1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức bốn phương (sưu tầm bài viết về khả năng đặc biệt của con người)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 11/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Không chỉ là chém đinh chặt sắt...
    Phạm Anh
    Trước đây là Thiên Môn Đạo, và mấy năm nay là Lâm Sơn Động, những môn phái võ của Hà Tây đã trở nên rất nổi tiếng nhờ những công phu ghê người của mình như dùng cổ họng đẩy cong giáo sắt, đập đá tảng vỡ tan trên bụng mà dưới lưng nằm trên mảnh chai vỡ... Nhưng khí công xứ Đoài không chỉ đơn giản là những món chém đinh chặt sắt như vậy.
    Tiếp chúng tôi vào một ngày "rét đậm, rét hại" cuối năm, tại võ đường môn phái Lâm Sơn Động (Quốc Oai - Hà Tây), ông Nguyễn Ngọc Hải - Quyền Chưởng môn phái Lâm Sơn Động - vẫn phong phanh trong bộ võ phục. "Khí tồn tại cả trong vũ trụ và ở trong mỗi con người - ông Hải nói. - Tuy nhiên, sử dụng và phát triển được khí hay không lại tùy vào quá trình tôi luyện, thậm chí là cơ duyên của mỗi người".
    Theo võ sư Hải, phải miệt mài ít nhất 3 - 4 năm mới có được cơ bản công, sau đó, người luyện võ mới bắt đầu học khí công. Điều cơ bản mà võ sư Hải nhắc đi nhắc lại là "phải dùng thần để dẫn khí". Để có được cái thần này, người luyện phải ở trạng thái tĩnh (thiền) để bắt được sự hài hoà của âm dương, ngũ hành và của chính bản thân. Sau đó, người luyện phải biết chuyển hoá khí thành lực. "Phải mất cả chục năm tôi luyện, trình độ khí công mới cơ bản hoàn thành - ông Hải nói. -Khi ấy người ta có thể tùy ý dùng lực ấy để phát kình".
    Ông Hải kể câu chuyện vui: Một lần xảy ra đụng độ, đối thủ hăng máu hai tay lăm lăm 2 chai bia xô đến. Chỉ một cái rùng mình thật nhẹ để tích khí, ông Hải giơ đầu ra đỡ. Cú đập mạnh khiến chai bia vỡ tan, còn đầu ông Hải... vẫn còn. Gã thanh niên sợ đờ ra, và lủi mất.
    Rồi để chứng minh, ông Hải đi một bài quyền để vận khí, chân chùng và dang rộng; hai tay đặt theo phương sấp ngửa; trán và thái dương căng ra; ánh mắt tập trung cực đỉnh. Sau tiếng hét gọn, ông Hải tự đập mạnh thanh gang (dài 80cm, rộng 8cm, dày 2cm) lên đầu. Cú đập mạnh khiến thanh gang gãy làm 3 đoạn và nhanh đến nỗi... chúng tôi không kịp chụp ảnh. Vậy là ông Hải phải biểu diễn lại.
    Sau 2 cú đập gãy 2 thanh gang, ông Hải đưa đầu cho chúng tôi xoa. Không sưng, không đau và thậm chí không có một vết đỏ. Kết thúc miếng thiết đầu công (sắt đập đầu), ông Hải chuyển sang miếng nhãn bì khêu thuỷ (dùng mắt xách nước). Ông Hải dẫn khí vào đôi mắt. Rồi ông tự vạch mắt mình ra, nhét 2 đồng xu đã buộc sẵn dây dù nối với 2 xô nước. Sau cái vuốt nhẹ vào mắt, ông Hải từ từ đứng lên với 2 mí mắt lồi hẳn ra vì chịu lực nặng của 2 xô nước. Cũng một tiếng hét gọn, ông Hải quay vòng tròn làm 2 xô nước văng theo lực ly tâm cực mạnh... (Đây cũng là món ông làm cho khán giả của VTV3, mục "Những chuyện lạ VN" phải rú lên).
    Ông Hải cho biết, người đạt đến trình độ cao về khí công còn cho phép thực hiện những công việc dị thường. Ví dụ như sư phụ Lương Ngọc Huỳnh - nguyên Chưởng môn phái Lâm Sơn Động - biểu diễn giác pháp công với kỷ lục úp bát vào bụng, tống hết khí, tạo môi trường chân không rồi buộc dây cho máy bay đưa lên độ cao 500m và treo giữ cơ thể trong vòng 23 phút. Hay như võ sư Chu Tấn Cường đã từng biểu diễn các động tác cho xe tải nặng vài chục tấn chèn qua người. Ông Lương Ngọc Huỳnh có thể đứng trên 2 bóng điện mà bóng điện không vỡ...
    Luyện khí công không được "đốt cháy giai đoạn". Ở Lâm Sơn Động có trường hợp võ sinh tên là Long, luyện thích đoản ti (dùng yết hầu uốn cong giáo sắt), do nóng vội nên thay vì tập bằng cái đũa tre, anh ta đã tập bằng sắt thật. Hậu quả là bị thủng yết hầu, vĩnh viên không thể luyện được môn này. Hoặc cũng có trường hợp luyện lưu đinh (đóng đinh to 0,8cm xuyên qua da thịt). Nhưng vì trình độ khí công chưa đạt nên sau khi rút đinh ra máu vẫn chảy ròng ròng.
    Theo võ sư Hải, khí công là đỉnh cao sức mạnh trong võ thuật, song đạt đến tâm năng mới chính là đạt đến đỉnh cao võ học. Nhưng trước khi đạt đến đỉnh ấy ông còn muốn luyện chiêu gì nữa? "Tôi muốn dùng bát úp vào bụng để kéo được một toa tàu", ông Hải nói.
    Nguồn: http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(39,123214)
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Lời nói đầu:
    Khí công là một thuật dưỡng sinh, một dạng tu dưỡng tinh thần và luyện tập thể dục đặc biệt, đã có khoảng 2000 năm ở Trung Quốc. Những người luyện tập khí công thành đạt trở thành những người có khả năng siêu phàm. Họ có thể phi thân, nhìn xuyên suốt cơ thể con người, "phát công" làm di chuyển đồ vật, thay đổi thành phần hoá học của vật chất và chữa bệnh không cần thuốc mang đầy tính huyền thoại, nhưng lại là một thực tế.
    Khí Công Huyền Diệu
    Nhiều cơ sở y tế ở Trung Quốc có khoa dùng khí công để chữa bệnh, để gây tê khi mổ; nhiều đơn vị an ninh dùng người có năng lực ngoại cảm đặc biệt để khám phá ra nhiều vụ án quan trọng... nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, hội nghiên cứu khí công học ở trung ương và nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Châu... được thành lập.
    Hàng loạt "siêu nhân" nam, nữ về khí công có dịp biểu diễn công khai ở nhiều nơi, nhiều lần, trước đông đảo người xem trong nước và nước ngoài.
    Trương Bảo Thắng là người thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh, là một trong các "siêu nhân" đó.
    Thuở nhỏ Trương Bảo Thắng đã có khả năng đặc biệt. Trong lớp học, ai mất gì, như bút chì, bút máy, khăn tay... cứ tả đặc điểm, màu sắc cho anh ta biết là anh có thể nói ra vật ấy đang ở đâu hoặc do ai lấy một cách tuyệt đối đúng. Bạn học gọi đùa anh là "thần trinh sát nhỏ tuổi." Nhưng thầy giáo thì nghi ngờ: Anh ta không ăn cắp thì làm sao biết rõ ràng như thế? Anh chỉ được được học tới hết bậc tiểu học thì p hải thôi. Lớn lên anh làm giao thông - liên lạc tại một mỏ ở Bản Khê. Một hôm phát thư cho một chàng trai, Bảo Thắng nói: "Người yêu của anh mời đi xem chiếu bóng đây này!" Tưởng Bảo Thắng nói đùa, chàng trai bóc thư ra xem thì đúng là như thế. Nghĩ rằng Bảo Thắng đã bóc trộm thư của mình ra xem, chàng trai liền báo với trưởng ban bảo vệ và tố cáo rằng Trương Bảo Thắng đã vi phạm hiến pháp, xâm phạm thư tín của công dân. Trương Bảo Thắng được mời đến. Anh phân trần rằng không bóc trộm thư mà chỉ vô tình nhìn thấy khi cầm đến thư, và mau mồm mau miệng nói với chàng trai kia biết. Không tin lời anh, trưởng ban bảo vệ kiểm tra ngày khả năng đọc thư qua phong bì của anh bằng cách lấy ngay một công văng còn niêm phong kỹ, giao cho anh, bảo anh đọc. Anh nhìn qua một lát anh cho biết công văn nói về chủ trương sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ nên có một con. Công văn được bóc ra: nội dung đúng như Trương Bảo Thắng vừa nói. Thế là từ "phạm nhân", trở thành "kỳ nhân" của mỏ, của cả vùng, rồi của cả nước.
    Viện y học Trung Quốc tỉnh Liêu Ninh mời anh đến làm thực nghiệm khoa học. Chỉ học đến tiểu học, vả lại không biết gì về y lý Trung Quốc, nhưng tại đây anh có thể nhìn thấy rõ hướng vận động của mạch ẩn sâu trong cơ thể người mà y học Trung Quốc gọi là các kinh và lạc. Các chuyên gia của Viện ghi chép lại, rồi so sánh với những điều miêu tả trong các sách kinh điển thì thấy hoàn toàn giống như vậy, không những thấy kỳ tài của người xưa mà còn thấy cả khả năng kỳ lạ của Bảo Thắng. Trương Bảo Thắng còn có thể thấy màu sắc của kinh và lạc, thậm chí màu sắc kinh lạc, ở từng người: xanh, vàng, hồng. Trước đây, có giáo sư đã dùng phương pháp truyền âm để nghiên cứu sự lan truyền của tính hiệu âm thành qua kinh lạc nhưng mới chỉ quan sát thếy được một đoạn thuộc tứ chi người thường. Tham gia quan sát, anh đã nhìn thấy sự lan truyền ấy, cùng phương hướng của nó ở các bộ phận khác, theo kinh lạc, nhìn thấy rõ ràng lục phủ, ngũ tạng.
    Một lần đến công viên Bắc Lăng ở thành phố Thẩm Dương, bước tới gần tấm bia "hạ mã" cũ còn lại, anh nhìn tấm bia một lát rồi nói với một giáo sư đi cùng: "Dưới bia, có tiền đồng!" Nghe thấy thế, vị giáo sư kia tỏ vẻ không tin và nói: "Tôi chỉ tin khi ông có cách gì lấy được tiền đồng lên đây." Bảo Thắng lẳng lặng "phát công" (sử dụng năng lượng ngoại cảm của mình), đưa tay ra trước mặt, một lát sau: hai đồng tiền cổ, xanh gỉ có vết đất, nằm trong tay!
  3. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Việc chỉ dùng ý chí mà thu được những vật thật đã xảy ra ở Trương Bảo Thắng từ khi còn nhỏ tuổi. Hồi ấy, một lần theo cha đi chợ huyện, anh thấy người cha nhìn hàng thịt rất lâu, rồi thở dài, kéo con đi. Chắc chắn là không đủ tiền mua, hai cha con trở về, tay không. Ngờ đâu, đến giữa đường về, người cha thấy tay Trương Bảo Thắng cầm một miếng thịt, nặng đến 5 cân (bằng 2,5 kg). Nổi giận, ông tát cho con một cái nên thân và mắng:
    - Ðồ súc sinh, mày ăn cắp của người ta à?
    Trương Bảo Thắng oà lên khóc, kêu oan, kể rằng: Biết cha muốn mua thịt nhưng không đủ tiền nên anh đã nảy ra ý muốn có một miếng thịt, và thế là nó đã đến tay anh, chứ anh hoàn toàn không ăn cắp.
    Còn ngày nay thì Trương Bảo Thắng có thể ra lệnh cho mọi vật xuyên qua giấy, vải, thủy tinh, ván gỗ, thậm chí cả tường bê tông mà không gây ra vết tích để đến tay anh, trước mặt mọi người.
    Trong nhiều lần vui đùa, anh đã cho bạn bè thấy: anh có thể ngồi trong nhà mà làm cho một loạt giày dép để ở cửa "bay" ra bãi cỏ ngoài cổng, làm cho chùm chìa khoá trong túi một bạn "vọt" ra ngoài, đến tay anh; mượn của phòng bên một cái phích mà không cần mở cửa vào, rồi vẫn ngồi nguyên tại chỗ trả lại cái phích vào chỗ cũ. Bạn bè làm một thí nghiệm: Buộc một chiếc chìa khoá vào một cái chuông con và yêu cầu anh di chuyển nó đến một nơi tuỳ ý (làm như thế để dễ phát hiện). Trương Bảo Thắng nhận thí nghiệm, cầm chìa khoá và chuông trong tay, chẳng nói chẳng rằng. Ngồi nói chuyện một lát sau, anh mở tay ra cho mọi người xem: chìa khoá và chuông đã biến mất. Hỏi nó đang ở đâu, anh bảo: ở trong một cái ngăn kéo gần đây. Mọi người kinh ngạc mở ngăn kéo: quả nhiên có chiếc chìa khoá buộc cùng chiếc chuông và càng kinh ngạc hơn khi thấy có thể dùng ý chí điều khiển vật thể xuyên qua gỗ chắc, không có tiếng động, không gây tổn hại, trước sự chứng kiến của nhiều người.
    Trong điều kiện giám sát chặt chẽ của nhiều người, Trương Bảo Thắng có lần ngồi tại chỗ mà đưa một bao gạo nặng khoảng 50 kg từ nhà bên sang phòng đang ngồi mà không hề mở cửa, đục tường...
    Giải thích các hiện tượng như trên, người ta cho rằng đó là do anh đã "phát công" để điều khiển sự vật. Cũng bằng cách "phát công" như thế, Trương Bảo Thắng có thể đang ngồi xem chiếu bóng, biến phim màu thành phim đen trắng, hoặc phim đen trắng thành phim trắng toát.
    Một lần, công diễn ở Quảng Châu, Trương Bảo Thắng đã chứng minh khả năng kỳ diệu của mình qua những việc như:
    - Có thể lấy một tấm giấy bạc (trong thí nghiệm là tiền giấy Áo Môn, tức Ma Cao) đã đặt trong một phong bì niêm phong kỹ, do một khán giả bất kỳ giữ, tấm giấy bạc ấy đúng về cả những chữ số đã in trên đó, lẫn chữ ký, dấu hiệu của người có tiền, và trao lại cho chủ của nó; cho một chút đường vào phong bì đựng tiền nói trên mà không ái biết; đọc được chữ viết trên mẫu giấy người ta đặt trong phong bì đó (những chữ ấy là: Hoan nghênh Trương Bảo Thắng).
    - Có thể lấy được những viên thuốc trong một cái lọ gắn xi, ở trong tay một người được ban tổ chức mời, mà lọ và niêm phong còn nguyên vẹn sau đó lại trả lại vào lọ những viên thuốc đã lấy ra; hoặc lấy ra rồi cho vào lọ đã gắn xin một cánh hoa, một mảnh giấy, một cái kẹo...
    - Làm nguyên vẹn lại một tấm danh thiếp, có mang chữ ký của người có tên trên bưu thiếp sau khi đã nhờ một người tình nguyện nhai nát tấm danh thiếp đó. Khi nhận phần bột nhão đã nhai từ tấm danh thiếp, Bảo Thắng hai lần cho biết còn thiếu, người tình nguyện đã tìm thấy một mẫu vụn đánh rơi, và lần sau một chút còn dính ở răng!
    Xưa nay, người ta vẫn coi đây là chuyện thần thoại. Nhưng bấy giờ, ở Trung Quốc, người ta lại đang chú ý nghiên cứu hiện tượng lạ này ở Bảo Thắng. Hồi nhỏ, gia đình túng bấn có lần không có tiền lấy vé, Trương Bảo Thắng nảy ra ý muốn cùng các bạn vào rạp chiếu bóng xem sao. Bảo Thắng làm cho người soát vé lú lẫn đi bằng ý chí của mình rồi đàng hoàng bước vào rạp chiếu bóng. Có điều anh ta không bao giờ dùng năng lực này cũng như khả năng thu được vật do ý chí, để làm việc xằng bậy. Từ khi nổi tiếng, anh ra sức luyện tập phương pháp này.
    Một lần, một trường đại học ở Ðông Bắc làm thí nghiệm về khả năng này của anh. 40 sinh viên lanh lợi được giao nhiệm vụ canh gác tất cả các cửa ra vào và cửa sổ của hội trường thí nghiệm (có mời nhiều người đến dự để chứng kiến). Hết sức canh giác, các sinh viên này quyết "không để một lỗ nhỏ sơ hở". Có ngờ đâu, anh đã vào hội trường, lúc nào mà họ không hề biết.
    40 sinh viên này chưa chịu, cho rằng Trương Bảo Thắng "có lẽ" lọt qua cửa thông gió ở nhà xí. Và thế là họ xin thử lại; lần này, họ tăng thêm người, cử người gác cả nhà xí, bên nam cũng như bên nữ. Sau khi có hiệu lệnh "Bắt đầu", Trương Bảo Thắng vẫn đứng nói chuyện bình thường với một số người ở cửa ra vào. Nhưng rồi người ta không thấy anh đâu nữa. Thì ra, anh đã lọt qua "bức tường người" bằng phép tàng hình ("phép che mắt") của anh và vào hội trường.
  4. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Xua Tan Mây Mù, Diệt Trừ Vi Khuẩn
    Các nhà khí công có thể phát "ngoại khí" tác động tới khí hậu, điều tiết mưa gió. Những đêm nhiều mây, có người phát công lên trời, có thể làm mây tản ra, ánh trăng bừng sáng. 21 giờ ngày 14-9-1986, khi lớp khí công ở Trường tiểu học số 1 Bắc Kinh do thầy giáo Vương Lực thuộc phái "Ðạo gia long môn" phụ trách vừa kết thúc buổi học, học viên chuẩn bị rời trường, thì trời bỗng nổi sấm chớp, những hạt mưa to rơi lộp bộp, một trận mưa lớn sắp bắt đầu. Vương Lực liền đứng giữa sân trường phát công lên trời, một lát mưa ngừng rơi, sấm chớp không còn nữa. Một giờ sau Vương Lực đoán học viên đã về nhà, liền "thu công". Bầu trời lại nổi sấm chớp, mưa mỗi lúc một to.
    Trong các tối 29-11-1982, 9-9-1984, 10-2-1985, 15-9-1986, tại 4 địa điểm khác nhau ở Thượng Hải và trước sự chứng kiến của các nhóm người khác nhau, Toàn Quan Lương đã nhiều lần phát công lên bầu trời đầy mây, đều có thể làm mây tản ra, mặt trăng toả sáng.
    Nghiên cứu khí công ở Trung Quốc hiện nay đã lan sang ngành trồng trọt. Viện trưởng "Viện khoa học nhân thể" tỉnh Vân Nam là Vương Gia Lâm năm 1982 đã dùng khí công xử lý giống nấm Nhật Bản. Nhóm nấm đối chiếu chiếc lớn nhất nặng 1kg, bình thường 0,5 - 0,8 kg. Nhóm nấm xử lý khí công chiếc lớn nhất nặng 2,52 kg, bình thường 2 kg. Theo tự liệu Nhật Bản, giống này qua xử lý tia laser chiếc lớn nhất chỉ có 1,6 kg. Nấm hương và mộc nhĩ là hai loại thực vật mà khả năng kháng khuẩn mốc xanh tương đối kém. Trong điều kiệm bình thường, chỉ trong 24 giờ đã nhiễm khuẩn. Nhưng mộc nhĩ và nấm hương qua xử lý "ngoại khí", sinh trưởng hơn 60 ngày vẫn chưa nhiễm khuẩn.
    Từ hàng ngàn năm trước đây, người ta đã biết sử dụng "khí" - khái niệm gắn liền với võ thuật - như một phương tiện kỳ diệu nhằm tăng cường, rèn luyện sức khoẻ và chữa bệnh dưới tên gọi quen thuộc: liệu pháp khí công. Những thành công rực rỡ của các nhà khí công nổi tiếng đương đại như Nghiêm Tân, Vương Lực Bình... là những bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại của "khí". Ít "khí" chẳng những không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà ngay cả với các dụng cụ vật lý tinh xảo cũng chưa xác định được rõ ràng. Ðến nay, đã và vẫn đang có rất nhiều cuộc tìm kiếm, tranh cãi với mong muốn phát hiện sự thật về "khí".
    Ðối với các nhà ngoại cảm thì "khí" không phải là cái gì đó siêu hình, thần bí, ngược lại, hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể nắm bắt, điều khiển được. Nhờ sự giúp đỡ của họ, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nhiều thí nghiệm nhằm xác định bản thể vật lý của "khí". Theo các nhà ngoại cảm, "khí" không những chỉ tồn tại trong con người mà có mặt ở khắp nơi, cả trong đất, trong các sinh vật cỏ cây với muôn hình muôn vẻ khác nhau. Khi theo dõi một võ sư phát công, họ thấy những dòng khí mảnh phát ra với màu sắc rực rỡ, chúng có khả năng xuyên qua cả những vật chắn dầy. Ở những người luyện tập khí công lâu năm, ngay cả trong trạng thái bình thường, "khí" cũng toả ra tự nhiên trên đầu như những vầng hào quang mang sắc màu cầu vồng. Ðộ sáng và chiều cao của các vầng hào quang tỉ lệ thuận với tài năng và thời gian, công phu luyện tập của các võ sư. Ðối với những người mới tập đôi khi cũng có vầng hào quang tương tự song màu sắc rất mờ nhạt, hình dạng khó nhận thấy. Những nhà nghiên cứu còn nhận ra giữa màu sắc các quầng sáng và trạng thái tâm lý tình cảm của người đó có một mối liên hệ rõ rệt. Ðất và các loại hoa cỏ cũng chứa trong nó vô số các loại "khí" có màu trắng hoặc tươi snng, đều là "thanh khí", có tác dụng tốt đối với cơ thể con người, còn các loại khí màu sẫm, hay đen (hắc khí) có tác dụng ngược lại. Trao đổi "thanh khí" với môi trường bên ngoài là biện pháp tốt để tăng cường sức khoẻ.
    Khí phân bố trong khắp cơ thể con người theo các đường dây gọi là những mạch kinh lạc mà nơi tiếp nối với bên ngoài là các huyệt. Đó là một bức tranh minh hoạ cho thể trạng sức khoẻ của mỗi người. Màu trắng nhạt của các đường kênh này chứng tỏ sự khoẻ mạnh của cơ thể. Còn nếu một bộ phận nào đó đường kinh lạc đổi màu (chuyển thành màu sẫm hoặc xỉn đen) thì biểu hiện sự trục trặc về bệnh lý tại nơi đó hoặc trạng thái tâm thần "có vấn đề". Bệnh càng nặng thì màu sắc "khí" càng thẫm. Khi ấy, biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất là thay thế phần "hắc khí" bằng phần "thanh khí" mới nhờ trao đổi với môi trường bên ngoài thông qua sự giúp đỡ của các nhà khí công, ngoại cảm.
  5. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Vậy thực chất "khí" là gì? Theo các nhà khoa học, đó là một dáng vật chất đặc biệt, mang đầy đủa các đặc tính của vật chất thông thường. Chúng tuân theo nguyên lý "bảo toàn"... không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi, chỉ chuyển tự dạng này sang dạng khác hoặc truyền tự vật này qua vật khác... Có thể hình dung chúng một cách gần gũi với các vật chất dạng "trường". Các nhà khí công, bằng biện pháp phát công theo nguyên tắc "ý khiển khí" đuổi "hắc khí" ra khỏi cơ thể người bệnh và thế chỗ bằng "thanh khí" của mình (dùng ngoại khí). Cũng có thể thực hiện điều này bằng cách trao đổi khí với các cây cỏ mang khí lành bên ngoài có khả năng dễ cho (nhận) khí. Tập khí công bền bỉ, làm cho khí được lưu thông thường xuyên, kích thước các mạch kinh lạc tăng thêm, sức khoẻ con người sẽ được tăng cường một cách đáng kể và đôi khi cả trạng thái tâm tính bẩm sinh cũng sẽ đổi thay.
    Lý thuyết mà các nhà khoa học đưa ra trên đây đã được minh chứng rất cụ thể qua nhiều ca điều trị bệnh lý đạt kết quả tốt bằng liệu pháp khí công. Song công việc chưa phải là kết thúc mà còn đòi hỏi sự tiếp cận theo hướng có chiều sâu hơn, tương ứng với các cội rễ của khoa học và triết học phương Đông cùng với bao nhiêu hiện tượng kỳ bí khác còn chưa được giải thích.
    Ngày 22-12-1986, tuyết rơi đầy trời Bắc Kinh, rét 5 độ âm. Danh Sinh mặc phong phanh, đi bộ đến trường đại học Thanh Hoa. Anh được mời đến với danh nghĩa cố vấn thứ nhất Hội "khí công". Và tại đây, các nhà bác học của trường đã mời anh tham gia vào một cuộc thử nghiệm kỳ lạ...
    Người ta trao cho Danh Sinh hai bình thí nghiệm trong đó đựng một hỗn hợp khí hyđrô và ôxít cácbon. Theo nguyên tắc, phản ứng hoá học của hỗn hợp chỉ bắt đầu xảy ra dưới áp lực 30 át-mốt-phe và ở nhiệt độ trên 280 độ C hoặc dưới tác động cúa chất xúc tác. Lúc này, áp lực trong bình là 1 át-mốt-phe, còn nhiệt độ trong phòng là 13 độ C. Danh Sinh nhìn vào bình thí nghiệm một lát và nói:
    - Tôi đã tác động xong. Có thể bắt đầu thử nghiệm.
    - Có thật không? Bởi vì tất cả diễn ra trong chưa đầy một phút - Các giáo sư tỏ ra nghi ngờ.
    Danh Sinh cười nhắc lại:
    - Đã xong rồi...
    Lúc này các giáo sư mới đi vào phòng thí nghiệm của khoa hoá.
    Năm phút trôi qua. Trên màn display xuất hiện một biểu đồ đo máy tính điện tử ghi lại xác định phản ứng hoá học đã xảy ra. Thật kỳ lạ: trong điều kiện bình thường dưới tác dụng của ngoại khí, phản ứng hoá học đã xảy ra. Tiếp đó các cán bộ phòng thí nghiệm đã đề nghị Danh Sinh tiến hành tác động ngoại khí vào các vật chất như dung dịch sinh lý học, dung dịch glu-cô, kháng sinh, nhưng ở khoảng cách tăng dần từ một vài mét đến hai nghìn ki-lô-mét. Các thí nghiệm diễn đi diễn lại đến 10 lần trong một tháng, và việc tác động được tiến hành trên 7-8 chế phẩm mà thành phần hoá học của nó dưới tác động của ngoại lực "khí" đã thay đổi rất rõ rệt.
    Ngoại lực "khí" có khả năng làm xảy ra các phản ứng hoá học.
    Trong cơ thể con người, nước chứa tới hơn 65%. Các nghiên cứu khẳng định rằng, ngoại "khí" cũng tác động được vào lượng nước đó trong con người. Nó có thể điều chỉnh và làm thay đổi quá trình sinh hoá trong cơ thể người bệnh, đó cũng chính là nguyên tắc chữa bệnh bằng khí công của Danh Sinh. Mời các bạn hãy chứng kiến một buổi chữa bệnh của Danh Sinh.
    Vào một ngày tháng 6, sân vận động "Sao-đu" ở Bắc Kinh chật ních người xem. Lúc này, một thanh niên gầy gò, vẻ mặt nghiêm nghị bước ra. Anh chỉ nói mấy lời ngắn gọn, lập tức sân vận động im phăng phắc.
    Nhiều người vô cùng ngạc nhiên. Sức mạnh nào trong những lời nói đó bắt hàng vạn con người phải im bặt? Đó chính là nguồn năng lượng mà nhà khí công nổi tiếng Danh Sinh đã phát ra.
    Sau đó, khi anh bắt đầu tiếp tục nói, trong khán giả có người bỗng nhiên cất tiếng hát, những người khác thì nhảy múa, ai đó nữa thì nức nở khóc hoặc cười hô hố, nghiên bên này, đảo bên kia - nghĩa là tất cả đều biểu hiện một hành động gì rất kỳ lạ.
    Danh Sinh đã nói chuyện liền 5 giờ đồng hồ. Trong thời gian đó, khán giả không một người nào đứng dậy đi tiểu tiện, không ai bỏ ra ngoài, không ai muốn ăn, uống gì cả... Về sau, người ta biết rằng, tất cả những điều đó là do tác động năng lượng tâm lý của nhà khí công Danh Sinh.
    Danh Sinh bắt đầu tập khí công từ lúc còn nhỏ. Sau khi tốt nghiệp Viện Y học Trung Quốc ở thành phố Tren-du, Danh Sinh đã kết hợp thành co6ng y học Trung Quốc, khí công và khả năng năng lượng sinh học của mình, chữa được nhiều bệnh nặng và nan y. Hàng nghìn người bệnh từ trong nước và nước ngoài đã tìm đến Danh Sinh. Danh Sinh đã biểu diễn trước hàng nghìn khán giả phương pháp chữa bệnh nguyên thủy do anh áp dụng, đó là phương pháp chữa bệnh từ xa mà ta còn gọi là thần giao cách cảm.
  6. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Huyền Thoại Nghiêm Tân - Khí Công Hay Trường Sinh Học
    Ở Trung Quốc những năm gần đây, phong trào tập khí công phát triển rất nhanh, đồng thời cũng lưu truyền nhiều chuyện kỳ lạ về việc các nhà khí công phát "ngoại khí" chữa bệnh. Trong đó nổi bật là huyền thoại về phương pháp dùng "ngoại khí" chữa bệnh của nhà khí công bác sĩ Nghiêm Tân, 39 tuổi (1989).
    Nghiêm Tân sinh trưởng ở một làng nhỏ miền núi, cây xanh, nước trong, thuộc huyện Giang Dân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nghiêm Tân có vóc người nhỏ nhắn, dung mạo bình thường, là con thứ của một gia đình có truyền thống thượng võ. Từ nhỏ Nghiêm Tân đã yêu thích quyền cước.
    Một chuyện kỳ lạ đã đưa Nghiêm Tân đến với khí công. Vào năm bốn tuổi, một hôm bé Nghiêm Tân đang nô đùa với bọn trẻ trong rừng, bất ngờ bặp một người đàn ông trung niên. Với một thứ khinh công tột đỉnh, chỉ trong nháy mắt, ông đã biến mất, nhìn khắp bốn bề đều không thấy bóng hình, như đã bay lên trời cao hay biến vào lòng đất vậy. Thế rồi, chỉ trong thoáng chốc ông lại đột ngột biến ra, đứng trước bọn trẻ đang ngơ ngác. Bé Nghiêm Tân nhìn đến ngây người và cứ níu lấy ông đòi học võ. Cuối cùng vị cao thủ võ lâm, ẩn cư tu thân luyện công nơi núi rừng sâu ấy đã nhận cậu bé bốn tuổi này làm đệ tử. Ông đã cấm Nghiêm Tân tiết lộ thân thế bí ẩn của mình.
    Dưới sự chỉ dẫn của sư phụ, Nghiêm Tân tĩnh tâm học khí công. Ba, bốn năm trôi qua dần dần cậu bé cảm thấy xương cốt thần kinh và máu thịt trong người như thay đổi hẳn. Dòng máu trong thân thể Nghiêm Tân như sôi bỏng, hai bàn tay nóng ran rát. Ngày thường luyện công trong phòng, mắt không chút nhìn xiên, nhưng toàn thân Nghiêm Tân như đã bay ra khỏi, ra tới cánh đồng quang đãng. Khi nhắm mắt ngưng thần, trước mắt thấy nổi lên lớp lớp ánh sáng trắng loang loáng. Ánh sáng qua đi, trong đầu hiện ra hình dáng những đồ đạc bày trong phòng như bàn, ghế, giường tủ v.v... không bao lâu lại sinh ra những dải sóng óng ánh các màu. Sư phụ bảo đó là kết quả do chuyên tâm chú thần công lực đã thăng hoa mà đạt được.
    Năm tám tuổi, nhờ cha thân chinh đến cầu xin, Nghiêm Tân lại được một nhà khí công lừng danh là Hải Đăng pháp sư, vui lòng truyền dạy bí pháp.
    Hải Đăng pháp sư là bậc võ lâm lão tiền bối, võ nghệ tinh sâu, công lực phi phàm và cực kỳ nghiêm khắc đối với các đệ tử của mình. Theo to6ng phái của Hải Đăng pháp sư, Nghiêm Tân nhập môn, nhập đạo, được học tập một cách hoàn chỉnh các môn. Vân thông khí công, Đạt ma khí công, Thiếu lâm khí công, Thiếu niên tinh quyền, Tỉnh lã là quyền (bao gồm đường quyền từ thứ năm đến thứ chín của phái Thiếu Lâm). Hình ý quyền, La Hán quyền, rồi đao thương, kiếm, côn, kích, roi v.v... đa ban võ nghệ. Tiếp sau đó, Nghiêm Tân lần lượt luyện công học nghệ với hơn hai mươi vị sư phụ, họ hoặc là võ lâm đại sư, hoặc là khí công đằng gia, hoặc là những cao thủ trong người nắm những tuyệt chiêu thần kỳ của chư gia môn phái. Nghiêm Tân nghiền ngẫm, trau dồi những sở trường, thế mạnh của từng môn phái và dần dần hình thành công phu đặc sắc độc đáo của bản thân.
    Khi luyện công, Nghiêm Tân chọn giờ Tý và giờ Dần theo học thuyết "tý ngọ lưu chú" trong y học cổ truyền Trung Quốc, vào giờ Tý và giờ Dần, khí huyết trong cơ thể con người đặc biết thịnh vượng, luyện công vào giờ khắc đó sẽ có thêm tác dụng đòn bẩy. Nghiêm Tân thường luyện công trong rừng, trên núi, ở những vùng gần mạch nước là những nơi có địa từ mạnh, mượn ngoại lực của địa từ trường trợ lực, có thể thúc đẩy nội khí tăng trưởng.
    Để đạt tới đỉnh cao trong võ công, Nghiêm Tân ghi lòng tạc dạ giáo huấn của sư phụ, giữ nghiêm "Thất giới" (tức là bảy điều kiêng kị). Ngoài kiêng rượu, sắc, tài, khí còn kỵ ngôn (không xuất ngôn hại người), kỵ ngủ (đêm luyện công vào giờ Tý, buổi sáng lại phải dậy sớm vào giờ Dần để luyện công, rất ít ngủ). Đồng thời Nghiêm Tân quanh năm ăn chay, kiêng mỡ, lỵ tanh. Năm mười một tuổi, khi nhắm mắt phát công, những vật thể trước mắt nổi rõ trong đầu với hình khối và màu sắc hoàn toàn giống và rõ như đang mở mắt nhìn. Khi công phu đã thâm hậu, nhắm mắt phát động, Nghiêm Tân đã có thể thấu thị xuyên suốt cơ thể con người, không chỉ "thấy được" hình dáng bên ngoài, mà còn "thấy được" cả xương cốt máu xám, dây thần kinh phát sáng và dòng máu mầu sẫm đang tuần hoàn trong huyết quản.
    Năm mười ba tuổi, Nghiêm Tân đã có khả năng phát ra ngoại lực để chữa bệnh cho con người. Năm đó Nghiêm Tân trở thành học trò của lão y sư Trịnh Bá Chương, một thầy thuốc có tiếng tăm trong giới đông y Trung Quốc. Năm 1974, Nghiêm Tân thi vào Học viện y khoa Thành Đô, đi sâu học tập một cách hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành của Đông y và Tây y. Năm tháng trôi qua, Nghiêm Tân đã tập hợp được trong mình những hiểu biết y học, võ thuật, khí công và nhiều công năng đặc dị khác, rèn luyện đạt tới một bản lĩnh kỳ diệu, một tài năng chữa bệnh thần kỳ. Trở thành một thầy thuốc hành nghề giữa dân gian, ông làm được những kỳ tích con người khó tưởng tượng nổi, được thiên hạ to6ng xưng là "Thiên phủ thần y, Hoa Đà tái thế".
    Khí công chữa bệnh mang đầy sắc thái truyền kỳ, nhưng lại là một sự việc có thật trong cuộc sống hiện nay ở Trung Quốc, mà Nghiêm Tân là một sự thật sinh động. "Huyền thoại" về Nghiêm Tân có rất nhiều, chúng tôi xin nêu ở đây một vài câu chuyện "người thật việc thật".
  7. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Chữa đau bụng và giải độc
    Năm 1978, tại công trường mở rộng nhà ga xe lửa Thành Ðô, một người thợ trẻ đột ngột bị đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập làm anh ta lăn lộn giãy giụa dưới bùn đất, mồ hôi lạnh vã ra nhễ nhại. Vừa lúc ấy Nghiêm Tân đi qua, tình cờ nhìn thấy liền bảo học trò là Trần Bang Vinh lấy một cốc nước, tự tay Nghiêm Tân đưa cho người thợ trẻ, như một chuyện thần kỳ, sau khi uống hết cốc nước, anh dứt hẳn cơn đau và đứng ngay dậy xúc động lẩm bẩm: "Hôm nay gặp được Tiên Phật rồi". Thật ra đối với Nghiêm Tân đó là chuyện bình thường, nước thường hoặc rượu bia, Nghiêm Tân đều có thể dùng để chữa bệnh; thậm chí chỉ với một nhánh cỏ xanh ven đường, cũng cứu nổi mạng sống con người.
    Một ngày năm 1983, có một phụ nữ ở Cẩm Dương, gặp bê bối trong việc gia đình, nghĩ bế tắc, uống thuốc trừ sâu tự tử, lúc được phát hiện thì đã ở trong tình huống nguy kịch. Người nhà cuống quít vội đưa chị đi bệnh viện, trên đường thật may vừa đúng gặp Nghiêm Tân ông liền điểm huyệt và vận khí phát công cấp cứu, chỉ trong phút cho6''c người đàn bà ấy nôn thốc nôn tháo, rồi hồi tỉnh dần. Nghiêm Tân nhổ mấy nhánh cỏ xanh ven đường, dùng tay vò qua rồi bảo người phụ nữ nhai nuốt, chỉ với chừng ấy thôi, đã cứu sống một mạng người.
    Chữa gãy xương
    Công lực của Nghiêm Tân có thể làm cho xương cốt bị gẫy vụn rồi trở thành lành lặn như nguyên. Vào khoảng mười giờ sáng ngày 27-4-1984, một công nhân trẻ của nhà máy thép Trùng Khánh tên là Túc Bình, bị tai nạn giao thông. Chiếu Xquang ở bệnh viện cho biết: Hai xương bả vai bị gãy rời, vỡ vụng, khớp vai phải thoát vị. Một tháng trôi qua, vai anh ta vẫn không động đậy được, qua kiểm tra, bệnh viện ấy chịu bó tay. Túc Bình được chuyển tới Viện Nghiên cứu Ðông y Trùng Khánh, xin Nghiêm Tân chữa trị. Nghiêm Tân lặng lẽ ngồi trước nạn nhân. Hai ay duỗi ngửa từ từ nhập tịnh. Sau mấy nhịp thở sâu, ông mở miệng: "Hai xương bả vai gãy rời vụn. Chỗ ghép nối ở điểm bên phải xương bả vai khoảng chừng ba phân bị trệch". Những điều chẩn đoán bằng phát công thấu thị của Nghiêm Tân hoàn toàn khớp với kết quả chiếu điện quan sau đó. Tiếp đó, những dây băng chằng chịt quấn chặt lấy thân thể Túc Bình được cởi bỏ hết. Nạn nhân được dìu nằm sấp trên giường. Nghiêm Tân huy động cả hai tay băm đấm, xoa, bóp mạnh mẽ trên lưng Túc Bình, làm anh ta có cảm giác buồn buồn, tên tê. Cả một vùng sau lưng mát lạnh. Hai mươi phút sau, Nghiêm Tân thu hồi công lực, đi thăm bệnh ở các phòng khác. Khoảng nửa giờ sau, ông quay lại nói với Túc Bình vẫn ngoan ngoãn nằm im trên giường. "Xoay ngửa người lại". Anh ta sửng sốt nhìn Nghiêm Tân, nghĩ tai mình nghe nhầm, Nghiêm Tân hiểu ý nói thêm: "Ðừng sợ, cứ làm như là chưa từng bị làm sao ấy". Nghe vậy, Túc Bình lấy sức xoay mình và nằm ngửa ra một cách dễ dàng. "Bây giờ anh hãy làm mấy động tác giã giò co tay trên giường!". Như huấn luyện viên đang ra lệnh cho vận động viên của m`inh. Nghiêm Tân nói: "Sợ gì nào, anh khỏi hẳn rồi mà!". Túc Bình xúc động quay sấp mình, làm liên năm lần động tác co tay giã giò. Sau đó, theo lệnh của Nghiêm Tân, anh ta xuống giường, bước ra cửa, nắm lấy khung cửa làm một mạch ba mươi lần động tác co ta6 trên xà, còn dùng một tay nhất lên vật nặng trên hai mươi cân.
    Ngày 10-2-1985, hai bác sĩ Lý Du và Từ Mãn ở quân y viện Tây Nam đã khám lại cho Túc Bình. Qua kiểm tra Xquang và chụp phim, chứng thực vết thương đã lành hẳn, ngay những chỗ xương bị gãy vụn trước kia cũng không còn để lại dấu vết gì.
    Từ đó trở đi, công năng hai vai của Túc Bình đã hồi phục hoàn toàn. Trở lại nhà máy, những phối kiện thép nặng hàng tạ anh ta lại có thể bấy dịch dễ dàng. Anh có thể dùng sức vai để nâng vài tạ mà vẫn bình thường.
    Gặp những ca gãy xương, Nghiêm Tân chủ yếu dựa vào phát ra ngoại khí để trị liệu. Hình thức phát công này rất đa dạng. Có lúc phát công ở sát và gần cũng có khi phải phát công ở cự ly xa, hoặc cách vật cản như bức tường, cây cối... cũng có khi lại trực tiếp tiếp xúc với một bộ phận bị thương tổn của bệnh nhân để phát công.
    Cháu Dư Lập Ðộ chín tuổi, là con ông Trần Xương Cung ở nhà máy hoá chất Tứ Xuyên bị gãy dập ngón tay cái hồi tháng 4-1984. Nghiêm Tân dùng hai bàn tay mình kẹp chặt lấy ngón tay gãy của cháu rồi phát khí, cháu nói là cảm thấy nóng bỏng từng đợt ở ngón tay đó, nửa giờ sau, ngón tay cháu khỏi hẳn. Xương ngón tay trở lại lành lặn như nguyên.
    Ngày 6-7-1985 anh Dương Diệu Tổ ở Liên hiệp công đoàn thành phố Trùng Khánh bị gẫy xương bàn tay phải, mu bàn tay sưng to như một chiếc bánh bao, năm ngón tay cứng đờ. Nghiêm Tân được mời đến. Trước tiên, ông điểm mấy huyệt vì trên người Dương Diệu Tổ. Diệu Tổ cảm thấy như có dòng điện chạy qua khắp người mình. Sau đó Nghiêm Tân bước ra phòng ngoài, cách bức tường để phát công vào bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy toàn thân mình như trôi nổi lên, chỗ bị thương thấy giật giật lên một lúc, rồi không còn thấy đau đớn nữa. Hai giờ sau vết thương khỏi hẳn. Tay hết sưng và công năng đã hồi phục.
  8. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Chữa teo cơ
    Năm 1984, chị Chu Quế Trân, giáo viên trường tiểu học số hai huyện Mật Vân, ngoại thành Bắc Kinh bị phong thấp, dẫn đến đau thắt lưng và nhức đầu. Ðùi trái bị teo cơ, hai chân dưới gần như liệt. Nhiều thầy thuốc Ðông, Tây y nổi tiếng điều trị vẫn không khỏi. Trong cơn tuyệt vọng, chị viết thư cầu cứu bác sĩ Nghiêm Tân. Sáng 24-5-1986, bác sĩ Tân đến nhà, vừa hỏi chuyện Quế Trân, vừa ngầm vận khí công chữa bệnh cho chị. Chu Quế Trân kể lại: "Ðang ngồi nói chuyện, tôi cảm thấy hai vai như có luồng gió thổi qua, rất lạnh. Tôi gọi người nhà lấy thêm áo mặc. Song bác sĩ Tân bảo: "Ðừng sợ, tôi đang dùng khí công loại bỏ khí thấp trên người chị". Một lúc sau, nhà tôi thấy cánh tay trái bác sĩ ướt đầm đìa, còn cánh tay phải hoàn toàn khô ráo, đó là phép "dẫn đạo khí công". Sau đó bác sĩ Tân bảo tôi vào nằm nghỉ trong gian phòng nhỏ. Mấy phút qua đi, tôi thấy một cảm giác kỳ lạ, như có luồng điện chạy qua toàn thân, các đốt sống cũng động đậy. Cảm giác đau lưng mất dần. Tôi ngủ thiếp đi, lúc mở mắt, nhỏm dậy lưng không đau. Xuống khỏi giường tôi thử vặn người, đá chân, hoạt động thoải mái. Bác sĩ Tân đã phát công chữa bệnh cho tôi qua bức tường suốt năm giờ liền, từ một đến sáu giờ chiều. Bệnh của tôi đã khỏi hẳn".
    Chữa hoại tử
    Một cán bộ xưởng máy kéo Bắc Ninh bị loại tử xương mắt cá chân, nhiều năm không đứng, không ngồi được, bệnh viện nói phải tháo khớp. Anh tìm đến Nghiêm Tân. Bác sĩ Tân bảo bệnh nhân ngâm chân vào một chậu nước, rồi bác sĩ ra chỗ vắng người vận khí công điều trị. Người bệnh ngồi im lìm như đang ngủ, gần ba giờ sau, Nghiêm Tân quay lại gọi dậy. Người bệnh trước đây không ngồi nổi mười phút, nay đã ngồi gần ba giờ, sau đó lại đi ra phố chơi một giờ liền. Bệnh nhân khỏi hẳn như là có phép lạ vậy.
  9. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Rắn như thép
    Cuối năm 1986, Nghiêm Tân sang thăm Nhật Bản, cùng với đoàn đại biểu Hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc, vô tình ông đã tiếp một cuộc khiêu chiến của đồng nghiệp Nhật Bản, phải đọ khí hết phép và giành thắng lợi, làm thành một giai thoại thời sự.
    Hôm đó vào buổi tối ngày 17-11-1986, tại khách sạn Ðại Tân Cốc Tokyo, giới đồng nghiệp Nhật mở tiệc chiêu đãi các bạn Trung Quốc. Giữa tiệc, ông Kusudu, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học khí công của Nhật Bản phàn nàn với trưởng đoàn Trung Quốc Trương Chấn Hoàn, nỗi khổ do bệnh đau khớp khuỷu tay đã nhiều năm chữa trị nhưng vô hiệu của mình; ông muốn nhờ một nhà khí công nào trong đoàn Trung Quốc chữa trị giúp. Trương Chấn Hoàn đã giao nhiệm vụ này cho Nghiêm Tân và đề nghị Nghiêm Tân sẽ nâng năm ly rượu lên Kusudu. Khi dâng rượu sẽ phát công chữa bệnh. Phương án trị liệu giàu kịch tính này làm người bạn Nhật Bản rất khoái. Kusudu vốn là bậc lão thành trong giới khí công Nhật, công lực không phải loại thường. Hơn nữa ông ta tửu lượng hơn người, từng có kỷ lục tối cao: uống liền mười tám chai rượu mạnh mà không say, có biệt hiệu "Hũ rượu đại". Khi nhận nhiệm vụ, Nghiêm Tân ngầm phát công lực thăm dò biết rằng, dây chằng khớp của Kusudu bị tổn thương ở dạng mãn tính (trần cựu), ông rót một ly rượu nhỏ Mao Ðài, dùng hai tay nângcho Kusudu, Kusudu đứng lên nhậnh lấy, rồi uống một hơi cạn. Lúc Nghiêm Tân định nâng tiếp ly th hai thì đâu ngờ vị "Hũ rượu đại" này có vẻ chuếch choáng nói: "Thôi, đổi uống bia", rồi lại đòi chia cốc bia ít nồng độ này thành 4 lần uống, gọi là cho đủ năm ly. Sau khi Kusudu nhăn nhó uống hết chỗ bia cuối cùng thì kỳ tích lập tức xuất hiện: với một bộ mặt đỏ gay, Kusudu giơ cao cánh tay đau của mình, co duỗi một lúc rồi vui sướng nói: "Hết đau rồi, không còn chút đau nào nữa! Công phu của Nghiêm tiên sinh quả thật cao siêu!". Ông ta là người trong nghề, ông hiểu rằng chỗ rượu ấy đã được Nghiêm Tân xử lý bằng công lực, chỗ đau nơi khuỷu tay mình cũng đã được Nghiêm Tân phát khí chữa trị.
    Trong giới khí công của Nhật Bản cũng không thiếu những người không tin phục. Một hôm các đồng nghiệp hai nước Trung - Nhật đang vui vẻ toạ đàm, thì một nhà khí công Nhật Bản tên là Sukitari, tho6ng qua phiên dịch đề nghị được đấu "khí lực" để phân thắng bại với Nghiêm Tân. Không hiểu là do không nghe thủng ý của Sukitari hay do không hiểu sâu tính cách võ sĩ đạo của một số cao thủ trong giới khí công Nhật Bản, mà người phiên dịch sợ khi chuyển ngữ quá thẳng, làm tổn thương đến tình hữu hảo giữa đôi bên, nên ông đã dịch cho Nghiêm Tân là để "học hỏi lẫn nhau".
    Nghiêm Tân vui vẻ nhận lời, nhưng khi nhìn sang đối phương Nghiên Tân cảm thấy sững sờ là một người đã luyện công, tập võ hơn ba mươi năm, hơn nữa lại có trong người những công n ăng đặc dị thần kỳ. Nghiêm TÂn nhận ra ngay "học hỏi lẫn nhau" ở đây bao hàm ý nghĩa gì. Sang Nhật lần này là một cuộc viếng thăm hữu nghị, Nghiêm Tân không hề chuẩn bị thi thố, đọ sức với bạn, nay họ đã chiếu thư, mà xem ra không phải là do ngẫu hứng nhất thời. Vừa rồi mình đã nhận lời, nếu làm thật, Nghiêm Tân tự hiểu công lực của mình có thể làm tổn thương đến đối phương, thậm chí có thể hủy các lục phủ ngũ tạng, như vậy không phù hợp với đạo đức trong võ lâm, không lợi cho tình hữu nghị giữa hai nước. Nhìn lại đối phương, rõ ràng không phải cỡ tầm thường, nếu có sơ suất, hậu quả khôn lường. Ngồi ở chỗ mình nhìn bên ngoài Nghiêm Tân có vẻ trấn tĩnh khác thường, nhưng trong đầu đã suy tính cân nhắc nhanh chóng. Sukitari không chút nể nang, lấy thế, vận khí, phát công lực mạnh nhằm thẳng vào mặt Nghiêm Tân. Mọi người nên hiểu đó là một nhà khí công có hạng của nước Nhật, châm cứu, điểm huyệt đều vào loại thượng thặng. Khi Sukitari vận đủ đan điền chi khí phát mạnh công vào Nghiêm Tân, thần lực đó hết sức lợi hại, nhưng Nghiêm Tân không hề cảm nhận chút nào, vẫn nói cười bình thường với mọi người, thản nhiên như không.
    Thấy luồng khí phủ đầu phát ra không có tác dụng gì, Sukitari liên tục tăng lực phát công, mồ hồi trên trán vã ra nhưng Nghiêm Tân vẫn ngồi ngay ngắn vững chãi. Thấy không ổn, Sukitari dùng khí thu công, đề nghị được thay đổi phương hướng phát khí từ sau lưng Nghiêm Tân, Nghiêm Tân ưng thuận thoải mái. Sukitari lại lấy thế, liên hồi vận khí, nhằm đúng lưng Nghiêm Tân phát công ác liệt, nhưng vẫn vô hiệu, anh ta ướt đẫm mồ hôi, trong lòng cảm thấy lạ lắm. Chính diện tấn công không thấy nhúc nhích, phát công từ sau lưng cũng không thấy nhúc nhích, phát công từ sau lưng cũng không thấy suy chuyển, hay là do cự ly quá xa? Sukitari liền đến sát bên Nghiêm Tân, áp bàn tay vào lưng ông, vận toàn lực phát khí, dùng cả cơ cánh tay đẩy mạnh vào lưng Nghiêm Tân. Không ngờ cứ như bị va phải một hòn đó to, anh ta mệt mỏi thở gấp, mồ hôi vã ra như tắm, mặt đỏ gay. Nghiêm Tân vẫn ngồi như không có việc gì xảy ra. Sukitari hiểu rằng hôm nay đã gặp phải cao thủ. Nếu như chỉ dựa vào phát lực khí công và cậy sức húc bừa bãi thì chỉ có thất bại thảm bại. Anh ta đưa hai tay điểm luôn xuống huyệt Bách hội trên đỉnh đầu Nghiêm Tân. Ðây không phải là trò đùa, nếu huyệt này bị cao thủ điểm trúng thì chí ít cũng bị ngây ra như gỗ. Nhưng Nghiêm Tân vẫn vững như Thái Sơn, an toạ bật động, không hề cảm thấy gì khác thường. Lúc này nhìn bại cục đã định, Sukitari mồ hôi đầm đìa, thở hổn hển, trợn tròn hai mắt, bất ngờ vung ra đòn hiểm độc cuối cùng, giơ ngón tay bắt mạnh vào động mạch họng của Nghiêm Tân. Tóm bắt mạch vào động mạch họng là ngón đòn hiểm độc nhất. Người bị bắt trúng nếu không chết ngay thì sẽ bị tổn thương. Tuy vẫn ngồi yên thản nhiên, nhưng Nghiêm Tân hiểu rõ tính chất leo thang nâng cấp trong các động tác mà đối phương tung ra. Nhanh như cắt, khi tay đối phương vung tới, Nghiêm Tân không né tránh, cũng không trả đòn mà ông quay hẳn đầu lại để cho Sukitari tóm bắt "ngon lành". Kết quả là Nghiêm Tân vẫn bình an. Ðến nước này, nguyên khí trong người Sukitari mất sạch, chân tay bủn rủn, toàn thân rã rời, mới biết vị khí công danh sư trước mặt mình này quả là "danh bất hư truyền." Ông ta cúi mình nhận thua tại chỗ và nói thành khẩn: "Công phu của ngài quả là lợi hại, cao siêu! Xin bái phục." Rồi gọi người con trai đến, hai cha con cùng khẩn cầu bái Nghiêm Tân là sư phụ. Cuộc đọ võ hấp dẫn này làm cho người Nhật Bản vô cùng thán phục tài nghệ của Nghiêm Tân. Kế hoạch dự định sẽ có một cuộc đọ quyền giữa một quyền sư Nhật Bản với Nghiêm Tân, và một nhà kiếm thuật đọ kiếm với Nghiêm Tân được đối phương chủ động xin rút bỏ.
  10. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    "Tác dụng xúc tác" của ngoại khí đối với các phản ứng hoá học
    Ngày 22-12-1986, tổ chức nghiên cứu khoa học khí công Trường Ðại học Thanh Hoa hợp tác với bác sĩ Nghiêm Tân tiến hành thí nghiệm một tác động của khí công đối với các phản ứng hoá học. Trên bàn thực nghiệm bằng đá đặt một bình thủy tinh thạch anh, trong chứa đầy hỗn hợp gồm khí Kyđrô và ôxitcacbon (CO). Trong công nghiệp muốn giữa hỗn hợp này có phản ứng với nhau, cần có áp suất vài chục át-mốt-phe, độ nóng 300 độ C và chất xúc tác. Nhưng lúc này trong bình chỉ có áp suất mo6.t át-mốt-phe, cũng không có chất xúc tác, nhiệt đo6. trong phòng là 13 độ C. Sau khi Nghiêm Tân phát cường công, một vị giáo sư đem bình đến đo ở máy quang phổ hồng ngoại. Qua máy tính xử lý, phổ đồ hiện trên màn hình huỳnh quang ti-vi màu, cho thấy trong bình đã xuất hiện hoá chất mới, phản ứng hoá học đã xảy ra dưới tác dụng của khí công. Mấy vị giáo sư, chuyên gia có mặt trong phòng đều công nhận thí nghiệm thành công, không phải tà thuật, phương pháp thí nghiệm chặt chẽ: người chỉ huy và người phát khí công đều không trực tiếp tham gia chuẩn bị vật thử và đo đạc.
    Ngày 27-12-1986, thí nghiệm trên được lập lại, chỉ khác là Nghiêm Tân phát công từ một nơi cách phòng thí nghiệm bảy ki lô mét. Ðịa điểm thí nghiệm cũng khác nhau. Một máy lade trong phòng thí nghiệm lade, một nước và khí hỗn hợp trong một buồng tối. Kết quả chứng tỏ phát công điều khiển từ xa, không những có thể lặp lại kết quả thí nghiệm lần đầu, mà hiệu quả còn tốt hơn.
    Làm thay đổi cấu tạo phân tử, tế bào
    Ngoài ra, Nghiêm Tân còn phát công ở những khoảng cách khác nhau, vào một loại vật chất có khoảng cách khác nhau, vào một loại vật chất có hiệu ứng sinh lý như nước muối sinh lý (physiological saline, normal saline) dung dịch gluco. Khoảng cách thực nghiệm từ vài mét tới vài chục mét, từ vài ki lô mét tới hai trăm ki lô mét. Trong không đầy một tháng đã tiến hành 10 cuộc thí nghiệm vào bảy, tám loại vật chất khác nhau. Lần thí nghiệm lớn nhất có gần hai mươi vị giáo sư, giảng sư, nghiên cứu sinh tham gia, huy động bảy máy phân tích cỡ lớn. Một loạt thí nghiệm đó chứng tỏ "ngoại khí" do nhà khí công phát ra để làm thay đổi rõ rệt kết cấu phân tử của axit nucleic tế bào, có thể tác động tới nhiều loại phân tử vật chất tạo nên tế bào. Đó là một trong những nguyên nhân khiến khí công chữa khỏi bệnh.
    Hơn ba mươi năm tu thân luyện công, hơn ba mươi năm hành y chữa bệnh, với y thuật thần kỳ và y hiệu như thần thoại của mình. Nghiêm Tân đã để lại nhiều "câu đố" không thể giải thích nổi.
    Tuy có công lực thâm hậu, thần diệu nhưng Nghiêm Tân không phải là thần tiên, không thể chữa trị được bách bệnh. Ông đã nhiều lần nói, những cao thủ có bản lĩnh tuyệt đỉnh không thiếu gì trong dân gian. Ông vẫn phải tiếp tục tầm sư học đạo, tinh luyện công lực. Đồng thời Nghiêm Tân cho rằng khí công cao cấp và những công năng đặc dị không phải là thứ gì thần bí siêu hình. Con người có chừng mười bốn tỷ tế bào đại não, thông thường mới chỉ sử dụng độ hơn một triệu tế bào, còn tuyệt đại đa số các tế bào não được tồn chứa một cách lặng lẽ, vô dụng. Ông mới luyện công được mấy chục năm, cùng lắm cũng chỉ mới khai thác thêm được một phần rất nhỏ nữa trong sự tàng trữ khổng lồ ấỵ Luyện công lực như vậy còn rất xa mới tới được đá sâu của công phu, có luyệt suốt đời cũng không tới nổi sự tận cùng của tiềm năng con người.
    Các dạng năng lượng đặc biệt khác thường (hay còn gọi là công năng đặc biệt khác thường) mà Nghiêm Tân có thể bức xạ mỗi khi "phát công" còn là một thế giới đầy bí ẩn đối với mỗi chúng ta. Ở đầy các dạng bức xạ năng lượng của khí công và trường sinh học (hào quang sinh học, chất plasma học) có mối liên quan nào chăng? Phải chăng tập khí công có thể khai thát được những năng lượng sinh học tiềm ẩn trong mỗi con người - Năng lượng trường sinh học?
    Giải đáp được vấn đề này thật không dễ dàng, chúng ta tin rằng, rồi đây một ngành khoa học mới sẽ ra đời nghành khoa học của thế kỷ 21 sẽ giúp ta hiểu sâu về những khả năng của chính bản thân mình.

Chia sẻ trang này