1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0


    Một cái nhìn về âm nhạc Việt Nam hải ngoại
    Nhà văn Đỗ Minh Tuấn (Việt Nam) phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Quang Tuấn (Úc) về tình hình âm nhạc hải ngoại. Cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 5, 2003. Dưới đây là một trích đoạn.

    **T: Là một nhà khoa học, một nhạc sĩ sáng tác, anh thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại so với âm nhạc trong nước có gì khác, có gì mới, có gì hơn và có gì còn chưa tới?
    PQT: Có khác nhiều vì hoàn cảnh ngoài nước và trong nước rất khác nhau. Ở ngoài nước, số thính giả khá ít và ít người trẻ. Vì đụng chạm với môi trường văn hóa xa lạ nên phần đông thính giả đi tìm về cái cũ làm chỗ nương tựa. Trong nước, số thính giả đông hơn và nhiều người trẻ, thích mới lạ. Ngược lại, nhạc sĩ hải ngoại có nhiều cơ hội tiếp cận với cái mới hơn nhạc sĩ trong nước.
    **T: Theo anh âm nhạc hải ngoại có mấy dòng? Đặc điểm và thành tựu của mỗi dòng là gì?
    PQT: Theo tôi, nhạc Việt Nam chưa đủ phong phú để chia thành nhiều dòng như jazz, blues, classical, avant-garde, country, rock, rap, v.v. của Tây phương. Thay vì vậy tôi xin tạm chia thành hai dòng: "nhạc phổ thông" và "nhạc khai phá". Hai dòng nhạc không hoàn toàn riêng rẽ, có những bản nhạc phổ thông như của Phạm Duy, Lê Thương, Trịnh Công Sơn có một giá trị "khai phá" nào đó (dù nhiều khi chỉ là khai phá đối với Việt Nam), và có những bản nhạc khai phá sau một thời gian dài được quần chúng chấp nhận và trở thành khá phổ thông như nhạc của Debussy, Satie hay Le Sacre Du Printemps của Stravinsky. Có người gọi nhạc khai phá là "nhạc nghệ thuật", tuy nhiên gọi như vậy cũng không chính xác lắm và có thể mích lòng những người viết nhạc phổ thông. Nhiều bản nhạc phổ thông xử dụng những kỹ thuật sẵn có một cách tài tình để gây "cộng hưởng" ở người nghe, đó cũng là một giá trị nghệ thuật.
    Nhạc phổ thông là nhạc - hầu hết là ca khúc ?" xử dụng những kỹ thuật đã quen thuộc và "bảo đảm hiệu quả", có thể tìm thấy trong sách dạy viết nhạc nhập môn. Nói chung, đó thường là những bài ca có hầu hết các đặc điểm như sau: thể điệu quen thuộc, dễ nghe, quyến rũ thính giả chỉ nhờ vào lời ca và giai điệu, dùng ngũ cung hay thất cung, với cấu trúc ABA, tiết tấu đều đặn theo một nhịp khiêu vũ quen thuộc, chủ âm rõ rệt và về chủ âm thường xuyên, có tiến trình hợp âm quen thuộc kiểu như I-II-V-I, với những đường giai điệu (melodic line) êm đềm và dễ đoán, lời lẽ tình cảm mùi mẫn.
    Nhạc phổ thông viết ra để phục vụ những nhu cầu của quần chúng, cơ bản là nhu cầu giải trí, khiêu vũ, nhưng cũng còn những nhu cầu tinh thần: tâm linh, tôn giáo, tình cảm (tình yêu, tình gia đình, tình quê hương, hoài cổ), hoặc giáo dục trẻ em v.v. Tuy nhạc phổ thông không chủ ý khai phá và do đó giá trị nghệ thuật có phần giới hạn, nhưng nó cần phải nói tới, vì đây là loại nhạc mà có lẽ 99% quần chúng nghĩ tới khi họ nói tới "nhạc". Vì mục đích chính là phục vụ những nhu cầu của quần chúng, nên sự tiến triển của nhạc phổ thông gần như hoàn toàn tùy thuộc vào thị hiếu của quần chúng, phản ảnh qua số băng bán được của vài trung tâm thương mại như Asia, Thúy Nga Paris. Cái "hay" của một bản nhạc phổ thông thường được đo lường bằng số người thích bản đó.
    Những người trẻ sinh ra ở hải ngoại thì đã có nhạc trẻ Tây phương để giải trí, họ ít nghe nhạc Việt Nam. Chỉ có những người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam mới nghe nhạc phổ thông Việt Nam, mà tuổi trung bình của họ bây giờ có lẽ chừng 50. Ca nhạc đối với họ phần lớn là để giải trí và xoa bóp nỗi sầu hoài hương, hoài cổ. Do đó, họ không thích nhạc "mới mẻ" mà tìm nghe những tác phẩm tiền chiến (trước 54) hoặc của miền Nam trước 1975, hoặc những tác phẩm mới nhưng làm theo phong cách cũ. Các tác giả, hoặc những người viết từ trước khi di cư, hoặc bắt đầu viết sau này, nếu muốn được ưa thích thì vô tình hay cố ý phải hướng sự sáng tác của mình theo những đường hướng đó.
    Ngoài những trung tâm phát hành lớn, các nhạc sĩ ca sĩ trong dòng nhạc phổ thông (cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư) cũng có thể tự ra băng hay tổ chức văn nghệ, nhưng dù làm thương mại không phải là mục đích chính của họ, nhạc của họ cũng vẫn cùng những đặc tính như trên.
    Tuy không làm ra được gì mới mẻ, nhưng thành tựu lớn của dòng nhạc phổ thông hải ngoại là đã bảo tồn được hầu hết tác phẩm cũ của một số nhạc sĩ một thời bị cấm ở Việt Nam, nhất là Phạm Duy. Những tác phẩm này là một phần quan trọng trong gia tài âm nhạc Việt Nam và khi đất nước mở cửa thì những nhạc này lại được lưu hành trong nước.
    Dòng "nhạc khai phá", tức là nhạc có mục tiêu sáng tạo để mở rộng ranh giới của nghệ thuật (như nhạc avant garde, nhạc "jazz thử nghiệm") thay vì để phục vụ cho số đông, thì số người sáng tác hãy còn rất ít và ít được quần chúng Việt Nam biết tới. Tuy nhiên số lượng tác phẩm của họ khá lớn và có một số tác phẩm đồ sộ đáng chú ý, vì các tác giả này phần đông là những khúc tác gia (composers) chuyên nghiệp và thành danh trong giới nhạc quốc gia hay quốc tế. Trong những người có tên tuổi có thể kể Phan Quang Phục (Mỹ), Hoàng Ngọc-Tuấn, Lê Tuấn Hùng (Úc), Nguyễn Thiên Đạo, Tôn Thất Tiết, Trần Quang Hải, Nguyên Lê (Pháp), v.v. Những tác giả này nếu có dùng nhạc truyền thống thì cũng thường kết hợp với nhạc hiện đại.
    **T: Những cái mới trong âm nhạc Việt Nam hải ngoại là gì? Những cái mới đó đã phát huy cái gì, kế thừa cái gì và khước từ cái gì trong âm nhạc Việt Nam truyền thống?
    PQT: Về chủ đề, nhiều tác phẩm hải ngoại, trong cả hai dòng nhạc phổ thông và khai phá, đã dùng chủ đề "diaspora" và những trăn trở về sự đụng chạm văn hóa trong đời sống thường ngày, đây cũng là một đóng góp để mở rộng "kinh nghiệm sống của dân tộc " ra ngoài những chủ đề cũ như tình yêu, chiến tranh, làng mạc...
    Còn ngoài ra, âm nhạc phổ thông, như đã nói, không có cách tân mà chỉ bảo tồn. Có thể có một vài đổi mới trong kỹ thuật trình diễn (do cộng tác với các phòng thu và nhạc công Tây phương), trong cách hòa âm phối khí, nhưng những nét chủ yếu thì không có gì thay đổi.
    Về các dòng nhạc khai phá, đối với những người muốn cách tân, sống ở hải ngoại đem tới rất nhiều thuận lợi vì họ được tiếp cận nhiều với đủ các loại nhạc trên thế giới, qua phát thanh, thư viện, internet, CD, các buổi hòa nhạc, học hỏi và tiếp xúc trực tiếp với các đàn anh. Do đó họ dễ dàng học hỏi từ các luồng nhạc khác và đem những yếu tố mới vào nhạc của họ, hoặc phát minh ra những gì hoàn toàn mới. Kế thừa cái gì thì tùy trường hợp mỗi tác giả, tuy nhiên tôi nghĩ không hề có việc "khước từ" cái gì cả trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, trái lại là đằng khác, ai cũng khao khát biết nhiều hơn về nhạc truyền thống ViệtNam để xử dụng theo phong cách của mình. Tuy nhiên, vì sống trong một môi trường đa dạng, phong phú và nhiều cá nhân chủ nghĩa (individualism) hơn, nên họ sẽ xử dụng những yếu tố truyền thống theo phong cách riêng của họ, kiểu như kỹ thuật đồng song thanh trong nhạc đương đại không dùng theo cách cổ truyền của Mông Cổ hay Tuva. Họ không sợ bị phê bình rằng dùng thế này là "lai căng", thế kia là "không đúng truyền thống", v.v. (trừ phi họ cố ý muốn làm một khúc nhạc hoàn toàn truyền thống, dĩ nhiên). Họ không sợ mất truyền thống, vì họ nghĩ rằng giữ truyền thống là việc của các nhà nghiên cứu, các thư viện và các nhạc sĩ "truyền thống chính hiệu" chứ không phải việc của họ.
    Họ được tiếp cận với những dòng nhạc mới mẻ trên thế giới hoặc những dòng nhạc từ những đất nước xa xôi hẻo lánh mới được khám phá gần đây (do phong trào nghiên cứu nhạc dân tộc ?" ethnomusicology - nở rộ mấy chục năm nay) nên cảm quan mỹ thuật của họ không còn bị gò bó trong cái khung mỹ thuật truyền thống hay khung cổ điển - lãng mạn Tây phương thường được người thành thị Việt Nam coi là khuôn mẫu.
    Trí thức Tây phương tuy tôn trọng triệt để những gì đã có trước ?" khi nhắc lại một câu nói của tiền nhân họ không dám nhắc sai một chữ và luôn luôn viết rõ tên tuổi và tác phẩm của người được nhắc ?" nhưng luôn luôn tự tin là mình có thể làm khác, làm hay hơn những gì tiền nhân đã làm. Một số nhạc sĩ hải ngoại đã thấm nhuần tinh thần đó và họ có một cái nhìn rất khác về sáng tạo so với các nhạc sĩ Việt Nam.
    Nói tóm lại theo tôi thì cái mới của nhạc hải ngoại là ở cảm quan mở rộng và tinh thần bạo dạn khai phá của người làm nhạc. Chỉ riêng việc đánh đổ thành kiến "văn hóa Việt Nam thì phải cổ, phải truyền thống, cái gì mới tức là văn hoá Tây phương hay là lai căng" đã là một đóng góp đáng kể cho nghệ thuật Việt Nam. Một nền nghệ thuật lành mạnh thì không thể sợ cái mới. Tuy nhiên những cái thực sự mới đó thường khó cảm nhận hơn và dễ gây hiểu lầm là lập dị để được chú ý, bởi những người Việt Nam còn giữ mỹ quan truyền thống, tức là đại đa số.
    **T: Công chúng âm nhạc hải ngoại có đặc điểm gì? Có đủ trình độ thưởng thức những nhạc phẩm cách tân không? Phải chăng phần lớn công chúng hải ngoại mang mỹ cảm tiền chiến?
    PQT: Như đã nói, đặc điểm là: trung niên hoặc già (thường là chừng 35-40 trở lên, trung bình chừng 45-50), hoài hương và hoài cổ, nghe nhạc để tìm lại cái quen thuộc thời xa xưa (tiền chiến và miền Nam trước 75) chứ không phải để tìm cái mới mẻ. Gọi là mỹ cảm tiền chiến cũng được. Đối với họ nhạc tiền chiến là thời kỳ vàng son, là đỉnh cao của nghệ thuật nhạc Việt Nam, nhạc bây giờ không thể "hay hơn" được nhạc tiền chiến. Nhạc sĩ tiền chiến được coi như những siêu nhân, những Mozart và Beethoven của Việt Nam. Muốn khen một bản nhạc mới, họ có thể nói "nghe như nhạc tiền chiến". Nhiều nhóm nhạc được thành lập với những cái tên đại khái như "Một Thời Vang Bóng" (đây chỉ là 1 tên tưởng tượng, tôi xin miễn nói đến tên thật của nhóm nào để khỏi đụng chạm) để hát nhạc tiền chiến.
    Người "có trình độ" thì thường tìm vào nhạc cổ điển-lãng mạn Tây phương hay mới lắm là jazz, là những cái thường được người Việt Nam trước 75 (và người Việt Nam bây giờ) coi là "cao cấp". Giới trẻ mà có trình độ vì được huấn luyện ở trường thì có thể thích thám hiểm những cái mới lạ hơn, nhưng họ lại thường đi vào nhạc Tây phương chứ ít để ý đến nhạc Việt Nam.
    **T: Tương lai âm nhạc Việt Nam hải ngoại ra sao? Anh có ý định về Việt Nam xây dựng các chương trình âm nhạc?
    PQT: Nghề chính của tôi không cho phép tôi có những hoạt động như về Việt Nam xây dựng chương trình âm nhạc, tôi chỉ đóng góp bằng cách sáng tác và tìm cách quảng bá những gì tôi cho là mới lạ nhưng vẫn không quá xa khả năng cảm nhận của thính giả, kiểu như là một cái cầu nối đi vào nhạc khai phá (xin xem trang âm nhạc của Tiền Vệ hoặc www.tuanpham.org ).
    Tuy nhiên, gợi được sự tò mò của một thính giả Việt Nam với cái "hơi mới" cũng đã là cả một sự khó khăn, vì cái thành kiến rằng "nhạc hay thì phải dễ nghe" đã ăn sâu vào tâm thức của thính giả Việt Nam. Chữ " khó nghe" kể như là bản án tử hình của một bản nhạc. Chữ "lối mòn" dùng trong âm nhạc rất chính xác, vì khi đã nghe quen một điệu nhạc thì dường như trong tai óc ta đã có một cái rãnh bánh xe bò, điệu nhạc đi ra ngoài một chút là thấy "kênh xe", chói tai liền. Cảm quan của thính giả trung bình, nghe nhạc một cách thụ động, là tổng thể những cái rãnh như vậy, lâu ngày thành một cái vực sâu hoắm khó ra khỏi.
    Về tương lai âm nhạc Việt Nam hải ngoại thì tôi nghĩ rằng nhạc phổ thông sẽ dần dần bị thay thế bởi nhạc phổ thông từ trong nước. Điều này không thể tránh được vì thế hệ một sẽ biến mất và các thế hệ sau hòa nhập vào xã hội bản xứ. Nhạc khai phá hải ngoại thì sẽ tiếp tục phát triển và được nhiều người biết đến hơn (tuy vẫn chỉ là 1 thiểu số sành điệu), nhờ có internet, và chắc sẽ đóng góp một vai trò đáng kể trong việc phát triển nhạc hiện đại / khai phá ở trong nước. Số người sáng tác và nổi tiếng cũng sẽ tăng, và dù hoà nhập họ sẽ không quên nguồn gốc Việt Nam vì đó là một vốn liếng quí cho người sáng tác đương đại. Trong nước cần giúp họ trau dồi những vốn liếng đó bằng phương tiện internet, multimedia và bằng seminars, hợp tác nghệ thuật.
    Những phương tiện multimedia mới như MIDI, mp3, Real Audio, Flash v.v. rất thuận tiện cho việc truyền bá những tác phẩm phi thương mại. Mới đây, đã có một trang web đầu tiên chuyên về nhạc đương đại Việt Nam (và các bộ môn nghệ thuật khác) là trang Tiền Vệ (tienve.org) do Hoàng Ngọc-Tuấn và Nguyễn Hưng Quốc chủ trương.
    Một điều đáng tiếc, theo tôi, là khoảng cách quá xa giữa hai dòng nhạc, phổ thông và khai phá. Một nền âm nhạc lành mạnh và phong phú như của các nuớc tiền tiến thì phải có sự tương tác (interaction) thường xuyên, như ta đã thấy nhạc jazz từ một thể loại phổ thông của người da đen thành một dòng nhạc đa dạng và có nhiều khai phá nhờ ảnh hưởng của nhạc hàn lâm, và ngược lại sự phóng khoáng của jazz đã ảnh hưởng nhạc hàn lâm rất nhiều. Một ví dụ khác là ban Beatles đã đem nhạc Ấn Độ vào dòng nhạc Pop. Những tương tác đó gần như không bao giờ có trong nhạc Việt Nam. Cần thêm nhiều tác phẩm "bắc cầu" giữa hai dòng nhạc, và những buổi trình tấu và phát thanh cho công chúng trong đó có những bản nhạc khai phá, được dẫn giải, song song với nhạc phổ thông (kiểu như các hoạt động "phổ biến khoa học" - science popularization - của Carl Sagan, Isaac Asimov, David Attenborough đã dẫn rất nhiều thanh thiếu niên vào con đường khoa học).
     
     
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 20/03/2004
  2. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Điểm lại những sự kiện của làng âm nhạc VN trong năm quacác ngôi sao nghệ sĩ trên vòm trời nhạc Việt đã tắtCác ngày cuối năm là dịp điểm lại những sự việc trong năm sắp hết. Trong lãnh vực nhạc Việt, năm ngoái có các tin vui nhưng cũng có các tin buồn về sự ra đi vĩnh viễn của một số nghệ sĩ. Trước tiên, Thy Nga xin gởi đến quý thính giả các tin vui: - Vào tháng 11, Nhạc Cung Đình Việt Nam được UNESCO công nhận là ?okiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại?. - Nhạc sĩ Trần Quang Hải đạt nhiều thành công. Đặc biệt là có một cuốn phim tài liệu, tựa đề là ?oChân dung Trần Quang Hải? do ba nữ sinh viên thực hiện, miêu tả các bộ môn: hát đồng song thanh, đàn môi, và muỗng của ông. Cuốn phim này dài 16 phút, được trình chiếu tại Viện Nghiên Cứu Phát Triển ở Paris vào tháng 12. - Vừa bước qua năm 2004 thì có tin là ban tổ chức World Peace Music Awards (giải Âm Nhạc Hòa Bình Thế Giới) công bố trao giải năm nay cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để ghi nhận tấm lòng thiết tha của ông cho hòa bình. Trịnh Công Sơn là người Việt Nam đầu tiên được chọn lãnh giải thưởng này. Về tin buồn thì nhiều hơn, các ngôi sao trên vòm trời nhạc Việt đã tắt trong năm qua là * Ca nhạc sĩ Duy Khánh nổi tiếng về những bản chứa chất tình tự dân tộc, nhất là hướng về miền Trung, nơi anh sinh trưởng. Duy Khánh cũng viết một số nhạc phẩm nói lên tình gia đình, tình bằng hữu như bản ?oNhững ngày xưa thân ái? do anh trình bày sau đây. Duy Khánh từ giã cõi đời vào ngày 12 tháng Hai tại Quận Cam, Hoa Kỳ. * Nhạc sĩ Vô Thường chuyên đàn guitar. Khởi đi từ hai cuốn băng ?oRu khúc mộng thường? 1 và 2 trình làng vào tháng Tư năm 1987 tại Quận Cam. Số tiền bán băng trong buổi ra mắt này, anh đưa tặng Ủy Ban Cứu Trợ Quốc Tế để giúp trẻ mồ côi ở các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Sau này, Vô Thường cũng đóng góp rất nhiều từ thâu hoạch của anh, cho các tổ chức từ thiện. Tấm lòng dành cho đồng bào kém may mắn, cho bạn bè, là điểm son của người nghệ sĩ này. Điều đặc biệt nữa là anh đàn bằng tay trái. Sang thời kỳ CD, Vô Thường thực hiện hơn 120 cuốn, xâm nhập được cả thị trường Mỹ. Cuộc sống của anh nhiều nỗi buồn hơn vui, vào tháng Tư 2003, nhạc sĩ Vô Thường đã trở về với cát bụi. * Nhạc sĩ Chín Tâm nguyên là giảng viên trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon, dạy đàn tranh, đàn kìm. Vào năm 1970, trường cử một số nhạc sĩ trong đó có ông, đi biểu diễn văn nghệ tại Hội Chợ Quốc Tế ở Osaka, Nhật Bản. Ông cũng nguyên là giảng viên trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2. Nhạc sĩ Chín Tâm thông thạo những bài theo các điệu Bắc, Nam, Hạ, Oán, Ngự. Và từng sáng tác các bản như ?oXuân tình?, ?oBắc Oán?, ?oKim Tiền chấn?, ?oXàng xê nhịp 32?, ? Nhạc sĩ Chín Tâm từ trần vì bạo bệnh vào ngày 11 tháng 8 tại thành phố Hồ-chí-Minh. * Nhạc sĩ Trần Đình Quân của phong trào du ca. Sách nhạc tựa đề ?oVườn dâu xanh? do ông viết, gồm hai phần: Phần 1 có 10 bài, nói lên tâm tình của người thanh niên với quê hương và mái trường. Phần 2 có 12 bài du ca về thân phận con người ở đất nước chiến tranh. Băng nhạc ?oVườn dâu xanh? với các giọng ca Khánh Ly, Duy Khánh, Thiên Trang, Hương Lan, Như Mai, và Xuân Sơn được trung tâm Trường Sơn của Duy Khánh phát hành. Nhạc sĩ Trần Đình Quân qua đời vào ngày 22 tháng 9 tại California. * Ca sĩ Thanh Hùng từng đoạt huy chương vàng về thi hát, và là giọng hát ăn khách tại Saigon vào các năm 1960. Ông cũng theo đoàn Hoàng Thi Thơ đi trình diễn nhiều nơi trong nước, và ra nước ngoài. Sau biến cố 1975, sang Pháp định cư, Thanh Hùng quay ra hát các bài về tâm linh. Ông đã ra đi vĩnh viễn vào ngày 9 tháng 10 tại Pháp. * Nhạc sĩ Trần Hoàn qua đời ngày 23 tháng 11, là giới chức về văn hóa của nhà nước Việt Nam. Nhạc phẩm nổi tiếng của ông là bài ?oSơn nữ ca? viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mời quý vị nghe Như Mai trình bày sau đây * Ca sĩ Anh Tú sinh trưởng trong một gia đình nghệ sĩ, bố là nhạc sĩ đàn nhị Lữ Liên, chị là ca sĩ Bích Chiêu, kế đó là nam ca sĩ Tuấn Ngọc rồi đến các em gái Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích. Anh Tú nổi tiếng vào năm 1969 với ca khúc ?oWhat?Ts now my love?. Anh ca hát trong ban ?oThe Blue Jets? hay với các em trong nhóm ?oThúy-Hà-Tú?. Năm 1972 thì ban nhạc Uptight được thành lập, với anh là ca sĩ chính. Ở quận Cam, Anh Tú là ca sĩ thường trực tại vũ trường Majestic, và đang cùng với anh em trong gia đình sửa soạn cho sự tái hợp của ban Uptight, dự định vào đêm 27 tháng 12, thì anh vội vã ra đi, trước đó chỉ 24 ngày. Anh Tú thường hát những ca khúc ngoại quốc với lời Việt. Mời quý vị nghe bản ?oĐôi bờ? lời Việt do Lữ Liên viết, Anh Tú trình bày. (audio clip) * Nhạc sĩ Lê Hựu Hà của phong trào nhạc trẻ Việt Nam hồi cuối thập niên 60, đầu thập niên 70. Lê Hựu Hà đột ngột qua đời vào ngày 9 tháng 5 tại thành phố Hồ-chí-Minh. Một trong các nhạc phẩm của anh được giới trẻ mến chuộng là bản ?oTôi muốn?. Elvis Phương hát đến quý vị. (audio clip) Trong âm thanh ca khúc ?oTôi muốn?, Thy Nga xin kết thúc chương trình kỳ này ? Chào tạm biệt quý thính giả.Thy Nga (radio RFA)
     
     
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 05:19 ngày 20/03/2004
  3. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0

    NS Quốc Bảo nói về nhạc Việt trong năm qua Nhạc Việt năm 2003 - nhìn lại và dự báo


    [​IMG]


    Một năm trôi qua nhẹ, ít biến động. Một năm của những gương mặt chưa định hình. Một năm của sự lụi tàn đối với những ngôi sao ca nhạc cũ... Còn năm mới?

    Ca sĩ giải trí thắng thếHơn ba trăm ngày vừa qua ít ra cũng ghi dấu sự thắng thế của những ca sĩ giải trí trong trận quyết đấu giành fans. Chẳng phải thế sao, khi mà hơn ba năm nay (kể từ khi nhạc ?ochợ? được sủng ái), các ca sĩ dòng chính thống vẫn ngủ mơ trong vòng tay ấp ủ của những người hâm mộ cật ruột, và chỉ bừng tỉnh khi thấy mình bị tiếm ngôi bởi những Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng? Chẳng phải thế sao, khi mà một Mr. Nothing như Đàm Vĩnh Hưng nhận một lời khen tặng từ MC giải Làn Sóng Xanh: ?oTài năng của anh là không thể chối cãi?(?), khi Hồng Nhung lạc lõng giữa những đàn em bừng bừng khí thế thị trường, cũng trong buổi phát giải vừa kể? Có chiến thắng thì có niềm vui, dẫu thắng kiểu gì đi nữa, để có thể nói rằng năm qua đâu phải một năm buồn?Lại một ?oniềm vui? khác: làng nhạc được dịp dự khán màn ảo thuật chim bồ câu của Quang Huy, người sinh ra Ưng Hoàng Phúc. Bồ câu đẹp, trắng muốt, song nó lại báo hiệu gây hấn, giận dữ và những trò hù dọa. May mắn, nó chết khá nhanh, kéo theo là sự lụn bại của những cái tên ăn theo.?oNiềm vui? khác nữa: bùng nổ fanclubs. Khi nhạc ?ochợ? thắng thế, dù muốn dù không, các câu lạc bộ hâm mộ cũng sẽ sinh sôi như nấm sau mưa. Các fan thiếu niên đua nhau buộc khăn, vẽ mặt, hò hét và chửi nhau từ ngoài đường lên đến Internet, từ bạn đồng hội đến thần tượng khác hội. Quái trạng ấy xứng đáng làm thành một cuốn phim hài kinh phí thấp, lợi nhuận cao, khiến những người yêu nhạc trưởng thành phải lắc đầu. Nó không bộc lộ sự sa sút của thị hiếu như nhiều người nghĩ ?" nó là biểu hiện suy thoái văn hóa.Những niềm vui thậtThứ nhất, những chương trình biểu diễn do Đài Truyền hình tổ chức đã đạt được yêu cầu chất lượng đáng quý. Dẫu còn lụp chụp khâu này khâu nọ, show Hồng Nhung và Trần Thu Hà của VTV3 cũng báo một điềm lành cho dân yêu nhạc: rồi đây chúng ta sẽ có những shows tử tế như Save the Music hoặc Live From Request của Âu Mỹ.Kế đến, nhạc dance/hip-hop được công nhận. Một ví dụ: Ngô Thanh Vân ra album, được quảng bá album tại các vũ trường theo đúng tinh thần dance music với rapper và DJ phụ trợ. Hip-hop kiểu Hàn Quốc được ưa chuộng bởi các nghệ sĩ trẻ như nhóm Mây Trắng, Hiền Thục, Đoan Trang.Các ca sĩ mới đã biết rút kinh nghiệm trong việc gửi gắm mình cho các công ty đào tạo. Hiệu quả của các ?olò? ngày càng sa sút, dẫn đến tình trạng đôi co, dùng dằng, hủy hợp đồng trước thời hạn. Điều này cũng góp phần làm thanh sạch môi trường ca nhạc, dập tắt "mộng lớn" của những ca sĩ nghiệp dư và dành chỗ cho những thực tài.Những nhà thiết kế bìa album mới và có nghề sẽ góp phần giúp thanh sạch hóa cung cách design. Hình thức bìa dần dần trở về cổ điển; những kiểu cách quái dị bị loại bỏ.Vài phòng thu mới mở: Nam Tùng, Anh Khoa,.. tạo thêm ?ođất? cho các gương mặt mới tự làm album đầu tay.?oCái chết? của những phòng tràNăm vừa qua, nhiều người đổ mọi nguyên nhân thất bát, lỗ lã, ế ẩm, vụng về, sai lầm của thị trường âm nhạc vào cái tai ương có tên gọi SARS. Kể ra thì cũng đúng một phần. Nhưng, cái gì chết vì SARS thì còn thuyết phục, chứ phòng trà chết là vì nó... đáng phải thế!Chương trình cũ kỹ, quanh quẩn mấy gương mặt "cuối mùa". Bài hát cũ, âm thanh dở, ca sĩ ăn mặc phản cảm, nước uống đắt. Thỉnh thoảng có phòng trà ?ođổi món? bằng những ca sĩ trẻ xếp hàng hát những bài chẳng ai biết. Khách không đến phòng trà vì đã thuộc lòng nhạc mục ở đó.Năm mới, sẽ có những phòng trà tồn tại bất chấp thời thế khó khăn, với điều kiện những người điều hành và cả những ngôi sao được mời hát phải hiểu là khách đến phòng trà muốn được thưởng thức những gì.Cơ hội sẽ quay lưng với ca sĩ trẻLại một tiên đoán bi quan. Nhưng có thể nói khác được chăng, khi hầu hết những cá nhân và tổ chức quản lý ca sĩ đều rút ra được bài học: nghề ca sĩ là nghề bạc, và không sinh lợi cho người đầu tư! Thiếu những người làm manager chuyên nghiệp không phải vì chúng ta chưa có trường đào tạo, mà vì đấy không phải là lãnh vực "ngon ăn". Càng ngày người ta càng mất lòng tin ở những ?onhân tố mới?, và cơ hội cho kẻ muốn vào nghề càng ít.Đĩa lậu giảmĐây là một cố gắng của những ngành chức năng, tuy kết quả cuộc chiến băng đĩa lậu vẫn khá xa vời. Bất chấp những tín hiệu lạc quan về mặt thương mại, người đầu tư vào ngành sản xuất đĩa vẫn không phấn chấn. Họ vẫn sợ lỗ, sợ ôm phải những sản phẩm đầu tay tự làm của những gương mặt vô danh ?" và cả những ca sĩ có danh, ngay album thứ bao nhiêu của họ vẫn cứ là đầu tay, mãi mãi đầu tay.Tủ đĩa nhà bạn có thể sẽ ngăn nắp hơn. Ngành thiết kế đĩa sẽ dần dần công nhận sự hợp lý của khổ CD truyền thống (12x12cm). Hơn nữa, những người hay đòi hỏi làm bìa đĩa ở hình thức chẳng giống ai thường là những ca sĩ thiếu tự tin. Và như đã nói ở trên, năm mới cũng dành quá ít cơ hội cho họ.World music và rockĐây là hai loại nhạc của năm mới. World music, thứ âm nhạc mang đầy đủ những yếu tính văn hóa, chủng tộc, hương xa, sẽ chiếm tâm trí những người sáng tác. Quốc Trung mải mê với Thiện Thanh 2, sẽ phát hành trong năm mới như một tác phẩm world music có chất lượng; và qua đó, người ta sẽ thấy một Quốc-Trung-thật-sự, chứ không phải là một nhạc sĩ đa phong cách như anh biểu lộ trong album Hồng Nhung - Một Ngày Mới. Mỹ Lệ cũng đã tìm thấy ở world music những chi tiết lạ; chính cô sẽ ngả theo dòng này ở Vol.3 đang thực hiện của mình. World music còn lấn sâu vào phong cách sáng tác và hòa âm của nhiều nhạc sĩ phía Nam như Anh Khoa, Vũ Văn Tuyên.Rock trở lại không chỉ bằng sinh hoạt nội bộ của Câu lạc bộ Rock Phan Phù Tiên mà còn bằng những biến thể nu metal, prog rock trong những dự án khá táo bạo của những rocker trẻ. Rock không giống như những gì The Wall đã và đang làm; các rocker mới sẽ trải nghiệm nhiều lối đi, khiêm tốn song thú vị. Vũ Quốc Việt tung ra album nhạc rock tự hát vào cuối năm ngoái, là một trong các cố gắng rock-hóa đáng nghe. Hy vọng năm mới sẽ còn mở ra nhiều cánh cửa bất ngờ nữa.
    Quốc Bảo
     Theo Giaidieuxanh
  4. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0

    Những cái nhất của làng nhạc Việt Nam năm 2003
        Năm 2003 chứng kiến nhiều sự thay đổi quan trọng trong giới âm nhạc. Có những ca sĩ vụt sáng chỉ sau 1, 2 album nhưng cũng có không thiếu ca sĩ bị ám ảnh mãi vì ?ovận đen? của mình. Bỏ ngoài những yếu tố thuộc về cá nhân, phải thừa nhận năm 2003 xứng đáng là mốc son trong xu hướng phát triển của làng nhạc. Xin điểm qua những sự kiện nổi bật nhất.
    Tiêu cực nhất
    [​IMG]    Danh hiệu? ca sĩ ?otiêu cực? nhất có lẽ không ai khác hơn là cô ca sĩ Thương Huyền. Không chỉ ăn cắp điện thoại di động của đồng nghiệp, Huyền còn nhờ đến những tay mặc rô đến ?ohỏi thăm sức khỏe? của người dám tố cáo mình. Thương Huyền thật sự tạo nên một ?odấu ấn? xấu trong giới âm nhạc.
    Mốt nhất[​IMG]    Giải thưởng ca sĩ có phong cách ăn mặc mốt nhất trong năm được trao cho tay saxophone Trần Mạnh Tuấn. Với trang phục nhẹ nhàng và thanh lịch, anh được tạp chí Mốt chính thức trao danh hiệu trên.
    Nhiều Scandal nhất[​IMG]    Mặc dù được nhiều fan hâm mộ nhất nhưng Ưng Hoàng Phúc lại để quá nhiều chuyện không hay xảy ra với mình. Sau khi bị cấm hát một thời gian vì không tôn trọng khán giả với những ?oyêu sách?, Phúc lại tiếp tục làm cho các fan của mình ?ochoáng váng? vì chuyện đánh nhau ở Kiên Giang. Dù đã thanh minh và vụ việc đã qua nhưng ấn tượng của Phúc để lại trong năm qua thật không đẹp tí nào.
    Ra nhiều Album nhất, lên nhanh nhất[​IMG]    Người lập kỷ lục chính là ca sĩ Quang Dung với thành tích là có số lượng phát hành album nhiều nhất. Năm 2003 anh có đến 5 album riêng và càng làm càng thắng. Nhờ đó Dũng tạo nên thị hiếu trong khán giả là quay về với những ca khúc trữ tình tiền chiến. Tên tuổi Quang Dũng cũng bắt đầu ăn khách hơn. Trong năm qua, về phía ca sĩ nam, Dũng là người có bước tiến và lên nhanh nhất.
    Ra đi bất ngờ nhất[​IMG]    Việc vợ chồng Huy MC - Thu Phương ?otạm trú? nước ngoài quá lâu khiến mọi người ngờ rằng Phương trốn ở lại Mỹ. Gần đây, Huy MC có về Việt Nam thăm con rồi sau đó ?obị cấm cung? không được ra nước ngoài nữa, trong khi Thu Phương kẹt ở Mỹ. Sự cố ấy để lại nhiều luyến tiếc cho khán giả.
    Nhiều giải thưởng nhất, album bán chạy nhất[​IMG]    Không ai khác hơn ca sĩ Mỹ Tâm, nhờ những chuyến lưu diễn trời Tây  liên tục. Tâm cũng có mặt trong hầu hết các chương trình ca nhạc và cả  giải thưởng âm nhạc. Cô thường chiếm vị trí cao trong các cuộc bình chọn Ngôi sao Bạch Kim, Làn Sóng Xanh, VTV - Bài hát tôi yêu. Album Yesterday & Now của Tâm chiếm vị trí đầu và phá luôn kỷ lục 40 ngàn đĩa. Bến Thành Audio & Video không kịp in bìa.
    Chia tay đáng tiếc nhất[​IMG]    Thuộc về nhóm boyband MTV, Trung Tùng và Hùng Vũ. Việc Tùng và Vũ lần lượt rời khỏi đã để lại cho khán giả nhiều tiếc nuối. Mặc dù hiện tại MTV vẫn tồn tại với hai thành viên mới, Trung Tùng cũng ra hát riêng với nghệ danh mới nhưng mỗi khi MTV xuất hiện, khán giả vẫn luôn nhắc về bốn chàng trai ?omỗi người một vẻ? trước đây.
    Từ thiện nhất[​IMG]    Tuy có ?osố đen? vì nhiều xích mích nhưng Phương Thanh vẫn được điểm nhờ từ thiện. Chương trình nào Thanh cũng có mặt bất kể thời gian, địa điểm.
    Triển vọng nhất[​IMG]    Không còn quá trẻ nhưng sự kiên trì đeo đuổi dòng nhạc Rock mà Trio 666 đã khẳng định được tên tuổi của mình. Trong khi các nhóm nữ khác xáo trộn về thành viên, rã nhóm? thì Trio 666 đã từng bước, từng bước xây dựng nền móng vững chắc cho mình. Giải triển vọng của chương trình VTV - Bài hát tôi yêu dành cho Trio 666 đã khẳng định thành công cho ba cô gái cá tính này.
    Theo Thể thao ngày nay
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 20/03/2004
  5. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC
    Năm ồn ào ca sĩ trẻ

    Nhìn lại năm 2003, nhiều xì căng dan gây lùm xùm và cũng nhiều ca sĩ trẻ xuất hiện, thành công. San sớt lại, năm qua cũng là một năm sôi động.
     Năm 2003 có thể xem là một năm đại hạn của giới ca sĩ vì có quá nhiều vụ lùm xùm xảy ra.
    Nhiều vụ xì căng đan
    Ðầu năm, hai cặp bầu sô Dũng organ - Ưng Hoàng Phúc, Trần Tuấn Khanh - Huỳnh Anh Tuấn tuyên bố kéo nhau ra tòa để kiện tụng về chuyện bể sô và ăn chặn, lừa đảo tiền bạc? Giữa năm, giá cát sê ca sĩ là vấn đề được quan tâm, mổ xẻ nhiều và đã được đưa ra chất vấn tại Quốc hội, trong đó có chuyện một ca sĩ hét giá cát sê cao ngút trời: 35 triệu một đêm diễn. Gây sốc cho dư luận là ca sĩ mới Ưng Hoàng Phúc và bầu sô ảo tưởng về hào quang ngôi sao, xem thường khán giả khiến công chúng kịch liệt tẩy chay; rồi chuyện ca sĩ Thương Huyền bị truy tố vì tội ăn cắp nhiều điện thoại di động của bạn diễn; chuyện ca sĩ Tuấn Hưng vi phạm luật lệ giao thông rồi xô xát với bên công an; vụ Thanh Thảo chảnh trong một chương trình ca nhạc trực tiếp ở Trà Vinh. Ca sĩ Quang Dũng lại vướng vào một vụ ầm ĩ khi bị phát hiện hát ca khúc không được phép phổ biến mà anh đã thu âm từ những ngày mới vào nghề. Tiếp đến, một danh sách đen vô hình tung ra dư luận làm hoang mang tinh thần cả ca sĩ lẫn khán giả, khiến Phương Thanh phải gửi đơn cầu cứu khắp cơ quan báo chí và các cấp lãnh đạo. Gần cuối năm, Ưng Hoàng Phúc tiếp tục để lại dấu ấn trong lòng khán giả thêm hai vụ ồn ào: chuyến lưu diễn tại Kiên Giang, nhân viên đi chung xe với anh đánh hai vợ chồng đi xem hát và vụ mới nhất, công ty Babi gửi thông báo đến các báo đài tường trình về việc ca sĩ Ưng Hoàng Phúc và bầu sô coi thường hội đồng phúc khảo, bội tín khi nhận lời tham gia chương trình nhưng rồi lại? bỏ sô.
    Hàng loạt chuyện xảy ra như thế đã khiến trong năm qua, các cơ quan quản lý văn hóa phải rối rít triệu tập nhiều cuộc họp khẩn cấp, lên kế hoạch hẳn một chiến dịch nhằm chấn chỉnh lại hoạt động biểu diễn. Thế nhưng, trách nhiệm và sự quản lý của cơ quan văn hóa trước những sự cố như thế này vẫn chưa phát huy tác dụng và giải quyết kịp thời. Vừa qua, Bộ Văn hoá thông tin đã có một cuộc gặp gỡ, trao đổi cùng nhiều ca sĩ để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, tiến đến việc ban hành Quy chế biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với những quy định, chế tài cụ thể vào đầu năm tới.
    Hiện tượng ca sĩ trẻ
    Một năm qua đã có không biết bao nhiêu ca sĩ mới xuất hiện, bổ sung vào lực lượng ca sĩ đang tăng theo từng ngày. Công nghệ lăng xê phát triển một cách nghiệp dư kéo theo hệ quả một loạt sao ảo làm mưa làm gió trong những trò chơi tung hô của chính họ. Ca sĩ  trẻ tăng ồ ạt về lượng nhưng chất lại không bao nhiêu. Sự xuất hiện nhiều nhân tố để có sự sàng lọc là chuyện bình thường, nhưng nhiều chưa chắc đã là tốt vì điều đó làm cho tình hình ca nhạc càng thêm bát nháo bởi những giá trị vàng thau lẫn lộn và làm rẻ đi danh xưng ca sĩ khi mà ai cũng có thể trở thành ca sĩ được.
    Năm 2003, Mỹ Tâm, Quang Dũng, Ðàm Vĩnh Hưng, Mỹ Linh được xem là những cái tên sáng giá. Mỹ Linh với album Made in Việt Nam ra mắt khá ấn tượng và lần xuất hiện mới nhất của chị trong lễ bế mạc SEA Games 22 ở sân vận động quốc gia Mỹ Ðình đã bảo lưu được tên tuổi của chị trong lòng khán giả với phong cách, giọng hát ngày càng nồng nàn và chín muồi. Với 4 album tung ra liên tục, bán chạy nhất trong năm và là ca sĩ đắt sô nhất ở các phòng trà, rất nhiều người đã xem Quang Dũng là ca sĩ thành công nhất năm 2003. Hai ca sĩ Mỹ Linh, Quang Dũng được chọn là Gương mặt âm nhạc năm 2003 của Ðài Truyền hình Việt Nam và sẽ có buổi giao lưu phát sóng trực tiếp với khán giả truyền hình trong chương trình Chào năm mới trên VTV3. Mỹ Tâm, cô ca sĩ 22 tuổi đã gặt hái được nhiều danh hiệu đáng mơ ước, năm nay cũng có mặt ở tất cả các bảng xếp hạng của năm: Làn sóng xanh, VTV - Bài hát tôi yêu, Ngôi sao bạch kim? và có thể sẽ chiếm giải Mai vàng 2003 của báo Người Lao Ðộng. Mỹ Tâm đã nỗ lực nhiều qua album Yesterday & now: chững chạc trong cách lựa chọn ca khúc và hát có độ lắng hơn sau một thời gian bị chai cảm xúc vì chạy sô quá nhiều. Bứt phá và để lại ấn tượng đậm nét trong khoảng thời gian cuối năm là ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng: hát nhiệt tình, kỹ thuật ngày càng tiến bộ và rất thành công với album được đầu tư cao về chất lượng Giọt nước mắt cho đời phát hành tháng trước.
    Bên cạnh những gương mặt nổi bật được ghi nhận, có thể thấy tình trạng không ổn của nhiều ca sĩ trẻ có tiếng lại đang loay hoay trong vòng lẩn quẩn chạy sô liên tục, sàn sàn nhau và không có hướng đi riêng? Trong tình hình ca nhạc hiện nay và với sự thưởng thức ngày càng đòi hỏi cao của khán giả, chỉ có chất lượng giọng hát, tài năng thật sự của ca sĩ mới được đón nhận và tồn tại được. Xét theo tiêu chí ấy, trong năm tới, xem ra hiếm có gương mặt nào bật hẳn lên. Một số hy vọng đang dành cho những hạt mầm hát đẹp với những nỗ lực và chiến lược phát triển trong năm 2004: Hồ Quỳnh Hương (gây được sự chú ý với ca khúc Lời nguyện cầu trong Duyên dáng Việt Nam 12, và album Vào đời mới ra mắt), Hồ Ngọc Hà (cô siêu mẫu có giọng hát chuyên nghiệp và quá trình 7 năm học piano ở Trường cao đẳng nghệ thuật Quân đội, Hà Nội), Bích Ngọc (giải nhất Tiếng hát truyền hình TP.HCM 2003), Lê Hiếu (giọng nam trầm rất truyền cảm, với triển vọng ở khả năng sáng tác nhạc)?
    PHAN CAO TÙNG
    (Sài Gòn Tiếp Thị) 
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 20/03/2004
  6. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Thời hiện tại của ca nhạc? 

    [​IMG]


    Ca sĩ người mẫu Hồ Ngọc HàSân khấu ca nhạc Việt Nam năm 2003 đánh dấu cuộc ?orượt đuổi và bứt phá? của một lớp ca sĩ và nhạc sĩ trẻ. Dòng nhạc của các ngôi sao ca nhạc từng vang bóng có vẻ bị chìm khuất để thế vào đó là một thứ nhạc ?omì ăn liền? cùng với nó là những công nghệ tạo ra một ?ongôi sao?. Đáng mừng hay đáng buồn ? Bài viết nhỏ này không thể trả lời thỏa đáng cho câu hỏi ấy bởi lẽ chúng tôi cũng chỉ có thể nói ra một vài ?ochuyện nhỏ trong làng ca sĩ?.?oBinh pháp? để nổi tiếngMột nhà sản xuất âm nhạc có tiếng ở TP Hồ Chí Minh đã đưa ra một ?otổng kết? gây sốc về quy trình tạo ?osao ca nhạc?, trong đó ?obinh pháp? chiếm 40%, còn chất giọng và hình thức bên ngoài mỗi thứ chỉ chiếm 30%. Chất giọng và hình thức bên ngoài thì ai cũng hiểu cả, còn ?obinh pháp? là cái gì vậy ? Xin thưa, đó là một loạt các chiêu thức như đầu tư, sản xuất và công nghệ lăng xê.Hồi năm ngoái đã có ông bầu đầu tư tiền tỉ để dựng lên một ?ongôi sao ca nhạc? có khuôn mặt bầu bĩnh. Còn năm 2003 vừa qua, Nguyễn Phi Hùng nổi lên như một hiện tượng với sự hậu thuẫn của bà bầu Thủy Nguyễn. Nhưng không phải sự đầu tư nào cũng thắng. Sân khấu nhạc trẻ còn chứng kiến cả những vụ đầu tư mà chàng ca sĩ nọ phải về nhà van vỉ người thân... đem sổ đỏ đi đặt ngân hàng để lấy tiền trang trải.Nếu trước đây, ra được một album là điều mong mỏi và là mơ ước của những ca sĩ đã tạo dựng được tên tuổi trong lòng công chúng thì nay ai cũng có thể tung ra thị trường với đủ các hình thức tiếp thị. Từ tặng kèm poster hình ảnh, quảng cáo trên báo, tặng đĩa cho các fan ruột, đến tặng kèm đĩa đơn (single)... với mục đích duy nhất là để ?ovua biết mặt, chúa biết tên?. Thế là có một cuộc ganh đua quyết liệt giữa các ca sĩ trẻ. Thị trường băng đĩa thì ?obội thực?, còn công chúng thì hoa mày hoa mắt chẳng dễ gì phân định đâu là vàng-đâu là cám vì ai tung sản phẩm ra cũng kèm theo những lời quảng cáo rùm beng. Những người trong nghề còn nhận xét rằng, có lẽ chẳng đâu như thị trường nhạc trẻ ở Việt Nam, việc các ca sĩ tung đĩa single tặng kèm album là một quy trình... ngược. Trên thế giới, đĩa đơn được phát cho không khán giả để thăm dò dư luận. Hoặc cũng có thể với đĩa ấy nhà sản xuất và ca sĩ cung cấp miễn phí cho các kênh MTV để phát liên tục trên sóng. 

    [​IMG]


    Ca sĩ Thu Phương
    Công nghệ lăng xê 2003 còn ghi nhận sự phối hợp rất chặt chẽ giữa một số tờ báo, tạp chí với các ca sĩ, ông bầu (hoặc ngược lại). Sự cộng tác chặt chẽ đến mức, có tờ chuyên đề mới toanh Nghệ sĩ và đời sống ra mắt chỉ để đề cập tới chuyện ?otrên trời dưới đất? của các ?osao? nhạc trẻ, tuyên truyền cả tin chính thống lẫn tin ?ohậu trường cánh gà?. Sự gắn kết chặt đến mức, có nhiều poster ca sĩ trên báo, như ở một tờ báo dành cho đối tượng học sinh còn kèm cả một poster ca sĩ Nguyễn Phi Hùng với kích thước... to như người thật ! Và điều nực cười là việc này sau đó cũng trở thành cuộc đua của các ?osao? nhạc trẻ !Mốt ?ođộc quyền?Bên cạnh việc một ca sĩ độc quyền bởi một nhà sản xuất nào đó, như Hoàng Tuấn-Đan Trường, Hữu Minh-Cẩm Ly, Quang Huy-Ưng Hoàng Phúc... thì sân khấu ca nhạc Việt Nam còn chứng kiến cảnh độc quyền khác. Tỉ như cuộc đua của ca sĩ mua độc quyền bài hát của các nhạc sĩ. Dù đã có Trung tâm bản quyền của Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhưng việc mua-bán ca khúc vẫn diễn ra trực tiếp giữa nhạc sĩ và ca sĩ. Đến nay, dường như ?osao? nào cũng ?othủ? sẵn ít thì vài-nhiều thì hàng chục ca khúc độc quyền để chiều theo thị hiếu, đồng thời để thu hút khán giả. Có dạo, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tiết lộ, mỗi tháng anh nhận được khoảng 40 bài hát của các nhạc sĩ hoặc người viết nhạc gửi đến tiếp thị.Giá cả mỗi ca khúc phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên, và được quyết định dựa trên tiêu chí: tên tuổi nhạc sĩ, chất lượng ca khúc (phụ thuộc vào sự đánh giá của... ca sĩ bỏ tiền mua ca khúc đó). Giá cho ca khúc độc quyền còn được tính theo thời hạn: 2-3 triệu/ca khúc độc quyền 1-2 năm.Sở dĩ sinh ra chuyện độc quyền này, không nói thì ai cũng rõ, đó là do các ?osao nhạc trẻ? muốn có hàng ?ođộc?, không muốn ?ođụng hàng? của nhau. Không những thế, họ còn muốn thu hút các fan về phía mình bằng những ngón nghề áp dụng từ các nước phương Tây để ra vẻ mình đang có ?omột công nghệ sản xuất âm nhạc mang tính chuyên nghiệp?. Song điều trớ trêu là, sự độc quyền ấy chẳng phải là ?otuyệt chiêu?. Thế nên mới có chuyện đã thỏa thuận giữa nhạc sĩ sáng tác với ca sĩ biểu diễn rồi nhưng ca khúc vẫn được vang lên chói lọi qua phong cách của một ca sĩ khác, mà người ?omua độc quyền? chẳng làm gì được vì ?otoàn chỗ quen biết? và cam kết cũng chỉ là giấy tờ viết tay với nhau. Hay như ca sĩ V.H với ca khúc Trái tim tình si chẳng hạn. Anh ký hợp đồng độc quyền cả trong nước và nước ngoài ngay khi ca khúc này vừa ra lò, vậy mà ngay sau khi V.H biểu diễn thì ở hải ngoại cũng có một sản phẩm y chang.Mốt đặt lời Việt và chuyện người đẹp... hát !Trước hết phải khẳng định chuyện người đẹp hát đã trở nên quá cũ ! Vài năm trước người ta đã tốn nhiều giấy mực để viết về tứ ca Ngẫu nhiên với cô người mẫu chân dài Trương Ngọc ánh hay nhún nhảy trên sân khấu và hay hát ?onhép? (hát lipsyn). Nhưng năm 2003, thị trường ca nhạc còn chứng kiến sự xuất hiện của người mẫu Ngô Thanh Vân. Khi xuất hiện, người đẹp này cũng được ca ngợi hết lời ở... phong cách biểu diễn trẻ trung, sinh động ! Rồi những tháng cuối năm, người ta lại thấy có một sự chuẩn bị kỳ công của một vài nhạc sĩ cho sự sắp xuất hiện của cô ca sĩ - người mẫu Hồ Ngọc Hà. Cũng như Ngô Thanh Vân, Hồ Ngọc Hà được nhạc sĩ Q.B lăng xê bằng những mỹ từ bóng bẩy. Nhưng cũng chính nhạc sĩ này khi nói về thứ ?omốt? đang sốt này cũng lại phán: ?oLớp ca sĩ trẻ không tồn tại được lâu đó là do bản thân môi trường âm nhạc vẫn còn thiếu lành mạnh, bản thân ca sĩ làm nghề với tâm lý lợi dụng sự thiếu lành mạnh kia?.Chuyện ca sĩ tự đặt lời Việt cho các ca khúc nhạc Hoa, nhạc Hàn, nhạc Thái... cũng đang thành mốt. Việc này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ca sĩ đó có khả năng thực sự. Đằng này, đáng buồn là nhiều người trong số ấy sính ?omác? nên lại nhờ cậy (hoặc thuê) các nhạc sĩ ?olàm giúp, xem giúp, sửa giúp? để cho mình đứng tên. Đây cũng là sự khởi đầu nhẹ nhàng để có thể đề cập đến một vấn nạn trong giới ca sĩ mà ở bài viết này chúng tôi chưa đi sâu đề cập: Sự yếu kém về trình độ văn hóa và sự xuống cấp về lối sống, đạo đức ở một số ?osao nhạc trẻ?.Thu Trang(báo Hà Nội MỚi)
     
  7. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam 2003




    (VietNamNet) - Sáng 24/12, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã trao giải cho các tác phẩm nghệ thuật ở nhiều thể loại như: Lý luận, Khí nhạc, Thanh nhạc... Những giải thưởng này ghi nhận thành quả lao động nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ trong năm 2003.

    [​IMG]

    Nhạc sĩ sĩ Nguyễn Cường đoạt giải nhì với ca khúc ''Giờ em đã có anh''.
    So với những năm trước, tổng số lượng các tác phẩm gửi đến Văn phòng Hội năm nay có ít hơn. Điều này theo GS.NSND Trọng Bằng, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam là do trong hai năm qua nhiều nhạc sĩ đã tập trung vào việc "Hoàn thành kịp thời hạn các tác phẩm được nhà nước đầu tư vào cuối năm 2003". Tuy nhiên, về mảng nghiên cứu lý luận, Hội nhạc sĩ Việt Nam cũng tìm thấy những tác phẩm tốt: Hòa tấu biến hóa lòng bản âm nhạc cổ truyền người Việt (Hòang Đạm), Nguyễn Thiện Đạo - nhạc sĩ giời đầy (Nguyễn Thụy Kha). Theo BGK thì đây là hai tác phẩm có giá trị, một đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện những giá trị nghệ thuật đặc thù trong vốn âm nhạc truyền thống của Việt Nam, một đi vào phân tích tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của một nhà soạn nhạc yêu nước người Việt Nam sống ở một nước phương Tây.
    Trong số các tiểu luận và bài báo, nổi bật vẫn là các tên tuổi quen thuộc như Minh Châu, Trương Đình Quang và Thế Truyền, đặc biệt hai tác giả Đình Quang và Thế Truyền chuyên đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu âm nhạc của quê hương mình sinh sống, mảnh đất khu V nổi tiếng. Về mảng khí nhạc, ngoài Nguyễn Văn Nam của TP.HCM ra không có thêm một bản giao hưởng nào khác. Về Hòa tấu dàn nhạc dân tộc, những tác giả đạt tiêu chuyển được giải thưởng cũng đều là các nhạc sĩ ở phía Nam như: Đỗ Lộc, Việt Đức và A Mư Nhân. Trong số các nhạc sĩ đoạt giải thính phòng điểm thấy có những tác giả trẻ, mới được kết nạp hội viên cách đây không lâu, trong đó có Đỗ Kiên Cường và Nguyễn Tiến Mạnh.

     

    [​IMG]

    Nhạc sĩ Từ Huy đoạt giải khuyến khích với bản hợp xướng ''Chín dòng sông hát''.


    Hội đồng thanh nhạc năm nay chỉ nhận được 116 ca khúc của 75 tác giả và 30 ca khúc thiếu nhi của 21 tác giả. Một thành viên trong BGK đánh giá các ca khúc dự giải phong phú về đề tài ở các lứa tuổi từ lão thành đến lớp trẻ. Tuy vậy, chất lượng của ca khúc tranh giải lần này không được cao lắm, chưa thấy những tác phẩm xuất sắc, nổi trội. Chính vì vậy, lần này không tìm ra tác phẩm xứng đáng đoạt giải nhất về ca khúc. Ngược lại, ca khúc viết cho thiếu nhi lại có đến 2 giải nhất bên cạnh 2 giải nhì, 2 giải ba trên tổng số 30 tác phẩm dự giải. Hai giải nhất thuộc về nhạc sĩ Thập Nhất với tổ khúc Chuyện cổ tích loài người (thơ Xuân Quỳnh) và ca cảnh Nàng tiên mùa xuân (kịch bản Vũ Quang Vinh), cả hai đều được đánh giá cao về chất lượng và nội dung nghệ thuật, về hình thức thể hiện phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, đặc biệt về sự nghiêm túc và xúc cảm chân thực của tác giả rất đáng khích lệ.


    Thể loại Lý luận: Sách nghiên cứu lý luận: Giải nhất: Hòa tấu biến hóa lòng bản âm nhạc cổ truyền của người Việt (Hoàng Đạm); Giải nhì: Nguyễn Thiện Đạo - nhạc sĩ giời đầy (Nguyễn Thụy Kha); Giải khuyến khích: tác phẩm Bài tập bộ môn sáo trúc (Ngọc Phan). Sách biên soạn, tự liệu, sưu tầm: Giải nhất: Các tiểu luận và bài viết được công bố năm 2003 (Minh Châu). Giải ba: Hát đồng dao (Trần Hồng); Giải khuyến khích: Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam (Thân Trọng Bình).Các bài báo: Giải nhất: Với làn điệu và tiếng hát quê hương (Trương Đình Quang), Các bài báo về Quảng Ngãi (Thế Truyền), Ca khúc vượt thời gian (Trương Quang Lục), Chuyên mục ''''Đó hỏi - Đây trả lời'''' (Dana Huyền).Thể loại Khí nhạc:Giao hưởng: Giải nhất: Quê hương đất nước tôi của Nguyễn Văn NamHòa tấu nhạc dân tộc: Không có giải nhất, giải nhì. Giải ba được trao cho Đỗ Lộc với Điệu thứ phương Nam.Thính phòng: Giải nhì (không có giải nhất) Biến tấu lý ngựa ô - Đỗ Kiên Cường và Variations Violin & Piano - Vũ Mạnh Cường.Hợp xướng: Giải ba (không có nhất và nhì) Có một Thăng Long - Minh QuangCa khúc nghệ thuật: Không có giải nhất, giải nhì thuộc về Khoảng trời em - Văn Tiến và Khúc hát Trương Chi - Đặng Hữu Phúc.Thể loại Thanh nhạc:Ca khúc: Giải nhì (không có giải nhất) thuộc về các tác phẩm Giờ em đã có anh - Nguyễn Cường, Tiếng mưa - Bùi Đức Thịnh và Miền xa thẳm - Đức Trịnh. Ngoài ra có 6 giải ba và 11 giải khuyến khích.Ca khúc thiếu nhi: Giải nhất Chuyện cổ tích loài người - Nhạc Nguyễn Thập Nhất và Nàng tiên mùa xuân - nhạc Trần Quỳnh Mai. Giải nhì: Giã gạo (Lưu Nhất Vũ), Gõ ống tre (Trần Xuân Tiên); Giải Ba: Khúc ca hè phố (Phan Văn Minh), Kéo co (Đình Hùng). 



    Hà Sơn
  8. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
     
    Nhạc sĩ Quốc Bảo nhận xét về các ca sĩ trẻ

    [​IMG]


    Ca sĩ Thanh Thảo.
    Thanh Thảo được nhớ đến nhờ những ca khúc Thái Lan chẳng chứa một thông điệp nào sâu sắc, như một món chè thập cẩm nhiều màu tươi mát, vô hại. Thảo dễ chiếm cảm tình công chúng nhờ lối nói chuyện có vẻ ngây thơ, chân chất. Cô cũng rất khôn ngoan khi luôn chọn những bài có mô típ lặp đi lặp lại, dễ thuộc. Ý chí chinh phục của Thảo là điểm đáng nể nhất.
    Đàm Vĩnh Hưng là mẫu thành công khá đặc biệt. Không học hành, tương đối lớn tuổi, Hưng nhảy vào sân khấu ca nhạc bằng những bài hát nước ngoài bình dân tự viết lời Việt. Giọng hát gợi nhớ ca sĩ hải ngoại Don Hồ, động tác hình thể thì học rất nhiều từ Michael Jackson với những cử chỉ tự vuốt ve đặc trưng, Hưng tạo ra một ấn tượng lạ. Cách hát của anh nếu không lê thê thì cũng nhấm nhẳn cộc cằn.
    Hình thể Nguyễn Phi Hùng khá lý tưởng cho nghề, dẫu anh còn hơi rụt rè, yếu đuối. Phát triển những điệu nhảy trên nền tảng ballet, ca khúc Hoa đơn giản, cách giao lưu ăn điểm nhờ chính vẻ yếu đuối, rụt rè, Hùng được chấp nhận sau hai năm dốc sức.
    Tuấn Hưng và Đoan Trang có lẽ sẽ có cùng tốc độ phát triển, vì khởi nghiệp từ một vốn liếng kinh nghiệm ngang nhau. Cả hai cùng tự tin, cởi mở, hết lòng trên sân khấu. Họ lại chọn cùng một phong cách nhạc Latin, loại nhạc dễ diễn, dễ nghe và có đất để dựng nhảy. Hưng được đánh giá là nam ca sĩ nhảy đẹp, anh có thể được cộng điểm nhiều nếu những động tác tay dứt khoát và chính xác hơn. Đoan Trang thì còn cần nhiều bài hát đinh để thay vào chỗ những ca khúc hải ngoại đã hết mốt.

    [​IMG]


    Ca sĩ Hồng Ngọc.
    Hồng Ngọc và Việt Quang là hai giọng hát được kỳ vọng từ trước. Khi còn là thành viên của Waterfalls, Quang đã được khen là người hát nhạc ngoại rất đạt, còn Ngọc thuở tóc dài thì được các nhạc sĩ nhóm Những người bạn yêu chiều và gọi là hậu thân của Khánh Ly. Nhưng sau đó, Việt Quang thất thế một phần vì cách giao tiếp ứng xử, phần khác vì hát lip-sync và không thấy phát triển bao nhiêu qua những album làm vội, hòa âm xoàng và các ca khúc không có duyên. Hồng Ngọc thì lại phá giọng bằng kiểu hát nức nở giật cục, đãi chữ quá mức. Sau album đầu Tâm hồn tình yêu không thành công, cô chưa có bài hát đinh nào cho mình, gần đây, mới được chú ý đôi chút qua Mắt nai cha cha cha của Tiến Luân.
    Quang Dũng, một gương mặt đẹp, một giọng hát đẹp, cưỡng lại trào lưu nhạc nhảy bằng cách hát những ca khúc chậm buồn, đánh vào tâm lý hoài cổ, dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Diệu Hương. Song, ở mảng phong cách đó, anh bị trùng với Quang Minh, mà lại thua Minh về độ bay của giọng hát và cách nhả chữ lười biếng nghệ sĩ. Nhiều nhạc sĩ đã cố công hướng Dũng vào một khuôn Julio Iglesias hay Tom Jones nhưng không thành công, có lẽ vì năng lực tiết tấu hơi yếu và gồng cứng ở tất cả các chữ.

    [​IMG]


    Ca sĩ Quang Vinh.
    Hai nam ca sĩ có khuôn mặt rất trẻ con mà lẽ ra đó là một ưu thế, song, sự lạm dụng răng khểnh của Minh Quân và vẻ lúng túng thừa thãi tay chân của Quang Vinh đã giam hai nhân vật này trong tuổi vị thành niên muộn. Minh Quân có giọng hát dày, làn hơi sâu, nhưng lại mắc lỗi phát âm cứng nặng vì uốn lưỡi không cần thiết ở các phụ âm răng. Quang Vinh thì không nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật hát. Hơn nữa, cả hai có vẻ không quan tâm nhiều đến vẻ đẹp giai điệu và sức hấp dẫn của tiết tấu, chọn những bài hát đa phần thiếu chặt chẽ về khúc thức.
    Ai trong số họ sẽ rút được kinh nghiệm, ai sẽ giữ được mình tỉnh táo trước những lời tâng bốc ngọt lịm, ai sẽ trân mình chịu đựng những liều thuốc đắng để thực sự hình thành một thế hệ ca sĩ vàng mơ ước?
    Nhạc sĩ Quốc Bảo
    (Theo Sinh Viên)
  9. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    26/11 trao giải "Ngôi sao Bạch Kim"

    [​IMG]

    Ca sĩ Mỹ Tâm sẽ có mặt trong chương trình.Sau gần một năm tiến hành bình chọn trên báo Màn Ảnh Sân Khấu, ban tổ chức sẽ công bố giải thưởng. Chương trình diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình (TP HCM), kết quả được giữ bí mật đến phút chót.
    Đêm diễn quy tụ các ca sĩ hàng đầu Việt Nam: Phương Thanh, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Phi Hùng, Mỹ Lệ, Lý Hải, Hồng Ngọc, Ngọc Anh, Thu Minh, nhóm MTV, Mắt Ngọc, GMC... Đạo diễn Mỹ Khanh, người vừa giành giải cao nhất trong cuộc thi phim ngắn sẽ đảm nhận công việc dàn dựng. Thảo Vân, gương mặt quen thuộc của Gala cười sẽ làm MC cho chương trình.
    Các giải thưởng được trao bao gồm: Nam (Nữ) ca sĩ có giọng hát xuất sắc, Nam (Nữ) ca sĩ có phong cách ấn tượng, Nam (Nữ) ca sĩ được yêu thích, Nhạc sĩ được yêu thích, Nam (Nữ) ca sĩ triển vọng.
    (Theo vnexpress.net)
     

    "Ngôi sao Bạch Kim": Có nhiều bất ngờ với các ca sĩ được giải

    [​IMG]




    Các "Ngôi sao Bạch kim" nhận giải thưởng


        Tối 26/11, lễ trao giải "Ngôi sao Bạch Kim" đã diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình - TPHCM. Lễ trao giải nằm trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 45 thành lập Báo Màn ảnh Sân khấu và chào đón SEA Games 22 tại Việt Nam.    Lễ trao giải "Ngôi sao Bạch Kim" chính là lễ trao giải của khán thính giả toàn quốc cho các ca sĩ, nhạc sĩ. Chương trình có sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng như: Phương Thanh, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, NiNi Khanh, Nhật Tinh Anh, .... và MC Thảo Vân. "Ngôi sao Bạch Kim" là cuộc bình chọn ca sĩ, nhạc sĩ, ban nhóm nhạc chuyên nghiệp xuất sắc của năm do Báo Màn ảnh Sân khấu phát động từ đầu năm 2003.    Giải thưởng lớn và biểu tượng "Ngôi sao Bạch Kim" là sự công nhận chính thức sự sáng tạo nghệ thuật và sự đóng góp của các ca sĩ, nhạc sĩ đối với nền âm nhạc Việt Nam. Giải thưởng "Ngôi sao Bạch Kim" được coi là "thước đo tài năng và công tâm của công chúng" dành cho cá nhân nghệ sĩ có nhiều thành tựu đóng góp một cách hữu ích cho sự phát triển chung của âm nhạc trong nước, đặc biệt là lĩnh vực ca nhạc nhẹ.Những giải thưởng chính của "Ngôi sao Bạch Kim":
        Nam ca sĩ được yêu thích nhất : Đan Trường    Nữ ca sĩ được yêu thích nhất : Mỹ Tâm    Nam ca sĩ có giọng ca xuất sắc nhất : Đàm Vĩnh Hưng    Nữ ca sĩ có giọng ca xuất sắc nhất : Mỹ Linh    Nam ca sĩ có phong cách ấn tượng nhất : Nguyễn Phi Hùng    Nữ ca sĩ có phong cách ấn tượng nhất : Phương Thanh    Nhóm nhạc được yêu thích nhất : MTV    Nhóm nhạc triển vọng : Mắt Ngọc    Nam ca sĩ triển vọng : Quang Vinh    Nữ ca sĩ triển vọng : Đoan Trang    Nhạc sĩ được yêu thích nhất : Quốc An    Như vậy, những ca sĩ gạo cội như Thanh Lam, Quang Linh, Lam Trường đã bị "loại" khỏi giải thưởng lớn này. Rõ ràng là các ca sĩ được giải là những người có nhiều fans hâm mộ nhưng các fans này chủ yếu là những bạn trẻ ở tuổi "teen".
    Theo Người lao động
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 18:42 ngày 20/03/2004
  10. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Việt  đi tìm một bảng xếp hạng chuyên nghiệp
     

    Thời điểm cuối năm là mùa của những bảng top: Top ten Làn sóng xanh vừa công bố và VTV - Bài hát tôi yêu đã bước vào vòng 2 để tiếp tục bầu chọn 10 video clip được yêu thích nhất. Nhưng một bảng xếp hạng âm nhạc uy tín vẫn còn là sự mong đợi đối với nền công nghiệp âm nhạc còn non trẻ ở nước ta.
    [​IMG]
     
    Thừa và thiếu
    Hiện tại, trong nước không chỉ có một bảng xếp hạng âm nhạc; có thể kể ra một số bảng xếp hạng đang hoạt động như: Top ten Làn sóng xanh; Top Việt của Ðài Tiếng nói nhân dân Việt Nam; Top 10 ca khúc, Top 10 album, Top 10 ca sĩ, Top 10 nhạc sĩ ở website âm nhạc Giai điệu xanh; Top Giai điệu bình chọn 10 ca khúc trong tháng của website giaidieu.net; 10 clip được yêu thích nhất của VTV-Bài hát tôi yêu, giải thưởng Ngôi sao bạch kim của tạp chí Màn ảnh - Sân khấu... Với những bảng top đó, có thể thấy, các bảng xếp hạng ở nước ta nhiều và phong phú thật. Nhiều nhưng vẫn thiếu một bảng xếp hạng thực sự có uy tín, được giới chuyên môn cũng như đông đảo công chúng tin cậy, được xem là phong vũ biểu chính xác của chất lượng, thị trường âm nhạc. Nói như thế bởi các bảng xếp hạng hiện nay hoàn toàn chưa đi theo một quy trình bình chọn chuyên nghiệp và chỉ là một cuộc bình chọn nội bộ, do một đơn vị đứng ra tự đá và sút bóng mà không có một hội đồng kiểm phiếu công khai, có sự giám sát của những đại diện uy tín.
    Top ten Làn sóng xanh ra đời từ tháng 9.1997, đến nay đã có phần giảm bớt sự quan tâm cuồng nhiệt của mọi người so với thời gian đầu, nhưng vẫn được xem là bảng xếp hạng có tiếng nhất hiện giờ. Buổi trao giải thưởng chiều 30.10.2003 tại sân khấu Lan Anh vẫn rất rộn ràng, ồ ạt những băng rôn, khẩu hiệu cổ vũ cho các ca sĩ đoạt giải của các fan hâm mộ. Ba đêm công diễn chương trình vừa qua với lợi thế quy tụ không thiếu ngôi sao nào đã thu hút đông nghịt người xem cùng sự cố gắng làm mới của những người thực hiện chương trình. Ðể duy trì được Làn sóng xanh 6 năm quả là những nỗ lực rất lớn của ê kíp làm chương trình và không thể không ghi nhận đóng góp trong việc phản ánh khá rõ đời sống âm nhạc thị trường, thế nhưng, một bảng xếp hạng âm nhạc như bất kỳ những ai nhiệt tâm vun đắp cho nền âm nhạc Việt Nam mong muốn sẽ phải đòi hỏi nhiều hơn tiêu chí mà ê kíp Làn sóng xanh đã xác định khi đứng ra làm chương trình: chỉ là sân chơi của giới trẻ, phụ thuộc vào cảm tính, tâm lý của thính giả ở một thời điểm nhất định, hoàn toàn khách quan dựa vào số phiếu của thính giả và phục vụ nhu cầu giải trí cho số đông.          
    Ngôi vị mới có phải là những giá trị mới?
    Các bảng xếp hạng âm nhạc được bình chọn, tổng kết theo một thời hạn quy định với những top ca khúc, ca sĩ, nhạc sĩ mà thông thường, được một số đông công chúng hiểu đó là các ngôi vị mới, là cái hay nhất, đang được yêu thích nhất... Thực tế những giá trị đó lại không đúng đối với các bảng xếp hạng âm nhạc ở nước ta. Theo dõi và xem nội dung các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước hiện nay, rõ ràng thấy đây không phải là thước đo cho giá trị của một ca khúc cũng như tài năng của một ca sĩ, mà kết quả của một số bảng xếp hạng chỉ đơn thuần cho chúng ta biết được ở ngay tại thời điểm này, giới trẻ đang thích nghe bài hát nào nhất và ca sĩ nào đang dành được sự cảm mến nhiều nhất.
    Kết quả bình chọn 20 clip lọt vào vòng 2 của VTV - Bài hát tôi yêu cũng chưa thực sự đúng với chất lượng của hình ảnh, ca khúc, ca sĩ tham gia. Ca sĩ nào có nhiều fan thì video clip đó (bất kể không được hay) vẫn có số phiếu cao và tiếp tục lọt sâu vào vòng trong để nhận được những giải thưởng sẽ được công bố vào cuối năm nay. Vẫn biết đây là một cuộc bình chọn do khán giả xem đài bỏ phiếu, nhưng cũng thật tiếc cho những ca khúc và hình ảnh rất đẹp như Em tôi (ca sĩ Thanh Lam), Chỉ là giấc mơ (Minh Anh Minh Ánh)... không được tiếp tục được bình chọn. Bảng xếp hạng là thế, không hẳn đỉnh mới có mặt trong top. Sự ngộ nhận không đúng về các bảng xếp hạng đã dẫn đến hệ quả của bệnh sao ở một vài sao trẻ sớm hoang tưởng về ánh hào quang của mình. Một số ca sĩ trẻ như Mỹ Tâm, Ðàm Vĩnh Hưng, Thanh Thảo lên hạng hai năm nay là nhờ có tên lọt vào bảng xếp hạng. Tất nhiên, cứ có tài năng thực sự thì sẽ có ngày toả sáng, và ai không có khả năng sẽ được nhận dạng ngay, nhưng không thể phủ nhận, việc họ có mặt ở Top ca sĩ Làn sóng xanh 2002 đã khiến họ thăng hạng và trở nên nổi tiếng hơn sau đó một cách nhanh chóng. Chính vì lẽ đó, các bảng xếp hạng hiện cũng được xem là một công cụ trong công nghệ chế tạo và nhào nặn sao để các ông bầu, bà bầu nhúng tay vào. Ðáng lo ngại khi xuất hiện nhiều bảng xếp hạng  mà không biết cách xét chọn, kiểm phiếu như thế nào đã được tung ra  một cách rất dễ dàng.     
       Duy trì một bảng xếp hạng âm nhạc định kỳ, phản ánh thị trường, thị hiếu là vô cùng cần thiết và nên cổ vũ đối với một nền âm nhạc đang mong muốn phát triển lên chuyên nghiệp như Việt Nam. Quan trọng là cách làm như thế nào, có khách quan, công bằng hay không và các bảng xếp hạng không chỉ làm nhiệm vụ của một cái nhiệt kế đo, phản ánh thị hiếu số đông mà nhất thiết phải hướng đến việc hướng dẫn thị hiếu chứ không phải là chạy theo thị hiếu. Làm được như thế, tất nhiên các bảng xếp hạng âm nhạc sẽ tạo dựng được uy tín và được đông đảo mọi người ủng hộ bởi những đóng góp tích cực cho đời sống âm nhạc trong nước.
    PHAN CAO TÙNG   

    Một số bảng xếp hạng âm nhạc Việt Nam
     

    * Top Việt: bảng xếp hạng 5 ca khúc Việt Nam được yêu thích nhất trong tuần của Ðài Tiếng nói nhân dân Việt Nam. Thính giả sẽ gọi vào hộp thư thoại 1900 - 1580 hoặc nhắn tin qua điện thoại di động để bình chọn cho kết quả tuần. Ca khúc nào dẫn đầu trong hai tuần liên tiếp sẽ được có mặt ở bảng xếp hạng tháng để bình chọn ra ca khúc của tháng, của năm. Một số ca khúc dẫn đầu Top Việt trong các tuần đã qua: Ngọn nến (Phú Quang, Quang Lý), Tạm biệt (Hoàng Huấn, Quang Vinh), Tình ca (Quốc Bảo, Trần Thu Hà), Khi tôi 20 (Võ Thiện Thanh, Ðoan Trang)?    
      Top 10 ca khúc, 10 album, 10 ca sĩ, 10 nhạc sĩ  của mạng Việt Nam Net: www.giaidieuxanh.com.vn  và Top Giai điệu bình chọn 10 ca khúc trong tháng của website www.giaidieu.net. Muốn tham gia bình chọn phải đăng nhập để có một account và mỗi một người chỉ được bình chọn một lần cho mỗi bảng Top ca khúc, ca sĩ, nhạc sĩ? Ca khúc và ca sĩ đang dẫn đầu các bảng xếp hạng này là: Trở về tuổi thơ (Anh Quân & Dương Thụ, Mỹ Linh, Tình khúc vàng (Hoài An, Ðan Trường), Kiếp lữ hành (Minh Châu, Lam Trường), Ước gì (Võ Thiện Thanh, Mỹ Tâm)? 
     * Giải thưỏng Ngôi sao bạch kim của tạp chí Màn ảnh - Sân khấu. Bình chọn qua trang web và cắt phiếu trên báo theo các nội dung: Nam - nữ ca sĩ có giọng hát xuất sắc nhất, được yêu thích nhất, phong cách trình diễn ấn tượng nhất, triển vọng nhất; ban/nhóm nhạc được yêu thích nhất, có triển vọng nhất; nhạc sĩ được yêu thích nhất.

    Giáo sư - nhạc sĩ Ca Lê Thuần, tổng thư ký Hội âm nhạc TP.HCM:
    Mỗi top, mỗi bảng xếp hạng âm nhạc hiện nay có một đối tượng công chúng riêng và đừng ngộ nhận đó là bề mặt của một nền âm nhạc. Ðể đánh giá đúng thực chất, các bảng xếp hạng âm nhạc phải có cơ sở thông qua một cơ quan khoa học, viện nghiên cứu với phương pháp điều tra xã hội học công khai, có sự hỗ trợ của giới chuyên môn về âm nhạc, mới tạo được uy tín và chất lượng cho các bảng xếp hạng.
     Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Trung:
    Cuộc chơi của các bảng xếp hạng ít ra cũng mang tính tích cực khi thúc đẩy các ca sĩ chăm chút hơn cho bài hát, các hãng băng đĩa đầu tư nhiều cho các sản phẩm và tạo nên màu sắc cho hoạt động âm nhạc. Rất có thể trong các cuộc bình chọn có khi chưa khách quan, chính xác nhưng chúng ta phải chấp nhận, bởi vì trong nước chưa có một tổ chức có đủ khả năng thẩm định tác phẩm âm nhạc và chịu đứng ra chủ trì như cách tổ chức giải thưởng âm nhạc lớn ở một số nước trên thế giới.
     Nguyễn Hạnh Nhân, sinh viên năm 4, khoa du lịch, Ðại học Văn Lang TP.HCM:
    Bình chọn một cách dễ dàng, đầy cảm tính để rồi cho ra đời những ngôi vị mới khiến tôi thấy tạo ra ngôi sao dễ dàng quá, khi đa số những lá phiếu, cuộc gọi bình chọn đều do không ít bầu sô điều binh hoặc các nhóm trưởng fan club huy động lực lượng. Lên website của ca sĩ nào cũng thấy hô hào và có cả một chiến dịch bình chọn ca khúc. Nếu không lỡ biết và suy nghĩ những điều như thế thì mỗi lần thưởng thức và nghe kết quả bầu chọn, chắc chắn tôi sẽ rất thích thú và háo hức đón xem vì tôi cũng là một khán giả trẻ yêu âm nhạc mà.  
    Sài Gòn Tiếp Thị

Chia sẻ trang này