1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    ?oThe Eminem Show? - album hái ra tiền trong năm 2002
    Hiện tượng Eminem đã vượt xa mọi đối thủ, cả những tay kỳ cựu trong làng nhạc lẫn những tân binh đang thời sung sức để đoạt ngôi vị quán quân về số lượng đĩa bán. Album trên của anh phát hành được khoảng 7,4 triệu bản, bất chấp tình trạng ảm đạm chung của nền âm nhạc năm nay.
    Universal Music Group là hãng ghi âm làm ăn phát đạt nhất. Họ có trong tay hai con át chủ bài là Eminem và Nelly. Nelly dù chiếm ngôi vị á quân vẫn bị anh chàng có cái lưỡi hư hỏng Slim Shady (tên thật của Eminem) bỏ xa, với số lượng đĩa bán chênh nhau tới 2,6 triệu bản. Nhờ vậy, UMG chiếm "miếng bánh" khá to của thị trường âm nhạc Mỹ (28,9%), trong khi năm 2001 chỉ có 26,4%. Bên cạnh đó, Universal cũng giành được một kỷ lục đáng ngạc nhiên về số lượng ca khúc thuộc top 10, trong đó có bản nhạc phim 8 Mile của Eminem (1), ca khúc đầu tay của Ashanti (7), bài hát đoạt giải Grammy O Brother, Where Art Thou? (9), và tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Shania Twain Up! (10).
    Đứng thứ hai sau gã khổng lồ Universal là BMG với thị phần 17,4%. Hãng này đã đào được mỏ vàng khi tạo dựng nên hình tượng âm nhạc mới Avril Lavigne với album Let Go, đứng thứ 3 về số lượng đĩa bán (3,9 triệu bản). Họ cũng tỏ ra mát tay khi hợp tác với Pink ở album Missundaztood (phát hành 3 triệu bản đĩa).
    Sony hiện giữ vị trí thứ ba và bị tuột dốc đôi chút so với năm ngoái, chỉ chiếm 15,2% thị phần âm nhạc so với con số 15,8% năm ngoái, trong đó, Dixie Chicks là đứa con cưng của hãng. Còn Warner Music Group thì chịu lép vế hơn, dù năm ngoái, họ tậu được cỗ máy hái ra tiền Linkin Park với album Hybrid Theory.
    (theo CNN)

    Viet Hoa

  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Mỹ Tâm: 'Điều còn lại cuối cùng vẫn là tình người'
    Bước sang tuổi 21, Mỹ Tâm là một ca sĩ trẻ khá thành công. Có lúc thấy cô hồn nhiên như bao cô gái ở lứa tuổi 20, nhưng có lúc lại suy nghĩ chín chắn như một phụ nữ. Mỹ Tâm đang trong quá trình hoàn thiện và tìm cho mình một hướng đi đúng trong nghệ thuật.
    - Trên sân khấu, Tâm thường thể hiện rất nồng nhiệt và thành công những bài tình ca, cảm xúc của Tâm lúc đó như thế nào?
    - Tâm thích nhạc tình cảm. Trong các ca khúc, Tâm thích nhất bài Hát với dòng sông. Người ca sĩ khi hát cần thể hiện cho được cái tình của tác giả, sau đó là đặt tâm trạng của mình vào. Bản thân Tâm thấy bài đó rất hay và muốn hát mãi. Có nhiều bạn hỏi Tâm: ?oKhi hát, Tâm thể hiện tình yêu mãnh liệt như vậy, chắc ngoài đời phải yêu dữ dội lắm?". Đâu phải chỉ người đang yêu mới hát hay, mà khi hát, người ta có thể mô tả tình yêu với những hạnh phúc, khổ đau bằng sự tưởng tượng, bằng ước mơ của mình.
    - Mỹ Tâm có cảm nhận gì về nhạc trẻ Việt Nam hiện nay?
    - Tâm có cảm giác đời sống ca nhạc Việt Nam đang dần vỡ ra, từ từ tách thành nhiều khuynh hướng mới. Người nghe có nhiều sự lựa chọn hơn và ca sĩ cũng có nhiều đất để khẳng định mình hơn. Như vậy, đời sống âm nhạc mới thực sự phát triển. Tuy nhiên, trong sự phát triển đa dạng này, điều quan trọng là các ca sĩ ngoài chất giọng đẹp cần tìm cho mình một phong cách.
    - Là một ca sĩ ăn mặc khá mốt, Tâm có cảm nhận gì về lĩnh vực thời trang?
    - Tâm cao 1m60, nặng 46 kg nên rất thích mặc quần jean, mà quần jean phải đẹp (cười) và áo thun. Nhà thiết kế trang phục hợp gu với Tâm lâu nay là Nguyễn Trọng Nguyên với phong cách hơi ấn tượng và cách điệu một chút. Với Tâm, ăn mặc là một điều hết sức quan trọng. Mốt thể hiện con người mình, là tiếng nói của mình và trên sân khấu nó thể hiện phần nào phong cách ca sĩ.
    - Từ một sinh viên Nhạc viện rồi trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cuộc sống của Tâm có gì khác biệt không?
    - Cuộc sống đời thường của Tâm vô cùng giản dị, có sao nói vậy, thích gì làm nấy. Tâm nghĩ, làm nghề gì cũng phải cạnh tranh, cũng phải vươn lên, chỉ có điều là người của công chúng thì chịu áp lực nhiều hơn. Nhiều lúc Tâm thích nghịch ngợm, quậy phá thì bị ba la rằng trong ứng xử phải biết gìn giữ ý tứ. Nhiều khi có cảm giác mình không còn là mình nữa.
    - Tâm thích món ăn nào nhất?
    - Mì gói, vì đó là món ăn quen thuộc từ thời sinh viên và rất ngon.
    - Hồi nhỏ Tâm có tật xấu gì?
    - Tâm có nhiều tật xấu lắm: mặt xấu, người xấu, ham chơi, ngủ muộn? có một số ít cái tốt như: chơi thật lòng, thẳng thắn với bạn bè.
    - Còn bây giờ thì sao?
    - Bản tính con người thì không thay đổi. Chỉ có điều từ năm 17 tuổi khi bắt đầu sống tự lập, Tâm nghiệm ra một điều, muốn có tiền thì phải lao động và Tâm đã biết lao động để tạo cho mình một chỗ đứng trong cuộc sống.
    - Có khi nào Tâm cảm thấy buồn?
    - Khi bạn bè không hiểu mình. Nhưng Tâm lại ít giải thích cho nên mọi người lại hiểu lầm nhiều hơn.
    - Vừa thành công với chuyến lưu diễn xuyên Việt, Mỹ Tâm có cảm xúc gì?
    - Tâm chỉ muốn tạo thêm một nhịp sống của tuổi trẻ, mời các bạn cùng đến chơi, cùng hát, gần gũi và chia sẻ. Khi trở thành ca sĩ được công chúng mến mộ, Tâm không muốn có sự khác biệt nào. Chính tình cảm của các bạn sinh viên đã giúp Tâm biết mình phải làm gì. Tâm vẫn nghĩ, nghề ca hát không thể tồn tại mãi, người nghệ sĩ nào cũng có lúc phải chia tay với sàn diễn, cái còn lại chính là tình người. Vì thế Tâm có một lời mời, hãy đến và chia sẻ cùng tôi, chúng ta hãy là bè bạn.
    (Theo Mốt)

    Viet Hoa

  3. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Phan Anh Dũng: 'Jazz rất gần với âm nhạc truyền thống VN'

    Nghệ sĩ nhạc jazz này vừa thực hiện chương trình biểu diễn cá nhân "Giai điệu xanh", một đêm tràn ngập giai điệu ngẫu hứng sống động. Anh nằm trong số ít người đã âm thầm bỏ ra biết bao công sức và tiền bạc, chỉ để thoả mãn ham muốn có một nền nhạc jazz cho Việt Nam.
    - Theo anh, nhạc jazz chưa thực sự phổ biến ở VN vì chưa có nhạc sĩ thực sự tài để dẫn dắt công chúng, hay do người Việt Nam không hợp gu với loại hình âm nhạc này?
    - Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn đủ mạnh để dẫn dắt công chúng. Hơn nữa, đây là loại hình âm nhạc mới mẻ, không thể một sớm một chiều được công chúng chấp nhận. Tuy nhiên, tôi tin là chẳng bao lâu nữa, jazz sẽ có một vị trí quan trọng trong đời sống âm nhạc Việt Nam. Sở dĩ tôi lạc quan như vậy vì jazz rất gần với âm nhạc truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là ở chất ngẫu hứng. Những người biểu diễn jazz không bao giờ thể hiện được hai lần giống nhau. Trong các làn điệu dân ca hay những điệu thức Tây Nguyên đã thể hiện rất rõ điều này. Không lý nào một dân tộc giàu tính ngẫu hứng lại không yêu thích một loại hình âm nhạc đầy tính ngẫu hứng.
    - Anh quan niệm thế nào về nghệ thuật nói chung và nhạc jazz nói riêng?
    - Đối với tôi, nghệ thuật trước hết phải là sự giản dị, không màu mè tô vẽ, phản ánh chân thực cuộc sống và được quần chúng chấp nhận. Không có thứ nghệ thuật nào dành riêng cho một người cả. Bản thân tôi cũng không câu nệ địa điểm biểu diễn. Dù là phòng trà hay trên sân khấu lớn, tôi đều có thể sống hết mình với jazz. Tôi nghĩ, diễn ở phòng trà cũng là một hình thức quảng bá jazz rất hiệu quả.
    - Đối với nghệ sĩ nhạc jazz, điều gì là quan trọng nhất?
    - Tôi luôn khắc ghi câu nói của một danh nhân: Mọi thành công đều gồm 99% mồ hôi và 1% là thiên tài. Với nghệ sĩ jazz, ngoài phẩm chất của người nghệ sĩ nói chung, còn phải có sức khoẻ. Hãy tưởng tượng phải đứng suốt 90 phút, bằng cả hai hiệp bóng, chỉ để vác một nhạc cụ nặng 3 kg và thổi liên tục. Nếu không có sức khoẻ thì không thể chơi jazz được.
    - Có người gọi anh là "kẻ cuồng tín của jazz" khi anh bỏ rất nhiều tiền của và công sức cho thể loại này?
    - Tôi không bao giờ tiếc bất cứ điều gì cho jazz, vì đó là tâm hồn, sự nghiệp và niềm vui của tôi. Mỗi lần đứng trên sân khấu, không một niềm hạnh phúc nào sánh nổi khi tôi thấy khán giả nhún nhảy, lắc lư, trầm trồ thán phục điệu nhạc.
    - Ai là người có ảnh hưởng đến cuộc đời nghệ sĩ của anh?
    - Người nuôi dưỡng tôi cả về tâm hồn và vật chất là bố tôi. Cụ làm nghề thợ nguội nhưng rất mê văn chương và từng viết nhiều truyện ngắn, kịch. Ngày còn bé, có nhiều lần ông cõng tôi đi nghe nhạc suốt đêm. Bên cạnh đó, người thày trực tiếp dạy tôi là NSƯT Quyền Văn Minh. Rất tiếc, ông không có mặt trong đêm nhạc của tôi hôm 6/12 vừa rồi vì bận đi công tác nước ngoài.
    (Theo Gia Đình & Xã Hội)

    Viet Hoa

  4. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Ðồng Ðội đoạt danh hiệu "Ban nhạc trẻ tài năng"

    Ban nhạc trẻ Đồng Đội

    Cuộc đua tài mang tính chuyên nghiệp giữa các ban nhạc tại Ðại hội các ban nhạc trẻ đã kết thúc tối 30-12. Danh hiệu "ban nhạc hàng đầu Việt Nam" kèm theo giải thưởng trị giá 5 triệu đồng được trao cho tám ban nhạc: Không Gian, Làn Sóng Trẻ, Ðồng Ðội, Bốn Anh Em, Phương Bắc, Latin Sky, Mùa Xuân và Guitar Trio. Trong đó, Ðồng Ðội là ban nhạc có điểm cao nhất đã được trao tặng danh hiệu "Ban nhạc trẻ tài năng" trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao giải thưởng "nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện" cho Phạm Tuấn Hùng, thành viên ban nhạc Mùa Xuân, giải thưởng ban nhạc sáng tác có phong cách mới được trao cho Làn Sóng Trẻ; Bốn Anh Em được trao giải ban nhạc được nhiều người yêu thích; giải thưởng ban nhạc đậm màu sắc dân tộc được trao cho Bazan; giải thưởng phong cách trẻ thuộc về Máy Ðánh Nhịp; và giải thưởng dành cho ban nhạc trẻ tuổi nhất được trao cho Ðiều Kỳ Diệu. Biểu tượng vàng Khuê Văn Các được trao cho đơn vị có nhiều ban nhạc tham dự nhất là Nhạc viện Hà Nội.
    Đồng Đội được thành lập từ năm 1996, ban đầu chỉ có 6 thành viên, nay đã tăng thêm 3. Nhóm từng đoạt giải nhất LH các ban nhạc SV toàn quốc 2001, LH Ban nhạc và bạn trẻ lần 2.
    Hiếu có nghĩ Đồng Đội có chút gì đó may mắn khi BGK đã phải cân nhắc khá lâu giữa Đồng Đội và Làn sóng trẻ?
    - Chúng tôi không nghĩ là may mắn. Tôi nghĩ BGK đã tìm được tiếng nói chung.
    Vậy Đồng Đội đã thuyết phục BKG bằng những ưu thế gì?
    - Tôi nghĩ khâu chọn bài hát là quan trọng đầu tiên. Vả lại 9 thành viên của nhóm đã gắn kết với nhau khá lâu nên rất ăn ý. Thuận lợi lớn nhất là được sự hỗ trợ của nhà trường và các nhạc sĩ Đức Trịnh, Quang Bình, đặc biệt là nhạc sĩ Quang Vinh, thủ lĩnh tinh thần của nhóm. Ngoài ra trước đó, chúng tôi đã tổ chức biểu diễn cho Ban giám hiệu và các bạn trong trường xem để góp ý kịp thời.
    Dường như việc lựa chọn ca khúc và cả phong cách biểu diễn đều thể hiện đúng tên gọi của ban?
    - Chúng tôi chọn 2 tác phẩm tự biên là hòa tấu Lính cao nguyên cùng ca khúc Nhớ về tuổi thơ, Dòng sông thi ca (An Thuyên). Dù không mặc áo lính trên sân khấu nhưng chúng tôi bao giờ cũng muốn thể hiện chất "đồng đội". Ca khúc Nhớ về tuổi thơ, tất cả chúng tôi bỏ đàn xuống và cùng hát...
    Ngoài dung hòa phong cách pop-rock, lần dự thi này các bạn còn kết hợp với chất dân tộc phải không?
    - Chúng tôi đưa chất Tây Nguyên vào trong hòa tấu Lính cao nguyên, tuy giai điệu không rõ nhưng người nghe vẫn nhận ra. Tôi nghĩ phải kết hợp hài hòa, nếu không sẽ khập khiễng.
    Các bạn đã khá có "tên tuổi", nhưng sao ít thấy xuất hiện trong các "cuộc" lớn dành cho giới trẻ?
    - Tôi nghĩ vẫn là thiếu những sân chơi để chúng tôi xuất hiện thích hợp và đúng lúc, nhất là ngoài Bắc. Chúng tôi dự định tháng 6.2003 sẽ ra album đầu tay và khi có vài album chúng tôi sẽ tổ chức một liveshow. Hy vọng đó không chỉ là ước mơ.

    Tổng hợp từ Báo Thể thao & Văn hóa & Tuổi Trẻ

    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  5. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    The Rolling Stones sẽ có một chương trình biểu diễn miễn phí


    Fran Curtis, đại diện của Stones vừa cho biết, ban nhạc The Rolling Stones sẽ có một chương trình hoà nhạc miễn phí vào ngày 6/2/2003 tại Staples Center. Chương trình thực hiện với mục đích tăng cường sự hiểu biết của mọi người về việc trái đất nóng lên.
    Chương trình này của ban nhạc rock kỳ cựu The Rolling Stones được tổ chức với sự phối hợp của Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quốc gia (National Resources Defense Council). Giám đốc Hội đồng này, ông John H. Adams cho biết: '''Sự ủng hộ của The Rolling Stones sẽ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc đấu tranh chống lại hiện tượng nóng lên của trái đất''.
    Mùa thu vừa rồi, ban nhạc đã có 3 buổi hoà nhạc nằm trong chuyến lưu diễn Licks World Tour của nhóm. Buổi biểu diễn miễn phí của The Rolling Stones diễn ra đã 34 năm trước đây, tại Altamont Speedway ở Livermore. Lộn xộn đã xảy ra làm 4 người chết.
    The Rolling Stones được đánh giá là ban nhạc Rock & Roll xuất sắc nhất vào cuối những năm 60. Stones chơi kiểu nhạc rock cứng cỏi dựa trên nền nhạc blues, và sau này đã phát triển thành thể loại hard rock.
    (Theo AP)

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  6. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhìn lại một năm liveshow của các ca sĩ trẻ

    Tuấn Hưng (phải)

    Gần đây nhất (tối 29/12), live show ''Vũ điệu thần tiên'' của Tuấn Hưng tại Nhà thi đấu QK7 có thể tạm coi là thành công với chàng ca sĩ bảnh trai, nhảy đẹp, hát không hay nhưng cũng không dở này. Chưa có thông tin gì mới về các ca sĩ khác, đoán rằng đây cũng là một chương trình đặt dấu chấm cho các liveshow trong năm 2002.
    Chưa biết sang năm mới, những ai ai nữa sẽ tổ chức chương trình riêng, nhưng nhìn chung, ngoài những show ca nhạc ''lẩu thập cẩm'' nhạt thếch thì những liveshow riêng của ca sĩ cũng ''khả dĩ'' hơn nhiều vì mang theo nó những tín hiệu lạc quan bởi sự đầu tư kỹ hơn về sân khấu, âm thanh, trang phục và... phụ hoạ.
    Nói riêng về chương trình của ''miếng dưa hấu'' Tuấn Hưng vừa qua: Sân khấu hoành tráng, lạ mắt và đúng như tên gọi ''Vũ điệu thần tiên'', vũ điệu được kết hợp hài hoà, bắt mắt và đỡ... ngứa mắt giữa ca sĩ và nhóm múa phụ hoạ. Tuấn Hưng là một trong số ít nam ca sĩ Việt Nam mang dáng vẻ bên ngoài thực sự ''man'': khoẻ mạnh, năng động, hiện đại, không cần mặc quần bóng, áo ''body'', áo lưới xanh đỏ tím vàng hay tóc tai... dựng ngược vẫn rất ''ăn'' sân khấu. Sự tái ngộ của các thành viên trong nhóm Quả dưa hấu (trừ Bằng Kiều) khá ấn tượng và xúc động, các fan dù không đông và ''nhắng'' như của Thanh Thảo hay Nguyễn Phi Hùng, nhưng sự cuồng nhiệt cũng không kém. Chắc không chỉ Tuấn Hưng mà đa phần các ca sĩ trẻ Việt Nam thì ứng xử trên sân khấu thực sự là một...''vấn đề nan giải''. Dù khá chân thành trong các lời cảm ơn tới những người đã giúp Hưng có một liveshow hoành tráng, khán giả không khỏi khó hiểu và có người đã bật cười khi Hưng ''trút bầu tâm sự'' về những nỗi niềm riêng trong các ca khúc mình thể hiện. Hoặc là cảm xúc quá ''dạt dào'', hoặc là còn quá trẻ để ''trải nghiệm'' (sinh năm 1978), Hưng đã ''chắc như đinh đóng cột'' rằng mình đã...mất đi một nửa rồi, thế nên đã khóc...ngon lành khi thể hiện ca khúc ''Chia xa''. Nhưng đấy cũng chỉ là nhận xét riêng, và một vài điều ''nho nhỏ'' như thế cũng không thể làm cho buổi diễn mất đi quy mô, chất lượng thể hiện rõ sự đầu tư khá kỹ càng của đơn vị tài trợ (Công ty Bạn Yêu Nhạc) và bản thân ca sĩ.
    Năm 2002, liveshow ''trăm hoa đua nở''

    Live show của Mỹ Tâm

    Cuối năm, các liveshow ''nở'' nhiều, ''được mùa'' và mạnh dạn hơn so với các năm trước. Nếu vào khoảng năm 2000, 2001 và những năm trước đó, thực hiện liveshow như là một chuyện đáng ''để đời'' và chỉ có những ca sĩ dạn dày lắm mới dám tổ chức thì bây giờ, chỉ cần nhà tài trợ ''gật'' rồi đầu tư, ca sĩ ''gật'' rồi tập tành ít lâu là liveshow đã được thực hiện. Nữa, một liveshow trước đây cần rất nhiều thời gian để ca sĩ tập luyện, rồi ráp nhạc, kỹ từng li từng tí với hoà thanh phối khí và lo chuyện ''bếp núc hậu kỳ'' đâu ra đấy mới mong lôi kéo khán giả, thì chuyện ấy bây giờ cũng đơn giản hơn rất nhiều nhờ băng đĩa nhan nhản, pano áp phích tờ rơi như bươm **** cộng với sự hậu thuẫn của nhiều cơ quan báo đài. Ca sĩ cũng ''gian'' hơn, vì hát trên sân khấu chủ yếu là ''diễn'' bởi trước đó đã thu thanh rất kỹ, và nếu hát thật có dở quá thì đã có nhóm múa tung tăng hoặc trang phục ''cầu vồng'' cứu đỡ. Thế nên, một hai tháng trước, ca sĩ X, Y, Z nào đó vừa được biết đến như một ''hiện tượng'' hoặc ''sản phẩm'' của công nghệ lăng xê nào đấy là y như rằng một vài tháng sau đã có tin ca sĩ ấy sắp tổ chức liveshow rồi. Tất nhiên, trong số ấy cũng có không ít người đáng lưu tâm, vì họ thực sự là những người có khả năng, có giọng hát và tất nhiên là có cả lòng yêu nghề nữa.
    Đấy là chưa kể đến một số nhóm nhạc (chủ yếu là boyband) mọc lên như nấm cùng với tên tuổi của một số ông bà ''bầu''. Cũng có chuyện như hài kịch mà sau những vụ ''cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt'' rồi ông bầu và nhóm nhạc quay sang nói xấu nhau bằng những ngôn từ tệ hại nhất. Nào là ''Chúng nó hát chẳng ra cái gì, toàn thu âm trước hát sau, mà thu thì cũng 70% là giọng của tôi rồi'', hay ''Ông ấy ăn chia không đều, toàn bắt nạt trẻ con...'' hoặc gì gì đó nữa không tiện nói ra. Nhưng mà tóm lại thì đều ''lòi'' ra là chuyện tài chính vẫn được đưa lên đầu, còn thực lực thì xa tít mù tắp. Lại có một vài ca sĩ sau khi nổi đình nổi đám thì lại nhiều người nhận là mình đã có công nâng đỡ, dìu dắt chứ ''thực tế thì ''nó'' hát hò có ra cái gì đâu!, thế mà khi ''nổi'' thì ''nó'' lại ''vong ơn bội nghĩa'', báo chí hỏi đến thì không thấy nhắc nhở gì...''! Mới đây, có cậu nọ rất trẻ, vì quá yêu ca nhạc và muốn thể hiện nên gia đình đã bỏ hẳn ra số tiền tới cả vài trăm triệu mời hẳn một ông bầu nổi tiếng mát tay nâng đỡ và vừa rồi cũng đã...tổ chức liveshow.
    Không thể ''vơ đũa cả nắm'' được vì cũng có một số đơn vị ký kết hợp đồng với một ca sĩ nào họ thấy có triển vọng thực sự, việc hợp tác với ca sĩ ấy cũng được thực hiện theo một qui trình khá chuyên nghiệp - một từ ưu ái cho ''nền công nghiệp giải trí'' mới mẻ ở Việt Nam với các đơn vị còn quá ít ỏi. Tuy nhiên, đối với một ca sĩ, khi được các công ty này ''nhắm'' tới nghĩa là họ nếu không bởi hình thức cộng với một chút tài năng thì cũng là một nhân vật có triển vọng. Điều đó đồng nghĩa với việc họ phải tận dụng hết sức ''thời vận'' của mình để khẳng định vị trí, tên tuổi của mình trên sân khấu, với công chúng và...nâng doanh thu cho công ty. Sẽ là nhất nếu như có một đơn vị hay công ty nào đó bỏ hẳn ra một khoản tiền lớn cỡ vài trăm triệu để tổ chức một liveshow riêng cho một ca sĩ như Hãng Sunsilk giúp Mỹ Tâm ''Tỏa sáng ước mơ'' (diễn ra tại nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng, ngày 19/11), công viên nước Hồ Tây (Hà Nội, 23/11) và công viên 23/9 (TP.HCM, ngày 30/11), như Epson cũng đẩy mạnh nhãn hiệu khi chọn tam ca Áo Trắng, tứ ca Ngẫu Nhiên, Lam Trường và hiện nay là Thanh Thảo với live show Dáng Xuân (Hà Nội -2002) và ''Búp bê đẹp xinh'' (TP.HCM - 2003). Một chương trình diễn ra cách đây chưa lâu được đánh giá rất thành công là ''Cẩm Ly - Vòng quanh ký túc xá'' do Hãng Kim Lợi tổ chức phục vụ cho sinh viên khắp nơi trên cả nước với số tiền đầu tư lên tới 10.000USD...

    Live show của Nguyễn Phi Hùng

    Một ''điểm sáng'' nữa trong chuyện tổ chức liveshow chính là ca sĩ Nguyễn Phi Hùng. So với cách đây khoảng 2 năm, hình ảnh của chàng ca sĩ, diễn viên múa này đã được thay đổi rất rất nhiều trong công chúng. Khi mới ra mắt và gần như tiên phong trong chuyện thành lập ''Fan club'', Phi Hùng đã chịu không ít áp lực và những lời đánh giá không mấy dễ nghe, nhưng thời điểm này thì mọi việc đã êm xuôi hơn nhờ sự kết hợp hài hoà giữa giọng ca thực lực tuy không mấy xuất sắc, hình thức ''sáng'', vũ điệu chuyên nghiệp và nhất là sự bền bỉ trong ''công cuộc chinh phục khán giả'' của anh và Trung tâm Tài năng mới... Tối 30/11 vừa qua tại sân vận động Lan Anh, liveshow thư 3 của Nguyễn Phi hùng đã được thực hiện với khoảng 20 ca khúc, và điều làm chứng cho những gì nói trên là khán giả đến rất hùng hậu, tuy đối tượng chính vẫn là các thành phần ''choai choai''.
    Với Thanh Thảo, dù đã có kinh nghiệm và ấn tượng tốt đẹp với liveshow khởi đầu ''Dáng xuân'' nhưng cho đến ''Búp bê đẹp xinh'' thì với công chúng, Thanh Thảo vẫn chỉ là ca sĩ của dòng nhạc thời trang, bắt mắt bởi sân khấu đẹp, mặc đồ đẹp, nhún nhẩy đẹp và...hay tặng quà khán giả. Cùng xuất phát điểm với Thanh Thảo, Hồng Ngọc, Hiền Thục là Mỹ Tâm - cô là một trong số rất ít ca sĩ trẻ thực sự bứt phá bằng giọng hát tốt, khoẻ, lạ và cách xử lý bài hát khá chuyên nghiệp của mình và chuyến lưu diễn vừa rồi cũng gặt hái không ít thành công. Tuy thế, thời gian gần đây, thấy Tâm bắt đầu hát nhiều những ca khúc có nội dung, ca từ dễ dãi và dần...lẫn với nhiều ca sĩ thị trường khác. Phương Thanh đã trở thành ''đàn chị'' nhưng vẫn dành một chỗ đứng khó thay thế với một đối tượng lớn khán giả. Còn các ca sĩ phía Bắc đã dạn dày kinh nghiệm sân khấu và đi lên bằng chính khả năng của mình thì vẫn bay đi bay lại như thoi để tham gia vào các chương trình ca nhạc Nam Bắc hoặc thu đĩa chứ chưa thấy ''động tĩnh'' gì về một liveshow.
    Với nam ca sĩ, đây có thể coi là một năm đi lên trông thấy ở Minh Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Việt Quang, Lâm Hùng...Cùng đó là những dấu hiệu...mờ dần của các ''sao'' như Đan Trường, Lam Trường, Minh Thuận...Có nhiều người cho rằng, đây là những ca sĩ có chất giọng mà thực tế dù có cố đến mấy cũng không thể... đánh bại hình thức bên ngoài của họ. Lam Trường vẫn ra liveshow đều đều như giọng hát của mình, Đan Trường đã không còn quá nổi bật khi đứng bên cạnh các ca sĩ khác...
    Đó là một trong số nhiều biến động của sân khấu ca nhạc năm qua. Để níu và kéo khán giả tới các chương trình ca nhạc, nhất là liveshow của các ca sĩ trẻ, chắc chắn rằng còn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa. Dù sao, đối với các ca sĩ mới, để gây ấn tượng và được lòng công chúng bằng tài năng thực sự như Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Trần Thu Hà là cả một chặng đường khó khăn...
    Theo Vasc Orient

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  7. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Giải thưởng Âm nhạc 2002: Những bất ngờ, những suy nghĩ

    Nhạc sĩ Hồng Đăng

    Hội Nhạc sỹ Việt Nam vừa công bố hai sự kiện được xem là lớn nhất trong các hoạt động năm của ngành: Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập (1957 - 2002); Lễ trao Giải thưởng âm nhạc 2002. Liệu các tác phẩm đoạt giải đã phản ánh được phần nào đời sống âm nhạc trong năm? Nhạc sỹ Hồng Đăng, Phó Tổng thư ký Hội Âm nhạc Việt Nam đã giải đáp những thắc mắc này...
    Phóng viên (PV): Như thông lệ, những ngóng chờ vẫn hướng vào Thanh nhạc - thể loại thường có nhiều thành tựu hơn hẳn những thể loại khác (Khí nhạc, Lý luận?). Vậy kết quả chung cuộc kỳ này có làm thoả lòng công chúng hâm mộ, thưa ông?
    Trả lời: Có thể nói, Giải thưởng Âm nhạc - 2002 mang đến khá nhiều bất ngờ và cả những điều cần suy nghĩ. Trước hết là ở Thanh nhạc, giải nhất đã thuộc về hai tác giả: Hoàng Hà (Bà Rịa - Vũng Tàu) với ca khúc Tiếng rừng dương , KpaY Lăng (TP Hồ Chí Minh) với Suối hát Ayrey (lời Trần Mạnh Hảo). Đây là hai ca khúc có nhiều tìm tòi và được viết khá công phu. Tiếp đến, một giải nhất (Bé lật đật) và một giải nhì (Cùng chơi xe) của ca khúc thiếu nhi đã được trao cho cùng một tác giả, nhạc sỹ Nguyễn Thế Long (Cần Thơ) đây thực sự là một bất ngờ thú vị. Hội đồng giám khảo đã làm việc rất vô tư và nghiêm túc trong việc đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá. Trong danh sách người đoạt giải, ta vẫn thấy nhiều tác giả quen biết song lại không phải giữ vị trí ?oquán quân? như: Nguyễn Cường, Lê Tịnh (giải nhì),Trần Long ẩn, Phó Đức Phương (giải ba), Phú Quang, Từ Huy (giải tư)?, đó cũng là điều bình thường. Bởi lẽ, trong sáng tạo nghệ thuật, ngoài tài năng, tính chuyên nghiệp còn là độ chín của cảm xúc ở mỗi người, mỗi thời điểm. Vả lại, đã là giải thưởng hàng năm, thì không hẳn khi nào cũng quay đi quay lại chừng ấy những tác giả quen thuộc. Nền âm nhạc của ta và những người làm nhạc luôn trông chờ và hướng tới những tác phẩm hay và mới, điều đó quan trọng hơn cả và có ý nghĩa hơn cả.
    PV: Nếu như, mùa giải năm nay, Thanh nhạc chiếm vị thế chủ đạo với 19 ca khúc đoạt giải, thì ở Khí nhạc, Lý luận đã tuyệt nhiên không có mặt những tác phẩm "nặng ký" giải nhất, giải nhì! Liệu kết quả đó có phản ánh đúng điểm yếu của ta ở hai lĩnh vực này?
    Trả lời: Đây quả thực là một trong những điều cần phải suy nghĩ. Nhất là Giao hưởng thể loại nhạc được đầu tư khá mạnh. Song vấn đề lại không nằm ở sự đầu tư mà là kỹ năng, trình độ của các tác giả. Duy chỉ có "Giấc mơ than" - giao hưởng múa của Thiếu Hoa (Hà Nội - làm nghiên cứu, không phải người sáng tác chuyên nghiệp) đoạt giải ba. Với nhạc Thính phòng, Romance đều không có giải nhất. Hợp xướng cũng vậy, chỉ có giải 3, nhưng đây là một thể loại khó , phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sự thanh thản của tâm hồn, những tia chớp của cảm xúc? Tuy nhiên, bên cạnh những cái chưa được, những điều còn phải suy nghĩ của Khí nhạc và Lý luận, thì nhạc Dân tộc lại có nhiều khởi sắc với 5 tác phẩm đoạt giải phủ đều ở cả ba vị trí nhất, nhì, ba.
    P.V: Xin được trở lại với Thanh nhạc. Liệu sự lên ngôi của những ca khúc, những tác giả đoạt giải kỳ này có đến và tạo được một phạm vi ảnh hưởng rộng trong công chúng thưởng thức?
    Trả lời: Không riêng gì tác phẩm âm nhạc, ngay cả trong văn học, sân khấu, điện ảnh? cũng vậy. Để một ca khúc đến với người thưởng thức, yếu tố đoạt giải không hẳn là điều duy nhất quyết định, mà còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác (ca sỹ thể hiện, dàn dựng chương trình, cách thức quảng bá và tiếp thị sản phẩm?), toàn là những khâu tốn kém cả. Chẳng thế mà, người ta xếp âm nhạc vào hàng những môn nghệ thuật sang trọng và tốn tiền. Đã qua rồi cái thời một ca khúc ra đời được truyền khẩu từ đơn vị này sang đơn vị kia, địa phương này sang địa phương khác. Bây giờ, điều kiện thưởng thức đã khác xưa rất nhiều. Một ca khúc hay muốn đến được với đông đảo người thưởng thức còn phải có người thể hiện tốt (cả chất giọng lẫn hình thể) và những công đoạn dàn dựng công phu tốn kém khác? Hiện nay, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho sự ra đời của tác phẩm (vài ba trăm triệu mỗi năm), còn các khâu tuyên truyền và phổ biến cũng rất quan trọng thì lại hầu như chưa được tính đến. Hơn ai hết, chúng tôi những người làm nghệ thuật đều mong mỏi một sự đầu tư đa diện hơn nữa cho sự cất cánh bay xa, lan rộng của những tác phẩm âm nhạc Việt Nam hay và có chất lượng.
    ** Xin cảm ơn nhạc sĩ!./.
    Theo Đài Tiếng nói VN
    --------------------------------------------------------------------------------

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  8. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Quang Dũng: Đã có những lúc tôi muốn quay gót trở về


    "Trầm tĩnh, hơi có vẻ ông cụ non" là lời Quang Dũng tự nhận xét về mình. Ngoại hình ăn điểm và trung thành với thể loại nhạc trữ tình, chàng trai đến từ thành phố biển Quy Nhơn đang từng bước khẳng định mình trên con đường âm nhạc. Sau hai album gây ấn tượng tốt ''Biển nghìn thu ở lại'' và ''Bên đời có em'', anh đang nhấm nháp cảm giác hạnh phúc từ phản hồi của khán giả với đĩa riêng thứ 3 ''Anh sẽ đến ...Giấc mơ buồn''.
    Anh bắt đầu quyết theo nghiệp cầm ca từ khi nào?
    Nhà mình không có ai theo nghệ thuật cả, ba mẹ đều làm kinh doanh nhỏ tại nhà, 6 anh chị trên cũng làm công chức hết, có mỗi mình là út lại ''nhô nhảy''. Thực ra thì dạo học cấp 3 ở trường Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, mình cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động văn nghệ của trường, rồi cũng lập cả ban nhạc hát ở quán Thu Vàng (Quy Nhơn). Mình quyết định vào Sài Gòn làm ca sĩ tháng 12/98, với hành trang là giải nhì Tiếng hát Truyền hình Bình Định và HCV giọng hát hay miền Trung - cao nguyên, một chiếc xe máy cà tàng và 200.000 đồng.
    Vậy là đã 4 năm, nhưng người ta chỉ thực sự nghe đến cái tên Quang Dũng từ hơn một năm trở lại đây, thế còn 3 năm trước đó...?
    Lúc mới bước chân đi, còn trẻ, chưa có quan hệ gì ở Sài Gòn và cũng chưa biết mọi việc sẽ ra sao, bố mẹ lại không đồng ý, nhiều lúc Dũng cũng thấy mình liều mạng quá. Thời gian đầu, mình học nhạc ở chỗ các cô Măng Thị Hội, cô Mỹ An, tối thường đến hát ở những phòng trà nhỏ, đêm về nhà trọ một mình. Không phải kể khổ nhưng thực sự đã qua bao nhiêu gian nan, khó khăn và cả bất trắc, đến lúc này mình cũng rùng mình khi nhớ lại giai đoạn đó. Đã 4 năm qua Dũng chỉ về nhà được có một lần duy nhất vào Tết năm 2001 để thăm gia đình, đa phần là bố mẹ vào thăm động viên thôi. 3 cái Tết một mình ở Sài Gòn.
    Cuộc đời mỗi người ai cũng có những bước ngoặt quan trọng. Đối với anh, sự kiện đủ để làm cột mốc cho chặng đường sự nghiệp là...?
    Có lẽ là... một đêm cuối năm 2000, Dũng hát nhạc Trịnh ở phòng trà Tib, và may mắn làm sao trong số khán giả ngồi dưới có Trịnh Công Sơn. Ngay hôm đó, ông gặp Dũng và mời mình đến nhà, tận tình chỉ bảo cách thể hiện các ca khúc của ông. Đó là một người thầy mà mình vô cùng kính mến và hâm mộ. Mấy tháng sau, ông gọi mình đến đề tặng ca khúc ''Biển nghìn thu ở lại''. Mình sung sướng và tự hào vô cùng, về tập ngay. Được một thời gian ngắn sau đó thì ông đi. Và mình chọn bài hát đó làm tựa đề cho album đầu tay. Mình biết trách nhiệm khá lớn vì ông gửi gắm rất nhiều tâm sự vào các ca khúc, vả lại khán giả vẫn quen nghe nhạc Trịnh từ các ca sĩ nữ nhưng mình đã hát rất thật những nhạc phẩm của ông.
    Chọn một hướng đi không ''phổ thông'' lắm, có lúc nào anh thấy sốt ruột vì mình lâu nổi hơn các đồng nghiệp. Và có khi nào cảm thấy nản lòng?
    Bây giờ thì giai đoạn khó khăn đã qua đi, nhưng thú thực đã có những lúc mình muốn quay gót về với bố mẹ vì tưởng chừng không chịu nổi. Thế rồi sự tự ái và ý chí đã thôi thúc Dũng ở lại. Làm nghề gì chắc cũng thế thôi, Dũng nghĩ ai cũng có những lúc khó khăn nhất định và phải kiên cường mà bước qua. Lúc này, Dũng hiểu được mình đang đứng ở đâu và phải làm gì. Kế hoạch còn nhiều mà thời gian thì trôi nhanh quá.
    Các ca sĩ trẻ hiện nay hầu hết đều núp bóng các bầu sô, các trung tâm ca nhạc hoặc chí ít cũng tìm người quản lý riêng. Phải cá tính lắm mới ''dám'' đứng ngoài con đường ấy. Với anh, đó có phải là một cách để khẳng định?
    (Cười rất hiền) Kể ra có người nâng đỡ được thì càng tốt, mình sẽ rảnh rang hơn rất nhiều. Nhưng Dũng không thích sự gò bó trong nghệ thuật.
    Nhiều người nhận xét anh lành quá, nhất là trang phục, có cần thiết phải ''monotone'' thế không? Hay anh bị ràng buộc bởi hình tượng ''chàng ca sĩ của dòng nhạc phi... thị trường''?
    Dũng thích những trang phục không cầu kỳ nhưng phải sang trọng, phù hợp với thể loại mà mình hát. Thường thì tuỳ chương trình mà mình tự chọn quần áo phù hợp. Dũng cũng có được sự ưu ái của một số nhà tạo mốt nổi tiếng trong và ngoài nước nhưng vẫn thích mặc theo cảm nhận của mình. Trang phục phải có sự tôn trọng với khán giả dòng nhạc của mình và trình độ văn hoá cũng nằm ở đó. Mình sẽ vẫn trung thành với phong cách ăn mặc này thôi.
    Theo Sinh viên

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  9. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Nhạc sĩ Bảo Phúc: "Bài nào quá tệ thì nên bỏ ra"


    Bảo Phúc - nhạc sĩ của Những nẻo đườgn phù sa, Gót hồng, Dòng sông không trở lại... là một trong những người viết nhạc phim nhiều nhất, người hoà âm "siêu nhất"... Dưới đây là cuộc trò chuyện với anh xung quanh vấn đề âm nhạc trên truyền hình.
    Được biết, Đài TH TP.HCM có đặt hàng các nhạc sĩ sáng tác bài hát. Theo anh, điều này liệu có là cần thiết để nâng cao chất lượng âm nhạc trên TH?
    Tôi nghĩ, hiện nay việc đặt hàng rất cần thiết, nhưng tôi biết không mấy nhạc sĩ hào hứng.
    Việc anh viết nhạc phim thì đều được đặt hàng đấy thôi?
    Lúc nhận thì theo yêu cầu, nhưng lúc viết, tôi quên là đang được đặt hàng. Lúc đó chỉ ý thức là viết làm sao cho hay. Tất nhiên là trong thời gian gấp quá nếu viết quá nhiều sẽ bị loãng.
    Trong các phim TH của ta hiện nay, dường như đã thành lệ, cứ phim 4,5 tập trở lên là có ca khúc, bất kể phim hình sự hay lịch sử... Là người viết nhiều ca khúc cho phim, anh có nghĩ ca khúc trong phim đang bị lạm dụng?
    Tôi thấy nhạc sĩ và ĐD nên cân nhắc là có cần thiết có ca khúc không. Ví dụ phim Trùng Quang tâm sử 52 tập, ban đầu định có ca khúc, nhưng tôi và ĐD thấy nên dùng nhạc khí. Ca khúc phải được đưa vào đúng chỗ.
    TH đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng thị hiếu thẩm mỹ của khán giả, trong đó có âm nhạc. Vậy sự lên ngôi của dòng nhạc thời trang trong đời sống âm nhạc hiện nay có sự đóng góp của TH không, thưa anh?
    Theo tôi, điều này cần nhìn nhận ở nhiều góc độ, từ khâu sản xuất, phát hành băng đĩa, tổ chức biểu diễn... tất cả góp phần làm cho thị trường âm nhạc đi vào dạng ảo, không phản ánh đúng thực chất của đời sống âm nhạc.
    Dòng nhạc thời trang và sự xuất hiện của nó chỉ là một bộ phận, một nhu cầu trong đời sống âm nhạc. Hiện nay, xu hướng lấy nó làm thời thượng và bỏ quên các dòng nhạc khác đang phổ biến. Tôi thấy, sự khuyếch đại của TH, của phát thanh và các hãng băng đĩa vô tình đẩy dòng nhạc này trở thành cái đại diện, mà thật ra nó không thể đại diện được! Nó cũng chỉ có mặt như tất cả các dòng nhạc khác. Tôi đồng ý là không có phương tiện truyền thông nào chuyển tải mạnh mẽ và hiệu quả như truyền hình, nó góp phần đưa thị hiếu thẩm mỹ của công chúng lên tỷ lệ cao nhất.
    Như vậy, sự thẩm định của nhà đài, vai trò của biên tập viên trước khi đưa âm nhạc đến công chúng phải đặt lên hàng đầu?
    Tất nhiên là hết sức cần thiết và nên đặt trách nhiệm như vậy, nhưng cách định hướng cho khán giả cần phải làm từng bước. Nếu đài cứ phát sóng một kiểu, bên ngoài thưởng thức một kiểu thì cũng không nên. Tôi nghĩ bài nào quá tệ thì phải bỏ ra.
    Theo Thể thao Văn hoá

    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends
  10. trantrunghai80

    trantrunghai80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.037
    Đã được thích:
    0
    Bản Giao hưởng số 9 của Beethoven trở thành di sản thế giới. Thư viện quốc gia Berlin (Đức) vừa mới công bố bản dàn bè gốc của bản giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Ludwig van Beethoven đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới. Nhà soạn nhạc Beethoven sinh nZm 1770 và mất nZm 1827. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã để lại cho nền âm nhạc thế giới một di sản đồ sộ với hàng trZm bản nhạc và hàng chục bản giao hưởng.
    Sân khấu ca nhạc TP HCM: Gần 800 nghệ sĩ sẽ biểu diễn trong chương trình ca múa nhạc "Mừng năm mới" tại dinh Thống Nhất: từ 19h đến 21h là chương trình ca múa nhạc thiếu nhi, từ 21h đến 0h là chương trình của các đoàn nghệ thuật; Chương trình hòa nhạc giao hưởng "Chào năm mới" do Nhạc viện TP HCM tổ chức sẽ diễn ra lúc 20h ngày 5.1.2003; "Mừng năm mới - Chào Sea Games 2003" là chương trình ở NVH Thanh niên với sự tham gia của các ca sĩ trẻ.
    Chương trình ca nhạc đón năm mới ở Hà Nội: "Chào xuân 2003" của ca sĩ Ánh Tuyết và ban nhạc ATB, với sự tham gia của các ca sĩ: Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Ngọc Anh, Nguyên Vũ, ban nhạc Anh em... tại khu triển lãm Giảng Võ; "Khoảnh khắc giao thời" với sự tham gia của các ca sĩ hai miền Nam, Bắc tổ chức ở công viên nước Hồ Tây.
    Nhà soạn nhạc và nghệ sĩ sáo người Mỹ Elizabeth Brown sẽ biểu diễn tại phòng hòa nhạc Nhạc viện HN sáng 3.12. Chương trình gồm các tác phẩm viết cho sáo Flute, sáo Shakuhachi (nhạc cụ truyền thống Nhật Bản) và concerto cho đàn bầu và dàn nhạc thính phòng của Elizabeth Brown. Đặc biệt, Elizabeth Brown sẽ biểu diễn tổ khúc nhạc cổ VN gồm các điệu Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong bằng đàn bầu.
    U2, Madonna và Eminem tranh nhau giải Quả cầu vàng cho ca khúc nhạc phim hay nhất. Với bài The Hands that built America (trong phim Gangs of New York), nhóm rock U2 đã được đề cử Giải Quả cầu vàng cho soundtrack. Cạnh tranh với U2 là các nghệ sĩ: Madonna (ca khúc trong phim Die another day), Eminem (ca khúc Lose yourself trong phim 8 miles), Paul Simon (ca khúc Father and daughter trong phim The wild thornberrys movie)...


    iloveyou, when the children cry.
    MU _ my girlfriend_my friends

Chia sẻ trang này