1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

* TIN TỨC ÂM NHẠC ! Mới ! *

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Viet_Hoa_new, 14/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Phương Uyên: ''Sáng tác của tôi xuất phát từ trái tim''
    [​IMG]

    Nhạc sĩ Phương Uyên.
    "Tôi không quan niệm làm nhạc chỉ để chơi mà xem mỗi sáng tác là một đứa con của mình. Viết xong một bài là tôi cứ hát mãi rồi khóc, cười với nó, khi ca khúc đến tay ca sĩ, tôi cũng căn dặn đủ điều. Tôi yêu những tác phẩm của mình bởi đó là cảm xúc thật toát ra từ đáy lòng và một trái tim nóng bỏng", cựu thành viên của Ba Con Mèo bộc bạch.
    - Sau khi Ba Con Mèo nói lời tạm biệt khán giả, công việc hiện tại của chị như thế nào?
    - Tôi không còn biểu diễn trên sân khấu nữa mà chú tâm vào công việc sáng tác, hòa âm, biên tập dàn dựng cho các ca sĩ, đồng thời thành lập Công ty Mface cùng nhạc sĩ Đức Trí, Hoài Sa, Anh Quân, Huy Tuấn và Hồng Kiên.
    - Tại sao chị không theo nghiệp ca sĩ trong khi hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành giọng ca có nghề, đặc biệt là khả năng sáng tác?
    - Tham vọng thì ai không có nhưng tôi đã quen hát với hai em của mình, có lúc hát một mình thấy trống vắng quá, rồi buồn và cứ khóc mãi nên quyết định không đi hát nữa. Tôi hy vọng một ngày nào đó Ba Con Mèo lại được tái ngộ cùng khán giả và không biết lúc đó chúng tôi có còn được khán giả ủng hộ?
    - Chị nghĩ sao khi được gọi là một nhạc sĩ biết cân bằng giữa hai yếu tố thị trường và nghệ thuật?
    - Tôi cảm ơn những người đã khen tặng mình và đó cũng là tiêu chí để tôi sáng tác bất kỳ ca khúc nào. Tôi mong muốn làm được điều đó để khi tác phẩm ra đời sẽ phù hợp với mọi đối tượng. Thông thường một ca khúc của tôi được sáng tác dựa trên hai yếu tố chính là giai điệu phải đẹp và nội dung có ý nghĩa.
    - Gần đây, có ý kiến cho rằng ca khúc "Mẹ yêu" của chị giống một nhạc phẩm của Hong Kong, chị lý giải thế nào về điều này?
    - Tôi nhớ rất rõ, thời gian đó bà nội bệnh rất nặng, bà chính là thần tượng của tôi luôn muốn được bà sống mãi. Tôi yêu thương bà và mẹ và tất cả những tình cảm đó nó cứ như một dòng chảy tuôn ra, không cần suy nghĩ, vừa sáng tác xong tôi đã hát cho bà và mẹ nghe, cả gia đình ôm nhau khóc. Bài hát Mẹ yêu. Tôi sáng tác bằng cả tư duy chất xám và tất cả tình cảm yêu thương vô bờ tôi dành cho bà và mẹ, một sản phẩm của Phương Uyên 100%. Tôi thật sự không quan tâm có bài hát nào đó giống đoạn giữa bài hát của mình vì không thiếu những bài hát na ná nhau.
    - Chị từng phát biểu "Copy nhạc không phải là đạo nhạc mà là học tập lẫn nhau", chuyện này thực hư thế nào?
    - Tôi chưa từng phát ngôn một câu ngu ngốc đến thế bởi vì chưa muốn tự sát bằng câu nói đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp như vậy. Hiện tại, tôi đã làm đơn khiếu nại tác giả bài báo đã gán cho tôi câu nói đó. Xin khán giả hãy yêu thương Phương Uyên, hãy đặt lòng tin vào các nhạc sĩ trẻ như tôi, những người yêu nhạc hơn chính mạng sống của mình. Mong muốn lớn nhất bây giờ của tôi là được giải oan, chỉ mong mọi việc được sáng tỏ để mọi người không quay mặt với tôi và xem tôi như một tội đồ.
    - Hai em của chị đã yên bề gia thất, còn chị thì sao?
    - Về già tôi sẽ đi tu.
    - Trong cuộc sống, chị trân trọng nhất điều gì?
    - Chỉ có một chữ "tình" thôi bởi vì trên đời này có nhiều chữ tình lắm, có đếm đến cả đời cũng không hết.
    - Là một phụ nữ có cá tính mạnh, vậy một người đàn ông như thế nào sẽ chế ngự được chị?
    - Tài giỏi hơn tôi, và quan trọng là phải biết cách cư xử với mọi người xung quanh.
    Hải Anh thực hiệnvnepress.net 09-04-04
     
  2. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0


    Phương Thanh song hỷ


    [​IMG]


    Sau liveshow thành công do VTV3 tổ chức, Phương Thanh lập tức trở thành điểm nóng, những dự đoán về Phương Thanh nhường ngôi cho các sao đương thời coi như ?ophá sản?. Phương Thanh bước lên bục vinh quang trở lại và tiếp tục hâm nóng fans bằng một album cực kỳ ?oquyến rũ?. Chưa hết, một tin vui khác mà ai nghe xong cũng mừng cho chị, đó là Phương Thanh đang yêu và sẽ lên xe hoa cuối năm nay.


    Album được hứa hẹn sẽ ra trước hoặc sau liveshow một vài ngày nhưng hoá ra lại đến cả tháng. Chính xác là ngày 22/3/2004, CD vol 3 Hãy Để Em Ra Đi? Vì Em Yêu Anh mới có mặt trên thị trường và ngay trong ngày hôm đó số lượng bán vượt con số 1000 CD. Gọi cho Phương Thanh ngay tối hôm đó, tôi thấy chị đang ?ongất ngây?.

    Ý kiến của khán giả về CD lần này của chị lần này thế nào?
    Về hình thức thì khán giả rất thích vì Thanh cố gắng tặng các fan nhiều hình đẹp, hơn cả 2 CD trước. Thanh cũng được khen là ảnh nhìn nữ tính nhưng không mất ?ochất? Phương Thanh. Về nội dung thì Thanh đã thử lửa trước 3 ca khúc trong liveshow vừa rồi là Con Cầu Xin ?" Phương Uyên, Hãy Để Em Ra Đi ?" Vĩnh Tâm, Vì Em Yêu Anh ?" Đức Trí và được khán giả rất thích.
    Được biết CD tiêu thụ với con số rất khả quan và ngay cả khu đĩa lậu Huỳnh Thúc Kháng còn trưng CD gốc của chị và suốt 1 tuần không nhìn thấy CD lậu?
    Thực sự con số như thế nào thì Thanh chưa nắm được vì chưa gặp anh Viết Tân nhưng được anh báo là CD rất chạy. Riêng về chuyện khu Huỳnh Thúc Kháng bán CD gốc của Thanh là điều rất bất ngờ. Bởi thường ở khu này chỉ bán toàn CD chép nhưng lần này được bạn bè báo là đến mua CD chép thì chưa có. Thanh rất vui.
    Nhưng CD có vẻ khá ít bài?
    Đầu tiên Thanh chỉ định làm 6 bài thôi, nhưng khi trưng cầu ý kiến trên mạng thì tăng lên 8 ca khúc chính và 2 remix version. Thanh nghĩ là ?oăn ít? thì sẽ đỡ ngán hơn. Với lại tìm được ca khúc ưng ý để đưa vào CD là điều không dễ dàng. Thanh rất kỹ khi thực hiện album này, thật sự mồ hôi và sức lực bỏ ra là rất nhiều. Do đó không thể vì cạnh tranh số lượng mà quên mất chất lượng.
    Còn về hình thức CD, một quyển sổ tay với những hình ảnh đơn giản, không cầu kỳ, đó là chủ định của chị?
    Tính Thanh thích những gì đơn giản nhưng sang trọng. Những hình ảnh trong CD lần này chỉ với mục đích duy nhất là thỏa mãn nhu cầu hình ảnh của khán giả vì những album lần trước, Thanh rất tiết kiệm hình. Nền trắng, chữ bạc và hình ảnh tóc dài vừa thể hiện được sự đơn giản vừa không kém phần sang trọng, nữ tính nhưng cũng rất cá tính theo cách của Thanh.
    Về chất nhạc thì hình như album lại trở về với phong cách rock ballad từng một thời rất thành công với chị, nhưng có vẻ hơi buồn. Chị không sợ người ta sẽ nói là ?onão tình??
    Thanh trở về với phong cách rock ballad vì thật sự thấy mình đang già dần. Không thể nhảy múa hoặc hát theo những loại nhạc sôi động được. Tính của Thanh thì lại thích đứng yên một chỗ trên sân khấu hát nên rock ballad là thích hợp nhất. Riêng về bạn nói là não tình thì Thanh nghĩ dù người ta có phê phán thế nào thì nhạc buồn vẫn có "ưu thế", khi người ta buồn sẽ nghe nhạc nhiều hơn là vui. Riêng về CD lần này Thanh không nghĩ là não tình, nó có sự dừng lại vừa phải.
    Trong CD vol.2, chị đã hát ca khúc ?oXin hãy hôn em? của Lê Quang được sử dụng kỹ thuật "méo tiếng" khá thành công, vì sao trong CD lần này, kỹ thuật phòng thu ?ovắng mặt??
    Thanh không thích theo trào lưu, khi người ta ai cũng đổ xô làm "méo tiếng" thì Thanh lại không thích làm nữa. Tính Thanh là vậy đó.
    Trong liveshow vừa rồi, chị đã tuyên bố với các fan là đầu 2005, chị sẽ làm một liveshow nữa, lời hứa này sẽ thành hiện thực?
    Có chứ, thực ra liveshow của Thanh đã diễn từ cuối năm 2003, nhưng vì SEA Games nên hoãn lại, rồi chương trình của VTV3 vì mọi người ai cũng muốn Thanh xuất hiện để thể hiện tình cảm với "nhà đài". Sau đó lại là liveshow của Mỹ Tâm nên Thanh quyết định sẽ là cuối năm nay hoặc đầu năm 2005, sau khi Thanh ra tiếp một CD và VCD nữa.
    VCD đầu tiên của chị?
    Đúng, lần đầu tiên Thanh ra VCD và chính Thanh là đạo diễn, quay phim sẽ là anh Đoàn Minh Tuấn. Ngoài ra còn có những người bạn của Thanh nữa.
    Còn chuyện lên xe hoa thì thế nào, nghe mọi người đồn là chị đang yêu?
    "Người ta" yêu nhau lâu rồi.
    Và hai người sẽ kết hôn vào cuối năm nay?
    Thanh không nói trước nhưng quả thật mong muốn của Thanh là thế vì Thanh không còn trẻ nữa. Bản thân Thanh là người sống nhiều về tình cảm nên khi đã yêu là dành trọn tất cả. Chính vì thế mà Thanh quyết định ?ogiấu? người yêu cho an toàn. Mọi người quan tâm nhiều quá sẽ làm mất hạnh phúc, sợ lắm!
    Ghé tai, Thanh tiết lộ một chút thôi: Anh ấy tên Minh, là người Hà Nội và không tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật. Tình yêu làm cho Thanh dịu dàng hơn và quyến rũ hơn, Thanh thật sự rất hài lòng vì những gì mình đang có.
     Theo Giaidieuxanh
    Được CungChiLaNguoi sửa chữa / chuyển vào 02:11 ngày 12/04/2004
  3. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Thị trường album sau "cú sốc copy nhạc"  Điều người ta lo ngại là người nghe sẽ hoàn toàn mất niềm tin vào ca khúc Việt Nam thật mừng đã không diễn ra.
    [​IMG]Bất chấp nạn băng đĩa lậu đang hoành hành, nhiều nam nhạc sĩ, ca sĩ đã dồn dập phát hành album, làm thị trường âm nhạc trong nước sôi động trở lại sau "cú sốc" trên.
    Bên cạnh sự ra mắt của các album tập hợp các ca khúc đã "nổi đình nổi đám" (The best of Quang Dũng - 15 bài, The best of Lê Quang - 14 bài), nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lần đầu tiên tuyển chọn 10 ca khúc do nhiều ca sĩ thể hiện thành một album mang tên chính mình. CD này mở đầu bằng Không hơi "náo nhiệt" một chút, còn lại là những giai điệu tự sự, ngân nga, pha lẫn kịch tính. Các giai điệu được cậu con trai của ông là nhạc sĩ Nguyễn Quang (đang du học về âm nhạc trên computer ở Mỹ) hòa âm theo phong cách bán cổ điển, tạo nhiều đất cho ca sĩ thể hiện.
    Một nhạc sĩ khác cũng vừa phát hành album là Trịnh Nam Sơn. Năm 2003, anh được Bộ VH-TT cho phép phổ biến 10 ca khúc mới sáng tác ở Việt Nam. Hai "sản phẩm mới" Đợi bước anh về (song ca cùng Mỹ Tâm) và Gọi từng yêu thương, đã ra mắt hàng vạn công chúng trong chương trình Duyên dáng Việt Nam 13, cho thấy sự đổi mới trong sáng tác của anh. Là cử nhân ngành Sáng tác của ĐH Lavern và ngành Công nghệ thông tin của ĐH Phoenix, Trịnh Nam Sơn thực hiện hầu hết các khâu cho album của mình như hát, hòa âm, chơi nhạc cụ...  3 năm qua, Ngọc Sơn - anh chàng ca sĩ của công chúng bình dân trong nước lẫn hải ngoại sáng tác rất sung sức, ca khúc của anh được nhiều ca sĩ trẻ chọn biểu diễn. Ngọc Sơn vừa tung ra album Đam mê với 8 clip vidéo. Cho dù các sáng tác của anh chưa lọt tầm ngắm giới "âm nhạc chính thống" nhưng không thể không ghi nhận, Ngọc Sơn đang có nhiều nỗ lực trong việc pop-rock hóa dòng nhạc trữ tình quê hương.
    Đốt chút lá khô (Khi mùa đông về) là ca khúc của Lê Quang được ca sĩ Tuấn Hưng chọn làm chủ đề cho album của mình. Còn ca sĩ Vân Trường, có lẽ đang thử sức tiếng... Quảng Đông nên anh gần như giã từ "chất" trong sáng, ngọt ngào từ thuở Chân tình, hay tìm cách định hình giọng hát trong album Lặng lẽ - Xe thời gian trước đây, mà chọn nhiều ca khúc "mềm" hơn, "thổn thức" hơn kiểu canto-pop trong album mới Đợi em - Phố cũ. Tuy nhiên, anh cũng dám đương đầu với thách thức khi chọn hát Sang ngang, Xóm đêm hoặc ca khúc mới như Hình như, các giai điệu này, phần nào đã níu kéo Vân Trường trở về "nguyên gốc" lối hát ngày nào.
    Một số nhạc sĩ, ca sĩ khác cũng đang chuẩn bị ra album mới với nỗ lực khẳng định và đổi mới chính mình. Giới chuyên môn tin rằng ?ocác cây viết thị trường? sẽ sớm phục hồi sau cú sốc "copy nhạc".
    (Theo Thanh Niên)
  4. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    "Hồn Việt qua phong cách jazz"Tối 5.5 tại Nhà hát Lớn TP.Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc jazz của hai nghệ sĩ Nguyễn Lê (ghita) và Hương Thanh (ca sĩ). Chương trình do Trung tâm Văn hoá Pháp tại Hà Nội tổ chức.Là những Việt kiều đang sinh sống tại Pháp, hai nghệ sĩ, đặc biệt là Nguyễn Lê đã khẳng định được tên tuổi mình trong làng jazz Châu Âu và thế giới bằng việc xây dựng một phong cách jazz khá đặc trưng, đó là đưa jazz vào những bài dân ca VN tạo nên những ấn tượng mới mang đầy tính sáng tạo. Nguyễn Lê đã tỏ ra hết sức khôn khéo bởi nếu chơi jazz theo phong cách của Châu Âu hay của Mỹ thì sẽ không thể lại được những nghệ sĩ nổi tiếng của thế giới mà jazz đã ăn sâu vào họ từ hơn 100 năm nay.Trong đêm biểu diễn này, những bản dân ca 3 miền quen thuộc như "Ngồi tựa mạn thuyền", "Hoa thơm **** lượn", "Lý đò đưa", "Chiếc khăn piêu"... đã được Nguyễn Lê và Hương Thanh cùng ban nhạc của mình (gồm 4 thành viên đều là người Pháp) trình tấu rất hấp dẫn và lôi cuốn. Điều gây ngạc nhiên lớn là Nguyễn Lê đã có được sự kết hợp hài hoà giữa những nhạc cụ dân tộc như sáo trúc, đàn bầu, đàn thập lục với những nhạc cụ truyền thống của jazz như trống jazz, ghita bass. Nghệ thuật trình diễn của các nhạc công trong ban nhạc khá cao. Họ đã "tung hứng" nhau rất ăn ý, các thành viên lần lượt làm nền để cho nghệ sĩ độc tấu thể hiện tài năng của mình. Nguyễn Lê thực sự là điểm sáng của chương trình, các ngón ghita solo của anh mang đầy sự huyền ảo và ngẫu hứng. Tính nghệ thuật được Nguyễn Lê rất chú trọng, các khâu hậu đài được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và cầu kỳ qua hệ thống máy vi tính, trong đó một máy được đặt ngay trên sân khấu do chính anh điều khiển, anh không chỉ chơi các bản dân ca mà còn chơi những bản nhạc do chính mình sáng tác, bài "Một vòm trời xanh" là một ví dụ. Với sự da diết đặc trưng của nhạc jazz, Nguyễn Lê và Hương Thanh đã cho thấy tấm lòng của những người con xa xứ, khi trở về biểu diễn tại quê nhà, muốn cống hiến tất cả nhiệt huyết của mình.Rất tiếc, một đêm diễn với chất lượng cao như vậy lại thiếu vắng khán giả. Những khán giả ở đây chủ yếu là dân trong nghề hoặc khách nước ngoài. Có lẽ do "gu" thẩm mỹ của đa số chưa hợp với jazz và cũng có thể do khâu quảng cáo chưa được tốt. Trịnh Duy Quang
     
     
  5. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Lại bàn về thu phí thẩm định:Rất nhiều khó xử!Thiên AnMặc dù nhiều giám đốc nhà hát đã kêu là đã "thông" lắm cái thông tư 08 về thu phí thẩm định nghệ thuật biểu diễn nhưng trong cuộc họp bàn về vấn đề này mới đây (25.4) do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTT) tổ chức, lại cho thấy vẫn còn đầy bất cập ở tính thiếu triệt để và không sát thực tế của nó.

    [​IMG]


    Với những chương trình giao lưu văn hoá quốc tế như thế này, ai sẽ chịu phí thẩm định?
    Vắng mặt đại diện "to tiếng" nhất trong chuyện này là NSƯT Trần Bình - Giám đốc Nhà hát Nhạc nhẹ T.Ư, những tiếng kêu về việc: Có nên thu phí hay không và thu như mức Bộ Tài chính đề ra có cao quá không xem ra cũng ngớt dần. Phần lớn đại biểu đều cho rằng: Việc thu phí thẩm định - nếu như trên thực tế cũng đã sẵn có ở dạng "bất thành văn" thì bất quá cũng nên "hợp lý hoá" nó để dễ cho cả người đưa lẫn người nhận. Và: Nghĩa vụ nộp phí theo quy định đối với các đoàn  nhà nước thực ra không mấy nặng nề khi số vở hay số chương trình mà mỗi đoàn dựng mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. "Bên lỏng quá, bên chặt quá!"Tuy nhiên, theo ông Trương Nhuận - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ - người ngay từ đầu đã tán đồng với chủ trương thu phí trên thì Thông tư 08 thiếu tính triệt để và cụ thể. Bởi, nếu như trước đây, từng có thắc mắc rằng: Có nên thu phí lần hai với những tiết mục đã qua duyệt hay không và được trả lời là: "Không phải nộp!" thì đến đây, lại sẽ có một bất công khác. Thực tế cho thấy: Trong tình hình xã hội hoá văn hoá phổ biến như hiện nay, điều dễ hiểu là trên dưới 50% thị phần biểu diễn đều là các chương trình do các bầu sô hay các đơn vị xã hội hoá tổ chức. Phần lớn các chương trình này như thường thấy là lựa chọn hình thức "hớt váng": Quy tụ các tiết mục đặc sắc đã qua thẩm định từ các đoàn nhà nước. Và như vậy, điều khó xử ở đây rõ ràng là: Phía thu lợi nhiều nhất lại sẽ chính là đối tượng thoát "cửa hiểm" nộp phí. Như vậy, nên chăng, nhà quản lý cần xem xét lại việc lựa chọn mức phí phù hợp với từng đối tượng tổ chức biểu diễn tại từng địa điểm biểu diễn cụ thể. Xung quanh mối quan hệ chồng chéo trong việc duyệt cấp phép biểu diễn giữa Cục và sở, lại cũng đang nảy sinh không ít điều bất hợp lý. Vậy nên mới có chuyện: Có một kịch bản hài của Nhà hát Tuổi Trẻ khi trình lên Cục thì không được duyệt nhưng sau đó, một nhóm nghệ sĩ của nhà hát đem ra tập với nhau để đi diễn lẻ và xin Sở VHTT Hà Nội cấp phép thì lại "lọt cửa", đến khi muốn đưa trở lại nhà hát để diễn thì Ban lãnh đạo nhà hát rất lúng túng vì không biết nên nghe theo sở hay nghe theo Cục. "Bên thì lỏng quá, bên thì chặt quá!" - đó là nhận xét của ông Nhuận khi so sánh giữa 12 đoàn nhà nước trực thuộc Bộ (thuộc kênh "cấp phép" của Cục) và các chương trình được tổ chức theo hình thức xã hội hoá. Không thu phí tiết mục cũ, nhưng...Còn một khó xử nữa là ngay cả các đoàn nhà nước trực thuộc Bộ - để tồn tại - đôi khi cũng có động tác giúp nhau "đổi món" và "đổi sân" hay chính mỗi đơn vị cũng thi thoảng làm mới lại tiết mục cũ. Như vậy, với hình thức "đổi chủ, đổi sân" hay "bình cũ rượu mới" này, liệu các đoàn có cần phải trình duyệt và nộp phí thẩm định nữa hay không và nếu có, thì tỷ lệ trừ phần trăm là bao nhiêu và bao nhiêu cho một lần duyệt chỉ... mỗi cái tên? Xung quanh chữ "mới" này quả cũng lắm khó xử khi mà hoạt động biểu diễn tự thân nó đã không thể là một sự bất biến ngay cả khi được rót ra từ "bình cũ". Đã đành là ai cũng thấy cần thiết phải tôn trọng nguyên tắc này: Tiết mục đã duyệt rồi thì không phải trình duyệt và nộp phí nữa, nhưng khi nghệ thuật biểu diễn là sống động và... đa nghĩa thì mỗi một thao tác làm mới cái cũ của nó, dù nhỏ cũng rất dễ gây phản cảm nếu như bỏ qua khâu duyệt.  Về sự khó xử này, theo thiển ý của chúng tôi: ở đây, trước khi quyết định có nên thu phí thẩm định của các tiết mục cũ hay không thì trước tiên, cần phân biệt hai mức "cũ": được để nguyên xi hay được làm mới ít nhiều. Và như vậy, khi duyệt cả một chương trình, ngoại trừ các tiết mục mới là đương nhiên phải nộp phí thì đối với các tiết mục cũ, chỉ nên thu phí thẩm định theo tỷ lệ phần trăm ít hơn riêng với các tiết mục cũ được làm mới (với tỉ lệ đáng kể), còn không được phép thu các tiết mục cũ được để nguyên xi hay làm mới với tỷ lệ không đáng kể.
     
    Theo Lao Động
  6. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Cục Nghệ thuật Biểu diễn trả lời vấn đề xét duyệt ca khúc

    [​IMG]

    Mỹ Lệ - ca sĩ trẻ bị muộn phát hành album vì xét duyệt ca khúc. 
    Việc một số ca sĩ trẻ bị ngưng việc phát hành album vì chuyện xét duyệt ca khúc không rõ ràng, đã gây nhiều bức xúc trong giới hoạt động âm nhạc. Ông Lê Nam - trưởng phòng băng đĩa Cục biểu diễn nghệ thuật đã trò chuyện về vấn đề này.
    - Bộ Văn hóa - Thông tin đã có quyết định gì nhằm cụ thể việc xét duyệt ca khúc?
    - Bộ ban hành 5 thông báo về những bài hát, bản nhạc được phép phổ biến tại Việt Nam. Thông báo thứ nhất cho phép phổ biến 43 bài hát thuộc thời kỳ tiền chiến trước năm 1945. Thông báo số 2-3-4 mở đường cho 219 bài hát sáng tác trong thời kỳ trước 1975. Thông báo số 5 ban hành năm 1995 cho phép các nhạc sĩ hải ngoại phổ biến tác phẩm ở trong nước. Thông báo số 5 vẫn đang được thực hiện tốt. Vừa rồi, chúng tôi đã xét duyệt cho nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn, nhạc sĩ Trịnh Vĩnh Cường, Kana Nguyễn, Phạm Đình Chương, Jimmy Nguyễn... Chúng tôi đã gửi 5 thông báo và các văn bản mới tới tất cả các hãng sản xuất băng đĩa và đơn vị tổ chức biểu diễn trong cả nước.
    Nhạc sĩ ở hải ngoại nào có đơn và hồ sơ xin phép phổ biến tác phẩm ở Việt Nam, sau khi được cơ quan quản lý Việt Nam đồng ý, tác phẩm của họ sẽ được phổ biến ở trong nước, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc quyền tác giả của họ được bảo vệ trên lãnh thổ Việt Nam.
    - Thời gian qua, có trường hợp ca khúc của một số nhạc sĩ ở hải ngoại đã được các cơ quan quản lý duyệt, Cục đã cấp phép, nhưng ngay sau đó lại có văn bản đình lại những ca khúc đó?
    - Đúng là có tình trạng ấy. Tựu trung có 3 vấn đề. Thứ nhất, có một số nhạc sĩ hải ngoại không làm hồ sơ chính thức theo Thông báo số 5, mà nhờ một người trong nước đứng tên. Thứ hai, nhạc sĩ hải ngoại không làm hồ sơ xin phép phổ biến tác phẩm gửi Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhưng nhà sản xuất băng đĩa lại làm giấy bảo lãnh, cam đoan với Cục rằng đây là nhạc sĩ trong nước. Sau khi Cục tìm hiểu được nhạc sĩ đó ở hải ngoại thì bắt buộc phải đình chỉ phát hành tác phẩm của nhạc sĩ đó.
    - Nhưng trên thực tế, không phải cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương nào cũng nắm chắc tác phẩm, tác giả được phép phổ biến tại Việt Nam. Đó cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho nhà sản xuất băng đĩa khi xin giấy phép phát hành?
    - Trên cả nước chỉ có TP HCM là nơi tập trung đông đảo các cơ sở sản xuất băng đĩa, tiếp đến là Hà Nội. Rất nhiều các địa phương không có đơn vị sản xuất băng đĩa nào. Tuy nhiên gần đây đã xảy ra một số vụ việc, có hãng băng đĩa đã "lách" sự quản lý để làm chương trình cho ca sĩ hải ngoại. Các sở VHTT do không nắm chắc các tác giả, tác phẩm được phép phổ biến tác phẩm ở Việt Nam, nên đã cấp phép phát hành cho hãng băng đĩa ấy.
    - Theo ông, cần thiết phải có một cuộc ngồi lại giữa cơ quan quản lý với các hãng sản xuất băng đĩa, để làm rõ những khúc mắc xung quanh vấn đề duyệt ca khúc của các nhạc sĩ ở hải ngoại?
    - Mới đây Bộ VH-TT đã có cuộc họp với các hãng sản xuất băng đĩa tại TP HCM, với sự có mặt của đại diện Hiệp hội Ghi âm băng đĩa Việt Nam. Trong cuộc họp này tôi đã giải thích rõ ba vấn đề trên với các hãng băng đĩa.
    Tôi cho rằng, về vấn đề duyệt ca khúc, Bộ VH-TT đã ban hành những quy định khá cụ thể trong vấn đề duyệt ca khúc trong thời kỳ tiền chiến, và đối với nhạc sĩ ở hải ngoại. Chỉ còn lại việc các sở VH-TT địa phương áp dụng như thế nào để cho trên biết dưới thông mà thôi. Họ phải là những người am hiểu hơn ai hết để làm công việc này. Về phía các ca sĩ cũng phải tự tìm hiểu những văn bản quy định của Bộ VH-TT cho phép phổ biến tác giả, tác phẩm nào, để không còn những trường hợp vi phạm đáng tiếc như vừa qua.
    (Theo Thanh Niên)
    Được Minh@ sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 15/05/2004
  7. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Lê Minh Sơn và một đường nhạc ViệtVới những ca khúc trong album "Bên bờ ao nhà mình" do nữ ca sĩ trẻ Ngọc Khuê thể hiện, Lê Minh Sơn dường như đã tìm được cho mình một đường nhạc Việt...

    [​IMG]


    Nhạc sĩ Lê Minh Sơn

    Không phải ngẫu nhiên mà trong một mục Hầu chuyện VIP trên Lao Động mới đây, nhạc sĩ gạo cội Phan Huỳnh Điểu có nói một điều rằng ông gần như không nghe được nhạc trẻ. Đối với những người nào đã quá chán chường, dị ứng với vô số loại gọi là nhạc trẻ (và cả nhạc không trẻ) hiện nay, thì việc kiếm được một vài ca khúc nghe được, lẩm nhẩm hát theo được (như ngày xưa ta hát "em ơi mùa xuân đến rồi đó", hoặc "ôi xinh đẹp tổ quốc của ta"... hay bây giờ hát "nghe trong mưa đêm mùa xuân lặng lẽ sang" mà không ngượng mồm) không hề là chuyện dễ dàng. Ca khúc ngày nay là một bãi chiến trường các loại từ gào thét gân guốc vô lối đến cách tân giả dạng (nghĩa là nhạc làm ra nghe thì khá tây, phối khí và hát hò luyến láy ra vẻ lắm song lời vẫn anh anh em em cũ rích, sến và vô nghĩa); từ các ca khúc nhái nhạc Hoa mượt mà cực sến song cực kỳ phổ thông đến các bài hát tưởng đâu như nhạc sĩ là thiền sư và ca sĩ là người đồng cốt muốn thốt giọng "Liêu Trai"; rồi đến cả các loại ca khúc "cao cấp" do các diva này nọ đơn ca, song ca mà nhạc nhạt nhẽo chẳng có gì mới và lời thì cóp nhặt từ những bài thơ lổm ngổm đây đó hoặc là nhạc sĩ cũng tranh thủ trở thành nhà thơ luôn thể... Đấy, giữa một bể những ca khúc những album như thế, mấy bài hát của Lê Minh Sơn trong album "Bên bờ ao nhà mình" đã thực sự tìm thấy chân giá trị của chúng, mở ra một lối một đường nhạc Việt bản lĩnh, duyên dáng khi hội nhập với các thể loại âm nhạc hiện đại.

    [​IMG]

    Album "Bên bờ ao nhà mình".
    Công bằng mà nói, là người làm nhạc, Lê Minh Sơn cũng phải "chịu ơn" cô ca sĩ trẻ Ngọc Khuê rất nhiều. Trong album này, giọng của Ngọc Khuê cover được hầu hết các sắc thái, góc cạnh của bài hát, cô hát mà như gieo vãi, tung toé tất cả các ca từ. Một giọng hát trời cho, đủ tinh tế để chỉ qua hai câu lặp ta đã thấy sự khác nhau trong tâm trạng (bài Bên bờ ao nhà mình, đoạn "Xa rồi nhỏ dại/bao giờ trở lại... tuổi thơ ấy a hứ hự ư a"). Một giọng hát đa đoan, vừa trữ tình đằm thắm (Người ở, người về) vừa duyên dáng nhí nhảnh, đáo để (Cặp ba lá); vừa điệu đà giọng kim một nửa mà vẫn phủi và quậy hết mình (Chuồn chuồn ớt) vừa tài hoa, quyết liệt, và cực "phê" (Bên bờ ao nhà mình)... Có thể nói nếu không có giọng hát Ngọc Khuê, với chất phủi và quậy kiểu Avril Lavigne, với phong cách nhấn nhá, điệu đàng, quyết liệt học được từ một giọng ả đào rất Việt, thì Lê Minh Sơn sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc thuyết phục được thính giả đến tận bên bờ ao nhà anh và thấy nó đẹp. Khá nhiều nơi ở nhiều bài, nếu không có giọng hát của Ngọc Khuê bù đắp, bài hát của Sơn sẽ suy yếu.Điều dễ nhận thấy là âm hưởng jazz của album. Nhưng đấy chính là thành công của Sơn. Bởi nếu còn có thể gọi đó là jazz thì đó đã là một loại jazz thật là Việt, một lối jazz không còn tưng tưng pực pực nữa mà đã hoà quyện được và phần lớn là nép vào làm một với âm nhạc bản địa (như ca trù, ở bài Bên bờ ao nhà mình) trong sự phối khí đa dạng, chuẩn mực, (như tiếng sáo Mông, tiếng rao "nhôm nát dép hỏng bán đê"... trong một bài hát rất sáng tạo là Gió mùa về, tiếng vĩ cầm và giọng hát nhại miễn chê trong Bên bờ ao; tiếng sáo Ái Nhĩ Lan đầy chất hát ru Celtic và ngón guitar quá ngọt trong Chuồn chuồn ớt). Album "Bên bờ ao nhà mình" có 8 bài (không kể bản bonus Cặp ba lá) thì có tới 3 bài dạng hit là Bên bờ ao nhà mình, Cặp Ba lá và Chuồn chuồn ớt, trong đó ngoại trừ bài hát mang tên album là một ca khúc tuyệt diệu, bài Cặp ba lá, ca khúc jazz nhất trong album, có lời nghe đã tai khó tả: "tiếng con gà trống gáy vang xa/ánh bình minh kéo đến nhà/soi gương em đeo cặp ba lá/đi trên con đê cười xinh quá/những người cứ nhìn em/những người muốn làm quen/những người đầu tiên/lạ lắm/ngại lắm/lạ lắm ngại lắm/cái cặp mắt nhìn em/cái nhìn muốn làm quen...". Với chất giọng đáo để của nữ ca sĩ, ta tưởng như đã thấy được một cô nàng xinh tươi, lẳng lơ như Thị Mầu. Tóm lại: Phiên bản 2.0 của "Em đi chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp! Trong cả Chuồn chuồn ớt lẫn Bên bờ ao, lời của Sơn nghe tự nhiên, và có nhiều đoạn thấm thía: "Xa bờ ao nhà mình/trời đất bao la bụi trần bám chặt/thân lữ khách"; rồi "Trời cho em đẹp/trời cho em xinh/trời cho em đứng một mình"... - mà không xa rời âm nhạc.Xa rời âm nhạc, thích... triết lý, ưa đặt lời "siêu" là bệnh của không ít nhạc sĩ triết gia, nhạc sĩ thiền giả hiện nay (có nhạc sĩ còn trích cả Nietzsche và Kinh Thánh in vào vỏ album, song nhạc của ông vẫn cũ như cũ); với Sơn, chắc anh có khả năng tránh được cám dỗ này vì bài hát nào của anh cũng có một "nền" nhạc vững chãi. Song trong trường hợp mắc vào mê hồn trận của ca từ, ngữ nghĩa để rồi vặn vẹo âm nhạc, Sơn cũng bị "dính chưởng": đó là bài Đá trông chồng. Siêu ca nhạc thì đâu còn là ca nhạc nữa! Mới ngó thấy Lê Minh Sơn một lần, trên tivi. Anh để tóc dài. Dáng vẫn còn điệu lắm. 
     
    Hoài Khanh
    báo Lao Động
  8. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Ra mắt Ngân hàng dữ liệu âm nhạc
    Viện Âm nhạc Việt Nam vừa ra mắt Ngân hàng dữ liệu âm nhạc, trong đó tập hợp đầy đủ nguồn kiến thức âm nhạc phong phú từ cổ truyền đến hiện đại... Nhạc sĩ Đặng Hoành Loan - Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam cho biết vài nét về hoạt động của ngân hàng đặc biệt này.
    * Ai sẽ được phép khai thác tài liệu ở đây, thưa ông?
    - Viện Âm nhạc đang chuẩn bị soạn dự thảo quy chế cho việc truy cập tài liệu tại Ngân hàng dữ liệu âm nhạc, trước mắt chúng tôi cấp thẻ khai thác tương tự thẻ thư viện, chậm nhất là tháng 5 khách hàng sẽ có thẻ. Ngoài số người được cấp thẻ, từng khách hàng khác phải trả một chi phí rất thấp khi muốn vào ngân hàng. Năm nay dự tính chủ yếu khách hàng là sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật. Dĩ nhiên chúng tôi có thể thỏa mãn nhu cầu của khách nước ngoài, các học giả, nhà nghiên cứu...
    * GS-TS Trần Văn Khê và GS-TS Nguyễn Thiện Đạo mỗi lần về nước đều cung cấp cho Viện Âm nhạc một số tài liệu nghiên cứu của họ về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Cũng như vậy, các tài liệu nghiên cứu tâm huyết của tác giả được lưu trong ngân hàng, công chúng sẽ được thấy như thế nào?
    - Tất cả các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam ở nước ngoài chúng tôi đều đưa vào. Đấy là nhiều công trình nghiên cứu, bài nói chuyện của giáo sư Khê và những bài viết thú vị của học giả nước ngoài. Ngân hàng sẽ bổ sung tài liệu thường xuyên.
    * Lâu nay người ta nghĩ Viện Âm nhạc chỉ là nơi chuyên về âm nhạc dân gian, nhạc truyền thống. Thế những dấu ấn của âm nhạc đương đại có nguy cơ mờ nhạt trong cái kho này không thưa ông?
    - Yêu cầu của ngân hàng là phải đầy đủ, âm nhạc đương đại nằm trong kênh chương trình nghệ thuật từ cổ truyền đến hiện đại và đương đại. Chúng ngày càng được bồi đắp chứ không dừng lại.
    Đương nhiên, để tránh mất mát, tránh tình cảnh sau này chúng ta không còn những cái bây giờ chúng ta hiện có; với túi tiền và sức người hiện có, Viện âm nhạc ưu tiên tập trung làm gấp về âm nhạc dân gian truyền thống. Nói thế không có nghĩa rằng viện không làm các chương trình hiện đại.
    Vừa qua, chúng tôi xuất bản chương trình biểu diễn của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn. Các ca sĩ cũng được chúng tôi phát hành album.
    Nhưng điều ấy không quan trọng bằng việc chúng tôi cho ra lò những công trình nghiên cứu về âm nhạc đương đại. Đặc biệt trong năm nay viện sẽ cho ra mắt độc giả cuốn Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình Âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20, gồm 7 tập, mỗi tập dày 1.200 trang...
    * Trào lưu nhạc trẻ gây nhiều tranh luận và vị thế của nó ra sao trong ngân hàng này?
    - Dần dần chúng tôi sẽ đưa vào đây tất cả các đĩa chương trình. Hiện nay chúng tôi đã cập nhật một số. Chúng tôi bắt đầu làm tiểu sử các nhạc sĩ cách đây hai năm rồi, trong cuốn ?oLịch sử âm nhạc Việt Nam - tác giả và tác phẩm?. Khi hoàn thành vào tháng 4 tới, viện sẽ đưa nội dung cuốn sách vào ngân hàng, cũng ngót nghét 100 nhạc sĩ. Hai tháng một lần chúng tôi mở CLB "Tác giả - tác phẩm".
    * Đang có hai ý kiến về nhã nhạc cung đình Huế, một cho rằng dàn nhạc cung đình gồm nhiều kèn nhiều trống nhiều nhị giống giao hưởng phương Tây. GS-TS Tô Ngọc Thanh và các nhà nghiền cứu lâu nay thì khẳng định ngược lại. Ai đúng ai sai và cái nào sẽ được ngân hàng chọn lựa?
    - Người xưa không có quan niệm tổ bộ, họ chỉ quan niệm nhiều âm sắc tạo thành dàn nhạc: một trống chiến, một trống bầu, một trống bảng.... chẳng hạn. Nhiều nhị nhiều kèn nhiều trống là không đúng! Tất nhiên đưa vào ngân hàng chúng tôi chọn cái đúng, cái nguyên gốc mà chúng tôi thu cách đây gần 30 năm ngay sau khi giải phóng miền nam.
    * Ông có hy vọng ngân hàng sẽ cuốn hút khách hàng?
    - Chắc chắn rồi, vì ngành nghiên cứu văn hóa càng phát triển người ta càng muốn có những tư liệu chính xác. Đây sẽ là "bầu sữa" chất liệu dân gian cho các nhạc sĩ sáng tác. Thêm nữa, không chỉ ngành nghệ thuật, dần dà sinh viên văn hóa, lịch sử sẽ tìm đến đây để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Chúng tôi đang xin Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép mở trang web riêng, hiện tại một thư mục trên trang vn-style.com quá nhỏ đối với ngân hàng dữ liệu âm nhạc.
    Tôi tin rằng ngân hàng dữ liệu âm nhạc sẽ hoạt động thành công và mãi bội thu!
    - Theo SGGP - 04
    http://home.vnn.vn/rd/?http://tintuc.vnn.vn/?chude=13
  9. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    "Những tác phẩm mang âm hưởng dân ca"


    [​IMG]


    Nhạc sĩ Khánh VinhVào lúc 20h00 ngày 30/5/2004, tại hội trường Nhà Văn hóa Thanh niên Tp.HCM, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM kết hợp cùng Nhà Văn hóa Thanh niên tổ chức buổi giao lưu âm nhạc với chủ đề "Những tác phẩm mang âm hưởng dân ca".
    Phần giao lưu, khán giả sẽ được trò chuyện cùng các nhạc sĩ đã có những tác phẩm được công chúng yêu thích như Nguyễn Văn Tý, Phan Huỳnh Điểu, Thế Bảo, Trần Long Ẩn, Văn Thành Nho. Đó là các tác phẩm được sáng tác từ chất liệu dân ca như: Dáng đứng Bến Tre, Giải phóng Điện Biên, Hỡi dòng sông Trà, Đàn sáo Hậu Giang, Đất nước lời ru... cùng phần biểu diễn minh họa của các nghệ sĩ: Ái Xuân, Vân Khánh, Bích Phượng, Việt Quang, Thanh Thúy...
    Âm nhạc dân gian của mỗi dân tộc được ví như nguồn sữa ngọt ngào vô tận, đã góp phần nuôi dưỡng nền âm nhạc hiện đại của dân tộc đó. Nhạc sĩ Khánh Vinh - trưởng ban Văn nghệ Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM - cho biết: "Mục đích của chương trình nhằm khẳng định việc vận dụng dân ca trong sáng tác âm nhạc là một hướng đi đúng đắn mà các thế hệ nhạc sĩ đàn anh đã vận dụng có hiệu quả, tạo nên những tác phẩm có đời sống lâu dài trong lòng công chúng khán giả. Đồng thời qua đó để nhấn mạnh sự khác biệt so với việc ảnh hưởng nhạc nước ngoài. Tuy nhiên việc vận dụng dân ca rất đa dạng, buổi giao lưu này chỉ mới đề cập đến một phần của vấn đề đó"



    Hải LongGiaidieuxanh  28/05/2004
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4


    Nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi 1-6 :
    Bước vào một thế giới thần tiên





    [​IMG]


    Trong những ngày này, khắp nơi đang chuẩn bị những băng-rôn quảng cáo với những hình ảnh đẹp, lạ mắt cho ngày hội của các em thiếu nhi. Cùng lúc, các em còn được xem vở kịch Nàng tiên cá, xem múa hát, xem múa rối nước và tham gia thi vẽ tranh thế giới tuổi thơ.  

    Những bức tranh của Ước mơ hồng
    Mỗi năm một lần, các em nhỏ từ những mái ấm, nhà mở, các trường đào tạo đặc biệt dành cho những số phận không may mắn lại hội tụ để vui chơi cùng nhau. Chủ đề của chương trình dành cho các em thiếu nhi trong ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay là Ước mơ hồng diễn ra đúng ngày 1/6/2004 tại nhà hát Hoà Bình. Các em nhỏ ở các trường khuyết tật trong thành phố cùng về đây để thi vẽ tranh và xem múa hát, với sự tham gia của ca sĩ nhí Xuân Mai, cặp song ca  Phương Thảo - Ngọc Lễ & bé Na & bé Nấm, ca sĩ Hạnh Nguyên, ca sĩ Tấn Đạt, bé Anh Thư, ca sĩ Việt Quang, nhóm Ve Sầu, nhóm múa Những Thiên Thần Nhỏ Hòa Bình, nhóm thời trang trẻ em?
    Những bức vẽ đẹp của các em sẽ được ban giám khảo chọn và trao phần thưởng, và được giữ lại cho cuộc triển lãm tranh thiếu nhi tại nhà hát Hoà Bình.
    Nàng tiên cá trong chuyện cổ tích
    Câu chuyện về nàng tiên cá hẳn em nào cũng biết, qua những bộ phim hoạt hình, truyện tranh. Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, nàng tiên cá sẽ xuất hiện tại nhà hát Bến Thành cùng với những người bạn biển khơi của mình: bạch tuộc, hải mã, cua, ốc, tôm. Đó là chương trình ca múa nhạc kịch Nàng tiên cá của tác giả Hoàng Long, đạo diễn Hùng Lâm, do nhóm kịch Thế giới nhỏ của IDECAF thực hiện.
    Nơi này sẽ biến thành một thủy cung cực kỳ lộng lẫy, các em sẽ tận mắt thấy nàng tiên cá bơi trong nước, cất tiếng hát cùng tiếng sóng rì rào vỗ bờ.
    Để những ngày hè, ngày hội dành cho tuổi thơ càng thêm ý nghĩa, các bậc phụ huynh hãy đưa con em mình đển xem vở nhạc kịch được dành dựng khá công phu này. Nàng tiên cá chính thức ra mắt ngày 29/5/2004. Và trong hai ngày 30/5, 1/6, sẽ diễn bốn suất/ngày. Trong suốt mùa hè, vở nhạc kịch Nàng tiên cá sẽ diễn thường xuyên các ngày Chủ nhật trong tuần tại nhà hát Bến Thành.
    Bé Xuân Mai và Con cò bé bé
    Bé Xuân Mai là một ?ohiện tượng? ca sĩ nhí. Vừa học tốt ở trường, Xuân Mai còn ca hát rất hay, đến nay bé đã "sản xuất" được 13 chương trình VCD Con cò bé bé, và cứ mỗi dịp hè, Xuân Mai lại tham gia biểu diễn ở nhiều nơi trong cả nước cùng với những người bạn nhỏ của mình
    Trong ngày Quốc tế Thiếu nhi năm nay, lần đầu tiên bé Xuân Mai cùng nhóm Robot quận 8 sẽ xuất hiện trên sân khấu, bên cạnh chú rối Marsupilami dễ thương, vui tính...
    Chương trình diễn ra từ 28 đến 30/5 (lúc 20 giờ) tại nhà hát Hòa Bình. Khách mời còn có các ca sĩ, diễn viên nhí khác?
    Thế giới tuổi thơ

     



    [​IMG]


    Trung tâm Triển lãm văn hoá-nghệ thuật VN,  Bộ VH-TT, Trung ương Đoàn, Uỷ ban Dân số&Gia đình và Trẻ em phối hợp tổ chức Hội chợ triển lãm ?oThế giới tuổi thơ lần VII? từ ngày  24/5 đến 1/6 với những hoạt động vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi: triển lãm sách báo & văn hoá phẩm, các trò chơi thi vẽ tranh, biểu diễn ca múa nhạc, hài kịch. Ngoài ra, còn có cuộc triển lãm ảnh Gia đình an toàn cho trẻ em với nhiều bức ảnh dễ thương.
    Chương trình ?oPhần thưởng cho ai chăm ngoan? dành cho các em học sinh tiểu học đạt danh hiệu học sinh giỏi & xuất sắc năm học 2004 ?" 2004 cũng được tổ chức trong ngày Quốc tế Thiếu nhi tại công viên nước Hồ Tây - Hà Nội. Chương trình do Công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội tổ chức từ 25 đến 26/5. Trong đêm 31/5 sẽ có đêm nhạc Ngày tết của bé có sự góp mặt của các nghệ sĩ Phúc Dĩ, Hoài Phương, Anh Tú, NSƯT Hồng Kỳ?
    Nhà hát Tuổi trẻ tổ chức chương trình biểu diễn với nhiều tiểu phẩm hài đặc biệt dành cho thiếu nhi với tên gọi ?oNgày hội tuổi thơ? tại Cung văn hoá Hữu nghị Hà Nội.
    Tại Tp.HCM, những sân khấu phục vụ hè cho thiếu nhi dường như đã chuẩn bị sẵn sàng, không chỉ chào mừng ngày 1/6 mà trong suốt 3 tháng hè sẽ có nhiều chương trình hấp dẫn cho các em.
    Sân khấu Trung tâm Văn hóa Q.Bình Thạnh dựng ?oSân khấu cổ tích", diễn những vở kịch: Nàng Út ống tre, Anh chàng Sọ Dừa, Bé Na và năm con quỉ do các diễn viên trẻ của sân khấu kịch Phú Nhuận biểu diễn vào các buổi sáng Chủ nhật.
    Đoàn Múa rối Tp.HCM đã bắt đầu ?otăng tốc?, diễn hai suất vào 9g và 16g Chủ nhật hằng tuần tại địa chỉ quen thuộc: rạp Măng Non, Q.1, Tp.HCM. Ba vở kịch rối mới đã sẵn sàng ra sân khấu dịp hè: Đáng đời hổ dữ, Của ai?, Sinh nhật sóc...
    Đoàn Xiếc Tp.HCM diễn thường xuyên vào các ngày cuối tuần. Thứ sáu là chương trình "Đêm huyền bí" (20g), còn Thứ bảy hai suất (18g và 20g), Chủ nhật ba suất (9g,18g và 20g) theo từng chủ đề riêng.
    Nhà văn hoá thiếu nhi Phú Nhuận vào sáng Chủ nhật hàng tuần có chương trình sân khấu với nhiều tiết mục vui nhộn. Đặc biệt trong ngày Quốc tế Thiếu nhi, ở đây sẽ tổ chức cuộc thi kể chuyện cổ tích và chọn những tiết mục hay giữa các đội để thi tài với nhau. Thế giới thần tiên của tuổi thơ luôn tràn ngập những điều tốt đẹp, với âm nhạc, tranh ảnh và hàng trăm trò chơi thú vị trong ngày hội của các em.



    Huy NguyễnGiaiDieuXanh

Chia sẻ trang này