1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tin tức An giang ,,,

Chủ đề trong 'An Giang' bởi chicken_mos, 02/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    tin tức An giang ,,,

    An Giang: Phụ huynh sốc vì "bán công hóa"
    [​IMG]
    Tỉnh An Giang vừa quyết định từ năm học 2004 - 2005 sẽ chọn 2 trường công lập có tiếng trong tỉnh để... bán công hóa. Nếu việc chuyển đổi ?otrơn tru? thì tỉnh sẽ tiếp tục chọn những trường thuộc loại tốt nhất của 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học để tiếp tục bán công hóa. Vì sao lại có chủ trương này?



    Ý kiến từ hai trường ?ođược? bán công

    Việc chọn 2 trường tốt nhất nhì tỉnh là Trung học phổ thông (THPT) Long Xuyên (TP Long Xuyên) và Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (thị xã Châu Đốc) để thí điểm bán công hóa đã gây sốc cho một số phụ huynh. Bà Phan Thị Năm, Hiệu trưởng Trường THPT Long Xuyên cho biết: "Ngoài Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu thu hút học sinh có giới hạn trong phạm vi cả tỉnh, thì khu vực các phường Mỹ Bình, Mỹ Long, Mỹ Xuyên, Mỹ Hòa và Mỹ Phước (TP Long Xuyên) sẽ không có trường công lập nào hết. Năm học mới này học sinh phải đi học xa hơn, nếu không muốn vào THPT bán công Long Xuyên".

    Bà Năm cũng cho biết, việc chuyển trường này sang bán công là khá vội vã, nhà trường không thể làm công tác tư tưởng cho học sinh và phụ huynh. Ban giám hiệu trường đang đề nghị nên thực hiện bán công hóa theo lối cuốn chiếu. Năm học 2004-2005 chỉ chuyển khoảng 10 lớp 10 (khoảng 450 học sinh) sang bán công. Còn lại 13 lớp 11 (dự kiến 620 học sinh) và 16 lớp 12 (690 học sinh) vẫn theo quy chế trường công lập.

    Bà Lý Kỳ Phượng, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi cũng đề xuất: "THCS Nguyễn Trãi là trường duy nhất của phường Châu Phú B đang thực hiện mục tiêu phổ cập THCS và phải đạt trong năm 2004. Hằng năm trường có tỷ lệ học sinh bỏ học khá cao, nếu chuyển sang loại hình bán công với mức học phí cao, nguy cơ học sinh bỏ học sẽ cao hơn". Trường THCS Nguyễn Trãi kiến nghị năm học này chỉ tuyển học sinh lớp 6 bán công trên phạm vi toàn thị xã Châu Đốc, các lớp này sẽ là lớp hệ B trong trường công lập, với tổng số khoảng 240 học sinh (6 lớp). Còn lại khối 7, 8, 9 (tổng số 38 lớp) vẫn giữ chế độ trường công. Những năm sau tiếp tục chuyển dần theo lối cuốn chiếu để đến năm học 2007-2008 tất cả đều là bán công.

    Tại sao lại vội vã?


    Bà Lê Cẩm Em, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo An Giang cho biết An Giang có khoảng 13.897 học sinh bán công, dân lập. Đại bộ phận trường bán công, dân lập vẫn còn nghèo, nhiều trường có chất lượng đầu vào tương đối thấp nên dù có cố gắng đến mấy chất lượng đầu ra vẫn ở mức tương đối. Những yếu tố này đã tạo tâm lý ngán ngại khi phải vào các trường bán công, dân lập, chưa kể phải tốn kém nhiều hơn so với trường công. Bà Lê Cẩm Em còn cho biết ngành giáo dục địa phương đang đối diện với một "lộ trình" khá gay go trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, nâng dần tỷ lệ học sinh ngoài công lập lên 35% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010; riêng tại thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc tỷ lệ học sinh ngoài công lập là 50% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Cũng theo quan điểm của ngành thì tốc độ quá chậm của việc bán công hóa đã khiến địa phương phải tìm biện pháp tạo "thương hiệu" cho bán công để thuyết phục phụ huynh, học sinh (?).

    Trao đổi với Thanh Niên xung quanh chủ trương khá bất ngờ này, ông Nguyễn Hoàng Việt, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: "Tỉnh quyết tâm làm một việc cụ thể là chọn 2 trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên) và THCS Nguyễn Trãi (thị xã Châu Đốc) cùng một số trường công lập có chất lượng tốt vào loại nhất nhì ở bậc tiểu học để chuyển sang loại hình bán công. Hy vọng là sau một thời gian nữa, uy tín và danh tiếng của một trường học phụ thuộc vào chất lượng đào tạo của trường như một thương hiệu chứ không phụ thuộc vào hệ công lập, bán công hay tư thục".

    Tấn Đức
  2. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    AN GIANG :Tăng học phí
    UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về tăng mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2004-2005.
    Theo đó, bậc mầm non sẽ thu 30.000- 60.000 đồng/hs/tháng đối với trường trên địa bàn nội ô TP Long Xuyên và thị xã Châu Đốc; 20.000- 40.000 đồng/hs/tháng với trường thuộc ngoại ô Long Xuyên, Châu Đốc và các thị trấn; 10.000-20.000 đồng/hs/tháng với vùng đồng bằng khác; 5.000-10.000 đồng/hs/tháng với vùng kinh tế - xã hội khó khăn.
    Bậc THCS: Long Xuyên, Châu Đốc và các thị trấn 20.000 đồng/hs/tháng; vùng đồng bằng khác 10.000 đồng/hs/tháng; vùng kinh tế - xã hội khó khăn 8.000 đồng/hs/tháng. THPT: Long Xuyên, Châu Đốc và các thị trấn 30.000 đồng/hs/tháng; vùng đồng bằng khác 16.000 đồng; vùng kinh tế- xã hội khó khăn 12.000 đồng. Trường phổ thông chất lượng cao tại Long Xuyên, Châu Đốc 35.000 đồng; vùng khác 25.000 đồng.
    Riêng trường THPT dạy hai buổi/ngày thì ngoài mức thu theo qui định trên, buổi thứ hai thu không được quá 50.000 đồng/hs/tháng (tại khu vực Long Xuyên, Châu Đốc) và không quá 25.000 đồng/hs/tháng (vùng khác). Học phí Trường ĐH An Giang sẽ tăng lên 180.000 đồng/SV/tháng, học phí học lại 20.000 đồng/tín chỉ/SV.

    Nguồn:Tuổi Trẻ


  3. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Trường đại học An Giang:Công bố điểm chuẩn nguyện vọng 2
    Cụ thể: ngành sư phạm (SP) toán 17 điểm, SP lý 16, tin học 14, SP hóa 17, công nghệ thực phẩm khối A:14,5; khối B: 15,5; SP sinh 16, công nghệ sinh học khối A: 14,5; khối B: 15,5; nuôi trồng thủy sản khối A: 14; B: 15; tài chính doanh nghiệp 14, kế toán doanh nghiệp 14, kinh doanh nông nghiệp 14, phát triển nông thôn khối A: 14; B: 15; kinh tế đối ngoại 14, sư phạm ngữ văn 17, SP lịch sử 17, sư phạm địa lý 16,5; sư phạm giáo dục chính trị khối C:15; D1:14, sư phạm tiếng Anh: 18,5.
    Các ngành hệ cao đẳng: toán tin 16, lý - KTCN 14, sinh - KTNN 13, Ggáo dục công dân-sử 15, văn - GDCD 16,5; sử-địa 15,5; thể dục 18,5; cao đẳng tiểu học khối A: 14; B: 15; C: 15; D1: 14, cao đẳng mầm non: 11,5, THMG 12+2 khối A: 11,5; B: 12,5 ; C: 12,5; D1: 11,5.
    Trường đại học An Giang đã xét tuyển được 500 thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 2 vào các ngành đại học, cao đẳng, nhưng vẫn chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Do vậy, trường tiếp tục lấy thêm 345 thí sinh nguyện vọng 3 vào các ngành: tin học 50, công nghệ thực phẩm 50, công nghệ sinh học 20, nuôi trồng thủy sản 20, tài chính doanh nghiệp 25, kế toán doanh nghiệp 30, kinh doanh nông nghiệp 80, phát triển nông thôn 50, kinh tế đối ngoại 20.
    NGUYỄN THỦY
    Được chicken_mos sửa chữa / chuyển vào 14:58 ngày 17/09/2004
  4. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Khai giảng năm học 2004-2005: Trường trung học Kinh tế- Kỹ thuật An Giang đón trên 1.400 học sinh
    Ngày 25-9-2004, trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật An Giang đã tổ chức khai giảng năm học 2004-2005. Ông Lê Minh Tùng, phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các ban ngành, các trường trung học chuyên nghiệp và hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, học sinh đã đến dự.
    Năm học 2004-2005, trường trung học Kinh tế - Kỹ thuật An Giang đón trên 1.400 học sinh hệ công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, nâng tổng số học sinh toàn trường lên trên 2.400.
    Năm học qua, trường đã xây dựng mới khối văn phòng làm việc, xưởng điện, điện lạnh, điện tử. Ngoài ra, trường còn tranh thủ nguồn tài trợ 122.000 USD từ dự án DANIDA để trang bị thêm thiết bị hiện đại dạy hàn, điện, sửa chữa máy tàu, công nghệ sơn, bồi dưỡng giáo viên để nắm vững những tiến bộ công nghệ mới phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
    Ngoài những ngành nghề truyền thống, trường đang chuẩn bị mở rộng ngành nghề mới: phục vụ bàn, phòng, xây dựng, quản lý văn hóa cuộc sống, lưu trữ văn thư, thư viện? nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội từng bước chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch, xây dựng.
    Phát biểu tại buổi lễ, phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Minh Tùng đã biểu dương những thành tích đóng góp đáng kể của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực là công nhân lành nghề cho tỉnh, đồng thời chỉ ra mục tiêu quan trọng trong công tác đào tạo nghề sắp tới là quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với việc nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Mục tiêu của tỉnh là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hiện nay từ 13% lên 20% vào năm 2005 và trên 30% vào năm 2010, chuyển đổi dần cơ cấu đào tạo hợp lý hơn theo tỷ lệ: 1 đại học, 4 trung cấp và 8 công nhân kỹ thuật.
    HẠNH CHÂU
  5. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Tượng Phật Di Lặc - công trình của nhân dân
    Tượng phật Di Lặc được xây dựng trên núi Cấm thuộc ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên được xem là một công trình mang ý nghĩa văn hóa dân gian phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của nhân dân. Đây được xem là tượng phật lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với chiều cao 31,6m được đúc bằng bê tông cốt thép và là điểm đến của khách hành hương từ khắp nơi khi đến vùng đất Bảy Núi An Giang.
    Hiện nay tượng Phật Di Lặc đã xây dựng hoàn thành 50% khối lượng với các hạng mục gồm phần bệ và đang đi vào giai đoạn đúc thân. Nhà điêu khắc Thụy Lam cho biết, tượng phật Di Lặc khi hoàn thành có vốn đều tư trên 10 tỷ đồng. Dự kiến đến rằm tháng giêng năm 2005 sẽ làm an vị cho tượng Phật Di Lặc .
    Huyền Điểu
  6. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    Tri Tôn xuất hiện đàn cò lạ
    Trên đoạn đường từ xã Châu Lăng đến xã Lương Phi vào mỗi buổi sáng thường xuất hiện đàn cò lạ từ hai trăm đến ba trăm con trở lên màu trắng hay trắng đen. Theo người dân ở đây cho biết: đây là lần đầu tiên nhìn thấy đàn cò nhiều như thế này và có thể từ vùng biển bay và đàn cò trên chỉ đậu xuống những thửa ruộng rỉa lông vũ cánh rồi lại bay không hề làm hư hại hay phá những thửa ruộng có lúa non. Theo đánh giá ban đầu hiện nay chưa xảy ra hiện tượng gì hay có dấu hiệu về bệnh cúm do gia cầm, thiết nghĩ đây là loại cò quí cần phải được bảo vệ, đồng thời để tạo cảnh quan môi trường cần có kế hoạch để tập trung cho đàn cò vào ở những nơi có nhiều rừng để tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp. Hàng năm ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thường xuất hiện một số loài chim di cư trú đông. Vì điều kiện thiên nhiên ưu đãi đối với vùng Thất Sơn, mọi người cần bảo vệ tránh trường hợp săn bắt bừa bãi tiêu diệt sinh vật tự nhiên gây xáo trộn hệ sinh thái.
    Cẩm Vân
  7. vidolaem_79

    vidolaem_79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Giá cá tra, basa sụt thê thảm: Báo động khủng hoảng thừa nguyên liệu

    Giá cá tra, basa đang tiếp tục xuống dốc sau khi liên tục giảm trong nửa đầu tháng 10/2004. Trong khi đó, hàng loạt các hộ dân vẫn đang gấp rút thu hoạch và tranh nhau bán cá cho các nhà máy chế biến và các hộ buôn, báo hiệu nguy cơ giá sẽ sụt xuống dưới giá thành sản xuất, hộ nuôi cá sẽ thua lỗ lớn. Do đâu có tình trạng này?
    Ngày 18/10, Hiệp hội nghề cá An Giang cho biết, giá cá tra nuôi ao hầm, thịt trắng, kích cỡ 1,2-1,5 kg/con (loại nguyên liệu để chế biến xuất khẩu có giá cao nhất trong các loại cá tra, các basa nuôi bè, nuôi ao hầm) bán tại ao hầm tiếp tục giảm mạnh, xuống chỉ còn 10.000-10.500 đ/kg so với mức giá 15.200-15.500 đ/kg cách đây hơn 1 tháng. Giá các loại khác còn giảm mạnh hơn, xuống tới 8.500 - 9.000 đ/kg.
    Như vậy, chỉ sau 2 tháng bước vào vụ thu hoạch, giá cá tra, basa đã rớt mạnh, khi vào thời điểm thu hoạch rộ (tháng 7 và tháng 8 bắt đầu thu hoạch, cuối năm 2004 và đầu năm 2005 là thời điểm thu hoạch rộ), giá sẽ rớt thê thảm, xuống dưới giá thành sản xuất.
    Thua lỗ lớn được báo trước
    Giá cá tra, basa sụt giảm từng ngày làm cho hàng ngàn hộ nuôi hoang mang, họ đua nhau thu hoạch, tranh nhau lôi kéo, mời mọc các nhà máy đến mua. Nhiều xã thuộc huyện Châu Thành, Đồng Tháp, khu vực thị xã Long Xuyên, huyện Châu Phú, An Giang, các hộ nuôi cá tranh thủ thu hoạch sớm để tránh mùa lũ rút bởi vì khi lũ rút, cá rất dễ bị bệnh và sẽ mất rất nhiều tiền để chữa trị cho cá.
    Tình trạng đua nhau thu hoạch và bán ra càng làm cho giá cá tra, basa xuống dốc nhanh hơn, chỉ chưa đầy 1 tháng, giá đã sụt khoảng 5.000 đ/kg, xuống gần sát giá thành sản xuất. Theo tính toán của các hộ nuôi cá basa, nuôi bè ở thị xã Long Xuyên, giá thành nuôi cá basa vụ năm nay cao hơn vụ trước khoảng 1.200-1.500 đ/kg, lên 8.500-8.800 đ/kg do giá thức ăn, cá giống và nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 10-15% so vụ trước.
    Giá cá tra giống đầu vụ năm nay đã tăng từ 300 đồng lên 400 đ/con so với mức giá rớt thê thảm hồi đầu tháng 5/2003, chỉ có 200 đ/con. Vốn đầu tư để nuôi cá khá lớn, trung bình mỗi hộ nuôi cần từ 300 - 600 triệu đồng cho một vụ nuôi, chưa kể vốn đầu tư ban đầu để đóng bè và đào ao, hầm.
    Theo tính toán của một số hộ nuôi cá tra ao hầm ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp, giá thành nuôi cá tra vụ năm nay cao hơn vụ trước khoảng 1.000-1.200 đ/kg, lên 8.000-8.200 đ/kg. Trong 2 tháng cuối năm, sẽ là thời điểm thu hoạch rộ cá tra, cá basa, giá có thể sẽ rớt xuống dưới 8.000 đ/kg và tất cả các hộ nuôi chưa kịp thu hoạch sẽ bị thua lỗ lớn, không có tiền trả lãi vay cho các ngân hàng.
    Cung vượt quá xa cầu
    Theo dự báo của các sở thủy sản, sản lượng nuôi cá tra, basa của các tỉnh ĐBSCL vụ các năm nay có thể đạt tới 250.000 tấn, tăng 50.000 tấn, trong đó riêng An Giang là 160.000 tấn, tăng 40.000 tấn so vụ trước.
    Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số ước tính theo kiểu thống kê, cộng lại con số của các hộ nuôi báo lên, còn trên thực tế, một số chuyên gia thủy sản cho rằng sản lượng lớn hơn nhiều vì hiện đã có 9 tỉnh ở phía Nam nuôi cá tra, basa, dự kiến sản lượng vụ năm nay của toàn vùng ĐBSCL lên tới 320.000 tấn, tăng 120.000 tấn so vụ trước và có thể dư thừa khoảng 60.000 tấn so với nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
    Theo tính toán của Hiệp hội chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), diện tích và sản lượng nuôi cá tra, basa, nhất là cá tra ao hầm năm nay phát triển rất nhanh, với tốc độ chóng mặt, vượt xa tốc độ phát triển thị trường tiêu thụ (xuất khẩu và nội địa) của các doanh nghiệp, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã tăng đầu tư lớn, mở rộng công suất và xây dựng thêm nhiều nhà máy chế biến nhưng vẫn không sao "ôm" hết sản lượng cá đã nuôi.
    Tháng 10/2004, giá cá tra, basa chế biến xuất khẩu tăng 30% so với cùng kỳ năm 2003, philê đông lạnh cá tra thịt trắng, nuôi ao hầm XK sang Mỹ với giá 3,8 USD/kg, tăng 0,3 USD/kg và xuất khẩu sang các nước EU với giá cao nhất là 4,8 USD/kg FOB cảng Sài Gòn, L/C, A/S, tăng 0,8 USD/kg so với tháng 3/2004. Giá xuất khẩu cá tra, basa tiếp tục ổn định ở mức cao, thị trường tiêu thụ vẫn phát triển tốt nhưng do có nhiều yếu kém trong quy hoạch và quản lý nên hậu quả sẽ do bà con nuôi cá gánh chịu.
    Hiện nay, vẫn chưa có quy hoạch cụ thể nuôi cá tra, basa cho toàn khu vực ĐBSCL. Tháng 4/2004, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các hộ nuôi cá tra, basa phải đăng ký diện tích nuôi và sản lượng để các doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua theo giá thị trường và làm căn cứ để các ngân hàng cho vay vốn.
    Tuy nhiên, sau khi đăng ký, sản lượng vẫn tăng vọt do không kiểm soát được tình trạng tự phát đóng bè, đào ao hầm nuôi cá ồ ạt. Nhiều hộ dân ở tỉnh Bến Tre mới bắt đầu tư nuôi cá tra, basa từ vụ năm ngoái nhưng do ồ ạt nuôi nên sản lượng vụ năm nay ước tính tăng 4 lần, lên khoảng 12.000 tấn. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên thua kém các tỉnh khác nên giá thành sẽ cao hơn và nguy cơ thua lỗ nặng hơn.
    Một nguy cơ lớn hơn nhiều việc sụt giá ở trong nước là một số nước trong khu vực như Thái Lan, Bangladesh... cũng đang đầu tư rất mạnh vào nuôi cá tra ao hầm. Trong tương lai, nếu Việt Nam vẫn nuôi theo kiểu truyền thống, dạng hộ gia đình thì sẽ rất khó cạnh tranh với các nước bởi vì họ đang phát triển nuôi cá tra theo mô hình công nghiệp chất lượng cao, giá thành rẻ.
  8. chicken_mos

    chicken_mos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    943
    Đã được thích:
    1
    An Giang với dự án phát triển du lịch cộng đồng

    [​IMG]

    Dòng sông Mekong chảy qua 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam đã mang lại biết bao nguồn lợi cho cư dân ngụ hai bên bờ. Không chỉ mang lại nguồn nước mát làm xanh những cánh đồng, nguồn cá tôm dồi dào nuôi sống hàng bao ngư dân, mà ở những nơi dòng sông đi qua, làng mạc trù phú đã làm thành môi trường cảnh quan tươi đẹp say lòng bao du khách.
    Chính vì thế, để giúp các nước trong khu vực này khai thác và phát triển du lịch theo lợi thế của vùng, Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB đã tài trợ chương trình Dự án phát triển du lịch tiểu vùng sông Mekong bằng vốn vay không tính lãi trong thời hạn 50 năm.
    Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã chọn An Giang và Tiền Giang là hai tỉnh có dòng sông chảy ngang qua để đưa vào chương trình dự án này. Chương trình tài trợ gồm năm cấu phần. Trong đó gồm có hỗ trợ xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường để phục vụ phát triển du lịch; phát triển một số khu du lịch cộng đồng; đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về quản lý phát triển du lịch.
    Với cấu phần thứ nhất xây dựng cơ sở hạ tầng và cải tạo môi trường phục vụ du lịch, An Giang được tiếp nhận vay 5 triệu USD và đang từng bước triển khai xây dựng cầu tàu Vĩnh Xương, Châu Ðốc, cùng với việc cải tạo môi trường khu du lịch núi Sam. Khi những công trình này hoàn thành, An Giang sẽ là bến đỗ tiếp nhận du khách từ các công ty lữ hành quốc tế. Và đây sẽ là cơ hội rộng mở để mời gọi du khách lưu lại địa phương, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo về con người, đất nước An Giang, đi thăm quần thể di tích núi Sam hoặc tham quan các khu vực biên mậu sầm uất. Ở đây, sức lôi cuốn gần như vô tận với những kiến trúc đình miếu cổ xưa kết hợp với du lịch tín ngưỡng và nhiều sắc thái văn hóa khác nhau của người dân địa phương; những khu chợ cửa khẩu với sinh hoạt theo kiểu cách phương Ðông. Ðiều này vốn rất phù hợp với xu hướng du lịch khám phá thiên nhiên và giao lưu đa văn hóa trong thời đại hiện nay.
    Về cấu phần thứ hai có chủ đề phát triển du lịch cộng đồng, mỗi tỉnh được hỗ trợ 300.000 USD để thực hiện theo mục tiêu dự án là giúp những hộ nghèo ở các làng quê được vay vốn tạo cơ sở ban đầu để khai thác lĩnh vực phục vụ du lịch. Ðây có thể là các nghệ nhân, làng nghề, hoặc người có cơ sở sản xuất nhỏ mà những mặt hàng họ sản xuất ra có thể phục vụ du khách.
    Với dự án này, An Giang đang xây dựng ba cụm phát triển, gồm làng Chăm Phủm Soài, xã Châu Phong (huyện Tân Châu), làng người Khơ-me Thoại Sơn do gắn với các làng nghề truyền thống, và thứ ba là xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) do có cảnh quan môi trường đẹp, trong lành và gắn với khu lưu niệm Bác Tôn, từ lâu đã là địa chỉ du lịch nổi tiếng với các dịch vụ ?ostay home?, tham quan làng bè, chợ nổi v.v...
    (Theo Báo An Giang)

  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Báo động tình trạng mại dâm trên địa bàn tỉnh An Giang
    Năm 2004 Công an tỉnh An Giang đã phát hiện, triệt phá 12 vụ hoạt động mại dâm, liên quan đến 24 tên (truy tố 7 tên, xử lý hành chính 17 tên). Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát hình sự còn xác lập đấu tranh 3 chuyên án mại dâm, hiện đang đấu tranh triệt phá. Giải tán được 29 tụ điểm hoạt động mại dâm trá hình, thu gom 92 đối tượng lang thang đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội tỉnh và 43 gái mại dâm đưa vào cơ sở chữa bệnh, dạy nghề của tỉnh.
    Theo kết quả điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 627 gái mại dâm hoạt động; 52 khách sạn, nhà hàng, 1.052 nhà nghỉ (nhà trọ); 7 cơ sở massage; 25 quán karaoke; 4 vũ trường...
    Nhìn chung trong thời gian qua tình hình mại dâm trên địa bàn tỉnh đang diễn biến khá phức tạp. Nguyên nhân do nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ mở rộng với quy mô lớn, một số vừa kinh doanh khách sạn, vừa kinh doanh karaoke và cả dịch vụ massage. Lợi dụng việc kinh doanh này các chủ khách sạn, nhà trọ không chỉ cho khách thuê theo ngày mà còn cho thuê theo giờ, thông đồng với gái bao, ******* để hoạt động mại dâm. Bên cạnh đó những địa bàn giáp ranh biên giới, những nơi vui chơi giải trí không lành mạnh cũng là môi trường thuận lợi cho hoạt động mại dâm tồn tại và phát triển.
    Để giảm bớt các tệ nạn trên trong thời gian tới các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia tố giác tội phạm. Chọn lọc kỹ và quản lý chặt chẽ việc cấp phép cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, nhà trọ... Đặc biệt là tạo công ăn việc làm ổn định cho số gái mại dâm từ các trại giáo dục, cơ sở chữa bệnh khi trở về địa phương, tránh tình trạng tái phạm.
    Diễm Thuý
  10. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Cá tra, ba sa có tên mới: "Pangasius"

    Thu hoạch cá ba sa ở ĐBSCL

    Sau 3 ngày thảo luận sôi nổi, trưa 16/12, ngư dân, nhà chế biến, nhà khoa học, cán bộ, lãnh đạo Bộ Thủy sản và các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL tham dự hội nghị "Chất lượng và Thương hiệu cá tra, cá ba sa" đã thống nhất chọn tên khoa học Pangasius làm tên thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá tra; đồng thời xác lập nhãn hiệu và chất lượng thương hiệu là: "Top-Quality Pangasius from Viet Nam", (tạm dịch là Pangasius - chất lượng cao nhất từ Việt Nam).
    Như tên gọi, sản phẩm cá tra được mang thương hiệu này phải đảm bảo yêu cầu về màu, mùi, cơ thịt, hàm lượng mỡ cũng như các tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác của tất cả các thị trường.
    Đặc biệt, việc chọn tên thương hiệu này cho cá tra lại do một vị khách mời - ông Herby Neubacher, Giám đốc tiếp thị và bán hàng của Công ty Phát triển thực phẩm Việt Nam đặt. Ông nói: "Tên cá "tra" nghe... buồn cười quá. Còn trong tiếng La-tinh, Pangasius nghe rất... êm tai. Hiện tại, rất nhiều người châu Âu đã dùng tên này để gọi con cá tra, vậy thì tại sao không đặt tên chính thức cho nó luôn để dễ tiêu thụ!". Đối với cá ba sa, việc xác lập tên thương hiệu xem ra vất vả hơn nhiều. Có ý kiến cho rằng, nên dùng chung tên Pangasius cho cả cá tra và cá ba sa, vì thực tế sản lượng cá ba sa hiện chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng sản lượng 300.000 tấn cá tra, ba sa của năm 2004. Tuy nhiên ông Nguyễn Hữu Nguyên - đại diện cho hàng trăm ngư dân ở huyện Châu Phú, An Giang nói rằng: "Ba sa là đặc sản, chỉ nuôi ở vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Về dinh dưỡng ba sa cũng có những điểm khác biệt so với cá tra, nếu được đầu tư đúng mức thì cá này rất có tiềm năng phát triển...". Qua tranh luận, cuối cùng hội nghị đã thống nhất quan điểm cần phải xây dựng thương hiệu riêng cho cá ba sa, với các dấu hiệu chất lượng và chỉ dẫn địa lý cụ thể; đồng thời xác lập đến 3 tên thương hiệu cho cá ba sa là: Basa, Pangasius Basa, Pangasius Bocourti. Trước mắt sẽ dành ưu tiên cho việc quảng bá thương hiệu Pangasius (cá tra), vì sản phẩm này đang chiếm ưu thế tại các thị trường; nhưng từng bước sẽ đầu tư cải tiến kỹ thuật, phát triển thị trường cho cá ba sa.
    Theo Thanh Niên

Chia sẻ trang này