1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức bốn phương (sưu tầm bài viết về khả năng đặc biệt của con người)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi battambattu, 11/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Nhà khí công và võ sĩ quyền anh
    Cuối năm 1985, công chúng yêu võ thuật của thành phố New York (Mỹ) đã chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ: võ sĩ quyền anh "tầm cỡ" Mỹ đã xin "chào thua" nhà khí công nhỏ bé Trung Quốc, khi trận đấu võ chưa bắt đầu. Một ngày giá lạnh sau lễ Nô-en, thầy trò Hải Đăng và Phạm Ứng Liên (trong đòan đại biểu điện ảnh Trung Quốc đang thăm ở Mỹ) đã biểu diễn những đường võ kỳ tài, trước ống kính các máy quay, máy ghi và khán giả đặc kín nhà hát New York. Khán giả yêu võ thuật vô cùng kinh ngạc và thán phục hai bậc võ sư Châu Á nhỏ bé nhưng đầy tài năng này. Sau nhiều lần cúi đầu đáp lễ giữa tiếng vỗ tay không dứt của khán giả, Phạm Ứng Liên đang chuẩn bị bước xuống, thì một thanh niên da trắng lực lưỡng, cao hơn Liên hẳn một cái đầu, bước lên sân khấu đầy tự tin, yêu cầu được đấu võ tại trận với anh.
    Đây là một quyền sư dạy võ, ở một lò võ lớn bản xứ, tên anh ta là Mai-cơn, không chỉ là một võ sĩ quyền anh tầm cỡ, từng có kỷ lục hạ đo ván đối thủ ngay đòn đầu tiên, anh còn lắm được nhiều môn võ công nước ngoài như: nhu đạo, không thủ đạo, Karate... ngoài ra anh đã từng bỏ ra hai năm để nghiên cứu môn phái "Vịnh xuân quyền" của Trung Quốc.
    Qua phiên dịch, Phạm Ứng Liên n''i với Mai-cơn "Anh có thể dùng quyền cước hay gậy gộc công kích vào bất kỳ vào bộ phận nào trên thân thể tôi, trừ bộ hạ và phần đầu. Tôi sẽ không tránh né cũng không phản kích. Nếu anh có thể đánh đổ được tôi, chúng ta sẽ đấu võ với nhau. Nếu không tôi xin được đáp lễ anh một quyền. Tất nhiên như "ngài" muốn, thì tôi cũng sẽ vui lòng miễn bỏ quyền ấy."
    "Ồ" -- Mai-cơn cười nhạt. Sau một phút ngưng thần, anh ta vận đủ khí lực và nhằm đúng vào vùng tim Phạm Ứng Liên ra luôn một đòn "Hắc hổ moi tim". "Đùng", tiếng chạm đòn vang như trống dậy. Trong tiếng ồn kinh hãi của khán giả, Phạm Ứng Liên vẫn vững chãi đứng đó, vẻ mặt không chút thay đổi. Mai-cơn quay lại nháy mắt với khán giả, giơ quả đấm lên nhìn một cách hài hước. Tiếp đó anh ta vung quyền cực mạnh đấm tới tấp vào ngực, bụng, lưng, và phần sườn Phạm Ứng Liên. Nghe tiếng đòn "đùng đùng" ghê rợn đó, những khán giả nhát gan, phải nhắm mắt quay đi. Thấy Phạm Ứng Liên vẫn thản nhiên mỉm cười tươi tắn, Mai-cơn liền sử dụng cước pháp Karate, liên tiếp phóng ra những cú đá dữ dằn vào vùng lá lách anh.
    Cả một trận quyền cước hùng hổ ấy làm anh chàng Mai-cơn vạm vỡ mệt lử, thở dồn dập. Song, bên bị đòn thì vẫn mỉm cười, bình an như không có việc gì xảy ra cả.
    Thấy Mai-cơn không muốn tấn công tiếp, người phiên dịch nhắc nhở: "Hình như bây giờ đến lượt ngài Phạm Ứng Liên xuất chưởng?" Mai-cơn thót mình, lắc đầu lia lịa: "Không, không...", rồi bắt chước thói quen của các võ sư phương Đông, anh ta khoanh tay cúi chào và nói giọng kính phục: "Võ nghệ của ngài thật là lợi hại, thật là cao siêu". Anh ta còn để lại danh thiếp cho Phạm Ứng Liên, rồi mới bước xuống sân khấu.
    Đây là một thực tế khách quan, chúng ta thừa nhận mà chưa hề giải thích được cơ chế của hiện tượng này.
  2. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Thò tay vào vạc dầu sôi
    ...Vào tháng tư năm 1987, có một buổi biểu diễn ca múa nhạc tại phòng ca múa "Quý Tân" của một khách sạn ở thành phố Ngũ Dương (Quảng Châu, Trung Quốc); đang lúc sôi nổi thì người phụ nữ chủ trì buổi diễn bước ra tuyên bố: "... Sau đây là một tiết mục độc đáo: tiên sinh Lương Chính Long từ Hồng Kông tới, sẽ biểu diễn "Nhiệt ứng công"."
    Người ta khiêng ra một chiếc vạc lớn, đường kính tới hơn một mét. Vạc được đặt trên một lò lửa đang cháy rừng rực. Trong vạc, dầu đang sôi, một người vứt vào trong vạc dầu hai, ba mảnh tôn, lập tức những mảnh tôn theo dầu sôi sùng sục, nổi chìm lên xuống. Có thể thấy rõ là nhiệt độ dầu đang rất cao.
    Lương Chính Long bước ra, râu dài, tóc dài, vai khoác một chiếc áo choàng mầu vàng, chân đi giầy vải đen - trang phục của võ phái; ông đứng trước vạt dầu, tĩnh tâm, tĩnh khí, ngưng thân một lát, vận công phát lực, khí theo ý chuyển, hai tay phát động vài chiêu thức như chim ưng vồ mồi, rồi hét lên một tiếng "hây", tay phải thọc thẳng vào vạc dầu sôi, trong khoảnh khắc vớt ra một thanh dùi sắt dài chừng một mét, vứt trên mặt đất. Mọi người vừa thán phục vừa kinh ngạc. Sau đó, mọi người đứng vây quanh Lương Chính Long để quan sát chuyện trò với ông. Người ta chỉ thấy bàn tay phải của ông hơi to hơn bàn tay trái, sau khi vớt vật từ tron dầu sôi ra, da tay phải hơi hồng lên một chút. Ngoài ra không có gì khác cả.
    Lương Chính Long chỉ vào cái đai thắt chặt trên cổ tay và nói: "Thường chỉ sau khi biểu diễn xong, tôi phải toạ công ngay để phát tán hết nhiệt độc. Nhưng lần này, vì không toạ công ngay được, nên tôi phải thắt cái đai này phòng nhiệt độc vào tim."
    Người thường bị bỏng thì da phồng rộp lên và mọng nước, nhưng Lương Chính Long sau bảy ngày chỉ bong đi một lớp da mỏng. Sau mười lăm ngày, lại tiến hành biểu diễn được.
    Khỉ hỏi ông về biệt tài này, Lương tiên sinh kể: "Công phu này gọi là Nhiệt ứng công, thuộc vê nội ngạnh công của Thiếu lâm bắc phái. Trong Thiếu lâm Đạt ma quyền có hai môn "Ứng trảo công" là Nhiệt công và Lãnh ưng".
    Luyện "Nhiệt ứng công" thì tay phải tẩm luyện trong cát nóng, nước nóng. Khi vận động, kinh lực tập trung vào một tay, nhiệt phát tán từ tay có thể nâng cao nhiệt độ của một gầu nước lạnh.
    Luyện "Lãnh ưng công" thì tay phải tẩm luyện trong một khối băng, nếu công phu thành công thì có th ể làm cho nhiệt độ bồn nước hạ thấp xuống.
    Thuở đó, Lương Chính Long sống ở Quảng Châu, ngày ngày đi học phải đi qua một ngõ nhỏ. Lương phát hiện ra một ông già ngày ngày luyện công không hề ngưng nghỉ. Thấy thích thú, Lương ngày nào cũng tới xem ông tập, thế là hai người trở thành sư phụ và đệ tử. Lương Chính Long bắt đầu luyện công từ ngày đó, tới nay đã hơn hai mươi ba năm.
    Năm năm đầu tập luyện công phu cơ bản, sau đó luyện "tháp sa" (cắm tay trong cát được hung nóng). Hai năm sau, luyện tập lấy vật từ nước sôi, sau đó lấy vật từ trong dầu sôi. Hơn hai mươi năm đã tro6i qua, sư phụ họ Đàm đã tạ thế, nhưng Lương Chính Long vẫn ngày ngày luyện tập công phu không hề ngưng nghỉ.
    Lương Chính Long còn biểu diễn, lấy dùi nung đỏ từ trong lò than đá của xưởng luyện gang thép. Đạo diễn vô tuyến truyền hình hôm ấy lấy ngay nhiệt kế giới hạn 400 độ C đo nhiệt nhiệt độ lò than, nhưng nhiệt kế nổ ngay. Ngoài ra, thỉnh thoảng Lương Chính Long còn biểu diễn công phu tay không bóp vụn hai mươi bốn chiếc thìa.
    Thời gian gần đây, ngoài những yêu cầu biểu diễn hoặc đóng phim ở trong nước, Lương Chính Long cũng đã được mời đi biểu diễn công phu ở nhiều nước trên thế giới.
    Một cuốn sách xuất bản cuối năm 1984 ở Mỹ với tựa đề "Thế giới kiện học sĩ đại toàn", ghi chép các kỷ lục công phu của các kỳ nhân, cũng ghi nhận công phu "Nhiệt ứng công" của Lương Chính Long. Sách ghi nhận "Công phu này có thể đương đầu với nhiệt độ 1300 độ C".
  3. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết trên mình copy từ địa chỉ:
    http://langtieu.com/ngoai_cam_ky_dieu_phan_I.htm
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Nguyễn Thế Trường:
    Nhà yoga số một Việt Nam

    Ở tuổi 70, nhà Yoga Nguyễn Thế Trường vẫn khỏe mạnh như một chàng trai 30 tuổi. Ông vẫn có thể dùng một tay xách bao xi-măng rồi bước đi băng băng, hay trồng cây chuối hàng giờ... Thế nhưng, không chỉ là một nhà yoga nổi tiếng, ông còn là một nhà khoa học đích thực.
    Nguyễn Thế Trường thông thạo sáu ngoại ngữ, có sáu bằng đại học. Đây cũng là tác giả, soạn giả, dịch giả của 35 đầu sách. Năm 23 tuổi, Nguyễn Thế Trường tham gia soạn thảo bộ tu thư nổi tiếng tồn tại suốt 30 năm trong nền giáo dục nước nhà. Ở tuổi 72, ông vẫn vác bao gạo nặng 70-80kg một cách nhẹ nhàng. Khi ông luyện tập (ông vẫn đều đặn tập những động tác rất khó như trồng cây chuối hàng giờ hay uốn mình như diễn viên xiếc), những múi cơ bắp vồng lên như quả bưởi.
    Sự xuất hiện gây kinh ngạc
    Vào một ngày cuối năm 1970, tại NXB Ngoại văn, trong chuyến sang Việt Nam công tác, nữ phóng viên Mari của tờ Unita (Italy) xin đăng ký nói chuyện và biểu diễn yoga. Ngày đó, yoga đối với Việt Nam còn là điều gì đó xa lạ và bí ẩn nên người đến dự rất đông. Sau khi nhà báo Mari nói chuyện và biểu diễn minh họa, một người đàn ông nhỏ nhắn, trắng trẻo xin được thử. Thấy ông chẳng có vẻ gì là con nhà võ nên ban tổ chức có phần lưỡng lự nhưng không nỡ từ chối. Đến khi chứng kiến ông biểu diễn thì tất cả đều ngỡ ngàng. Những động tác khó được ông thực hiện một cách nhẹ nhàng, chính xác, uyển chuyển "như một chiếc lá rơi". Ông vừa trồng chuối, vừa dồn phủ tạng lên ***g ngực đến độ nhìn từ phía bụng thấy rõ từng đốt sống lưng; dồn khí làm các cơ lưng, bắp chân, bắp tay và cơ ***g ngực căng tròn như quả bóng khiến cả hội trường ồ lên kinh ngạc. Sự ngạc nhiên được đẩy đến cao độ khi ông thực hiện các động tác thư giãn đã hạ nhịp tim xuống còn dưới 30 lần/phút. Cái cơ thể đầy sức mạnh ban nãy giờ đây lặng lẽ và mềm mại như một chiếc chăn lông, hơi thở chỉ còn như làn gió thoảng. Cả hội trường lặng phắt, vì đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến một nhà yoga Việt Nam bằng xương, bằng thịt với những động tác kỳ bí của mình. Nữ nhà báo Mari, người vừa tu nghiệp yoga tại Ấn Độ về, thảng thốt kêu lên: "Tuyệt vời, thật tuyệt vời. Ông là bậc thầy của tôi!". Sau buổi biểu diễn, ở Hà Nội ngày ấy bắt đầu xuất hiện nhiều giai thoại về một nhà yoga người Việt kỳ bí đến hoang đường.
    Làm khách của nhiều vị lãnh đạo cao cấp
    Những thông tin nửa thực, nửa huyền ảo ấy đến tai vị tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam Vương Thừa Vũ. Vị tướng này liền mời Nguyễn Thế Trường đến biểu diễn tại Viện Khoa học Kỹ thuật Quân sự với thành phần tham dự chủ yếu là bộ đội binh chủng đặc công. Trong cuộc biểu diễn võ nghệ, năm sáu đôi tay rắn như sắt của các võ sĩ đặc công thi nhau đấm vào ông, nhưng lạ thay, ông vẫn đứng vững như không thể lay đổ. Tướng Vũ thốt lên: "Thế chứ, có thế chứ. Cậu thật tuyệt vời!".
    Sau này, nhiều tướng lĩnh Việt Nam đã biết đến ông như tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Phạm Hồng Sơn... Rồi các cán bộ cao cấp cũng mời ông hướng dẫn tập yoga như UVBCT Lê Đức Thọ. Đặc biệt, ông còn tham gia chữa bệnh cho một vị lãnh đạo cao nhất của một nước láng giềng. Sau này, khi ông đã về nước, vị lãnh đạo nói trên nhiều lần mời ông sang hướng dẫn cách luyện yoga cho bạn mình.
    Bị bệnh hen rất nặng
    Thế nhưng ít ai biết Nguyễn Thế Trường (sinh năm 1934 tại Bắc Ninh) vốn mắc bệnh hen (suyễn) nặng. Theo lời ông kể, thuở nhỏ ông là đứa trẻ ốm yếu, có "hộ khẩu thường trú" tại các trạm xá, bệnh viện. Mỗi khi trái gió, trở trời, hoặc chỉ ăn phải hạt ớt cay, ngửi thấy mùi ẩm mốc là cơn hen lại kéo đến. Cứ năm ngày ba cơn, bất kể nửa đêm hay gà gáy, gia đình lại phải đưa ông đến bệnh viện. Bố mẹ ông chạy chữa đủ đường, ai mách gì thì theo nấy: nào uống vỏ cây núc nác, hút lá cà độc dược, nào uống rượu tắc kè... Tất cả đều vô hiệu. Bệnh hen đeo đuổi ông như hình với bóng. Đặc biệt là giai đoạn chiến tranh, do kinh tế khó khăn, lo nghĩ căng thẳng, công việc vất vả nên bệnh cứ nặng dần. Ao ước lớn nhất của chàng thanh niên Nguyễn Thế Trường lúc đó không phải là nhà cao, cửa rộng hay danh vọng mà là được thở... bình thường. Lúc ốm đau, ông mới thấm thía câu nói của cổ nhân: "Trong ba nỗi bất hạnh lớn nhất ở đời thì một là tật bệnh, hai là tuổi già và ba là con hư". Có lần ông hỏi về bệnh tình của mình, vị bác sĩ điều trị nói thẳng: "Bệnh của ông không chữa được đâu. Khi nào ông lên cơn thì tôi cắt cơn cho ông thôi". Khi đó, ông đã nghĩ đến sự quyên sinh.
    Trong những ngày vật lộn với bệnh tật, chợt Nguyễn Thế Trường nhớ đến cuốn sách dạy yoga mà các bạn Trung Quốc đã tặng khi ông sang đó tu nghiệp. Cuốn sách chỉ khoảng 60 trang, viết bằng chữ Hán cổ, có hình minh họa. Ông đọc kỹ và nảy ý định tập yoga để tự chữa bệnh cho mình. Cũng từ buổi đó, lặng lẽ, kiên trì, ông tập dần các động tác, các tư thế: nền, cá, kìm, rắn, chấu, cung... từ dễ đến khó. Phương pháp chữa bệnh của ông là kết hợp giữa luyện tập yoga và dùng các loại thuốc. Cứ mỗi khi cảm thấy gần lên cơn là Nguyễn Thế Trường lại uống thuốc và tập. Liều lượng tập tăng lên và liều lượng thuốc giảm dần. Số lần lên cơn cũng thưa dần, từ chỗ mỗi ngày một cơn giảm xuống còn ba ngày hai cơn, rồi hai ngày một cơn...
    Điều chỉnh nhịp sinh học - bản chất vĩ đại của yoga
    Theo Nguyễn Thế Trường, bản chất của yoga là sự cân bằng của cơ thể với môi trường. Trời nóng thì họ mát, trời lạnh thì họ nóng. Cơ thể của họ luôn được điều chỉnh để thích ứng, hòa nhập với môi trường. Con người và thiên nhiên hợp nhất. Ngay cả đồ ăn, thức uống cũng tự nhiên như trời đất sinh ra thế nào thì dùng như thế. Thực chất yoga là dạy cho con người làm chủ chính mình. Do đó, việc điều khiến trí não cực kỳ quan trọng. Những động tác chỉ là phương tiện để cho những nhà yoga đạt được mục đích làm chủ bản thân đến độ dùng lý trí để hòa mình vào vũ trụ.
    Ở tuổi 70, nhà Yoga Nguyễn Thế Trường vẫn khỏe mạnh như một chàng trai 30 tuổi. Ông vẫn có thể dùng một tay xách bao xi-măng rồi bước đi băng băng, hay trồng cây chuối hàng giờ... Thế nhưng, không chỉ là một nhà yoga nổi tiếng, ông còn là một nhà khoa học đích thực.
    Năm 23 tuổi, ông đã cùng với các nhà khoa học lừng danh khi đó như các cụ Hoàng Ngọc Phách, Ngô Tất Tố, Vũ Đình Liên, do giáo sư Hoàng Tụy làm tổ trưởng, soạn bộ tu thư nổi tiếng trong nền giáo dục nước nhà. Thông thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Lào, tiếng Phạn cổ... ông còn là tác giả, dịch giả, soạn giả của 35 cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực. Cách nay 10 năm, ông được Nhà nước Campuchia tặng thưởng huân chương vì đã cùng với một số đồng nghiệp nước bạn soạn bộ từ điển đồ sộ về tâm lý giáo dục, đối chiếu bốn ngôn ngữ: Việt, Pháp, Nga, Khơme. Năm 2004, ông cho xuất bản cuốn sách được coi như là một cẩm nang cho bạn trẻ bước vào thế kỷ XXI: "Hành trang thời đại kinh tế tri thức". Năm 2006, ông dự định biên soạn một cuốn sách về các danh nhân thế giới và một cuốn về kinh tế toàn cầu.
    Thể thao TP Hồ Chí Minh
    (nguồn: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=46&sub=121&article=53135 )
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có thể đề nghị người đó đeo kính, che mặt, không nêu tên tuổi, địa chỉ,.. rồi ra trước trường quay biểu diễn cho mọi người thưởng thức được chứ?
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 11/03/2006
  6. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    CÁc dị nhân này cũng có người đưọc truyền tụng trên TTVNOL đấy .
    ---------------------------------
    Lật tẩy các trò ma giáo
    Ông Đức yêu cầu 5 người quay mặt lại, đối diện với Tứ. Để tránh hiện tượng ám thị hoặc thôi miên, ông yêu cầu 5 người cùng nhắm mắt. Lần thứ hai, Tứ cũng tung chưởng ầm ĩ mà không thấy ai ngất xỉu. Lần thứ ba, mọi người đều mở mắt, song cả 5 đều khẳng định không thấy có cảm giác gì...
    Ông Tuệ Đức từng là giáo viên của ĐH Kiến trúc Hà Nội nhưng đã nghỉ hưu sớm để có thời gian nghiên cứu khoa học. Ông là một trong những thành viên sáng lập Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (viết tắt là UIA), để tập hợp các nhà khoa học cùng nghiên cứu, đóng góp trí tuệ cho xã hội. Ngoài việc nghiên cứu, ông còn là một người chuyên lật tẩy những trò bịp mang màu sắc mê tín dị đoan.
    Cách đây vài năm, dư luận cả nước xôn xao về hiện tượng một người đàn ông tên Đỗ Hồng Tứ ở Quảng Nam có khả năng phóng chưởng khiến người dính chưởng bị... ngất. Để người ngất tỉnh dậy, anh ta chỉ cần tung ra chưởng nữa. Người ta tung hô rằng anh ta có khả năng đặc dị, một nhà yoga siêu việt, một thiền sư lỗi lạc. Ai bị bệnh, được ?othầy? chưởng cho một cái, tức truyền cho ít năng lượng là khỏi ngay.
    Từ những lời đồn đại đó, xe cộ với các biển số trong Nam, ngoài Bắc xếp từ nhà Tứ cho đến cuối làng. Tiền của anh ta thu về không biết bao nhiêu mà kể, bởi vì chỉ cần tung chưởng đã có mấy trăm nghìn đồng, trong khi, mỗi ngày tung cả trăm chưởng mà chẳng mất tí năng lượng nào. Người ta nhìn Tứ như hiệp khách trong truyện chưởng.
    Tứ yêu cầu UIA chứng nhận khả năng của anh ta để anh ta yên tâm hành nghề chữa bệnh cứu nhân độ thế. Một ngày, Tứ cùng 10 đệ tử cả nam lẫn nữ bước xuống từ chiếc xe 14 chỗ và đòi làm thí nghiệm ngay. Tuy nhiên, ông Tuệ Đức chưa cho Tứ thực nghiệm cốt để Tứ không thể vin vào cớ vừa đi xa, mệt nên chưởng không ra. Sau 3 ngày nghỉ ngơi, thăm thú Hà Nội, Tứ xin được thí nghiệm. Có rất nhiều nhà khoa học đến chứng kiến buổi thí nghiệm này.
    Tứ yêu cầu được thực hiện với 10 đệ tử của mình, tuy nhiên, yêu cầu đó bị từ chối. 5 người trong UIA được chọn làm ?obia? để anh ta chưởng, gồm cả thanh niên, người già, phụ nữ. 5 người ngồi thẳng hàng, quay lưng lại phía Tứ. Hội đồng khoa học sẽ chỉ qua sơ đồ để Tứ chưởng, như vậy không ai được biết mình sẽ bị chưởng trước để tránh hiện tượng tự kỷ ám thị. Ông chỉ hết người này đến người khác, Tứ vận công, song chưởng phóng ra liên tiếp mà không thấy ai bị lay động.
    Ông Đức yêu cầu 5 người quay mặt lại, đối diện với Tứ. Để tránh hiện tượng ám thị hoặc thôi miên, ông yêu cầu 5 người cùng nhắm mắt. Lần thứ hai, Tứ cũng tung chưởng ầm ĩ mà không thấy ai ngất xỉu. Lần thứ ba, mọi người đều mở mắt, song cả 5 đều khẳng định không thấy có cảm giác gì. Như vậy, anh ta cũng không hề có khả năng thôi miên.
    Để tìm ra trò bịp của Tứ, ông Đức cho phép Tứ chưởng người do Tứ chọn. Một cô gái là đệ tử của Tứ xung phong thí nghiệm.
    Ông Đức đưa ra 2 yêu cầu: Cô gái phải nhắm mắt và khi nào ông ra ký hiệu Tứ mới được chưởng. Tứ phát chưởng liên hồi, cô gái đã ngất. Tứ chưởng tiếp, cô ta lại tỉnh dậy. Hội đồng khảo nghiệm cho rằng, chưởng 6 người được một đã là tài năng xuất chúng. Tuy nhiên, không ai công nhận kết quả này, bởi vì, khi Tứ hì hụi chưởng thì cô ta không ngất, mà khi dừng chưởng cô ta lại từ từ lăn ra sàn. Vì cô gái nhắm mắt nên không biết Tứ chưởng lúc nào. Khi ký hiệu chưởng cho cô ta tỉnh dậy, Tứ cũng chưởng đến vã mồ hôi mà cô ta vẫn thiêm thiếp mê man. Nhưng khi ông Đức nói: ?oChưởng cho cô ta tỉnh dậy đi?, nhưng lúc đó không chưởng, thì cô ta từ từ tỉnh dậy, cứ lơ ngơ như thể hồn mới ở thế giới khác nhập về.
    Đợi lúc mọi người về hết, ông Đức ôn tồn:
    - Anh và Phật ai giỏi hơn?
    - Cháu sao so với đức Phật cao siêu được! - Tứ đáp.
    - Đức Phật lúc tại thế còn không dám để ảnh thờ, sao anh đang sống sờ sờ mà lại để ảnh thờ cho người khác vái lạy? Làm như thế chẳng phải anh coi mình còn hơn cả Phật? Anh cần phải rèn lại tâm đức, không nên tuyên truyền nhảm nhí để mê hoặc mọi người làm tổn công đức.
    Tứ vâng vâng dạ dạ, rồi không kịp dùng bữa cơm do UIA mời, cùng đám đệ tử trốn về mất. Cũng sau buổi ấy, chính quyền tỉnh Quảng Nam quản lý Tứ chặt hơn.
    Chuyện những người hoang tưởng
    Năm 2004, người dân ở Quảng Trị nô nức kéo đến nhà ông Đ. vì tin đồn: Đ. có khả năng phóng năng lượng chữa bách bệnh. Trong nhà anh ta có rất nhiều người xì xụp khấn vái, lễ vật tràn trề cả ra ngoài sân. Biết tin ấy, ông Đức đã thảo một bức thư yêu cầu Đ. ra Hà Nội để UIA nghiên cứu.
    Nhận được lời mời, Đ. háo hức bắt xe ra Hà Nội, với tham vọng sắp được nổi tiếng. Bài thí nghiệm Đ. thực hiện là phóng năng lượng vào cốc nước. Ông Đức cho anh ta nghỉ ngơi gần một tháng tại UIA để làm quen với môi trường, bởi những năng lượng tâm thức chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi môi trường phù hợp, tinh thần sảng khoái.
    Ông Đức rửa sạch 2 chiếc cốc rồi rót đầy nước tinh khiết, sau đó dán giấy, ghi số 1 và số 2. Trước mặt các nhà khoa học, Đ. vận công, đọc thần chú rồi phóng chỉ... tuồn năng lượng vào cốc 1. Ông Đức hỏi: ?oCó năng lượng không??. Đ. khẳng định: ?oNăng lượng rất đậm đặc?. Sau đó, ông khiêng chiếc tủ kính được lau cồn rất sạch bảo Đ.: ?oAnh cho hai chiếc cốc này vào tủ để tránh bụi bặm làm hao hụt năng lượng?. Ông giao chìa khóa tủ cho Đ.
    Sáng nào cũng vậy, mỗi khi ngủ dậy, Đ. lại mở tủ xem xét và khẳng định cốc 1 vẫn tràn trề năng lượng, cốc 2 thì không có gì. Tuy nhiên, đến ngày thứ 7, ông Đức cho anh ta biết một sự thực: Ngay từ tối đầu tiên, ông đã dùng chìa khóa khác mở tủ và đổi giấy dán cốc 1 thành cốc 2. Một cảnh khá hài hước: Khi xem lại hình ảnh đổi cốc mà các cán bộ UIA quay bằng camera, Đ. đột nhiên lăn ra ốm nặng. Tuy nhiên, anh ta không sử dụng được năng lượng đặc biệt tự có để chữa bệnh cho mình. Đích thân ông Đức đã dùng các phương pháp dưỡng sinh để xoa bóp, hồi phục sức khỏe cho anh ta. Đ. mau chóng khỏe trở lại. Nghe lời giải thích của ông Đức, anh ta mới ngộ ra rằng do đọc quá nhiều sách về luyện nội công nên bị ám thị, huyễn tưởng rằng mình có năng lượng thực sự. Anh ta còn cảm ơn ông Đức đã phá bỏ được sự hoang tưởng trong đầu anh ta. Đây là một kiểu bệnh tâm thần phân lập dạng hoang tưởng.
    (Theo Công An Nhân Dân)
  7. muoi_mot

    muoi_mot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2002
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Chào voiconlontalonton.
    Mình chưa hiểu ý của bạn nên chia 2 trường hợp:
    Mình biết copy từ chỗ này rồi paste vào chỗ kia. Thế thôi! Theo bạn, nguồn như thế nào mới là nguồn đáng tin cậy?
    Chứng minh để làm gì nhỉ? Trong box này có người có khả năng nhìn được như trên đấy. Nếu để thưởng thức, thoả mãn hiếu kỳ thì ko biết có chịu ko?
    Được muoi_mot sửa chữa / chuyển vào 14:38 ngày 12/03/2006
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Nguồn phải có giấy phép của bộ văn hoá thông tin chẳng hạn, hoặc cá nhân có uy tín xác nhận, vì những chuyện như thế rất khó tin ạ.
    Còn đoạn dưới em đề nghị ý tưởng đó xem có thể giúp khán giả không, chẳng liên quan đến cái trên
    Chứng minh để làm gì nhỉ? Trong box này có người có khả năng nhìn được như trên đấy. Nếu để thưởng thức, thoả mãn hiếu kỳ thì ko biết có chịu ko?
    [/QUOTE]
    Chứng minh để làm gì nhỉ?
    Thế không chứng minh thì làm gì nhỉ? Nếu bác đó không thích phiền phức, tiếng tăm thì chứng minh với không chứng minh có khác gì nhau, như mặt trời chiếu sáng giữa hư không đâu cần phải chứng minh cái gì?
    Coi như tạo duyên lành cho những người chưa tin tưởng được mở mắt, thế chẳng tốt sao bác?
    Bác nào có khả năng có thể cho biểu diễn cho em xem được không ạ? Em xin thề trên danh dự, thề độc, thề bất kì kiểu gì là sẽ không làm gì phiền phức đến bác cả.
    Hoặc hẹn đến quán cafe nào rồi biểu diễn phát, xong ai đi đường nấy chẳng ai biết ai, em chỉ phải cái hiếu kì thôi, bác muoi_mot xem có giúp em được không?
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 13/03/2006
  9. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Bác muoi_mot nhắn với cao thủ trong box đấy là thôi khỏi cần ngài phải xuất hiện trước đám đông thiên hạ. Em mời ngài đến 1 cái phòng kín, nhờ ngài thi triển thần công đọc nội dung trong phong bì dán kín. Em chỉ viết có 6 chữ cái thôi, ngài viết ra được thì em nguyện biếu ngài 10.000m2 đất trên Ba Vì để ngài làm nơi tu hành còn nếu ngài không đọc được thì em cũng biếu ngài 10.000m2 ... biển để ngài tắm gội cho bớt phét lác.
    Nghiêm Tân ở TQ chắc dạo này bị tình báo TQ bắt đi làm nghiên cứu rồi nên bớt ba hoa rồi nhỉ.
  10. Atlantic81

    Atlantic81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Chuyện báo chí, hôm nay ca ngợi ngày mai tố cáo là bình thường. Cùng báo Công An Nhân Dân mấy lần đăng bài ca ngợi Đỗ Hồng Tứ (cho điện 220v chạy qua người, nuốt thuỷ tinh), bây giờ lại quay ra chê bai

Chia sẻ trang này