1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0

    40 năm trước, The Beatles ?oxâm lược? nước Mỹ


    [​IMG]




    Bốn "chàng trai trong gió" đến Mỹ


        Trên đây là tiêu đề của một chương trình tưởng niệm sự kiện ban nhạc The Beatles từ Anh sang chinh phục Hoa Kỳ vào ngày 7-2-1964.
        Ngày 7-2-1964 đó, xã hội Mỹ còn ?okín cổng cao tường?. Các giá trị xã hội vẫn chủ yếu dựa trên khoa bảng cùng các danh gia vọng tộc và các nghề nghiệp truyền thống. Cuộc chiến tranh VN vẫn chưa đi vào giai đoạn khốc liệt để nổ ra trong lòng nước Mỹ phong trào chống chiến tranh, xé thẻ quân dịch, đốt cờ, rồi phủ định các giá trị xã hội như phong trào hippi, ma túy?
        Âm nhạc Mỹ vẫn ?onhị phân? với những thể loại nhạc của người da trắng (như nhạc country, rock?Tn roll), hay của người da đen (như jazz, blues?). Trên sân khấu, vẫn là người ca sĩ, đầu tóc, y phục nghiêm chỉnh, đơn ca với ban nhạc phụ họa.
        Elvis Presley sở dĩ mới nổi lên như là ?onhà vua? là do vượt ra ngoài khuôn khổ đôi chút với bộ quần áo da màu đen, cầm cần micro lắc lia lịa (thay vì nghiêm trang đứng hát ?onhư phỗng đá?) trước khi đi đến đỉnh điểm là  ?oà terre? (chân quì xuống, trở người ra phía sau sát đất).
        Phải đợi đến ?otứ quái Beatles?, bốn quái kiệt, bốn chàng trai đến từ Liverpool (Anh) sang.
        Ngày hôm đó, họ đặt chân xuống phi trường Kennedy. Phi trường nghẹt người. Làm như là mọi người ai cũng ra sân bay đón The Beatles. Các phim tư liệu về họ vẫn còn cảnh tiếp đón trong tiếng gào thét này.
        Hai ngày sau, The Beatles ?ochào sân? bằng buổi ghi hình trong phim trường CBS 50 cho chương trình Ed Sullivan Show.
        78 triệu người Mỹ (tức 40% dân số Mỹ) tối hôm ấy đã xem chương trình này và từ đó khái niệm nhạc pop, nền văn hóa pop trong ý nghĩa âm nhạc được đại chúng ưa chuộng. Nền văn hóa đại chúng (popular) thành hình. Ngay lập tức người Mỹ hít hà hát I want to hold your hand (đứng đầu danh sách Billboard bảy ngày sau). Điều gì đã quyến rũ dân chúng Mỹ đến thế?
        Một cách chơi nhạc hoàn toàn mới: cả bốn vừa đàn (hoặc đánh trống) vừa hát, thay cho công thức ca sĩ + ban nhạc (áo xống cứng ngắc). Đặc biệt, bằng cách tự mình chơi nhạc,  The Beatles, rồi thì The Rolling Stones, The Kinks? và cả đạo quân âm nhạc ?oAnh Cát Lợi? đã đổ bộ và ?ogiành lại? nước Mỹ.
        Một cách viết ca khúc mới: không còn mô tả tình yêu kiểu ?oplatonique? (cao thượng, hương hoa) hoặc mùi mẫn, tức cảnh sinh tình như Three coins in the fountain, Summertime?  mà là dùng thể đối thoại trực tiếp anh/ em (I/you) hoặc tôi/cô ấy (I saw her standing there, And I love her), cô ấy/anh (She loves you).
        Đặc biệt, The Beatles thích viết theo thể tôi/ cô ấy. Cách viết đó khiến người nghe nhận ra mình trong ca khúc. Từ đó, tình yêu gần gũi hơn trong ngôn ngữ của bài hát, gần gũi như thân xác với thân xác.
        Một con đường thành đạt mới: tại sao không thể vào đời lập nghiệp và thành công với một con đường nào khác con đường học vấn? Giới trẻ phương Tây lúc đó vẫn còn cắm cúi trong sự phân chia cổ trắng (trí thức) nếu học hành thành đạt, cổ xanh (công nhân) nếu thi rớt hoặc không được may mắn đi học đến nơi đến chốn, nay tự dưng được giới thiệu một con đường mới: chẳng ?ocổ trắng?, ?ocổ xanh? gì cả mà là đánh đàn!
        Phim tài liệu về thời thơ ấu của John Lennon, chiếu lại hôm 31-12 vừa qua trên HBO, cho thấy quyết định bỏ học đi đánh đàn của John đã  khiến bà ngoại John giận muốn từ cháu như thế nào, song thật nhanh chóng bà cũng nhìn nhận rằng cháu bà đã tạo lập được một sự nghiệp.
        Sự thành công của họ không chỉ mang tính cách cá nhân mà còn mang tính cách quốc gia: vào thời buổi mà hàng hóa... Ănglê trên thế giới chỉ tóm gọn trong vài tên tuổi như xe hơi Austin, Morris (hơi bị ?ochê? so với xe Peugeot 403, DS 19 của Pháp), thì hàng trăm triệu đĩa nhạc của The Beatles quả đã là một liều thuốc ?ohồi dương? cho ngành xuất khẩu Anh.
        Một thời trang mới: mái tóc dài chớm gáy và những lọn tóc xõa xuống quá chân mày, thay vì chải 3/4 như mọi người đương thời. Thế nhưng The Bealtes vẫn không xô đổ hẳn bức tường y phục cũ, vẫn giữ bộ veste + cravate ?onghiêm chỉnh? của con người - xã hội, không ?omôđen quằn quại? như The Rolling Stones hay The Kinks? sau đó.
        Bởi thế hoàng gia Anh, chỉ qua năm sau, năm 1965, cảm kích trước những đóng góp của The Beatles cho nước Anh, đã không ngần ngại phong tước MBE cho họ.
        Có rất nhiều hoài niệm về ?otứ quái?, tùy sở thích. Song, trên hết chắc có lẽ là những tấm gương thành đạt bằng một phương thức lao động cật lực, đích thực, cho dù là dưới ánh đèn màu. Bởi thế John mới ?ođủ tư cách? viết ca khúc Working class hero (Anh hùng giai cấp lao động).
    Theo Tuổi trẻ CN
     
    Nước Mỹ kỷ niệm 40 năm ban nhạc Beatles "đổ bộ"

    [​IMG]







        Cơn sốt có thể đã qua đi, nhưng lòng ham mê tứ quái Beatles thì vẫn còn nguyên vẹn. Những ngày này, nước Mỹ đang kỷ niệm 40 năm chuyến lưu diễn đầu tiên của Beatles đến đây.    Bây giờ, trong dịp kỷ niệm 40 năm Beatles "đổ bộ" vào New York, thật dễ quên rằng thực ra Beatles đã phát hành một vài đĩa đơn ở Mỹ, nhưng cho đến vài tuần trước khi họ tới, chẳng mấy ai ở Mỹ biết đến họ. Trước đó, đĩa đơn khá nhất của họ "Từ anh đến em" (From me to you), chỉ xếp thứ 116 trong bảng xếp hạng 100 đĩa đơn Billboard ở Mỹ tháng 8.1963. Tháng 12.1963, sau một bộ phim ngắn của kênh truyền hình CBS về sự phấn khích mà Beatles gây ra ở Mỹ, các đài phát thanh bắt đầu phát album mới nhất của Beatles "Anh muốn nắm tay em" và cơn sốt Beatles tấn công nước Mỹ như một đợt thuỷ triều. Chỉ trong vòng một tuần, album này trở thành album bán chạy nhất ở New York City, và sau đó là trên toàn nước Mỹ. Beatles thực sự là một khám phá với người Mỹ.    "Anh muốn nắm tay em" lọt vào bảng xếp hạng Billboard 100 bài "nóng" nhất ở thứ hạng 45 hôm 18.1.1964, và chỉ 2 tuần sau trở thành bài số 1. Ở New York, hàng nghìn người hâm mộ đã "chen bẹp" cả Sân bay quốc tế Kennedy khi Beatles tới đây ngày 7.2 sau đó để khởi đầu chuyến lưu diễn.  Hàng nghìn người khác bao vây khách sạn Plaza nơi Beatles ở.
        Ngày 9.2.1964, có tới 73 triệu người xem qua truyền hình trực tiếp show diễn "The Ed Sullivan" của Beatles. Một hiện tượng chưa từng thấy. Nếu tính phần trăm, buổi diễn Ed Sullivan năm ấy vẫn là chương trình truyền hình được nhiều người xem nhất ở Mỹ trong mọi thời đại: 73 triệu người xem, chiếm gần 40% dân số Mỹ thời bấy giờ.    Michael Lewis, nhà nghiên cứu về Beatles, cho rằng thời điểm chuyến thăm đầu tiên của Beatles đến Mỹ thực sự là yếu tố quan trọng, đúng lúc nước Mỹ đang choáng váng vì vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy ngày 22.12.1963. "Họ đã chạm đến những mối ràng buộc đặc biệt sâu kín nhất. Sau vụ ám sát, nước Mỹ cần điều gì đó tốt đẹp". Hơn nữa, người Mỹ đã chán những giai điệu rock and roll đã lấn át suốt từ giữa những năm 1950 và nay bắt đầu mất đi tính năng động và nguyên vẹn ban đầu của thể loại nhạc này.
        "Beatles đã đưa âm nhạc trở lại tận gốc rễ" - Lewis nói. "Họ có những nét cá tính riêng, có cấu trúc âm nhạc riêng gồm cả những yếu tố âm nhạc Anh và nhạc truyền thống. Tất cả những yếu tố này, kết hợp với rock and roll của Mỹ, trở thành không giống bất kỳ thứ gì mà khán giả đã được nghe trước đây". Beatles cũng mở đường cho "cuộc xâm lược của người Anh" trong các bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ - đó là sự "tiến công" các ban nhạc như Rolling Stones, Who và Dave Clark Five.    Tại lễ trao giải âm nhạc Grammy hôm 8.2 vừa rồi, Yoko Ono, vợ goá của John Lennon, và Olivia Harrison, vợ goá của George Harrison - 2 thành viên của Beatles huyền thoại, đã tham gia vào lễ kỷ niệm ban nhạc. "Âm nhạc của Beatles giống như những vở kịch của Shakespeare hoặc những bài hát của Cole Porter - đó là sự bất tử".Theo AFP, Reuters
     
     
  2. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0


    Một công trình lớn về âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20

    [​IMG]







        Viện Ấm nhạc Việt Nam vừa cho ra mắt hai trong số năm  tập của Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu - lý luận - phê bình âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20. Đây là công trình lớn tập hợp, tuyển chọn gần 20 nghìn trang các bài viết về âm nhạc nước ta do tập thể chuyên gia về âm nhạc có uy tín - đứng đầu là Giáo sư, Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh là Chủ tịch Hội đồng biên soạn.
        Sau nhiều năm sưu tầm, thu thập tài liệu với sự cộng tác của nhiều chuyên gia âm nhạc với cách làm công phu, cần mẫn, hợp tuyển đã được hoàn thành. Công trình đã tổng hợp các bài viết có chất lượng về âm nhạc nước ta được in trên nhiều nhật báo, tuần báo, nguyệt san, nội san, tạp chí (chưa kể sách) bằng quốc ngữ (nếu là tiếng nước ngoài được dịch sang tiếng Việt) được xuất bản từ năm 1901 đến cuối năm 2000. Tác giả những bài viết là người Việt ở trong và ngoài nước viết về âm nhạc Việt Nam. Hiện, Viện Ấm nhạc chưa có khả năng sưu tầm, thu thập những bài viết về âm nhạc nước ta ở ngoài nước. Hy vọng sẽ có những công trình tiếp theo lấp đầy khoảng trống này.
        Các nhà sưu tầm, biên soạn gặp khá nhiều khó khăn bởi sau hàng chục năm chiến tranh, tài liệu lưu trữ, nhất là báo và tạp chí bị thất lạc nhiều, kinh phí lại chưa  đủ mạnh để mua những tài liệu hiện lưu giữ tại nhiều tư gia. Vì vậy hợp tuyển tạm dừng lại ở con số gần 20 nghìn trang các bài viết liên quan nhạc Việt Nam được đăng tải trên 136 loại báo và tạp chí xuất bản ở nước ta trong thế kỷ 20. Nhìn chung, công trình là đồ sộ nhưng chắc chưa thật đầy đủ. Những nhà sưu tầm cho biết, hiện chưa tìm được một tờ báo nào trong 11 loại báo và tạp chí đã xuất bản vào nửa đầu thế kỷ trước. Bởi thế, cùng với việc tiếp tục thu thập tư liệu, Viện Ấm nhạc vẫn lần lượt cho ra mắt năm tập của hợp tuyển theo kế hoạch. Vì số lượng tập hợp khá lớn bài viết, cho nên việc đọc, ghi nhận xét để có căn cứ tuyển chọn đã chiếm khoảng 2/3 thời gian thực hiện công trình. Tiêu chí tuyển chọn xuất phát từ mục tiêu của hợp tuyển đó là: tập hợp những bài viết tiêu biểu về nghiên cứu, lý luận, phê bình trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc. Hợp tuyển không dựa vào những bài giới thiệu cuộc biểu diễn, các nghệ sĩ hoặc những bài chỉ phác đôi nét về thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ sáng tác. Tuy nhiên với một số bài giới thiệu tác giả nhưng nêu được nhiều tác phẩm đồng thời có phân tích, đánh giá bút pháp, phong cách, xu hướng nghệ thuật, hiệu quả tác phẩm... được xem là phù hợp với hợp tuyển.
        Với ý thức nội dung của tài liệu được tuyển chọn quyết định nội dung và hình thức của công trình, nhiều dự kiến phân loại được đề xuất, nhiều cách bố cục công trình được bàn luận để sao cho bài được tuyển chọn phù hợp tiêu chí, vừa dễ dàng cho người đọc khi tra cứu. Cho dù đã làm việc cẩn trọng, những người thực hiện công trình vẫn cho rằng cách sắp xếp ở hợp tuyển chưa hoàn hảo và đó chỉ là cách lựa chọn mà nhóm tác giả cho là khá phù hợp khối tài liệu hiện có.
        Một đặc điểm thường thấy ở nhiều bài nghiên cứu, phê bình âm nhạc của thế kỷ qua là đề cập tới nhiều vấn đề trong một bài viết không dài. Tuy một số bài viết có thông tin bổ ích nhưng tính chất tham bát trong nội dung không khỏi gây khó khăn cho việc sắp xếp, phân loại hệ thống. Như vậy, sự phân loại và sắp xếp ở hợp tuyển này có tính tương đối và được chia thành năm tập gồm bảy phần chính: 1. Những kiến giải về văn hóa âm nhạc Việt Nam (Dương Viết Á); 2. Nhạc hát cổ truyền (Tô Ngọc Thanh); 3. Nhạc đàn cổ truyền (Tô Ngọc Thanh); 4. Nhạc cụ (Vũ Nhật Thăng); 5. Nhạc sân khấu cổ truyền (Bùi Trọng Hiền); 6. Nhạc hát mới (Nguyễn Thị Minh Châu); 7. Nhạc đàn mới (Nguyễn Thị Minh Châu). Ở mỗi phần đều có nhiều chương, mục... những bài viết được sắp xếp theo thứ tự thời gian công bố, kèm tên tác giả và số báo, tạp chí đã đăng tải. Trong mỗi tập đều có lời giới thiệu do các thành viên biên tập được chỉ định viết. Để hợp tuyển không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, tuyển chọn và sắp xếp tư liệu, những người thực hiện công trình đã đưa ra một vài lời bình đối với một số bài viết để người đọc hình dung bức tranh toàn cảnh của ngành lý luận - nghiên cứu - phê bình âm nhạc nước ta trong thế kỷ 20; nhất là giai đoạn nửa cuối thế kỷ này.
        Mặc dù khối tài liệu thu thập được chưa thể cập nhật đầy đủ mọi hoạt động của ngành nghiên cứu - lý luận - phê bình âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ qua, nhưng những bài viết được tuyển chọn đã phản ánh được một cách chân thực các xu hướng, các trào lưu cũng như ý tưởng và hành động của nhiều thế hệ nhạc sĩ nước ta trong thế kỷ 20.
        Hợp tuyển đã ghi nhận kết quả lao động nghệ thuật nghiêm túc, bền bỉ của các tác giả. Hy vọng công trình này sẽ là cẩm nang âm nhạc giúp ích cho những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên các trường văn hóa - nghệ thuật và những người quan tâm, yêu mến nền âm nhạc Việt Nam.
    Theo Nhân dân
  3. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0

    Để làm công tác phê bình âm nhạc - phải có cái TÂM

    [​IMG]




    Phó GS - nhạc sĩ Ca Lê Thuần


        Trong nền âm nhạc của chúng ta hiện nay đang có một sự mất cân đối. Lĩnh vực sáng tác và biểu diễn âm nhạc thì phát triển nhanh chóng và đa dạng trong lúc phê bình âm nhạc (PBÂN) thì còn quá non yếu, nếu không nói là chưa có.
        Sự non yếu của phê bình âm nhạc là một thiệt thòi lớn đối với lĩnh vực sáng tác và biểu diễn. Vì những việc làm mới, những thử nghiệm chẳng có người để sẻ chia, động viên, có khi có những lệch lạc cũng không có một ý kiến đóng góp để cho mình suy gẫm mà định hướng. Không có những nhận định sắc bén của giới phê bình, khán giả khó nhận ra những chân giá trị của nghệ thuật đích thực, khó phân định minh bạch đúng - sai. Đó cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho đời sống âm nhạc xã hội chúng ta còn nhiều vàng thau lẫn lộn?
        Phó GS - nhạc sĩ Ca Lê Thuần - một nhà giáo, nhạc sĩ sáng tác, nhà lý luận âm nhạc - đã nhiều năm làm công tác giảng dạy, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực âm nhạc, văn hóa - tư tưởng ở Tp.HCM cũng như Trung ương, hiện nay là tổng thư ký Hội Âm nhạc Tp.HCM. Giai Điệu Xanh đã có cuộc trao đổi cùng ông về một số vấn đề chung quanh công tác lý luận và phê bình âm nhạc ở nước ta.
        Theo ông, phê bình âm nhạc đóng vai trò như thế nào trong đời sống âm nhạc xã hội? Tác dụng của nó đối với lĩnh vực sáng tác và biểu diễn âm nhạc?
        Tôi cho rằng công tác phê bình văn học nghệ thuật nói chung và phê bình âm nhạc (PBÂN) nói riêng đóng một vai trò rất lớn trong đời sống văn học-nghệ thuật. Công tác PBÂN có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp sáng tác, sự nghiệp biểu diễn âm nhạc. Công tác phê bình cũng giúp cho những người sáng tác biết được trình độ hiện hành của mình so với trong nước, khu vực và thế giới, làm cho sáng tác sôi nổi hơn, góp phần làm cho ngôn ngữ âm nhạc ngày một phát triển, gắn bó được với truyền thống của âm nhạc dân tộc, đồng thời tiếp cận được những vấn đề âm nhạc của cuộc sống hôm nay.
        PBÂN còn định hướng được sự phát triển của âm nhạc trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức của công chúng và nhiệm vụ xây dựng đất nước chúng ta hiện nay.
        Ông có thể đánh giá công tác phê bình âm nhạc hiện nay của cả nước nói chung và Tp.HCM nói riêng?
        Vừa qua, Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu tiên tổ chức hội nghị về công tác lý luận-phê bình văn học ở Tam Đảo, Trung ương cũng có chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác phê bình văn học-nghệ thuật. Năm 2003, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Âm nhạc Tp.HCM muốn đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ phê bình âm nhạc nhưng chưa thực hiện được. Nhìn chung trên cả nước, công tác phê bình văn học-nghệ thuật nói chung và PBÂN nói riêng trong thời gian vừa qua chúng ta còn chưa được chú trọng.
        PBÂN ở nước ta còn rất ?ohiếm?, trên báo chí đa số chỉ là đưa tin, giới thiệu, khen một chút, chê một chút chứ chưa có một nhận định theo đúng nghĩa phê bình.
        Công tác phê bình rất cần thiết nhưng nó đòi hỏi một loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ giúp đội ngũ làm công tác phê bình có điều kiện để hoàn thành tốt chức trách của mình. Vì người làm công tác phê bình cần phải có đủ những phương tiện như: tư liệu, văn bản, băng đĩa, tổng phổ liên quan... trên cơ sở đó mới nghiên cứu mổ xẻ. Công tác phê bình là một công tác khoa học, đòi hỏi sự đánh giá có cơ sở khoa học, ngoài ra nó còn gắn liền với vấn đề định hướng thẩm mỹ như: thị hiếu thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ... Do đó, muốn đẩy mạnh công tác phê bình, trước hết bản thân những người làm công tác phê bình phải có nhiệt tâm nhưng Nhà nước cũng nên có một chính sách để khuyến khích công tác này.
        Phê bình âm nhạc gắn liền với lý luận âm nhạc. Theo tôi biết, lý luận âm nhạc hiện có nhiều điều mới và do đó phê bình cũng phải có những thay đổi cho phù hợp. Vừa qua, chúng ta có đẩy mạnh một số công tác lý luận, nhưng là lý luận phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu có tính chuyên sâu học thuật, do đó công tác lý luận không hỗ trợ cho công tác phê bình.
        Theo ông, tốt nghiệp đại học khoa lý luận âm nhạc đã đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm công tác phê bình âm nhạc?

    [​IMG]







        Công tác PBÂN không nhất thiết dành riêng cho những người học lý luận âm nhạc mà tất cả mọi người đều có thể tham gia. Tất nhiên, những người học về lý luận âm nhạc vẫn có điều kiện hơn. Hiện nay, sinh viên khoa lý luận âm nhạc các nhạc viện chúng ta sau khi tốt nghiệp không phát huy được ở lĩnh vực phê bình vì giáo trình giảng dạy của chúng ta còn thiếu rất nhiều. Chúng ta chỉ mới cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lý luận chung như lý thuyết, lịch sử âm nhạc... còn những vấn đề như phương pháp phê bình âm nhạc, tâm lý học âm nhạc, xã hội học âm nhạc, mỹ học âm nhạc chưa được trang bị, việc cập nhật những vấn đề về công tác lý luận phê bình hiện đại lại càng không có.
        Trong tình hình đó, nhiều người sau khi tốt nghiệp lý luận thường đi vào công tác giảng dạy, nghiên cứu mà ít ai dám xông pha vào trận địa phê bình. Muốn tạo một nguồn lực cho công tác phê bình, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đối với bộ môn lý luận âm nhạc ở các trường âm nhạc hiện nay là rất cần thiết. Phê bình cũng cần có một đội ngũ tâm huyết để tạo không khí sôi động, làm việc hiệu quả. Cũng cần biết rằng không phải học ở trường ra là làm được công tác phê bình ngay mà nó đòi hỏi phải trải qua thực tiễn của cuộc sống, phải có những hiểu biết về xã hội, phải có kiến thức bao quát về văn học-nghệ thuật nói chung (tất nhiên là phải đi sâu vào lĩnh vực âm nhạc) và điều quan trọng nhất là phải có cái TÂM, tất cả với mục đích vì sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà.
        Trong công tác chung của Hội, vấn đề phê bình âm nhạc đã được quan tâm đúng mức? Hội có kế hoạch gì để tạo điều kiện hình thành đội ngũ phê bình âm nhạc cho đời sống âm nhạc ở Tp.HCM?
        Năm 2003, Hội Âm nhạc Tp.HCM rất quan tâm đến công tác PBÂN, cuộc họp nào Ban Thư ký và Ban Chấp hành cũng nhắc đến nhưng chưa làm được. Khi đánh giá về tạp chí Sóng Nhạc và về sinh hoạt chuyên môn cho hội viên, công tác lý luận, giảng dạy, đào tạo? chúng tôi cũng nhắc đi nhắc lại chuyện này. Có lẽ điều quan trọng nhất là phải có một chỉ đạo cụ thể, sát sườn hơn, đặt ra những vấn đề hành động để cho anh em làm công tác phê bình có hướng đi cụ thể.
        Hội đặt công tác trọng tâm năm 2004 là công tác thuộc lĩnh vực PBÂN. Tạp chí Sóng Nhạc sẽ có nhiều cuộc trao đổi về công tác này.
        Sắp tới, Hội sẽ có kế hoạch tập hợp những người làm công tác lý luận, phê bình âm nhạc, nhất là đối với những anh chị em đã tốt nghiệp nhạc viện. Hội sẽ đóng vai trò trung tâm để tạo điều kiện gợi ý, đóng góp, giúp cho anh em làm công tác phê bình nắm được các hình thức phê bình âm nhạc, cố gắng cung cấp những tư liệu trong nước cũng như nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực phê bình để xây dựng một đội ngũ phê bình đáp ứng được nhu cầu phát triển âm nhạc hiện nay của Tp.HCM và của cả nước.
    Theo Giai điệu xanh
  4. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0

    Đêm nhạc "Về với phố": Món ngon ăn nhiều... không còn ngon
    [​IMG]

    "Ca sĩ Ánh Tuyết." Đêm nhạc "Về với phố" - món quà dành tặng khán giả nhân ngày Quốc tế Phụ nữ của Trung tâm UNESCO hỗ trợ văn hóa thể thao thanh niên đã không hấp dẫn như mong đợi. Vẫn một Ánh Tuyết, Quang Lý, Hồng Nhung, Mỹ Linh sâu lắng, ngân vang, tha thiết, nồng nàn... qua những tình khúc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phú Quang, nhưng khán giả đã không nhận được những bất ngờ như... quảng bá. Mỗi năm một lần, vào dịp 8/3 Trung tâm UNESCO hỗ trợ văn hóa thể thao thanh niên thuộc Hiệp hội UNESCO Việt Nam lại cùng với nhạc sĩ Phú Quang dàn dựng một chương trình ca nhạc đặc sắc dành tặng chị em. Ngay từ lần khởi đầu, giá vé của chương trình có làm "chóng mặt" nhiều người, nhưng hội trường lớn của Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội không khi nào trống ghế. Kết thúc mỗi đêm diễn, khán giả như no nê, thỏa mãn với những gì họ nhận được từ các nghệ sĩ. Các ca sĩ tham gia, mỗi năm đều có sự thay đổi bên cạnh hai ca sĩ đóng đinh của chương trình: Hồng Nhung và Mỹ Linh. Điểm sắc vào những đêm nhạc là sự góp mặt của các ca sĩ cũng thuộc vào hàng top của làng ca nhạc Việt Nam như Quang Lý, Thanh Lam, Mỹ Tâm, Ngọc Anh, Trọng Tấn... Năm nay, những khán giả vốn quen thuộc của chương trình đã lại hồi hộp chờ đợi một đêm nhạc đặc biệt, để họ lại cùng say sưa thả hồn vào những cung đàn tiếng hát, lại được hồ hởi sẻ chia cùng bạn bè những cảm nhận thú vị về đêm diễn. Nhưng điều đó đã không đến. Đêm nhạc "Về với phố" mở màn với một khung cảnh cũ kỹ, một góc phố liêu xiêu, một cột điện và một cái cây khẳng khiu như không thể khẳng khiu hơn. Tiếc là, những hình ảnh này mới chỉ thể hiện được Phú Quang chứ người ta không nhận ra ở đó một sức mạnh hùng tráng của Tiến về Hà Nội hay sự đầm ấm trong Ngày mùa của Văn Cao... Và hình ảnh phố cũ, cây khô đã hơn một lần cùng Phú Quang ở những đêm nhạc của anh. Một sự lặp lại đáng tiếc nữa thuộc về MC của chương trình H.P. Anh vui vẻ nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc trong hội trường, vậy mà anh vẫn tự tin với cách dẫn ngô nghê khi nhắc đến ca sĩ Hồng Nhung. Chẳng lẽ không có cách giới thiệu nào hay hơn khi nói đến các loài hoa, gần như "ép" khán giả nhắc đến hoa hồng nhung để rồi mời Hồng Nhung ra sân khấu. Điểm sáng hiếm hoi của chương trình thuộc về ca sĩ Ánh Tuyết. Ngoài những ca khúc của cố nhạc sĩ Văn Cao, chị đã thành công với Vết lăn trầm của Trịnh Công Sơn trong đêm diễn. Chắc chắn, Ánh Tuyết sẽ là "đinh" của chương trình trong những năm tới. Nhiều khán giả đã không ngồi lại đến tiết mục cuối cùng cho dù phải mua vé với giá (100.000, 120.000, 150.000 đồng/vé). Một bộ cánh đẹp mặc liên tục sẽ không còn đẹp. Một món ăn dù có ngon đến đâu nếu ăn nhiều lần sẽ không còn ngon. Hy vọng ở năm sau, nhạc sĩ Phú Quang cùng với Ban tổ chức sẽ đưa ra cái gì đó mới hơn dành tặng chị em.

    BVH 

    (Theo Vietnamnet) 
  5. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    10 năm Rock Việt - nhìn từ Hà Nội

    [​IMG]




    The Light


        Cứ cho rằng rock Việt là những bản rock lời Việt do người Việt Nam sản xuất đi, thì ở Hà Nội, ?ođặc sản? này mới có từ năm 1996. Trong một ngày hè ở Vọng quán, The Light trình bày 2 bài Khát vọng và Mong đợi mặt trời. Thời gian trước đó dành để dùi mài, hay nói cách khác để tiêu hóa, để rock Tây dần thành rock? Tây Nguyên.Hà Nội được mùa rock
        Đêm 28/9/02 báo hiệu sự hồi sức của rock Hà Nội tại bể bơi Cung VHTT Thanh Niên, quy tụ 13 ban nhạc và 4.000 khán giả. Sự kiện mang ý nghĩa điểm mặt các rock band Hà Nội và bố cáo: lại có người ?ochịu? đứng ra tổ chức chương trình! 2003, kể từ 26/8 - chương trình riêng giới thiệu album đầu tiên của The Light sau 10 năm có mặt chưa bao giờ Hà Nội xem tận mắt nhiều rock đến thế: 5 chương trình trong vòng hai tháng. Trong đó, có những buổi quy mô như Festival rock Việt - chủ yếu giới thiệu các gương mặt trẻ; và Đại hội Rock Việt - đưa ra 5 ban nhạc rock tiêu biểu, nhạc mục 100% tự sáng tác.    Với 200 thành viên thường xuyên (gần 3.000 qua mạng), CLB Rock Hà Nội (HRC), thành lập từ 1999, quyết định ngừng các chương trình sinh hoạt có biểu diễn rock, thành thông lệ từ đầu 2000. Vì theo Chủ tịch Bình, thời gian tới ?ocung sẽ vượt cầu?. Khán giả bỏ ra 30.000đ tới các show lớn, hơn là 15.000đ đến sinh hoạt với CLB tại các điểm nhỏ lẻ ở Cung VHTT Thanh Niên, quán Stylish, Hàng Trống, Cung Thiếu nhi, Cung Hữu nghị tuy buổi đông cũng được 800 người.    Giở lại trang sử rock Hà Nội, khởi đầu cuối những năm 1980, Những Bậc Thang và các ban lần lượt ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi lại những gì đã nghe. Sân chơi là Trung tâm phương pháp CLB 16 Lê Thái Tổ với các cuộc Dạ hội sinh viên thêm tí rock. Khoảng 1991, tại nhà thi đấu Trung Tự, đã có những đêm toàn heavy metal mạnh đến độ giữa chừng phải nghỉ 15 phút. Một đêm tháng 3/1994, bán vé không xin phép, công an đến kiểm tra. Tuy không đình chỉ ngay lập tức, nhưng loa máy nhạc cụ dùng xong bị niêm phong, vài thành phần ''''tích cực'''' lên đồn... Những đêm ''''thi đấu'''' ở Trung Tự của Đại Bàng Trắng, The Light, Desire? từ đó bị bãi bỏ. Rock quay về nương náu tại Sân Ga (mở hàng giữa năm 1994) và các quán cà phê rock khác như Vọng, Hương Đầu Mùa...Khi thông dòng chảy
        Theo thời gian, rockfan ngày càng tỉnh táo, không còn thiếu đói đến mức thèm thuồng như xưa. Không còn cảnh ?otìm toát mồ hôi ở những hàng đĩa lẻ tẻ, xới tung chợ giời mới được dăm ba chiếc đĩa Tàu?? như cách đây mấy năm. HN giờ đây có một mạng lưới các hàng đĩa chuyên về rock luôn cập nhật, giá cả cạnh tranh. Tờ Rock Today (TLTK nội bộ HRC) số 1 (10/03) viết: ?oBây giờ rockfan nghe rock như người ta đọc báo, xem thời sự hàng ngày. Những chuyện kiểu đĩa này năm bao nhiêu, ban nhạc kia mấy người? ít ai còn bàn tới. Người ta nói tới dòng nhạc này ra sao, có bao nhiêu band hay, đĩa nọ tư tưởng thế nào, được giải thưởng gì không, bán được mấy triệu bản??. Đừng tưởng nghe rock bây giờ toàn trẻ con. Lúc nào chẳng có vài cặp vợ chồng trẻ dắt con nhỏ, thậm chí mang bầu vẫn đi nghe rock - trong những đêm ngoài trời?
        ?oNhững sáng tác thời kỳ đầu Mong đợi mặt trời, Nuối tiếc, Khát vọng? của ban không hẳn là thrash metal, mà nhẹ hơn. Điều này có liên quan đến việc nhìn nhận về rock lúc bấy giờ,? Ngọc Hà - cây lead của The Light đi thẳng vào vấn đề. ?oBan nhạc chủ ý sáng tác dễ nghe cả về ca từ và nhạc để được chấp nhận ngay từ bước duyệt chương trình, hài lòng vừa các fan vừa các nhà quản lý''''. Thậm chí The Light đã từng nghĩ đổi tên cho đỡ xui, vì cứ chương trình nào có họ hình như đều? không được duyệt, nếu không thì điện đóm cũng trục trặc(!) Những Bậc Thang tan tác, Đại Bàng Trắng từ heavy metal chuyển sang chơi rock n?T roll. The Light trả lại là ban rock nặng nhất Hà Nội.
        Đầu 1998, VTV3 tổ chức Liên hoan Ban nhạc trẻ Hà Nội, mời 3 ban: The Light, Đại Bàng Trắng và The Wall. Đêm đầu ra mắt, The Light một lần nữa ?olàm nên chuyện? với phần trình bày ấn tượng bài rưỡi khi giữa chừng ca sĩ đổ gục. Cộng với những định kiến sẵn có, một số người vu cho rocker giả vờ ngất để? kích động?! Hậu quả sau một ngày làm ở công ty, buổi tối nhịn ăn? cộng vài hớp rượu. Chưa hết, sau một năm không biểu diễn gì, khán giả tại hội trường KTX Mễ Trì (ĐHTH), ngay khi ban nhạc xuất hiện, bỗng trở nên ?okinh khủng?- băng rôn rừng rực. VTV mời cả ban nhạc trong Nam, quay tivi đến rocker cũng run!    Ở Hà Nội, tuyệt đại đa số các rocker đều có công việc sáng đi? tối về mới chơi rock. Ngọc Hà tốt nghiệp ĐH Thương mại, làm cho Việt Nam Economic News sắp được 10 năm. Tiến Đạt - ca sĩ của Gạt Tàn Đầy sau 7 năm 7 tháng pha rượu ở khách sạn Sofitel, nay dấn thân vào ngành quảng cáo, theo anh đang đầy hứa hẹn. Anh nói về công việc của mình say sưa chẳng kém về nhạc rock. Không hiểu rock có duyên nợ gì với thiết kế mỹ thuật công việc ?otay phải? của khá nhiều rocker Hà Nội, kể cả Trần Lập (Bức Tường).    Cho đến cuối 2001, rock bao giờ cũng là phần bonus trong các chương trình pop. ?oBây giờ xin là được! Các nhà quản lý đã có cái nhìn khác? như Hà phỏng đoán. Sự kiện rock thâu đêm trên quảng trường Ngân hàng vào thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ làm các rocker HN như cởi tấm lòng: chỉ cần đăng ký tên ban nhạc, tên bài là lên hát? Trong khi cách đây dăm năm, để được duyệt, nhóm Buratinox phải dịch nội dung Heaven On Fire của Kiss ra tiếng Việt!    Tháng12/2003, tại buổi duyệt chương trình Đại hội Rock Việt, sau khi nghe mỗi band chỉ 1-2 bài, không có phàn nàn gì, ngoài chuyện tên ca khúc gì mà lại Ngổn ngang (của Small Fire)? Về đại thể, người duyệt đều động viên các band rock bám sát các vấn đề xã hội. Hà đồng tình: ?oChỉ có nhạc rock mới nói lên được các vấn đề xã hội. Theo tôi, nội dung của mỗi ca khúc cần triển khai như một đề tài báo chí. Lời ca phải triết lý, phải khó hiểu một chút!?Đam mê vô điều kiện?



    [​IMG]




    The Wall
        Những sinh viên, công chức coi rock ngoài giờ một thú giải trí lành mạnh nhưng xa xỉ. ?oHai, ba ngày thay một bộ dây, năm có bao nhiêu buổi biểu diễn?? Hà chỉ tay cây đàn kia 1.700 đô, dàn máy này 2.000 đô? Cát-sê cho nhạc rock được bao nhiêu? ?oGạt The Light, Da Vàng, Bức Tường? những ban nhạc đã có album sang một bên, trung bình mỗi ban nhạc rock được trả 2-3 triệu/chương trình. Tôi đánh giá đây là sự coi thường công sức của ban nhạc, lợi dụng đam mê của người ta??. 
        Hà và Đạt, cũng như nhiều rocker HN khác, không hẹn mà đồng thanh: chơi rock chỉ để giải trí! Cái máu rock HN đã chảy từ thuở? Đạt còn bé. Giữa những năm 80, đĩa than còn hiếm vì ?ovác lên máy bay nặng?, cậu của Đạt - Hà Smoke, cùng Việt Cận và các bạn đã lập nhóm ?omáu như rock bây giờ?! Họ tập đàn thùng, rồi thuê hội trường của phường hay quận biểu diễn free cho bạn bè? và trẻ con vào xem. ?oÔng nghe Beat, mình cũng nghe Beat, cậu nhảy cháu cũng nhảy? Hứng lên thì chơi. Đến giờ mình vẫn ảnh hưởng kiểu chơi nhạc ấy. Xác định vẫn đi làm, không coi chơi nhạc để kiếm tiền?.     Và ôm giấc mơ có đủ sáng tác và tiền để ra album, Thủy Triều Đỏ, thành lập 1999, vừa ra mắt Nắng mới cuối tháng 12/2003. Buratinox, ra đời 1997, cũng ?odọa? ra CD đầu tay. Tâm trạng của Gạt Tàn Đầy thành lập 1996, giải khuyến khích Đĩa nhạc xanh 1997: ?oThèm (ra album) bỏ xừ! Nhưng tiền đâu?!?. Đành đưa lên mạng để làng nước biết mình chưa bỏ cuộc. Ai muốn nghe Người hóa cáo, ghi âm mới nhất của ban, mời vào www.badguydesign.com. Họ còn có bài Phàn nàn, lời lẽ như sau: "Mấy tháng lương dành dụm đàn sao đắt thế/ Có guitar chưa xong lại còn phedal lích kích/ Lắm khi tôi hay bị cằn nhằn nhạc kia bé xuống?/ Tuy mệt nhưng mà vui/ La la la?".    Chỉ cái đống lơ thơ góc phòng gồm đàn và phơ, Linh (Small Fire) thông báo: ?oCũng phải đến 15-16 triệu.? Sinh viên năm 3, tiền đâu ra? ?oTiền bố mẹ, được cái tâm lý hiểu đam mê của con!?. Bố dạy hóa ở ĐH KHTN, chơi guitar cổ điển, bắt Linh học piano từ bé. Anh họ chơi trong Buratinox, nên từ thuở lớp 7, cậu đã được tiếp cận The Light, The Wall ở Sân Ga. Small Fire thành hình từ lớp 9, cuối lớp 10, chung tiền tổ chức chương trình ở Nhà Văn hóa HSSV. Trước khi tạm nghỉ ôn thi ĐH, ra hẳn một CD lưu niệm. Năm trước, Tuấn thích nu-metal, muốn vào nhóm nhưng không biết chơi gì. Nghe anh em khen có tư chất, cậu đặt mua dàn máy 1.200 đô bên Mỹ về mày mò, trở thành DJ.Rock trên đôi chân chính mình    ?oCác rocker Việt Nam (trước đây) thường đi sâu vào rèn luyện kỹ thuật mà ít quan tâm tới sáng tạo?. Về mặt này, The Light thuộc loại bứt phá sớm. Họ pha bằng được chất Tây Nguyên vào Mong đợi mặt trời, và nhờ có thành viên tốt nghiệp ĐH Nhạc viện, đưa e giao hưởng vào Giấc mơ hoang tàn - ca khúc mới nhất, viết xong 1999. Chưa hé lộ gì nhiều về những sáng tạo kế tiếp, nhưng Hà đã khẳng định, chẳng hạn: ?oChầu văn có thể cho ngay vào death metal!?.     Rock HN đang trên đà đa dạng hóa. Nam, sinh viên năm cuối Học viện Quan hệ quốc tế - ca sĩ của Meteoric, nhóm duy nhất theo đòi death-metal, cho biết, đang thai nghén loạt bài khai thác đề tài trẻ em bị AIDS. Ở quán Rock Bụi, có anh còn rủ Nam lập nhóm cơi brutal-metal. Cậu lắc đầu quầy quậy nặng quá! Đưa lời Việt nội dung phù hợp vào những thể loại này là cả một thách thức. Những sáng tác dạng alternative như Đám cưới chuột vẫn dễ ?ođi vào lòng người? hơn. Lèo tèo dăm bài nhưng khá chắc tay, lời lẽ gọn và vui, Gạt Tàn Đầy vẫn được dân tình kỳ vọng.    Nu-metal- thể loại ?othỏa hiệp? với dance, hip-hop? còn làm nhiều rock fan HN dị ứng, đã có Small Fire từ 2 năm nay đi trước đón đầu, với những ca khúc bè bối tử tế. Linh nghĩ: ?oVinh quang trước mình có The Wall, The Light liệu mình theo tiếp hay tìm cái mới. Còn trẻ, nên cập nhật xu hướng hiện đại?. Và lạc quan rằng khi nào dân HN đổ xô đi nghe nu-metal, thì Small Fire đã đấy rồi! Đa số thành viên học Xây dựng, năm thứ nhất trường không cho đi thi, năm thứ hai đứng thứ tư LH Ban nhạc SV toàn quốc 2001?    Thế hệ đàn anh ?ohơi bị rụt rè?, ít sáng tác. Nếu có lại là hòa tấu hoặc không phải rock điển hình là Minh Xù. Từ biệt Những Bậc Thang và rock, anh đi tu nghiệp guitar 2 năm (sau ĐH) ở Kazakhstan. Ba năm sau, ra đĩa blues-country Trở lại làng gốm (2001), đang tính ra cái thứ hai trong 2004? Thế hệ bây giờ không cần học nhiều như vậy. Đến với rock dễ dàng và mạnh dạn sáng tác, xem ra họ thích lên sân khấu thể hiện hơn là mất thời gian tập luyện trong phòng cách âm. Đã có những tín hiệu chuyên nghiệp hóa tiếp cận ?ocông nghệ?. Tờ Rock Vision số 5, mục Tin đồn cho biết: ban rock ?othế hệ mới? Fewel ngay từ khi thành lập đã có một ông bầu lo về marketing, phòng thu, bài tập? ?oThậm chí còn phụ trách cả phần chửi bới trên mạng?!
        Các nhà tổ chức rock cũng ngày càng tỏ ra ?omạnh tay?. Để có một đêm như Đại hội rock Việt, BTC bỏ ra không dưới 350 triệu, non nửa trong đó để thuê âm thanh, ánh sáng? The Light ?okhông phải lo một cái gì chỉ việc chơi nhạc?! 100% nhờ RVWG (Rock Vision Working Group) và các tình nguyện viên. ?oHợp đồng chưa bàn tới, RVWG chưa phải manager,? Hà khẳng định. ?oNhưng ban nhạc có việc gì, bọn họ giúp việc ấy?. Nghe nói cả việc lo mang Giấc mơ hoang tàn sang Mỹ mix lại. Trước mắt, fanclub The Light đang được xúc tiến; website cựu thành viên Tuấn Evil thiết kế cũng sắp xong? 
        Nhưng sống được bằng rock chắc còn lâu. ?oAi trả cho anh ấy 1.000 đô/tháng!? - Đạt hỏi giùm thành viên làm việc ở TP.HCM, thảng hoặc đáp máy bay ra rock một trận. ?oCần thay đổi nhất là tư duy của người nghe, kể cả xác định người ta? nghèo. Nếu nói tiền bỏ ra mua album của anh, em dập được 10 cái đĩa cho bọn bạn em thì chịu rồi!?. Từ tháng 9 đến hết năm 2003, CD của The Light mới bán được hơn 1.000 bản. Bức Tường và hard rock (Theo một điều tra ?onội bộ? trên mạng TTVN 12/3003, có tới 24% bạn trẻ ưa thích hard rock, trong khi chỉ 14% thích pop và 2,4% thích nhạc nhảy (techno)) cho thấy đã ?ocó đất sống?, với tổng cộng 2 album khoảng 40.000 bản. Small Fire cho hay, sẽ lấy Bức Tường làm cái đích vươn tới. Không phải sự nổi tiếng hay phong cách, mà là ?olàm tốt 2 công việc cùng một lúc?!    Nhìn lại hơn 10 năm nhạc rock ở HN, mới thấy biến chuyển không phải là chậm. Nhạc rock còn có vẻ được chấp nhận nhanh hơn so với lo lắng của nhiều người trong cuộc. Đương nhiên, từng người, từng ban sẽ cảm thấy đơn độc trên con đường đã chọn. Hành trình sáng tạo có bao giờ đông vui! Phải biết từng bước mình đi mới được chặng đường dài... Rock ở VN đã đạt tới độ dung hòa đáng kể với môi trường xung quanh, giờ đây không ai khác ngoài rock quyết định sự phát triển và tầm vóc của chính mình.
    Theo VietNamNet
  6. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Asia lần đầu đến với  làng ca nhạc tại Miền Bắc CaliforniaASIA SHOW và Thu Hình Video 43 "Tiếng Hát Trái Tim" 20-3-2004 Hạnh Dương, Mar 05, 2004 Quận hạt Santa Clara ở Bắc California gồm 15 thành phố đã quy tụ hơn 165.000 dân Việt định cư, trong đó tập trung lớn nhất khoảng 86.000 người Mỹ gốc Việt tại thành phố San Jose. Đây là thành phố có người Việt Nam cư ngụ quần tụ đông nhất tại hải ngoại. Nam Cali có số người gốc Việt đông hơn Bắc Cali, nhưng sống rải rác chứ không tập trung như tại San Jose. Ngoài ra, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Oakland khoảng trên 30.000, tại San Francisco khoảng 11.000 người, tại Fremont, Mountain View, Sacramento và những thành phố khác trong toàn vùng Vịnh Cựu Kim Sơn đã nâng con số người Việt định cư ở Bắc Cali lên tới khoảng trên 230.000 người.Trong nhiều năm qua, sự thịnh vượng lên đến tột đĩnh về kỹ thuật điện tử của Thung Lũng Silicon đã làm cho cư dân người Mỹ gốc Việt tại Bắc California nói chung và thung lũng Hoa Vàng nói riêng đã có một cuộc sống vật chất sung mãn. Giá nhà khu vực Bắc Cali đã trở thành đắt nhất nước Mỹ, nhưng cuộc sống dân Việt tại Bắc Cali vẫn phát triển phồn vinh và nhịp nhàng tiến xa hơn các sắc dân nhập cư khác. Do mức sống cao, nên nhu cầu về giải trí và thưởng ngoạn âm nhạc nghệ thuật của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Bắc Cali cũng vượt xa hơn những nơi khác trên khắp Hoa Kỳ. Chính vì thế mà các chương trình Đại Nhạc Hội gần như tập trung tổ chức thường mỗi tháng, có khi một tháng vài ba lần, quảng cáo rầm rộ, huy động toàn lực và vẫn có khách đến xem đầy rạp tại Bắc California.Chỉ trong tháng 3/2004 nầy mà thôi, tổ chức ECAN đã đến San Jose tổ chức 2 Shows liên tiếp. Ngày Chủ Nhật 14-3-2004, cùng lúc Trung tâm Kim Lợi tung toàn lực cho Đại Nhạc Hội mang chủ đề ?oVượt Thời Gian 2? sẽ tổ chức lúc 06:00 giờ chiều đến 11:00 giờ đêm tại Đại Hí Viện CPA số 225 Almaden Blvd, San Jose; thì cặp hài hước Quang Minh ?" Hồng Đào từ Nam Cali cũng đến tổ chức xuất hát trùng ngày trùng giờ tại Khách Sạn Williams Hotel, Downtown San Jose. Chưa hết, chỉ 6 ngày sau sẽ là một tia chớp ngoạn mục khi lần đầu tiên Trung tâm Ca nhạc Asia đến tổ chức Asia Show và Thu Hình cho Video 43 vào ngày Thứ Bảy 20-3-2004 tại Flint Center, San Jose. Trước đó là những Shows rất lớn của Thuý Nga Paris; của các chương trình Arena Hè, Arena Mùa Đông của Viet Entertainment do Lê Tuý thực hiện; Show của VNHelp thu tiền giúp Việt Nam; Show của hệ thống Truyền Thông Viên Thao do Đỗ Vẫn Trọn chủ trương; Show của ca nhạc sĩ Vân Sơn; Show của Trung tâm Khải Hoàn Productions; Show của Calitonight,v.v và v.v?Đó là chưa kể các chương trình ca nhạc cộng đồng, các buổi ra mắt sách, thơ tổ chức mỗi tuần có khi vài ba lần đan chéo vào nhau.. Thế nhưng, số khán giả đến thưởng thức thì bao giờ cũng đầy kín chỗ. Đặc biệt khán thính giả người Việt tại Bắc Cali rất cỡi mở, hòa đồng và luôn vỗ tay tán thưởng để hỗ trợ tinh thần cho các ca nghệ sĩ, mặc dù có khi phần trình diễn không xứng với những tràng pháo tay nổ ròn rã..Chính vì tinh thần cổ võ nồng nhiệt của khán thính giả San Jose và vùng Bắc Cali luôn nhiệt tình như thế, nên hằng chục năm qua, chương trình Thuý Nga Paris đã đến dàn dựng các Shows trình diễn và thu hình tại San Jose. Nhưng lần nầy, một đối thủ khác lớn mạnh và uy dũng như một con Kingkong trong làng ca nhạc Việt Nam hải ngoại đã bắt đầu bước chân chinh phục vùng Bắc California. Đó là sự xuất hiện lần đầu tiên của Trung tâm Ca Nhạc Asia qua việc cho thực hiện ASIA SHOW và Thu Hình Video 43 mang chủ đề ?oTiếng Hát Trái Tim? sẽ được tổ chức hoành tráng tại Flint Center ở San Jose vào ngày Thứ Bảy 20-3-2004 tới đây với 2 xuất từ 01:00 giờ trưa đến 05:00 giờ chiều; và từ 07:00 giờ tối đến 11:00 giờ khuya. Vé được bán trước tại Senter Video (Tel. 408-298-1854) và tại Trung Tâm Asia ở Nam Cali (Tel. 714-775-8264 hoặc 714-636-6594) hay có thể mua Online tại www.trungtamasia.com. Vé có giá từ 20 Mỹ-kim đến cao nhất là 120 Mỹ-kim mỗi vé.Trong ngày Thứ Sáu 05-3-2004, Trung tâm Asia cho phát hành đồng loạt trên khắp Hoa Ky, Canada và tại các Quốc Gia trên khắp Thế Giới cuốn Video 42 dưới dạng DVD và VHS mang chủ đề ?oÂm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới? quy tụ các nhạc phẩm lừng danh nhất thế giới đã chiếm ngự trái tim của mọi người trong suốt 4 thập niên qua. ***g vào đó, cứ mỗi nhạc phẩm, ca sĩ trình bày được ăn mặc theo thời trang truyền thống và cách điệu của từng quốc gia mà nhạc phẩm được hát. Các cơ sở phân phối băng dĩa nhạc tại San Jose cho biết rằng Video 42 ?oÂm Nhạc Vòng Quanh Thế Giới? đã bán như tôm tươi từ giờ đầu phát hành trong ngày Thứ Sáu. Những cơ sở nầy cũng cho biết rằng thực ra giới yêu ca nhạc vùng Bắc Cali lâu nay đã dành cho sản phẩm ca nhạc của Trung tâm Asia nhiều cảm tình đặc biệt. .... Lần nầy khi nghe tin Trung tâm Asia đến tổ chức lần đầu Asia Show và Thu hình Video 43 với chủ đề ?oTiếng Hát Trái Tim?, nhiều bà con người Việt tại San Jose và các thành phố khu vực Vịnh Cựu Kim Sơn đã kéo nhau đi mua vé. Anh Thành là chủ nhân của Trung Tâm Kim Lợi nói với Hạnh Dương của Việt Báo rằng ?oShow của Kim Lợi vào tối Chủ Nhật 14-3-04, trùng giờ và trùng ngày với Show của Quang Minh ?" Hồng Đào tại William Hotel San Jose, nhưng thực ra chúng tôi không ngại. Thường Kim Lợi bán hết vé ngay từ những ngày đầu, nhưng nay vì Asia Show trình diễn tại Flint Center vào ngày 20-3-2004 chỉ cách sau Show của Kim Lợi 6 ngày nên đã làm ảnh hưởng nhiều đến việc bán vé của Kim Lợi. Nhưng cũng may là đến giờ nầy thì Kim Lợi đã bán được trên 75% số vé giá từ 30 Mỹ Kim đến 100 Mỹ Kim?.Giới quan sát nói rằng, hiện tượng trung tâm Asia bước chân vào ?ochốn đua tranh? tại Bắc California chắc chắn sẽ làm xáo trộn thị trường, Lý do là vì hiện nay Asia lần đầu tiên sử dụng kỹ thuật hình ảnh và âm thanh hiện đại nhất gọi là ?oAudio & Video High Definition?. Chưa có bất cứ chương trình nào của người Việt Nam tại hải ngoại sử dụng kỹ thuật tối tân nầy. Asia có lợi thế hơn nữa là vì Nhạc sĩ Trúc Hồ là nhà chỉ đạo tất cả chương trình sản xuất của Asia, đồng thời là Giám Đốc điều hành hệ thống truyền hình cáp SBTN nói tiếng Việt được phát hình trên khắp Hoa Kỳ qua hệ thống truyền tải của Comcast. Ngoài những vấn đề trên thì Asia có một lực lượng ca sĩ trẻ nổi tiếng mà nhiều người ưa chuộng nhưng lâu nay chưa hề có mặt trên sân khấu Bắc Cali vì họ là độc quyền của Asia. Lần nầy những ngôi sao đó sẽ có mặt và lấp lánh chiếu sáng ngay trước mắt khán thính giả miền Bắc Cali. MC chính cho Asia Show lần nầy là Nam Lộc, Việt Dzũng và cô Leyna Nguyễn là xướng ngôn viên của Truyền Hình Mỹ. Bên cạnh đó là các ca sĩ tên tuổi như Trish Thùy Trang, Thiên Kim, Thanh Trúc, Sheyla Châu Đinh, Diễm Liên, Lâm Nhật Tiến, Thành Hà, Gia Huy, Philip Huy, Dạ Nhật Yến, Hà Phương, Thanh Tuyền, Doanh Doanh, Trường Vũ, Mạnh Đình, Nguyên Khang, Khả Tuấn, Đặng Minh Thông, Châu Tuấn, Quốc Cường, Ban Mây Trắng với Trung Hành, Tuấn Dũng? Nhạc sĩ Trúc Hồ chỉ đạo toàn bộ nghệ thuật và sản xuất của Asia cho biết rằng ?oSau sự thành công vượt bực của Asia Video 41 ?oMùa Hè Rực Rỡ?, chúng tôi được khắp nơi trên thế giới khen ngợi nhiệt liệt. Khán thính giả của Asia tại Bắc California rất đông và đã ủng hộ cho Asia trong nhiều năm qua. Thế nên nay Asia đến dàn dựng chương trình Asia Show và Thu Hình Video 43 là nhằm cám ơn khán thính giả và bà con cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Bắc California. Chúng tôi chỉ tiếc rằng Flint Center sợ không đủ chỗ chứa một lượng khán giả quá lớn đến ủng hộ chúng tôi.. Chương trình của Asia lần nầy là sự trình diễn ngoạn mục nhất về ánh sáng do các chuyên gia về ánh sáng của Hollywood đến. Những chuyên gia ánh sáng nầy thường dàn dựng ánh sánh cho các shows lớn của Michael Jackson.. Asia Show ?oTiếng Hát Trái Tim? nhằm vinh danh những người Việt Nam tại hải ngoại đã có những công lao và đóng góp cho nhân loại làm rạng danh người Việt hải ngoại.. Họ sẽ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.. Bên cạnh đó là chương trình ca nhạc, hài, vũ xuất sắc mà chắc rằng sẽ lưu danh trong lòng người mộ điệu?. Chưa hết, Việt Báo nhận được một nguồn tin từ Tòa Thị Chính San Francisco cho hay rằng tân Thị Trưởng Gavin Newsom đang đề nghị Phó Thị Trưởng William Lee và Ban Tham Mưu xem xét việc tưởng thưởng Trung tâm Asia một Bằng Vinh Danh về công lao to lớn đã phát triển văn hóa văn nghệ và truyền thống dân tộc Việt Nam trên khắp thế giới. Asia Show lần đầu tại thung lũng Hoa Vàng quả là một chuyện chấn động trong làng ca nhạc tại Miền Bắc California trong giai đoạn hiện nay.Hạnh Dương, Mar 05, 2004[​IMG]
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Urban music ngày càng phổ biến
    [​IMG]



    OutKast

        Các nghệ sĩ rap và R&B như Beyonce, Jay-Z và OutKast đã thắng lớn trong giải Grammy năm nay. Người ta thấy rõ một điều rằng, urban music đang là ''''trái tim'''' của thế giới âm nhạc.
        Hơn 25 năm trước đây, một thể loại âm nhạc mới bắt đầu ''''manh nha'''' trong các thành phố Mỹ, rồi dần dần thiết lập vị thế vững chãi và ảnh hưởng lớn đến pop toàn cầu. Năm 2004, urban music bao trùm cả hip-hop, rap và R&B với âm nhạc và hình tượng đã không thể ''''phớt lờ''''.
        Urban music hiện là thể loại phổ biến nhất tại Mỹ, vượt trội cả hoàng kim rock 2002 và chiếm tới 25% tổng lượng đĩa hát tiêu thụ. Đặc biệt vào tháng 10/2003, lần đầu tiên, toàn bộ ca sĩ thể hiện single có tên trong Top ten ở Mỹ đều là người da đen.
        Các nhà sản xuất mà điển hình là The Neptunes - từng cộng tác với Britney Spears hay Justin Timberlake cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo pop hiện đại. Và những nghệ sĩ urban với rất nhiều đề cử, giải thưởng danh giá như bộ đôi hip-hop OutKast - có tới hai tháng giữ ngôi quán quân cho album, single hay nhất là những minh chứng ''''hùng hồn'''' nhất cho sự phát triển của urban music.
        Đó không chỉ là một hiện tượng ở Mỹ, những ngôi sao urban mới cũng đã bắt đầu dành giải Mercury Music Prize của Anh. Đặc biệt tháng 5/2003, Thái tử Charles đã đảm nhận tốt vai trò MC trong Đại nhạc hội urban.
        Theo Toussaint Davy, chủ bút tờ Tạp chí Tense, urban music đã hoàn toàn thống trị miền Trung nước Mỹ 12 tháng trước đây. "Nếu bạn thấy Britney Spears hay Christina Aguilera hợp tác nhiệt tình cùng các tay rap và những nhà sản xuất lỗi lạc, bạn sẽ tự mình hiểu rõ sức mạnh của urban music. Hip-hop lớn mạnh vì nó là nguồn cảm hứng thể hiện bản thân chân thực nhất, và bạn không thể kìm giữ tiến trình của nó''''.
        Còn Chris Blenkarn, Phó Tổng biên tập Tạp chí urban Touch thì khẳng định, một ''''thế hệ người hâm mộ mới'''' đã ra đời. "Họ lớn lên và nghe hip-hop cũng như R&B và họ sẽ làm mọi thứ riêng mình với nó''''. Thể loại này không đơn thuần là vài tay guitar ''''rên rỉ'''' về cô bạn gái. Lý do mọi người thích nó vì nó có khả năng ''''thuần khiết hoá'''' nhiều điều, nó xoá nhoà ranh giới giữa các thể loại âm nhạc''''.
        Người ta đã so sánh urban music ngày nay với ưu thế thuộc về những nghệ sĩ da màu với lúc đăng quang của jazz và blues những năm đầu thế kỷ 20. Vào thập niên 70, khi hip-hop hiện đại ra đời so cùng R&B có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng ngày nay, hai thể loại này đã hoà vào làm một để R&B được mạnh mẽ sôi động hơn còn hip-hop thì lịch sự, tao nhã hơn.
        Beyonce, một ngôi sao R&B và tay rap cừ khôi Jay-Z đã tìm ra tiếng nói chung tuyệt vời trong Crazy in Love - ca khúc thành công nhất trong thế giới âm nhạc năm 2003. Cũng chính với nhạc phẩm này, cặp trai tài gái sắc đã vừa giành giải Grammy cho Hợp tác Rap/Sung xuất sắc.
    Theo Giai điệu xanh
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Phát hiện mới về nhạc phẩm ?oTình thôi xót xa? của nhạc sĩ Bảo Chấn




    [​IMG]

    Bìa album Cherry Blossom - Keiko Matsui (trái) và Tình thôi xót xa - Lam Trường.

    Nhạc phẩm "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn do ca sĩ Lam Trường thể hiện vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước từng nổi đình đám và luôn lọt vào Top ten Làn Sóng Xanh nhiều tháng liền. Nhưng theo một phát hiện mới đây thì 1 nhạc phẩm của nữ nhạc công nổi tiếng người Nhật, Keiko Matsui có giai điệu giống với bài hát trên của Bảo Chấn  .



    Trong thời gian 5 năm trở lại đây, khi trào lưu nhạc Hoa, nhạc Thái, Nhật, Hàn Quốc? tấn công ồ ạt vào nước ta dưới hình thức nhạc chuyển lời và được những ca sĩ thuộc hàng top thể hiện rất thành công như: "Ôi tình yêu", "Xa vắng" (Nhạc Hoa - Thanh Thảo), "Biển trắng" (Nhạc Nhật - Lam Trường), "Một lần được yêu" (Nhạc Hàn Quốc - Tuấn Hưng)... và rất rất nhiều nữa mà chúng tôi không thể liệt kê hết!
    Với những ca sĩ trẻ như UHP, LT, VH, TH thì số lượng ca khúc mà họ thể hiện có tới quá nửa là những bài có phần nhạc từ nước ngoài. Trong khi đó, mỗi năm lại có thêm nhiều gương mặt ca sĩ ?otrẻ triển vọng? ra lò với những album ?odebut? gây thất vọng tới công chúng yêu nhạc. Từ thực tế đó, khán giả giờ đây đang có những lý do để nghi ngờ về những gì được gọi là ?oThời kỳ huy hoàng của nền tân nhạc Việt Nam?. Và đặc biệt,
    Hãy bấm vào biểu tượng để nghe...


        [​IMG]       Frontier - Keiko Matsui              (album Cherry Blossom)
    [​IMG]
       Tình thôi xót xa - Bảo Chấn         Lam Trường thể hiện.


    Sau khi nghe cả 2 bản nhạc trên, theo bạn:



    "Frontier" nhái lại tác phẩm "Tình thôi xót xa"


    NS Bảo Chấn viết "Tình thôi xót xa" dựa trên bản "Frontier"


    "Tư tưởng lớn gặp nhau"

    sự thất vọng còn lớn hơn khi có ngày càng nhiều những ca khúc được coi là ?ođỉnh? làm nên tên tuổi của nhạc sĩ và ca sĩ đã bị phát hiện có nguồn gốc nước ngoài. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu ở phần xuất xứ ca khúc được ghi là ?oNhạc nước ngoài lời Việt?. Vấn đề đáng nói là bản nhạc được dán mác 100% bản quyền của nhạc sĩ trong nước.

    Và tiêu điểm mà khán giả yêu nhạc đang quan tâm hiện nay là xuất xứ nhạc phẩm Tình thôi xót xa của nhạc sĩ nổi tiếng Bảo Chấn.

    Hành trình tìm kiếm

    Trong một lần tình cờ lướt qua một số forum Âm nhạc trên mạng, người viết bài đã thấy tản mát đâu đó một số nghi vấn trong cộng đồng mạng âm nhạc về xuất xứ của ca khúc Tình thôi xót xa. Là một người yêu nhạc Việt Nam, người viết ngay lập tức tiến hành dò tìm theo các chỉ dẫn thu lượm được và từ các web tìm kiếm như: Google, Yahoo, Go? và cuối cùng, mọi đầu mối đều dẫn tới Keiko Matsui, một nữ nhạc công, nhạc sĩ dòng Jazz người Nhật rất nổi tiếng ở thể loại nhạc này trên thế giới. Và CD hoà tấu có tên Cherry Blossom (Hoa Anh Đào) - Keiko Matsui phát hành đầu năm 1992, hiện vẫn còn rất thịnh hành trên thế giới, có nhiều bản nhạc đặc sắc, mà trong số đó, bản Frontier đã khiến người viết bài không khỏi giật mình vì nó chính là bản hoà tấu với giai điệu rất trùng lặp với giai điệu ca khúc của nhạc sĩ Bảo Chấn, ca khúc Tình thôi xót xa.

    Có khi nào hai người nhạc sĩ ở hai đất nước cách xa và chưa từng gặp nhau lại có thể sáng tác ra cùng một bản nhạc giống hệt nhau? Nếu là một bài toán thì có thể họ sẽ có cùng một phương pháp giải nhưng với âm nhạc thì xin trả lời ngay rằng: Không!

    Vậy ai là người sáng tác?

    Có lẽ không phải giới thiệu nhiều về nhạc sĩ Bảo Chấn, ông đã quá nổi tiếng với chúng ta. NS Bảo Chấn sinh năm 1950 ở Huế, bố là nhạc sĩ cung đình. Sau khi tốt nghiệp Trường nhạc Sài Gòn (1968), NS Bảo Chấn lập nghiệp rồi thành danh tại Sài Gòn với nghề hòa âm phối khí và sáng tác các ca khúc nhạc nhẹ.

    Trở lại vấn đề, trong một lần phỏng vấn của báo phụ san Đẹp, NS đã nói: ?oTôi sáng tác ca khúc Tình thôi xót xa trong những năm đầu thập kỷ 80, được xuất khẩu ra nước ngoài trước. Lúc ấy, đời sống âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại đang bế tắc. Có lần ca sĩ Vũ Khanh hỏi tôi, ông có bài gì không? Các nhạc sĩ xa quê hương lâu ngày, cảm hứng cạn kiệt, nên gần như tịt ngòi sáng tác. Họ trở lại tìm các bài hát mới từ trong nước. Tình thôi xót xa được một vài ca sĩ hải ngoại trình bày, nhưng tôi chỉ được nghe đứa con của mình qua giọng ca Thảo My (NV: vợ nhạc sĩ Đức Huy). Từ hải ngoại, Tình thôi xót xa dội lại Việt Nam, Hồng Nhung hát khá thành công. Đến năm 1996, Lam Trường sờ đến, Tình thôi xót xa liên tục đứng trong topten Làn sóng xanh. Tôi vẫn xem Lam Trường là người có công khai quật bài Tình thôi xót xa và tôi biết ơn ca sĩ này?.

    Đối với người Việt chúng ta, nhạc sĩ Bảo Chấn được biết đến như là một người tiên phong trong lĩnh vực sáng tác tân nhạc sau giải phóng. Bắt đầu từ ca khúc Bài ca chưa viết hết lời kêu gọi thanh niên đi xây dựng quê hương đến những ca khúc như: Bên em là biển rộng, Như cơn mưa đi mãi, Dường như .v.v. Nhưng trên hết, công chúng biết đến ông phần lớn từ Tình thôi xót xa. Ca khúc với giai điệu mượt mà này cũng đã đưa ca sĩ Lam Trường trở thành một ngôi sao của làng nhạc trẻ nước nhà.

    Keiko Matsui (người Nhật) là một nữ nhạc công Piano kiêm nhạc sĩ dòng nhạc Jazz. Keiko học đàn từ khi lên 5 và được tập đoàn Yamaha Music Foundation chọn ghi âm khi mới 17 tuổi. Sau đó, Keiko ra nhập nhóm nhạc Jazz Cosmo và ghi âm 4 album. Tính từ năm 1987 đến nay, khoảng 20 album của Keiko đã được phát hành trên toàn thế giới. Các địa chỉ bán CD và web site âm nhạc quốc tế trên internet cũng luôn đầy ắp thông tin về Keiko Matsui như: www.amazon.com, http://launch.yahoo.com, www.kennedy-center.org .v.v.

    Album Sapphire phát hành năm 1995 đã đứng đầu bảng xếp hạng và album Whisper from the Mirror (năm 2000) đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng Top những album nhạc Jazz đương đại của tạp chí âm nhạc nổi tiếng thế giới Billboard.

    Thông tin thêm về những album của Keiko Matsui đã phát hành. Bạn có thể xem tại địa chỉ web site http://keikomatsui.com/disc.html

    Các thông tin khác liên quan, bạn đọc có thể vào một công cụ tìm kiếm bất kỳ, VD: www.google.com rồi gõ "Keiko Matsui".

    Và tại địa chỉ www.cduniverse.com chúng ta dễ dàng tìm thấy album Cherry Blossom gồm 10 bản nhạc. Bản nhạc mà chúng ta quan tâm là bản nhạc thứ 7 Frontier - có giai điệu giống giai điệu bản tình thôi xót xa (Bạn đọc có thể nhấn chuột trên nốt nhạc màu đỏ để nghe lướt qua đoạn nhạc).

    Trả lời một câu hỏi từ một người yêu nhạc có địa chỉ email clynic82@yahoo.com gửi tới kazu@keikomatsui.com (www.keikomatsui.com là web site chính thức của Keiko) về xuất xứ bản Frontier. Người đại diện đã trả lời: ?oThe tune "Frontier" is composed by Keiko Matsui. Your letter interests us. We are very curiouse to know how similar the two songs are. Do you have the song name or recorded version of it, which you can send us by tape or e-mail file??. Tạm dịch: ?oCám ơn vì lá thư của bạn. Đúng là bài Frontier được sáng tác bởi chính Keiko Matsui. Lá thư của bạn rất thú vị. Và chúng tôi rất tò mò muốn biết 2 ca khúc giống nhau như thế nào. Bạn có thể nêu rõ tên bài hát đó được không và gửi cho chúng tôi qua băng hay e-mail??.

    Lẽ dĩ nhiên, chắc chắn Keiko Matsui và hãng phát hành băng đĩa của Keiko rất quan tâm tới e-mail của bạn khán giả yêu nhạc kia. Một phần vì ?otò mò? như trong thư viết. Một phần vì album Cherry Blossom phát hành năm 1992 (và mới đây được tái bản năm 2003 bởi Sony Music). Số lượng bán ra có thể nói đã lên tới hàng trăm ngàn bản. Và với mỗi CD giá trung bình 12,15 USD. Đây là một vấn đề không thể xem thường. Và trên hết nữa, đó là vấn đề bản quyền, sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong sáng tác, và còn là đạo đức của người làm nghệ thuật.

    Lời kết

    Sau những bất ngờ, tiến tới khám phá và gặt hái được một số kết quả. Người viết bài bỗng nhận ra rằng: Thật khó có thể nói ai đã ?ođạo nhạc? của ai, vì ở đây có một khoảng thời gian chênh lệch không lớn. Nhạc sĩ Bảo Chấn nói ông sáng tác khoảng đầu thập niên 80 nhưng không ai biết chính xác là năm nào. Và từ khi đó, ông đã đăng ký bản quyền chưa? Và năm nào thì bản nhạc được xuất khẩu sang hải ngoại. Ở đây có một điểm trùng hợp là vào năm 1992, ca khúc được ca sĩ Thảo My trình diễn và đây cũng là năm mà album có bản nhạc Frontier của Keiko Matsu được phát hành. Và cũng không loại trừ khả năng, Keiko Matsu đã ?ođạo nhạc? khi tình cờ nghe giai điệu bài Tình thôi xót xa ở đâu đó trước năm 1992. Biết đâu đấy, một người đến từ nền âm nhạc lớn vẫn có thể ?ođạo nhạc? của những nhạc sĩ làm việc trong nền âm nhạc nhỏ hơn. Thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ như vậy mà nổi tiếng nhất phải kể đến là trường hợp bản nhạc ?olam-ba-da? (đầu những năm 90).

    Tuy nhiên, dường như mọi ý kiến đang có chiều hướng bất lợi cho nhạc sĩ Bảo Chấn khi Keiko lại có bề dày thành tích hơn. Là một nhạc công sớm thành danh và khẳng định mình tại những trung tâm âm nhạc uy tín nhất Nhật Bản và tại thị trường Mỹ. Với một phong cách riêng, người nghe nhạc dễ dàng nhận thấy trong album Cherry Blossom nhiều bản có cùng một ?ohơi hướng? rất đặc biệt giống với bản Frontier. Nếu Keiko đã ?ođạo nhạc? thì liệu bản nhạc đạo đó có thể ảnh hưởng mạnh đến phong cách sáng tác và thể hiện của Keiko - một nhạc công được đào tạo chuyên nghiệp từ khi mới lên 5 tuổi - mạnh đến vậy không? Rõ ràng là rất khó! Phong cách sáng tác và thể hiện của người nhạc sĩ cũng giống như nét vẽ của người làm hội hoạ. Nó có dấu ấn riêng, bản sắc riêng?

    Mọi kết luận còn bỏ ngỏ... Có thể tới đây, vấn đề sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi mà bản nhạc Tình thôi xót xa được gửi tới Keiko Matsui và công ty phát hành album Cherry Blossom. Họ sẽ nghĩ gì và sẽ hành động ra sao? Hoặc nếu sự thật đứng về phía nhạc sĩ Bảo Chấn, có thể ông cần phải lên tiếng và một vụ kiện tới Keiko Matsui sẽ mang lại cho ông những đền bù thiệt hại về tinh thần, danh dự mà ông đang phải gánh chịu.

    Tintin82au (GiaidieuNet)
     
    Xin đọc topic : Bảo Chấn vs Keiko Matsui - Ai copy ai ?
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 18:33 ngày 09/04/2004
  9. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Kazu Matsui: ''Bảo Chấn đã copy giai điệu của chúng tôi''
    [​IMG]

    Bìa album của Keiko Matsui.
    Sau khi VnExpress đưa tin về  sự giống nhau đến khó hiểu giữa "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn và "Frontier" của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui, chồng Keiko, đồng thời là nhà sản xuất âm nhạc đã gửi thư đến toà soạn. Dưới đây là nội dung bức thư.
    Gửi toà soạn,
    Tên tôi là Kazu Matsui, nhà sản xuất đồng thời là chồng của Keiko Matsui, nhạc sĩ dòng jazz. Gần đây, tôi có nhận được một số thư từ những người yêu âm nhạc và phóng viên Việt Nam đề cập đến nhạc phẩm Frontier, được chúng tôi ghi âm năm 1991 và phát hành trong album Hoa anh đào nở năm 1992. Có gợi ý rằng ca khúc Tình thôi xót xa đã copy từ Frontier. Và khi nghe Tình thôi xót xa, chúng tôi thực sự bị shock. Có thể nói vụ này đã quá rõ ràng, bởi hai bản nhạc giống nhau y như đúc, không chỉ là một vài đoạn, hoặc một vài ý tưởng, mà là tất cả bản nhạc đã bị copy.
    Ông ấy (nhạc sĩ Bảo Chấn) trả lời phỏng vấn, không "dám" nghĩ Keiko đã ăn cắp giai điệu bài hát, nhưng khẳng định rằng tác phẩm của ông ta không hề bị ảnh hưởng từ Nhật Bản. Thế nhưng, giai điệu của hai bài giống nhau y hệt. Nếu là tác giả của giai điệu ấy, ông ta hẳn phải khẳng định Keiko đã ăn cắp. Điều gây sửng sốt là ông ấy đã lấy không chỉ giai điệu mà còn cả đoạn dạo đầu mà Keiko sáng tạo.
    Chúng tôi có thể nói rằng, Bảo Chấn đã copy giai điệu. Điều đó là hiển nhiên. Khi nói rằng, ông ấy không bị ảnh hưởng từ phía Nhật Bản thì cũng có lý do của nó. Bản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh cho game điện tử Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng trong album của Keiko. Cả hai đều do tôi sản xuất và Keiko biên soạn.
    Tôi không muốn dùng từ ăn cắp, nhưng trong trường hợp này, ông ta đã copy toàn bộ phần nhạc, và lại nói là chính mình sáng tác. Đó là việc làm sai trái. Nếu sự cố này xảy ra ở Mỹ, công ty quản lý của chúng tôi sẽ đưa ra toà và chúng tôi dễ dàng giành phần thắng. Nhưng đến giờ thì chúng tôi cũng chưa biết nên làm thế nào. Sự việc xảy ra tại VN và chúng tôi không rõ về người VN lắm.
    Hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi nên làm thế nào. Và nhạc sĩ Bảo Chấn, hãy cho chúng tôi biết sự thật.
    Những ai biết đến Keiko đều hiểu rằng, cô ấy không phải là người đi nhặt nhạnh giai điệu của người khác. Cô ấy đã phát hành 16 album ở Nhật, Mỹ, châu Âu và tất cả các bản nhạc đều do cô ấy sáng tác. Cô ấy thực sự có tài, vì thế, cô ấy không cần phải copy nhạc của ai. Tất cả bản nhạc đều được ra đời trong ngôi nhà của chúng tôi ở Tokyo và Mỹ.
    Bảo Chấn biết rõ, chúng tôi biết và ông trời cũng biết sự thật. 
    Chúng tôi muốn đến Việt Nam, tổ chức đêm nhạc vào một ngày nào đó. Chúng tôi muốn được làm bạn với người Việt Nam và muốn mọi người biết đến người sáng tác chính thức của giai điệu này.
    Cảm ơn rất nhiều.
    Chúng tôi mong gặp lại các bạn ở đất nước VN.
    Nguyên văn bức thư bằng tiếng Anh:
    Dear Sir.My name is Kazu Matsui and I am the producer and the husband of Keiko Matsui, who is Jazz musician-composer.Recently I have received several letters from Vietnamese music lovers and journalists regarding Keiko''s composition "Frontier," which is recorded in 1991 and released in the album Cherry Blossom in 1992. We were suggested that the tune called "Tinh thoi xot xa" was copied from "Frontier." When we listen to the "Tinh thoi xot xa," we were shocked. What I can say is that this case is very clear. Since the two versions are exactly the same tune, not just some sections are similar, nor some ideas are copied, but whole tune is copied.<< He (Bao Chan) said in interview, he doesn''t "dare" to think Keiko has stolen his song, but he confirmed that his song has not been affected by the Japanese. >>However, the two version of the tunes are the exactly the same tune. If he composed this tune, he should be insisting that Keiko has stolen the tune. Amazing thing is that he copied not only the melody, but also the introduction arrangement ideas which is arranged by Keiko.We can say that he copied the tune. It is obvious. When he said that his song has not been affected by the Japanese, there can be the reason. The tune was recorded as an English lyric vocal tune as Super Mario Brothers special album before we used it for Keiko''s album. Both albums are produced by me and written and arranged by Keiko. He could copied the tune from this vocal version, if he does not recall instrumental version of the tune. I do not want to use the word "stolen," but in this case, he copied whole tune with, and also, saying that he composed it. That is very wrong. If this happened in US, our management company and publishers will take this case to the court. And we can win easily. But we are not sure what we should do. Since it has happened in Vietnam and we do not know people there.Please ask Vietnamese people for us, what we should do.Please tell them to make the composer, Bao Chan, to tell the truth and make us some suggestions.Please tell the Vietnamese people, to listen to Keiko''s music and feel the sincerity of her mind. If they know Keiko, they understand that she is not the kind of person who steal things. Keiko has released 16 albums in Japan, US and Europe. And all the tunes are composed by her. Her talent is in composition. She does not have to copy anything and I have produced all the albums. All the tunes were born in our house in Tokyo or US.Bao Chan knows, we know, and Buddha knows the facts.We would like to come to Vietnam someday and do the concerts. We want to be friends with them. And we want them to know the real composer of the tune.Thank you very much.We hope to see you soon, in your country.Kazu Matsui
     
    ''Tình thôi xót xa'' sẽ thế nào nếu ra toà?

    [​IMG]

    Nhạc sĩ Bảo Chấn.
    Nhà sản xuất Kazu Matsui đã muốn tìm lời giải đáp cho sự trùng lặp đến khó hiểu của hai ca khúc "Frontier" và "Tình thôi xót xa" trước toà. Tuy nhiên, theo các luật sư của VN, nghệ sĩ đến từ Nhật Bản không có nhiều cơ hội giành phần thắng.*Kazu Matsui: ''Bảo Chấn đã copy giai điệu của chúng tôi'' *''Tình thôi xót xa'' có nguồn gốc từ Nhật?
    Trong thư gửi cho VnExpress mới đây, ông Kazu Matsui, chồng của nữ nhạc sĩ Keiko, người sáng tác ca khúc Frontier, cho rằng ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn đã copy từ Frontier. "Nếu sự cố này xảy ra ở Mỹ, công ty quản lý của chúng tôi sẽ đưa ra toà" - ông Kazu khẳng định và bày tỏ mong muốn được biết trong trường hợp này xảy ra ở VN thì họ nên xử lý như thế nào.
    Ông Đào Anh Tuấn, trưởng phòng bản quyền tác giả, văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh, cho biết, giữa VN và Nhật Bản chưa có một hiệp định song phương nào về bản quyền. Thông thường, các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài có thể được bảo hộ theo Công ước Berne (Berne Convention), tuy nhiên, VN chưa phải là thành viên, vì vậy tác giả người Nhật không thể cấm việc sao chép hoặc sử dụng nhạc phẩm của mình tại VN.
    Chỉ có một khe hẹp cho vợ chồng nghệ sĩ Nhật Bản bảo vệ mình trước toà án nếu họ đáp ứng được một trong các điều kiện: (1) Bản nhạc được sáng tác ở VN, (2) Bản nhạc được phát hành ở VN trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra mắt công chúng.
    Theo một luật sư thuộc hiệp hội luật gia TP HCM thì ông Kazu Matsui còn có một lựa chọn khác là đưa ra toà án thông qua hiệp ước bản quyền VN - Mỹ (VUCT). Hiệp ước này bảo hộ không chỉ cho người Mỹ, mà còn cho những công dân nước có hiệp định về bản quyền với Mỹ. Trong khi đó, ông Đào Anh Tuấn cũng cho rằng, tác phẩm của Keiko sẽ được bảo hộ tại VN nếu: (1) tác giả Matsui thường trú ở Mỹ; (2) ban nhạc được công bố ở Mỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra mắt; (3) bản nhạc được chuyển nhượng cho thể nhân hoặc pháp nhân của Mỹ trong vòng một năm, kể từ ngày công bố đầu tiên. Tuy nhiên, hiệp ước này chỉ được áp dụng với những tác phẩm sản xuất trước năm 2001, năm VN và Mỹ ký hiệp định song phương.
    Ngay cả khi ông Kazu được bảo hộ bản quyền ở VN, thì cũng còn mất khá nhiều thời gian để sự việc được rõ ràng. Trước hết, nhà sản xuất Nhật Bản phải trình bày được mức độ giống nhau của hai tác phẩm, sau đó phải xác định rõ, tác phẩm nào ra mắt trước và liệu tác giả của bản nhạc ra sau có điều kiện tiếp xúc với bản nhạc ra trước hay không.
    Ông Đào Anh Tuấn cho rằng, điều nhạc sĩ Bảo Chấn nên làm hiện nay là thu thập chứng cứ để chứng minh cho mình. Tuy nhiên, trò chuyện với VnExpress, nhạc sĩ Bảo Chấn cho biết, ông không hề chuẩn bị gì vì quá buồn và bất ngờ về sự cố này. Ông nói: ?oDường như số phận bắt tôi phải vất vả vì tác phẩm Tình thôi xót xa. Tôi rất tiếc đã không lưu lại được ngày ra đời của bài hát. Mà có phải cứ sáng tác một ca khúc là có cơ hội ghi âm ngay đâu. Tôi chỉ cảm thấy may mắn là những người thân của tôi như hai em trai là nhạc sĩ Bảo Phúc và Bảo Kình rất tin tưởng tôi?.
    Thu Trang
    theo vnexpress.net
  10. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt chiếu chèo truyền thống
    Chiều 4/3/2004, tại Nhà hát Chèo Hà Nội (15 Nguyễn Đình Chiểu) đã diễn ra lễ khai trương ra mắt chiếu chèo truyền thống. Đến với buổi lễ này, người xem được thưởng thức nhiều tiết mục chèo đặc sắc.
    Nhà hát Chèo Hà Nội mà trước đây là Đoàn Chèo Hà Nội (là sự kết hợp của Đoàn chèo Kim Lang và Đoàn Chèo II Trung ương) đã hoạt động được 40 năm và nhận được nhiều huân chương, bằng khen. Năm 2002, 2003 đã đánh dấu bước trưởng thành của đoàn chèo Hà Nội khi đoàn được Bộ VH - TT và UBND Thành phố nâng cấp lên thành Nhà hát Chèo Hà Nội. Nhà hát hiện nay có hai đoàn: Đoàn Nghệ thuật 1 và Đoàn Nghệ thuật 2. Cả hai đoàn đều biểu diễn độc lập.
    Ngày 18/2/2004 vừa qua, UBND Thành phố và Sở VHTT đã cắt băng khánh thành bàn giao công trình tại 15 Nguyễn Đình Chiểu cho Nhà hát Chèo Hà Nội. Như vậy Nhà hát đã có một cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại với nhiều phòng tập cùng một sàn diễn 200 chỗ ngồi. Đến với Nhà hát Chèo, người xem có thể cảm nhận được hình ảnh làng quê Việt Nam với cây đa, khóm tre, giếng nước, sân đình?Hiện tại Nhà hát có hàng trăm nghệ sĩ trong đó có 2 NSND, 9 NSƯT và 7 nghệ sĩ được giải Tài năng Trẻ.
    Hy vọng rằng sân khấu chèo sẽ luôn sáng đèn để mang đến cho những người yêu môn nghệ thuật này những vở chèo cổ như Thị Hến, Thị Mầu lên chùa, Tấm Cám?
    ---
    Nhạc sĩ Thái Cơ qua đời
    Tác giả ca khúc nổi tiếng "Rặng trâm bầu", "Khi thành phố lên đèn"... đã ra đi sáng qua (01-04-2004), ở tuổi 60. Ông được đánh giá là một nhạc sĩ có bản sắc riêng, đặc biệt khai thác chất liệu dân ca để làm nên những ca khúc hiện đại giàu hình tượng độc đáo.
    Nhạc sĩ Thái Cơ tên thật là Đậu Vũ Như, quê ở Tiền Hải, Thái Bình. nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ biên tập xuất sắc của Nhà xuất bản Âm nhạc qua nhiều thập kỷ.
    Trong sự nghiệp sáng tác, ông được trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Thái Cơ sáng tác không nhiều, nhưng tác phẩm của ông đều được phổ biến rộng rãi đến công chúng bởi nhiều ca khúc phù hợp với thời cuộc như Tiếng còi thi đua, Thư ra tiền tuyến, Tiếng hát hậu phương, Nón trắng trên đồng...
    (Theo Tiền Phong)
    ---
    Đêm nhạc Glinka tại Hà Nội

    Tối 4/4 tại Nhà hát Lớn, người yêu nhạc sẽ được đắm mình với những giai điệu mê hoặc trong các vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới của Glinka. Ngoài ra, trong chương trình cũng sẽ có trích đoạn nổi tiếng của những nhạc sĩ cùng thời ông như Tchaikovsky, Grieg, Puccini...
    Nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa, người chỉ huy trong chương trình, cho biết: "Do không có điều kiện làm dàn nhạc lớn, nên chúng tôi đã phải chuyển thể, phối lại các trích đoạn opera cho dàn dây. Và chương trình cũng chọn các tác phẩm kinh điển như Khúc hát nàng Solvei, Ave Maria và các serenade cho đàn dây của Mozart và Tchaikovsky... nhằm đưa nhạc cổ điển tới gần với công chúng hơn".
    Glinka được mệnh danh là cha đẻ của nền âm nhạc cổ điển Nga. Ông rất thân thiết với Puskin và là người đầu tiên nhận thức rõ giá trị trong các tác phẩm của nhà thơ đại tài này. Năm 1836, ông viết vở nhạc kịch đầu tay nổi tiếng thế giới Ivan Susannin. Vở nhạc kịch thứ hai Ruslan và Ludmila dựa trên một truyện thơ của Puskin.
    V.H
    ---
    3 tỷ đồng cho live show Mỹ Tâm
    Kinh phí dự tính cho live show với chủ đề "Ngày ấy - bây giờ" ở TP HCM và Hà Nội đã lên đến con số 3 tỷ đồng. Đây là live show được dự báo là hoành tráng hạng nhất từ trước đến nay, được tổ chức ở hai sân vận động Mỹ Đình và Quân khu 7.
    Mơ ước sử dụng máy bay trực thăng của Mỹ Tâm để minh họa và tạo hiệu ứng trong một bài hát đã không thực hiện được vì lý do an toàn cho khán giả. Mỹ Tâm sẽ hát 18 ca khúc, với 5 quãng nghỉ, trong khoảng thời gian đó sẽ chiếu những đoạn phim mang tính tự sự của ca sĩ tóc nâu môi trầm trong quá trình ca hát.
    Đạo diễn Huỳnh Phúc Điền cho biết, anh sẽ đưa sân khấu đến thật gần khán giả bằng một sàn diễn di động. Âm thanh và ánh sáng sẽ đảm bảo trong điều kiện không khí loãng của sân vận động.
    Nét đặc biệt trong live show này là Mỹ Tâm sẽ thể hiện những ca khúc tự sáng tác như Nụ hôn bất ngờ, Vì đâu?. Trong liên khúc 5 bài hát Dấu yêu, Nhé anh, Tình lỡ cách xa, Hãy tha thứ cho em, Xích lô, Mỹ Tâm thể hiện theo các phong cách của hip hop, dance pop, múa Ấn Độ. Cô sẽ tự chơi guitar và piano trong một số ca khúc khác.
    Nguyên Bảo
    ---
    Ca sĩ Lam Trường đến với thị trường âm nhạc châu Á
    Tháng 2 vừa qua, với tư cách khách mời, Lam Trường đã đến Hồng Kông tham gia chương trình họp mặt thường niên của Hiệp hội Ca sĩ - diễn viên Hồng Kông, tiếp đến vào ngày 17/3 tới đây anh sẽ lên đường đi Thái Lan để tham gia Liên hoan Âm nhạc Thái Lan và sẽ biểu diễn cùng với các ca sĩ đến từ các nước khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc... tại thành phố Pattaya trong 3 ngày từ 19-21/3/2004 do Công ty GMM tổ chức.
    Trong dịp này, Hãng Sony Music Bec Tero (Thái Lan) cũng sẽ cùng hợp tác với Lam Trường để ghi âm, quay video clip nhằm quảng bá và hỗ trợ Lam Trường khi đến với thị trường âm nhạc Thái. Lam Trường cho biết: "Khi hát ở các nước châu Á, Trường sẽ trình bày các ca khúc bằng tiếng Việt và Hoa, hiện Trường đang "dượt" lại tiếng Hoa để có thể hát... mượt hơn".
    T.T
    ---
    Gia nhập sân chơi âm nhạc chung của khu vực:
    MTV và Trio 666 "mở đường"
    Ngày 25/3 này, hai nhóm nhạc trẻ của VN là MTV và Trio 666 sẽ sang "trụ sở" của MTV châu Á (ASIA Music Television) tại Thái Lan, để ký hợp đồng cộng tác, quay phim và phát hình. Vậy là cánh cửa cho nhạc trẻ VN hội nhập với sân chơi âm nhạc chung của châu Á đã được hé mở.
    Để có được lời mời của MTV châu Á với hai nhóm nhạc này, công đầu thuộc về nhạc sĩ Tuấn Khanh. Bỏ rất nhiều công nghiền ngẫm các chương trình MTV châu Á, Tuấn Khanh đã quyết định gửi tới chương trình MTV châu Á hai video clips: "Trăm năm cô đơn" (theo phong cách rock, do nhóm Trio 666 thể hiện) và "Thiên đường tìm đâu" (nhạc hip hop do MTV thể hiện) là hai ca khúc do Tuấn Khanh sáng tác. Hai clips này đã được sự đón nhận của MTV châu Á, sau khi vượt qua được khâu kiểm duyệt của sân chơi này về âm nhạc, thời lượng cũng như những hình ảnh đúng phong cách MTV
    MTV châu Á xuất hiện lần đầu tiên tại VN vào năm 1996, trong chuyên mục giới thiệu "Top 20 những bài hát hay nhất trong tuần của kênh MTV châu Á" do VTV3 thực hiện. Những băng hình đầu tiên do chính MTV Asia cung cấp đã đưa tới cho khán giả VN hơi thở của đời sống nhạc trẻ khu vực. Cùng thời điểm đó, trên Đài Tiếng nói nhân dân thành phố HCM cũng thực hiện "MTV- những bài hát hay nhất trong tuần". Ngay từ thời điểm ấy, khán giả cũng như những người trong giới âm nhạc đều mong chờ việc sẽ có những tài năng âm nhạc VN được đưa ra nước ngoài đào tạo và luyện thành ngôi sao ca nhạc châu Á. Nhưng rồi tới tận 8 năm sau, mong muốn này mới đang có cơ thành hiện thực. Rất hy vọng, Trio 666 và MTV sẽ là hai nhóm nhạc mở đường thành công
    PV

    ---
    Thuỳ Vân không ở lại cùng Techno
    Sau khi cựu thành viên ban nhạc Tik Tik Tak - ca sĩ Thùy Vân - vào thế chỗ cho Thúy Uyên (nghỉ sinh con), nhóm Techno mang màu sắc mới, trẻ trung và hấp dẫn. Nhưng mới đây, nhóm nhạc này lại tuyên bố giải tán, nguyên do là Thùy Vân phải cấp tốc về Hà Nội? lấy chồng.
    Cuối năm 2003, Techno tổ chức thành công liveshow mini tại Hà Nội với sự ủng hộ nhiệt tình từ các fan. Sụ kết hợp ăn ý giữa Kỳ Phương và Thùy Vân trong phong cách rock sôi động tạo nên dấu ấn riêng cho một ban nhạc vốn đã được các bạn trẻ yêu mến. Hiện giờ, Thúy Uyên chưa thể tham gia biểu diễn thay vào chỗ trống của Thùy Vân vì điều kiện con nhỏ. Để giữ tình cảm của các fan, Kỳ Phương có lẽ phải kết nạp thành viên mới cho Techno. Tuy nhiên, anh có vẻ ?onản lòng? trước sự ra đi liên tục của các đồng đội.
    (Theo Điện Ảnh Kịch Trường)
    ---
    Điểm Hẹn Âm Nhạc
    Điểm hẹn âm nhạc trên VTV3 do Đài Truyền hình Việt Nam - Công ty Vân Thanh Long phối hợp tổ chức là chương trình âm nhạc riêng biệt và độc đáo khi giới thiệu những bài tình ca vang bóng một thời đã trở thành bất hủ với những giai điệu làm nao lòng người. Đặc biệt các ca sĩ và nhóm nhạc trẻ đang được yêu thích sẽ thể hiện và làm mới lại các bài hát bằng sự trẻ trung qua phần phối âm, phối khí và trình diễn với dàn nhạc "sống".
    Qua 6 lần tổ chức, chương trình đã nhận trên 3.000 lá thư và hàng trăm cuộc điện thoại yêu cầu được nghe lại những ca khúc bất hủ. Vào ngày 21/3, lúc 20 giờ, tại Câu lạc bộ Lan Anh (TP Hồ Chí Minh) sẽ diễn ra chương trình Điểm hẹn âm nhạc số 6 với chủ đề Tình ca tuổi trẻ (được tường thuật trực tiếp trên VTV3) qua phần trình bày của các ca sĩ: Phương Thanh, Ánh Tuyết, Thanh Thúy, Việt Quang, Trọng Tấn, Quang Hà, Mỹ Lệ, nhóm Mắt Ngọc, Năm dòng kẻ, MTV, Trio 666, AC & M, Vũ đoàn Sài Gòn...
    ---
    Mỹ Hương - gương mặt mới trong làng ca nhạc.
    Ca sĩ Mỹ Hương từng là thành viên của cặp song ca Nguyên Lộc - Mỹ Hương, đến nay, sau hơn một năm kể từ khi chính thức khởi nghiệp hát solo trên các sân khấu ca nhạc tại TP Hồ Chí Minh, cô đã cho ra đời CD - VCD (vol 1) Muôn lối xót xa do Trung tâm Băng nhạc Trẻ sản xuất. Đây là album đầu tiên của Mỹ Hương, album mang phong cách trẻ trung thể hiện qua 7 ca khúc và 2 bonus VCD karaoke như: Tin em chàng ơi (Lâm Thái Hiền), Kỷ niệm đã xa (Huy Cường), Chỉ vì yêu anh, Mặt trời xanh (Mai Thu Sơn), Muôn lối xót xa (Phạm Gia Khang) và Mây tình yêu (Nguyễn Ngọc Thạch).
    T.T
    ---
    Phương Thanh và live show Khi giấc mơ về
    Đây là một liveshow gây nhiều chú ý không những đối với công chúng mà còn ngay cả giới chuyên môn về ngành biểu diễn nhạc nhẹ tại TP.HCM (diễn ra vào đêm 29/2 tại CLB Phan Đình Phùng). Bởi ngoài sự phô diễn nội lực của Phương Thanh còn là sự xuất hiện của một số bạn diễn với cô.
    Đó là sự quay lại của các cựu thành viên Ba Con Mèo, tay guitar, ca sĩ kiêm sáng tác Phương Uyên và sự trở về của tay keyboard, nhạc sĩ Đức Trí, trong bộ khung mới của ban nhạc Mfaces (Những Gương Mặt Âm Nhạc với bốn thành viên nòng cốt ban đầu là Đức Trí, Phương Uyên, Hoài Sa và ADzìn).
    Có lẽ đây là lần tổng kết sự nghiệp khá đầy đủ của Phương Thanh, khi nhạc mục trình diễn đã nói lên điều này, qua các ca khúc: Em như tia nắng mặt trời, Trót yêu, Tình 2000, Con cầu xin, Vì em yêu anh, Trống vắng, Tình đầu, Ghen, Giã từ dĩ vãng, Một thời đã xa/song ca cùng Minh Thuận, Tình xa khuất/song ca với Đan Trường, Khi giấc mơ về (do Lam Trường, Đan Trường và nhóm AC&M), Liên khúc Lang thang, Hãy về với em, Đêm lao xao, và kết thúc với Em như tia nắng mặt trời.
    Rất khó đánh giá về chất lượng chương trình nếu phải xem qua truyền hình trực tiếp (âm thanh mono và sự liên tục của chương trình bị cắt xén bởi những quyền lợi của nhà tài trợ). Chỉ có những ai xem "sống" tại sàn diễn mới có thể cảm nhận được không khí, kiểu hát hết mình của cô Chanh, màu âm của Đức Trí khi anh "làm mới" phần đệm cho các ca khúc từng làm mưa làm gió cuối thập niên 90. Sau một thời gian lúng túng hướng đi, liveshow cho thấy một Phương Thanh đầy tự tin khi tìm được sự cộng tác của ê-kíp mới cho mình.
    ---
    Đại hội DJ tại Hà Nội
    Đại hội DJ-Nơi tụ tập của những phù thủy mix nhạc.
    Trong khi giới DJ đang bàn tán về cuộc thi DJ toàn quốc thì tại Hà Nội, một Đại hội DJ cũng đã sẵn sàng ra mắt. Có người coi đây là tập dượt, nhưng cũng có ý kiến coi đó đơn giản chỉ là nơi thể hiện mình. 25 Độ J Club được chọn làm nơi tổ chức Đại hội đêm 25/3.
    Nam, một DJ ham chơi xe Vespa của Monaco Club, cho biết: "Tôi thích Đại hội này hơn vì anh em sẽ được thể hiện thoải mái với nhiều dòng nhạc khác nhau. Tôi thì thích hip-hop và ở đây tôi có thể biểu diễn thoải mái". Nam Vespa đang phân vân chưa biết có nên tham dự cuộc thi tìm kiếm DJ toàn quốc hay không vì hip-hop chưa phải là thể loại nhạc được ưa chuộng tại các sàn nhảy phổ thông. "Hơn nữa, chất lượng của cuộc thi này không cao. Mọi đánh giá ở đây chỉ có ý nghĩa cảm tính", DJ này khẳng định.

    Trong khi đó, Tùng Tommy, DJ trẻ của Hale Club lại không ham lắm cuộc đại hội có tính cá lẻ này. "Nếu biểu diễn ở đây em sẽ vi phạm nguyên tắc cạnh tranh nhưng cũng hay hay. Dù sao cuộc thi toàn quốc tại Vũ trường New Century vẫn hay hơn vì nhiều người biết đến". Điều đáng tiếc nhất mà các DJ Hà Nội đang kêu ca là chưa được thể hiện bằng đĩa than. Hầu hết các Club, sàn nhẩy hiện nay đều dùng đĩa CD.
    Dù thế nào thì chỉ trong 2 ngày 25-26/3, giới DJ cũng có được một sàn diễn riêng cho mình. Theo nhận định trong giới mix nhạc, nghề này đang phát triển khá mạnh tại Việt Nam và ngày càng được nhiều người biết đến. Vấn đề hiện nay chỉ là thiếu các trung tâm, cơ sở dạy nghề. Việc xuất hiện nhiều cuộc thi, đại hội DJ chứng tỏ nghề này đang rất thu hút giới trẻ và có thể phát triển mạnh trong tương lai.
    C.M.T.

    ---
    Ca sĩ Quỳnh Hương và Việt Hoàn sẽ có mặt tại LH âm nhạc ở Triều Tiên
    Cô ca sĩ trẻ Hồ Quỳnh Hương và nam ca sĩ Việt Hoàn được chọn là hai ca sĩ đại diện của Việt Nam có mặt tại LH âm nhạc mùa xuân được tổ chức tại Bình Nhưỡng - Triều Tiên vào 9/4 tới.
    Ca sĩ Quỳnh Hương sẽ dự thi ở phần nhạc nhẹ với ca khúc Vào đời của nhạc sĩ Hà Dũng và một ca khúc bằng tiếng Triều Tiên. Nội dung của bài hát về tiếng Triều Tiên là ca ngợi cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Nam ca sĩ Việt Hoàn sẽ thể hiện dòng nhạc truyền thống. Tại Liên hoan này, Việt Hoàn và Quỳnh Hương sẽ cùng so tài với gần 100 ca sĩ từ 50 quốc gia tham dự liên hoan.
    Năm trước, ca sĩ Phương Nga cũng được cử đi tham dự liên hoan nhưng không giành được giải. Hy vọng Quỳnh Hương và Việt Hoàn sẽ không trở về tay trắng.
    Ngọc Thúy

    ---
    Phạt tiền nếu ca sĩ "hát nhép" hoặc "phát ngôn không đúng đắn"
    Thêm một văn bản nữa vừa được Bộ VH-TT gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan trước khi trình Chính phủ ban hành: dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.
    Tại bản dự thảo mới nhất, Bộ VH-TT đã đưa ra một số qui định đáng chú ý liên quan đến lĩnh vực đang ?onhạy cảm? hiện nay - karaoke như: phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi che kín cửa hoặc thực hiện bất kỳ hình thức nào làm cho bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke; tắt đèn, chốt cửa phòng karaoke khi đang hoạt động... Trường hợp kinh doanh karaoke, trò chơi điện tử ở địa điểm cách cổng trường học dưới 200m sẽ bị phạt 500.000 - 2 triệu đồng. Nếu lắp đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt 3 - 10 triệu đồng.
    Trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, dự thảo định mức phạt 500.000 - 1,5 triệu đồng đối với hành vi ?omặc trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN? hoặc ?ongười biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi hoặc phát ngôn không đúng đắn?. Riêng trường hợp ?ohát nhép? (dùng băng, đĩa hay các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn để thể hiện thay cho giọng của người biểu diễn) có thể bị phạt 1,5 - 5 triệu đồng.
    Một trong những hành vi thường thấy lâu nay: đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử, văn hóa cũng đã được điều chỉnh theo hướng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 1 triệu đồng.
    Theo Tuổi trẻ
    ---
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 20:41 ngày 07/04/2004

Chia sẻ trang này