1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

tin tức An giang ,,,

Chủ đề trong 'An Giang' bởi chicken_mos, 02/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và những công tác trọng tâm tháng 12 năm 2004
    Phần thứ nhất: Tình hình tháng 11 năm 2004
    Tình hình kinh tế xã hội tháng 11 tiếp tục phát triển tốt. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đạt thắng lợi qua việc bảo vệ thành công sản xuất vụ 3 với năng suất đạt khá; giá cá tra, ba sa mặc dù giảm mạnh trong tháng 10 nhưng nhờ các biệp pháp chủ động kịp thời của tỉnh nên trong tháng giá cá nguyên liệu đã dần được nâng lên. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt khá, thu ngân sách đảm bảo yêu cầu chi của nhà nước, giải ngân vốn cho các dự án đầu tư tăng cao. Các hoạt động văn hoá xã hội tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ, nhất là công tác xã hội hoá. Trật tự xã hội và an ninh quốc phòng tiếp tục được đảm bảo tốt.
    Một số lĩnh vực cụ thể như sau:
    I. Kinh tế:
    1. Nông - lâm - thuỷ sản:
    a. Nông nghiệp:
    - Vụ 3 đã thu hoạch được gần 69 ngàn ha lúa, đạt 86% diện tích xuống giống và gần 7,7 ngàn ha hoa màu các loại đạt trên 96% diện tích xuống giống. Nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa vụ 3 năm nay đạt khá, bình quân trên 4,8 tấn/ha, tăng 1 tạ/ha so cùng kỳ; hoa màu các loại hầu hết đều có mức tăng đáng kể so cùng kỳ.
    - Do nước lũ xuống nhanh, nông dân đã khẩn trương vệ sinh đồng ruộng và xuống giống vụ Đông Xuân 2004 - 2005 được trên 44,3 ngàn ha lúa và trên 4,4 ngàn ha hoa màu. Vụ Đông Xuân năm nay, ngành Nông nghiệp tổ chức nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình "3 giảm 3 tăng" để nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Từ đầu vụ đến nay, Ngành đã thực hiện 04 buổi phát động cấp huyện (ở Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú và Phú Tân), 99 cuộc phát động cấp xã, 35 buổi hội thảo; triển khai 16 lớp huấn luyện, 9 điểm trình diễn... với hơn 4,2 ngàn người tham dự.
    - Vụ mùa 2004 - 2005 đã kết thúc xuống giống với diện tích trên 8,3 ngàn ha, trong đó có 2,9 ngàn ha lúa thơm được xuống giống tại huyện Tri Tôn.
    - Nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh sau mùa lũ, thời gian qua ngành nông nghiệp đã khẩn trương kiểm tra, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh, tăng cường giám sát việc nhập khẩu gia súc từ Campuchia, ngừa bệnh lỡ mồm long móng trên đàn gia súc.
    b. Tôm càng xanh:
    Do vào mùa thu hoạch và bị ảnh hưởng gián tiếp bởi vụ kiện tôm, nên giá mua tôm nguyên liệu trong tháng giảm mạnh từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, giá mua tôm sô hiện nay đạt thấp từ 50.000-80.000 đồng/kg (giảm gần 50% so cùng kỳ), nhưng vẫn ít người mua, chủ yếu là tiêu thụ lẻ ở các nhà hàng. Với tình hình này, nông dân sẽ gặp khó khăn, nhất là đối với các hộ mới đầu tư trang thiết bị nuôi. Hiện nay, đã có một số thương lái các tỉnh và các công ty TP. HCM đến mua tôm nhưng vẫn còn nhiều vấn đề về giá cả, phương thức mua?
    Toàn tỉnh đã thu hoạch được 97,4 ha, năng suất đạt khá từ 0,5-3,5 tấn/ha. Đã có 13 hộ ở Thoại Sơn, Long Xuyên và Chợ Mới thả nuôi tôm lại với diện tích 20,8 ha.
    c. Lâm nghiệp: đang chuẩn bị 600 ngàn cây tràm để trồng 28,56 ha ở khu vực rừng Trà Sư. Ngành cũng đang chuẩn bị báo cáo tổng kết công tác phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2004 và phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2005.
    d- Đề án 31: các ngành chuyên môn đã tổ chức 45 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 1.292 học viên hộ nghèo loại A, 03 lớp thí điểm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cho 88 học viên. Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân cho trên 3,2 ngàn hộ nghèo loại A với số tiền 13 tỷ đồng. Tổng doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách đến nay được 71 tỷ đồng, thu hồi nợ được 6 tỷ đồng.
    2. Sản xuất Công nghiệp:
    Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, với ngành mũi nhọn là chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu; lĩnh vực sản xuất gạch ngói, sản xuất bê tông xây dựng, sản xuất nước giải khát, phân phối điện nước... luôn hoạt động tốt. Toàn tỉnh hiện có 11.480 cơ sở sản xuất công nghiệp chuyên nghiệp, thu hút 63.000 lao động, ngoài ra còn có hơn 10.200 cơ sở với 25.500 lao động kinh tế phụ gia đình.
    Giá trị sản xuất tháng 11/2004 ước đạt 217,6 tỷ đồng, tăng 0,55% so tháng trước; ước 11 tháng đầu năm 2004 đạt 2.398 tỷ đồng, tăng 17,1% so cùng kỳ.
    - Khu vực kinh tế nhà nước đạt 67,5 tỷ đồng, tương đương tháng trước.Các ngành nghề chế biến thuỷ sản, sản xuất xi măng, sản xuất gạch ngói, cơ khí, sản xuất da giày, phân phối điện nước,?duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hoạt động đạt hiệu quả cao. Công ty Cơ khí, công ty Xây lắp tiếp tục có mức tăng trưởng khá nhờ đẩy mạnh công tác tiếp thị và mở rộng thị trường.
    Tuy nhiên vẫn còn một vài đơn vị gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: Nhà máy thức ăn gia súc, Mì ăn liền An Thái, Nhà máy thuốc lá, Xi măng An Giang.
    - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 148,5 tỷ đồng, tăng 0,85% so tháng trước. Thế mạnh vẫn là sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh. Với lợi thế nguồn nguyên liệu sẳn có trong vùng, mỗi ngày các nhà máy mua vào lượng cá nguyên liệu khoảng 500 tấn. Sản lượng sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, ước tháng 11/2004 sản phẩm thủy sản của các đơn vị ngoài quốc doanh đạt 3.380 tấn thành phẩm, tăng 1,44% so tháng trước, 11 tháng ước đạt 32,6 ngàn tấn, tăng 53,2% so cùng kỳ.
    Chương trình khuyến công đã giải ngân cho 1.196 dự án TTCN với số tiền 1,744 ngàn tỷ đồng, vượt trên 24,6% kế hoạch và tăng 79% so cùng kỳ; trong đó dự án vay trung hạn đạt thấp bằng 83,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 4,8% trong tổng giải ngân và bằng 29,8% kế hoạch.
    - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,91% so tháng trước, 11 tháng đạt gần 15 tỷ đồng, tăng 11,52% so cùng kỳ. Công ty Liên doanh Angimex Kitoku và Cty liên doanh khai thác và chế biến đá Latina sản xuất tương đối ổn định và có tăng trưởng.
    3. Thương mại - dịch vụ:
    a. Thương mại: Giá cả thị trường trong tháng giảm 0,48% so tháng trước, tính chung đến nay tốc độ trượt giá ở tỉnh chỉ còn 10,94%.
    Sức mua thị trường trong tháng có xu hướng tăng nhẹ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 0,48% so tháng trước.
    Giá gạo nguyên liệu ổn định ở mức 2.830 - 2.990 đồng/kg. Trong tháng các doanh nghiệp trong tỉnh đã mua trên 30 ngàn tấn qui lúa và thực hiện mua từ đầu năm đến nay trên 974 ngàn tấn, bằng 91% so cùng kỳ; xuất khẩu được 92% hợp đồng đã ký; tồn kho trên 64 ngàn tấn gạo.
    b. Xuất nhập khẩu:
    Xuất khẩu trong tháng đạt kim ngạch 18,08 triệu USD tương đương tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu 11 tháng đạt 234,7 triệu USD, tăng 36,3% so cùng kỳ và tăng 6,7% so kế hoạch năm. So tháng trước, lượng gạo xuất khẩu tương đương (13,5 ngàn tấn) nhưng kim ngạch chỉ bằng 97,3% (2,84 triệu USD), giá gạo xuất khẩu trên thế giới hiện nay đang tăng nhẹ trở lại là điều kiện rất thuận lợi cho công tác xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong tháng 12/2004; thủy sản đông lạnh xuất được 3,89 ngàn tấn bằng 97,9%, kim ngạch tương đương 11,5 triệu USD bằng 98,32%. Hiện nay, nhu cầu thế giới đang tăng do bắt đầu bước vào mùa Lễ Noel và Tết Dương lịch rất thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản; Rau quả đông lạnh xuất được 540 tấn bằng 88,3%, kim ngạch 430 ngàn USD tăng 1,18%.
    Nhập khẩu trong tháng ước đạt 3,2 triệu USD tăng 2,2% so tháng trước. Cộng dồn 11 tháng ước đạt 35,3 triệu USD tăng 5,2% so cùng kỳ và bằng 100,9% kế hoạch năm.
    c. Thông tin liên lạc: Doanh thu bưu điện trong tháng đạt 21,5 tỉ đồng, tăng 26,5% so tháng trước; luỹ kế đạt nay doanh thu đạt 387,5 tỷ đồng, đạt 99,4% kế hoạch, tăng 38,1% so cùng kỳ. Số máy điện thoại phát triển mới trong tháng là 1.864 máy, bằng 94,4% so tháng trước; tính từ đầu năm đến nay là 16.593 máy, đạt 95,3% kế hoạch năm, tăng 32,5% so cùng kỳ. Nâng tổng số máy điện thoại trên mạng có đến nay là 126.737 máy. Số thuê bao Internet phát triển trong tháng là 24 máy, nâng tổng số thuê bao Internet có trên mạng là 6.014 máy.
    4. Đầu tư - Xây dựng:
    - Thực hiện giải ngân vốn đầu tư trong tháng được 77 tỷ đồng, lũy kế 11 tháng là 503 tỷ đồng; trong đó: ngân sách tỉnh 130,2 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch; ngân sách cấp huyện 128,8 tỷ đồng, đạt 70,6% KH, kiên cố hóa trường lớp học 12,9 tỷ đồng, đạt 38% KH, cụm tuyến dân cư 66,4 tỷ đồng đạt 33,2% KH, kinh tế cửa khẩu 19,7 tỷ đồng (đạt 33% KH). Nhìn chung, công tác giải ngân vốn đầu tư có chuyển biến nhưng tính chung 11 tháng vẫn còn đạt thấp, nhất là chương trình kiên cố hóa trường lớp học, chương trình cụm tuyến dân cư và chương trình mục tiêu. Vì vậy, trong tháng 12, các chủ đầu tư, Ban QLDA cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục để tập trung giải ngân vốn.
    - Khu công nghiệp Bình Hòa: đã mở thầu san lấp mặt bằng khu công nghiệp ngày 10/11/2004, dự kiến sẽ tiến hành thi công trong tháng 12/2004. Đã giải ngân cho 231 hộ với số tiền 43,4 tỷ đồng, diện tích đất đã đền bù là 131 ha (đạt 86,64% diện tích).
    - Khu Công nghiệp Bình Long: tính đến nay đã có 220 hộ tự tháo dỡ di dời nhà, 571 hộ nhận tiền đền bù tại khu vực xây dựng (đạt 86% tổng số hộ) với số tiền là 28 tỷ/40 tỷ đồng; 217 hộ đã tự tháo dỡ, di dời nhà; công trình Khu tái định cư I đến nay đã có 109 nộp tiền chuyển nhượng nền nhà, Ban quản lý Khu công nghiệp đã tổ chức mở thầu lần thứ hai sau khi đã điều chỉnh giá gói thầu, hạng mục: Hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống thoát nước sinh hoạt, đến nay đã có 20 hộ xây dựng nhà và 17 hộ cuốn nền nhà tại khu này. Cty Xây dựng Thuỷ lợi An Giang tiếp tục thực hiện san lấp mặt bằng Khu công nghiệp (đợt 1), đạt 36% dự toán; khu vực Cảng sông Bình Long: đã đúc được 70 cọc bê tông và đang san lấp diện tích đất trống 1 ha.
    - Khu TTCN Mỹ Quí: UBND TP. Long Xuyên đang tiếp tục đối chiếu, rà soát các công việc còn tồn đọng, tiến hành đối thoại với các hộ đã có quyết định cưỡng chế để khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thuận lợi và đúng pháp luật. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ không tự giác di dời dù đã quá thời gian cam kết, đa số có tư tưởng trông chờ sự thay đổi của chủ trương chính sách trong việc đền bù, gây khó khăn cho tiến độ giải phóng mặt bằng.
    - Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên: san lắp mặt bằng khu vui chơi giải trí đạt 86% khối lượng, kho ngoại quan và dịch vụ kho bãi (giai đoạn 2) đạt 9,2 ngàn m3, khu tái định cư đạt 97% khối lượng.
    - Chương trình cụm tuyến dân cư: Tổng số danh mục 184 công trình, đã hoàn thành san lấp mặt bằng 152/164 công trình đã khởi công (tăng 15 công trình so tháng 10), đạt 97% kế hoạch. Về cơ sở hạ tầng: đã hoàn thành 56 hệ thống cấp điện, 50 hệ thống cấp nước (tăng 01 công trình so tháng 10), 4 hệ thống thoát nước và 6 hệ thống đường giao thông; đang thi công 23 hệ thống cấp điện, 13 hệ thống cấp nước, 45 hệ thống đường giao thông, 25 hệ thống thoát nước. Đã bố trí 8.363 hộ vào ở, đạt 22% tổng số nền hiện có và đã có trên 10.365 căn nhà được lắp dựng.
    - Chương trình kiên cố hoá trường lớp học (147 điểm = 968 phòng): đã nghiệm thu bàn giao 23 điểm = 150 phòng (tăng 58 phòng so tháng 10), đạt trên 15% kế hoạch, đang triển khai thi công 20 điểm = 126 phòng và đang đấu thầu, chỉ định thầu 15 điểm = 116 phòng.
    Nhìn chung, công tác triển khai thi công xây dựng phòng học có nhiều chuyển biến hơn trước, nhưng vẫn còn rất chậm so yêu cầu. UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết để bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhằm hoàn thành trong năm 2005 theo kế hoạch.
    - Cầu Cồn Tiên: đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục phần cầu chính, đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Phần đường dẫn vào cầu đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán, chuẩn bị tiếp tục thi công công trình.
    - Đường lên núi Cấm: đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật công trình theo ý kiến thẩm định của trường Đại học Bách khoa TP.HCM để thẩm định lại. Dự kiến đầu năm 2005 sẽ bắt đầu thi công trở lại.
    5. Tài chính - ngân sách: Các khoản thu chi ngân sách trong tháng đều đạt thấp so tháng 10/2004. Thu từ kinh tế địa bàn trong tháng đạt 109,5 tỷ đồng, bằng 78,9% so tháng trước (do trong tháng 10/2004 có những khoản thu đặc biệt như thuế VAT doanh thu thẻ cào bưu điện, thu viện trợ (9 tỷ đồng), thu tiền sử dụng đất tăng...). Tổng thu 11 tháng là 1.370 tỷ đồng, đạt 100,74% kế hoạch năm và tăng 34,5% so cùng kỳ, trong đó thu nội địa chiếm 93,6%.
    Chi ngân sách địa phương trong tháng đạt 142,06 tỷ đồng, đạt 37% so dự toán quý, bằng 82,76% so tháng trước (do trong tháng 10 có tăng chi chương trình mục tiêu). Tổng chi 11 tháng ước đạt 1.513 tỷ đồng, đạt 91,44% kế hoạch năm và tăng 13,94% so cùng kỳ, trong đó chi đầu tư xây dựng chiếm 31%, chi thường xuyên chiếm 68%.
    Công tác cổ phần hóa có nhiều chuyển biến, phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện xong bước kiểm kê, xác định giá trị và lập phương án cổ phần tại đơn vị theo kế hoạch. Các Cty Xây dựng Thuỷ lợi, Tư vấn Xây dựng, Tư vấn đầu tư Giao thông Công chánh, Sách Thiết bị trường học, Vận tải Ô tô đang chuẩn bị tổ chức bán đấu giá cổ phần ra ngoài doanh nghiệp vào đầu tháng 12/2004. Các công ty đã chuyển thành cổ phần hoạt động tương đối ổn định, với một số tình hình cổ phần như sau: Cty Cổ phần Dược phẩm vốn điều lệ 6,8 tỷ đồng (nhà nước 47%, người lao động 30%, ngoài doanh nghiệp 23%), Cty Cổ phần Dịch vụ Vận tải Châu Đốc vốn điều lệ 4,2 tỷ đồng (vốn người lao động 100%), Cty Cổ phần Hoàn Mỹ vốn điều lệ trên 4 tỷ đồng (nhà nước 77,7%, người lao động 22,3%), Cty Cổ phần Bảo vệ Thực vật vốn điều lệ 150 tỷ đồng (nhà nước 30%, người lao động 50%, ngoài doanh nghiệp 20%).

    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 20/12/2004
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    II. Văn hóa - Xã Hội :
    - Giáo Dục - Đào tạo: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, UBND các cấp và ngành Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để ôn lại truyền thống Nhà giáo Việt Nam nói chung và Nhà giáo tỉnh An Giang nói riêng. Qua đó nhiều nhà giáo ưu tú của ngành đã được nhà nước và ngành trao tặng nhiều giấy khen, bằng khen và huy chương ?oVì sự nghiệp giáo dục?.
    Trong tháng có 4 trường tiểu học được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn quốc gia, như vậy tính đến nay, toàn tỉnh có 6 trường tiểu học được công nhận. Có thêm 03 Trung tâm học tập cộng đồng được thành lập, nâng tổng số Trung tâm học tập cộng đồng trong toàn tỉnh là 27. Ngành cũng đang tăng cường kiểm tra công tác giảng dạy, vệ sinh môi trường, cảnh quan trường học và giáo dục quốc phòng trong trường học.
    - Y Tế: Trong tháng ngành Y tế đã tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh sau nước rút, đặc biệt là đối với các bệnh tả, sốt xuất huyết, cúm gia cầm... Đảm bảo tốt các hoạt động khám chữa bệnh và cấp cứu bệnh nhân tại các bệnh viện và cơ sở điều trị.
    Tình hình dịch bệnh: sốt xuất huyết trong tháng giảm 162 ca so tháng trước nhưng có 01 ca tử vong. Nâng tổng số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 4.463 ca, tăng 196,3% so cùng kỳ, trong đó có 6 ca tử vong, tăng 01 ca so cùng kỳ. Bệnh thương hàn có 33 ca (giảm 15,4% so tháng trước), 11 tháng có 433 ca (không có tử vong).
    - Lao động - Thương binh - Xã hội: Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động... có chuyển biến nhanh, mạnh so năm 2003 do có nhiều giải pháp phù hợp và hiệu quả. Qua 11 tháng, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 26.384 lao động, tăng 5,54% so kế hoạch năm và tăng 12,2% so cùng kỳ; công tác đào tạo nghề được t<p trung chÊn ch~nh, ®æi míi n©ng cao chÊt lượng nªn sè lưîng ®µo t¹o tăng 5,3% so cïng kú n¨m trưíc với gần 15 ngàn lao động. Xuất khẩu lao động trong tháng được 132 trường hợp, tăng 91,3% so tháng trước, 11 tháng xuất khẩu được 722 lao động sang các nước Malaysia và Đài loan, tăng 16,45% kế hoạch năm.
    - Văn hóa - Thông Tin: Tập trung vào các hoạt động văn hoá-văn nghệ - thông tin tuyên truyền cổ động phục vụ các ngày lễ hội, kỷ niệm như: ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 18/11, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11...và các nhiệm vụ chính trị của địa phương như an toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống dịch cúm gia cầm?. Phối hợp địa phương tổ chức thành công các lễ hội Văn hoá - thể thao dân tộc Chăm tỉnh An Giang lần II/2004 tại huyện An Phú và lễ hội Văn hoá - thể thao truyền thống huyện Tịnh Biên lần II/2004.
    Tổ chức lễ công nhận xã đạt chuẩn văn hoá cho xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú và xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, nâng tổng số toàn tỉnh có 8 xã văn hoá.
    - Thể dục thể thao: Nhiều hoạt động thể dục thể thao được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở khá sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ và nhân dân tham gia. Huyện Tân Châu tổ chức giải bóng đá vô địch lần thứ II/2004, huyện Tri Tôn tổ chức giải bóng đá nông dân lần thứ X/2004; Sở TDTT phối hợp Đài Truyền hình An Giang tổ chức giải xe đạp nữ toàn quốc mở rộng tranh Cúp truyền hình An Giang năm 2004, phối hợp Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức giải bóng đá học sinh THCS Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ IV năm 2004 với sự tham dự của các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang?
    III. Trật tự an toàn xã hội:
    Số vụ phạm pháp hình sự trong tháng tăng 4,25% so tháng trước (49/47 vụ). Số vụ trọng án tăng cao (12/5 vụ), trong đó có 4 vụ giết người với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, 5 vụ cố ý gây thương tích, 01 vụ hiếp dâm trẻ em và 2 vụ cố ý huỷ hoại tài sản. Thường án giảm 15,7% (43/51 vụ), trộm cắp xe máy giảm đáng kể so các tháng trước (6/13 vụ so tháng 10).
    Các ngành chức năng tập trung đấu tranh mạnh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm nên số vụ buôn lậu, vận chuyển mua bán hàng cấm giảm trên 15% (89/105 vụ). Nhưng tình trạng buôn lậu các mặt hàng điện thoại di động, thuốc lá ngoại vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới vẫn còn xảy ra ở địa bàn Tịnh Biên và An Phú.
    Trong tháng, các ngành chức năng đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông trong nhân dân, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn trật tự giao thông ở một số địa bàn trọng điểm. Đã phát hiện xử lý trên 9 ngàn vụ vi phạm trật tự giao thông đô thị và luật giao thông, trong đó có gần 900 trường hợp vi phạm về đội mũ bảo hiểm. Lực lượng Công an đã đánh dấu vi phạm trên 165 giấy phép lái xe, tước 112 giấy phép lái xe có thời hạn và tạm đình chỉ 1.896 phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông vẫn không giảm so tháng trước, nhất là tai nạn giao thông đường bộ. Trong tháng đã xảy ra 27 vụ (có 2 vụ tai nạn giao thông đường thủy), tăng 3 vụ so tháng trước, làm 27 người chết (tăng 5 người) và 9 người bị thương (giảm 2 người). Nguyên nhân chính vẫn là do ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt, trong đó có 13 vụ do phóng nhanh vượt ẩu, 10 vụ do bất cẩn và 4 vụ do say rượu.
    Ngành Công an cũng đã mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm đảm bảo trật tự an toàn xã hội từ ngày 15/11/2004 đến 15/02/2005 để bảo vệ tốt các ngày lễ và Tết. Phối hợp các cơ quan tăng cường tuyên truyền, kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ trong mùa khô; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, củng cố các đội phòng cháy chữa cháy cơ sở và dân phòng. Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên toàn tỉnh, qua kiểm tra 30 cơ sở, đã có 4 cơ sở vi phạm về niêm yết giá, xăng pha dầu, sai chỉ số đo lường?, các hộ vi phạm đã được lập hồ sơ xử lý.
    IV- Quản lý nhà nước và điều hành của UBND tỉnh:
    - UBND tỉnh tiếp tục làm việc với Đoàn Thanh tra Trung ương về tình hình một số vụ việc khiếu nại của công dân; trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội về một số cơ chế, chính sách Trung ương dành cho tỉnh để thực hiện trong năm 2005, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
    - Tổ chức và tham dự: Hội nghị với Bộ Thuỷ sản và các tỉnh vùng ĐBSCL về liên kết trong nuôi trồng thuỷ sản và tìm giải pháp ổn định tình hình sụt giảm giá cá tra, ba sa, Hội nghị tuyên dương phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; Hội nghị triển khai Luật Bảo vệ, chăm sóc gia đình và trẻ em, Nghị định 08 về giao dịch bảo đảm; Hội nghị sơ kết Chương trình Kiên cố hoá trường lớp học; dự Lễ hội Văn hoá Chăm tại huyện An Phú; Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; họp Thường vụ và Ban chấp hành Tỉnh ủy?
    - Tổ chức các buổi họp và làm việc về điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư; điều chỉnh quy hoạch Khu Công nghiệp Bình Hoà; vấn đề các doanh nghiệp xin thành lập bến xe; bàn giải pháp quản lý thông tin trên Internet; về phòng chống HIV/AIDS, làm việc với trường Đại học An Giang và Đại học Mở Bán công TPHCM về việc mở trường Tư thục Trung học kỹ thuật ?" Công nghệ thông tin; với các trường ngoài công lập để bàn giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học?
    - Đi thực tế thăm Trung tâm cai nghiện và các cơ sở Lao động Thương &XH?
    - Tổ chức họp báo vào sáng thứ hai hàng tuần ***g ghép với các chuyên đề: sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, thuỷ sản; công tác cải cách hành chính; phòng chống tệ nạn xã hội; công tác chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2004 - 2005 và bàn các giải pháp thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch ngành nông nghiệp năm 2005.
    - Tổ chức họp xét khiếu tố và giải quyết các vụ việc khiếu kiện đất đai; tổ chứcv tiếp dân ở Thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú.
    - Ban hành Chỉ thị về việc tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Dân quân Tự vệ (28/3/1935-28/3/2005).

    Phần thứ hai
    CÔNG TÁC TRỌNG TÂM THÁNG 12 NĂM 2004
    Chỉ còn một tháng nữa là kết thúc kế hoạch năm 2004, kết quả đạt được trong 11 tháng qua là một thắng lợi to lớn, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong kế hoạch năm đã được các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện đạt và vượt, rất đáng được biểu dương. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001-2005 theo Nghị quyết Đại hội VII thì nhiệm vụ của năm 2005 thật là nặng nề, vì là năm cuối cùng trong kế hoạch 5 năm. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2005, ngay trong tháng 12/2004 từng ngành, từng cấp phải nỗ lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để thực hiện trong năm 2005. Mọi công tác chuẩn bị từ bây giờ đều góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong năm 2005, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất vụ Đông - Xuân, chương trình kiên cố hoá trường lớp học, chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư?
    Một số công tác trọng tâm:
    1/- Hoàn tất các văn bản, tờ trình chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 3 khoá VII.
    - Tổ chức triển khai đến ngành và địa phương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, vốn đầu tư xây dựng và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước năm 2005.
    - Tổ chức tốt các Hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện các chương trình lớn trong năm 2004, bàn giải pháp thực hiện trong năm 2005 như Chương trình Phòng chống tội phạm, Chương trình An toàn giao thông; chương trình Hội nhập kinh tế quốc tế.... Ngành và địa phương cũng cần tổ chức sơ kết, tổng kết các chương trình, đề án quan trọng của ngành, địa phương mình để tìm giải pháp thực hiện tốt hơn cho thời gian tới.
    - Thực hiện tốt công tác xét khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích nổi bật trong công tác và có nhiều đóng góp cho ngành và địa phương.
    - Tiếp tục thực hiện các công việc cải cách hành chính một cách khoa học, hiệu quả sẳn sàng cho năm 2005. Tăng cường tiết kiệm, hạn chế lãng phí nhất là trong các dịp lễ, Tết, hội nghị... Hoàn thành các Đề án, Văn bản pháp quy ... để sớm ban hành và thực hiện trong năm 2005.
    2/- T<p trung ch~ ®¹o giµnh th¾ng lîi s¶n xuÊt vô §«ng xu©n 2004 - 2005:
    - Tập trung xuống giống vụ Đông Xuân 2004 - 2005 đúng kế hoạch thời vụ để đối phó sâu, bệnh, tránh thời điểm bất lợi về thời tiết (nên kết thúc xuống giống chậm nhất là đến 15/12/2004). Thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại trên lúa; thông tin và hướng dẫn kịp thời để nông dân chủ động khi xảy ra dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác triển khai áp dụng chương trình "3 giảm 3 tăng" trong toàn tỉnh nhất là trong điều kiện giá phân bón, xăng dầu đang cao như hiện nay. Chủ động chẩun bị các điều kiện đối phó hạn hán, đảm bảo sản xuất. Theo dõi tình hình cung cầu và giá phân bón để có biện pháp chủ động.
    - Tiếp tục cảnh giác cao độ nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, kiểm dịch động vật (nhất là hoạt động xuất nhập qua biên giới).
    - Tăng cường kiểm tra phòng chống chặt phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
    3/- T¨ng cưêng c«ng t¸c xóc tiÕn thư¬ng m¹i vµ më réng kinh tÕ ®èi ngo¹i:
    - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm thị trường làm tiền đề cho năm 2005 được thuận lợi. C¸c doanh nghi-p chñ ®éng n¾m b¾t thz trưêng vµ x©y dùng kÕ ho¹ch s¶n phÈm s¸t nhu c?u thùc tÕ, nhÊt lµ c¸c nhãm hµng lóa g¹o - thuû s¶n - may m?c - da giµy... Trong ®ã lưu ý mua b¸n trao ®æi hµng hãa qua biªn giíi Trung Quèc - Campuchia.
    - TÝch cùc tham gia c¸c kú héi chî, triÓn l·m trong vµ ngoµi nưíc.
    - Triển khai kế hoạch hướng dẫn xây dựng và phát triển thương hiệu 2004-2006 của tỉnh.
    4/- KhÈn trư¬ng thùc hi-n hoµn thµnh c«ng t¸c thu thuÕ n¨m 2004; ®Èy nhanh tiÕn ®é x©y dùng c«ng tr-nh, cÊp ph¸t, tæ chøc nghi-m thu vµ thanh quyÕt to¸n c«ng tr-nh theo kÕ ho¹ch và ®óng qui ®znh.
    - Khởi công san lấp mặt bằng Khu Công nghiệp Bình Hoà giai đoạn 1 theo kế hoạch; tiếp tục san lấp mặt bằng đợt 1 Khu Công nghiệp Bình Long và hoàn chỉnh hệ thống điện, nước để cung cấp cho các hộ dân tại Khu tái định cư 1. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư tại khu TTCN Mỹ Quí hoàn tất các thủ tục để sớm đi vào hoạt động.
    - Thực hiện tốt công tác chuẩn bị để tiến hành tổng kiểm kê đất đai bắt đầu vào ngày 01/01/2005 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    5/- Chuẩn bị các ngày lễ hội, Tết Dương lịch:
    - Tổ chức thành công Hội chợ việc làm tỉnh An Giang lần thứ nhất.
    - Tập trung các hoạt động văn hoá - văn nghệ và thể dục - thể thao, thông tin tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ (60 năm ngày thành lập QĐNDVN 22/12, ngày hội quốc phòng toàn dân?), mừng Xuân năm 2005. Tăng cường kiểm tra các hoạt động và dịch vụ văn hoá trên địa bàn.
    - Chỉnh trang, vệ sinh cơ quan, đô thị xanh, sạch, đẹp đón Tết Dương lịch và Tết Ất Dậu đảm bảo văn minh, trật tự.
    - Lập kế hoạch kinh phí về chế độ, chính sách thăm hỏi các gia đình chính sách, có công, gia đình chiến sĩ, gia đình nghèo khó, bất hạnh để cùng vui xuân, đón Tết trong không khí thân mật, vui tươi và đầm ấm.
    - Lập kế hoạch tổ chức thăm hỏi, gặp mặt các doanh nghiệp, học sinh - sinh viên, nhân sĩ trí thức, các cơ quan thông tin báo chí, các giới chức tôn giáo và dân tộc để chúc mừng năm mới nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán.
    6/- Tăng cường tuần tra, kiểm soát đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là các dịp lễ, Tết. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Song song đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông của người tham gia giao thông, nhất là ở địa bàn nông thôn.
    - Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra trong công tác phòng chống cháy nổ mùa khô và thời điểm lễ, Tết.
    - Tiếp tục thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự từ nay đến hết 15/02/2005. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu trên tuyến biên giới; đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm....
    - Thực hiện tốt công tác chuẩn bị gọi thanh niên nhập ngũ năm 2005.

    UBND TỈNH AN GIANG

  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Chuyển động bước đầu trong xuất khẩu lao động ở An Giang
    Trong số dân gần 2 triệu 200 ngàn người, số người trong độ tuổi lao động ở An Giang chiếm bình quân trên 50%. Tương ứng với tỷ lệ này, hàng năm có gần 30 ngàn người bước vào tuổi lao động. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là số lượng mà là yêu cầu về chất lượng. Trong nguồn lao động khá đồi dào nói trên, nhìn chung mặt bằng trình độ học vấn không cao, số lao động qua đào tạo đạt thấp, năm 2004 mới có khoảng 16,65% được đào tạo bằng nhiều hình thức, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung 22% của cả nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà người lao động ở An Giang khó có cơ hội tìm được việc làm ổn định và có thu nhập khá.
    Đối với tỉnh ta, xóa đói giảm nghèo-giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa là yêu cầu cấp bách trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài của các vấn đề xã hội. Trong nhiều năm qua, để tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, tỉnh ta đã thực thi nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời thực hiện nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đối với các thành phần kinh tế trong - ngoài tỉnh nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn An Giang. Nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng của nhiều địa phương đã được tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển. Đề án phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân trong mùa nước nổi (gọi tắt là Đề án số 31 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh) được triển khai thực hiện từ tháng 10/2002 và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Ngoài ra, từ những bước thực hiện thăm dò ban đầu, năm 2004, tỉnh An Giang bắt đầu đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài và đã đạt được những kết quả bước đầu.
    Qua số liệu thống kê, trong năm 2004, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 26.384 lao động, đạt hơn 105% kế hoạch năm, tăng 5% so với năm trước. Trong đó có 22.427 lao động được giải quyết việc làm trong tỉnh, trên 3.200 lao động được giải quyết việc làm ngoài tỉnh; đặc biệt trong năm 2004, tỉnh ta đã xuất khẩu lao động được 727 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, gồm 688 người đi lao động ở Malaysia và 39 người đi lao động ở Đài Loan.
    Đối với cả nước nói chung và đối với từng địa phương nói riêng, xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo việc làm, góp phần thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. Đối với nhiều tỉnh thành khác trong nước, xuất khẩu lao động không còn là việc làm mới mẻ. Riêng đối với An Giang, từ việc đánh giá đúng nguyên nhân làm hạn chế hoạt động xuất khẩu lao động của những năm trước, tỉnh đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc; các ngành có liên quan, các địa phương trong tỉnh và bản thân người lao động đã nhận thức đầy đủ hơn về lợi ích của việc xuất khẩu lao động. Trong sự chuyển biến và kết quả bước đầu khá tích cực nói trên, phải kể đến vai trò, chức năng của các Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh - cầu nối giữa người lao động với các doanh nghiệp, các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động - đã có những hoạt động năng động và linh hoạt hơn, cố gắng nắm bắt nguyện vọng của người lao động, chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể các địa phương, thực hiện quy trình tuyển chọn, tạo nguồn cung ứng lao động; tạo điều kiện cho các địa phương và người lao động tiếp cận những thông tin cần thiết, những địa chỉ đáng tin cậy để lựa chọn thị trường lao động ở trong nước và nước ngoài; ngăn chặn tình trạng bị những kẻ "cò mồi", môi giới lợi dụng gạt gẫm, trục lợi bất chính...
    Với cách làm tích cực, đến nơi đến chốn, ngoài việc thường xuyên thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền, giải thích, tư vấn thông suốt về xuất khẩu lao động đã được nhiều địa phương tổ chức thực hiện trực tiếp đến tận cơ sở xã, phường, thị trấn. Nhiều địa phương có những cách làm linh hoạt, sáng tạo như thông qua quan hệ quen biết, thông qua kêu gọi các hình thức đầu tư, hỗ trợ, trực tiếp tuyển dụng và cung ứng lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu, điển hình như các huyện Tân Châu, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, An Phú, Phú Tân... Ngoài ra, tỉnh đã thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí để thúc đẩy thực hiện Đề án xuất khẩu lao động có hiệu quả...
    Nhìn lại sau một năm, bên cạnh kết quả bước đầu và những tiền đề tạo ra được, hoạt động xuất khẩu lao động của An Giang còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: ở một số nơi, việc giải thích chính sách, giáo dục định hướng chưa được xem trọng đúng mức, gây nhầm lẫn, ảo tưởng cho một số đối tượng lao động thiếu chí thú làm ăn, cứ tưởng đi lao động ở nước ngoài sẽ được nhàn nhã hơn ở nhà nên khi đã ra nước ngoài lao động một thời gian ngắn đã vội vã quay về nước trước thời hạn, bị thiệt hại cả thời gian lẫn tiền của. Cũng có một số lao động đã được tuyển chọn để đào tạo định hướng nhưng chờ quá lâu chưa được đưa đi nên sinh ra chán nản, không thể tiếp tục chờ đợi kéo dài. Trình độ tay nghề, phong cách làm việc của nhiều lao động còn nhiều hạn chế, phần lớn là lao động nghèo nên đa số chỉ hướng đến thị trường sử dụng lao động phổ thông, chịu chi phí xuất khẩu lao động ít, do đó chỉ nhận được thu nhập thấp, tính ổn định của công việc không thật đảm bảo, hiệu quả không chắc chắn...Mặt khác, về mặt quản lý, việc thông tin, báo cáo kết quả tuyển dụng, đưa lao động xuất khẩu của các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện đến cơ quan quản lý lao động, việc phản hồi thông tin về các địa phương có người tham gia xuất khẩu lao động chưa thành nền nếp, thiếu kịp thời, chính xác.
    Những hạn chế, bất cập nói trên cần được khắc phục, gắn liền với việc chấn chỉnh một cách đồng bộ hệ thống tuyển chọn, đào tạo và quản lý lao động, từ khâu khám sức khỏe, đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giới thiệu phong tục tập quán nước sở tại đến khâu kiểm tra sát hạch nghiêm túc trước khi đưa lao động ra nước ngoài. Đồng thời, bên cạnh việc duy trì các thị trường đã có như Đài Loan, Malaysia, cần có kế hoạch mở rộng sang các thị trường lao động khác như Hàn Quốc, Nhật Bản... nhất là Nhật Bản là nước đang có nhu cầu lớn về lao động và trong tương lai sẽ mở rộng hơn nữa thị trường này.
    Với tiền đề đã có, hy vọng trong năm tới và những năm tiếp theo, hoạt động xuất khẩu lao động của An Giang sẽ đạt thêm nhiều kết quả khả quan hơn nữa.
    Quang Tiến
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Năm 2004 Tri Tôn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo Năm 2004, thông qua việc thành lập 28 tổ vay vốn chăn nuôi bò, heo, dê và các dự án mua bán nhỏ, huyện Tri Tôn đã giải quyết cho 449 hộ nghèo có thu nhập ổn định. Ngoài ra Ban dân tộc tỉnh còn đầu tư 342 triệu đồng cho các hộ đặc biệt khó khăn thực hiện các dự án chăn nuôi, trồng trọt, giải quyết việc làm cho 500 lao động. Nhờ đó trong năm nay trên địa bàn huyện Tri Tôn có 902 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn 9,95% số hộ trong huyện. Có 7 xã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 đến 6,8% là Tà Đảnh, Lạc Quới, Tân Tuyến, Lương An Trà, Ba Chúc, Vĩnh Gia và Châu Lăng. Tuy nhiên nguồn vốn cho vay thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và theo kết quả điều tra thì trong năm toàn huyện phát sinh mới 174 hộ nghèo do làm ăn thất bại, vay vốn bên ngoài trả lãi cao dẫn đến không có khả năng trả nợ .
    Châu Phong
  5. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    An Giang: Tình hình buôn bán và sử dụng trái phép chất ma tuý gia tăng
    Năm 2004, Công an tỉnh An Giang đã phát hiện và bắt giữ 145 vụ liên quan đến 321 đối tượng phạm tội về buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý, và đã chuyển giao cho Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang khởi tố 62 vụ 86 bị can, tăng 15 vụ 24 bị can so với cùng kỳ năm 2003. Xảy ra nhiều nhất ở hai địa bàn là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.
    Phần lớn hoạt động của bọn tội phạm là vận chuyển chất ma tuý từ Campuchia vào Việt Nam, qua địa bàn tỉnh rồi đưa đi TP.HCM tiêu thụ. Ma tuý vận chuyển qua biên giới chủ yếu vẫn là ma tuý tổng hợp, hêrôin và các loại thuốc tân dược gây nghiện, trong đó có loại MDMA là loại có độc tính và khả năng gây nghiện cao.
    Bên cạnh đó số tham gia mua bán lẻ ma tuý ngày càng nhiều, trong đó có cả trẻ em, phụ nữ và người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến nay toàn tỉnh An Giang có 1.290 người nghiện ma tuý, một số được đưa vào các Trung tâm giáo dục xã hội của tỉnh nhưng còn rất hạn chế. Các ngành chức năng cần sớm có các biện pháp mạnh để giải quyết nhằm giảm bớt tình hình phức tạp hiện nay.
    Diễm Thuý
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 23/12/2004
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Chợ Mới: 1 ha đất cây hàng năm tăng 10,2 triệu đồng
    Theo thống kê của ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới, năm 2004 chỉ tính riêng giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất cây hàng năm tăng 10,2 triệu đồng so năm trước. Tính chung năm 2004, giá trị sản xuất cây hàng năm ở huyện Chợ Mới đạt 1.499 tỷ đồng. Trong đó, cây lúa đạt 681 tỷ đồng, tăng 20,8% và chiếm 44,5%; cây màu 817,12 tỷ đồng, chiếm 53,4% trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
  7. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Năm 2005: Mở 195 lớp huấn luyện chọn - tạo giống lúa Năm 2005, ngành Nông nghiệp An Giang tiếp tục thực hiện 103 lớp huấn luyện chọn - tạo giống lúa cho vụ đông xuân 2004-2005 và 92 lớp cho vụ hè thu 2005 tại 11 huyện, thị xã, thành phố để trang bị thêm kiến thức cho các kỹ thuật viên xã và nông dân nhằm nâng cao sản xuất. Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn dự kiến mở lớp nâng cấp đào tạo chuyên sâu, để thực hiện dự án nhân giống lúa nguyên chủng và xác nhận trong toàn tỉnh từ năm 2005 đến 2006 của UBND tỉnh.
    Thông qua các lớp chọn - tạo giống lúa, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 hợp tác xã, 28 tổ liên kết, 19 cá nhân và 1 câu lạc bộ nhân giống, với diện tích nhân giống 2.184 ha, cung cấp được trên 9.800 tấn giống lúa xác nhận, phục vụ trên 81.000 ha đất sản xuất lúa hàng hóa. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nông dân sau khi tham gia lớp huấn luyện chọn - tạo giống cùng với năng lực cung ứng giống của các trại, trung tâm giống đã giải quyết được khoảng 37,2% nhu cầu về giống sản xuất.
    HẢI YẾN

Chia sẻ trang này