1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức bóng bàn thế giới

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi springforever, 22/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Để chuẩn bị cho giải VĐTG tổ chức tại Zagreb cuối tháng 5 này, hầu hết các cường quốc pingpong trên TG đều đang ráo riết chuẩn bị. Cũng chính vì vậy giải Slovenia open và Croatia Open năm nay đắt khách không ngờ. Hầu như toàn bộ các tay vợt mạnh đều có mặt, nữ có Zhang Yining, Wang Nan, Li Xiaoxia, Guo Yan, Guo Yue, Li Jia Wei, Lin Ling và Wang Yue Gu. Nam có đủ mặt ĐKVĐ Olympic Ryu Seung Min, VĐTG Wang Liqin, VĐWC Ma Lin cùng ĐKVĐ Protour Grand Finals và Asian Games Wang Hao, ĐKVĐ Châu Âu Samsonov cùng Timo Boll và Oh Sang Eun, Chen Qi. Chắc chắn người được lợi là khán giả tại các nước này (và cũng mong là video được cập nhật nhanh trong lúc acc mega còn hiệu lực). (nguồn ITTF)
  2. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    ITTF vừa công bố bảng xếp hạng năm mới 2007 và không có nhiều bất ngờ xảy ra. Trên bảng xếp hạng U21, Ma Long và Guo Yue bảo toàn được vị trí dẫn đầu mà không có nhiều trở ngại, kế thừa vị trí của hai người này tại bảng xếp hạng U18 là Ding Ning và Jun Mizutani. Trên BXH nữ, ba vị trí đầu lần lượt thuộc về Zhang Yining, Wang Nam và Guo Yan. Trên BXH nam, Wang Liqin vẫn vững vàng ở ngôi số 1, MA Lin số 2, có một sự đổi ngôi nho nhỏ (đã được nhiều người trong box ta dự đoán trước) là việc Wang Hao, sau khi giành một loạt các danh hiệu vô địch gần đây, đã leo lên thứ 3, đẩy Boll xuống thứ 4. Các vị trí còn lại trong top 10 là Samsonov, Chen Qi, Oh Sang Eun, Ruy Seung Min, Schlager và Hou Yingchao. Thật ngạc nhiên khi Hou qua mặt một loạt nhân tài để có mặt trong top 10 (Hou không có vị trí chính thức tại tuyển TQ, những người có vị trí chính thức khác đều xếp thấp hơn, Hao Shuai 16, Ma Long 19). Đối với khu vực ĐNA, Gao Ning đã leo vào top 30 (thứ 28) xếp trên cả Suss, Lee Jung Woo hay Ko Lai Chak, Chila. Với VN, Đoàn Kiến Quốc có vị trí cao nhất 259, Tuấn Quỳnh 265, Nam Hải 329, Đoàn Trọng Nghĩa 461, Đinh Quang Linh 705 thấp hơn cả cây vợt 15 tuổi của TQ Xu Ke 129)
  3. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    có khi các ông này đánh ko lại thằng nhóc 15 tuổi Trung Quốc đâu,như thằng Ma Long năm nay vừa mới 18 đã nằm trong team quốc gia rồi còn gì....sao bóng bàn VN yếu thế nhỉ,ngày xưa cũng có thời đi thi đấu vô địch Châu á,cũng có người đạt hàng topten thế giới,thế mà giờ tòan hạng 2xx ko...
  4. untitled

    untitled Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    Bạn toingannamdoi quả là đưa tin rất chuyên nghiệp. Đầy đủ các thông tin mà anh em quan tâm, bình luận hấp dẫn.
    Theo như untitled biết thì hình như hạt giống số 3 và số 4 không có gì khác nhau trong phương pháp sắp xếp các giải đấu hiện nay của ITTF. Có lẽ chỉ khác khi chỉ có 3 hạt giống (3 suất trống). Việc đẩy Boll xuống có lẽ có hai mục đích là: 1. Làm Boll càng khó trở lại số 1 và 2 hơn. 2. Làm Boll "trầy trật" hơn trong các giải mà 3 top TQ không tham gia đủ hoặc chỉ có 3 hạt giống. (Cái này thì chắc là ít thôi, không như anh em trong box cho rằng cái này là mục đích chính) 3. Thể hiện rõ hình ảnh độc tôn của bóng bàn TQ.
    Cái 3 này thể hiện qua cả việc Hou Yingchao trở thành tay vợt phòng thủ số một thế giới, qua mặt Chen Weixing và Joo Se Hyuk.
  5. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử bóng bàn thế giới
    Phần 1: Olympic
    Bất cứ một môn thể thao nào cũng vậy, được đưa vào chương trình Olympic là một vinh dự to lớn và cũng là động lực thúc đẩy môn thể thao đó phát triển. Bóng bàn không phải là ngoại lệ. Giải vô địch thế gới được tổ chức lần đầu từ năm 1926 tại London nhưng mãi 62 năn sau nó mới được đưa vào chương trình của Thế vận hội. Có được thành quả này là do những nỗ lực vận động không mỏi mệt của những người yêu môn bóng nhựa. Và tại Olympic 1988 tổ chức tại Seoul, bóng bàn đã được góp mặt và từ đó trở thành một trong những môn thu hút nhất của Thế vận hội mùa hè. (Các nội dung được thi đấu là đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ nhưng em chỉ xin trình bày một vài hiểu biết về nội dung đơn nam thôi).
    Có thể nói, 1988 là thời kỳ hoàng kim của bóng bàn Hàn Quốc. Với môn bóng nhựa lúc đó mà nói, Jiang Jiliang (Dương Gia Lương) của TQ mới là tay vợt số 1 vì anh đang là ĐKVĐ TG. Ngoài ra phải kể đến Persson, Waldner của Thuỵ Điển và cây vợt đang lên Gatien của Pháp. Tuy nhiên người Hàn Quốc rất tự tin vì họ có những cây vợt khá tốt như Kim Ki Taek và đặc biệt Yoo Nam Kyu. Không ngoài dự đoán, dưới sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả nhà, hai tay vợt HQ lừng lững gặp nhau tại chung kết. Yoo Nam Kyu đi vào lịch sử với tư cách là tay vợt đầu tiên vô địch Olympic. 4 năm sau tại Barcelona, Waldner đã thẳng tiến đến chức vô địch, bại tướng của anh trong trận chung kết là Jean Philippe Gatien, người chỉ 1 năm sau đã lên ngôi VĐTG. Có thể nói thất bại này là một sự sỉ nhục với người TQ khi hai kỳ Olympic liên tục họ tuột mất chức vô địch đơn nam (Deng Yaping vô địch đơn nữ năm này và từ đó chức vô địch đơn nữ luôn là của TQ, 1996 ?" Yaping, 2000 ?" Wang Nan, 2004 ?" Zhang Yining). Nhưng cũng từ đây một thế hệ mới của bóng bàn TQ nảy sinh mà dẫn đầu là Liu Guoliang và Kong Linghui. Tại Atlanta 1996, Liu đã là người TQ đầu tiên vô địch đơn nam tại một kỳ Thế vận hội (thắng Wang Tao). Sydney 2000, Liu không duy trì được phong độ nhưng Kong lại chơi không thể hay hơn. Chiến thắng Persson tại BK, anh lọt vào chung kết với Waldner (thắng Korbel). 5 séc chung kết đã diễn ra trên cả tuyệt vời, hai tay vợt được coi là thanh lịch nhất trong mônbóng bàn đã cống hiến một trấn đấu có lẽ là hay nhất trong lịch sử các kỳ Olympic: từng pha tấn công, từng quả service đều được nâng lên thành một nghệ thuật, Kong chiến thắng xứng đáng 3-2. (Em có xem qua clip này và quả thực nó để lại những cảm xúc khó quên). 4 năm sau, Athens 2004, TQ cử tới một đội ngũ vô cùng hùng hậu gồm Ma Lin, Wang Hao và Wang Liqin (bây giờ đây vẫn là bộ ba kinh hoàng của bóng bàn thế giới), Kong là nhà ĐKVĐ đầu tiên không có cơ hội bảo vệ danh hiệu. Nhưng trớ trêu thay, đây lại là một kỳ Olympic thất bại chua cay của TQ. Ma Lin đã thua một cách lãng xẹt 2-4 trước Waldner còn Wang Hao thắng thuyết phục Wang Liqin 4-1 (lần hiếm hoi Hao thắng được đàn anh tại các lần thi đấu Quốc tế). Ai cũng cho là Ryu Seung Min (HQ) không phải là đối thủ của Hao nhưng chính cây vợt dọc chơi theo lối cổ điển (chỉ đánh được một mặt vợt) đã làm được điều không thể, thắng Wang Hao 4-2 và trở thành người HQ thứ 2 vô địch. Wang Liqin đạt HCĐ sau khi đã trình diễn một phong độ siêu hạng, hoàn toàn áp đảo Waldner với tỷ số 4-1. Như vậy qua 5 kỳ Olympic thì chỉ có Waldner là người châu Âu duy nhất lên ngôi. 4 lần còn lại chia đều cho HQ và TQ, hai cường quốc bóng bàn hàng đầu. Sang năm Olympic sẽ được tổ chức ở TQ và họ đang rất quyết tâm đoạt chức vô địch để vượt lên tất cả. Với phong độ hiện nay rất khó để Ryu làm được điều thần kỳ là bảo vệ vương miện (cho đến nay chưa ai làm được) khi một loạt các cây vợt đã xuất hiện. Theo ý kiến cá nhân em, các ứng viên hàng đầu là Boll, Wang Hao (gần như có một vé), Ryu (dĩ nhiên vì là ĐKVĐ) và Samsonov. Nếu có mặt thì Chen Qi, Ma Long, Wang Liqin, Ma Lin đều là những cái tên cần chú ý. Bên cạnh đó có lẽ Schlager, Li Ching, Ko Lai Chak hay Chuan Chih Yuan chỉ đóng vai trò phá đám nhiều hơn.
    Được toingannamdoi sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 17/01/2007
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Muốn trả lời câu hỏi này thì DKNY cứ vào sân Hoa Lư xem tuyển TP tập, chưa nói tới tiêu cực từ Bộ cho tới HLV, chỉ nói tới cách tập của VĐV và phong cách, vẻ mặt của VĐV đều nói lên một vẻ rất... thất học và láu cá. Ng nhân thì các bác tự mà tìm hiểu.
    Nhìn lại hình các vị tiền bối, thấy một phong cách chững chạc và nét mặt vui vẻ hoà nhã là thấy khác nhau một trời một vực...
  7. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    chán..àh mà thằng Huy Bảo vẫn còn trong tuyển TP chứ hả anh N..
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Huy Bảo là một trong những thằng được nhất ở đó, nhưng nó đâu có theo ngề BBàn ? nó tuyên bố là nó sẽ làm Bác sỹ mà ! Hiện TP không có thằng nào phải kêu nó đánh. Thằng Khiêm cũng đánh tốt, nhưng bị "xếp" đì.
    N có mấy thằng bạn từng nằm trong đội tuyển, giờ nó ra đi học ĐH hết, thằng vào Giao thông, thằng vào Kiến Trúc, ..
    Nói chung là nó ít va chạm với cao thủ, nhóm còn lại toàn là đồ dõm, đồ xịn thì chỉ xem bb là môn thể thao, chứ ko phải nghề. Còn bọn chuyên thì mặt ngước lên trời, chả có hoà đồng.
  9. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    anh Nhân cho em hỏi ông Khiêm là Lưu Khải Khiêm hay là anh Khiêm em anh Phong của bộ công an...trên Kỳ Hòa 2 có ông tên Khiêm,em ruột của ông Phong đánh ác lắm,cũng ko thua tuyển TP gì đâu...
  10. dangkhoavr6

    dangkhoavr6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    khiêm mà nhân nói chính là lưu khải khiêm đó . còn khiêm em của phong công an thì anh không biết . Lưu khải khiêm xuất thân từ lò bóng bàn q.5 , đã từng qua q.7 mình thi đấu rùi đó .

Chia sẻ trang này