuẩn bị ra mắt album đầu tay vào đầu tháng 1/2003".
    (Theo Văn Hóa Nghệ Thuật)


    Viet Hoa

  6. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Hà Nội "chảy máu ngôi sao"
    Nhiều năm qua, Hà Nội luôn là mảnh đất màu mỡ để ươm những ca sĩ trẻ, tài năng cho sân khấu ca nhạc khắp mọi miền đất nước. Nhưng khi các giọng ca đã đủ lông, đủ cánh, thì hầu hết họ lại lần lượt ra đi tìm kiếm thị trường mới.
    Hồng Nhung, Bằng Kiều, Minh Quân, Tuấn Hưng, Nguyễn Phi Hùng xuất thân từ Hà Nội đã trở thành sao tại TP HCM. Ngoài những sao đã bay còn nhiều sao tên tuổi như Thanh Lam, Mỹ Linh, Thu Phương hiện vẫn có hộ khẩu ở đây nhưng thực ra, 3/4 thời gian trong năm, họ hành nghề tại TP HCM.
    Việc các sao lần lượt đội nón ra đi khiến sàn diễn thủ đô lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu các ca sĩ đinh, trụ cột cho chương trình. Ông Trọng Nghĩa, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, tâm sự: "Trong thời điểm hiện tại, việc tổ chức một đêm diễn cho ra tấm, ra món là cực kỳ khó khăn, thậm chí đầy rủi ro nên ít bầu dám chơi. Cứ tính qua thế này, để tổ chức một chương trình, bắt buộc anh phải mời ít nhất là 2 đến 3 sao, tiền thù lao cỡ Mỹ Linh, Thanh Lam... không dưới 7-8 triệu đồng. Thế là đã ngốn hết cỡ 25-30 triệu đồng. Còn lại tiền thuê rạp, tiền in băng rôn, quảng cáo trên báo đài, thuê thiết bị âm thanh, ánh sáng, tổng cộng mất 80-90 triệu đồng. May ra thu về 100 triệu thì Nhà hát đút túi hòm hòm 10 triệu. Doanh thu của cả tập thể ca sĩ, nhạc công của Nhà hát trong một đêm cật lực hóa ra chưa bằng thù lao của 2 sao, làm cho sao hưởng à? Vậy thì nghỉ!".
    Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho rằng, TP HCM mới là miền đất hứa. Ở đó các ca sĩ được hoạt động hết công suất, nào là sàn diễn, ghi âm, thu hình, phát hành băng đĩa. Tất cả đều xoay tròn tạo thành một quy trình khép kín khiến người ta luôn có đất để diễn, thu nhập luôn cao gấp 10-20 lần ở Hà Nội. Những Tuấn Hưng, Minh Quân và cả Nguyễn Phi Hùng nếu trụ lại Hà Nội, năm thì mười họa mới hát một đêm, lên tivi vài cuộc, có lẽ còn lâu mới nổi được như ngày nay.
    Theo đánh giá của nhiều nghệ sỹ, nguyên nhân của tình trạng chảy máu ngôi sao này cũng do cách quản lý đội ngũ ca sĩ của Hà Nội. 80% ca sĩ trẻ hiện nay ở các nhà hát đều thuộc diện hợp đồng ngắn hoặc dài hạn. Lương cơ bản của họ rất thấp, khoảng 500.000 đồng/tháng, thu nhập thêm được tính bằng các tiết mục tham gia cùng đoàn và chủ yếu là hát phòng trà và quán bar. Những ca sĩ mới có chút tên tuổi như Quỳnh Hương, Linh Dung, Tấn Minh hằng đêm chạy sô ở các tụ điểm được 300.000-400.000 đồng, họ sẽ nghĩ gì khi những đồng nghiệp ở TP HCM như Mỹ Tâm, Đan Trường, Minh Thuận, cũng trong chừng ấy thời gian, có thể kiếm không dưới 8-9 triệu đồng?
    (Theo Tiền Phong)


    Viet Hoa

  7. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0


    Nguyễn Thiên Đạo: ?~Tôi có trách nhiệm với nhạc sĩ trẻ'

    Nhạc sĩ người Pháp gốc Việt này đã tặng toàn bộ số tiền mà Hội nhạc sĩ VN đặt ông viết bản concerto "Sóng nhất nguyên" cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu âm nhạc trong nước. Công chúng VN biết đến ông qua chương trình biểu diễn bản giao hưởng "Sóng hồn" nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - HN.
    - Tại sao ông quyết định tặng cho Hội Nhạc sĩ VN món quà đó ?
    - Tôi là hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, sống ở nước ngoài hơn một nửa thế kỷ nay. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm, bổn phận của tôi với lớp nhạc sĩ trẻ trong nước. Tháng 12/2001, Hội nghệ sĩ đề nghị tôi viết một bản giao hưởng, tôi trả lời sẽ viết một bản concerto có tên Sóng nhất nguyên, kết hợp một số nhạc cụ dân tộc với dàn nhạc Tây Âu. Bản concerto này được thể hiện bằng ngôn ngữ và thủ pháp hiện đại, với tinh thần tôn vinh bản sắc dân tộc Việt. Tôi tặng lại số tiền 2.000 USD cho Hội nhạc sĩ Hà Nội, Nhạc viện TP HCM, đại học Nghệ thuật Huế và Viện nghiên cứu âm nhạc.
    - Vì sao các tác phẩm của ông gần đây đều bắt đầu bằng từ "sóng"?
    - Tôi rất thích từ này. Có thể ngày 27-28/3/2003, tôi sẽ trở về Việt Nam công diễn một tác phẩm nữa do Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam đặt viết cho một vở ballet. Bản nhạc có tên Sóng nhạc Trương Chi. Tôi rất thích cái tên Sóng thần và có dự định sẽ lấy tên đó cho một bản nhạc.
    - Theo ông, việc đưa các nhạc cụ dân tộc kết hợp với dàn nhạc Tây Âu vào trong một bản concerto là sự phiêu lưu?
    - Ngay sau khi Hội nhạc sĩ Việt nam đặt hàng tôi viết Sóng nhất nguyên, tôi đã gặp gỡ một vài nhạc sĩ sử dụng nhạc cụ dân tộc trong nước và học hỏi được rất nhiều. Ước vọng của tôi ở bản concerto này là tạo ra một cuộc hợp hôn giữa hai dòng nhạc Đông - Tây. Nhưng có đạt được điều đó hay không, phụ thuộc vào sự đánh giá của công chúng và thời gian. Tôi đã rất lo âu bởi thực hiện ý tưởng này không dễ, tựa như trong một bữa cơm Việt Nam thuần tuý lại có thêm pho-mát, hay một bữa cơm Tây lại có thêm nước mắm. Không cấm chúng ta đưa nước mắm vào, nhưng vấn đề là làm sao người ăn vẫn chấp nhận hương vị của món ăn.
    Nhân dịp trình diễn Sóng nhất nguyên, tôi đề nghị Viện nghiên cứu âm nhạc tổ chức buổi tọa đàm về tính dân tộc trong âm nhạc hiện đại, có sự tham gia của giới soạn nhạc, giới nghiên cứu âm nhạc. Tôi mong rằng giới âm nhạc Việt Nam sẽ thẳng thắn trao đổi với nhau, chứ không phải đến chỉ để tán tụng.
    (Theo Thanh Niên)


    Viet Hoa

  8. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Nhật Tinh Anh sẵn sàng đối mặt với thử thách mới
    Sau khi tách khỏi nhóm 1088, ca sĩ này đã nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng của mình trong giới âm nhạc. Anh vừa ra mắt album solo "Tình vẫn chưa yên" tại Nhà Văn hoá Thanh niên TP HCM và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
    - Anh có thể giới thiệu một chút về album mới?
    - Album Tình vẫn chưa yên gồm 6 bài, chủ yếu là nhạc Việt, chỉ riêng ca khúc chủ đề là nhạc Hoa do chính tôi viết lời Việt. Tôi đã dành 3 tháng để thực hiện album này với sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Việt Hùng và Anh Vũ.
    - Trở thành ca sĩ solo có phải là mong ước ấp ủ từ lâu của anh?
    - Không hẳn thế. Khi quyết định thi vào Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP HCM thì âm nhạc đã trở thành niềm đam mê máu thịt đối với tôi. Tôi chỉ mong ước được cống hiến hết mình cho nó. Và khi 1088 tan rã, tôi không thể tiếp tục tham gia một boyband khác, mặc dù cũng nhận được một vài lời mời. Tôi phải trở thành ca sĩ solo. Đó không phải là sự hiếu thắng được khẳng định mình mà đơn giản, tôi muốn trải qua một thử thách mới trong sự nghiệp.
    - Khi còn là thành viên của 1088 thì anh không có cơ hội phục vụ khán giả Hà Nội. Nhưng hiện nay, Nhật Tinh Anh đã xuất hiện ở Hà Nội . Cảm giác của anh như thế nào?
    - Cảm nhận của tôi về Hà Nội là một cái gì đó thật thanh bình và nên thơ. Đặc biệt, tôi được các fan đón tiếp nhiệt tình và niềm nở. Khi lưu diễn tại Hà Nội, ngày nào tôi cũng được trò chuyện, đi chơi và lại còn nhận được quà tặng của các bạn trẻ. Tôi như được tiếp thêm sức mạnh và lòng tự tin. Điều duy nhất tôi muốn nói với các fan là dù ở miền Bắc hay miền Nam, Nhật Tinh Anh luôn yêu quý và tôn trọng các bạn.
    (Theo Người Đẹp)

    Viet Hoa

  9. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Aerosmith dùng súng bất hợp pháp?
    Sau khi ký duyệt cho hai thành viên Steven Tyler và Joe Perry dùng súng, người đứng đầu bộ phận cấp giấy phép của Sở cảnh sát New York đã bị tống xuống làm công việc văn thư ở phòng tình báo bởi bị nghi là làm việc trái nguyên tắc.
    Bernard Petrofsky hiện bị điều tra gay gắt. Người ta nghi ông đã bị Aerosmith mua chuộc bằng cây nhà lá vườn của họ là mấy tấm vé xem hoà nhạc cùng vé tham dự bữa tiệc sau show diễn. Cảnh sát từ chối bình luận về vấn đề này, Bernard cũng không chịu trả lời điện thoại.
    Hồi tháng 11/2001, Aerosmith trình đơn xin Sở cảnh sát New York cho phép mang theo súng ngắn để đề phòng những kẻ hâm mộ quá khích. Luật pháp yêu cầu người làm đơn phải đến trụ sở cảnh sát, trình bày rõ lý do. Chỉ những người nào mang theo nhiều tiền, làm công việc nguy hiểm và đang bị đe doạ mới được xem xét để cấp giấy. Tuy nhiên, có vẻ như Aerosmith đã bỏ qua các thủ tục thông thường trên và tìm đường đi tắt bằng cách chìa ra cho Petrofsky mấy chiếc vé xem buổi hoà nhạc ở Quảng trường Madison.
    (theo MTV)

    Viet Hoa

  10. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    NSƯT Quang Hưng: ?~Tôi không day dứt điều gì'
    Tiếng hát sôi nổi, hào hùng của nghệ sĩ này đã in đậm trong tâm trí nhiều chàng trai thủ đô những ngày chống Pháp với bài ca ?oNgười Hà Nội? của Nguyễn Đình Thi, ?oTrường ca sông Lô? của Văn Cao. Hơn nửa thế kỷ dành trọn cuộc đời cho ca hát, phẩm chất nghệ sĩ và người lính trong Quang Hưng đã hòa quyện thành giọng baryton truyền cảm.
    - Ông có kỷ niệm nào khó quên?
    - Kỷ niệm nhiều không thể kể hết được. Nhưng có lẽ ám ảnh nhất là những ngày đêm năm 1946 ở ngã tư Khâm Thiên, khi tôi hát cho anh Sơn, một chiến sĩ cảm tử quân nghe bài Bắc Sơn ca, hát say sưa đến nỗi ngủ lịm trên tay các anh lúc nào không biết. Buổi sáng tỉnh dậy, mọi người mang xác anh về, toàn thân bê bết máu. Lúc ấy còn bé, có thể tôi chưa cảm nhận hết sự mong manh giữa sự sống và cái chết, nhưng nỗi đau sau cái đêm nghiệt ngã ấy đã nuôi lớn tâm hồn tôi. Còn kỷ vật thiêng liêng nhất là chiếc áo trấn thủ mẹ khâu cho. Nó đã theo tôi trải qua 60 ngày đêm khói lửa trong lòng Hà Nội. Hai vai áo sờn rách vì địu bị cói đựng xăng, lựu đạn và cơm nắm tiếp tế cho anh em chiến sĩ. Hàng chục miếng vá trên tấm áo là của các bà, các mẹ, các chị nay đã không còn.
    - Ông đã thể hiện rất thành công bài hát ?oTiến về Sài Gòn? của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ông có khó khăn khi hát bằng giọng miền Nam?
    - Năm 1967 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời ca hát của tôi. Khi chuẩn bị cùng đoàn ca múa quân giải phóng đi biểu diễn một số nước trên thế giới, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ở miền Nam ra, đề nghị tôi ghi âm tác phẩm của ông bằng cả giọng miền Bắc và Nam để phát sóng toàn quốc. Tôi đã cùng chung chiến hào với nhiều chiến sĩ miền Nam, nên cũng dễ hát giọng này. Băng cát-xét được mang vào Sài Gòn, sau đó bị thất lạc. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước phải cất cuộn băng thứ hai vào hộp đạn, giấu trong thùng gạo chuyển vào mặt trận. Đến ngày toàn thắng 30/4/1975, Tiến về Sài Gòn đã vang lên khắp thành phố. Ở ngoài Hà Nội cũng ngày đó, tôi được nghe giọng hát của mình, niềm vui không tả xiết. Bài hát này tôi đã hát bằng cả tấm lòng vì miền Nam thân yêu. Lúc đó, trên cánh võng một đêm khuya giữa rừng, vợ tôi cũng được nghe, khi cùng đồng đội xung kích vào mặt trận Khe Sanh. Tiến về Sài Gòn cũng trở thành kỷ niệm chung của vợ chồng tôi.
    - Cuộc tình của ông với nghệ sĩ múa Hoàng My như thế nào?
    - Cũng vất vả và trường kỳ lắm. Năm 1956, Hoàng My là hoa khôi trong đội văn công của sư đoàn 332. Tôi là lính pháo cao xạ của thủ đô. Cả hai được chọn tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới. Ngày ấy, Hoàng My 17 tuổi, rất xinh đẹp nên có nhiều chàng trai để ý, tán tỉnh. Cũng chẳng hiểu duyên số do trời sắp đặt thế nào mà tôi chinh phục được cô ấy, loại một số đối thủ mà sau này trở thành những người bạn thân thiết của hai vợ chồng. Chúng tôi đã có những kỷ niệm thật đẹp và lãng mạn trong chuyến lưu diễn ấy. Năm 1959, chúng tôi tổ chức lễ cưới ở khu tập thể 17 Lý Nam Đế. Đám cưới giản dị trong trang phục văn công quân đội, có kẹo bột ngọt bùi, thuốc lá Tam Đảo, nước chè xanh và lời ca tiếng hát của bạn bè. Sau ngày cưới một tháng, tôi sang Liên Xô học tập 5 năm tại Nhạc viện Tchaikovsky, trở về công tác tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch Việt Nam, đến năm 1990 thì nghỉ hưu. Tôi bây giờ đã 69 tuổi, còn Hoàng My đã 40, chúng tôi chuẩn bị đám cưới vàng rồi.
    - Ông chịu ảnh hưởng từ ai trong gia đình?
    - Cha tôi là cụ Lê Phổ Văn, giỏi Nho học và Tây học, từng cắp tráp theo hầu cụ Phan Bội Châu. Mẹ tôi là cụ Nguyễn Thị Hiên, đàn hay, hát giỏi, từng là một giọng ca trù nổi tiếng của Hưng Yên hồi đầu thế kỷ trước. Có lẽ yêu nghệ thuật là gene mẹ, nhưng sự cứng cáp rắn rỏi sau này tôi có được nhờ thừa hưởng từ bố.
    - Ông có cảm nghĩ gì khi đời sống âm nhạc hôm nay có nhiều điều khác biệt so với thời của ông?
    - Tôi mừng vì sự tiếp thu cái mới của lớp trẻ hôm nay so với thế hệ đàn anh, nhưng buồn vì sự cẩu thả và nạn hát nhép miệng lan tràn. Tôi cũng lo về thực trạng lăng-xê, nổi tiếng quá sớm so với thực lực của mình. Cái gì cũng phải được trả về đúng giá trị thực của nó. Thời gian sẽ sàng lọc những nghệ sĩ thực tài.
    - Phần thưởng nào lớn nhất trong sự nghiệp ca hát của ông?
    - Đó là khán thính giả đã nghe tiếng hát của tôi gần 50 năm qua. Bên cạnh đó, tôi đã được hát những tình khúc hay nhất trong một thời hào hùng của dân tộc, những tác phẩm của các nhạc sĩ tài danh như Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Huy Du. Không phải ai cũng có được vinh hạnh đó.
    - Ông có day dứt vì điều gì không?
    - Chẳng có điều gì day dứt cả. Tôi đã làm tròn bổn phận công dân của mình. Chỉ tiếc là quỹ thời gian không còn nhiều, tôi và bạn bè tóc đã bạc trắng cả rồi.
    - Phương châm sống của ông là gì?
    - Hãy gắng sống lương thiện. Ông cụ tôi đã dạy điều này từ khi còn bé. Và bây giờ tôi cũng dạy các con cháu điều ấy. Bây giờ, tôi thích câu thơ của nhà văn hóa lớn Đào Tấn: Đã về cởi áo lau son phấn / Trả mọi vinh quang lại cho đời.
    (Theo Phụ Nữ)


    Viet Hoa

Chia sẻ trang này