1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Bon Jovi phát hành đĩa nhạc tuyển chọn

    Thủ lĩnh Jon Bon Jovi.
    Ngồi trầm ngâm nghe lại những giai điệu quen thuộc trong đĩa "This Left Feels Right", tập hợp các bài top hit của mình trong phòng thu ở Los Angeles, Jon Bon Jovi băn khoăn: ?oTôi cũng chẳng biết còn ai thiết tha với các ca khúc xa xưa này không nữa?.
    Album này ra mắt công chúng hôm 4/11, với các ca khúc mang đậm dấu ấn của ngũ tử như Wanted Dead or Alive, It''s My Life, những bản tình ca đủ sức mạnh để trụ vững qua năm tháng. Trong khi Jon Bon Jovi còn hoài nghi về sự thành công của album thì đồng sản xuất, tay guitar Richie Sambora lại khá tự tin. Anh tâm sự: ?oTôi muốn khai sinh cho những bản ballad một lần nữa. Hầu hết các ban nhóm nổi tiếng đều làm y như vậy. Hơn nữa, việc tạo nét mới cho các ca khúc cũ là chìa khoá dẫn đến tuổi thọ của ban nhạc?. Thủ lĩnh tóc vàng cũng đồng tình: ?oTôi nghĩ điều quan trọng là Keep the Faith (Giữ niềm tin - một ca khúc nổi tiếng của Bon Jovi). Ðây là thời điểm thích hợp chúng tôi nhìn lại chặng đường đã qua để tìm ra một lối đi mới?.
    Ðể quảng bá cho album, ban nhạc đã hợp tác với hãng Samsung. Họ giúp phát sóng trực tiếp buổi biểu diễn của Bon Jovi hôm 15/11 ở thành phố Atlantic qua mạng samsungusa.com. Website này cũng tổ chức cuộc thi với phần thưởng là một cây guitar có chữ ký của ban nhạc. Ngoài ra, ban cũng xuất hiện ở mẩu quảng cáo cho Duracell trong chiến dịch thương mại trị giá 30 triệu USD.
    Thu Trang (theo AP)

    Related Links:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2003/11/3B9CD4EE/

    You and I go to the future togetherYou and I,we share the pain and the laughterAnd we cherish each otherMaybe we're miles apartBut you'll always be in my heartBecause our friendship is forever...[Friendship Is 4eva - JPLT(Northern Star)]<This song is written for my friends>
     
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Các nhạc sĩ nói về nhạc trẻ


    Nhạc sĩ Từ Huy:
    "Nhạc trẻ là một cái mới, một sự phát triển tất yếu của lịch sử âm nhạc, dù muốn hay không, chúng ta cũng không thể cưỡng lại. Một vài hạt sạn thì có sá gì khi thế giới đang xích lại gần nhau trong giai điệu", nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét.
    Nhạc sĩ Lê Quang: Thật ra môi trường nhạc trẻ hiện nay vẫn như một nồi canh còn nhiều con sâu, nhưng đổ lỗi trực tiếp cho một cá nhân nào đó thì cũng không được, bởi nhạc sĩ xuất hiện ào ạt, suy cho cùng là do nhu cầu thị trường còn quá dễ dãi. Nhiều khi, những ca khúc nhảm nhí, kém tay nghề, vay mượn lung tung lại được đón nhận, còn những bài nhiều đầu tư, tìm tòi thì bị thờ ơ. Nhưng là người có tâm huyết thì phải tự chọn lọc tác phẩm, dù thị trường có thế nào đi nữa.
    Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt: Ðúng ra, mỗi ngày cần có thêm nhiều người viết hơn nữa, được học nhiều hơn nữa, nhưng thực tế hiện nay, số lượng ca khúc tỷ lệ nghịch với chất lượng. Theo tôi, có lẽ do đa số viết theo lối chờ thời, muốn mau chóng nổi tiếng nên chọn một bài nào đó đã thành công rồi viết nhái theo, sẵn sàng đánh mất mình và sẵn sàng để "cuốn theo chiều gió".
    Nhạc sĩ Trần Minh Phi: Nhạc trẻ luôn gắn với thời trang và thị trường, nên chuyện bị tác động cũng là tất yếu. Cái tốt của tính thị trường là nó kích thích sự đa dạng, phong phú, nhưng đó cũng chính là điểm yếu vì hiện nay ca khúc cứ giống nhau một màu, một mùi, chẳng có gì là đa dạng.
    Nhạc sĩ Từ Huy: Theo tôi, những người làm nhạc trẻ nên tự thân vận động để tạo cái riêng cho mình, đừng cóp nhặt những giai điệu của người khác và nước ngoài, khi bị phát hiện thì xấu hổ lắm.
    Nhạc sĩ Minh Châu: Nhạc trẻ đang kém chất lượng vì nội lực (nội tâm) của nhiều người viết quá non yếu, cụ thể là non về trình độ kiến văn, nhân sinh quan, thế giới quan, vốn liếng về kỹ thuật trong âm nhạc. Nhạc trẻ đang thiếu cái nhìn có quan điểm về con người, cuộc sống, thế giới, vì thế rất cần những người cầm đuốc dẫn đường, xóa bỏ cái lối chiều theo thị hiếu dễ dãi.
    Nhạc sĩ Quốc An: Những người làm nhạc trẻ cần tìm hướng mới để đi, nhất là lúc này, khi nhu cầu của thị trường đang quá lớn, nhưng thường thì sự tìm tòi của họ không được đồng điệu. Chưa bao giờ họ nhận được sự góp ý, chỉ bảo với thiện chí, chỉ toàn là sự phê phán này khác. Nhạc trẻ thuộc về công chúng trẻ, nhưng sự chê bai thì phần lớn từ những giới khác, thường có vẻ soi mói và không khách quan... Ðúng là hiện nay có quá nhiều nhạc sĩ yếu tay nghề, nhưng không phải vì thế mà nhạc trẻ hết lý do để tồn tại. Ấm nhạc, trong đó có nhạc trẻ, theo tôi nghĩ, không đơn giản chỉ có chuyện học, mà còn phụ thuộc nhiều vào bối cảnh đời sống xã hội, thân phận và sự nhạy cảm trong cảm giác của mỗi người.

    Related Links:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/11/3B9CD4C5/
    You and I go to the future togetherYou and I,we share the pain and the laughterAnd we cherish each otherMaybe we're miles apartBut you'll always be in my heartBecause our friendship is forever...[Friendship Is 4eva - JPLT(Northern Star)]<This song is written for my friends>
     
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Suede sắp tan rã
    [​IMG]
    Các thành viên của một trong những nhóm nhạc nổi tiếng nhất nước Anh trong những năm 1990, sẽ theo đuổi sự nghiệp riêng vào năm tới. Tuy nhiên, quyết định chia tay sẽ không ảnh hưởng tới tour diễn của nhóm vào giữa tháng 12 này.
    Người phát ngôn của Suede cho biết, nhóm nhạc chia tay diễn ra tự nhiên và êm thấm vì các thành viên muốn theo đuổi nghiệp solo chứ không hề do mâu thuẫn. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, nhóm trưởng Brett Anderson bác bỏ thông tin cho rằng Suede sắp tan rã.
    Suede được biết đến từ những năm đầu của thập kỷ 90 cùng với Oasis và Blur. Nhiều ca khúc của nhóm đã dẫn đầu các bảng xếp hạng của Anh như Metal Mickey, Animal Nitrate và Trash.
    Nỗ lực của nhóm nhằm chinh phục thị trường Mỹ đã bị cản trở do ca sĩ Mỹ Suzanne DeBronkart đã ghi âm dưới tên Suede và đăng ký nhãn hiệu này. Vì vậy, tại thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới, rock band này được gọi là London Suede để phân biệt với nữ ca sĩ nói trên.
    Ngọc Sơn (theo BBC)

    Related Links:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/11/3B9CD07F/

    You and I go to the future togetherYou and I,we share the pain and the laughterAnd we cherish each otherMaybe we're miles apartBut you'll always be in my heartBecause our friendship is forever...[Friendship Is 4eva - JPLT(Northern Star)]<This song is written for my friends>
     
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Nhạc sĩ Hoàng Hiệp cùng các dấu ấn ca khúc
    "Những tác phẩm âm nhạc trước đây chúng tôi viết bằng cả tâm huyết, xuất phát từ tình cảm thật nên tồn tại lâu dài. Nhạc sĩ trẻ bây giờ có lẽ vội vã sáng tác khi cảm xúc chưa chín và thiếu vốn sống", tác giả của "Nhớ về Hà Nội", "Dòng sông tuổi thơ"... tâm sự.
    - Ống để lại dấu ấn qua ca khúc "Câu hò bên bến Hiền Lương". Vậy ông đã sáng tác bài hát này trong hoàn cảnh nào?
    - Tôi tập kết ra Bắc cuối năm 1954, những tháng ngày sống xa miền Nam, tôi nhớ gia đình, nhớ bạn bè da diết, sống trong tâm trạng "ngày Bắc đêm Nam". Câu hò bên bến Hiền Lương ra đời năm 1957 đã nói thay tâm trạng nhớ nhung đó.
    - Vì sao các sáng tác của ông đều mang đậm chất dân ca?
    - Gia đình tôi không có ai làm nghệ thuật nên không thể nói tôi có gene âm nhạc. Năm 18 tuổi, tôi tập tành sáng tác nhưng chỉ là những bài mang tính chất nghiệp dư, phổ biến trong đơn vị nghe xong là quên. Tập kết ra Bắc, được học ở Trường Ấm nhạc Việt Nam, tôi thấm thía cảnh chia cắt đất nước, bao lớp người phải xa gia đình. Thêm nữa, tôi nghe nhiều dân ca ba miền, những câu hò điệu hát ngân nga thấm sâu trong tôi. Sự nhớ nhung, mong mỏi của tôi được gom hết vào nhạc. Có lẽ vì thế mà tôi có những bài hát rất tha thiết.
    - Cảm xúc của ông khi viết ca khúc "Nhớ về Hà Nội"?
    - Sau năm 1975, tôi đưa gia đình trở về Nam sinh sống. Mãi đến 9 năm sau, trong một lúc nhớ lại những năm tháng sống ở Hà Nội, cảm xúc tự nhiên tuôn trào khiến tôi viết nên "Dù có đi bốn phương trời. Lòng vẫn nhớ về Hà Nội...". Cho đến tận bây giờ, khi nghe ca khúc này, cảm xúc của tôi về Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn.
    - Bài "Trở về dòng sông tuổi thơ" của ông nói về dòng sông nào?
    - Ðó là ca khúc tôi viết những năm đầu thập niên 80. Tôi sinh ra tại xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, sau một thời gian dài xa quê, xa dòng sông mà cả quãng tuổi thơ gắn bó, được trở về ngắm sông Tiền lặng lờ trôi, tôi đã viết Trở về dòng sông tuổi thơ. Tôi không phổ biến bài này vì nghĩ đó là tự sự của riêng mình, chỉ hát cho bạn bè nghe lúc họp mặt. Chẳng ngờ, được nhiều người thích, bạn bè xui nên phổ biến bài hát. Phải đến 7-8 năm sau khi sáng tác, bài hát mới được công chúng biết đến.
    - Ống có nhận xét gì khi hiện nay có quá nhiều ca khúc viết về yêu đương, đau khổ...?
    - Có lẽ đó là mốt của một số nhạc sĩ trẻ bây giờ, tuy nhiên, kiểu viết nhạc "ăn xổi ở thì" sẽ khó có sức sống lâu bền. Ấm nhạc mà không đọng lại điều gì thì sớm muộn cũng không có giá trị.
    - Nhiều bài hát của ông được biểu diễn trên sân khấu hoặc được phát hành trong các tuyển tập ca khúc, vậy ông có được trả tiền tác quyền?
    - Chưa bao giờ. Thỉnh thoảng nghe bài hát của mình trên đài phát thanh, truyền hình hay trên sân khấu, tôi cứ tự an ủi là người ta nhớ tới mình. Có lẽ việc sử dụng bài hát vô tội vạ đã trở thành thói quen khó bỏ.
    (Theo Văn Hóa)

    Related Links:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2003/11/3B9CD40B/

    You and I go to the future togetherYou and I,we share the pain and the laughterAnd we cherish each otherMaybe we're miles apartBut you'll always be in my heartBecause our friendship is forever...[Friendship Is 4eva - JPLT(Northern Star)]<This song is written for my friends>
     
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Công diễn vở kịch từ thời Ðức quốc xã

    Bất chấp sự phản đối dữ dội của người Do Thái và một số đảng phái chính trị, vở kịch "Die Woelfe" của Rehberg, từng ra mắt năm 1944, sẽ diễn trở lại tại nhà hát ở thị trấn Bavarian, Erlangen. Hội đồng thành phố Erlangen sẽ tài trợ về mặt tài chính.
    Vở kịch kể về cuộc đấu tranh của một thuyền trưởng người Ðức bị bắt giữ, trong khi gia đình mong ngóng tin tức về số phận của ông từng ngày. Năm 1944, vở đã phục vụ công chúng tại Breslau, một thành phố phía đông nước Ðức, thuộc địa phận Ba Lan sau chiến tranh.
    Ralph Giordano, tác giả hàng đầu người Do Thái, khẳng định trong bức thư phản đối rằng, Rehberg là kẻ thù không đội trời chung. Thêm nữa, Rehberg từng viết một bài ca ngợi Hitler nhân dịp sinh nhật thứ 50 của nhà độc tài Ðức quốc xã.
    T.T. (theo Reuters)

    Related Links:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/San-khau-Dien-anh/2003/11/3B9CD49D/

    You and I go to the future togetherYou and I,we share the pain and the laughterAnd we cherish each otherMaybe we're miles apartBut you'll always be in my heartBecause our friendship is forever...[Friendship Is 4eva - JPLT(Northern Star)]<This song is written for my friends>
     
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    46 nhạc sĩ nhận Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc đợt 2
    19:30'' 29/12/2003 (GMT+7)
    [​IMG]
    (VietNamNet) - Ngày 29/12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc TP.HCM đã tổ chức lễ trao giải Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc đợt 2 cho 46 nhạc sĩ.

    Các nhạc sĩ nhận giải thưởng Vì sự nghiệp Âm nhạc đợt 2.
    Sau nhiều năm cống hiến cho nền âm nhạc nuớc nhà, các nhạc sĩ Tạ Bôn, Hồ Bông, Trần Long Ẩn, Trần Viết Bính, Thanh Cao, Tô Hải, Hoàng Đạm, Tôn Thất Lập, Cửu Long, Trương Quang Lục, Tô Lan Phương, Vũ Thành, Nguyễn Văn Tý, Trần Thanh Sử... được nhận Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc. Ngoài sự động viên về tinh thần của Huy chương, mỗi nhạc sĩ còn nhận được hiện ngân 1 triệu đồng.
    Có lẽ vì tiêu chí giải thưởng chưa rõ ràng nên thiếu sót một vài nhạc sĩ như GS-TS Thế Bảo, GS Quang Hải... Theo GS-TS nhạc sĩ Thế Bảo: "Có lẽ sự thiếu sót này là do Hội tưởng chúng tôi đã nhận giải thưởng từ đợt 1". Dù còn vài niềm vui chưa trọn vẹn nhưng buổi lễ trao giải đã diễn ra trong không khí vui tươi họp mặt cuối năm.
    Thanh Chung
    http://www.vnn.vn/vanhoa/amnhac/2003/12/41941/

  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Khai mạc
    cuộc thi độc tấu nhạc cụ dân tộc truyền thống II

    11:12'' 16/12/2003 (GMT+7)



    (VietNamNet) - 8 thí sinh (4 của nhạc viện Hà Nội, 1 của trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, 1 của Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội, 1 của Nhạc viện TP.HCM và một thí sinh tự do) đã diễn tấu trong buổi khai mạc tối qua, 15/12 trước những khán giả nhiệt tình chật kín phòng hòa nhạc của Nhạc Viện Hà Nội.
    Theo sát yêu cầu của ban giám khảo, mỗi thí sinh chọn cho mình hai bài cổ bản và một tác phẩm tự chọn và thể hiện đều không quá thời gian yêu cầu là 10-12 phút. Tuy các em đều ít tuổi (yêu cầu của Bảng A là từ 16 trở xuống), nhưng theo nhận xét của bà Nguyễn Bích Vượng, Chủ nhiệm khoa nhạc cụ truyền thống của nhạc viện Hà Nội, ủy viên tiểu ban đàn tranh, các em đều có tinh thần rất tốt, thể hiện bài thi nghiêm túc. Tuy nhiên cũng có sự đáng tiếc, theo bà, là ở sự nghịch lý chính những thí sinh nhỏ tuổi hơn (11 hoặc 12 tuổi) đôi khi lại tự tin hơn, có thể là vì các em hồn nhiên hơn, có em lớn của trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Quân đội còn bị lúng túng đến nỗi bị quên, lẫn bài.

    Ban giám khảo và người xem đều ấn tượng với màn diễn tấu của thí sinh tự do Nguyễn Huỳnh Sơn, 11 tuổi, thí sinh nhỏ tuổi nhất của buổi khai mạc, chơi đàn bầu. Là con trai của NSƯT Nguyễn Huỳnh Tú, em đã không làm thất vọng những người vẫn tin vào cái gọi là "nhà nòi", mặc dù em chỉ nhận sự chỉ dạy của cha mình tại nhà, không theo bất cứ trường lớp chính quy nào.
    11 vị giám khảo (1 Chủ tịch hội đồng, 2 ủy viên và 8 ủy viên tiểu ban chia đều cho 4 bộ môn) sẽ làm việc không ngừng nghỉ từ nay cho đến hết tối 21/12 để chọn ra những gương mặt xuất sắc nhất trong tổng số 81 thí sinh tham dự lần này.
    Diễm Huyền
    http://www.vnn.vn/vanhoa/amnhac/2003/12/40374/
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Những điều đọng lại sau một cuộc thi...
    (VietNamNet) - Chứng kiến Lễ trao giải cuộc thi Độc tấu nhạc cụ dân tộc lần II ngày hôm qua, 21/12, người ta vui mừng thấy nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam đã tiến được một bước khá xa so với cách đây 5 năm. Nhưng từ đây lại xới lại những vấn đề dù cũ nhưng không kém phần cấp bách.
    Giải thưởng: đàn nhị lên ngôi
    Đàn nhị giành Giải nhất toàn bảng A (không chia theo bộ môn) và giải nhất bộ môn ở bảng B. Điều đáng nói ở đây là hai thí sinh đó có số điểm cao nhất trong số những người được nhất: Nguyễn Thành Nhân, nhất bảng A, đạt 19,63 điểm, và Lê Quang Dũng, bảng B, 19,65 điểm (trong khi đó nhất bộ môn sáo trúc bảng B chỉ 19,00 điểm và đàn tranh 19,57 điểm).
    Vui mừng nhất lần này có lẽ phải kể đến Nhạc sĩ Thao Giang, Ủy viên tiểu ban đàn Nhị và là người đã tận tụy với nghiệp đàn Nhị bao nhiêu năm nay. Ông tâm sự: "Trước đây 5 năm, nhìn Trung Quốc họ chơi mà "dân Nhị" của Việt Nam mình ... run! Có thể nói là "cay cú" bao nhiêu năm, nay, nói như Cục trưởng Cục NTBD, chúng ta đã có thể ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào Trung Quốc".

    Số thí sinh tham dự bộ môn đàn Nhị lần này chỉ bằng 1/4 số thí sinh đàn tranh và đàn bầu. Số học sinh dám dấn thân vào bộ môn này không nhiều, mặc dù trong thực tế, một dàn nhạc có thể nhận vào tới 10 đàn nhị nhưng không thể lấy hơn 1 đàn bầu. Nhạc sĩ Thao Giang giải thích tình trạng này: "Nhị giống như violon nhưng chơi có phần khó hơn. Đó là một loại đàn dây không phím, khoảng cách giữa dây và cần lớn, không có điểm tì như violon,... Luyến láy, nhấn nhá của nhị gần với âm điệu tiếng hát dân ca, đấy là những cái mà violon và piano không làm được. Ngón bấm cần tinh tế và chuẩn xác, âm thanh phải trong vắt, chệnh đi một cái là thành ra "kọ kẹ kọ kẹ" nghe rất buồn cười".
    Với thành công này, có thể khẳng định đàn nhị có thể bước đầu đi vào cuộc sống đương đại, "ngồi"cùng Pop, rock, hay hòa tấu cùng các nhạc cụ dân tộc khác.
    Cần có đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp
    Theo dõi cuộc thi ta dễ dàng nhận thấy các sáng tác quen thuộc được lặp đi lặp lại đến nỗi ban giám khảo phải nhức đầu, phát chán. Quanh đi quẩn lại chỉ thấy: Kể chuyện ngày mùa, bài kinh điển của Nhị; Lý hoài nam, kinh điển của Sáo; Vì miền Nam, kinh điển của đàn bầu; Hương sen Đồng Tháp, kinh điển của đàn tranh... Tình trạng "đổ xô", trùng lặp đó một phần vì tâm lý các thí sinh muốn chọn những bài phổ cập, dễ thể hiện; nhưng một phần lớn nữa là do sự nghèo nàn của lượng bài sáng tác.
    NSND Trần Quý, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo bức bối: "Phần lớn thí sinh phải dùng những bài cũ đã sáng tác từ 15 đến 40 năm trước. Hàng chục thí sinh độc tấu trùng một bài chỉ vì bài đó có đủ những nhân tố để thể hiện tính năng kỹ thuật của nhạc khí".
    Nhìn chung sáng tác cho nhạc cụ dân tộc ngày nay đi vào lối mòn và thiếu tính chuyên nghiệp. Chẳng hạn, riêng sáng tác cho đàn Nhị, một loại đàn tính năng rất khó, nhiều nhạc sĩ còn thậm chí chưa nắm rõ tính năng của nó. Thế là rơi vào tình trạng như "vẽ ma", người sáng tác hoàn toàn theo cảm hứng. Viết cho Nhị mà cứ như viết cho violon. Ta có thể tiếp thu, nhưng violon không thể thay thế cho nhị được. Nếu viết ra một bài mà bài ấy dùng cho violon cũng được, cho nhị cũng được, thì ta thất bại rồi! Rõ ràng hiện nay, để sáng tác được thì tối thiểu, người sáng tác phải đi học tính năng của các nhạc cụ.
    Nhiều thí sinh, như Hồng Giót, Thế Dân (Nhạc viện HN) của cuộc thi lần I thậm chí phải tự sáng tác lấy bài để biểu diễn, có người tự bỏ tiền túi đi đặt bài. Theo NSƯT Huỳnh Tú, Đoàn trưởng Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long, một người có nhiều sáng tác cho nhạc cụ dân tộc, sáng tác cho nhạc cụ truyền thống nhưng cũng cần đưa tính thời đại vào. Nên chăng hoặc thường xuyên, hoặc trước khi tổ chức cuộc thi 1, 2 năm chúng ta nên đầu tư, phát động sáng tác những tác phẩm độc tấu có những đặc tính kỹ thuật chuẩn mực cho từng loại nhạc cụ để dùng trong các giáo trình giảng dạy và dùng làm những bài bắt buộc phải có trong chương trình thi, như vậy mới phân định chính xác được tài năng cao thấp của từng thí sinh.
    Cần có đội ngũ biên soạn giáo trình
    Nhạc sĩ Thao Giang kiến nghị nên có sự kết hợp, nâng hứng giữa các nhạc viện với Viện nghiên cứu Âm nhạc. Tình hình hiện nay có thể hình dung đại khái là Viện Âm nhạc, mà công vịêc là nghiên cứu sưu tầm, cứ nghiên cứu sưu tầm, hệ thống hóa, rồi ...lưu kho, còn các trường nhạc thì thiếu giáo trình vẫn cứ tiếp tục thiếu giáo trình. Các giáo viên trường nhạc phải "è cổ" ra gánh trên vai mình đến vài thứ trách nhiệm: nào dạy, nào soạn giáo án, lại soạn cả giáo trình, rồi lại nhân thể sáng tác, biểu diễn luôn! Vì nếu họ không làm thì không biết ai làm cho! Trong khi đó không có sự chuyển giao những thành quả của Viện Âm nhạc cho bên dạy nhạc để biến những kiến thức đó thành sống động.
    Hậu giải thưởng hay cuộc mưu sinh chật vật của các học sinh nhạc cụ truyền thống
    Theo nhận định có phần lạc quan của một số vị đầu ngành trong lĩnh vực nhạc cụ truyền thống thì chỉ 20 % số học sinh Nhạc viện ra trường tiếp tục theo nghề, còn lại đành ngậm ngùi dứt áo sau 16 năm dày công khổ luyện. Nhạc sĩ Thao Giang một lần nữa lại chua chát: "Vào học từ năm 7 tuổi, khi ra trường đã hai mươi mấy, gần một phần ba cuộc đời ở trong Nhạc viện! Đã theo được ngần ấy năm, chả phải nhân tài kiệt xuất gì thì cũng phải có năng lực ở một mức độ nào đó. Thế nhưng ra trường, nếu có biên chế thì được nhà trường giữ lại làm giảng viên. Còn thường thì về các đoàn sâu khấu dân tộc, đoàn ca múa nhạc, dàn nhạc, các nhà văn hóa, đài phát thanh, sở Văn hóa, bấy giờ nhìn cái lương cơ bản 270 ngàn đồng một tháng mà những người tâm huyết nhất cũng phát hoảng!".
    Nên chăng Nhà nước có một chế độ đãi ngộ đặc biệt với những thí sinh đã đoạt giải trong lần này, để họ không đến nỗi bị lãng quên như sau lần thi I. Trong số các gương mặt sáng giá của lần I, có lẽ chỉ có Lê Minh (giải nhì về Nhị) là có một triển vọng tương đối trong sự nghiệp: được giữ lại trường làm giảng viên.
    Danh sách thí sinh đoạt giải
    Bảng A:
    - Giải nhất: Nguyễn Thành Nhân, đàn nhị, Nhạc viện HN
    - Giải nhì: Lã Cẩm Uyên, đàn tranh, Trường CĐ VHNT Hà Nội; Đồng Minh Anh, đàn bầu, Nhạc viện HN.
    - Giải ba: Trần Thị Bích Hồng, đàn bầu, Nhạc viện HN; Bùi Thị Phương Nhung, đàn tranh, Nhạc viện HN.
    - Giải khuyến khích: Bùi Công Thơm, Sáo trúc, Nhạc viện HN; Nguyễn Huỳnh Sơn, đàn bầu, thí sinh tự do.
    Bảng B:
    - Bộ môn đàn tranh: Giải nhất - Vũ Thị Việt Hồng, Nhạc viện HN; Nhì - Đặng Thị Quỳnh Nga, Trường VHNT Huế; ba - Vương Thúy Hồng, Nhạc viện HN; Khuyến khích - Phạm Hồng Hạnh, Nhạc viện HN, Kiều Vũ Chinh, Nhạc viện TP.HCM
    - Bộ môn đàn nhị: Nhất - Lê Quang Dũng. Nhì - Lê Minh; Ba - Trần Đức Xâm; Khuyến khích - Nguyễn Kim Ơn, Ngô Hồng Quang. Các thí sinh đều của Nhạc viện HN.
    - Bộ môn Sáo trúc: Nhất - Nguyễn Hoàng Anh, Nhạc viện HN; Nhì - Đồng Quang Vinh, Nhạc viện HN; Ba - Nguyễn Xuân Chung, Trường CĐ VHNT HN; Khuyến khích - Nguyễn Ngọc Anh, Mạc Đức Phương, Nhạc viện HN.
    - Bộ môn Đàn bầu: Nhất - Lê Hoài Phương, Nhạc viện HN; Nhì - Nguyễn Thị Mai Thuỷ, Trường CĐ VHNT HN; Ba - Nguyễn Thị Thuỷ, Nhạc viện HN; Khuyến khích - Nguyễn Duy Thịnh, Nguyễn Quang Hưng, Nhạc viện HN.


    Đỗ Diễm Huyền
    http://www.vnn.vn/vanhoa/amnhac/2003/12/41242/
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    21 nghệ sĩ đoạt giải Mai vàng lần 9
    Tối qua, 14-1-2004, báo Người lao động đã tổ chức lễ công bố và trao giải Mai vàng lần 9 cho 21 nghệ sĩ. Đây là kết quả của gần 28.000 bạn đọc đã tham gia bình chọn
    Bảng A: Lĩnh vực biểu diễn sân khấu
    1. Nam nghệ sĩ cải lương: Kim Tiểu Long trong vai Lục Vân tiên vở Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga.
    2. Nữ nghệ sĩ cải lương: Thoại Mỹ vai Ngọc Lan trong vở Lời thứ tội muộn màng.
    3. Nam nghệ sĩ kịch nói: Khánh Hoàng vai giáo sư Nhân trong vở Chuyện bốn mùa.
    4. Nữ nghệ sĩ kịch nói: Hồng Vân vai chị Dậu trong vở Chị Dậu.
    5. Nam diễn viên hài: Tấn Beo vai Tèo trong vở Vì sao lên chùa?
    6. Nữ diễn viên hài: Thúy Nga vai Tào trong vở Giũ áo bụi đời.
    7. Đạo diễn sân khấu: Thanh Thủy vở Tiếng vạc sành.

    Bảng B: Lĩnh vực biểu diễn ca múa nhạc
    1. Nam ca sĩ Quang Dũng với ca khúc Vì đó là em của nhạc sĩ Diệu Hương.
    2. Nam ca sĩ Đan Trường với ca khúc Giấc mơ màu xanh của nhạc sĩ Lê Quang.
    3. Nữ ca sĩ Mỹ Tâm với ca khúc Ước gì của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh.
    4. Nữ ca sĩ Hồng Nhung với ca khúc Một ngày mới của nhạc sĩ Huy Tuấn.
    5. Nhạc sĩ Lê Quang với ca khúc Giấc mơ màu xanh.
    6. Nhóm múa Những ngôi sao nhỏ với chương trình Nhớ ơn thầy cô ngày 20-11-2003.
    Bảng C: Lĩnh vực điện ảnh, phim truyền hình
    1. Nam diễn viên Trần Lực vai Tống Văn Sơn trong phim Nguyễn ái Quốc ở Hồng Kông.
    2. Nữ diễn viên Kim Khánh vai Thảo Linh trong phim Lưới trời.
    3. Đạo diễn Phi Tiến Sơn với phim Lưới trời.
    4. Chương trình truyền hình Chiếc nón kỳ diệu của Đài truyền hình VN
    5. Chương trình truyền hình Thay lời muốn nói của đài truyền hình Tp.HCM, HTV7
    6. Chương trình Sài Gòn buổi sáng của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM
    7. Sân khấu ca nhạc: Trung tâm ca nhạc Lan Anh
    8. Sân khấu kịch nói: Sân khấu kịch Phú Nhuận.

    Netnam http://music.netnam.vn/index.asp?sysid=wjvmqeq6isnd&sysidold=v9cohhconpqg&progid=23002&newsid=24602
  9. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
  10. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Chiếc bánh ngày xuân.
    Ca sĩ Lam Trường, bà xã Ngô Ý An cùng Trung Nghĩa đã được trao tặng giải nhì cuộc thi gói bánh chưng và bánh tét trong lễ hội Chiếc bánh ngày xuân diễn ra đêm 28 Tết (19-1-2004) tại sân ngoài trời NVH Thanh Niên.[​IMG] Hàng ngàn bạn trẻ đã đến với lễ hội Chiếc bánh ngày xuân diễn ra đêm 28 Tết (19-1-2004) tại sân ngòai trời NVH Thanh Niên do Trung ương Hội LHTN VN phối hợp cùng Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tổ chức nhằm khơi gợi lại không khí nấu bánh ngày xuân đồng thời thể hiện một nghĩa cử đẹp với những chiếc bánh tình nghĩa gởi tặng những đơn vị đặc biệt.Một không khí rất ?odân gian? và đón tết được bày biện gây sự thú vị cho người tham dự. Ngòai cửa là các ụ rơm, bụi hoa cúc, chiếc xe thổ mộ? Lối vào có các cô thôn nữ đón khách. Sân khấu được ?otrồng? những cây chuối xanh ươm tàu lá... Có 30 đội (mỗi đội 3 người ?" gồm nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu, diễn viên, vận động viên, nhà báo, sinh viên...) tham gia tranh tài gói bánh chưng và bánh tét để hưởng ứng chỉ tiêu 7.000 chiếc bánh gởi đến các bệnh nhân tại trung tâm Ung bướu, trung tâm lao Phạm Ngọc Thạch, trung tâm sức khỏe tâm thần, các chiến sĩ cảnh sát, công nhân vệ sinh, công nhân đường Trường Sơn, trại phong tỉnh Đak Lak, các trẻ em trong mái ấm tình thương ở TP.HCM...Theo cô Nguyễn Dzõan Cẩm Vân (hội đồng giám khảo), chiếc bánh chưng và bánh tét phải đảm bảo yêu cầu gói đúng tỷ lệ, có độ chặt để khi nấu không bị bung ra và nấu xong thì nhìn chiếc bánh đẹp mắt. Các bạn trẻ đã say mê theo dõi và cổ vũ cho rất nhiểu đội tham gia như đội của đôi vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân, Khắc Triệu; ca sĩ Thanh Thảo, Minh Du, nhóm Mắt Ngọc, đội người mẫu Xuân Lan, nhóm sinh viên Campuchia?Sau khi gói xong, 10 đội đạt điểm cao về chất lượng tiếp tục lọt vào vòng chung kết thi trả lời vấn đáp các câu hỏi về tục lệ ngày tết cổ truyền của dân tộc để chọn ra ba đội đọat giải cao nhất. Kết quả:-Giải nhất: đội ca sĩ Nguyên Vũ, diễn viên hài Thúy Nga-Giải nhì: đội của nhà báo Trung Nghĩa (báo Tuổi Trẻ), vợ chồng Lam Trường ?" Ngô Ý An.-Giải ba: đội nhóm ca Mắt Ngọc.Thông qua báo Đất Mũi cuối tuần, Trung Nghĩa, Lam Trường và Ngô Ý An đã nhờ chuyển tòan bộ giải thưởng đến các học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM).
    Trung Nghĩa
    http://trungnghia.com/html/view_info.php?inf_infoid=532

Chia sẻ trang này