1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, bảng xếp hạng, thông tin các giải đấu Bóng Bàn trong nước và ngoài nước

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi ansoxvn, 30/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. untitled

    untitled Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Cũ mới gì cũng hay hết. Có điều có mấy bài trùng với mấy mục đã đăng trước. Untitled nhớ là đã có hai hay ba topic gì đó về tin tức thể thao, một về thế giới và một hay hai gì đó về VN riêng rồi. Trong đó có các bài rất hay của các bác như toingannamgiandoi, nguoidepvachosoi , được các bác này cập nhật rất thường xuyên.
    Có cái bài về DHQG Hà Nội tuy cũ nhưng lại có "quan hệ" với untitled nên đọc cũng vui vui. Có điều trong bài có tên hai "đơn vị đào tạo" của ĐHQGHN thì có trường của untitled, vinh dự quá Có điều đó lại không phải là trường ĐHNN. Thiế mới đau . Cái chỗ trong ảnh trường Sư Phạm là địa chỉ ở đâu đấy Hư tiên sinh nhỉ
  2. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    sới đấy là nhà thể chất của trường SP ngoại ngữ Trong sân bóng của trường..Cuối Cầu vượt ngã tư Mai dịch Cầu giấy đó..Hỏi Sân bóng đại học ngoại ngữ..mà cái em áo đỏ Trên ảnh hao hao như Thuý Vinh..KHông hiểu Contâuma có họ hàng gì không đấy!!
  3. bogia_mafia

    bogia_mafia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    ?oTiên học lễ...? trong bóng bàn Trung Quốc


    Cơn cáu giận của nhà vô địch bóng bàn Olympic người Trung Quốc Chen Qi tại một giải đấu gần đây đã khiến các vị lãnh đạo thể thao nổi tiếng là nghiêm khắc ở đất nước có nền bóng bàn mạnh nhất thế giới này ?onóng mặt?. Chỉ còn hai năm trước Olympic Bắc Kinh 2008, Chen vẫn phải ?ođi cải tạo?, một quyết định cho thấy nhà chức trách Trung Quốc đã nghiêm khắc như thế nào trong việc tạo nên một đội tuyển bóng bàn bất khả chiến bại trên trường quốc tế.

    Chen, từng đoạt huy chương vàng bóng bàn đôi nam tại Thế vận hội Athens 2004, đã khiến các HLV ?osôi máu? khi anh ném quả bóng đi và đá vào một chiếc ghế sau khi thua trong trận chung kết Cúp bóng bàn châu á diễn ra tại Nhật Bản hôm 5-3 vừa qua. Trong một tuyên bố sau đó Hiệp hội Bóng bàn Trung Quốc khẳng định hành động hiếm khi xảy ra trong lịch sử hơn 50 năm phát triển môn bóng bàn ở Trung Quốc này là rất nghiêm trọng và gây ảnh hưởng vô cùng xấu. Quyết định kỷ luật Chen nhằm ?otriệt tiêu? căn bệnh kiêu căng tự phụ và cứu vớt một nhân cách, coi đây là một bài học đối với toàn bộ đội tuyển. Chen sẽ ?ođược? lao động 1 tuần ở một khu vực xa xôi hẻo lánh của Trung Quốc. Tuyên bố của Hiệp hội Bóng bàn Trung Quốc cho rằng, chỉ bằng cách trải qua nỗi vất vả của cuộc sống nông thôn nghèo, Chen mới nhận ra lỗi lầm của mình. Bên cạnh sự cải tạo này, anh còn bị phạt 10% tổng thu nhập trong năm nay và phải lên truyền hình quốc gia xin lỗi toàn thể người hâm mộ. ?oTôi đã để thua cả trận đấu lẫn tinh thần thể thao thượng võ. Tôi đã mắc lỗi lầm nghiêm trọng và đã tạo ra một ấn tượng quốc tế tồi tệ. Tôi xin lỗi tất cả mọi người?, Chen đã nói như vậy trên truyền hình với mái đầu cúi thấp.

    Nhưng Chen không phải là người duy nhất bị phạt. Huấn luyện viên chính của Chen là ông Xiao Zhan cũng bị phạt 10.000 nhân dân tệ và bị mất quyền dẫn dắt đội tuyển quốc gia tại các giải đấu quốc tế trong 6 tháng. Liu Guoliang, đội trưởng đội tuyển nam, bị phạt 20.000 nhân dân tệ và các HLV khác từng có thời kỳ dạy dỗ Chen cũng bị cảnh cáo. Số tiền thu được từ các hình phạt này sẽ được sử dụng để mở các lớp học về chính trị và đạo đức cho các thành viên đội tuyển bóng bàn. ?oQuản lý bằng kỷ luật sắt là chìa khóa dẫn tới thành công của đội tuyển bóng bàn?, HLV Liu từng khẳng định như vậy. Chen chỉ là một trong nhiều ngôi sao bóng bàn Trung Quốc từng phải chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

    Năm 1995, 3 vận động viên từng bị phạt 50.000 nhân dân tệ mỗi người và buộc phải tự phê bình mình trước toàn đội vì đã chơi bài trong phòng khách sạn. Hai năm sau, Kong Linghui bị phạt 20.000 nhân dân tệ và buộc phải xin lỗi công khai sau khi anh đá vào bàn bóng vì bất bình với một quyết định của trọng tài tại Đại hội thể thao toàn quốc Trung Quốc. Yang Ying, từng đoạt HCB Olympic, bị cấm tham gia đội tuyển quốc gia trong 3 tháng năm 1998 vì cô trả phép chậm 3 giờ đồng hồ sau Tết Nguyên đán. Một trong những vụ li kỳ nhất, Li Nan đã phải xin lỗi đội tuyển năm 2002 và phải chịu búa rìu dư luận sau khi một quan chức thể thao nhìn thấy cô đắp mặt nạ dưỡng da buổi tối khi đang cùng đội tuyển tham gia Đại hội thể thao châu Á tại Hàn Quốc. Các quan chức Hiệp hội Bóng bàn cho rằng đắp mạ dưỡng da phản ánh một quan điểm coi nhẹ giải đấu này. Li Nan và 3 đồng nghiệp khác cuối cùng cũng bị loại khỏi đội tuyển vào năm 2004 khi các quan chức phát hiện họ có quan hệ tình cảm với các thành viên nam khác trong đội.

    HNM

  4. bogia_mafia

    bogia_mafia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Nhà vô địch Olympic hai lần môn bóng bàn, Chen Qi của Trung Quốc sẽ tham gia tranh tài tại giải Các Đội Vô Địch Bóng Bàn Thế Giới sẽ diễn ra vào tháng tới tại Bremen, Đức, mặc dù anh đã có một thái độ mất kiềm chế trong lần khi dự giải Cúp Vô Địch Bóng Bàn Châu Á hồi tháng trước tại Nhật Bản.
    Vận động viên Chen Qi, năm nay 21 tuổi, đã nổi nóng và mất kiềm chế khi anh để thua một đối thủ người đồng hương trong trận chung kết tại Nhật vào tháng 3 vừa qua. Kết thúc trận đấu, Chen Qi đã giận dữ ném mạnh bóng xuống đất và đá một chiếc ghế lên không.
    Nhà vô địch Oplympic này sau đó theo những lời khuyên đã lên đài truyền hình để xin lỗi. Anh nói ?oÐã phạm một lỗi lầm nghiêm trọng, để thua trận đấu và đánh mất tư cách thể thao của anh, đồng thời tạo nên một hình ảnh xấu trên đấu trường quốc tế.? Anh đã cúi đầu xin lỗi, và xin có được một cơ hội để hối cải.
    Vận động viên Chen Qi hứa rằng ?oNếu được tham gia đội tuyển quốc gia trong giải tới đây ở Đức, anh sẽ nỗ lực nhiều hơn, để ghi điểm cao hơn nhằm chuộc lỗi với đất nước và mọi người.
    ?Do hành động mất kiềm chế này, Chen Qi bị phạt 10% trong tổng thu nhập của anh năm nay.

    [​IMG]
  5. trungneo

    trungneo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    em thấy bài của bogia mafia nói về chenqi có phần nghiêm trong và nặng nề quá.chuyện qua thì cũng đã qua.chenqi mắc sai lầm nhưng có thể thông cảm đc,1 phần do tính cách có phần nóng vội của chen,lại thêm 4 lần liên tiếp về nhì trong 4 trận ck quan trọng tâm lí vốn đã bị ức chế,nhất thời ko kiềm chế đc hành động của bản thân .thử hỏi ở đây đã có bác nào thi đấu chưa từng quật vợt xuống bàn 1 vài lần,tất nhiên đối với trường hợp của chen,là 1 tuyển thủ tầm cỡ thế giới chắc chắn sẽ bị kỷ luật nặng.Còn về phần khán giả tq đối với chuyện này thế nào thì xin nói rằng họ đón nhận 1 cách bình thường lắm,bao gồm cả liuguoliang và những thành viên trong ban huấn luyện,những ng` bị chen liên luỵ cũng đều tỏ ra thông cảm với anh ,ko ai trách chen và đều mong chen có thể lập công chuộc tội,biến sự nông nổi của mình thành động cơ cho những chiến thắng sau này.
    để có 1 cái nhìn công bằng hơn em xin dịch lại 1 phần bài viết của lưu quốc lượng trong "chuyên đề lưu quốc lượng" -tạp chí china table tennis world để xem chủ soái tuyển trung quốc nói gì:
    "??chenqi và wanghao tham dự cup châu á,chenqi gây chuyện.lỗi của chen so với qiuyike nặng hơn,nghiêm trọng hơn nhiều,bởi dù gì đây cũng là 1 giải tầm cỡ quốc tế.nhưng tại sao bản thân tôi cho rằng lỗi lầm của chenqi và qiuyike là ko giống nhau.Về bản chất mà nói.chenqi là vì khát khao chiến thắng,có chí vươn lên,khi thi đấu,cậu ấy ko hài lòng với phong độ của mình,truớc kia cậu ấy luôn tự tin vào bản thân mình,nhưng trong 2 tháng gần đây,5 lần thi đấu,4 lần á quấn,bắt đầu cảm thấy nghi ngờ về trình độ và niềm tin của mình?,chắc chắn là cậu ấy muốn tiến bộ,muốn có thành tích cao.ai cũng biết ,áp lực của đội nam trung quốc là vô cùng lớn,chenqi lại luôn bị cái bóng lớn của 3 đồng đội wangliqin,malin,wanghao đè nặng,mấy trận chung kết đều để thua đồng đội(1 lần thua malin,2 lần thua wanghao),bởi vậy cậu ấy cố gắng muốn đột phá nhưng lại cũng chính vì thế mà tâm lí bất ổn,ko khống chế đc hành động của mình????
    những người quen thân với chen đều biết,chenqi tính khí hay hấp tấp,đó là nhược điểm lớn nhất của chenOmọi ng đều biết trong việc này ban huấn luyện chúng tôi đều chịu phạt,tôi cảm thấy có 1 phần trách nhiệm,
    sau nhiều lần trò chuyện với chen,tôi cảm thấy biều hiện cua chen khá tốt,cũng ko bị ảnh hưởng nhiều đến tập luyên,chenqi là 1 vận động viên khá dũng cảm,cậu ấy ko giồng nhiều ng khác vì bị phạt mà mất đi chí khí,cứ thế thụt lùi?,tôi cho rằng,lần này phạt chenqi rất kịp thời,án phạt cũng khá nặng,cũng coi như là 1 bài học cho các học trò của mình,biến 1 viễc xấu thành 1 việc tốt,càng có lợi cho việc chuẩn bị cho giải vô địch thế giới.."
    LIU GUO LIANG
  6. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Mai Duy Dưỡng - người xây ngôi nhà bóng bàn VN
    Nhắc đến bóng bàn VN, người ta không thể không nhắc đến ông Mai Duy Dưỡng vốn có nhiều gầy dựng, đóng góp cho môn thể thao này...
    Ngày còn thanh niên, ông Dưỡng là VĐV bóng đá kiêm bóng bàn. Với bóng đá, ông có một danh hiệu mà VĐV thời đó mơ ước: chức vô địch Đông Dương. Ông đã cùng ĐT Bắc Kỳ giành danh hiệu này năm 1944. Với bóng bàn, ông từng đoạt HCV nội dung đôi nam giải VĐ Đông Dương (1943). Ông là thủ quân (VĐV kiêm HLV) của ĐT Bắc Kỳ, là thủ quân của CLB bóng bàn Nam Định (Pingpong Club Namdinh) nhưng cũng là thành viên đội bóng đá Nội Châu (Hà Nội).
    Sau khi ông lèo lái ĐT Bắc Kỳ giành chức vô địch Đông Dương đơn nam và đôi nam, dân bóng bàn Sài Gòn hết sức khâm phục, họ nhìn thấy ở ông tài tổ chức, tài chỉ huy, liền mời ông vào làm thủ quân Pingpong Club Dacao. Đây là việc chưa từng có lúc đó. Ông sống và làm việc ở Pingpong Club Dacao hơn 1 năm, quan hệ rộng tới nhiều tỉnh của ĐBSCL, uy tín trong giới bóng bàn và người hâm mộ rất lớn. Việc này rất có lợi sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khi ông trở lại Sài Gòn tập hợp lực lượng những người yêu thích bóng bàn, khôi phục và phát triển phong trào.
    Năm 1945, Pháp ném bom Sài Gòn, định trở lại cướp nước ta một lần nữa. Ông Dưỡng về Bắc sinh sống. Tháng 3/1946, Nam Định thành lập Ty thanh niên thể dục Nam Định, ông là trưởng ban TDTT. Tháng 4/1946, Hội Thể thao Bắc kỳ thuộc Nha thanh niên thể thao được thành lập, ông phụ trách môn bóng bàn. Trong năm 1946, ông đã tổ chức được 5 giải (giải miền Bắc Bắc bộ, Đông bắc Bắc bộ, Nam Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ). Tuy nhiên, VCK chưa kịp tổ chức thì toàn quốc kháng chiến, mọi chuyện phải xếp lại.
    Ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến rồi theo đại quân trở về tiếp quản Thủ đô, công tác tại TƯ Đoàn. Lúc đó, cán bộ chuyên môn rất thiếu, nhớ đến chức vụ phụ trách bóng bàn của ông hồi đầu năm 1946, người ta đưa ông sang phụ trách TDTT Hà Nội. Nhờ uy tín của ông hồi còn là VĐV bóng bàn, bóng đá, ông nhanh chóng tập hợp lực lượng những người từng hoạt động TDTT trong thành, biến họ thành nhân cốt của phong trào TDTT sau hoà bình.
    Lực lượng này được nhân rộng trong người lao động, thanh niên, học sinh nên đã có một đoàn đại biểu của giới TDTT Hà Nội tham gia cuộc diễu hành đón Đoàn đại biểu Đảng và chính phủ trở về Thủ đô tại vườn hoa Ba Đình. Lực lượng này về sau có rất nhiều người trở thành HLV các môn thể thao của Hà Nội. Có người trở thành lãnh đạo của ngành TDTT Hà Nội.
    Ông được cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc với mục đích ra trường sẽ đi làm kinh tế thì cơ quan TDTT TƯ được thành lập. Hai nhà lãnh đạo đầu tiên của cơ quan này đi họp hội nghị 4 nước Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Triều Tiên được nghe đại biểu Trung Quốc nói là tại giải bóng bàn thế giới Tokyo (4/1956), qua đoàn Trung Quốc, đoàn miền Nam VN cộng hòa muốn tìm hiểu bóng bàn miền Bắc, tìm hiểu cựu vô địch Đông Dương Mai Duy Dưỡng hiện ra sao. Hai ông này về báo cáo lại với Trung ương, thế là ông Dưỡng được đưa hẳn sang cơ quan TDTTTW, chuyên phụ trách môn bóng bàn.
    Một tháng sau, theo yêu cầu của cấp trên, ông đã cho ra mắt ĐTBB Việt Nam dân chủ cộng hoà đi thi đấu giao hữu tại Trung Quốc với mục đích chính trị nhiều hơn là chuyên môn. Nhưng sau khi từ Trung Quốc về, ông Dưỡng đã tổ chức giải vô địch BB miền bắc đầu tiên, ?oGiải xuân hè 1957? với các thành phần công thương, thanh niên, phụ nữ, HSSV, công nhân, thi đấu riêng rẽ. Mục đích của giải là khôi phục phong trào, tập hợp và đánh giá lực lượng.
    Ông nghĩ đến việc xây dựng lực lượng mới bằng cách bàn với TƯ Đoàn tổ chức giải ?oCây vợt trẻ báo Tiền Phong?, đặt vấn đề với báo TNTP tổ chức giải thiếu niên. Tiếp theo là tổ chức giải nhi đồng.
    Nhớ lại kinh nghiệm hồi còn làm thủ quân bóng bàn Nam Định, ông đề xuất xây dựng phong trào bóng bàn nghiệp dư ở 3 trung tâm bóng bàn lớn của miền bắc là Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng và 4 ?ovệ tinh? kẹp giữa là Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hà Đông. Phong trào này về sau đã cung cấp cho ĐT bóng bàn miền Bắc rất nhiều VĐV xuất sắc mà đại diện là Nguyễn Ngọc Phan, Nguyễn Thị Mai.
    Bên cạnh việc xây dựng phong trào, ông chú ý đến bồi dưỡng cán bộ. Lớp đào tạo HLV miền Bắc đầu tiên được mở ra (1959). Ông cũng nghĩ đến việc xây dựng những cánh chim đầu đàn để phát triển phong trào. Những VĐV chuyên nghiệp được hình thành nằm trong Trường HLKTTDTTTƯ. Từ lớp này, ông chủ trương xây dựng lối đánh Việt Nam bên cạnh việc tiếp thu những lối đánh tiên tiến của thế giới.
    Sau ngày đất nước thống nhất, việc khôi phục bóng bàn miền Nam được coi trọng. Uy tín của thủ quân Pingpong Club Dacao ngày trước giúp ông rất nhiều trong việc tập hợp lực lượng bóng bàn TP.HCM, trung tâm bóng bàn lớn nhất miền Nam. Những kinh nghiệm của miền Bắc sau ngày giải phóng được áp dụng, có thay đổi chút ít cho phù hợp với tình hình.
    Năm 1977, giải ?oCây vợt trẻ? toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Đồng Nai. Đây là giải thử nghiệm để chuẩn bị cho giải VĐQG đầu tiên vào năm 1978 tại Quy Nhơn (Bình Định). Tổ chức tại Bình Định là có lý do. Hà Nội và TPHCM đều ráo riết đăng cai, tình hình khá căng. Ông chọn Bình Định là sân chơi trung gian và cả 2 trung tâm đều hài lòng. Sau giải này, việc các địa phương đăng cai không còn là vấn đề lớn nữa.
    Năm 1979 lớp HLV cho các tỉnh phía Nam đầu tiên tổ chức tại TP.HCM. Ông Dưỡng vừa là nhà tổ chức, vừa là giảng viên bởi nếu ông không làm việc đó sẽ rất khó kéo những người từng tham gia giải VĐTG hoặc các giải châu Á như Lê Văn Tiết (thứ 6 thế giới), Lê Văn Inh, Lê Văn Tân... đến lớp học. Từ họ, bóng bàn các tỉnh phía Nam đi vào quy củ và phát triển mạnh mẽ.
    Điều ông tâm đắc nhất là sau khi ông về hưu (1979), mối quan hệ của ông với giới bóng bàn toàn quốc vẫn rất sâu nặng, bền vững. Ông chỉ hơi phiền lòng là do quá bận rộn vì công việc mà đã không thể theo học một lớp chuyên môn chính quy nào. Khi còn khoẻ, ông vẫn đều đặn tham gia các hoạt động bóng bàn.
    Năm nay 87 tuổi nhưng ông Mai Duy Dưỡng vẫn rất minh mẫn, khoẻ mạnh, thường xuyên theo dõi phong trào bóng bàn qua báo chí, tivi và các học trò. Ông là một đại thụ, là người có nhiều công lao xây dựng ngôi nhà bóng bàn Việt Nam.
    (Theo VNN)

Chia sẻ trang này