1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Bình Định *** Liên tục cập nhật ***

Chủ đề trong 'Bình Định' bởi Kasanova, 22/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tydus2089

    tydus2089 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    hoả hoạn cũng khá lâu rồi mà !
    lần này đúng là thương bà con buôn bán trong chợ quá, tuy nhiên qua vụ này thì vụ việc đã bị "lòi" như công tác chữa cháy,..., vả lại nhờ vụ này mà ta sắp có chợ mới sạch sẽ và văn minh hơn, đồng thời xoá sổ đống hàng tồn kho lỗi thời nhờ đó mà tết đến thì cũng toàn hàng mới !
    theo thông tin trên báo BĐ thì khu chợ Lớn cũ đã nhường lại cho y-dược còn chợ mới sẽ được xây dựng tại xưởng gỗ Tiến Đạt cũ trên đường Hoàng Văn Thụ (xưởng gổ đã chuyển lên khu công nghiệp Phú Tài)
  2. antidux

    antidux Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cổng xúc tiến thương mại Bình Định vừa được khai trương hoạt động tại địa chỉ: http://www.binhdinh.net.vn. Hầu hết các chức năng tại đây là miễn phí. Nổi bật là trang thông tin danh bạ doanh nghiệp và siêu thị trực tuyến. Trang rao vặt cũng là một tiện ích đáng để quan tâm.
    Hãy tham gia và giới thiệu để mọi người cùng tham gia. Hãy góp sức cùng đưa TMĐT tại Bình Định đi lên.
  3. BTW

    BTW Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Theo SAIGON TIMES
    Hành khách lần đầu tiên đến sân bay Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn của tỉnh Bình Định khoảng 30 ki lô mét, khi bước ra làm thủ tục thường bất ngờ trước nhiều tấm bảng quảng cáo. Đó là những mẫu quảng cáo đồ gỗ chứ không phải là các mặt hàng tiêu dùng thông thường như dầu gội đầu, thức ăn, nước giải khát... thường thấy ở các sân bay nhỏ khác ở Việt Nam. Điều đó phần nào cho thấy ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế ở tỉnh miền Trung này.

    Bình Định từ lâu đã được xem là cái nôi phát triển công nghiệp chế biến gỗ. Nổi tiếng nhờ đội ngũ lao động có truyền thống làm nghề chế biến gỗ từ xa xưa, giờ đây Bình Định có cơ hội phát triển công nghiệp đồ gỗ nhờ thuận lợi về giao thông thủy, bộ và cả hàng không. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó giám đốc Sở Thương mại Bình Định, cho biết hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh là một lợi thế lớn để phát triển ngành chế biến gỗ mà ít có địa phương nào ở miền Trung có được.

    Quốc lộ 1A cùng với đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh Bình Định, quốc lộ 19 nối Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và xa hơn là Thái Lan; sân bay Phù Cát nối liền tuyến đường hàng không với TPHCM và Hà Nội giúp doanh nghiệp đồ gỗ vận chuyển sản phẩm đi khắp nơi. Tuy nhiên, đòn bẩy thực sự giúp phát triển ngành chế biến gỗ của tỉnh Bình Định trong nhiều năm qua chính là cảng biển Quy Nhơn, một trong mười cảng biển lớn nhất Việt Nam. Đây là một đầu mối nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất khẩu đồ gỗ không chỉ cho riêng Bình Định mà cả khu vực miền trung, Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Bình Định đã hình thành khu công nghiệp Phú Tài, nơi tập trung hơn 50 nhà máy chuyên chế biến đồ gỗ thuộc loại lớn nhất nước.

    ?oBình Định có hơn 400.000 héc ta rừng và hàng năm, diện tích này được Nhà nước cho phép khai thác đủ để đáp ứng 15-20% nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp trong tỉnh?, ông Sơn nói. Trên thực tế, công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đã trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của tỉnh. Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh được 250 triệu đô la Mỹ thì ngành chế biến gỗ đóng góp 146 triệu đô la Mỹ, tăng 22% so với cùng kỳ. Dự kiến năm nay, xuất khẩu đồ gỗ của Bình Định sẽ đạt 170 triệu đô la Mỹ.

    Tuy nhiên, dù đã trở thành một trung tâm chế biến và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhưng Bình Định lại có vị trí quá xa TPHCM, đầu mối giao thương gỗ lớn nhất cả nước. Hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp chế biến gỗ ở Bình Định đã mở thêm nhà máy hoặc chi nhánh tại TPHCM, Bình Dương để hoàn thiện các giai đoạn cuối của sản phẩm, đóng gói, giao nhận...
    Mặt khác, ông Sơn cũng thừa nhận công nghiệp gỗ của Bình Định vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đa phần doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô nhỏ, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ đủ năng lực chế biến và xuất khẩu 2-3 triệu đô la Mỹ/năm, do vậy sức cạnh tranh yếu, nguyên liệu gỗ thì phụ thuộc hơn 80% vào nhập khẩu, trình độ quản lý chủ yếu theo mô hình công ty gia đình và chưa có chiến lược xây dựng thương hiệu đủ sức vươn ra thế giới.

    Để khắc phục những yếu kém nói trên, Sở Thương mại Bình Định đã kiến nghị Bộ Thương mại cho phép lập chợ đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại cảng Quy Nhơn, giúp các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí sản xuất. Ông Sơn cho biết tỉnh sẽ vận động các doanh nghiệp trên địa bàn thành lập một công ty cổ phần để quản lý chợ đầu mối này.

    Khâu yếu thứ hai và cũng rất quan trọng là xúc tiến thương mại. Nằm xa trung tâm lớn là TPHCM, do vậy Bình Định mong muốn Bộ Công thương, Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ tổ chức các hội chợ đồ gỗ quốc tế tại địa phương để doanh nghiệp có điều kiện quảng bá sản phẩm. Ông Sơn cho rằng, nếu có một hội chợ đồ gỗ quốc tế lớn như EXPO được tổ chức ở Bình Định thì sẽ tạo được rất nhiều thuận lợi. Bốn năm trước, Bộ Thương mại từng dự kiến ngoài EXPO đồ gỗ tại TPHCM, sẽ tổ chức một hội chợ quốc tế đồ gỗ khác tại Quy Nhơn nhưng không biết vì sao dự định đó đã không thành.
  4. linhbach

    linhbach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Các bác giúp tôi liên lạc với em Phương để có thể giúp đỡ 5 chị em mồ côi. Cảm ơn các bác nhiều.
    Các bác có thể email cho tôi theo địa chỉ: linhbach@yahoo.com hoặc nick YM: linhbach
    Cuộc mưu sinh nhọc nhằn của 5 chị em mồ côi
    19.07.2007 - 17:08
    5 giờ sáng, trời còn mờ sương. Những ngôi nhà trên con hẻm nhỏ đất đá gồ ghề còn kín mít cửa. Phạm Thị Minh Phương đã choàng dậy vội vã đi về hướng chợ Đầm. Cô bắt đầu một ngày mưu sinh nhọc nhằn bằng nghề nhổ lông gà thuê để chăm lo cho 4 đứa em côi cút...
    25 tuổi, Phương lúc nào cũng lặng lẽ. Nỗi khắc khổ hằn in trên khuôn mặt. Nhiều năm qua, cô phải một thân một mình gánh vác trọng trách nuôi nấng cho đàn em không may lâm cảnh mồ côi. Cả 5 chị em oằn mình bươn chải cùng cuộc sống mòn mỏi trước số phận hết sức nghiệt ngã. Năm 1998, người cha trụ cột trong gia đình qua đời vì bệnh viêm ruột thừa vỡ mủ. Chuyện buồn đau một lần nữa đột ngột ập đến vào đầu năm 2006, 5 chị em ngậm ngùi vĩnh biệt người mẹ hiền vì chứng bệnh gan trong cảnh túng thiếu.
    Lúc sinh thời, bố của Phương làm nghề bốc vác; mẹ tần tảo làm thuê ở chợ Đầm. Thu nhập ít ỏi chỉ giúp cả gia đình 7 miệng ăn lần lữa qua ngày. Cho đến ngày ra đi, hai người không có gì để lại cho các con. Có lẽ chẳng bao giờ họ muốn các con mình rơi vào tình cảnh như thế, nhưng dường như sự ngặt nghèo đến mức cùng cực đã khiến mọi chuyện xuôi theo số phận. Căn nhà trống huơ trống hoác nằm trên con hẻm nhỏ ở tổ 27, khu vực 4, phường Thị Nại, TP Quy Nhơn (Bình Định) là "tổ ấm" của 5 chị em mồ côi.
    Bề ngang chưa tới 2 mét, bề dài khoảng hơn 3 mét, được chắp vá bằng tấm cót, gỗ phế thải, tôn cũ. Cũng trong không gian sống chừng ấy, Minh Phương đã ngăn một gác lửng làm trang thờ bố mẹ mình. Để có điện thắp sáng cho các em học bài, Phương xin câu nhờ nhà hàng xóm. Nước sinh hoạt, 5 chị em mồ côi phải chắt chiu mua từng thùng nhỏ. Giữa trung tâm thành phố, chắc không còn gia cảnh nào cơ hàn hơn thế. Mỗi khi trời đổ mưa, nước hắt tứ bề, tràn xuống nền nhà, 5 chị em đi lượm bạt, ván về lót để co cụm tránh ướt. Những lúc mưa lớn, hết cách chống đỡ, Minh Phương dẫn các em xin trú ngụ nhà bà con lối xóm.
    Mỗi sáng ra chợ nhổ lông gà thuê, Phương thu nhập được 10 ngàn đồng. Nghề này bấp bênh, bữa có bữa không nên để có tiền mua gạo nuôi sống các em, Phương xin làm thêm vào buổi chiều ở một cơ sở chế tác ***g chim gần nhà. Tháng nào làm nhiều, cô nhận được hơn 300 ngàn đồng. Phương buồn buồn: "Tụi em làm được ngày nào ăn ngày đó. Nhiều lúc không có tiền, em phải chạy đi mua nợ ít gạo về nấu cháo".
    Khó khăn, Phương và các em cũng chẳng biết than vãn cùng ai. Tất cả đều lặng lẽ gắng gượng vượt qua để sống, lo hương khói cho bố mẹ. Cô nghỉ học giữa chừng khi bố mẹ lâm trọng bệnh. 4 người em của Phương: Phạm Minh Khương, sinh năm 1989, đang làm phụ xe tải; Phạm Minh Hoàng (1991), phụ làm ***g chim; Phạm Minh Viễn (1993), sắp vào lớp 8 trường THCS Tây Sơn; Phạm Thị Minh Hương (1997), sắp vào lớp 4 trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (TP Quy Nhơn). Phương nghẹn ngào: "Thật lòng em không dám mơ ước điều gì. Mơ những điều tốt lành mà không thể nào có cơ may đạt được đôi khi làm cho em thêm buồn, nhụt chí. Em chỉ cầu mong sức khỏe để làm lụng chăm lo các em nhỏ. Em cũng mong 4 đứa em đừng bao giờ lâm bệnh bởi bệnh tật mà không có tiền thuốc thang như bố mẹ lúc trước thì em không biết phải sống ra sao...".
  5. chapi

    chapi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2002
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Bác muốn liên lạc hay giúp kiểu nào đây:
    - Địa chỉ em Phương:
    Phạm Thị Minh Phương (1982), Phạm Minh Khương (1989), Phạm Minh Hoàng (1991), Phạm Minh Viễn (1993) và Phạm Thị Minh Hương (1997) hiện ở tổ 27, KV4, phường Thị Nại, TP Quy Nhơn.
    - Hoặc địa chỉ Báo Bình Định cho dễ:
    Báo Bình Định - 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn.
    Chúc vui vẻ!
  6. hoaxoantrang

    hoaxoantrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2004
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Huyện thích thì... huyện làm​
    http://www.laodong.com.vn/Home/phapluat/2007/9/57570.laodong

    He he, thằng Nam gà cồ bữa nay được lên tới tận báo lao động ta ơi! Khá thiệt ..
  7. vokevoke

    vokevoke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào anh chị em đã và đang sinh sống và học tập tại Phù Cát , nhằm mục đích tạo một môi truờng giao lưu , chia se , gắn kết giữa những nguời con Phù Cát với nhau , ngày 25-9-2007 , Diễn đàn dành cho học sinh và cựu học sinh các truờng Phù Cát ra đời tại địa chỉ www.phucat.net . Rất mong sự ủng hộ và đóng góp tích cực từ các bạn ....... Hi vọng những học sinh và cựu học sinh các truờng THPT Phù Cát 1 , Phù Cát 2 , Phù Cát 3 , Ngô Mây , Nguyễn Hữu Quang .......sẽ gặp gỡ và kết nối tình bạn , tình đồng huơng qua www.phucat.net ......... Cám ơn và xin hãy loan tin ! www.phucat.net
  8. congly007

    congly007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Hãy đọc bài báo sau để nhận diện quan tham ở một huyện :
    Trở lại bài "Xẻ thịt đồi Hoả Sơn - bán cả thành Hoàng Đế" ở Bình Định: Đất công đã được "ban phát" như thế nào?
    Thứ Sáu, 21/09/2007-9:52 AM

    Sau khi báo ĐS &PL Cuối tuần đăng bài: "Chuyện lạ ở Bình Định: Xẻ thịt Đồi Hoả Sơn - bán cả Thành Hoàng Đế" đề cập đến sai phạm của chính quyền cấp xã (trong đó có sự tiếp sức của quan chức Huyện uỷ) xảy ra tại huyện An Nhơn, Văn phòng đại diện của báo tại Bình Định đã nhận được nhiều cú điện thoại, đơn thư của công dân bày tỏ sự ủng hộ, khích lệ và cung cấp thêm nhiều thông tin "nóng" hơn xung quanh những việc làm không bình thường của chính quyền địa phương. Sau khi nhận được những thông tin này, ĐS&PL đã tiếp tục vào cuộc.
    Bài 1: Dự án quy hoạch khu dân cư đường Thanh Niên:
    Huyện to hơn tỉnh!?
    Từ một chủ trương đúng...
    Dự án quy hoạch Khu dân cư đường Thanh Niên tại thị trấn Bình Định có quy mô diện tích 86.650 m2 (triển khai năm 2002) được coi là một quyết sách đúng đắn của chính quyền huyện An Nhơn trong nỗ lực giải quyết nhu cầu chỗ ở cho cán bộ và nhân dân trong huyện. Để dự án được triển khai đúng hướng và đảm bảo trình tự pháp luật, cùng với các thủ tục đã được phê duyệt trước đó, ngày 12.11.2002, UBND tỉnh Bình Định còn ban hành quyết định số 4569/QĐ-UB giao cho Chủ tịch UBND huyện An Nhơn phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Hội đồng tổ chức bán đấu giá công khai QSDĐ các lô đất đã được quy hoạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
    Quy định của tỉnh rõ ràng như vậy nhưng khi đi vào thực hiện, UBND huyện đã làm biến dạng theo hướng tiêu cực. Theo đó, thay vì thành lập Hội đồng đấu giá công khai, UBND huyện lại cho phép thành lập Hội đồng đấu giá và xét giao quyền SDĐ do ông Trần Đình Tâm -Phó CT UBND huyện làm Chủ tịch HĐ. Việc làm "vừa đá bóng vừa thổi còi" này của UBND huyện sau đó lại được Ban Thường vụ Huyện uỷ "bảo hộ" công khai bằng Thông báo kết luận số 63/KL-HU: "Giao cho UBND huyện chọn các lô đất có vị trí thuận lợi (lô góc) để bán theo phương thức đấu giá công khai. Số còn lại xét bán...".
    Luật Đất đai năm 2003 quy định chỉ có UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW mới có thẩm quyền định giá, phân hạng đất nhưng UBND huyện đã cho mình quyền năng tự điều chỉnh lại giá đất tối thiểu cao hơn mức giá tối thiểu mà UBND tỉnh đã quy định trước đó. Cụ thể loại 1: từ 700.000đ nâng lên 1.000.000đ/m2; loại 2 từ 500.000đ lên 700.000đ/m2, loại 3 từ 300.000đ lên 450.000đ/m2; những lô đẹp (có hướng thuận lợi) được phép thu thêm từ 10% đến 15%, 20% so với giá dự kiến được duyệt. Chưa hết, trong quá trình thi công, UBND huyện còn chỉ đạo điều chỉnh cả thiết kế quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, cắt xén, xé lẻ... làm phát sinh thêm 26 lô (3.877,4m2) đất nằm ngoài quy hoạch.
    Xét bán hay ban phát?
    Sai phạm của huyện An Nhơn không dừng lại ở đó. Theo khoản 1, Điều 22 Luật Đất đai năm 1993 quy định về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất thì chỉ có hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở mới được xét giao đất ở. Còn QĐ số 4278 ngày 22.10.2002 của UBND tỉnh Bình Định nói rõ giao đất cho UBND huyện An Nhơn để xây dựng khu dân cư (đất ở). Thế nhưng đó là việc của tỉnh, còn thực hiện hay không mới là việc của huyện. Thay vì "trên bảo, dưới phải nghe", ngày 10.9.2003, Chủ tịch UBND huyện Lê Hữu Cư đã ký Quyết định số 2283/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức đấu giá công khai và xét giao QSDĐ... bẻ cong theo "lệ" của địa phương: Mỗi đối tượng có nhu cầu được xét giao từ 1- 3 lô đất; cho phép mở rộng xét giao đến tận những đối tượng... ở ngoài huyện, thậm chí ở ngoài tỉnh và cho cả những đối tượng sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng (?).
    Ngay cả trong quy trình thực hiện cũng nảy sinh những điều bất ổn. Trước đó ngày 1.8.2003 (tức 1 tháng) khi Quy chế chưa ra đời, Hội đồng giao QSDĐ đã "cầm còi chạy trước", ra Thông báo 63/TB-UB loan báo việc xét giao QSDĐ tại Khu dân cư đường Thanh Niên cho các đối tượng có nhu cầu đăng ký. Thông tư 2027/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ TN &MT) quy định trước khi giao đất phải làm đầy đủ trình tự xét duyệt, thẩm định hồ sơ trước khi trình ra HĐ xét nhằm tránh những tiêu cực xảy ra. Khi thực hiện, Phòng TN &MT đã phớt lờ, chỉ tổng hợp, lập danh sách rồi trình ra một hội đồng xét. Sự dễ dãi đến mức có những trường hợp được giao đất mà Hội đồng xét giao không hề hay biết. Theo quy định của UBND tỉnh, quá thời hạn 12 tháng (kể từ ngày giao đất để quy hoạch khu dân cư) thì những diện tích chưa giao sẽ không còn căn cứ để giao, thế nhưng đến giữa năm 2004 (tức quá thời hạn gần 20 tháng), vẫn có hàng trăm lô đất được huyện "bật đèn xanh" cho Hội đồng xét giao (!?)
    Hệ quả của sự "vượt rào"
    Quy hoạch khu dân cư là nhằm để giải quyết nhu cầu chỗ ở của người dân. Thế nhưng các cấp lãnh đạo của huyện An Nhơn đã biến dự án Khu dân cư đường Thanh Niên trở thành "đất hứa" cho những kẻ lắm tiền nhiều bạc có điều kiện đầu cơ trục lợi và cho một bộ phận cán bộ có chức có quyền. Trong khi đó, người có nhu cầu chỗ ở thật sự thì không "có cửa" và ngược lại. Vì vậy mà ngay sau khi dự án vừa kết thúc, những lá đơn vượt cấp tố cáo quan chức cấp huyện có tiêu cực liên quan đến quá trình thực hiện dự án Khu dân cư đường Thanh Niên ngày càng tăng theo cấp số nhân...
    Từ giữa năm 2005, Sở TN &MT Bình Định đã vào cuộc và bước đầu lật tẩy được những mặt trái xung quanh dự án này. Theo đó, trong tổng số 355 lô quy hoạch thì chỉ có 38 lô cấp đúng đối tượng tái định cư, 46 lô đấu giá, còn lại 271 lô xét giao QSDĐ. Trong tổng số lô xét giao có 3 trường hợp 1 người nhưng được xét giao 3 lô, 21 trường hợp 1 người được xét giao 2 lô (trong đó có hơn một nửa là quan chức cấp huyện - PV); 220 trường hợp còn lại, 1 người được xét giao 1 lô nhưng phần lớn đều đã có nhà và chỗ ở ổn định; 33 trường hợp có hộ khẩu TP.Quy Nhơn, 4 trường hợp có hộ khẩu ở huyện Phù Cát, 8 trường hợp ở huyện Tuy Phước, 1 trường hợp ở huyện Vĩnh Thạnh, 2 trường hợp là sĩ quan Lữ đoàn 573. Thậm chí có trường hợp như con trai của ông Chủ tịch UBND huyện và Phó phòng TN &MT huyện được xét giao đất nhưng lại đang làm việc ở tận... Thành phố Hồ Chí Minh!? Kết quả thanh tra còn cho biết, có nhiều trường hợp được xét giao đất nhưng vì Hội đồng "đôn" giá lên cao vượt quá khả năng tài chính đành phải ngậm ngùi... không nhận đất, nhưng sau đó đã bị chính các thành viên trong Hội đồng xét giao đất giả chữ ký để chuyển nhượng cho người khác (?!)
    Điều đáng nói là sau khi có kết luận bước đầu, Giám đốc Sở TN &MT Bình Định Hồ Quang Mươi lúc bấy giờ đã có báo cáo trình UBND tỉnh và kiến nghị cho phép thành lập Đoàn Thanh tra tiếp tục làm rõ những sai phạm của UBND huyện An Nhơn xung quanh việc lập và thực hiện các dự án quy hoạch khu dân cư để có đủ chứng cứ pháp lý buộc tội và xử lý nghiêm theo pháp luật, song vụ việc đã bị "chìm xuồng" và kéo dài cho đến nay, khiến cho dư luận càng bức xúc hơn.
    Minh Trung
    (Còn nữa)
    Danh sách những quan chức cấp huyện được xét giao đất có thu tiền SDĐ (chênh lệch giá thị trường tại thời điểm từ 50 - hơn 100 triệu đồng)
    1. ông Lê Hữu Cư -nguyên Chủ tịch UBND huyện (đã có nhà được Nhà nước hoá giá nằm sát ngay mặt tiền QL1A, trung tâm thị trấn) nhưng được xét giao 5 lô: Trong đó có 3 lô (số 93, 94, 95) đứng tên đứa con trai Lê Phương Nam đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh; 1 lô (số 23) đứng tên con trai Lê Phương Minh còn đang đi học, chưa lập gia đình.
    2. ông Lê Hoàng Long -Phó Chủ tịch UBND huyện (đã có nhà của Nhà nước cấp hoá giá) nhưng được xét giao 3 lô: Trong đó 2 lô (227, 207) đứng tên con trai Lê Hoàng Hạnh, 1 lô (số 228) đứng tên con trai Lê Hoàng Hiền.
    3. Bà Trần Thị Tám -Phó Chủ tịch UBND huyện (đã có nhà của Nhà nước hoá giá) nhưng được xét giao 6 lô: Trong đó 1 lô (số 17) đứng tên anh ruột Trần Luộc, 1 lô (số 18) đứng tên cháu ruột Trần Thị Hạnh Phúc, 1 lô (328) đứng tên chị ruột Trần Thị Sáu, 3 lô (156,157,158) đứng tên em chồng Hồ Xuân Thái.
    4. ông Phạm Văn Trung - Thường vụ Huyện uỷ, Bí thư thị trấn Đập Đá: 6 lô. Trong đó đứng tên mình 3 lô (47,48,49), đứng tên em ruột Lê Thị Thái Tú 2 lô (113,114) và đứng tên em ruột Lê Thị Thái San 1 lô (131)
    5. Ông Lê Thái Bình -Huyện uỷ viên, GĐ Bệnh viện huyện: 6 lô (trong đó đứng tên trực tiếp 3 lô)
    6. Ông Lâm Thành Đức -Phó trưởng Phòng TN &MT được giao 5 lô.
    7. Bà Võ Thị Thanh Hiệp -chuyên viên Phòng TN &MT được giao 7 lö.
  9. congly007

    congly007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    NHẬN DIỆN NHỮNG TÊN QUAN THAM Ở AN NHƠN
    I. LÊ HỮU CƯ
    Học mới lớp 7/12 đi thoát ly , với lý tưởng đánh đuổi kẻ thù giải phóng quê hương, đây là một lý tưởng đẹp ! Những tưởng sau giải phóng sẽ trở thành một cán bộ tốt , niềm tự hào của quê hương An Nhơn, ai dè trở thành một tên quan tham nhũng cỡ bự ! Qua cuộc họp tiếp xúc cử tri tại thị trấn Bình Định do đồng chí Vũ Hồng Hà chủ trì,tôi thấy một sự kiện đau lòng ở hàng ghế trên có mẹ Lê Hữu Cư ngồi để nghe các cán bộ về hưu nói về sự sai trái của con trai mình, không biết bà có nghe rõ hay không ? Ai đã sắp đặt sự việc này, tôi thấy không nên., nếu bà biết được sẽ đau xót vô cùng,chắc bà sẽ thì thầm : sao thằng chín nó dại thế ! Nhưng Lê Hữu Cư thì không biết mình dại mấy lần, chỉ thương cho bà mẹ , bà mẹ liệt sỹ , bà mẹ Việt Nam anh hùng ! Không biết trong lý lịch khai 3 , 4 bằng đại học thì sự hiểu biết của mình ( dù học ít ) có thấy được nỗi lòng của người mẹ , cái lòng bao dung chất phát của người dân An Nhơn , chả lẽ không có chút gì hay sao ?
    Sự ưu ái của Nhà nước hóa giá nhà , tạo mọi điều kiện thuận để công tác chưa đủ sao ? Vợ lợi dụng uy tín của chồng bán bảo hiểm , lương tháng trên 10 triệu vẫn chưa no ? Tranh dành làm kinh tế, quên lời dặn dò của đồng chí chủ tịch tỉnh , hậu quả biết trước sẽ đến , bây giờ thì chả ai đỡ được ! Sự sai trái của Lê Hữu Cư từ khi xây các kiot ở chợ Bình Định , thời gian xuống chức không biết lý do gì lại phục chức lại và lên cao hơn mà hậu quả là như hôm nay !
    Một cán bộ lãnh đạo cao nhất huyện, đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh mà tham nhũng , nhân dân trong huyện đang lên án thì khó mà làm việc dù nhân dân có bao dung, luật pháp có nhẹ tay . Biết đi đâu khỏi mảnh đất này, chẳng lẽ cả đời phải bám mặt với đường ( vì ngước mặt lên người ta nhìn xấu hổ lắm ), nói vậy chớ đừng có nông nỗi làm bậy như Đồ Sơn nghen, còn mẹ già xót xa lắm ! Bây giờ hãy suy nghĩ lại thời gian qua lao vào vòng xoáy chính trị , kính tế , ăn chơi trác tán, để lại tiếng xấu muôn đời có đúng vật không ? Luật nhân quả có vay có trả tự ngàn xưa mà, dựa vào chức quyền trai gái, hại bao người con gái ( có nhớ cô L. ở Thanh Liêm không ? ), hại bao gia đình tan nát , hãy thú nhận đi để còn một chút xíu lương tri làm người !
    Nhân cuộc họp 30 năm ngày rời khỏi mái trường Phổ thông trung học Khóa 1977 tại An Nhơn sau Tết Đinh Hợi , rất tiếc không có Lê Hữu Cư ( vì họp với mấy quan Tây Nguyên ) để thấy tình cảm của học sinh An Nhơn, có người đã khóc quá xúc động, tình thầy trò , tình quê hương, góp từng đồng để làm học bỗng cho học sinh ? Lê Hữu Cư sẽ thấy thế nào ?? Hay nhận thấy trình độ mình thấp kém, làm quan rồi mới học nên thiếu đi nhân bản, cái cốt lõi của con người để làm quan! Với tuổi chúng ta đã trên 50 tạm gọi tri thiên mệnh thì BẠN hãy tự xử mình đi ! Để giữ lại chút xíu con người con lại, đừng để mất nốt thì không còn gì để nói nữa! Hãy nhớ lấy lời mẹ : Sao con dại thế !!!!!
  10. nguoi_ve_cuoi_pho

    nguoi_ve_cuoi_pho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Mình đã bật khóc khi nhìn thấy những hình ảnh này (quê hương tôi trong mùa lũ) => http://www.lebichson.org/Binhdinh/12Mualut2007.htm
    Xin hãy chuyển những hình ảnh tang thương này đến mọi người!
    Đừng hỏi tại sao miền Trung quê tôi luôn nghèo đói?
    Hãy góp một bàn tay!

Chia sẻ trang này