1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Ban nhạc pop Unicycleman đến Việt Nam

    Không nằm trong top những ban nhóm ăn khách của Đức hiện nay, nhưng họ đã tồn tại suốt 10 năm trong sự yêu mến của giới âm nhạc. Unicycleman đến Hà Nội để chuẩn bị cho chương trình biểu diễn tại Nhà hát Tuổi Trẻ ngày 13-14/11. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhóm.
    - Các anh có thể tự giới thiệu một chút về mình?
    - Ngoài Ingo Koch phụ trách kỹ thuật và quay phim, cả 3 thành viên chính của ban nhạc đều có chất giọng tốt. Bert Rohner chơi keyboard, Franz Schwarznau - guitar bass, và Peter Bauer đảm nhiệm bộ gõ. Peter Baur cũng đồng thời là họa sĩ vẽ biếm hoạ. Tranh của anh được biết đến qua nhiều họa báo và triển lãm. Biểu tượng người đàn ông đi xe đạp một bánh của ban nhạc chính là một tác phẩm của Peter.
    - Tại sao các anh lại chọn biểu tượng lạ như vậy?
    - Bởi vì đó chính là phong cách của chúng tôi. Người ta nhận ra Unicycleman qua sự hài hước nhất quán trong tất cả: giai điệu, lời hát, phong cách biểu diễn... Các bài hát của chúng tôi là câu chuyện của trái tim, về tình yêu, sự sống, cái chết, những mất mát và nỗi buồn... Bạn biết đấy, cuộc sống đâu phải lúc nào cũng màu hồng, và nếu tâm hồn bạn đủ mạnh để biết cười, bạn sẽ không bị nhấn chìm trong nghìn lẻ một những điều không vừa ý trong cuộc sống.
    - Các anh nói gì khi có ý kiến cho rằng nhóm vẫn còn nghiệp dư?
    - Âm nhạc không phải là hoạt động duy nhất của tất cả chúng tôi, nhưng nó là công việc chính. Chúng tôi sống được bằng nghề, dù không phải dễ dàng gì. Cho đến nay, ban nhạc đã ra được 7 album, 5 CD. Lần này, chúng tôi cũng mang một số CD mới sang Hà Nội. Không biết ở Việt Nam, 50.000 - 60.000đ/đĩa có phải là cái giá chấp nhận được không?
    - Trước khi đến Hà Nội, các anh đã biết những gì về VN?
    - Không nhiều hơn nhưng cũng không ít hơn những thanh niên Đức khác. Chúng tôi sinh khoảng những năm 70, lớn lên ở CHDC Đức (cũ) - nơi có quan hệ rất tốt với VN. Ở thành phố Leipzig của chúng tôi có rất nhiều người VN sinh sống. Trước khi sang Hà Nội, nhóm có đến ăn ở một nhà hàng Châu Á. Ở đó, họ cho chúng tôi một loạt thông tin về thức ăn, mua sắm và sở thích nghe nhạc của người Hà Nội. Những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là rất thú vị, có thể chúng tôi sẽ sáng tác một bài hát về thủ đô các bạn.
    (Theo Lao Động)

    Viet Hoa

  2. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Tô Vũ và những kỷ niệm từ chiều mưa năm ấy
    Hơn nửa thế kỷ trước, ca khúc "Em đến thăm anh một chiều mưa" từng làm xao xuyến bao con tim đang yêu. Tác giả của ca khúc bất hủ này giờ đã bước vào tuổi 80 nhưng vẫn còn rất sung sức. Dưới đây là tâm sự của ông.
    - Ông có thể nói đôi chút về hoàn cảnh ra đời của ca khúc "Em đến thăm anh một chiều mưa", "Tiếng chuông chiều thu", "Tạ từ"...?
    - Mọi người nhớ nhiều đến những ca khúc này vì nó được phổ biến và lưu truyền ở miền Nam từ lúc ra đời (1947-1948) cho đến nay. Em đến thăm anh một chiều mưa tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện An Lão chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, trên đường phục vụ chiến đấu bị lạc đơn vị. Được khoảng 2 tháng thì 3 cô gái ấy phải trở về đơn vị cũ cách chỗ chúng tôi khoảng 8 km đường bộ. Khi chia tay, chúng tôi hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang thăm bên kia được. Buổi chiều, trời vẫn mưa, tôi đang ở nhà thì em một mình đội mưa đến thăm... Xúc động, tôi đã viết nên bài hát này. Tuy nhiên, theo thời gian, tôi không nhớ nổi người nào trong 3 cô gái đã hiện ra với tôi trong chiều mưa năm ấy. Còn bài Tạ từ là tôi viết giùm cho một người bạn vào năm 1947, anh ấy tên là Nguyễn Văn Huấn (hiện là bác sĩ, sống ở Pháp) đem lòng yêu tiểu thư người Hà Nội tên là Ánh Hà, theo gia đình sơ tán về Thái Bình, nhưng sau đó gia đình cô này không quay về Hà Nội.
    - Anh trai Hoàng Quý của ông rất nổi tiếng với "Cô láng giềng". Ông có biết gì về cô láng giềng này không?
    - Hồi đó, chúng tôi chưa biết viết theo kiểu người thật, việc thật. Có thể có một phần sự thực cộng với ít nhiều hư cấu, bởi xung quanh nhà tôi ở Hải Phòng, chẳng thấy nhà ai có vườn, mà chẳng thấy nhà nào trồng hoa tường vi để đôi ta cùng đứng bên bờ tường vi cả.
    - Là một nhạc sĩ xuất phát từ trào lưu tân nhạc, lại là người gốc Bắc, do đâu ông lĩnh hội một cách thấu đáo về cổ nhạc và cả đờn ca tài tử Nam Bộ?
    - Tôi là người đầu tiên nghiên cứu về chèo cổ một cách hệ thống, bài bản. Nhưng rồi tôi nghĩ, chỉ biết âm nhạc cổ truyền của một nửa nước thì chưa được, bèn quyết tâm theo GS Lưu Hữu Phước vào Nam làm việc, nghiên cứu về các loại nhạc cụ còn mới mẻ như đàn đá, cồng chiêng Tây Nguyên.
    (Theo Thanh Niên)

    Viet Hoa

  3. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Những bóng hồng trong tình khúc của Bảo Chấn
    ''Người đẹp xuất hiện trong nhạc của tôi không phải là những hình bóng trong mơ. Đó có thể là cô hàng xóm, là cô gái qua đường chợt gặp, là cô bạn học khi còn bé tí và cả những cô ''bồ'' cũ nữa...'', tác giả của "Một ngày mùa đông" tâm sự.
    Nhạc sĩ Bảo Chấn ngấm ngầm gửi nỗi nhớ của mình tới một người tình đã xa qua Bên em là biển rộng, Về với anh, Biển chờ. Người nghe dễ thấy kỷ niệm giữa 2 người đã diễn ra trên một bãi biển đẹp nào đó vào một ngày nắng trong, biển xanh lắm, nơi đó sóng ôm ta và sóng ru... để rồi khi anh xa em sóng thôi không xô bờ, khi em xa anh đá chơ vơ và Tôi vẫn chờ, bàn chân anh ghé về, một ngày xanh nắng hè, em sẽ về... Bóng hồng ấy giờ đã ở một nơi xa và nhạc sĩ thì: ''Cho tôi giữ bí mật nhé, kẻo rồi... ''.
    Tuy nhiên, có một người đẹp mà Bảo Chấn không ngần ngại kể về cô, đó là diễn viên Hồng Ánh. Cảm xúc về vẻ đẹp và cách diễn xuất của Ánh trong phim Cầu thang tối khiến anh viết Giấc mơ tuyệt vời. Bài hát thoát ra khỏi bộ phim trở thành một ca khúc độc lập được yêu thích.
    Nhạc sĩ Bảo Chấn thổ lộ: ''Suy cho cùng thì người đẹp không thoát ra khỏi tôi đó chính là vợ tôi. Chúng tôi yêu nhau cũng trắc trở lắm, bao phen tưởng không đến được với nhau. Những lúc gần như mất nhau, tôi vẫn nghĩ về cô ấy như một ngọn hải đăng cần cho người viễn khách đi lạc. Và sau này có nhau rồi, những lúc lang ********* đời mỏi mệt thì nàng lại là Nơi ấy bình yên của tôi!''.
    (Theo Người Đẹp Việt Nam)

    Viet Hoa

  4. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Nhạc trưởng Hoàng Điệp: ?~Phải xã hội hoá nhạc giao hưởng?T
    Là một trong số nữ nhạc trưởng hiếm hoi của VN, chị từng theo học 10 năm tại Nhạc viện Tchaikovsky và nằm trong số 3 sinh viên xuất sắc. Hoàng Điệp hiện là trưởng bộ môn Chỉ huy thuộc khoa Lý - Sáng - Chỉ của Nhạc viện TP HCM. Dưới đây là tâm sự của chị về cuộc sống và sự nghiệp.
    - Trước khi trở thành nhạc trưởng chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc, chị từng chọn lọc và theo đuổi nhiều loại nhạc cụ khác nhau?
    - Tôi đã phải đi qua nhiều đường vòng. Nhưng nghĩ lại, chính đường vòng ấy đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong chuyên môn hiện nay. Ngay từ bé, tôi đã mê violon. Nhưng khi đó, các thầy nói ngón tay của tôi quá ngắn, khó có thể thành công ở loại nhạc cụ này. Mãi đến năm 9 tuổi, tôi mới đến với cây đàn violon sau 2 năm theo học đàn tranh. Năm 1977, tôi quyết định gắn bó với bộ môn Chỉ huy hợp xướng và theo học cô Bình Trang tại Nhạc viện TP HCM.
    - Hiện nay, sinh viên Nhạc viện ra trường thường thất nghiệp và cơ hội tham gia dàn nhạc giao hưởng thành phố rất mong manh. Họ phải nhận show ở các nhà hàng. Chị nghĩ gì về tình trạng này?
    - Âm nhạc là một chuyên ngành có đặc thù riêng: muốn thành tài phải bắt đầu học từ năm 7 tuổi và phải khổ luyện suốt 15 năm. Như vậy, đầu tư nhiều nhưng lại khó có đầu ra. Điều này cho thấy sự lãng phí của việc đầu tư thiếu định hướng. Thật xấu hổ là một thành phố trẻ, số dân đông vào loại nhất nhì cả nước như TP HCM lại không có một nhà hát opera hoặc một dàn nhạc giao hưởng hoạt động thường xuyên. Chúng ta cần hiểu rằng cái quan trọng của loại hình âm nhạc cao cấp này là yếu tố thể hiện. Nó khẳng định trình độ văn hoá, bộ mặt âm nhạc của một thành phố, một quốc gia.
    - Theo chị, cần phải làm gì để loại hình âm nhạc này phát triển đúng hướng, tiếp cận với công chúng nhiều hơn và xoá nhoà khoảng cách giữa dòng nhạc này với dòng nhạc nhẹ ở nước ta hiện nay?
    - Ngay cả những người trong giới còn rất thực dụng khi phát biểu rằng đầu tư cho nhạc giao hưởng tốn kém gấp 4 lần so với một chương trình giới thiệu ca khúc. Cứ theo những quan niệm như thế, chắc chắn thể loại này sẽ bị mai một dần. Muốn dòng nhạc này ?osống?, nhà nước phải có chính sách đầu tư, cấp ngân sách cho các dàn nhạc - hợp xướng chuyên nghiệp hoạt động. Giao hưởng thính phòng thường bị cho là khó hiểu, cao siêu, tốn kém, trong khi ít được tổ chức, hướng dẫn trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì làm sao thu hút người nghe.
    - Cách làm cụ thể của bản thân chị trong thời gian qua là gì?
    - Tôi chủ chương dàn dựng những tác phẩm quen thuộc, dễ nghe nhưng không tầm thường của các nhạc sĩ trong và ngoài nước. Tuỳ từng đối tượng và quy mô của chương trình mà tôi có lời diễn giải khác nhau để loại hình nghệ thuật này ngày càng được xã hội hoá. Hiện tại, tôi đang chuẩn bị cho chương trình lớn Giai điệu Nga, diễn ra vào 8/11 tới.
    (Theo Thanh Niên)

    Viet Hoa

  5. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Dựng tượng nhạc sĩ Văn Cao
    Chiều nay, tại khuôn viên Trung học Văn hóa nghệ thuật Hải Phòng diễn ra lễ khánh thành tượng Văn Cao. Đây là bức tượng bán thân, cao 0,7 m, nặng 100 kg đặt trên bệ đá cao 1,8 m. Tác giả là nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, họa sĩ Văn Thao (con trai nhạc sĩ Văn Cao) và nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Dũng. Dưới đây là cuộc trò chuyện với họa sĩ Văn Thao.
    - Anh tốt nghiệp ngành đồ họa ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, sao lại chuyển sang làm tượng?
    - Cuộc sống hàm chứa đầy những bất ngờ. Bất ngờ như sự ra đi của cha tôi tháng 6/1995 nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ cha không còn. Những linh hồn người chết và người sống vẫn sống cùng nhau trong nuối tiếc và thương nhớ. Năm 1985, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng tặng cha tôi bức tượng tạc khuôn mặt ông bằng thạch cao màu đen, cao 20 cm. Bố tôi rất thích và đề từ: Bức tượng cho tôi cảm giác tôi đang muốn nói một câu gì đó. Hè vừa rồi, tôi mới có điều kiện đi quyên góp từ bạn bè để phóng to bức tượng của Phạm Văn Hạng bằng đất sét, rồi đổ khuôn thạch cao, hết 1 tháng rưỡi. Rồi đưa khuôn ấy cho nghệ nhân Nguyễn Văn Dũng. Bức tượng hoàn thành cách đây 3 tháng, bằng đồng hun, cao 1,2 m.
    - Các anh em trong nhà ông có theo đuổi nghệ thuật như bố không?
    - Cha tôi không hướng ai vào con đường nghệ thuật cả, vì làm nghệ thuật quá khổ như ông phải nếm trải. Nhưng có lẽ là phận kiếp, máu của cha chảy trong chúng tôi, ba anh em trai mỗi người một nghề, rồi cuối cùng cũng tự quay về nghệ thuật. Tôi là anh cả, từng học cơ điện, được tiếp xúc với nhiều người bạn danh tiếng của cha, được ông kể cho nhiều kỷ niệm cũng như những day dứt, nguyện vọng. Em kế tôi, Nghiêm Bằng là nhà thơ, Nghiêm Thành dạy họa và Thiên Nga dạy nhạc tại Cao đẳng VH-NT Quân đội, cô út Hương Hương ở Ba Lan 10 năm nay.
    - Điều mà anh ước vọng nhất bây giờ?
    - Tôi chỉ muốn làm cho được một bảo tàng về cha tôi. Đó là hoạt động ý nghĩa nhất tôi phải làm bằng được trong những năm tới. Cho đến nay, ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định có một trường tiểu học mang tên Văn Cao. Tôi đang cố gắng xin đất ở huyện Vụ Bản, để Bảo tàng Văn Cao được tọa lạc tại chính quê hương mình, cần vài nghìn mét vuông để làm khu lưu niệm, vườn tược, vườn Thiên Thai. Tôi còn phải lo sưu tập, phục chế, tìm kiếm những bức vẽ, minh họa của cha và rất nhiều bài thơ bị thất lạc. Đến giờ, ông mới chỉ có 2 tập thơ Lá và Tuyển tập Văn Cao. Từ lâu lắm, cha tôi đã có những bài thơ cô đúc và rất hiện đại, tinh tế và sâu thẳm.
    (Theo Thể Thao - Văn Hóa)

    Viet Hoa

  6. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ với thời trang
    Trong ánh mắt mến mộ của người yêu âm nhạc, hình ảnh các ca sĩ tài danh luôn hiện hữu với biết bao đam mê và cuốn hút. Bên cạnh những sắc thái tình cảm ấy là cả niềm ước muốn được tìm hiểu thần tượng của mình không chỉ về tài năng mà cả về phong thái, cách trang điểm, lối ăn mặc... Có lẽ, xuất phát từ mối quan tâm ấy mà chủ đề về trang phục của các ngôi sao nhạc nhẹ vẫn thường được các bạn trẻ lôi ra đàm luận, xem như đó là hình mẫu mà có khi họ cũng học hỏi được chút gì đó cho riêng mình.
    Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc. Ngoài những cung bậc, những tiết tấu và lời ca trầm bổng, mỗi nhạc phẩm còn đậm đà dấu ấn riêng của người thể hiện nó. Và tiềm ẩn trong thành công của từng ca sĩ là sự góp phần không nhỏ của yếu tố phục trang. Hẳn các bạn còn chưa quên kiểu tóc của Cẩm Vân, Mỹ Linh đã một thời làm dấy lên một phong trào thời trang cho giới trẻ.
    Dường như trong cách cảm nhận hết sức tự nhiên của phần đông công chúng khán giả thì những trang phục mà các ca sĩ trình diễn trên sân khấu hẳn phải dị biệt, khác người lắm, và nó được hiểu bằng cách lý giải: đó là cái "gu " của những nghệ sĩ nổi tiếng. Như vậy có đúng hay không?
    Mỗi khi từ cánh gà bước ra sân khấu, dưới ánh đèn hào nhoáng trước cả trăm ngàn cặp mắt khán giả, người ca sĩ như đang đứng giữa ranh giới của thực và mơ. Tiếng nhạc được cất lên quyện hoà vào dòng cảm xúc lãng đãng của người nghe và hình ảnh của người hát bỗng trở nên huyền ảo hơn, siêu thực hơn trong những sắc mầu, những đường nét trang phục họ khoác trên mình. Bởi thế bất cứ ca sĩ nào cũng đều ý thức được rằng, cùng với việc chau chuốt cho giọng ca của mình thì việc chăm chút hình ảnh bề ngoài cũng hết sức quan trọng đối với sự nghiệp " nhất thanh nhì sắc" này.
    Giữa thanh âm của ca khúc và ngôn ngữ của phục trang đã có sự cộng hưởng.Với tài năng của các nhà tạo mốt, cảm hứng về trang phục cho ca sĩ vẫn mang lại những khám phá bất tận. Cũng tựa như việc sáng tác một bản tình ca, mỗi mẫu trang phục được khơi nguồn từ tâm hồn yêu nhạc và trí tưởng tượng tinh tế. Phải có sự đồng điệu giữa thời trang và ca nhạc, trang phục dành cho người ca sĩ mới phát huy đựoc vai trò bổ trợ của mình.
    Mỗi bộ trang phục dành riêng cho ca sĩ và bài hát nào đó cũng chính là một thông điệp nghệ thuật gửi đến những khán giả mến mộ - những người luôn chờ đợi điều mới mẻ qua mỗi lần xuất hiện của người ca sĩ.
    Tuy vậy, nhiều ca sĩ lại lựa chọn hàng thời trang may sẵn mà phần lớn là đồ có xuất xứ nước ngoài. Việc dành thời gian rỗi sau những buổi tập hay tranh thủ giữa mỗi chuyến công diễn để mua sắm đồ ở các cửa hiệu thời trang cũng là một cái "thú " của họ. Ðiều đáng nói trong trường hợp này là đồ mặc lên sân khấu hay để mặc trong đời thường không còn khác nhau nhiều lắm. Bởi thế những người hâm mộ không mấy khó khăn khi muốn ăn mặc mô phỏng theo thần tượng của mình.
    Â'n tượng đôi khi nằm ngay trong sự giản dị, gần gũi mà vẫn tạo ra phong cách riêng nơi người ca sĩ. Chưa bao giờ đời sống ca nhạc nước ta lại rộn rã như lúc này. Từ những đại hội như "duyên dáng Việt Nam ", " Gala ", " Ðẹp ".... cho đến các phòng trà, sân khấu mi ni ở khắp các tỉnh, thành hầu như tứ mùa nhộn nhịp, sôi động.... Tất cả đã đưa người ca sĩ vào vòng xoáy của nghiệp diễn và ngày càng trở nên chuyên nghiệp hoá về mọi mặt. Ðể định hình cho mình một phong cách riêng trên sân khấu, mỗi ca sĩ có khi là " 3 trong 1 " tức là " hát hay - nhảy giỏi - mặc đẹp ". Khán giả thời nay là những người rất mộ điệu và kỹ tính trong cảm thụ nghệ thuật. Họ chào đón những cảm xúc tinh tế qua mỗi giai điệu được người ca sĩ thể hiện và qua cả phong cách mà người ca sĩ âý biểu đạt trên sân khấu. Bất kỳ một sự thái quá, phá cách nào tạo ra ấn tượng về lối ăn mặc cũng có thể tạo ra cảm giác " dị ứng " nơi người xem và ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của người nghệ sĩ. Mặt khác công chúng vẫn luôn là những người nhạy cảm, nhanh chóng tiếp nhận cái mới, cái đẹp. Họ gửi gắm niềm tin và sự cổ vũ vào những thần tượng mà họ yêu thích, coi đó là hình mẫu để học hỏi cả về tài năng cũng như phong thái. Trong mối liên hệ này thời trang giữ vai trò là sợi nối khá quan trọng bởi nó góp phần trong việc chuyển tải âm nhạc và bổ trợ cho sự thành công của mỗi ca sĩ.
    -HTV

    Viet Hoa

  7. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    "Vầng trăng khuyết"
    Anh tâm sự: "Tôi muốn nhắn nhủ mọi người rằng, phải làm tất cả những gì để không còn những con người phải sống trong cảnh đói khổ, buồn đau và bất hạnh". Theo lời tâm sự của em Thanh Hải, một thành viên của nhóm ảnh "Vầng trăng khuyết", hơn một năm qua, thầy Thắng đã nỗ lực kiên trì không biết mệt mỏi để hướng dẫn truyền đạt nghệ thuật nhiếp ảnh cho chúng em.
    Thời gian đầu, cô Phúc phải xin tổ chức CRS của Mỹ tài trợ tiền mua phim, mua ba máy ảnh. Nhưng cái khó nhất là làm sao bọn em tiếp thu được mọi kỹ thuật trong nghề, nguyên lý máy móc, đáng ra thầy Thắng có thể giải thích bằng lời thì thầy lại phải "vắt óc" tìm cách thể hiện bằng hình vẽ sao cho thật đơn giản mà bọn em hiểu được.
    Những khó khăn ban đầu rồi cũng qua đi, khi bọn em bắt đầu cầm máy vững tay, nhóm bắt đầu tổ chức những chuyến đi thực tế sáng tác. Và người vất vả nhất vẫn là thầy Thắng, bởi ngoài việc hướng dẫn cho các em chụp ảnh thì thầy Thắng phải huy động máy ảnh ở khắp nơi từ chỗ bạn bè quen biết đến những hiệu ảnh thân quen. Bọn em chụp bằng nhiều loại máy: máy Zennít "ống kính hoa dâu" của Liên Xô cũ, kể cả máy ảnh du lịch. Rồi thầy đưa đến nhiều hiệu ảnh, từ hiện đại đến những buồng tối có từ thời "tiền sử"... nhưng bọn em thích lắm, yêu thầy Thắng nhiều lắm...
    Những tấm ảnh tại triển lãm "Vầng trăng khuyết" tại Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp vừa qua, thực sự làm cho nhiều người bất ngờ và xúc động. Cách nhìn, cách cảm nhận của các em chan chứa tình yêu cuộc sống với vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thể hiện khả năng tư duy bằng hình ảnh khá tốt của các em.
    Ðiều đầu tiên có thể nhận thấy trong bức ảnh của các em là nỗi ưu tư đến sớm. "Một thoáng quê hương" của Vũ Thanh Hải không phải một bức ảnh bắt mắt nhưng nó níu kéo người xem lại bởi một chút rung nhoà của hình ảnh ngươì phụ nữ nông thôn tất tả trên cây cầu nối vào thành phố, với những khu nhà xây dựng dang dở... Một chút rung nhoà khe khẽ như tiếng gọi mẹ, gọi chị. Bức ảnh tuy còn vụng về nhưng thật ấm áp. Bức "Vợ chồng tần tảo" của em Nguyễn Minh Hằng, con thuyền mỏng manh như chiếc lá giữa dòng, nặng trĩu những lo toan thường nhật. Bức ảnh "Hoa gốm" là ảnh tĩnh vật, đến tên ảnh cũng tĩnh, những dây chén gốm cuộn tròn lại tạo cảm giác một vòng xoáy không ngừng, đầy nhạc điệu và đa nghĩa.
    Vẻ đẹp của các bức ảnh này trước hết có hồn, thân thương mà cảm động. Nhiều em khác lại có ý thức đi tìm vẻ đẹp bên trong của sự việc, như bức "Khát vọng" của Minh Tâm chụp một nụ hoa đỏ thắm đang cố gắng vươn lên khỏi hàng rào sắt lạnh lùng. Mai Anh có góc nhìn khá sáng tạo qua bức "Nét Hà Nội", "Hoa ****" và "Dòng đời" của Anh Tú, "Sức sống" của Vũ Trường Giang...
    Bạn Mai Anh nói: "Nghệ sĩ nhiếp ảnh Duy Thắng, người thầy, người bạn cuả các em trong suốt gần hai năm qua nói: "Có những lúc thầy trò chúng tôi cùng chọn một góc chụp nhưng bức ảnh của các em lại có những phát hiện bất ngờ và "vượt" ảnh của tôi". Ðiều đó nhiều khi làm trái tim người nghệ sĩ nhiếp ảnh thấy vui, bởi trong sâu thẳm trái tim là tình yêu của người thầy với số phận các em nhỏ thiệt thòi."
    Tấm lòng và tình cảm của Duy Thắng một người lính trở về là thế đấy. Anh là hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, là hội viên của Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế. Tuy đã đoạt nhiều giải thưởng ảnh, trưng bày triển lãm và in sách ảnh tại nhiều nước trên thế giới nhưng lúc nào anh cũng tỏ ra khiêm nhường. Sẽ không là gì nếu những những bàn tay nâng ống kính cho ra những khuôn hình đẹp bởi một bộ óc phát triển bình thường. Sẽ không là gì nếu đôi tai của các em có thể cảm nhận được những âm thanh bộn bề nhưng ngọt ngào của cuộc sống, bởi thế những bức ảnh của các em giống như tài sản quí giá nhất cho sự nỗ lực của các em.
    Em Thanh Hải tâm sự: "Nhìn đôi mắt thầy Thắng mòn mỏi theo từng bước đi vào nghề của lũ muốn làm nghệ sĩ như chúng em, mới chợt hiểu miềm tin chất chứa mà người thầy nhắn nhủ: "Nghệ thuật sẽ mang đến cho các em sự tự tin, để thể hiện tình yêu cuộc sống trong một thế giới bình đẳng không hề có sự mặc cảm về nỗi bất hạnh của mình".
    -HTV

    Viet Hoa

  8. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Ðằm thắm những giai điệu Trọng Loan
    Ngõ vào nhà của nhạc sĩ nổi tiếng Trọng Loan sâu hun hút và rất ngoắt ngéo. Có lẽ nó cũng giống như con đường để ai đó muốn tìm đến bề sâu tâm hồn nghệ sỹ của ông. ở trong ngôi nhà đó, ông có niềm ấm áp của gia đình và bè bạn.
    Nhạc sĩ Trọng Loan hoạt động âm nhạc từ tháng 6 năm 1945, chủ yếu là phổ biến ca khúc cách mạng. Kháng chiến chống Pháp, ông tham gia quân đội với vũ khí là sở trường âm nhạc của ông. ông đã sáng tác nhiều ca khúc cho các đoàn văn công ông phụ trách từ các mặt trận Bắc Bắc, rong ruổi Thập vạn đại sơn cùng Bát lộ quân Trung Quốc giải phóng Hoa Nam đến chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Những ca khúc như bài ca thanh niên xung phong Phan Ðình Phùng, 10 bài hát về chiến dịch Thập vạn đại sơn 1949, Ðón chào anh Mô, Anh nuôi đơn vị tôi... đến nay các anh bộ đội ***** cùng thời với ông chắc còn nhớ.
    Nhưng tên tuổi của nhạc sĩ Trọng Loan thực sự được công chúng biết đến là thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ðầu tiên là ca khúc "Phải đánh lũ giặc Mỹ", "Gửi Cồn Cỏ anh hùng" viết năm 1964. Ðặc biệt là ca khúc "Người Châu Yên em bắn máy bay" viết năm 1966 phát sóng trên Ðài Tiếng nói Việt Nam mau chóng được phổ biến rộng rãi. Viết bài hát này là nhiệt tình tất cả cho công cuộc chống Mỹ, cứu nước và vốn sống của bao năm nhạc sĩ Trọng Loan đã đi lại, sinh sống ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Bài hát có giai điệu vui tươi, nhí nhảnh, nhưng ẩn sâu vẫn là cốt lõi đằm thắm tình người trong cốt cách nghệ sĩ của ông.
    Quê gốc của nhạc sĩ Trọng Loan ở làng Thổ Khối, Gia Lâm, Hà Nội. Ðây là một làng cổ, có nền văn hoá lâu đời qua cấu trúc của đình, chùa làng. Vốn là vùng đất ham học, Thổ Khối có nhiều người đỗ đạt cao từ xưa đến nay. Riêng trong giới văn nghệ đã có hai anh em dòng họ Nguyễn Trọng là Trọng Loan, Trọng Bằng, nhà thơ liệt sĩ Nguyễn Trọng Ðịnh và nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Ðăng Mạnh. Cụ thân sinh ra nhạc sĩ Trọng Loan vốn là một công chức ngành giao thông công chính nhưng lại là một tài tử đàn ca giỏi nên đã có nhiều ảnh hưởng tới chí hướng đi vào âm nhạc của các con.
    Lại nói về những năm chống Mỹ, những năm khởi sắc nhất trong cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ Trọng Loan. Vừa theo dõi, chỉ đạo các đoàn văn công quân đội, rồi làm Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của nhà hát quân đội, ông vừa đảm nhiệm phần ca nhạc cho buổi phat thanh binh vận. Bởi thế, ông có hàng loạt các ca khúc về đề tài này và theo yêu cầu của thời bấy giờ, ông có một bút danh mới khi viết về đề tài miền Nam: bút danh Hương Lan.
    Cuộc chống Mỹ đang hồi quyết liệt, ông đã viết ca khúc "Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng" ký bút danh Hương Lan, Hương Lan là tên của người con gái nhạc sĩ Trọng Bằng và con gái ông, với chất dân ca Quảng Trị, giai điệu và ca từ thật đằm thắm, da diết. Ông đằm thắm, da diết ngay cả khi nói về những đoàn quân hào hùng xông trận.
    Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhạc sĩ Trọng Loan đã luôn tâm huyết với đề tài ca ngợi Hồ chủ tịch. Mấy năm gần đây, ông đã được giải thưởng của Uỷ ban liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao tặng cho ca khúc "Thăm lại làng Sen" với âm hưởng của dân ca xứ Nghệ.
    Thực ra, từ những năm chống Mỹ, ông đã có bài hát "Lời ca dâng Bác" đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ Việt Nam viết hay nhất về Bác Hồ. Ðề tài về Bác ông ấp ủ từ năm 1963, khi phái đoàn mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu tới gặp Bác, Bác Hồ chỉ vào ngực mình nói: "Miền Nam trong trái tim tôi". Ðiều ấy gây xúc động trong ông. Rồi mãi tới kỳ họp quốc hội năm 1967, nơi Bác Hồ có câu nói nổi tiếng "Không có gì quí hơn độc lập tự do", lúc tan họp Bác ra về, dàn nhạc do nhạc sĩ Ðinh Ngọc Liên chỉ huy chơi bài "Lãnh tụ ca". Bác Hồ đã xua tay:"Không, hãy cùng hát bài Giải phóng miền Nam". Dàn nhạc chuyển sang ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và cả hội trường xúc động hát bài "Giải phóng miền Nam" cùng với Bác Hồ và dàn nhạc. Quốc hội đã hát Giải phóng miền Nam, Bác Hồ đã hát "Giải phóng miền Nam" thì nhất định miền Nam sẽ được giải phóng. Cảm hứng về Bác Hồ với miền Nam, về non sông thống nhất đã bật ra trong tâm hồn nghệ sĩ Trọng Loan những giai điệu của bài hát "Lời ca dâng Bác".
    Trọng Loan là một trong những nhạc sĩ cao tuổi vẫn giữ được nhữn cảm hứng sáng tác lâu bền. Chất liệu dân ca có từ trong thuở ấu thơ được người cha truyền lại, Trọng Loan đã mang theo suốt đời để sáng tạo nghệ thuật. Viết về mỗi vùng quê, ông đều tìm ra hơi thở dân ca cùng vùng quê ấy. Ðến bài" A yem Pa" thì đã bộc lộ sự phong phú của tâm hồn ông khi ông đã sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu dân ca Tây Nguyên.
    Ngót 60 năm hoạt động âm nhạc, nhạc sĩ Trọng Loan đã có một sự nghiệp đồ sộ với mấy trăm ca khúc, trong đó nhiều ca khúc đặc sắc trở thành phổ biến trong dân gian. Ông đã được nhiều giải thưởng, trong đó có phần thưởng cao quí là tấm huân chương độc lập hạng 3 và giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
    Cả một đời chinh chiến, say mê, cuối cùng Trọng Loan cũng có nỗi khổ của một người già: bệnh tật, đau yếu... Tuy nhiên, ông vẫn có may mắn hơn bạn già khác đó là niềm đam mê sáng tác âm nhạc không bao giờ vơi cạn ở ông. Ðó là một hành trình để đi đến tận cùng tâm hồn mình, và trên hành trình ấy, bạn bè, vợ con và các cháu không thể giúp gì được ông trong nỗi cô đơn thành đam mê của người làm sáng tạo chuyên nghiệp.
    HTV

    Viet Hoa

  9. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Michael Jackson không muốn lộ mặt
    Ông hoàng nhạc pop đã không xuất hiện trong ngày thứ hai của phiên toà phân giải vụ kiện liên quan đến ông bầu của anh. Số là ở ngày đầu tiên, trong vai trò người làm chứng, Michael đã bị hàng loạt phóng viên vây quanh, chụp những bức ảnh bất lợi.
    Khuôn mặt của Jackson gần như chẳng còn nét gì của ngày xưa nữa. Nhiều người cảm thấy choáng trước cái mũi sứt sẹo, đôi môi bôi son nham nhở và lông mày tô vẽ đen sì như con sâu róm của anh. Thần tượng âm nhạc thuở nào còn làm người đối diện thấy hãi với bộ râu chẳng giống ai và mái tóc xoã sượi.
    Nếu không vì tài năng âm nhạc xuất chúng của Michael đầu thập kỷ 90 thì có lẽ chẳng còn ai dám đến gần anh nữa. Những ca khúc bất hủ như Thriller, Dangerous, Remember the Time của Michael chính là sợi dây nối anh với khán giả. Trong phiên xử đầu tiên, khá nhiều fan đã đến chỉ với hy vọng nhận được một nụ cười thân thiện, hay cái gật đầu đáp lễ của anh.
    Jackson được triệu đến toà để làm rõ về việc anh có phải là người phá vỡ hợp đồng biểu diễn đêm nhạc chào mừng thiên niên kỷ hồi năm 1999 ở Hawaii và Australia hay không. Trong khi ông bầu quả quyết đó chính là nguyện vọng của anh thì Michael khẳng định, anh chẳng có lý do gì để làm vậy: ?oTôi cảm thấy rất buồn khi phải rút lui khỏi đêm nhạc bởi đã mong chờ show diễn này từ lâu. Tôi thậm chí còn khoe trước với mọi người rằng có thể mình sẽ được ghi danh vào Guinness, vì tôi tin đó là chương trình được nhiều khán giả theo dõi nhất của mọi thời đại".
    (theo Reuters)

    Viet Hoa

  10. Viet_Hoa_new

    Viet_Hoa_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/09/2001
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0

    Mỹ Tâm, Đan Trường và vấn đề vật chất trong tình yêu

    Đan Trường tâm sự: "Đừng quá đặt nặng vật chất, mặc dù nó rất cần để tô điểm cho tình yêu thêm đẹp. Thứ tình yêu vụ lợi sẽ biến mất khi vật chất cạn đi và chuyện chia tay nhau là điều khó tránh khỏi".
    Nếu không may, một ngày kia Trường gặp người đến với mình không phải vì tình yêu, Trường tin là sẽ giúp người ấy tự động hiểu ra, bằng tình cảm trong sáng của mình. Người ấy sẽ cảm thấy hổ thẹn với lương tâm và tự rút lui.
    Ca sĩ Mỹ Tâm: Vật chất trong tình yêu? Quả là khó nghĩ quá vì Tâm chưa yêu và cũng chưa suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Tâm nghĩ nếu đến với nhau mà không có vật chất cũng không được, vì việc lo cơm áo gạo tiền cũng đã đủ mệt, làm sao có thời gian để nuôi dưỡng tình yêu. Còn nếu ràng buộc nhau bằng yếu tố vật chất, liệu cuộc sống có đơn điệu, nhàm chán không?
    Theo Mỹ Tâm, cách tốt nhất là người trong cuộc phải biết dung hòa cả hai yếu tố này trong cuộc sống hôn nhân. Đừng quá đặt nặng yếu tố tiền bạc, và cũng đừng quá lý tưởng hóa tình yêu mà quên đi việc tạo dựng cho nhau một nền tảng vật chất vững chắc. Như thế cuộc sống gia đình mới luôn bền đẹp.
    (Theo Gia Đình)

    Viet Hoa

Chia sẻ trang này