1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Dòng nhạc R&B: Chị hát em chê
    Trong chỉ một thời gian ngắn, nhiều nữ ca sĩ da màu chuyên trị nhạc R&B ồ ạt xuất hiện, ?okèn cựa? nhau rất quyết liệt. Bên tám lạng, bên nửa cân, tiếng hát nào sẽ lên ngôi mùa hè 2003 này?
    Ashanti vừa trở lại với album thứ hai Chapter II có ngay tin vui. Đĩa nhạc của cô ?ohất cẳng? album solo đầu tiên của đối thủ Beyoncé Knowles khỏi vị trí đầu bảng xếp hạng 20 album bán chạy nhất Mỹ, ngự trị một tuần rồi mới rớt xuống hạng 5, do vị trí đầu bảng thuộc về album nhạc phim hình sự - hành động Bad Boys II.
    Thành công lớn của Chapter II là ?oké? theo danh thơm của đĩa Ashanti, vốn phát hành hồi đầu năm ngoái khi Ashanti trở thành nghệ sĩ đầu tiên cùng trong một tuần có 3 ca khúc lọt vào Top10 đĩa đơn bán chạy nhất (?oFoolish?, ?oAlways on time? song ca với Ja Rule và ?oWhat?Ts Love? hát ?" nói với Fat Joe). Ca khúc nổi nhất của Chapter II là ?oRock wit U?. Ở tuổi 20, Ashanti còn sắp trở thành tác giả sách thơ Foolish/Unfoolish.
    Beyoncé, thành viên chính của tam ca nữ Destiny?Ts Child rất nổi từ 1999-2001, cũng có tin vui khi Dangerously in Love, đĩa solo đầu tiên của cô cũng đứng nhất được một tuần, hạng nhì trong 14 ngày sau khi phát hành hồi cuối tháng 6 và nay đứng ở hạng ba. Tuy nhiên, ở bảng xếp hạng các đĩa đơn bán chạy nhất, bài ?oCrazy in Love? cô hát chung với người yêu Jay-Z lại 3 tuần liền ngự ở vị trí số một.
    Blu Cantrell, đang nỗ lực chứng tỏ mình chẳng hề là một ngôi sao xẹt. Cô chỉ mới có một lần toả sáng năm 2001, với ca khúc ?oHit ?~em up style? (Oops) trích từ album đầu tay So blu của cô. Blu Cantrell có giọng ca trầm khoẻ, nghiêng về dòng nhạc jazz của các đàn chị thời xa xưa (mẹ của cô cũng là một ca sĩ jazz). Hiện cô hy vọng ca khúc ?oBreathe? sẽ là một thành công lớn giúp album thứ hai của cô, Bittersweet (phát cuối tháng 7 này) đến được với đám đông khán giả.

    Monica là mầm non sáng giá từ năm 1995 khi trình bày các bài ?oDon?Tt Take It Personal? và ?oBefore You Walk Out of My Life? trong album đầu tay Miss Thang. Lúc ấy cô mới 18 tuổi nhưng từ lâu là giọng ca chính trong một ban nhạc gospel.
    Mya, trở lại với thế giới nhạc trẻ trong tuần này với MoodRing, album thứ ba trong sự nghiệp cầm ca từng bắt đầu hồi năm 1998. Lúc ấy Mya chỉ thua ba nữ ca sĩ trẻ da màu chuyên hát nhạc R&B là Aaliyah (tử nạn máy bay năm 2001), Monica và Brandy. Thời ấy chưa có Ashanti, Beyoncé, Norah Jones, Blu Cantrell...
    Tamia người Canada da màu. Tuần tới cô sẽ phát hành album mới Still vốn có ?oOfficially Missing You? đáng chú ý.
    Theo Tin tức VN
  2. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Cuộc chiến "trẻ- già" tại giải thưởng MTV


    Những ngôi sao trẻ Missy Elliott, Justin Timberlake và huyền thoại nhạc country luống tuổi, Johnny Cash sẽ cạnh tranh nhau cho giải thưởng MTV khi họ nổi lên đứng đầu hàng ngũ ca sỹ được đề cử cho giải thưởng MTV Video Music năm nay tại Mỹ.
    Theo công bố hôm 24/7 của MTV, Diva nhạc rap Elliott trở thành hiện tượng của giải với 8 đề cử cho video Work It còn Timberlake đeo bám sít sao với 7 đề cử gồm 5 đề cử cho video ca nhạc Cry Me a River và 2 cho Rock Your Body trong khi Johnny Cash giành 6 đề cử cho video Hurt.
    Lễ trao giải MTV Video Music thường niên lần thứ 20 được truyền hình trực tiếp từ thành phố New York vào 28/8. Khoảng 500 khán giả và các cá nhân đại diện cho nhiều hãng thu thanh, phóng viên âm nhạc, nhà sản xuất video đã chọn ra các đề cử trong nhiều lĩnh vực trải rộng từ rap, dance và R&B tới rock. "Đã 48 năm từ ngày tôi ra mắt đĩa hát đầu tiên. Đến giờ, tôi mới nhận vinh dự lớn như thế này", Cash xúc động.
    Giải thưởng được coi là giá trị nhất- video hay nhất của năm sẽ thuộc về một trong những tên tuổi Eminem, 50Cent, Cash, Timberlake và Elliott.
    Theo Reuters
    http://www.hue.vnn.vn/amnhac/news/2003/thang8/tin30.htm
  3. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Nhạc trưởng Graham Sutcliffe: "Tôi quan tâm đến nhạc cổ điển Việt Nam"
    [​IMG]



    Graham Sutcliffe hiện là nhạc trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Mới đây, ông vừa được Nữ hoàng Anh phong tước vị "Thành viên Dòng Hiệp sĩ Đế chế Anh" (MBE) vì những đóng góp cho quan hệ văn hóa giữa hai nước Anh - Việt. Sau đây là cuộc trò chuyện của ông.
    * Ông thấy thế nào khi biết tin mình được trao tước vị MBE?
    - Chắc cha mẹ tôi rất tự hào vì danh hiệu MBE của tôi và tôi hy vọng họ sẽ hiểu sự xa nhà của tôi là bõ công và có ích. Danh hiệu MBE tôi nhận được là phần thưởng cho những cống hiến vì nghệ thuật Việt Nam và cho mối quan hệ văn hóa giữa Anh quốc và Việt Nam. Đặc biệt trong một thế giới không ổn định như ngày nay, tôi thực sự phấn chấn khi thấy nước Anh đánh giá cao sự phát triển mối quan hệ giữa các nước. Đóng góp của tôi cho mối quan hệ văn hóa này rất nhỏ, nhưng có lẽ hiểu được nền văn hóa của nhau và chấp nhận những sự khác biệt về văn hóa là bước đầu tiên đưa thế giới đến hòa bình và an toàn. Tôi cũng rất vui vì qua giải thưởng này, vai trò của nghệ thuật đã được công nhận. Nghệ thuật có thể giúp chúng ta nhận ra những định kiến văn hóa, thẩm định giá trị và sức mạnh của sự đa dạng văn hóa.
    * Lần đầu khi gặp, mọi người thường có ấn tượng ông là một người Anh khá lạnh lùng. Ông có gặp khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống ở đây hay không?
    - Sự thực tôi là một người sống khá khép kín và không ngại sống một mình. Tôi đã ngoài 40 tuổi, nhưng vẫn chưa lập gia đình. Tôi là người thích những nơi tĩnh lặng có vẻ đẹp tự nhiên và tôi rất thích ở bên những người bạn tốt bụng, hiền lành. Ở Việt Nam tôi có được cả hai điều này. Khó khăn mà tôi gặp phải khi mới bước vào cuộc sống ở Việt Nam là tôi đã không hiểu hết tất cả những phong tục và tập quán đặc biệt của những "phép xã giao" ở đây. Mà những cái đó thật là quan trọng ở các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Với tôi điều này mới thực sự là thách thức lớn trong cuộc sống ở đây, nhưng cũng là yếu tố thú vị nhất.
    * Ông không phải là người thích đám đông, vậy mỗi khi đứng trên bục chỉ huy, ông có run không?
    - Có hai loại nhạc trưởng. Một kiểu chỉ huy "độc diễn" là người muốn mình luôn là trung tâm của sự chú ý - của cả dàn nhạc và khán giả. Họ luôn tin rằng quan điểm của họ là đúng và không mấy khi cho phép các nhạc công được cảm xúc nhạc theo ý mình. Theo tôi, đấy là kiểu chỉ huy đã lỗi thời. Ngược lại có những nhạc trưởng luôn nghĩ vai trò của mình là tạo điều kiện cho dàn nhạc chơi một cách tốt nhất. Tất nhiên những người này, ngoài việc phải luôn biết mình muốn gì, còn phải lưu tâm và coi trọng ý kiến của nhạc công khác. Nói cách khác, đó là kiểu chỉ huy "dân chủ", trong đó nhạc trưởng tự coi mình là một phần của dàn nhạc. Đây là xu hướng chỉ huy hiện đại và tôi muốn mình thuộc về nhóm các nhạc trưởng này. Chính vì vậy, thực tế tôi không bao giờ cảm thấy đơn độc trên bục chỉ huy và vì thế tôi hiếm khi thấy run. Muốn thành công, người ta cần có niềm tin. Tôi chỉ chỉ huy khi tôi tin tưởng những nhạc công của mình, vì thế không có gì phải run cả.
    * Là nhạc trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, ông nhận xét như thế nào về âm nhạc Việt Nam?
    - Tôi thực sự quan tâm đến sự phát triển của dòng nhạc cổ điển Việt Nam. Trong các buổi hòa nhạc do tôi chỉ huy, tôi luôn đưa tác phẩm của các nhà soạn nhạc Việt Nam vào chương trình biểu diễn. Âm nhạc cổ điển Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ trước và đối với tôi điều đó rất thú vị vì qua nhạc cổ điển chúng ta có thể dõi theo dòng lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam và hiểu người Việt Nam nghĩ về đất nước của họ. Tình yêu, lòng trung thành và sự tận tụy với Tổ quốc là đề tài chính trong các tác phẩm nhạc cổ điển Việt Nam. Tầm quan trọng của các bài hát và âm nhạc đối với người Việt Nam luôn được thể hiện rất rõ ràng, và tôi vô cùng xúc động khi thấy mọi người thể hiện tình cảm của mình với âm nhạc, đặc biệt là với nhạc có lời.
    * Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
    Báo Thể thao & Văn hóa
  4. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Ca sĩ tách nhóm để solo: Không phải ai cũng thành công
    Thời gian gần đây, người hâm mộ cứ tiếc ngẩn ngơ khi nghe tin nhóm nhạc yêu thích của mình đột ngột tuyên bố tan rã hoặc buộc phải tiếp nhận thêm thành viên mới. Có nhiều lý do khác nhau cho các cuộc chia tay, mà phổ biến nhất là một trong các ca sĩ của nhóm dứt áo ra đi để khởi đầu sự nghiệp solo (hát đơn) của mình.

    Cũng phải thừa nhận rằng, đã có nhiều ca sĩ sau khi tách khỏi nhóm nhạc của mình đã thành công. Ai cũng công nhận rằng khi Minh Thuận tách khỏi Nhật Hào - cặp "bài trùng" chuyên trị các ca khúc nhạc Hoa lời Việt vào những năm 1994 - 1997 - tên tuổi anh nhanh chóng được biết đến. So với Minh Thuận, khả năng của Nhật Hào không thua kém, thế nhưng không bao lâu, tên tuổi anh gần như mất hẳn trên các sân khấu ca nhạc lớn. Trong khi đó, Minh Thuận tìm ra một hướng mới: chủ yếu hát các ca khúc nhạc Việt. Mặt khác, anh vốn xuất thân là con nhà nòi và có mối quan hệ khá rộng trong giới nên cho đến hôm nay (mặc dù một phần thính giác không hoạt động) cái tên Minh Thuận vẫn chưa "chết".

    Nhắc đến Phương Thanh, rất ít người biết rằng chị đã từng là thành viên của nhóm Sao Đêm. Có lẽ đoán trước được số phận của nhóm nên Phương Thanh đã làm "cuộc bứt phá" để trở thành ca sĩ độc lập và phát huy hết khả năng của mình. Có người từng tuyên bố rằng thời hoàng kim của Phương Thanh sẽ cực ngắn. Nhưng cho đến thời điểm này thì không ai có thể phủ nhận chị vẫn là một trong những giọng ca nữ đứng hàng top.
    Rồi Cẩm Ly cũng đã thành công sau khi người chị song sinh Minh Tuyết ra nước ngoài định cư. Tuy nhiên, cô cũng đã hao tổn nhiều sức lực cho cuộc "bứt phá" không có người chị này.

    Thành công nhanh nhất sau khi tách khỏi nhóm nhạc nam phải để đến Bằng Kiều. Sau khi được biết đến cùng với Mỹ Linh trong ca khúc Trái tim không ngủ yên, Bằng Kiều đã tách khỏi nhóm nhạc nam duy nhất của Hà Nội lúc bấy giờ - Quả Dưa Hấu. Khi trở thành ca sĩ solo, tài năng của anh mới thực sự tỏa sáng và phát triển. Bằng Kiều ra đi, Quả Dưa Hấu cũng tan đàn xẻ nghé. Theo sau Bằng Kiều là Tuấn Hưng. Ít nhiều gì Tuấn Hưng cũng làm được điều mình muốn sau khi là một ca sĩ độc lập tách khỏi nhóm...
    Tất nhiên cũng có trường hợp không thành công. Nhắc đến Tam ca 3A, khán giả lại nhớ đến các giọng ca thực sự có nghề của 3 cô gái Hà thành: Ngọc Anh, Minh Anh, Minh Ánh. Sự ra đi của Ngọc Anh đã làm tiếc rẻ không ít fan của nhóm. Thực chất, Ngọc Anh rất có năng lực, nhưng sau khi chia tay 3A, sự nghiệp của chị có phần giảm sút. Có thời gian, Ngọc Anh cũng đã thử bước hẳn vào Sài Gòn lập nghiệp nhưng chuyện không dễ dàng. Giờ đây, thi thoảng người yêu nhạc mới gặp Ngọc Anh trong một vài chương trình truyền hình, còn với sân khấu lớn thì cô gần như vắng bóng.

    Riêng các ca sĩ vẫn còn quá trẻ hiện nay, sau một thời gian gia nhập nhóm, được rèn luyện trong môi trường âm nhạc không bao lâu thấy có chút ít khả năng đã vội nghĩ đến việc tách nhóm. Một trong những nguyên nhân của sự ra đi này là ảo tưởng một con đường nhanh chóng thành "sao"; tiếp theo là bị "dụ" bởi các bầu show. Tuy nhiên, phần lớn các ca sĩ trẻ này đều không thể vụt sáng do còn qúa yếu kém trong nghề. Thanh Thuỷ từ khi tách khỏi Mây Trắng về với Công ty Thế giới giải trí vẫn loay hoay chưa tìm được hướng đi; Thanh Thúy (cựu thành viên nhóm Mây Trắng) cùng chỉ đoạt giải trong các cuộc thi Tiếng hát Truyền hình, Close up rồi tắt hẳn; Anh Kiệt tác khỏi nhóm F5 để "mơ" đến sự nghiệp solo nhưng không ổn đành gia nhập nhóm GMC... Riêng nhiều giọng ca trẻ của các nhóm đã bị tan rã như Con Gái, 1088, The Bells... vẫn đang loay hoay tìm một con đường độc lập nhưng xem ra rất ít người trong số họ có thể thành công nhờ năng lực thật sự.
    Một ca sĩ đàn anh khi đề cập đến chuyện ca sĩ trẻ luôn muốn tìm hường đi riêng khi khả năng chưa đến, đã phát biểu "Hãy khoan nghĩ đến chuyện ta có được nổi tiếng hay không mà hãy lo học tập, rút kinh nghiệm trước khi bước hẳn sang sự nghiệp solo. Sự khởi đầu vững chắc bao giờ cũng là nền tảng rất lớn khi các bạn hướng đến một hướng đi mới".
    (Theo Thanh Niên)
  5. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    5 phút với DJ xuất sắc nhất


    Liên tục trong những năm gần đây, Paul Oakenfold là cái tên được nhắc tới nhiều nhất tại khắp các vũ trường nổi danh trên thế giới và anh cũng liên tục được bình chọn là DJ xuất sắc nhất. Vừa qua, anh đã tới Việt Nam tham gia cuộc tìm kiếm DJ Việt Nam.
    Anh có còn nhớ lần đầu tiên anh tới các "hộp đêm" không?
    Có chứ, hồi đó tôi chỉ mới 15 tuổi và không thể vào cửa vì trông tôi còn quá trẻ. Vậy là mỗi ngày tôi nghĩ ra một cách cải trang để trông mình lớn hơn. Cuối cùng tôi cũng lọt được vào đó. Thật tuyệt vời!
    Anh đã bao giờ nghĩ mình có thể hát chưa?
    Ôi, tôi không thể hát được bất cứ thể loại nhạc gì (cười). Và tôi lại rất yêu âm nhạc nên tôi làm việc với những ca sĩ danh tiếng. Vậy cũng tốt, đúng không?
    Theo anh, thế nào là một DJ thành công?
    Phải là một người có cá tính, hiểu biết về nhạc lý, yêu âm nhạc, luôn làm việc chăm chỉ và không ngừng học hỏi.
    Công việc mới nhất của anh?
    Tham gia làm nhạc nền cho seri phim James Bond.
    Anh thích phim đó chứ?
    Bình thường, Tôi không phải là fan cuồng nhiệt của phim ảnh.
    Kế hoạch cho tương lai lâu dài của anh?
    Tôi muốn làm một DJ suốt đời, cho tới bao giờ không thể làm nữa.
    Tôi chưa bao giờ có ý định tạm nghĩ hay làm công việc này ít đi.
    Cảm ơn Paul, chúc anh luôn thành công!
    Theo Người đẹp VN
    -------------------------------------
    Chuyến lưu diễn DJ chuyên nghiệp
    Sau thành công của cuộc thi "Tìm kiếm tài năng DJ Việt Nam", các sàn nhảy bắt đầu "nóng" lên vì chuyến lưu diễn DJ xuyên Việt do Heineken tài trợ đang đến gần

    [​IMG]
    DJ xuất sắc nhất nhất VN Nguyễn Đình Mỹ Quyên

    Ba DJ tham gia lưu diễn là những người đoạt giải cao trong cuộc thi "Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt Nam": Nguyễn Đình Mỹ Quyên, (TP. HCM) giải nhất; Lê Anh Vũ (TP. HCM), gảii nhì và Bùi Huy Hùng (Hà Nội), giải ba.
    Những điểm dừng chân của đoàn DJ
    Đầu tiên, đoàn sẽ đến Nha Trang, Cần Thơ, Biên Hòa và cuối cùng là Hà Nội.
    Mỹ Quyên và Vũ sẽ bay từ TP.HCM đến Nha Trang. Còn Hùng sẽ đi từ Hà Nộii vào.
    Hiện nay, các fan đang háo hức muốn thưởng thức tài nghệ mix nhạc của những người được mệnh danh là "phù thủy âm nhạc" này.
    Để đêm diễn đặc biệt ấn tượng, đoàn đã mang theo trang thiết bị nặng hơn một tán, bao gồm hệ thống tạo hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, ánh sáng. Bên cạnh đó là đội ngũ chuyên viên hùng hậu.
    Trong số DJ tham gia biểu diễn, có lẽ Mỹ Quyên (Bo) là người hào hứng với chuyến đi nhất. Lý do: đây là chuyến lưu diễn xa nhà lần đầu tiên của cô gái 24 tuổi.
    Bo cũng là người đã có vinh dự cùng chơi với DJ số 1 thế giới Paul Oakenfold trong buổi trình diễn của anh tại TP. HCM. Qua cô gái cùng trình diễn ây, Paul Oakenfold đã có nhiều ấn tượng tốt đẹp về các DJ trẻ Việt Nam.
    Bước rẽ quan trọng của các DJ
    Cuộc thi "Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt Nam" và chuyến lưu diễn của Paul Oakenfold là một phần chương trình âm nhạc hiện đại toàn cầu của Heineken. Mục đích của chương trình là mang đến cho khách hàng một nét thưởng thức âm nhạc mới.
    Qua e-mail, Paul Oakenfold đã bày tỏ sự vui mừng về chuyến lưu diễn của những người đoạt giải: "Xin chúc mừng! Tôi nghĩ rằng đây sẽ là bước rẽ quan trọng trong sự nghiệp của các DJ, đặc biệt là Bo. Hy vọng chuyến lưu diễn sắp tới của các bạn không chỉ ở Việt Nam".
    (Theo TTGĐ)
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 21/09/2003
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Sao Mai 2003: Mặt bằng cao nhưng... thiếu đỉnh
    Sao Mai 2003, cuộc thi được đánh giá là sự kiện âm nhạc lớn nhất trong năm đã khép lại. 15 thí sinh vượt qua những vòng thi không mấy dễ dàng để tranh ngôi vị xuất sắc nhất. Nhưng trên mặt bằng chung khá cao của cuộc thi, không có ca sĩ gây bất ngờ và thuyết phục tuyệt đối.
    [​IMG]
    Nguyễn Hoàng Tùng nhận giải nhất Sao Mai 2003
    Không có bất ngờ
    Được Đài Truyền hình Việt Nam đầu tư lớn về kỹ thuật - âm thanh, ánh sáng, chất lượng sân khấu của Sao Mai 2003 có thể coi là lý tưởng. Ban nhạc nhẹ đang được yêu thích của Hà Nội được mời chơi cho giải (rất thú vị là cũng mang tên Sao Mai) có lối đánh ngẫu hứng cao, thủ lĩnh là nhạc sĩ trẻ Đỗ Bảo - một trong những người làm hòa âm tinh tế. 15 thí sinh của đêm chung kết hầu hết đã qua đào tạo về thanh nhạc, từ giọng hát đến phong cách biểu diễn, xử lý sân khấu đều toát lên tính chuyên nghiệp. Các bài hát của đêm chung kết đều đã được biểu diễn ở vòng thi trước nên thí sinh khá nhuyễn và tự tin. Đẳng cấp thí sinh có thể tính bằng các ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng trên mặt bằng chung khá cao ấy không có ca sĩ gây bất ngờ và thuyết phục tuyệt đối (như Trọng Tấn của mùa giải cách đây 4 năm).
    Cuộc ra quân ấn tượng của nhạc trẻ
    Ca khúc dự thi chia làm hai dòng: Những tác phẩm kinh điển mang tính sử thi cách mạng hoặc âm hưởng dân ca, đòi hỏi người hát phải có kỹ thuật thanh nhạc tốt và lối hát đẹp (belcanto) - là đất để ca sĩ có thể phô diễn sự "có học hành" của mình; Dòng thứ hai là nhạc trẻ với những tác phẩm mang hơi thở đương đại, hấp dẫn và gần gũi với công chúng của ngày hôm nay. Dòng nhạc này đòi hỏi thí sinh phải mới mẻ về tư duy âm nhạc, dám khám phá và quyết liệt với mầu sắc riêng của mình - là đất để ca sĩ "đo" được sức sáng tạo của mình tới đâu. Số thí sinh bạo dạn lựa chọn dòng nhạc trẻ ở Sao Mai 2003 đã nhiều hơn các mùa giải trước.
    Được điểm cao nhất ở các vòng ngoài là thí sinh Phạm Ngọc Khuê với Bên bờ ao nhà mình của nhạc sĩ trẻ Lê Minh Sơn. Bài hát mang âm hưởng dân ca với chất chèo, tuồng, đồng thời rất hiện đại, có tính ngẫu hứng của nhạc jazz. Ngọc Khuê dựng mới tác phẩm này, thể hiện những xử lý rất thông minh của một nhạc cảm hiện đại. Tuy cô chưa đạt chuẩn mực thanh nhạc, nhưng sự mới mẻ về tinh thần và ý thức khai mở bạo dạn của cô đã chiếm được thiện cảm của khán giả và "mắt xanh" của Ban giám khảo. Tiếc rằng ở đêm thi quyết định, do mất bình tĩnh cô bị đuối hơn khả năng có thể. P''''''''Loong Thiết, chàng trai dân tộc Pa-cô đã mang đến cuộc thi bài dân ca của cao nguyên: Amiêng ơi. Bằng chất giọng giàu nam tính với làn hơi khỏe khoắn, hoang dã - P''''''''Loong Thiết đã hát Amiêng ơi với xiết bao dữ dội mà dịu dàng. Cách thể hiện của anh không bị nệ vào kỹ thuật, anh có thế mạnh ở âm giọng lạ, tự do và nồng nhiệt - khiến người ta liên tưởng đến một ngọn lửa.
    Vẫn còn đó những lối mòn
    Theo dòng nhạc mới còn có Krazan Út với Em muốn sống bên anh trọn đời (cô hát tươi tắn và nhẹ nhõm, không quá kịch tính như Siu Black), Vi Thảo với Biển khát (bản sao mờ nhạt của Mỹ Linh), Phạm Khánh Linh với Họa mi hót trong mưa (cô chọn một lối hát chậm rãi, dịu dàng - nhưng không được sâu lắng, ám ảnh như ấn tượng của công chúng về tác phẩm này qua giọng hát của hai diva Trần Thu Hà và Hồng Nhung)... Ban giám khảo nhận xét là dòng nhạc trẻ vẫn hiếm giọng nổi bật. Phần thể hiện của các thí sinh chưa đến độ, quá ít thí sinh táo bạo dựng mới bài hoặc tìm tòi một lối thể hiện cách tân thật sự. Các giọng hát của dòng nhạc kinh điển có kỹ thuật cao, bài bản: Châu Quốc Cường với Đàn T''''''''rưng, Phạm Phương Thảo với Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Lê Huy Hoàng và Nguyễn Tuấn Anh với Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Tăng Quỳnh Nga với Mẹ yêu con... là những giọng hát đẹp, sáng - nhưng thiếu sự mới mẻ. Họ chưa thoát khỏi dấu ấn và ảnh hưởng của những danh ca trong quá khứ, khiến người xem không khỏi có sự liên tưởng, so sánh.
    Quan điểm của Ban giám khảo: đây là giải tiếng hát truyền hình chứ không phải một cuộc thi thính phòng, nên đòi hỏi sự truyền cảm, có sức lay động lòng người và mang hơi thở thời đại. Thí sinh Nguyễn Hoàng Tùng (Quảng Ninh) với thế mạnh "chơi trên sân nhà", được "doping tinh thần" - đêm chung kết đã là đêm trình diễn thành công nhất của anh. Hoàng Tùng hát "Tôi là người thợ lò" có sắc thái riêng. Không vượt trội hẳn so với các thí sinh khác, nhưng "trong bó đũa chọn cột cờ" - anh đã giành giải nhất.
    Theo tuyên bố của Đài Truyền hình Việt Nam, từ Sao Mai 2003 sẽ tiến hành quyết liệt kế hoạch "hậu Sao Mai", để bồi dưỡng những giọng hát trẻ của giải thành những sao chuyên nghiệp. Khi âm nhạc Việt Nam đang xuống dốc bởi sự khuynh loát của dòng nhạc thị trường - thì sự xuất hiện của lực lượng ca sĩ mới mẻ, có căn bản âm nhạc vững chắc và tình yêu nghệ thuật như những "ngôi sao mai" này - đó là tín hiệu nên mừng và đáng để chúng ta chờ đợi!
    Báo Gia đình và Xã hội
    --------
    Kết thúc giải Sao mai 2003: đã có sao, nhưng...
    * Chính giám khảo cũng bất ngờ?!
    Dù nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - trưởng BGK tuyên bố "Đây không phải cuộc thi thanh nhạc chuyên nghiệp " nhưng quy mô và các buổi TH trực tiếp đã làm cho Sao Mai thu hút được nhiều khán giả để trở thành một trong những "sự kiện âm nhạc lớn nhất năm 2003". Điều BGK nhấn mạnh nhất khi đặt bút cho điểm thí sinh: giọng hát và phong cách biểu diễn có sức truyền cảm, mang màu sắc riêng chiếm được cảm tình của người xem. Vẻ như kiểu tự chấm của khán giả hai đầu cầu truyền hình Cần Thơ, Kon Tum lẫn khán giả bình chọn qua mạng, qua điện thoại và khán giả tự chấm ở nhà cũng nương theo tiêu chí này nên không có tên Nguyễn Hoàng Tùng. Quả là một bất ngờ khi tên anh được xướng lên- người đoạt giải Nhất với ca khúc Tôi là người thợ mỏ!
    Hai giải Nhì, một dành cho thử nghiệm Bên bờ ao nhà mình, một dành cho dân ca, không nhạc đệm- cho thấy một khía cạnh Tây Nguyên khác, trữ tình. Giải Ba giành cho một giọng ca "con nhà" đã khéo chọn phong cách "semi-classic" để đỡ giọng. Giải Ba nữa dành cho một giọng hát đẹp chưa kịp rèn giũa và cuối cùng - chắc để dành cho lòng can đảm, dám chơi lại một bài đã đóng đinh như Khúc tâm tình của người Hà Tĩnh.
    Nhìn chung chiến thắng vẫn thuộc về những con gà nòi. Còn giải khuyến khích như Tăng Quỳnh Nga tuy từng giành ngôi á khôi trong một cuộc thi người đẹp nhưng chất giọng mong manh, trong số xấp xỉ chục nghìn người, lọt vào top 15 phải nói là... không uổng công "tu luyện".
    Đã thành truyền thống, trường CĐ VH-NT Quân đội thường chấm vài gương mặt tuyển thẳng, hai thí sinh Trần Quang Hảo và Đào Thanh Dũng không lọt Top 15 nhưng được chọn, phần vì nhận thấy tiềm năng phát triển của hai giọng ca này, phần còn vì ngoại trừ Châu Quốc Cường, thí sinh đoạt giải đều đã là "gà nòi": 2 của Nhạc viện Hà Nội, 2 thuộc CĐ VH-NT Quân Đội, 1 của CĐ VH-NT Hà Nội. Hai ứng viên của Nhạc viện Hà Nội là Hoàng Tùng và Khánh Linh ở vòng loại hát quá chậm. Thế rồi điện thoại góp ý tới tấp, NSND Quang Thọ, trưởng khoa Thanh nhạc đích thân xuống Quảng Ninh chỉ bảo. Và đêm chung kết họ đã kịp trả lại đúng tốc độ. NSƯT Vũ Dậu mẹ Linh khẳng định: "Tôi rất mừng đã có thể yên tâm Linh sẽ nối được nghiệp mẹ". Còn Phương Thảo là ca sĩ NH Ca múa nhạc VN. Phá cách lớn nhất và tạo ấn tượng nhiều nhất phải kể Ngọc Khuê, SV CĐ VH-NT Hà Nội. Bên bờ ao nhà mình hội đủ hai yếu tố sáng tác "mới" và "trẻ" của nhạc sĩ Minh Sơn. Lê Minh Sơn đang là giảng viên ghi-ta CĐ VH-NT Hà Nội, còn Khuê là giọng ca chính của ban nhạc Làn sóng trẻ, với Bên bờ ao nhà mình từng đoạt giải bài hát hay và lọt Top Ban nhạc trẻ xuất sắc nhất VN tại Đại nhạc hội các ban nhạc trẻ toàn quốc 2002. Buồn nhất là những giọng ca trẻ TP.HCM năm nay với lực lượng quá mỏng lại không trội bật, chỉ dừng ở giải Khuyến khích duy nhất của Huỳnh Thúc Ngân (Đoàn NTQK7).
    Sao Mai 2003 sân khấu hoành tráng, lộng lẫy với trang thiết bị hiện đại, BTC còn bố trí sân khấu phụ với cây cầu trong suốt vắt qua chiều ngang của bể diễn cá heo cứ y như cầu Kiều trong chuyện cổ tích, thí sinh nào chẳng muốn một lần đặt chân xuống! Nhưng đó cũng chính là "cái bẫy" bởi cầu cách quá xa sân khấu chính, lại ngoài trời, âm thanh "loãng" rất khó nghe chính xác phần nhạc đệm, nhất là với thí sinh bản lĩnh chưa cao, hệ quả là chênh, phô, lạc giọng... Điều này đã được khắc phục trong đêm chung kết- không ai "sập" "cái bẫy" đó nữa nên âm thanh hiệu quả hẳn.
    Sao Mai 2003 đã hé rạng, nhưng cả nước mà chỉ tìm được bấy nhiêu giọng hát quả là có cái gì đó chưa ổn. Thì ngay trong cuộc giao lưu "ngẫu hứng" tại khu mỏ, khi song ca với thí sinh, một giọng ca địa phương thậm chí còn tỏ ra bản lĩnh không kém (nếu không nói rằng hơn). Mặt bằng chung chất lượng thí sinh năm nay, ngay cả đêm chung kết chưa cao.
    Đêm trao giải, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã đọc bản tổng kết khá súc tích nhưng sau đó không thể liên lạc được với anh bằng điện thoại di động (chắc bị làm phiền nhiều quá).
    Còn đây là chính kiến của giám khảo Trần Thu Hà:
    Trong 15 thí sinh đêm cuối, chỉ Hoàng Tùng là người còn giữ được phong độ, hát trôi chảy, thêm nữa có khí thế được hát ngay tại quê hương. BTC đề nghị BGK vào vòng 15 phải chấm lại từ đầu cho công tâm. Hoàng Tùng không phải thí sinh được điểm cao nhất các vòng trước, nhưng phong độ ổn định, hát đều trong khi các thí sinh còn lại bập bõm, điểm rất chênh lệch. Cộng điểm, Tùng cao nhất khiến bản thân tôi cũng bất ngờ, thậm chí bối rối quên cả lời bài hát khi ra biểu diễn bế mạc Sao Mai 2003.
    Chị có thích cô gái Hà Nội Ngọc Khuê? Nhiều ý kiến ủng hộ cô ấy - một phong cách trẻ trung với thử nghiệm mới - đúng tiêu chí chọn sao của BGK?
    Có 2 dòng nhạc chủ yếu ở Sao Mai là nhạc nhẹ và thính phòng, phải nói phong cách biểu diễn nhạc nhẹ của Ngọc Khuê và P''loong Thiết rất ấn tượng nhưng chưa đủ lấn át. Đây cũng chính là hai giọng ca tôi rất thích, tiếc là đêm cuối họ lại không bình tĩnh để hát tốt như vòng loại. P''''''''loong Thiết cho tôi thấy thấp thoáng chân dung một nghệ sỹ, còn Khánh Linh cũng đáng chú ý, nhưng bản lĩnh sân khấu còn yếu.
    Tóm lại về Sao Mai năm nay?
    Nhìn chung các thí sinh sàn sàn như nhau, trước đó tôi cũng có ý kiến không nên trao giải cao nhất, nhưng BTC nói đây chỉ là một Liên hoan, không thể không có giải nhất. Do vậy, BGK thực sự ở tình thế khó xử. Ví như cuộc thi năm 1999 Trọng Tấn bật lên với thang điểm gần như tuyệt đối (điểm trên 19/20) thì năm nay Hoàng Tùng chỉ là người điểm cao nhất trong thang điểm sàn sàn của mặt bằng chất lượng giọng ca không nổi bật (chưa đạt tới 19/20). Tôi từng đi thi và theo dõi nhiều cuộc, nay ngồi ghế giám khảo mới thấu, và thông thường ai cũng hiểu người được giải nhất không chắc là người xuất sắc nhất, các cụ chẳng bảo học tài thi phận đó sao. Vậy nên Hoàng Tùng cũng là người may mắn, còn hy vọng của tôi tìm các giọng ca nhạc nhẹ xuất sắc thì chưa xuất hiện ở đây, cũng có nghĩa một phần của tiêu chí đặt ra chưa đạt được.
    Kể cũng hơi tiếc cho sự chuẩn bị công phu, bởi thành công của một LH không chỉ nằm ở qui mô tổ chức, lượng khán giả mà còn ở kết quả của nó - có đỉnh cao không và có chọn được gương mặt xứng đáng hay không.
    Theo Netnam
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 01:42 ngày 21/09/2003
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Nhiều sai phạm trong quản lý băng đĩa

    Tại một địa chỉ băng đĩa trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP HCM), CD ''''Quang Dũng - Như những chiếc que diêm'''' được bày bán khá trang trọng. Album tập hợp những ca khúc hải ngoại (đã bị cấm lưu hành) mô tả tâm trạng sụp đổ sau ngày 30/4/1975, nuối tiếc quá khứ và thương cho người ở lại.
    Theo giải trình của ca sĩ Quang Dũng với Sở Văn hoá Thông tin TP HCM, anh đã ghi âm những ca khúc này tại một phòng thu lớn ở TP HCM cách đây 5 năm. Vì không có văn bản ca khúc nên Quang Dũng tự chép lời từ một cuộn băng cassette do phòng thu này đưa cho. Thế nhưng, theo nhận xét từ Cục Nghệ thuật Biểu diễn, trong số 12 ca khúc ở album Như những chiếc que diêm thì chỉ có 4 bài được phép biểu diễn và sản xuất, phát hành ở VN.
    Hiện, có hơn 200 ca khúc sáng tác trước năm 1975 nằm trong danh mục cấm lưu hành của Bộ Văn hoá Thông tin. Ngoài danh mục cấm này, từ năm 1995, Bộ cũng đã quy định, tất cả các tác phẩm của những tác giả VN ở nước ngoài đều phải làm đơn xin phép trước khi lưu hành băng đĩa. Song chỉ một số ít tác giả hải ngoại như Cung Tiến, Lê Uyên Phương... thực hiện.
    Trên thực tế, các cơ quan quản lý vẫn chưa tìm ra phương hướng hạn chế sai phạm. Những quy định về ca khúc tỏ ra quá chặt chẽ ở khu vực sản xuất nhưng lại cởi mở ở khu vực biểu diễn (chủ yếu là tụ điểm và phòng trà). Bằng chứng là nhiều ca khúc chưa được phép lưu hành vẫn được hát thoải mái trên các sân khấu. Hơn nữa, các vi phạm mới chỉ được xử lý ở góc độ cá nhân.
    (Theo Thể Thao & Văn Hoá)
    ----------------------------------------------
    Quản lý băng đĩa nhạc tại TP.Hồ Chí Minh: Lỗi từ nhiều phía
    Vụ việc ca sĩ Q.D hát nhạc hải ngoại với những ca khúc bị cấm đã khiến người quản lý trong lĩnh vực băng đĩa nhạc tại TPHCM phải đau đầu. Thế nhưng, điều đáng ngại hơn là chính những CD nhạc hải ngoại đó được thu tại VN và được bày bán đầy khắp quầy đĩa mà người trong cuộc lại biết được muộn nhất.
    CD của Q.D gồm một số bài hát của các tác giả hải ngoại; trong đó có các ca khúc trước 1975 có tên trong danh sách cấm của Sở VHTT TPHCM, vì mang nội dung *********, như "Đêm nhớ về Sài Gòn" và "Tưởng niệm" của Trầm Tử Thiêng. Ở ngoài bìa CD này không đề nơi sản xuất, chỉ ghi là của "Biển nhớ Entertainment:14541 Bushard St.Westminster, CA 92683" và tên, địa chỉ của nơi độc quyền phát hành.
    Nhưng chính ca sĩ Q.D cho biết nơi đề nghị anh thu những bản nhạc này là TT băng đĩa nhạc Rạng Đông cách đây 5 năm, khi Q.D. còn mới chân ướt chân ráo vào TPHCM lập nghiệp. Cho đến lúc này, sau khi đã viết kiểm điểm với Sở VHTT, Q.D. phần nào nhận rõ ý thức chính trị còn non nớt của mình trước những lời đề nghị "không rõ ràng" là hát lại các bài hát không rõ tên qua băng cassette. Có thể đó cũng chỉ là một trong những lý do biện minh cho sai lầm của mình(!). Thế nhưng, chính Q.D cũng cho rằng đến tận lúc này anh và một số ca sĩ trẻ khác chưa biết rõ bài hát nào bị cấm, bài hát nào không, nhất là chưa nắm vững những bài hát trong danh mục cấm của Sở VHTT. Tuy nhiên, qua đây cũng thấy rõ hai việc: Thứ nhất, xảy ra vụ việc một số ca sĩ trong nước hát nhạc hải ngoại có trong danh mục bài hát cấm, là do cách quản lý việc cấp phép CD chưa chặt. Thứ hai, ý thức trách nhiệm của người hành nghề ca sĩ còn kém. Rất có thể, lần đầu họ cho rằng họ bị lừa, hoặc do thiếu hiểu biết; nhưng đến những lần sau thì lý do trên đã không còn xác đáng nữa.
    Nhân đây cũng phải nói rằng chính TT băng đĩa nhạc mời ca sĩ hát những bài hát bị cấm phải chịu trách nhiệm. Và hơn ai hết, chính đơn vị cấp phép băng đĩa nhạc cũng phải cần xem lại vai trò quản lý của mình và phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên trong những vụ việc sai phạm như đã nêu trên.
    Minh Thi
    Báo Lao Động

    ------------------------
    Cấm lưu hành VCD về ca sĩ hải ngoại Duy Khánh
    Thanh tra Bộ VHTT vừa có Công văn số 189/TTr đề nghị Giám đốc Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Thanh tra Sở VHTT phối hợp với các lực lượng hữu quan tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao và tịch thu tang vật đối với các hành vi nhập lậu, in sang, tàng trữ, lưu hành, kinh doanh đĩa VCD có tên Duy Khánh: một cuộc đời - một dòng nhạc do Trung tâm Làng Văn ở hải ngoại sản xuất, nhập lậu vào VN.
    Theo Thanh tra Bộ VHTT, VCD nói trên (gồm 2 đĩa) có 21 bài hát do Duy Khánh sáng tác trước 1975 có nội dung ca ngợi lính cộng hòa, nhiều bài do chính tác giả thể hiện với quân phục lính ngụy, hình ảnh minh họa là cảnh lính ngụy hành quân, càn quét chống lại nhân dân. Ngoài ra, còn có các hình ảnh về đám tang của Duy Khánh với lá cờ ba sọc phủ lên quan tài; có những người mặc sắc phục lính ngụy với đầy đủ quân hàm; cảnh nhạc sĩ Phạm Duy đến viếng với lời điếu ca ngợi Duy Khánh. Đây là loại đĩa VCD có nội dung *********, cấm lưu hành.
    Đối với các trường hợp cố tình vi phạm và vi phạm có tổ chức, Thanh tra Bộ VHTT đề nghị phải khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật.
    Được biết, hiện nay đĩa VCD này đang được bày bán công khai tại thị trường băng, đĩa TPHCM và một số tỉnh, thành phía Nam với các tên gọi khác nhau như: Duy Khánh: một cuộc đời - một dòng nhạc, Đám tang Duy Khánh...
    - Ca sĩ Duy Khánh (biệt danh khác: Tăng Hồng, Hoàng Thanh), tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936 (Bính Tý) tại An Cự, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sinh hoạt âm nhạc lâu năm tại Sài Gòn. Mất vào lúc 12 giờ ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại California, USA.
    Các nhạc phẩm đã phổ biến rộng rãi trước đây :
    Thương Về Miền Trung
    Bao Giờ Em Quên
    Biết Trả Lời Sao
    Ai Ra Xứ Huế
    Ðiệu Buồn Chia Xa
    Ta đứng Trên Ðỉnh Ðèo
    Theo Giaidieu
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 01:49 ngày 21/09/2003
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Ca khúc nào nổi nhất Hè 2003?


    Tháng 7 sắp qua đi, chỉ còn hơn một tháng nữa thì mùa hè 2003 sẽ kết thúc. Nhưng đáng lạ thay, khác hẳn những năm trước, chưa thấy có ca khúc nào nổi bật hẳn lên trong hè này. Mới năm ngoái còn có ?oHot in Here? của rapper Mỹ da đen Nelly và ?oSoak up the Sun? của nữ rocker Mỹ da trắng Sheryl Crow.
    Tại sao hè này lại thiếu hẳn những ca khúc đình đám kiểu ?oLambada?, ?oMacarena?, ?oLivin?T La Vida Loca? ...? Không lẽ lại tiếp tục đổ lỗi lên đầu những MP3, MP4, CD burner ...?
    Hollywood ? của Madonna quay ngược lại với hào quang Mỹ nên không đánh động được thính giả. ?oIntution? của Jewel nghe vui thì có vui nhưng nội dụng ca từ lại có vẻ hơi lên lớp dạy đời nên cũng chẳng ?obắt đúng mạch? đám đông đang muốn hưởng vui, hưởng nhà trong kỳ nghỉ thường niên.
    Và cả một album Liz Phair mới toanh của Liz Phair tuy cố tình tìm đến tai của thính giả trẻ bằng cách hợp tác sáng tác và sản xuất 4 ca khúc với Matrix, tức nhóm tài năng đứng sau sự thành công của Avril Lavigne, cũng chẳng được chú ý.
    Thật ra cũng có một bài có thể tạm xem là ứng cử viên số một đạt ?odanh hiệu? ca khúc hè 2003. Đó là ?oCrazy in Love? của Beyoncé Knowles (từ album Dangerously In Love) với sự góp giọng của người yêu cô, rapper Jay-Z.
    Tuần qua trong khi Dangerously In Love tiếp tục dừng lại ở vị trí hạng 2 trên Billboard Top 10 albums thì ca khúc ?oCrazy In Love? vẫn ngự trị trên đỉnh cao Billboard Top 10 Singles được thêm một tuần, có nghĩa là đĩa đơn này sau 10 tuần phát hành đã có 3 tuần đứng đầu bảng. Nhưng nghe ?oCrazy In Love? vài lần rồi thì mọi người cũng sẽ thấy ca khúc này thiếu phần hồn. Nó chỉ bông đùa hời hợt. Không lẽ hè 2003 này một ?oAmerican Pie? bản được ?olàm mới? của chính Don McLean sau 33 năm sẽ nổi nhất sao?
    Ca khúc dài gần 9 phút này nay còn được hãng xe Chevrolet mượn đưa vào các quảng cáo xe Chevy đời mới: Rock đã chết thật rồi chăng? Hẳn mọi người còn chưa quên việc để tưởng nhớ anh tài Buddy Holly mất mạng lúc đang ở đỉnh cao vàng son, Don McLean đã đàn hát rằng : ?o...drove my Chevy to the levee but the levee was dry. Those good old boys was drinking whisky và rye, singing this?Tll be the day that I die ... So bye bye Miss American Pie ...?
    Theo Tin tức VN

    Được temely sửa chữa / chuyển vào 01:41 ngày 21/09/2003
  9. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Ca sĩ Hà Nội đổ xô vào TP. Hồ Chí Minh?


    Mấy ngày, đi ngoài đường ở TP. HCM không khó để bắt gặp đây đó một gương mặt ca sĩ Hà Nội. Không kể các nhóm hát đàn chị Tik Tik Tik, Con Gái, 2M đều đang bận 9 tháng 10 ngày", tất cả các boy band, girl band Hà Nội đã nhất loạt bay hết vào TP. HCM trong một cuộc Nam tiến rầm rộ thế hệ hai...
    Trước khi có cuộc đổ bộ của các nhóm hát, những cuộc di cư riêng lẻ đã diễn ra: Minh Quân, Tuấn Phương, Việt Hùng, Hoàng Nam, Tinna Tình... Dù cơn sốt ca sĩ Hà Nội đã qua từ lâu và TP.HCM bây giờ không hứa hẹn một sự lên ngôi cho bất cứ ai, kể cả ca sĩ nhà thì các anh tài Hà Nội vẫn bị sức hút của thị trường giải trí lớn nhất nước này kéo vào. Và họ đã làm được.
    Minh Quân sau những nỗ lực tự thân và của công ty "quản lý" MFC đã có rất nhiều cơ hội bứt lên hàng "sao". Khi ấy, việc Quân đóng đô ở Hà Nội không còn thích hợp nữa, cần một Minh Quân thường trực ở TP. HCM kia. Chuyến Nam tiến của Quân một năm trước là nhằm cho mục đích đổi ngôi này. Nhưng khi mới vào đến TP. HCM, thay vì chuyên tâm cho những chiến lược chinh phục thị trường mới, Minh Quân lại bị hấp dẫn bởi dự án lưu diễn Đông Âu của Nhà hát Tuổi trẻ, thế là lại trở ra. Chờ cả tháng mà không đi được (vì Đông Âu khi đó đang chịu nạn lụt) trong khi những cơ hộ ở TP. HCM cứ lặng lẽ trôi qua. Ở một xứ đông đúc như TP. HCM, dường như ngày nào, tuần nào cũng xuất hiện ca sĩ mới. Mà cơ hội thì có đều cho mọi người. Vắng mặt chỉ cỡ một tháng, một ca sĩ ngôi sao cũng có thể phải "xuống hạng"!
    Tuấn Phương vào Nam đem theo hy vọng được người bạn Đàm Vĩnh Hưng giúp đỡ. Nhưng sự giúp đỡ cũng chỉ dừng ở chỗ chở nhau đi diễn. Và Tuấn Phương có lúc vô tình biến thành bản sao của Đ.V.H. Chán nản, Tuấn Phương lại hồi Bắc.
    Hoàng Nam, Việt Hùng, Tinna Tình, cô gái lai Tiệp mang theo nhiều tham vọng khi đến với TP. HCM. Nhưng cả 3 đều vẫn lẹt đẹt ở những vị trí không thể định danh.
    Các nhóm Biển Xanh, Nhịp Điệu, Năm Dòng Kẻ đều đã vào đây làm album. Làm đĩa thì ở đâu cũng có thể làm được . Nhưng không khí làm việc ở TP. HCM dễ kích thích họ tích cực và nhanh hoàn thành công việc hơn. Trần Thu Hà thừa nhận "ở TP. HCM, ban ngày mọi người đi làm hết, ca sĩ ở nhà một mình thường rất chán nên đi đến phòng thu!" Sắp tới đây, để thúc đẩy nhanh việc hoàn tất một loạt album, Trần Thu Hà cũng sẽ Nam tiến một thời gian. Ngọc Anh đã cùng cả gia đình nhỏ của mình ở "trỏng" được gần 2 tháng. Cô đang thu album gồm các bài hát của Phú Quang và cũng tính đến các dự án xa hơn cho sự nghiệp "trong Nam".
    Anh Cường, biên tập âm nhạc ở New Century (Hà Nội), dẫn các họdc trò là 3 cô gái nhóm Nhịp Điệu vào TP. HCM than thở "Hà Nội đang thiếu ca sĩ quá, nhưng vẫn phải cho chúng nó vào đây. Như một quy luật vậy!"
    Quả là Hà Nội đang thiếu ca sĩ trầm trọng, nhất là những ca sĩ hứa hẹn có đẳng cấp cao. Sinh hoạt ca nhạc buồn bã ở đây đã không níu chân được nhưng người muốn ra đi.
    Nhưng các giọng ca Hà Nội khi ra đi đã không đủ gan hay đủ thực lực để làm một cuộc lột xác hoàn toàn, sau này có thể trở về một cách mới mẻ hơn. Đã vào đến đất TP. HCM là phải tạm quyên chuyện ranh giới Bắc - Nam đi và hòa nhập ngay với đời sống ca nhạc nơi đây. Bây giờ, một lời giới thiệu ca sĩ đến từ Hà Nội không gây hiệu quả bằng ca sĩ ấy sẽ diễn và hát ra sao, đúng gu của khán giả không.
    (Theo Tiền Phong)
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Muốn thành danh thì? Nam tiến - chuyện có thật sự dễ dàng?
    TP. HCM là vùng đất khá màu mỡ cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Không những có nhiều khán giả nhất cả nước, mà ở đây, có cảm giác khán giả khá dễ tính, không khắt khe như khán giả Hà Nội và họ yêu thích ca sĩ nồng nhiệt hơn bất cứ nơi nào khác. Chính vì thế mà ?oNam tiến? luôn là mục tiêu hàng đầu mà các ca sĩ Hà Nội đặt ra khi muốn thành danh, vì nổi tiếng ở Sài Gòn là coi như được cả nước biết đến. Thế nhưng sân khấu Sài Gòn có thực sự dễ dãi, người SG có thực sự thông thoáng như mọi người nghĩ hay không? Và có phải ai Nam tiến cũng thành công?
    Miền đất hứa hay? miền đất ảo vọng?

    Đúng là chưa ở đâu trên VN mà các sân khấu ca nhạc, quán bar, phòng trà lại phát triển mạnh mẽ như ở khu vực TP. HCM, không những thế mà nó còn được đầu tư rất quy mô và hiện đại. Trong khi đó, Hà Nội - thủ đô của cả nước thì chỉ lèo tèo vài sân khấu, lớn nhất là Công viên nước Hồ Tây, Trung tâm Giảng Võ? Nhà hát lớn Hà Nội lại chuyên để thực hiện những chương trình lớn mà lâu lâu mới có một chương trình. Nhìn vào TP HCM, người ta choáng ngợp với rất nhiều loại sân khấu, lớn thì có Trống Đồng, Lan Anh, Hòa Bình? nho nhỏ thì có Bách Diệp, Phú Lâm, Sài Gòn WaterPark? Còn các quán bar, phòng trà thì khỏi phải nói, mọc như nấm vậy. Chính vì thế nếu cam chịu là một ca sĩ hãng 3, hạng 4, mỗi đêm trung bình cũng kiếm được vài trăm. Đó là chưa kể đến các tỉnh lân cận như Biên Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu cũng đang rất phát triển về loại hình quán bar, phòng trà, hạơc những chuyến ?olưu diễn? liên tục ở các tỉnh miền Tây như Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang? nới mà các ca sĩ luôn được chào đón rất nồng nhiệt. Không những thế mà từ lâu TP HCM đã hình thành một công nghệ lăng xê khá chuyên nghiệp với những ?ođại gia? nổi tiếng như Kim Lợi, Bến Thành Audio, Rạng Đông?. mặt khác, đây cũng là nơi tập trung một lượng nhạc sĩ sáng tác, hòa âm phối khí đông đảo nhất nước từ những người trẻ nhất đến những ?ocựu binh? như: Mạnh Trinh, Quốc Bảo, Bảo Chấn? Những yếu tố đó cho thấy Sài Gòn thực sự là một ?ovùng đất hứa? đối với những ca sĩ muốn thành danh.
    Thế nhưng mọi chuyện lại rất ngược đời khi người Nam tiến thành công chỉ có duy nhất một mình Hồng Nhung, còn lại hầu hết tồn tại được một thời gian rồi ?oout? hay rơi vào khoảng lặng? mà điều đó có nghĩa là họ cũng đang bị rơi vào vòng xoáy tự đào thải mình. Nguyên nhân ư? Rất đơn giản, họ có thể thành công với một ca khúc hay một album nhưng rồi nếu không tự làm mới mình, không tự đặt mình vào thị hiếu khán giả thì họ có thể vẫn ?ochết? như thường!
    Nếu như nhìn ở góc độ chuyên môn, đúng là người SG có trình độ ?othẩm âm? không tinh như người HN. Những ca khúc được xem là ?ohit? phải là những ca khúc có giai điệu dễ nghe, dễ thuộc, ca sĩ phải có hình dáng bắt mắt, sáng sân khấu, trang phục phải đẹp. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, thực ra thị trường ca nhạc ở SG rất khắc nghiệt. Một ca sĩ sẽ rất dễ được quên đi nếu như không có sự ?olàm mới? mình. Nếu như ở HN, chỉ với một lần bật sáng, họ có thể vẫn giữ được vị trí của mình, nhưng ở SG thì khác, người ta chỉ chấp nhận người ca sĩ khi bạn phải có bài ?ohit? mới, phong cách liên tục thay đổi. Điều đó đòi hỏi người ca sĩ phải lao động rất nhiều và rất năng động. Một năm có khi họ phải ra đến 2-3 album, trong khi các ca sĩ HN thì chỉ 1 album một năm, có khi đến mấy năm.
    Mặt khác, ở SG khán giả không chấp nhận khi đi xem ca nhạc, người ca sĩ đó chỉ biết đứng trên sân khấu hát và hát. Vì như thế họ chỉ cân fở nhà mở máy ra nghe còn thích hơn. Chính vì thế được giao lưu trò chuyện cũng như tặng hoa, ôm hôn, nhảy múa cùng ca sĩ mình yêu thích là điều mà họ rất thích mỗi khi đi xem ca nhạc. Nói chung là người ca sĩ phải thật gần gũi và chân thật. kiêu ngạo hay ?ochảnh? là ?ochết? ngay!


    Mặt khác, thị hiếu nghe nhạc của người SG thay đổi liên tục, họ không thích chí với một bài hát, một thể loại nhạc mà bạn cứ hát mãi hát hoài trên sân khấu. Người ca sĩ hải biết chọn cho mình đối tượng khán giả phù hợp cũng như phải biết chiều chuộng khán giả của mình thì bạn mới có thể thành công. Chính vì thế mà nhìn bề ngoài của nó, nhiều người cho nó là ?ovùng đất hứa? nhưng khi hiểu rõ nó thì quả thật chua chát, sự thành công nhanh chóng ở SG chỉ là? ảo vọng!
    Tại sao vẫn hiếm? vận may?
    Đó là một thực tế đáng buồn cho các ca sĩ phía Bắc vào Nam. Có rất nhiều lý do, một trong những lý do này thuộc vào bệnh quá ?obài bản?, Nhiều ca sĩ đã tự cho mình là dân tốt nghiệp trường lớp đàng hoàng nên không thể xuất hiện trên những sân khấu thiếu tên, kém tuổi và cũng không muốn bắt đầu bằng những bậc cát sê khởi điểm tương đương với ca sĩ hạng 3 của SG. Điển hình trong trường hợp này là một ca sĩ B.M tách ra từ một tam ca HN rất nổi tiếng là nhóm Con Gái. Dù mới đi hát trở lại nhưng cô vẫn lấy tiền cát sê bằng với một ca sĩ hạng 2 khi hát ở bar 259. Và kết quả là cô chỉ hát được một lần với lý do không thích hợp hát ở quán bar.
    Hay như trường hợp ca sĩ T.B chẳng hạn, vốn là dân Nhạc viện HN nhảy vào SG lập nghiệp. T.B được VAFACO đầu tư thành ca sĩ hát nhạc quê hương nhưng với bản tính đòi hỏi của một ?odân chuyên nghiệp?, T.B muốn thể nghiệm một hình ảnh ca sĩ hát dân ca ?othế hệ mới? với đầu đinh (lúc đầu anh chàng này còn để tóc giống một diễn viên Hàn Quốc), ăn mặc model như một ca sĩ hát nhạc trẻ. Chính những ?othể nghiệm? này mà T.B đã hoàn toàn gây phản cảm cho khán giả. Cái tên T.B sau một vài CD tổng hợp cũng biệt tăm.
    Không chỉ ca sĩ trẻ, mà ngay một vài tên tuổi vào TP HCM vẫn ?ochết chìm? như thường. Trường hợp của B.K và Q.L chính là minh họa rõ nét nhất. Từng một thời nổi đình đám, thế nhưng chỉ được một thời gian, B.K quay sang kinh doanh. Còn Q.L thì sau xì căng đan về giới tính thì cũng bắt đầu lặng dần.
    "Lười cày" cũng là một nhược điểm mà rất nhiều ca sĩ trẻ phía Bắc mắc phải. Họ luôn xác định với bản thân là chỉ hát ở những nơi mà họ cảm thấy thích và nhất là những nơi đó phải ?osang?. Chính vì thế mà những sân khấu ngoài trời như Bách Diệp, Lê Thị Riêng luôn là đối tượng mà họ loại trừ. Chính vì sự kén chọn đó mà họ thua thiệt với các ca sĩ Nam về khán giả. Họ đâu biết rằng chính những sân khấu như thế mới thu hút được nhiều đối tượng bình dân như SV, người lao động - những người chính thức viết cho họ từng lá phiếu bình chọn cho mọi chương trình, cũng chính từ những nơi đó họ có thể giới thiệu được mình dễ hơn. Ca sĩ SG không ngại ?ocày?, thứ nhất đó là thu nhập cho họ sống, thứ hai là dịp mà họ có thể tự giới thiệu mình, thứ ba là ở những nơi đó ca sĩ trẻ luôn được ủng hộ nhiệt tình.

    Hát phô diễn kỹ thuật quá nhiều cũng lại là một bất lợi đối với họ. Nhiều ca khúc không cần ?oú á? nhưng họ vẫn ?oú á?, ?obệnh? này có thể nói từ ngôi sao đàn chị T.L mà ra. ?oNoi gương? chị hiện nay thì có ca sĩ trẻ Đ.M.
    Những chiến lược lăng xê bất thành
    Mỗi một cuộc Nam tiến của các ca sĩ phía Bắc luôn có người dẫn dắt và hầu hết là các nhạc sĩ hay những ông bầu ở TP HCM tuyền chọn. Điển hình là trường hợp cô ca sĩ L.T.H được nhạc sĩ Bảo Phúc cho thông tin và báo chí ?oxôn xao? là ca sĩ triển vọng. L.T.H được đem ?othử lửa? và cũng tham gia một số chương trình CD tổng hợp của Bến Thành Audio, H hát tuy rất tốt nhưng do không biết lựa bài nên thành ra thất bại, nhiều bài hát thuộc dạng ?ofashion? được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng hát nhưng H hát lại rất giống người trình bày trước kia, được một thời gian thì không thấy H xuất hiện. Sau đó thì người ta thấy H ?oổn định? ở Nhà hát Tuổi trẻ. Gần đây người ta lại ?oxôn xao? khi H được chọn vào VTV - Bài hát tôi yêu dù thời gian gần đây cô chẳng ra một CD nào và cũng chẳng có một bài hát nào để khán giả nhớ đến cả.
    Một giọng hát cũng từng được xem là phát hiện mới cho dòng nhạc Trịnh Công Sơn là L.T và cũng từng được nhạc sĩ Bảo Phúc cho đem thử lửa nhưng kết quả vẫn con số 0 vì T mắc một nhược điểm khá lớn là hát không khác gì Khánh Ly.

    Ngoài ra còn rất nhiều những ca sĩ Bắc được ông bầu D hay C gì đó hứa hẹn rồi cũng biệt tăm. Nhiều người trong số họ hát cầm chừng để chờ đợi, một số khác thì nản quá bỏ nghề. Các ca sĩ trẻ HN vào TP HCM thường nhắm đến các cuộc thi để được sự chú ý như ca sĩ H.N (giải Nhất Close Up) chẳng hạn, với lời quảng cáo khá quyến rũ là sẽ được lăng xê và thực hiện cho CD đầu tay, N. đã dự thi, nhưng khi đoạt giải Nhất xong thì? đường ai nấy đi. CD đầu tay cũng chẳng thấy mà lời hứa hẹn lăng xê của Công ty nọ thì cũng ?obay theo gió ngàn phương?. Và anh lại trở thành một ca sĩ ?otự thân vận động? như ngày nào, ước mơ trở thành ?ongôi sao? thì?cứ chờ đó!
    Lời kết
    Còn rất nhiều ca sĩ trẻ HN có tham vọng Nam tiến để lập nghiệp như nhóm Năm Dòng Kẻ, Nhịp Điệu, Lê Hiếu, Hồ Ngọc Hà, Quang Hà, Lê Minh - Phương Huyền?Đối với họ những thất bại của đàn anh đàn chị là những kinh nghiệm rất quý báu làm hành trang cho con đường mà họ sắp bước đi. Hai chữ ?oNam tiến? sẽ không có gì khó khăn nếu họ hiểu rõ bản thân mình, tự tin, biết lắng nghe ?ohơi thở? của thị trường và đặc biệt là phải có lòng kiên trì nhẫn nại. Tương lai đối với họ vẫn còn ở phía trước.
    Theo Thế Giới Nghệ Sĩ

Chia sẻ trang này