1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức bóng bàn thế giới

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi springforever, 22/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Croatia open là giải protour đầu tiên trong năm nên thu hút nhiều cao thủ và đã có bất ngờ xảy ra ở vòng 1/16. Li Ching thua Lee Jung Woo, Chuan Chih Yuan thua Ko Lai Chak; ĐKVĐ Olympic Ryu Seung Min tiếp tục phong độ thất thường, anh thua cây vợt Nga Alexei Smirnov 2-4 (11-8,11-8, 10-12,10-12, 5-11,7-11), vòng tới đối thủ của Smirnov là tay vợt thủ Chen Weixing. Ngược lại với Ryu, các tay vợt đồng hương như Lee Jung Woo, Oh Sang Eun đều đi tiếp. Tất cả các tay vợt TQ dự giải (Liqin, Wang Hao, Ma Lin, Chen Qi, Ma Long, Hao Shuai) đều có mặt tại vòng sau. Khu vực ĐNA có 2 tay vợt là Gao Ning và Yang Zi. Điều thú vị là tại vòng 1/8 sẽ có rất nhiều cuộc đấu nội bộ: Wang Liqin-Ma Long, Ma Lin-Hao Shuai, Gao Ning-Yang Zi, Oh Sang Eun-Joo Se Hyuk, các cặp đấu còn lại cũng rất đáng chú ý Schlager tái đấu với Wang Hao chỉ sau có hơn 1 tháng kể từ Protour grand finals, Ko Lai Chak gặp Chen Qi, Samsonov gặp Lee Jung Woo.
  2. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Croatia tiếp tục diễn ra sôi động với một loạt bất ngờ. Tại vòng 1/8, Schlager đã thanh toán được món nợ đã vay Wang Hao trong năm 2006 khi thắng 4-2 (11-5, 9-11, 14-16, 11-8,11-9, 11-4), Ma Lin gục ngã với tỷ số tương tự trước Hao Shuai và Chen Qi thua Ko Lai Chak cũng bằng tỷ số 2-4. Sau khi hạ được Ryu, Smirnov tiếp tục phong độ chói sáng, anh đánh bại Chen Weixing 4-2 và đặc biệt Ma Long cho Wang Liqin phơi áo 4-1.
    Tại tứ kết, Ko Lai Chak không thể làm gì trước một Ma Long quá mạnh, anh thúa trắng 0-4, Kinh Kong Samsonov cụng hạ được Schlager bằng tỷ số trắng. Hao Shuai tiếp tục là khắc tinh của Oh Sang Eun (thắng 4-2) còn bước tiến thần tiên của tay vợt ĐNA Yang Zi bị Smirnov phũ phàng chặn lại. Tại bán kết Ma long sẽ gặp Sam còn Hao Shuai gặp Smirnov.
  3. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Con đường kỳ diệu của Smirnov cuối cùng cũng bị chặn lại tại BK, anh thua nhanh Hao Shuai 0-4, tương tự là việc Ma Long thua trắng Samsonov do mất quá nhiều sức trong trận thắng Wang Liqin tại TK. Gặp nhau trong trận đấu cuối cùng, Hao Shuai thanh toán sòng phẳng món nợ đã vay của Sam từ TK giải này năm ngoái, Hao thắng 4-2 (11-7, 11-7, 10-12, 9-11, 13-11, 12-10). Đây là danh hiệu protour đầu tiên của Hao.
    Về giải nữ, vẫn như thường lệ Guo Yue thắng Wang Nan 4-3 và bảo vệ được danh hiệu vô địch, Wang Hao-Ma Lin vô địch đôi nam (thắng cặp Lee Jung Woo-Cho Eon Rae), Li Xiaoxia-Chen Qing vô địch đôi nữ, như vậy người TQ chiến thắng tại cả 4 giải, không biết nên vui hay buồn nữa.
  4. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời, chỉ có thể dùng hai từ đó để nói về chiến thắng 4 sao của Ryu Seung Min trước Wang Liqin tại tứ kết Slovenia Open. Ryu thắng nhanh 11-9, 11-4, 11-8, 11-4 và có thể nói đây là một trong những lần hiếm hoi Ryu thắng được Wang tại các giải đấu. ĐKVĐ Croatia Open Hao Shuai cũng dừng bước trước Ma Lin còn Joo Se Hyuk dù bắt Wang Hao phải chiến đấu đủ 7 séc nhưng cuối cùng cũng thất thủ, thật đáng tiếc cho Joo vì anh đã dẫn trước 3-2 và thua ở séc 6 với tỷ số 14-16. Chen Qi lại thua trước một người HK, lần này là Li Ching, người sẽ đụng Ryu ở BK. Trận BK còn lại là cuộc đấu nội bộ Ma Lin-Wang Hao. Một vòng BK thú vị vì cả 4 tay vợt đều cầm vợt dọc. Thời gian sẽ trả lời xem ai là cây vợt dọc số 1 thế giới hiện tại.
  5. quoctung160

    quoctung160 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Thôi rồi WANG liqin thần tượng của em sao lại kem như thế,
  6. dangkhoavr6

    dangkhoavr6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    cây vợt dọc số 1 lúc này là WANG HAO , tại giải slovenia open , trận chung kết lại là cuộc tái ngộ trận chung kết của olympic athen khi WANG HAO gặp lại RYU SEUNG MIN ở trận chung kết nhưng kết quả lại khác hoàn toàn . WANG đã chiến thắng RYU với 4 sec trắng và lên ngôi vô địch.
    http://www.ittf.com/Protour_new/Stories_detail.asp?ID=11031&PT_Title=Slovenian+Open&Year1=2007&
  7. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    hehe vậy là Penhold thống trị bóng bàn thế giới gòi
  8. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử bóng bàn thế giới:
    Phần 2: Giải vô địch thế giới
    Hiện nay, người Trung Quốc đang làm mưa làm gió tại tất cả các giải thuộc hệ thống thi đấu của ITTF, ĐKVĐ TG cũng là một người Trung Quốc (Wang Liqin). Tuy nhiên lật lại lịch sử của giải đấu này (vốn được xem là danh giá thứ 2, sau Olympic) cũng có không ít điều thú vị.
    Nước Anh được coi là quê hương của bóng bàn nên không có gì ngạc nhiên khi London vinh dự là thành phố đăng cai giải vô địch lần thứ nhất vào năm 1926. Tuy nước chủ nhà rất mạnh vào thời điểm đó nhưng chức vô địch rốt cuộc lại thuộc về một tay vợt đến từ Hungary: Jacobi Roland. Thậm chí chức vô địch gải lần thứ 2 (1928) cũng thuộc về một tay vợt Hung, tên anh là Zoltan Mechlovits. Cả giải 2 đầu này trận chung kết luôn là cuộc đấu nội bộ của người Hung. Giai đoạn 1928-1939, giải được tổ chức hàng năm, ưu thế luôn thuộc về các tay vợt châu âu, lý do vô cùng đơn giản, do địa lý cách trở và khó khăn về kinh phí nên các tay vợt châu á không có mặt. Nước Anh cuối cùng cũng có một nhà vô địch khi tại giải lần 3, Fred Perry đánh bại Szabados để lên ngôi. Một năm sau, Victor Barna tiếp tục giữ ngôi vua lại cho xứ sở sương mù. Tuy bị Szabados quật đổ một lần vào năm 1931 nhưng liên tiếp vào các năm 1932, 1933, 1934, 1935 Barna là ông vua của bóng bàn thế giới. Mãi đến năm 1936, Kolar Stanislav lần đầu tiên phá vỡ thế song mã của Hung và Anh. Vana Bohumil là tay vợt thứ hai không thuộc 2 quốc gia trên VĐTG trước thế chiến 2, chức VĐ năm 1937 và 1939 đều thuộc về Richard Bergmann (Anh). Trong gần 10 năm liền (1940-1946), giải không được tổ chức do chiến tranh. Năm 1947, giải được tổ chức lại cũng tại Anh và Vana lại lần thứ 2 vô địch. 4 chức vô địch sau đó đều thuộc về Anh với hai tay vợt cực mạnh Leach Johnny (1949, 1951), Bergmann (1948, 1950). Năm 1952 đi vào lịch sử khi Sato Hiroji là người châu Á đầu tiên vô địch, một năm sau Sido Ferenc đòi lại ngôi vua cho châu Âu nhưng chức vô địch của Sato cho thấy tiềm nămg thực sự của bóng bàn châu Á. Quả thực trong 4 năm (1954-1957) các tay vợt Nhật làm mưa làm gió, Ogimura và Tanaka thay nhau vô địch. Từ năm 1959 trở đi, giải VĐTG được tổ chức với chu kỳ 2 năm/lần. Cũng từ đây các cây vợt TQ bắt đầu tạo được dấu ấn với chức vô địch của Rong Guotan. Trong 3 lần liên tiếp sau đó hai cây vợt Li Furong và Zhuang Zedong đều gặp nhau trong trận đấu cuối cùng, Zhuang thắng cả 3 lần. Tuy nhiên trong vòng một hơn thập kỷ 1967-1979, người Nhật là những người chiếm ưu thế với 4 chức vô địch (Nobuhiko Hasegawa ?" 1967, Itoh Shigeo ?" 1969, Konoh Mitsuru ?" 1977, Ono Sheiji ?" 1979), xen vào đó là ba chức vô địch của Stellan 2 Bengtsson (Thuỵ Điển) ?" 1971, Xi Enting (TQ) ?" 1973 và Itsvan Joyner (Hungary) ?" 1975. Thập kỷ 80, bóng bàn TQ khẳng định ưu thế vượt trội bằng bốn chức vô địch liên tục của Guo Yenhua (1981, 1983), Jiang Liliang (1985, 1987). Vào năm 1989, người lên ngôi là cây vợt Jan Ove Waldner của Thuỵ Điển, tiếp đó đồng hương của anh Jorgen Persson lại đứng trên bục cao nhất. Năm 1993, Jean Phillippe Gatien với lối đánh đôi công cực nhanh là người đạt vương miện. Sau cú sốc này (3 lần liên tiếp mất chức vô địch), TQ trình làng một thế hệ VĐV mới đánh dấu bằng chức vô địch của Kong Linghui. Tuy mất chức vô địch vào tay Waldner năm 1997 (anh lên ngôi mà không thua một séc nào, trong đó có trận thắng Vũ Mạnh Cường của Việt Nam 3-0) nhưng hai năm sau tại Eindhoven, Liu Guoliang (hiện là HLV trưởng ĐTQG TQ) lên ngôi và ưu thế của TQ được tiếp nối với việc Wang Liqin vô địch năm 2001, 2005. Ngắt quãng giữa thời gian đó là chức vô địch của Schlager năm 2003. Như vậy, giải VĐTG đã trải qua 48 lần tổ chức, trong đó Áo có 1 chức vô địch, Hungary 5 lần, Tiệp Khắc 2, Thụy Điển 4, Nhật 8. Trung Quốc, cường quốc số 1 về môn bóng nhựa vô địch 13 lần và thật ngạc nhiên khi nước có số lần vô địch nhiều thứ 2 lại là Anh, chỉ kém TQ đúng 1 lần (nhưng lần cuối cùng một tay vợt đến từ quốc đảo sương mù vô địch đã cách đây 56 năm).
    Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, giải vô địch thế gới in đậm dấu ấn của một loạt những tay vợt xuất sắc. Như Victor Barna với 4 lần vô địch liên tục, như Zhuang Zedong với lối chơi cực kỳ toàn diện hay như Guo Yenhua, Persson, Gatien, Tanaka?Tuy nhiên để được xếp vào hàng huyền thoại của giải đấu này có thể kể đến Waldner ?oMozart của bóng bàn?, Kong Linghui thanh nhã, Liu Guoliang và Jiang Jiliang luôn hừng hực tinh thần quyết thắng hay Wang Liqin với quả giật độc đáo, hay Ogimura (người đầu tiên thành thục kỹ thuật giật cầu vồng)?Họ là những người làm cho vẻ đẹp của môn bóng nhựa đến được một tầm cao mới, tạo sức thu hút cho nó.
  9. toingannamdoi

    toingannamdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Hiểu biết của em chỉ có thế. Có gì anh em bổ sung, khi nào có điều kiện em sẽ viết tiếp đến giải vô địch Châu Á, châu Âu và ĐNA.
  10. JVeron

    JVeron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Thanks bac! Bac da mang toi cho moinguoi nhung thong tin ly thu! E vote cho bac 5*!

Chia sẻ trang này