1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Vũ hoài niệm về "Bài thánh ca buồn"
    ?oBài thánh ca đó còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có nhau. Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt. Áo trắng em bay như cánh thiên thần. Ngọt môi hôn dưới tháp chuông ngân?. Mỗi lần nghe lại giai điệu chan chứa này, kỷ niệm xưa lại ùa về, thổn thức trong trái tim của nhạc sĩ đã ngoại ngũ tuần.
    - Bài thánh ca nào là cảm hứng để ông viết ca khúc này?
    - Đó là bài Đêm thánh vô cùng (Silent Night). Không hiểu sao, mỗi khi nghe bài này, tôi luôn có tâm trạng xao xuyến, buồn buồn thế nào ấy. Dạo ấy, tôi mới chỉ là một thanh niên 14 tuổi, hàng ngày đi lễ nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt. Sở dĩ, tôi siêng đi nhà thờ vì phát giác một cô gái đẹp và rất ngoan đạo, khiến trái tim non nớt của cậu trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp. Hàng ngày, nàng vẫn đi lễ ngang qua ngõ nhà tôi. Tôi thấp thỏm đi theo cô ấy suốt ba tháng, mòn nhẵn cả hai con đường về nhà cô ấy và nhà tôi. Trầy trật đến vậy, mà tôi chỉ mới biết tên cô ấy là Th., lớn hơn tôi 2 tuổi. Cho đến một buổi chiều gần Giáng sinh, khi vừa tan lễ thì trời đổ cơn mưa muộn, cô ấy nép vào mái hiên trú mưa, tôi trú ké bên. Trong khung cảnh ấy, văng vẳng đâu đó bài thánh ca quen thuộc: Đêm thánh vô cùng. Giây phút tưng bừng. Đất với trời, se chữ đồng. Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ. Cô ấy khe khẽ hát theo. Tôi sững sờ. Trong gió mưa tê tái, giọng hát của nàng nghe sao buồn mênh mang thế. Áo dài trắng quần đen, bên ngoài khoác áo ấm đỏ, trông nàng co ro như một con chim trong mưa bão. Tôi muốn làm gì đó để che chở và bảo vệ cho nàng. Nhưng tôi không dám. Cuối cùng, lấy hết can đảm, tôi đưa tay vuốt hờ lên những hạt mưa bụi bám bên ngoài chiếc áo ấm của nàng. Nàng mỉm cười và nói: ?oCảm ơn nghen?. Mưa tạnh, người ta về rồi mà tôi vẫn đứng ngẩn ngơ. Chỉ ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Từ đó, mỗi lần nghe bài hát Đêm thánh vô cùng, hồn tôi lại xốn xang quá đỗi, nhớ buổi chiều mưa gần Giáng sinh ngày nào trong không gian rất Đà Lạt. Tôi nhớ câu Cám ơn nghen, nhớ nụ cười và ánh mắt trong veo thánh thiện của nàng. Đến năm 1972, tôi viết ca khúc Bài thánh ca buồn và anh Thái Châu là ca sĩ đầu tiên thể hiện bài hát này.
    - Sau này, ông còn gặp lại người ấy nữa không?
    - Những hoài niệm bàng bạc trong ký ức tôi là cấu tứ để hình thành bản nhạc. Tôi nghĩ, cứ giữ nguyên như thế chắc sẽ đẹp hơn. Hơn nữa, tôi đã có một gia đình êm ấm và chắc chắn cô ấy cũng đã tay bế tay bồng, gặp gỡ chỉ thêm rối. Tôi cũng có nhiều lần trở về Đà Lạt và trong thâm tâm cũng có ý dò tìm, nhưng cô ấy biệt vô âm tín. Đà Lạt bây giờ đã thay đổi nhiều quá.
    (Theo Thanh Niên)


    Viet Hoa

  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0


    Tăng Thành Nam: ?~Học nhạc ở châu Âu là khai thác thày?T

    "Đừng vội nghĩ chỉ có ở Việt nam, sinh viên Nhạc viện ra trường mới thất nghiệp. Ngay ở xứ sở của những dòng nhạc cổ điển lớn nhất thế giới như Pháp, Đức, Nga, tình hình cũng không dễ chịu hơn?, bè trưởng dàn dây của Dàn nhạc giao hưởng TP HCM tâm sự.
    - NSND Đặng Thái Sơn từng nói, để giỏi trong nhạc cổ điển nên cố gắng học, sống và làm việc ở châu Âu. Nếu vậy, sinh viên các khoa piano và nhạc cụ giao hưởng ở Việt Nam sẽ chịu nhiều thiệt thòi?
    - Học nhạc cổ điển trong nước, thực chất sinh viên Việt Nam vẫn được bồi đắp một nền tảng tốt, không hề thua kém các nước có nền âm nhạc cổ điển lâu đời. Khi tham gia các đợt biểu diễn lớn trong dàn nhạc trẻ châu Á tại Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ và 12 nước châu Á, tôi nhận ra mình hoàn toàn vững tin với kiến thức học được khi còn là sinh viên ở Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ và nhận thức âm nhạc, sang châu Âu vẫn là bước chuyển biến lớn.
    - Những khó khăn đặc thù của sinh viên Nhạc viện Việt Nam khi học ở nước ngoài?
    - Sinh viên mình học nhạc thường ít chú ý tới môn ngoại ngữ. Đây là sai lầm rất lớn. Sang Pháp, tôi phải học tiếng từ đầu, một thầy một trò, ngày nào cũng học. Biết tiếng thì mới nắm vững các môn phân tích tác phẩm, xướng âm, lịch sử âm nhạc. Ở nhà, thầy cô theo sát học trò, nhắc nhở từng giờ tập, giờ lên lớp. Cách học ở Tây khác xa, sinh viên phải học theo kiểu tự bơi. Giảng viên đều là những danh cầm thủ. Nếu mình không tập, không trả bài đúng yêu cầu, họ sẽ chuyển sự quan tâm sang sinh viên khác. Nói gọn lại, học nhạc ở các nước châu Âu chính là học cách khai thác thày cô và tự nhận ra những gì mình thiếu để bổ khuyết. Để đạt trình độ cao, sinh viên nên làm những gì người khác chưa làm. Ngoài ra, sinh viên châu Á thường không tránh khỏi sự kỳ thị ban đầu. Tuy nhiên, sinh viên âm nhạc Việt Nam du học ở châu Âu thường là những người rất giỏi như Lê Hồ Hải, Nguyễn Thuý Vinh, Nguyễn Huệ Hương. Riêng tại nhạc viện Quốc gia Pháp, ba người Việt Nam là Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Hữu Khôi Nguyên và tôi đều đạt điểm thủ khoa khi tốt nghiệp. Đó là nguyên do người Pháp rất quý trọng sinh viên nghệ thuật đến từ Việt Nam.
    - Trong khi nhiều đồng môn của anh như Văn Hùng Cường, Nguyễn Quốc Trường ở lại học tiếp hoặc làm việc ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, tại sao anh lại quay về?
    - Thực sự, tôi cũng hiểu, với lượng người yêu thích nhạc cổ điện chiếm chưa đầy 1% trong số khán giả thưởng thức âm nhạc như hiện nay, tôi sẽ vô cùng khó khăn khi hoạt động biểu diễn. Nhưng tôi thích một câu nói của người Pháp: Có người học đạo để đến Vatican thì cũng có người học để tới những vùng xa xôi hẻo lánh. Mặt khác, tôi cũng muốn làm một số việc cho quá trình đào tạo nhạc cổ điển ở Nhạc viện TP HCM. Đầu tiên là lập thư viện âm nhạc với đủ tư liệu sách vở, băng đĩa hình và tiếng. Tôi đang xin hỗ trợ từ Lãnh sự quán Pháp.
    - Có ý kiến cho rằng những giải thưởng quốc tế mà cầm thủ của Việt Nam đạt được không có gì "to tát"?
    - Có lẽ rắc rối này thuộc về báo chí. Riêng tôi, tài năng của một nghệ sĩ biểu diễn không đo bằng giải thưởng. Thực tế ở nước ngoài cũng vậy, các nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng nhất đôi khi chưa giành giải thưởng nào trong đời. Trong khi cũng có các bậc thầy của tôi, tài năng và kinh nghiệm tràn trề như thế, vậy mà trong một buổi biểu diễn vẫn đổ mồ hôi ngay trên những đoạn nhạc đơn giản nhất.
    (Theo Sinh Viên)


    Viet Hoa

  3. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0


    Strummer của Clash bất ngờ qua đời ở tuổi 50

    Ca sĩ Strummer của Clash.
    Hôm qua, thủ lĩnh nhóm nhạc punk tiên phong đã về với Chúa tại tư gia ở phía tây nước Anh. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ca sĩ, tay guitar kiêm sáng tác gia, hiện vẫn chưa được xác định, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, anh đã ra đi không thanh thản. Có thể sẽ phải khám nghiệm tử thi để điều tra.
    Sinh trưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ, Strummer bắt đầu nghiệp ca hát ở một sân khấu đặc biệt. Anh từng lê la tại các ga điện ngầm của thủ đô London, chờ mọi người boa cho ít tiền lẻ. Tuy nhiên, trong khoảng năm 1970, anh cùng đồng đội ở Clash đã sáng lập, đưa ra một định nghĩa đầy đủ và một ví dụ điển hình cho thể loại nhạc punk. Clash đã cho ra lò hai album gây tiếng vang là Career Opportunities và Should I Stay or Should I Go?, thể hiện sự tuyệt vọng, nỗi sợ hãi và sự tức giận của một lớp trẻ đầy khát vọng thập kỷ 70. Một tạp chí âm nhạc của Anh đã ca ngợi Strummer như một nghệ sĩ có sức công phá lớn, có thể sánh ngang với huyền thoại Bob Dylan. Âm nhạc của anh mang tầm vĩ mô, có chiều sâu và đầy hình ảnh. Thủ lĩnh Bono của U2 cũng không tiếc lời khen: ?oClash là một trong những ban rock vĩ đại nhất thế giới, họ đã đặt bản lề cho sự phát triển của U2?. Vừa qua, Strummer đã hợp tác cùng Bono viết ca khúc cho chương trình về AIDS của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
    Sau khi Clash tan rã vào khoảng năm 1980, Strummer vẫn theo đuổi nghệ thuật cùng nhiều dự án khác nhau, ví dụ như diễn xuất và viết nhạc cho phim. Năm sau, Clash sẽ được đề cử vào Toà nhà Danh vọng R&R. Người ta từng hy vọng sẽ được chứng kiến sự hội tụ trở lại của ban nhạc, nhưng sự ra đi bất ngờ của Strummer đã làm đóng băng niềm đam mê của các tín đồ yêu nhạc.
    (theo AP)



    Viet Hoa

  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Trang Nhung lấy chồng nhưng không bỏ cuộc chơi


    Cô vừa trở lại với âm nhạc sau một thời gian bận rộn vì gia đình. Giờ đây cô đã có thể chuyên tâm vào sự nghiệp bởi đã có một hậu phương vững chắc là ông chồng luôn yêu thương vợ và 2 nhóc con xinh xắn.
    Ngay từ khi còn là cô nhóc 4-5 tuổi, Nhung đã bén duyên với ca hát, đóng kịch. Thích lên sân khấu, nhưng bé quá không leo lên được phải nhờ người lớn bế lên và cầm micro hát... ngon lành như ca sĩ chuyên nghiệp. Một phần là thiên phú và một phần được thừa hưởng gen văn nghệ di truyền của bố mẹ (mẹ Nhung hát chèo rất hay và bố Nhung, nghệ sĩ Tô Lịch, diễn viên kịch và chèo nổi tiếng).
    Học lớp 10, Nhung đã đoạt giải hát hay PTTH toàn quốc. Năm 1992, đoạt giải đặc biệt Tiếng hát toàn quốc rồi giải nhất Tiếng hát học sinh sinh viên toàn quốc. Tốt nghiệp lớp 12, vào làm phát thanh viên cho đài phát thanh truyền hình Quảng Ninh, rồi làm cho bưu điện. Năm 1998, Trang Nhung đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội, giải III Tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999. Nhung tham gia rất nhiều chương trình âm nhạc tổ chức ở Hà Nội và từng là thành viên của nhóm MTM (với Minh ánh, Minh Anh)...


    Trang Nhung và gia đình

    Năm 2000, Nhung theo chồng vào miền Nam, ra mắt khán giả TP HCM trong chương trình Nhịp cầu âm nhạc với các ca khúc Dòng sông ký ức (Phó Đức Phương) và Em hát thương ai (Nguyễn Cường). Hai ca khúc với hai cách thể hiện khác nhau, một bên đậm chất dân gian và một bên là nhạc trẻ mang phong cách Tây nguyên pha chút pop - rock, Nhung đã không làm những khán giả mới của mình thất vọng. Cô Diệu Thúy, nguyên trưởng khoa thanh nhạc Nhạc viện Hà Nội, đã nhận xét: "Nhung hát tốt và hát được rất nhiều thể loại".
    Không chỉ ca hát mà cô còn tham gia đóng phim. Năm 1999, đạo diễn Tất Bình đã chấm Nhung cho vai Hằng trong phim Đồng quê xào xạc. Rồi vai út Thêm (thời trẻ) trong Ba lần và một lần của đạo diễn Trần Vịnh
    Đã yên phận với một gia đình đầm ấm, nhưng với Nhung, âm nhạc như dòng máu nóng chảy mãi trong tim, đam mê và tha thiết. Anh Ngô Nhật Phương, chồng Nhung, luôn tạo mọi điều kiện cho cô trở lại với âm nhạc. Nhung tâm sự: "Gia đình anh Phương và nhất là anh ấy luôn động viên, khuyến khích Nhung hát trở lại. Và sự trở lại lần này của Nhung một phần đáp lại thịnh tình của khán giả, một phần cũng chính từ sự động viên khuyến khích ấy. Hiện Nhung đang ráo riết thu âm để chuẩn bị ra mắt album đầu tay vào đầu tháng 1/2003".
    Theo Văn Hóa Nghệ Thuật

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền!


    Nhạc sĩ Phan Nhân đã sống và chiến đấu trong 12 ngày đêm B.52 rải thảm Hà Nội. Chính trong khoảnh khắc tự hào và anh dũng đó, ông đã hoàn thành ca khúc nổi tiếng Hà Nội, niềm tin và hy vọng.
    Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng/Của núi sông hôm nay và mai sau/ Chân ta bước lòng ung dung tự hào/ Kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao...
    Những ánh chớp chói lòa cả một vùng trời Hà Nội. Rền rền, âm vang những tiếng nổ liên hồi. Rực hồng như đám cháy xăng dầu. Còi hụ. Đèn vụt tắt. Tiếng hát, tiếng đàn cũng đột nhiên im bặt. Có tiếng máy bay rền rĩ nặng nề. Đèn chớp từ trên cao nhiều nghìn mét. Hàng bầy máy bay Mỹ. Các cỡ pháo đan chéo như thoi đưa trên nền trời Hà Nội. Chớp lóe ùng oàng. Mịt mùng lửa khói. Hàng loạt tiếng bom rền dậy đất. Đích thị là B.52. Hà Nội đang kiên cường giáng trả. Tôi nhìn đồng hồ: 19 giờ 40 ngày 18-12-1972 . Lần đầu tiên đụng độ với B.52 quả tình cũng ớn!
    Bất chấp sự cản ngăn của tự vệ cơ quan Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi chụp vội lên đầu chiếc mũ sắt Liên Xô vẫn mang theo bên mình, vọt ra khỏi hầm trú ẩn, chạy vụt lên sân thượng lầu 4 ngôi nhà cao nhất 58 Quán Sứ, lòng đầy xúc động trước cuộc chiến quyết liệt và hào hùng. Hà Nội đỏ trời đạn bom. Miểng đạn đan vèo vèo. Bất chấp! Tôi phải tận mắt nhìn Hà Nội chiến đấu từ trên cao. Hầm trú ẩn thì an toàn nhưng quá ngột ngạt đối với tôi. Tôi thích có mặt nơi đầu sóng ngọn gió. Từ trước tới nay tôi vẫn thế. Bao phen suýt ?ohy sinh? mà tôi cóc sợ!
    Tôi là người trong cuộc, tôi phải tận mắt nghe nhìn để viết. Không phải để coi chơi. Hà Nội mến yêu của tôi! Của chúng ta mà cũng là của riêng tôi!
    Thoáng nghĩ: mấy tay cameraman truyền hình coi vậy mà sướng! Được ở trên cao lại có cả máy quay phim, thu hình trong tay. Mình thì chỉ ghi lại được âm thanh và màu sắc bằng mắt và bằng tai. Thủ công quá cỡ! Rủi bị thương hoặc bị hy sinh chẳng những không được biểu dương khen thưởng mà còn bị thi hành kỷ luật là đằng khác. Bởi chỗ đứng của tôi hiện tại không phải ở trên này mà là ở dưới kia, dưới hầm trú ẩn kia. Mặc kệ! Làm cách mạng đôi khi cũng phải liều mạng. Miễn là vì lợi ích của cách mạng. Bom chưa chắc trúng, trúng chưa chắc chết. Vậy là tôi đang ở trên cao. Hạnh phúc biết dường nào!
    Những mảnh vụn B.52 cháy rực, lả tả rơi như mời như gọi tôi. Nhất định mấy thằng phi công Mỹ phải tung dù. Tôi chưa được tận tay bắt được thằng giặc lái nào kể từ đầu chiến tranh phá hoại của Mỹ đến nay. Đi nhiều nơi, đến nhiều nơi, toàn là việc đã rồi.
    Tôi muốn tụt ngay xuống đất cũng nhanh nhẹn như lúc lên và băng ra đường. Nhưng rồi lại tiếc, sợ xuống đất rồi không nhìn được rộng, được xa cuộc chiến đêm nay. Cơ hội nghìn năm có một. Kia kìa, một hình ảnh thật hùng tráng: cột ăngten truyền hình 50 m hiện rõ trên nền một máy bay Mỹ cháy đỏ đang rơi giữa trời Hà Nội. Ôi, Hà Nội mến yêu của ta! Không có máy ảnh trong tay lúc này thật là quá dở! Dở, quá xá dở!
    B.52 điên cuồng đánh phá Hà Nội thực sự là cơn hấp hối giãy giụa của kẻ chiến bại, tôi tự nghĩ như vậy. Và tiếp tục ở lại trên cao quay phim bằng mắt, ghi âm bằng tai và nghĩ về mặt nước Hồ Gươm chiều nay hãy còn lung linh, yên ả. Tôi nhủ thầm trong lòng, nếu còn nguyên vẹn đến sáng mai nhất định sẽ đạp quanh Hồ Gươm một vòng xe đạp. Để coi sự đời ra sao?
    Nhiều đêm sau, trong suốt 12 ngày đêm mùa đông tháng chạp năm 1972, tôi vẫn cứ thích được ở trên cao trong tiếng bom đạn gào rú. Chỉ chui xuống tầng nhà hầm mong manh để viết và để ngủ.
    Với phong thái ung dung đĩnh đạc cùng với niềm vui tất thắng, quân và dân Hà Nội đã thực sự ?odệt nên tiếng ca át tiếng bom rền?. Trận ?oĐiện Biên trên không? lúc mở đầu thì ?otiếng bom át tiếng hát? còn khi kết cuộc thi ?otiếng hát át tiếng bom?.
    Và tôi đã viết Hà Nội - niềm tin và hy vọng riêng cho giọng hát Trần Khánh!
    Nhạc sĩ Phan Nhân
    Báo Lao động

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Gặp gỡ cuối năm với Mỹ Lệ, Ngô Thanh Vân, Đàm Vĩnh Hưng
    Năm 2002 đang dần khép lại, cùng với những hoạt động sôi nổi của sân khấu ca nhạc vào những ngày cuối năm, các ca sĩ cũng đang chuẩn bị cho mình một hành trình mới của năm 2003. Dưới đây là ba giọng hát mà năm 2003 được dự báo là "năm hành động" của họ.

    Mỹ Lệ

    Trong năm qua, điều gì ở các bạn gây được sự chú ý nhiều nhất nơi công chúng cũng như trong dư luận báo chí?
    Mỹ Lệ: Có lẽ đó là sự kiện tôi được bình chọn là một trong mười ca sĩ được yêu thích của chương trình VTV - Bài hát tôi yêu. Điều đó rất thuận lợi cho tôi trong sự nghiệp ca hát vì đã giành được sự hâm mộ của khán giả miền Bắc. Bên cạnh đó, tôi cũng đã được góp mặt cùng với các đồng nghiệp trong những chương trình ca nhạc lớn của báo SGGP, TN ở TP HCM và Hà Nội. Đương nhiên, cũng có một vài sơ suất nhỏ để báo chí phải nhắc nhở, nhưng dù sao tôi nghĩ mình vẫn luôn chừng mực và thận trọng khi xuất hiện trước công chúng.

    Ngô Thanh Vân

    Ngô Thanh Vân: Tất cả mọi sự chinh phục về cơ bản đều cần phải có sự rèn luyện và phải có thời gian. Tôi bắt đầu con đường ca hát từ sự kết hợp với nhóm tứ ca Ngẫu nhiên, rồi sau đó hát solo. Thật ra, tôi không phải là người thích đi... ba chân (làm người mẫu, đóng phim, ca nhạc), do vậy tôi đã hoàn toàn ngưng hoạt động ở lĩnh vực người mẫu, đồng thời tôi cũng đã từ chối những lời mời của các đạo diễn điện ảnh để chỉ tập trung duy nhất cho ca hát - niềm đam mê nhất của tôi ngay từ những ngày còn bé. Tất nhiên, tôi biết tôi hát còn rất yếu, vì thế hiện nay tôi đang quyết tâm rèn luyện thanh nhạc ở Nhạc viện TP HCM. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu để được mọi người nhìn nhận là một ca sĩ chuyên nghiệp, chứ không phải là một người mẫu đi hát. Mặt khác, tôi cũng đang chuẩn bị làm một trang web mới hoàn toàn.
    Chương trình hoạt động của các bạn năm 2003?

    Đàm Vĩnh Hưng

    Đàm Vĩnh Hưng: Tôi sẽ thực hiện một live show cá nhân với nhiều điều "bất ngờ" vào tháng 3. Với live show này, tôi sẽ tìm tài trợ và sau khi hạch toán chi phí xong, tôi sẽ dành phần còn lại trao tận tay các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện trong thành phố. Bên cạnh đó, tôi sẽ tổ chức một đêm duy nhất dành cho các bạn sinh viên các trường tại TP HCM (dự tính khoảng 20.000 sinh viên). Chương trình này sẽ không có những trang phục cầu kỳ hay mang tính chất biểu diễn. Và nữa, tôi sẽ mở một tiệm uốn tóc ngay tại trung tâm TP.
    Mỹ Lệ: Trong quý 1/2003 tôi sẽ tập trung làm những show nhỏ để quảng cáo cho album thứ hai. Sau đó sẽ ra một VCD tổng hợp, chọn những bài hát ăn ý nhất từ hai album riêng. Tháng 5/2003 tôi sẽ thực hiện live show cá nhân ở TP HCM và Hà Nội.
    Ngô Thanh Vân: Tôi sẽ ra album riêng đầu tiên vào tháng 1/2003. Từ tháng 1 đến tháng 6, tôi sẽ đi khắp ba miền để quảng bá cho album này. Tất nhiên đó là những show riêng nho nhỏ. Tới tháng 6 sẽ ra tiếp album thứ hai. Và cuối năm 2003 tôi sẽ thực hiện một live show tổ chức ở TP HCM. Mọi chương trình hoạt động của tôi đều có sự cố vấn của nhạc sĩ Quốc Bảo.
    Theo Phụ nữ TP HCM
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  7. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Violinist Tăng Thành Nam: Giải thưởng không phải là thước đo tài năng

    Tăng Thành Nam và vợ

    ''Đừng vội nghĩ chỉ ở Việt Nam, nơi người thưởng thức chưa mặn mà với nhạc cổ điển, Sinh viên Nhạc viện tốt nghiệp ra trường mới thất nghiệp. Ở Pháp, Đức, Nga hay Mỹ - xứ sở của những dòng nhạc cổ điển lớn nhất - tình hình cũng không dễ chịu hơn''. Người khẳng định điều này là Tăng Thành Nam, một violinist trẻ hàng đầu được đào tạo bậc ĐH ở Nhạc viện TP.HCM và cao học tại Nhạc viện Quốc gia Pháp. Anh trở về nước hoạt động âm nhạc từ năm 2001, hiện là bè trưởng dàn dây của Dàn nhạc giao hưởng TP.HCM.
    NSND Đặng Thái Sơn từng nói rằng để ''giỏi'' trong nhạc cổ điển nên cố gắng học, sống và làm việc ở châu Âu. Nếu vậy, Sinh viên các khoa piano và nhạc cụ giao hưởng ở ta hẳn sẽ nhiều thiệt thòi?
    - Học nhạc cổ điển trong nước, thực chất SV ta vẫn được bồi đắp một nền tảng không hề kém cạnh với các nước có nền âm nhạc cổ điển lâu đời. Thời còn SV ở Việt Nam, tham dự các đợt biểu diễn lớn trong dàn nhạc trẻ châu Á tại Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Mỹ và 12 nước châu Á, tôi nhận ra mình hoàn toàn vững tin với kiến thức cơ bản học trong trường. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ và nhận thức âm nhạc, sang châu Âu sẽ là cú chuyển biến lớn.
    Những khó khăn đặc thù của SV Nhạc viện khi ra học ở nước ngoài? Anh gặp sự kỳ thị trong môi trường hoạt động nghệ thuật ở phương Tây chứ?
    - SV học nhạc thường ít chú ý bộ môn ngoại ngữ. Đây là sai lầm lớn. Sang Pháp, tôi học tiếng từ đầu, một thầy một trò, ngày nào cũng học. Bởi nghĩ, có tiếng mới nắm vững các môn Phân tích tác phẩm, Xướng âm, Lịch sử âm nhạc... Cách học ở Tây khác xa trong nước. Ở Việt Nam, thầy cô theo sát học trò, nhắc nhở từng giờ tập, giờ lên lớp. Sang Pháp, anh hoàn toàn tự bơi. Giảng viên là các bậc thầy, có người từng là danh cầm thủ. Nếu các sinh viên không tập, không trả bài đúng yêu cầu, người ta chuyển sự quan tâm vào SV khác. Nói gọn lại, học nhạc ở các nước châu Âu chính là tìm cách khai thác thầy cô, tự nhận ra những gì mình thiếu để bổ khuyết. Đạt trình độ cao hơn, anh nên làm được những gì người khác chưa làm. Là người châu Á, chắc chắn anh sẽ vấp phải sự kỳ thị ban đầu. Tuy nhiên, SV âm nhạc du học ở châu Âu thường là những người rất giỏi như Lê Hồ Hải, Nguyễn Thuý Vinh, Nguyễn Huệ Hương. Riêng tại Nhạc viện Quốc gia Pháp, 3 người Việt Nam là Nguyễn Hữu Nguyên, Nguyễn Hữu Khôi Nguyên và tôi theo học đều đạt điểm thủ khoa khi tốt nghiệp ra trường. Đó là nguyên do người Pháp thường rất quý trọng SV nghệ thuật đến từ Việt Nam.
    Trong khi nhiều đồng môn của anh như Văn Hùng Cường, Nguyễn Quốc Trường ...khi du học thường ở lại học tiếp và làm việc ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, còn anh lại quay về...
    - Thực sự, tôi cũng hiểu với lượng người yêu thích nhạc cổ điển chưa đầy 1% khán giả thưởng thức âm nhạc sẽ vô cùng khó khăn cho tôi trong hoạt động biểu diễn. Nhưng tôi thích một câu cách ngôn của người Pháp: ''Có người học đạo để đến Vatican thì cũng có người học để tới những vùng xa xôi hẻo lánh''. Mặt khác, tôi cũng muốn làm một số việc nhỏ cho công việc đào tạo nhạc cổ điển ở TP.HCM - đầu tiên là lập một thư viện đủ tư liệu sách vở, băng đĩa hình và tiếng. Tôi đang xin hỗ trợ từ Lãnh sự quán Pháp.
    Có ý kiến cho rằng những giải thưởng quốc tế mà các cầm thủ Việt Nam từng đạt được không ''to tát'' như những thông tin đến từ công chúng. Thế còn ý kiến riêng anh?
    - Có lẽ "rắc rối" này không thuộc về chúng tôi mà thuộc về báo chí thì chính xác hơn. Riêng tôi, tài năng của một người nghệ sĩ biểu diễn không đo bằng các giải thưởng anh ta đạt được. Thực tế, ở bên Tây cũng vậy thôi, các nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng nhất đôi khi chưa từng dành giải thưởng nào trong đời. Các bậc thầy của tôi, tài năng như thế, kinh nghiệm như thế, cho một buổi biểu diễn dù nhỏ, họ vẫn đổ mồ hôi ngay trên một đoạn nhạc đơn giản nhất.
    Violinist Tăng Thành Nam
    Sinh ngày 9/5/1974 tại Hà Nội
    Học violin từ năm 1981. Tốt nghiệp thủ khoa Violin hệ ĐH Nhạc viện TP.HCM năm 1996. Tuyển thẳng vào cao học. 1998-2002 du học tại Pháp, tốt nghiệp thủ khoa cao học ngành Biểu diễn Violin Nhạc viện Quốc gia Pháp.
    Giải thưởng:
    - Giải Nhì cuộc thi Quốc gia âm nhạc Mùa thu lần 1 năm 1990.
    - Giải Nhất cuộc thi Quốc gia âm nhạc Mùa thu lần 2 năm 1993. Năm 1995, 1996, 1998 được mời tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc trẻ châu Á tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á.
    (Theo Sinh viên)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  8. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Quốc Bảo bàn về "Câu chuyện trẻ già"

    Cẩm Ly và nhóm 1088

    Mười năm trước, tôi đã phải khai tăng tuổi cho mình già đi, để đừng bị xoa đầu vỗ vai bởi các bậc trưởng thượng. Bây giờ, tôi sẽ khai gian tuổi đứa em út tôi để được trẻ. Mười năm sau nữa, có thể tôi nửa muốn trẻ để tự tin trước những người trẻ thật, nửa muốn già để ngấp nghé rình rập rìa chiếu trưởng thượng cũng không biết chừng. Cái tâm lý trẻ già sao mà phức tạp làm vậy?
    Trước tiên, ta hãy tìm một định nghĩa phổ thông nhất cho từ trẻ với ngữ cảnh là "ca sĩ trẻ", "nhạc sĩ trẻ". Tôi thấy, trẻ bây giờ hoàn toàn đồng nghĩa với: chưa nổi tiếng (hoặc mới hơi hơi nổi tiếng), chưa có cống hiến, thiếu kinh nghiệm, mới ra ràng, cần uốn nắn thêm. Trẻ, dường như không có chuẩn về tuổi tác, từ bao nhiêu đến bao nhiêu tuổi là trẻ, vượt qua ngưỡng đó là già, là hết trẻ. Chúng ta gọi rất hồn nhiên một giọng ca mới là giọng ca trẻ, dù người này nhiều tuổi hơn những ca sĩ thành danh trước. Một người sáng tác đã có hàng trăm tác phẩm cất ngăn kéo chờ thời trong mươi mười lăm năm, một ngày đẹp trời công bố một vài bài và được yêu thích, sẽ được phong ngay danh hiệu nhạc sĩ trẻ. Trẻ, gợi ngay đến cụm từ "trẻ người non dạ". Ai cũng muốn trẻ người nhưng chẳng ai thích non dạ. Non dạ, tức là ngu ngơ, ngốc nghếch, thiếu vốn sống, ấu trĩ, trẻ con. Chúng ta không có thói quen công nhận tuổi trẻ tài cao, không mấy tin thần đồng. Chúng ta chẳng hề muốn mơ rằng Việt Nam mình cũng có những Arthur Rimbaud, nở bừng tài thơ lúc 16 tuổi và hoàn toàn ngừng làm thơ lúc tròn 19. Chúng ta sợ những kẻ ít tuổi sẽ ngựa non háu đá, sẽ vô lễ với người lớn, thế nên cứ dán ngay cái mác Trẻ lên trán chúng nó, cho chúng nó sợ, cho chúng nó biết vai vế.
    Mà suy cho cùng thì cũng có không ít những ngựa non háu đá, không biết vai vế. Cũng có không ít những "trẻ" rẩt trẻ con. Trẻ háo thắng, trẻ mơ mộng hão, trẻ hoang tưởng, trẻ tự phụ. Trẻ không đáng tin cậy, chông chênh, phù phiếm, thùng rỗng kêu to. Trẻ có lỗi.
    Một ca sĩ còn trẻ tuổi có nhiều lợi thế. Tôi không nói đến những lợi thế hiển nhiên như là sức khỏe, sự tươi mát, khả năng lao động, sức bật. Tôi chỉ thấy rõ rằng, người hát trẻ tuổi thì có quyền chọn cho mình những bài hát trẻ, có nhiều người hâm mộ trẻ, dễ mở rộng ngưỡng hoạt động hơn. Lấy Thanh Thảo làm ví dụ. Nếu cô không có dáng vẻ trẻ trung như thế, trẻ hơn nhiều so với tuổi, và chất giọng lúc nào cũng nũng nịu trẻ con như thế, thì làm sao những cái "ô ô ô kìa" của cô được yêu thích đến vậy? Hay Mỹ Tâm, nếu không nhờ cái vẻ ngây ngô của tuổi trẻ, hát mà làm như không cần hiểu ý nghĩa câu hát, thì chắc gì cô được gắn với những mong đợi, những không hối tiếc nhàn nhạt vô nghĩa như thế? Tuổi trẻ được thông cảm, được tha thứ, được chiều chuộng. Và nhiều khi được phép làm sai.

    NSND Trần Hiếu và con gái Trần Thu Hà

    Thế còn già? Già thì từng trải, thì lão luyện, thì khôn ngoan. Già là những người đã sống qua tuổi trẻ; đã vượt lên những bậc thang cuốn của năm tháng, của thành công và bất hạnh, của ganh đua và ảo vọng; họ chắc chắn biết nhiều và cảm thông nhiều. Nhưng một ít người già lại cũng chậm chạp, bảo thủ, lúng túng, khệnh khạng, hay quên. Già thật thì còn đỡ, chưa già mà tự xếp mình vào hàng già, cái kiểu già-tự-phong như tôi chẳng hạn là để giấu đi khao khát lên chiếu trên, hao khát trưởng thượng, khao khát cầm chịch, khao khát chỉ nam, khao khát khuôn vàng thước ngọc. Nói tóm lai là một tâm lý rất thiếu lành mạnh.
    Tôi lan man quá rồi. Xin được trở lại vấn đề: tôi luôn luôn ngưỡng mộ những người toàn tâm toàn ý với nghề; với tôi đó là tấm biểu tượng hùng hồn nhất về sự Trẻ. Một giọng hát lớn tuổi không chắc là một giọng già. Trần Hiếu chẳng hạn, ông luôn luôn đối diện với nỗ lực làm mới chính mình, luôn sống với niềm đam mê hát và khát khao được cống hiến, nên ông mãi trẻ. Một nhạc sĩ nhiều tuổi, như Văn Ký mà tôi đã có dip tiếp xúc, hình như trẻ hơn cả tôi nữa. Tự vận động, tự thay đổi mình, tự đặt mình vào không khí sáng tạo không biết mệt mỏi - ông trẻ mãi. Toàn tâm toàn ý với con đường sáng tạo mình đã chọn lựa, người ta sẽ trẻ vĩnh viễn. Trong khi đó, tôi bỗng lo vẩn vơ cho những ca sĩ teen pop, những cô gái xinh xắn hát nhạc ngọt ngào đắm say kia sẽ còn có những mối tình có những có những nỗi buồn được bao lâu? Khi họ nhiều tuổi hơn một chút, họ sẽ hát gì? Rồi những ca sĩ ngôi sao nhanh chóng trở nên mệt mỏi, chán nghề: họ tự làm cho mình thành những kẻ ngoài lề, những kẻ về hưu non. Họ tự làm mình già. Hay những người viết nhạc ăn xổi, ở thì, gió đưa gió đẩy, họ sẽ làm gì khi lũ rút, khi thị trường âm nhạc trở lại thanh sạch? Ai sẽ còn trẻ và ai già vào lúc đó?
    Nhạc sĩ Quốc Bảo
    Báo Sinh viên
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  9. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Cố mà nuôi âm nhạc bác học...
    Âm nhạc, với những đặc trưng có tính ưu thế của nó, đã trở thành một món ăn tinh thần vừa sang trọng vừa giàu tính đại chúng, phổ cập - phần nào đó là nguyên nhân khiến cho các hoạt động của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (HNSVN) dễ được dư luận để mắt nhiều hơn so với các hội nghề nghiệp khác. Nhân dịp kỷ niệm 45 năm HNSVN, báo giới đã có cuộc trò chuyện với GS - NSND Trọng Bằng - Tổng thư ký HNSVN.
    - 45 năm với bao biến động liệu có làm thay đổi phần nào vai trò và chức năng của HNSVN hay không, thưa ông?
    - Chức năng về cơ bản thì vẫn vậy, nhưng nhiệm vụ trong từng thời kỳ thì luôn luôn thay đổi, thậm chí khác xa nhau. Ở thời kỳ ''trứng nước - khi mà nhân lực và vật lực còn tản mát và non trẻ, có thể nói trách nhiệm hàng đầu của Hội là tập hợp đội ngũ và phát hiện, bồi dưỡng tài năng để lựa những hạt giống tốt gửi đi học ở nước ngoài. Có được một đội ngũ lớn mạnh về sau này, chính là nhờ tầm nhìn xa ấy. Giai đoạn từ 1975-1980 là đánh dấu sự hé lộ một gia tài vô giá của âm nhạc bác học mà các nhạc sĩ của chúng ta đã nhanh chóng tiếp thu từ bên ngoài. Nhiều tác phẩm khí nhạc lớn được sáng tác và biểu diễn đã phần nào chứng tỏ vai trò của Hội trong việc sớm nhận thức và nắm bắt được những giá trị âm nhạc đích thực, và sớm tạo được một sự gắn kết chặt chẽ giữa giới nhạc sĩ của hai miền. Vào những năm đầu 80, khi nhạc giao hưởng ở Việt Nam rơi vào thoái trào, nỗ lực của Hội là cùng với Nhạc viện Hà Nội, bằng mọi giá kiên trì con đường gìn giữ và tìm lối ra cho vốn tài sản tinh thần này của đất nước... Còn lúc này, khi khí nhạc đang dần dần có lại bầu không khí riêng để thở thì nhiệm vụ tiếp theo của Hội là phải đề cao mục tiêu hội nhập quốc tế bằng âm nhạc bác học. Theo tôi, điều đáng đau đầu nhất lúc này là làm sao động viên được anh em... ''cắn răng'' nuôi âm nhạc bác học để sớm thúc đẩy nhanh hơn tiến trình hội nhập...
    - So với nhiều lĩnh vực chuyên môn thuộc các hội nghề nghiệp khác, HNSVN có may mắn hơn khi âm nhạc vẫn chiếm được một ''thị phần'' quan trọng trong đời sống tinh thần của công chúng, cũng như trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, lợi thế này, theo ông, đã được HNSVN tận dụng triệt để chưa?
    - HNSVN đánh giá rất cao nhiều nỗ lực vừa qua của Đài Truyền hình Việt Nam trong việc giúp Hội phổ cập vào giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Tuy nhiên, mong muốn của Hội vẫn là sớm có được một sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa hai bên để tạo ra nhiều chương trình truyền hình có chất lượng và tính định hướng cao hơn... Trong một cuộc gặp gần đây giữa hai bên, chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc lập một kế hoạch hợp tác cụ thể. Trước mắt, là sẽ phối hợp làm một chương trình giới thiệu thật trang trọng 10 trong số 30 tác phẩm được giải thưởng năm nay của Hội, trong đó có cả các tác phẩm khí nhạc.
    - Xin ông đánh giá về Giải thưởng âm nhạc của Hội năm nay?
    - Điều đáng nói nhất theo tôi đó là, nếu như trước đây chúng ta luôn nhầm tưởng khí nhạc chỉ có thể phát triển được ở hai trung tâm Hà Nội và TP.HCM, thì đến nay đã cho thấy sự phát triển đó còn giành được rất nhiều nỗ lực từ một số anh em sáng tác ở các hội địa phương.
    (Theo LĐ)


    Viet Hoa

  10. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Sự kiện văn hóa năm 2002
    Một năm nở rộ của âm nhạc, nếu tính về số lượng show diễn. Hàng loạt cái "lần đầu tiên" như: đoàn làm phim Hollywood ra mắt phim tại VN, Hoa hậu VN tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới, thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả... Tiếc thay, không có sự kiện nào thực sự tầm cỡ trong đời sống văn hoá nước nhà.
    1. Festival Huế 2002
    Lễ hội văn hoá được đánh giá là hoành tráng và phong phú với sự tham gia biểu diễn của 33 đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước qua các loại hình biểu diễn như hội thả diều, hội chợ mỹ thuật, vườn thư pháp Huế... 50.000 khách du lịch đổ về đây.

    Thu hút nhiều khán giả nhất nhưng cũng gây tranh cãi nhất là chương trình biểu diễn thời trang của nhà tạo mẫu Minh Hạnh. Những bộ trang phục kết hợp giữa cung đình Huế và cung đình Pháp lại quá phóng khoáng, khiến người xem khó có thể liên tưởng đến bộ xiêm y kín đáo của hoàng cung xưa kia.
    Các triển lãm nghệ thuật cũng gây được tiếng vang như bộ sưu tập tiền cổ độc nhất ở VN của Nguyễn Anh Huy; triển lãm sắp đặt của hai hoạ sĩ Lê Thừa Tiến và Đinh Khắc Thịnh với tác phẩm Gió sông Hương, được kiến tạo từ 3.000 chiếc chong chóng màu trắng cắm dọc theo bờ sông.
    Festival Huế không thành công trọn vẹn bởi gặp khá nhiều sự cố: mất điện ở chương trình nhạc gõ samulnori tại phía đông điện Thái Hòa; chương trình của đoàn Royal de Luxe bị hoãn; ca sĩ Ánh Tuyết bật khóc khi công suất điện không đủ để biểu diễn.
    2. Lần đầu tiên VN dự thi Hoa hậu Thế giới
    Hoa hậu Mai Phương đã giành vị trí 15 trong số 95 thí sinh tham dự cuộc thi này. Ngoài ra, cô đứng ở vị trí thứ hai theo bầu chọn qua mạng điện thoại SMS, và lọt vào danh sách 12 gương mặt đẹp nhất do 24 website liên quan đến sắc đẹp bình chọn.
    Là hoa hậu đầu tiên của VN tham dự cuộc thi quốc tế, nhưng Mai Phương tỏ ra rất tự tin. Trong màn trình diễn Talent show, cô đã giới thiệu cho bạn bè năm châu hiểu rõ hơn về trang phục và nghệ thuật truyền thống VN với bộ áo tứ thân cùng điệu múa Cây trúc xinh. Cô đã được người xem hưởng ứng nhiệt tình.
    Ngay sau cuộc thi, cô gái 17 tuổi này từ chối mọi lời mời tham gia các chương trình thời trang, ca nhạc để trở về với việc ôn thi đại học vào năm tới. Cô cho rằng, mình đã hoàn thành nhiệm vụ khi giúp khán giả quốc tế hiểu hơn về đất nước và con người VN.
    Cuộc tranh tài sắc đẹp dự định tổ chức tại Nigeria, nhưng sau khi bạo động lan rộng tại đây hôm 21/11, làm hơn 100 người thiệt mạng, ban tổ chức buộc phải chuyển cuộc thi sang Anh.

    3. Ra mắt phim "Người Mỹ trầm lặng"
    Ngay sau khi lọt vào top 10 phim hay nhất do Viện Điện ảnh Mỹ bình chọn, đạo diễn Phillip Noyce, ngôi sao Brendan Fraser cùng đoàn làm phim đã đến Hà Nội dự buổi ra mắt ngày 17/12.
    Người Mỹ trầm lặng, vốn quen thuộc với độc giả VN qua tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng Graham Greene, lại lấy toàn bộ bối cảnh ở VN cùng sự tham gia của một số diễn viên tên tuổi trong nước như đạo diễn Đặng Nhật Minh, diễn viên Hải Yến... càng làm khán giả mong ngóng được xem. Trước đó, bộ phim đã gặp trở ngại ở thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới vì bị cho là có tư tưởng chống Mỹ, nên phải đình lại thời gian phát hành. Tác phẩm với kinh phí 30 triệu USD này đã được giới thiệu tại VN cùng thời điểm khởi chiếu trên toàn thế giới.

    4. Đơn Dương bị chỉ trích sau khi đóng phim tại Hollywood
    Trong phim Chúng ta là người lính, Đơn Dương thể hiện vai thiếu tá Nguyễn Hữu An, một người lính VN rất lạnh lùng, tàn nhẫn và trong Rồng xanh, anh vào vai một thông dịch viên của trưởng trại tỵ nạn có tư tưởng phản quốc. Theo nhận xét của Hội đồng duyệt phim quốc gia, bản lĩnh chính trị non kém của Đơn Dương đã khiến anh thể hiện sai bản chất của anh bộ đội.
    Sau sự việc này, Đơn Dương đã có bản tường trình thừa nhận những sai sót và xin được rút kinh nghiệm. Anh luôn tha thiết với nghề và mong được tiếp tục đóng phim.
    Và cũng vì những sai sót của anh trong 2 phim nói trên, Mê Thảo - thời vang bóng, bộ phim được người xem đánh giá rất cao (Đơn Dương thủ vai chính), đã không được tham gia các liên hoan phim quốc tế.
    5. Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế

    Lần đầu tiên, một sân chơi dành cho sự sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ được tổ chức tại Hà Nội, diễn ra vào 15-27/11 với sự tham gia của 14 đoàn nghệ thuật. Người xem bắt gặp những nét mới cả về diễn xuất lẫn phong cách dựng vở và kịch bản: Othello đối thoại với Thuý Kiều, nàng Emilia của Shakespeare lăn lộn hệt Hồ Nguyệt Cô hoá cáo, ông lão đánh cá trong truyện cổ Grim xuất hiện trên sân khấu rối với biến tấu từ những màn ''lên đồng'', ''lân mẫu xuất lân nhi''...
    Hoạt động này được coi là cuộc đãi cát tìm vàng của các nhà làm sân khấu trong nước bên cạnh việc tiếp thu sự sáng tạo nghệ thuật của nước bạn, gợi mở hướng sáng tạo gần hơn với nhịp sống của xã hội hiện đại. Cứ sau 3 vở diễn lại có một một cuộc hội thảo giữa các đoàn, rút kinh nghiệm ngay từ những vở diễn thực tế.
    Sân khấu thử nghiệm nhìn chung còn gặp khó khăn bởi khán giả đã quen xem sân khấu theo kiểu phương Tây. Nhưng những người tham gia hy vọng, những vở diễn thực nghiệm mang đậm bản sắc dân tộc sẽ dần được công chúng chấp nhận.
    6. Sự bùng nổ liveshow của các ban nhạc, ca sĩ trẻ
    Đứng đầu là Thanh Thảo với 3 liveshow trong năm, Mỹ Tâm góp 2 liveshow, chưa kể Nguyễn Phi Hùng, Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng, Lâm Chí Khanh... cũng đều có show diễn riêng của mình.
    Nhiều ca sĩ mới tinh, vừa được biết đến trong phạm vi hẹp, với danh tiếng cũng chưa được bảo chứng, đã lục đục chuẩn bị liveshow. Đa số liveshow của các ca sĩ trẻ không có ý tưởng chặt chẽ và phần lớn là hát lipsync. Thậm chí, sự can thiệp của nhà tài trợ sâu đến nỗi biến ca sĩ trở thành nhân vật phụ.
    Dẹp bỏ những mâu thuẫn của bộ ba Ngọc Đại - Vi Thùy Linh - Trần Thu Hà, thì Nhật thực thật sự là một đêm nhạc ấn tượng trong năm. Ngọc Đại đã giúp cho những vần thơ nóng bỏng của Vi Thùy Linh trở nên sáng chói. Và Trần Thu Hà thể hiện bản lĩnh của một diva qua những giai điệu chênh vênh, vô định. Ngoài Nhật thực, liveshow Tâm hồn của đá của ban nhạc Bức Tường cũng được đánh giá cao. Đêm diễn này đã đánh dấu sự trở lại của rock sau bao năm vắng bóng.
    7. Ra mắt Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
    Lần đầu tiên VN có một Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc. Khi nạn sao chép băng đĩa lậu và việc vi phạm quyền tác giả đang diễn ra công khai thì nhiều người đã lo lắng rằng trung tâm này sẽ bị biến thành một chàng Don Quixote chống lại cối xay gió. Không có kinh phí, không có cán bộ chuyên trách nhưng qua 6 tháng hoạt động, ở phía Bắc, trung tâm đã ký hợp đồng với khoảng 250 nhạc sĩ và thu được 200 triệu đồng tiền tác quyền. Dự kiến đến cuối năm, chi nhánh phía Nam thu được khoảng 500 triệu đồng. Tuy số tiền tác quyền thu được còn ít ỏi và chủ yếu là do các đơn vị tự nguyện mang đến nộp, điều này đã tạo ra tiền lệ tốt cho việc thực hiện các quy định về quyền tác giả. Trung tâm đang đề nghị được triển khai thu phí khu vực biểu diễn phòng trà, quán cà phê; các quán karaoke; và lĩnh vực phát thanh - truyền hình.
    (VnExpress)


    Viet Hoa

Chia sẻ trang này