1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức cập nhật liên quan đến The Beatles - Các album trong sự nghiệp của The Beatles (trang 26)

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi PaulLennon, 23/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Đêm Grammy tưởng nhớ "tứ quái" The Beatles
    Sting sẽ là một trong những nghệ sĩ trình diễn bày tỏ lòng ngưỡng mộ "tứ quái" The Beatles tại đêm Grammy lần thứ 46 vào 8/2, ngoài ra còn một số gương mặt như tay rock Dave Matthews, ngôi sao R&B Pharrell Williams và ca sĩ nhạc đồng quê Vince Gill. Đây là phần kỷ niệm 40 năm ngày "tứ quái" The Beatles ra mắt lần đầu tiên trên truyền hình Mỹ trong chương trình Ed Sullivan Show. Sự xuất hiện của họ đánh dấu sự khởi đầu của phong trào hâm mộ The Beatles trên khắp nước Mỹ, ước tính 73 triệu khán giả truyền hình đã theo dõi chương trình này , người ta còn thống kê là tỷ lệ tội phạm được ghi nhận tại các thành phố ở Mỹ vào thời điểm đó giảm đáng kể. Trong Ed Sullivan Show, "tứ quái" trình diễn các ca khúc: "I want to hold your hand", "She loves you", "All my loving", "Till there was you", và "I saw her standing there".
    Tin từ Thể thao văn hoá số 11 6-2-2004
  2. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Đêm Grammy tưởng nhớ "tứ quái" The Beatles
    Sting sẽ là một trong những nghệ sĩ trình diễn bày tỏ lòng ngưỡng mộ "tứ quái" The Beatles tại đêm Grammy lần thứ 46 vào 8/2, ngoài ra còn một số gương mặt như tay rock Dave Matthews, ngôi sao R&B Pharrell Williams và ca sĩ nhạc đồng quê Vince Gill. Đây là phần kỷ niệm 40 năm ngày "tứ quái" The Beatles ra mắt lần đầu tiên trên truyền hình Mỹ trong chương trình Ed Sullivan Show. Sự xuất hiện của họ đánh dấu sự khởi đầu của phong trào hâm mộ The Beatles trên khắp nước Mỹ, ước tính 73 triệu khán giả truyền hình đã theo dõi chương trình này , người ta còn thống kê là tỷ lệ tội phạm được ghi nhận tại các thành phố ở Mỹ vào thời điểm đó giảm đáng kể. Trong Ed Sullivan Show, "tứ quái" trình diễn các ca khúc: "I want to hold your hand", "She loves you", "All my loving", "Till there was you", và "I saw her standing there".
    Tin từ Thể thao văn hoá số 11 6-2-2004
  3. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Nam tính kiểu ? Mỹ

    Một ca sĩ trả Việt Nam với trang phục vest "cấp tiến"
    (VietNamnet) - Ở Việt Nam ta, kiểu cách ăn mặc phản cảm của các ca sĩ trẻ từ lâu đã ở mức báo động, đặc biệt là ở các nam ca sĩ. Chất nam tính cứ ?omạnh mẽ? lấp lánh dưới vẻ yểu điệu thục nữ và người ta hầu như không nhận ra nổi nét đẹp giới tính trong phong cách mà họ biểu diễn.
    Việc áp dụng văn hóa phương Tây một cách không chắt lọc hoặc thái quá dễ gây một cái nhìn phản cảm của thị hiếu phương Đông.
    Thử dạo một vòng xem phong cách ăn mặc trên sân khấu của các nam ca sĩ nước ngoài qua các thời kỳ và từ đó liên hệ với thực tế trên các tụ điểm sân khấu ở Việt Nam ta hiện nay?

    Trở lại thập niên 50, thập niên bắt đầu có những xáo trộn đủ sức làm lung lay cả thành trì âm nhạc Hoa Kỳ. Rock?Tn?Troll ra đời và bắt đầu xới tung những giá trị văn hóa gia đình vốn được xem là một nền tảng vững chắc. Sự bảo thủ bắt đầu nhường bước cho sự cách tân. Ông vua Elvis lên ngôi và cũng định lại cách ăn mặc của giới trẻ. Trên sân khấu, lúc trong trang phục như một ông hoàng, lúc trong bộ veston vàng, chân mang giày bóng với vớ trắng bên trong, ôm cây đàn guitar nhún nhẩy swing, chỉ bấy nhiêu thôi cũng để đủ để nam thanh nữ tú lao vào sắm sửa cho mình những bộ cánh mới, vứt vào góc nhà những bộ thời trang bó kín, tính tự do hình thành từ cách mặc, mặc để ra đường, mặc để hít thở không khí đường phố chứ không phải chỉ ở 4 bức tường với những định kiến gia đình bảo thủ. Thời trang của họ lúc này là những chiếc quần ống chẽn, những chiếc áo sặc sỡ màu hoa, là những chiếc máy quay đĩa đa hệ, những chiếc đĩa L.P (đĩa nhựa) mới nhất của Elvis. Những ông bố bà mẹ lắc đầu ngán ngẩm, còn những đứa trẻ thế hệ mới, thế hệ baby boom (trưởng thành sau Thế chiến thứ 2) đã tìm cho mình một một chỗ dựa vững chắc. Các nhà quan sát cho rằng, không chỉ điện ảnh mà cả âm nhạc đã góp phần thay đổi bộ mặt nước Mỹ những năm giữa thế kỷ 20, những hình thái xã hội bị đảo lộn, cảm giác đã qua từ chiến tranh không đủ để những đứa trẻ mới lớn tôn lên làm lẽ sống của mình, chúng tìm những hương vị mới phù hợp với thế hệ chúng và Elvis là câu trả lời duy nhất.

    Beatles và áo vest cổ lọ
    Thập niên 60 nước Mỹ rúng động bởi nhiều sự kiện, người Mỹ bắt đầu lún sâu vào Việt Nam, người da đen nổi lên đòi quyền bình đẳng, tổng thống Hoa Kỳ J.F.Kenedy bị ám sát? Một mình Elvis và Rock?Tn?Troll có lẽ vẫn chưa đủ khỏa lấp những ánh mắt hoang mang. Ngay lập tức cơn gió Anh Quốc đổ bộ xâm chiếm thị phần Hoa Kỳ (British invasion) với lá cờ đầu là 4 chàng ngổ ngáo The Beatles. 4 cái đầu nấm và 4 bộ vest cổ lọ cùng những âm thanh ?oYeah, Yeah, Yeah? đủ sức làm bừng tỉnh những gương mặt ngơ ngác. Người ta bàn tán, tranh luận và cuối cùng Beatles trở thành chứng cuồng, quần áo, đầu tóc, kiểu ngồi dáng đứng ? của họ gần như trở thành một khuôn mẫu chung cho giới trẻ. Thế mới biết, âm nhạc có sức mạnh như thế nào. Chỉ cần một nhóm nhạc có tiếng tăm, có sức thu hút là họ có thể tạo ra được cả một khuynh hướng xã hội, giới trẻ nhìn vào họ mà định hướng cho mình. Mà điều này ở Việt Nam ta đến nay gần như chưa có ca sĩ nào đủ sức khai phá, nó không đòi hỏi phải như thị trường rộng lớn ở nước Mỹ mà ở đâu cũng thế, giới trẻ có xu hướng ảnh hưởng từ những thần tượng của mình. Thật là lo lắng nếu như thần tượng của chúng lại cũng không định rõ cho mình một phong cách thời trang nào.

    Cuối 60, đầu 70, cuộc chiến ở Việt Nam, Triều Tiên? đủ sức làm cho người dân Mỹ chột dạ. Thế hệ baby Boom giờ đã lớn và đã hiểu phần nào cảm giác chiến tranh. Thế nhưng họ không ngồi bó gối ngắm nhìn mà họ đứng lên khơi dậy phong trào phản chiến (Flower power), ?ohoa cài trên tóc?, trên cần đàn, hoa trên lưng và cả trong những nụ hôn. Phát động phong trào này không ai khác cũng là những nghệ sĩ, họ tiên phong trong việc mở rộng tư tưởng ca từ và cũng như cách tân trang phục. Và ngay cả khi người Mỹ sa lầy ở Việt Nam thì những nghệ sĩ Mỹ cũng lại là người đầu tiên đem cần sa lên sân khấu, hút để quên đời và cũng để quên những bóng ma đang dật dờ ở mãi bên kia Thái Bình Dương. Rock cực thịnh ở thời kỳ này, chỉ độc một chiếc quần Jeans gối bó ống loe, trên môi ngậm điếu thuốc đã tẩm LSD (ảo giác), Rock đưa con người vào một thế giới khác và ngay lập tức giới trẻ cởi áo và ngồi dưới cơn mưa lắng nghe Rock với điếu thuốc trên tay.

    Có thể nói rằng, cách ăn mặc của những nam nghệ sĩ đều khác nhau ở từng thời kỳ nhưng hầu như những gì họ đem lên sân khấu biểu diễn đều ẩn chứa một thông điệp, một tín hiệu văn hóa, chính vì điều đó người ta mới chấp nhận những gì họ thể hiện. Vả lại, phương Tây phát triển văn hóa theo mô hình tự do, tôn vinh tính cá thể, khác nhiều với phương Đông, nơi vẫn luôn đề cao giá trị tinh thần, gia đình, tập thể? Và cho dù thế nào, trong kiểu cách gì cũng nhận ra được họ ở vẻ nam tính. Những năm cuối 70, Punk Rock phát triển mãnh liệt, thế hệ bất cần, thế hệ ?otừ chối lớn? như trong câu hát của nhóm Punk huyền thoại Ramones (I don?Tt wanna grow up), bắt đầu hình thành. Những mái tóc nhọn hoắt như người Hỏa tinh, những tấm lưng trần gầy giơ xương, những chiếc khuyên đeo khắp nơi trên cơ thể? bắt đầu nhan nhản trên hè phố, đó cũng là ?ocông? của những nhóm nhạc Punk. Rồi sau đó, cũng bắt đầu hình thành những nhóm nhạc ?ođổi giới tính? (loại hình ở Việt Nam cũng đang xuất hiện), cũng nhuộm tóc, môi son má phấn?, họ lí giải là muốn tìm cho mình một phong cách lạ, phong cách không giống những người đi trước nhưng thật ra đó chỉ lí giải cho một sự bế tắc, bế tắc trước lối sống và bế tắc trước những hoàn cảnh xã hội. Chiến tranh đã đi qua kéo theo những lễ hội đình đám xưa kia đi theo nốt. Người ta phải nghĩ ra những hình thái mới và đây là sản phẩm ra đời sau chiến tranh phục vụ một thị hiếu mới. Những nhóm nhạc như Culture Club (với ?onàng? Boy George) hay sau này như Marylin Manson đều cố gắng khuyếch trương tính ?ođa hệ? của mình và họ đều có ít nhiều người hưởng ứng nhưng sự đa hệ của họ đều gắn liền với tư tưởng lịch sử của phương Tây, vậy ở Việt Nam những nghệ sĩ ăn mặc kiểu này lấy lí do gì để định nghĩa phong cách của mình?
    Có thể thấy âm nhạc hiện đại đã phát triển rất nhiều, ngày nay các ca sĩ nước ngoài hầu như đều có cách thể hiện trang phục của mình theo từng thể loại. Việt Nam ta đều ít nhiều ảnh hưởng từ họ nhưng mong rằng sự ảnh hưởng đó là có chọn lọc. Có thể lý do họ đưa ra là muốn có phong cách riêng, không rập khuôn với ai và mới lạ. Nhưng ngay cái chữ ?omới lạ? tự thân nó cũng đã dẫn tới 2 ý nghĩa, ?ophản cảm? và ?ogiao cảm?. Khó có thể nói cách ăn mặc của các sĩ Việt Nam trên sân khấu bây giờ đã đạt tới mức ?ogiao cảm?. Cũng không thể nói muốn ?oan toàn? thì chỉ cần mặc vest hay những trang phục đứng đắn là được, mỗi nghệ sĩ đều có quyền chọn cho mình những trang phục phù hợp với buổi biểu diễn nhưng miễn sao khi mặc nó lên cũng cần phải để ý tới 2 chữ, ?oGiao cảm?.
    Tin từ VietnamNet.
  4. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Nam tính kiểu ? Mỹ

    Một ca sĩ trả Việt Nam với trang phục vest "cấp tiến"
    (VietNamnet) - Ở Việt Nam ta, kiểu cách ăn mặc phản cảm của các ca sĩ trẻ từ lâu đã ở mức báo động, đặc biệt là ở các nam ca sĩ. Chất nam tính cứ ?omạnh mẽ? lấp lánh dưới vẻ yểu điệu thục nữ và người ta hầu như không nhận ra nổi nét đẹp giới tính trong phong cách mà họ biểu diễn.
    Việc áp dụng văn hóa phương Tây một cách không chắt lọc hoặc thái quá dễ gây một cái nhìn phản cảm của thị hiếu phương Đông.
    Thử dạo một vòng xem phong cách ăn mặc trên sân khấu của các nam ca sĩ nước ngoài qua các thời kỳ và từ đó liên hệ với thực tế trên các tụ điểm sân khấu ở Việt Nam ta hiện nay?

    Trở lại thập niên 50, thập niên bắt đầu có những xáo trộn đủ sức làm lung lay cả thành trì âm nhạc Hoa Kỳ. Rock?Tn?Troll ra đời và bắt đầu xới tung những giá trị văn hóa gia đình vốn được xem là một nền tảng vững chắc. Sự bảo thủ bắt đầu nhường bước cho sự cách tân. Ông vua Elvis lên ngôi và cũng định lại cách ăn mặc của giới trẻ. Trên sân khấu, lúc trong trang phục như một ông hoàng, lúc trong bộ veston vàng, chân mang giày bóng với vớ trắng bên trong, ôm cây đàn guitar nhún nhẩy swing, chỉ bấy nhiêu thôi cũng để đủ để nam thanh nữ tú lao vào sắm sửa cho mình những bộ cánh mới, vứt vào góc nhà những bộ thời trang bó kín, tính tự do hình thành từ cách mặc, mặc để ra đường, mặc để hít thở không khí đường phố chứ không phải chỉ ở 4 bức tường với những định kiến gia đình bảo thủ. Thời trang của họ lúc này là những chiếc quần ống chẽn, những chiếc áo sặc sỡ màu hoa, là những chiếc máy quay đĩa đa hệ, những chiếc đĩa L.P (đĩa nhựa) mới nhất của Elvis. Những ông bố bà mẹ lắc đầu ngán ngẩm, còn những đứa trẻ thế hệ mới, thế hệ baby boom (trưởng thành sau Thế chiến thứ 2) đã tìm cho mình một một chỗ dựa vững chắc. Các nhà quan sát cho rằng, không chỉ điện ảnh mà cả âm nhạc đã góp phần thay đổi bộ mặt nước Mỹ những năm giữa thế kỷ 20, những hình thái xã hội bị đảo lộn, cảm giác đã qua từ chiến tranh không đủ để những đứa trẻ mới lớn tôn lên làm lẽ sống của mình, chúng tìm những hương vị mới phù hợp với thế hệ chúng và Elvis là câu trả lời duy nhất.

    Beatles và áo vest cổ lọ
    Thập niên 60 nước Mỹ rúng động bởi nhiều sự kiện, người Mỹ bắt đầu lún sâu vào Việt Nam, người da đen nổi lên đòi quyền bình đẳng, tổng thống Hoa Kỳ J.F.Kenedy bị ám sát? Một mình Elvis và Rock?Tn?Troll có lẽ vẫn chưa đủ khỏa lấp những ánh mắt hoang mang. Ngay lập tức cơn gió Anh Quốc đổ bộ xâm chiếm thị phần Hoa Kỳ (British invasion) với lá cờ đầu là 4 chàng ngổ ngáo The Beatles. 4 cái đầu nấm và 4 bộ vest cổ lọ cùng những âm thanh ?oYeah, Yeah, Yeah? đủ sức làm bừng tỉnh những gương mặt ngơ ngác. Người ta bàn tán, tranh luận và cuối cùng Beatles trở thành chứng cuồng, quần áo, đầu tóc, kiểu ngồi dáng đứng ? của họ gần như trở thành một khuôn mẫu chung cho giới trẻ. Thế mới biết, âm nhạc có sức mạnh như thế nào. Chỉ cần một nhóm nhạc có tiếng tăm, có sức thu hút là họ có thể tạo ra được cả một khuynh hướng xã hội, giới trẻ nhìn vào họ mà định hướng cho mình. Mà điều này ở Việt Nam ta đến nay gần như chưa có ca sĩ nào đủ sức khai phá, nó không đòi hỏi phải như thị trường rộng lớn ở nước Mỹ mà ở đâu cũng thế, giới trẻ có xu hướng ảnh hưởng từ những thần tượng của mình. Thật là lo lắng nếu như thần tượng của chúng lại cũng không định rõ cho mình một phong cách thời trang nào.

    Cuối 60, đầu 70, cuộc chiến ở Việt Nam, Triều Tiên? đủ sức làm cho người dân Mỹ chột dạ. Thế hệ baby Boom giờ đã lớn và đã hiểu phần nào cảm giác chiến tranh. Thế nhưng họ không ngồi bó gối ngắm nhìn mà họ đứng lên khơi dậy phong trào phản chiến (Flower power), ?ohoa cài trên tóc?, trên cần đàn, hoa trên lưng và cả trong những nụ hôn. Phát động phong trào này không ai khác cũng là những nghệ sĩ, họ tiên phong trong việc mở rộng tư tưởng ca từ và cũng như cách tân trang phục. Và ngay cả khi người Mỹ sa lầy ở Việt Nam thì những nghệ sĩ Mỹ cũng lại là người đầu tiên đem cần sa lên sân khấu, hút để quên đời và cũng để quên những bóng ma đang dật dờ ở mãi bên kia Thái Bình Dương. Rock cực thịnh ở thời kỳ này, chỉ độc một chiếc quần Jeans gối bó ống loe, trên môi ngậm điếu thuốc đã tẩm LSD (ảo giác), Rock đưa con người vào một thế giới khác và ngay lập tức giới trẻ cởi áo và ngồi dưới cơn mưa lắng nghe Rock với điếu thuốc trên tay.

    Có thể nói rằng, cách ăn mặc của những nam nghệ sĩ đều khác nhau ở từng thời kỳ nhưng hầu như những gì họ đem lên sân khấu biểu diễn đều ẩn chứa một thông điệp, một tín hiệu văn hóa, chính vì điều đó người ta mới chấp nhận những gì họ thể hiện. Vả lại, phương Tây phát triển văn hóa theo mô hình tự do, tôn vinh tính cá thể, khác nhiều với phương Đông, nơi vẫn luôn đề cao giá trị tinh thần, gia đình, tập thể? Và cho dù thế nào, trong kiểu cách gì cũng nhận ra được họ ở vẻ nam tính. Những năm cuối 70, Punk Rock phát triển mãnh liệt, thế hệ bất cần, thế hệ ?otừ chối lớn? như trong câu hát của nhóm Punk huyền thoại Ramones (I don?Tt wanna grow up), bắt đầu hình thành. Những mái tóc nhọn hoắt như người Hỏa tinh, những tấm lưng trần gầy giơ xương, những chiếc khuyên đeo khắp nơi trên cơ thể? bắt đầu nhan nhản trên hè phố, đó cũng là ?ocông? của những nhóm nhạc Punk. Rồi sau đó, cũng bắt đầu hình thành những nhóm nhạc ?ođổi giới tính? (loại hình ở Việt Nam cũng đang xuất hiện), cũng nhuộm tóc, môi son má phấn?, họ lí giải là muốn tìm cho mình một phong cách lạ, phong cách không giống những người đi trước nhưng thật ra đó chỉ lí giải cho một sự bế tắc, bế tắc trước lối sống và bế tắc trước những hoàn cảnh xã hội. Chiến tranh đã đi qua kéo theo những lễ hội đình đám xưa kia đi theo nốt. Người ta phải nghĩ ra những hình thái mới và đây là sản phẩm ra đời sau chiến tranh phục vụ một thị hiếu mới. Những nhóm nhạc như Culture Club (với ?onàng? Boy George) hay sau này như Marylin Manson đều cố gắng khuyếch trương tính ?ođa hệ? của mình và họ đều có ít nhiều người hưởng ứng nhưng sự đa hệ của họ đều gắn liền với tư tưởng lịch sử của phương Tây, vậy ở Việt Nam những nghệ sĩ ăn mặc kiểu này lấy lí do gì để định nghĩa phong cách của mình?
    Có thể thấy âm nhạc hiện đại đã phát triển rất nhiều, ngày nay các ca sĩ nước ngoài hầu như đều có cách thể hiện trang phục của mình theo từng thể loại. Việt Nam ta đều ít nhiều ảnh hưởng từ họ nhưng mong rằng sự ảnh hưởng đó là có chọn lọc. Có thể lý do họ đưa ra là muốn có phong cách riêng, không rập khuôn với ai và mới lạ. Nhưng ngay cái chữ ?omới lạ? tự thân nó cũng đã dẫn tới 2 ý nghĩa, ?ophản cảm? và ?ogiao cảm?. Khó có thể nói cách ăn mặc của các sĩ Việt Nam trên sân khấu bây giờ đã đạt tới mức ?ogiao cảm?. Cũng không thể nói muốn ?oan toàn? thì chỉ cần mặc vest hay những trang phục đứng đắn là được, mỗi nghệ sĩ đều có quyền chọn cho mình những trang phục phù hợp với buổi biểu diễn nhưng miễn sao khi mặc nó lên cũng cần phải để ý tới 2 chữ, ?oGiao cảm?.
    Tin từ VietnamNet.
  5. cancer

    cancer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    1
    Đúng 40 năm trước The Beatles "xâm lược" nước Mỹ
    (bài đăng trên Báo Tuổi trẻ Chủ nhật số 06-2004 - ngày 15.2.2004)
    Trên đây là tiêu đề của một chương trình tưởng niệm sự kiện ban nhạc The Beatles từ Anh sang chinh phục Hoa Kỳ vào ngày 7.2.1964
    Ngày 7.2.1964 đó, xã hội Mỹ còn "kín cổng cao tường". Các giá trị xã hội vẫn chủ yếu dựa trên khoa bảng cùng các danh gia vọng tộc và các nghề nghiệp truyền thống. Cuộc chiến tranh VN vẫn chưa đi vào giai đoạn khốc liệt để nổ ra trong lòng nước Mỹ phong trào chống chiến tranh, xé thẻ quân dịch, đốt cờ, rồi phủ định các giá trị xã hội như phong trào hippi, ma túy... Âm nhạc Mỹ vẫn "nhị phân" với những thể loại nhạc của người da trắng (như nhạc country, rock n'' roll) hay của người da đen (như jazz, blues...). Trên sân khấu, vẫn là người ca sĩ, đầu tóc, y phục nghiêm chỉnh, đơn ca với ban nhạc phụ họa. Elvis Presley sở dĩ mới nổi lên như là "nhà vua là do vượt ra ngoài khuôn khổ đôi chút với bộ quần áo da màu đen, cầm cần micro lắc lia lịa (thay vì nghiêm trang đứng hát "như phỗng đá") trước khi đi đến đỉnh điểm là "à terre" (chân qùy xuống, trở người ra phía sau sát đất). Phải đợi đến "tứ quái Beatles", bốn quái kiệt, bốn chàng trai đến từ Liverpool sang.
    Ngày hôm đó, họ đặt chân xuống phi trường Kennedy. Phi trường nghẹt người, làm như là mọi người ai cũng ra sân bay đón The Beatles. Các phim tư liệu về họ vẫn còn cảnh tiếp đón trong tiếng gào thét vậy.
    Hai ngày sau, The Beatles "chào sân bằng buổi ghi hình trong phim trường CBS 50 cho chương rình Ed Sullivan Show.
    78 triệu người Mỹ (tức 40% dân số Mỹ) tối hôm ấy đã xem chương trình này và từ đó khái niệm nhạc pop, nền văn hóa pop trong ý nghĩa âm nhạc được đại chúng ưa chuộng. Nền văn hóa đại chúng (popular) thành hình. Ngay lập tức người Mỹ hà hít hát I want to hold your hand (đứng đầu danh sách Billboard bảy ngày sau). Điều gì đã quyến rũ dân chúng Mỹ đến thế???
    Một cách chơi nhạc hoàn toàn mới : cả bốn vừa đàn (hoặc đánh trống) vừa hát, thay cho công thức ca sĩ + ban nhạc (áo xống cứng nhắc). Đặc biệt, bằng cách tự mình chơi nhạc, The Beatles, rồi thì The Rolling Stones, The Kinks... và cả đạo quân âm nhạc "Anh Cát Lợi" đã đổ bộ vào "giành lại" nước Mỹ.
    Một cách viết ca khúc mới : không còn mô tả tình yêu kiểu "platonique" (cao thượng, hương hoa) hoặc mùi mẫn, tức cảnh sinh tình như Three coins in the fountain, Summertime... mà là dùng thể đối thoại trực tiếp anh-em (I-you) hoặc tôi-cô ấy (I saw her standing there, And I love her), cô ấy-anh (She loves you). Đặc biệt, The Beatles thích viết theo thể tôi-cô ấy. Cách viết đó khiến người nghe nhận ra mình trong ca khúc. Từ đó, tình yêu gần gũi hơn trong ngôn ngữ của bài hát, gần gũi như thân xác với thân xác.
    Một con đường thành đạt mới : tại sao không thể vào đời lập nghiệp và thành công với một con đường nào khác con đường học vấn? Giới trẻ phương Tây lúc đó vẫn còn cắm cúi trong sự phân chia cổ trắng (trí thức) nếu học hành thành đạt và cổ xanh (công nhân) nếu thi rớt hoặc không được may mắn đi học đến nơi đến chốn, nay tự dưng được giới thiệu một con đường mới: chẳng "cổ trắng" "cổ xanh" gì cả mà là đánh đàn. Phim tài liệu về thời thơ ấu của John Lennon chiếu lại hôm 31.12 vừa qua trên HBO, cho thấy quyết định bỏ học của John đã khiến bà ngoại John giận dữ muốn từ đứa cháu như thế nào, song thật nhanh chóng bà cũng nhìn nhận rằng cháu bà đã tạo lập được một sự nghiệp.
    Sự thành công của họ không chỉ mang tính cách cá nhân mà còn mang tính cách quốc gia. Vào thời buổi mà hàng hoá ănglê trên thế gioái chỉ tóm gọn trong vài tên tuổi như xe hơi Austin, Morris (hơi bị "chê" so với xe Peugeot 403, DS 19 của Pháp), thì hàng trăm triệu đĩa nhạc của The Beatles quả là một liều thuốc "hồi dương" cho ngành xuất khẩu Anh.
    Một thời trang mới : mái tóc dài chớm gáy và những lọn tóc xõa xuống quá chân mày, thay vì chải 3/4 như mọi người đương thời. Thế nhưng The Beatles vẫn không xô đổ hẳn bức tường y phục cũ, vẫn giữ bộ veste + cravate "nghiêm chỉnh" của con người - xã hội, không "model quằn quại" như The Rolling Stones hay The Kinks sau đó.
    Bởi thế Hoàng gia Anh, chỉ qua năm sau, năm 1965, cảm kích trước những đóng góp của The Beatles cho nước Anh, đã không ngần ngại phong tước MBE cho họ.
    Có rất nhiều hoài niệm về "tứ quái", tùy sở thích. Song, trên hết chắc có lẽ là những tấm gương thành đạt bằng một phương thức lao động cật lực, đích thực, cho dù là dưới ánh đèn màu. Bởi thế John mới "đủ tư cách" viết ca khúc Working class hero (Anh hùng giai cấp lao động).

    Follow your heart.
    There is nothing more...
    there is nothing less to life.
  6. cancer

    cancer Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    1
    Đúng 40 năm trước The Beatles "xâm lược" nước Mỹ
    (bài đăng trên Báo Tuổi trẻ Chủ nhật số 06-2004 - ngày 15.2.2004)
    Trên đây là tiêu đề của một chương trình tưởng niệm sự kiện ban nhạc The Beatles từ Anh sang chinh phục Hoa Kỳ vào ngày 7.2.1964
    Ngày 7.2.1964 đó, xã hội Mỹ còn "kín cổng cao tường". Các giá trị xã hội vẫn chủ yếu dựa trên khoa bảng cùng các danh gia vọng tộc và các nghề nghiệp truyền thống. Cuộc chiến tranh VN vẫn chưa đi vào giai đoạn khốc liệt để nổ ra trong lòng nước Mỹ phong trào chống chiến tranh, xé thẻ quân dịch, đốt cờ, rồi phủ định các giá trị xã hội như phong trào hippi, ma túy... Âm nhạc Mỹ vẫn "nhị phân" với những thể loại nhạc của người da trắng (như nhạc country, rock n'' roll) hay của người da đen (như jazz, blues...). Trên sân khấu, vẫn là người ca sĩ, đầu tóc, y phục nghiêm chỉnh, đơn ca với ban nhạc phụ họa. Elvis Presley sở dĩ mới nổi lên như là "nhà vua là do vượt ra ngoài khuôn khổ đôi chút với bộ quần áo da màu đen, cầm cần micro lắc lia lịa (thay vì nghiêm trang đứng hát "như phỗng đá") trước khi đi đến đỉnh điểm là "à terre" (chân qùy xuống, trở người ra phía sau sát đất). Phải đợi đến "tứ quái Beatles", bốn quái kiệt, bốn chàng trai đến từ Liverpool sang.
    Ngày hôm đó, họ đặt chân xuống phi trường Kennedy. Phi trường nghẹt người, làm như là mọi người ai cũng ra sân bay đón The Beatles. Các phim tư liệu về họ vẫn còn cảnh tiếp đón trong tiếng gào thét vậy.
    Hai ngày sau, The Beatles "chào sân bằng buổi ghi hình trong phim trường CBS 50 cho chương rình Ed Sullivan Show.
    78 triệu người Mỹ (tức 40% dân số Mỹ) tối hôm ấy đã xem chương trình này và từ đó khái niệm nhạc pop, nền văn hóa pop trong ý nghĩa âm nhạc được đại chúng ưa chuộng. Nền văn hóa đại chúng (popular) thành hình. Ngay lập tức người Mỹ hà hít hát I want to hold your hand (đứng đầu danh sách Billboard bảy ngày sau). Điều gì đã quyến rũ dân chúng Mỹ đến thế???
    Một cách chơi nhạc hoàn toàn mới : cả bốn vừa đàn (hoặc đánh trống) vừa hát, thay cho công thức ca sĩ + ban nhạc (áo xống cứng nhắc). Đặc biệt, bằng cách tự mình chơi nhạc, The Beatles, rồi thì The Rolling Stones, The Kinks... và cả đạo quân âm nhạc "Anh Cát Lợi" đã đổ bộ vào "giành lại" nước Mỹ.
    Một cách viết ca khúc mới : không còn mô tả tình yêu kiểu "platonique" (cao thượng, hương hoa) hoặc mùi mẫn, tức cảnh sinh tình như Three coins in the fountain, Summertime... mà là dùng thể đối thoại trực tiếp anh-em (I-you) hoặc tôi-cô ấy (I saw her standing there, And I love her), cô ấy-anh (She loves you). Đặc biệt, The Beatles thích viết theo thể tôi-cô ấy. Cách viết đó khiến người nghe nhận ra mình trong ca khúc. Từ đó, tình yêu gần gũi hơn trong ngôn ngữ của bài hát, gần gũi như thân xác với thân xác.
    Một con đường thành đạt mới : tại sao không thể vào đời lập nghiệp và thành công với một con đường nào khác con đường học vấn? Giới trẻ phương Tây lúc đó vẫn còn cắm cúi trong sự phân chia cổ trắng (trí thức) nếu học hành thành đạt và cổ xanh (công nhân) nếu thi rớt hoặc không được may mắn đi học đến nơi đến chốn, nay tự dưng được giới thiệu một con đường mới: chẳng "cổ trắng" "cổ xanh" gì cả mà là đánh đàn. Phim tài liệu về thời thơ ấu của John Lennon chiếu lại hôm 31.12 vừa qua trên HBO, cho thấy quyết định bỏ học của John đã khiến bà ngoại John giận dữ muốn từ đứa cháu như thế nào, song thật nhanh chóng bà cũng nhìn nhận rằng cháu bà đã tạo lập được một sự nghiệp.
    Sự thành công của họ không chỉ mang tính cách cá nhân mà còn mang tính cách quốc gia. Vào thời buổi mà hàng hoá ănglê trên thế gioái chỉ tóm gọn trong vài tên tuổi như xe hơi Austin, Morris (hơi bị "chê" so với xe Peugeot 403, DS 19 của Pháp), thì hàng trăm triệu đĩa nhạc của The Beatles quả là một liều thuốc "hồi dương" cho ngành xuất khẩu Anh.
    Một thời trang mới : mái tóc dài chớm gáy và những lọn tóc xõa xuống quá chân mày, thay vì chải 3/4 như mọi người đương thời. Thế nhưng The Beatles vẫn không xô đổ hẳn bức tường y phục cũ, vẫn giữ bộ veste + cravate "nghiêm chỉnh" của con người - xã hội, không "model quằn quại" như The Rolling Stones hay The Kinks sau đó.
    Bởi thế Hoàng gia Anh, chỉ qua năm sau, năm 1965, cảm kích trước những đóng góp của The Beatles cho nước Anh, đã không ngần ngại phong tước MBE cho họ.
    Có rất nhiều hoài niệm về "tứ quái", tùy sở thích. Song, trên hết chắc có lẽ là những tấm gương thành đạt bằng một phương thức lao động cật lực, đích thực, cho dù là dưới ánh đèn màu. Bởi thế John mới "đủ tư cách" viết ca khúc Working class hero (Anh hùng giai cấp lao động).

    Follow your heart.
    There is nothing more...
    there is nothing less to life.
  7. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Rolling Stones kiếm tiền nhiều nhất năm 2003
    Tạp chí Heat vừa tổng hợp danh sách 10 nghệ sĩ giàu nhất thế giới năm 2003. Dẫn đầu danh sách là Rolling Stones với 55,3 triệu bảng Anh. Quán quân của năm ngoái, Sir Paul McCartney bị hạ xuống vị trí thứ 2 vì kém quán quân tới hơn 15 triệu bảng.
    Hầu hết các vị trí "chủ chốt" đều thuộc về các nghệ sĩ gạo cội. Theo gót, Rolling Stones và Sir Paul McCartney, năm qua, Sir Elton John cũng kiếm được kha khá với 34 bảng. Trong khi đó, Sting chỉ được xếp thứ 6 với 25,1 bảng, hơn Phil Collins một bậc. Các "lính mới" cũng tỏ ra không hề kém cỏi khi giành được những vị trí khá cao. Robbie Williams được xếp thứ 4 với số tiền kiếm được không nhỏ, 30 triệu bảng Anh. 2003 có vẻ là năm làm ăn khá giả của Coldplay. Với có 25,3 triệu bảng Anh, nhóm đã được xếp vào vị trí thứ 5 trong danh sách. Trong khi đó, Dido nằm áp chót danh sách với 15,8 triệu bảng Anh.
    Danh sách này dựa trên doanh số đĩa bán ra, doanh thu qua các chuyến lưu diễn, các khoản thu nhập khác... Và đây là 10 nghệ sĩ giàu nhất năm 2003 của Heat magazine.
    1. Rolling Stones - 55,3 triệu bảng
    2. Sir Paul McCartney - 40 triệu bảng
    3. Sir Elton John - 34 triệu bảng
    4. Robbie Williams - 30 triệu bảng
    5. Coldplay - 25,3 triệu bảng
    6. Sting - 25,1 triệu bảng
    7. Phil Collins - 25,1 triệu bảng
    8. Fleetwood Mac - 23,5 triệu bảng
    9. Iron Maiden - 17,9 triệu bảng
    10. Dido - 15,8 triệu bảng
    (B.H - Theo BBC)

  8. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Rolling Stones kiếm tiền nhiều nhất năm 2003
    Tạp chí Heat vừa tổng hợp danh sách 10 nghệ sĩ giàu nhất thế giới năm 2003. Dẫn đầu danh sách là Rolling Stones với 55,3 triệu bảng Anh. Quán quân của năm ngoái, Sir Paul McCartney bị hạ xuống vị trí thứ 2 vì kém quán quân tới hơn 15 triệu bảng.
    Hầu hết các vị trí "chủ chốt" đều thuộc về các nghệ sĩ gạo cội. Theo gót, Rolling Stones và Sir Paul McCartney, năm qua, Sir Elton John cũng kiếm được kha khá với 34 bảng. Trong khi đó, Sting chỉ được xếp thứ 6 với 25,1 bảng, hơn Phil Collins một bậc. Các "lính mới" cũng tỏ ra không hề kém cỏi khi giành được những vị trí khá cao. Robbie Williams được xếp thứ 4 với số tiền kiếm được không nhỏ, 30 triệu bảng Anh. 2003 có vẻ là năm làm ăn khá giả của Coldplay. Với có 25,3 triệu bảng Anh, nhóm đã được xếp vào vị trí thứ 5 trong danh sách. Trong khi đó, Dido nằm áp chót danh sách với 15,8 triệu bảng Anh.
    Danh sách này dựa trên doanh số đĩa bán ra, doanh thu qua các chuyến lưu diễn, các khoản thu nhập khác... Và đây là 10 nghệ sĩ giàu nhất năm 2003 của Heat magazine.
    1. Rolling Stones - 55,3 triệu bảng
    2. Sir Paul McCartney - 40 triệu bảng
    3. Sir Elton John - 34 triệu bảng
    4. Robbie Williams - 30 triệu bảng
    5. Coldplay - 25,3 triệu bảng
    6. Sting - 25,1 triệu bảng
    7. Phil Collins - 25,1 triệu bảng
    8. Fleetwood Mac - 23,5 triệu bảng
    9. Iron Maiden - 17,9 triệu bảng
    10. Dido - 15,8 triệu bảng
    (B.H - Theo BBC)

  9. JohnLennon

    JohnLennon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm qua chưa phai​
    (Nhân 40 năm ngày The Beatles lần đầu đến Mỹ)​
    Cơn sốt The Beatles bùng phát
    Bốn thập niên đã trôi qua kể từ ngày 7/2/1964 khi Tứ quái Beatles từ Liverpool bay trên một chiếc bay phản lực cơ của hãng Pan Am hạ cánh xuống sân bay quốc tế Idlewild ở NewYork , mở đầu cho cuộc chinh phục nước Mỹ của nhạc trẻ Anh.
    Cơn sốt The Beatles đã từ bên Anh bay theo 4 chàng trai trẻ mà bùng lên nơi hơn 73 triệu khán giả Mỹ trực tiếp theo dõi chương trình truyền hình The Ed Sullivan Show vào lúc 8 giờ tối ngày chủ nhật 9/2/1964. Còn trong Studio 50 ở phố 53 và Broadway có 782 khán giả được may mắn tận mắt xem Tứ quái biểu diễn .Thực ra họ nào có nghe mà chỉ hét vì quá phấn khích khi Tứ quái lần lượt biểu diễn các ca khúc All my loving , Till there was you , She loves you và 45 phút sau đó là thêm các bài I saw her standing there và I want to hold your hands . Vào thời điểm ấy , John Lennon,guitar, mới 23 tuổi ; Paul McCartney, guitar bass,21 ; Ringo Starr, trống, 23 ; và George Harrison ,lead guitar ,chưa tròn 21.
    Sự thành công của Tứ quái tại Mỹ đã trở thành tấm gương, thước đo, giấc mơ đẹp cho tất cả các nghệ sĩ ,ban nhạc Anh và nhiều nước châu Âu khi họ muốn đến Mỹ biểu diễn.
    Thời gian trôi đi thật nhanh và trong đêm Grammy vừa qua đã chỉ có vợ của John và George là Yoko và Olivia đến nhà hát Staples Center ở Los Angeles nhận giải thưởng cao quý President Award của Viện hàn lâm ghi âm Mỹ. Vì George thì đã qua đời do bệnh phổi hồi gần cuối năm 2001 còn John đã bị một fan điên khùng bắn chết từ tháng 12/1980. Paul và Ringo đã chỉ gửi lời cám ơn ,chúc?Hoà bình và tình yêu? thông qua băng ghi hình từ trước.
    Kỷ niệm 40 năm ngày The Beatles chinh phục nước Mỹ , Sting, Dave Matthews, Vince Gill đã cùng đàn ca lại ca khúc trứ danh I saw her standing there của Tứ quái trong đêm Grammy vừa qua. Trong buổi lễ trao giải này ,với Album Brainwashed phát hành sau khi George đã qua đời ,tên tuổi ông vẫn được vinh danh với giải Grammy thứ 5 trong sự nghiệp solo kể từ khi The Beatles tan rã. Còn ở bên Anh , Paul đang hoàn tất Album mới của mình ,dự kiến sẽ phát hành trong năm nay?
    Ngày hôm qua chưa phai
    40 năm trôi qua nhưng cơn sốt Beatles nào đã tắt. Vào thời điểm cuối năm 2003, tức 33 năm sau khi Tứ quái tan rã , trên thị trường văn hoá phẩm nhiều nước đã thấy có thêm CD Let it be..naked ,cuốn tiểu sử Les Beatles (chắc tiếng TBN) dày 224 trang của Alain Dister được tái bản sau 30 năm.
    Rất đáng giá là 2 bộ DVD The Four Complete Ed Sullivan Show Featuring The Beatles với đầy đủ âm thanh, hình ảnh các lần xuất hiện đàn ca của Tứ quái trong show của ông già gù lưng rất mê kinh doanh biểu diễn Ed Sullivan ; bộ 2 DVD kèm tập sách 32 trang Concert for George ,tức buổi hoà nhạc tưởng nhớ George diễn ra tại nhà hát Royal Albert Hall ở London vào ngày 29/11/2002 (với sự tham gia biểu diễn của Paul ,Ringo , Ravi Shankar cùng con gái Anoushka Shankar , Eric Clapton , Tom Petty..).Ngoài ra còn có một DVD Lennon Legend tuyển chọn khoảng 20 clip các cac khúc hay nhất của anh từ Imagine qua Mother đến Stand by me , Happy X?Tmas..Góp phần cho cơn sốt khó giảm nhiệt này , mới đây ông Bruce Spizer đã còn cho phát hành thêm cuốn The Beatles are Coming! The Birth of Beatlemania in America dày 498 trang. Cuối cùng không thể quên kể ra DVD The Beatles : The First US Visit của Albert Maysles và David Maysles . Bốn thập niên về trước ,người anh Albert chưa hề nghe nhạc của Tứ quái nhưng người em David thì biết. Hai tiếng trước khi máy bay chở Tứ quái hạ cánh xuống New York , hai anh em nhà làm phim này nhận được cú điện thoại từ hãng truyền hình Granada ở Anh yêu cầu cho thu hình sự kiện độc nhất vô nhị này. ?o Chúng tôi vội chạy ra sân bay rồi đã bám theo The Beatles trong suốt 6 ngày sau đó?, Albert kể .Dù đã 71 tuổi nhưng ông còn nhớ mãi mức độ cơn sốt Beatlemania cách đây 40 năm ở Mỹ cuồng nhiệt tới chừng nào.
    Vince Calandra , một nhân viên phụ tá cho Ed Sullivan ,kể lại rằng so với sự kiện Beatles biểu diễn lần đầu tiên ở Mỹ thì ba lần xuất hiện cuối cùng của Elvis trong chương trình này cuối năm 1957 chẳng là gì cả. ?o Bọn trẻ thời Elvis rú hét mừng thần tượng không bằng thời The Beatles?, ông kể.
    ?oĐiếc cả tai? là lời nhận xét của Louise (nay đã 72 tuổi) ,chị của George. Ngày 9/2/1964, bà ngồi ở hàng ghế thứ 7 trong Studio 50 . Còn Cynthia , vợ thứ nhất của John Lennon .tuy đứng tít phía sau khán phòng cũng đã hoàn toàn bị choáng ngợp vì sự đón tiếp quá mức cuồng nhiệt mà giới tre Mỹ dành cho The Beatles . ?oHọ phấn khích hơn cả giới trẻ ở nhà? , Cynthia thốt lên với Mal Evans, một fan nhiệt tình luôn bám theo Tứ quái .Còn John thì nhận xét rằng ?oHọ đã điên thật rồi .Tôi chưa bao giờ thấy chuyện như thế này?.Nếu sống lại hẳn là John vẫn tiếp tục khẳng định câu nói năm xưa của mình là hoàn toàn đúng .Khi nói đến The Beatles , người ta vẫn còn say mê cuồng điên lắm lắm.

    Rã cả tay..Theo TTVH
    YEH YEH YEH​
  10. JohnLennon

    JohnLennon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm qua chưa phai​
    (Nhân 40 năm ngày The Beatles lần đầu đến Mỹ)​
    Cơn sốt The Beatles bùng phát
    Bốn thập niên đã trôi qua kể từ ngày 7/2/1964 khi Tứ quái Beatles từ Liverpool bay trên một chiếc bay phản lực cơ của hãng Pan Am hạ cánh xuống sân bay quốc tế Idlewild ở NewYork , mở đầu cho cuộc chinh phục nước Mỹ của nhạc trẻ Anh.
    Cơn sốt The Beatles đã từ bên Anh bay theo 4 chàng trai trẻ mà bùng lên nơi hơn 73 triệu khán giả Mỹ trực tiếp theo dõi chương trình truyền hình The Ed Sullivan Show vào lúc 8 giờ tối ngày chủ nhật 9/2/1964. Còn trong Studio 50 ở phố 53 và Broadway có 782 khán giả được may mắn tận mắt xem Tứ quái biểu diễn .Thực ra họ nào có nghe mà chỉ hét vì quá phấn khích khi Tứ quái lần lượt biểu diễn các ca khúc All my loving , Till there was you , She loves you và 45 phút sau đó là thêm các bài I saw her standing there và I want to hold your hands . Vào thời điểm ấy , John Lennon,guitar, mới 23 tuổi ; Paul McCartney, guitar bass,21 ; Ringo Starr, trống, 23 ; và George Harrison ,lead guitar ,chưa tròn 21.
    Sự thành công của Tứ quái tại Mỹ đã trở thành tấm gương, thước đo, giấc mơ đẹp cho tất cả các nghệ sĩ ,ban nhạc Anh và nhiều nước châu Âu khi họ muốn đến Mỹ biểu diễn.
    Thời gian trôi đi thật nhanh và trong đêm Grammy vừa qua đã chỉ có vợ của John và George là Yoko và Olivia đến nhà hát Staples Center ở Los Angeles nhận giải thưởng cao quý President Award của Viện hàn lâm ghi âm Mỹ. Vì George thì đã qua đời do bệnh phổi hồi gần cuối năm 2001 còn John đã bị một fan điên khùng bắn chết từ tháng 12/1980. Paul và Ringo đã chỉ gửi lời cám ơn ,chúc?Hoà bình và tình yêu? thông qua băng ghi hình từ trước.
    Kỷ niệm 40 năm ngày The Beatles chinh phục nước Mỹ , Sting, Dave Matthews, Vince Gill đã cùng đàn ca lại ca khúc trứ danh I saw her standing there của Tứ quái trong đêm Grammy vừa qua. Trong buổi lễ trao giải này ,với Album Brainwashed phát hành sau khi George đã qua đời ,tên tuổi ông vẫn được vinh danh với giải Grammy thứ 5 trong sự nghiệp solo kể từ khi The Beatles tan rã. Còn ở bên Anh , Paul đang hoàn tất Album mới của mình ,dự kiến sẽ phát hành trong năm nay?
    Ngày hôm qua chưa phai
    40 năm trôi qua nhưng cơn sốt Beatles nào đã tắt. Vào thời điểm cuối năm 2003, tức 33 năm sau khi Tứ quái tan rã , trên thị trường văn hoá phẩm nhiều nước đã thấy có thêm CD Let it be..naked ,cuốn tiểu sử Les Beatles (chắc tiếng TBN) dày 224 trang của Alain Dister được tái bản sau 30 năm.
    Rất đáng giá là 2 bộ DVD The Four Complete Ed Sullivan Show Featuring The Beatles với đầy đủ âm thanh, hình ảnh các lần xuất hiện đàn ca của Tứ quái trong show của ông già gù lưng rất mê kinh doanh biểu diễn Ed Sullivan ; bộ 2 DVD kèm tập sách 32 trang Concert for George ,tức buổi hoà nhạc tưởng nhớ George diễn ra tại nhà hát Royal Albert Hall ở London vào ngày 29/11/2002 (với sự tham gia biểu diễn của Paul ,Ringo , Ravi Shankar cùng con gái Anoushka Shankar , Eric Clapton , Tom Petty..).Ngoài ra còn có một DVD Lennon Legend tuyển chọn khoảng 20 clip các cac khúc hay nhất của anh từ Imagine qua Mother đến Stand by me , Happy X?Tmas..Góp phần cho cơn sốt khó giảm nhiệt này , mới đây ông Bruce Spizer đã còn cho phát hành thêm cuốn The Beatles are Coming! The Birth of Beatlemania in America dày 498 trang. Cuối cùng không thể quên kể ra DVD The Beatles : The First US Visit của Albert Maysles và David Maysles . Bốn thập niên về trước ,người anh Albert chưa hề nghe nhạc của Tứ quái nhưng người em David thì biết. Hai tiếng trước khi máy bay chở Tứ quái hạ cánh xuống New York , hai anh em nhà làm phim này nhận được cú điện thoại từ hãng truyền hình Granada ở Anh yêu cầu cho thu hình sự kiện độc nhất vô nhị này. ?o Chúng tôi vội chạy ra sân bay rồi đã bám theo The Beatles trong suốt 6 ngày sau đó?, Albert kể .Dù đã 71 tuổi nhưng ông còn nhớ mãi mức độ cơn sốt Beatlemania cách đây 40 năm ở Mỹ cuồng nhiệt tới chừng nào.
    Vince Calandra , một nhân viên phụ tá cho Ed Sullivan ,kể lại rằng so với sự kiện Beatles biểu diễn lần đầu tiên ở Mỹ thì ba lần xuất hiện cuối cùng của Elvis trong chương trình này cuối năm 1957 chẳng là gì cả. ?o Bọn trẻ thời Elvis rú hét mừng thần tượng không bằng thời The Beatles?, ông kể.
    ?oĐiếc cả tai? là lời nhận xét của Louise (nay đã 72 tuổi) ,chị của George. Ngày 9/2/1964, bà ngồi ở hàng ghế thứ 7 trong Studio 50 . Còn Cynthia , vợ thứ nhất của John Lennon .tuy đứng tít phía sau khán phòng cũng đã hoàn toàn bị choáng ngợp vì sự đón tiếp quá mức cuồng nhiệt mà giới tre Mỹ dành cho The Beatles . ?oHọ phấn khích hơn cả giới trẻ ở nhà? , Cynthia thốt lên với Mal Evans, một fan nhiệt tình luôn bám theo Tứ quái .Còn John thì nhận xét rằng ?oHọ đã điên thật rồi .Tôi chưa bao giờ thấy chuyện như thế này?.Nếu sống lại hẳn là John vẫn tiếp tục khẳng định câu nói năm xưa của mình là hoàn toàn đúng .Khi nói đến The Beatles , người ta vẫn còn say mê cuồng điên lắm lắm.

    Rã cả tay..Theo TTVH
    YEH YEH YEH​

Chia sẻ trang này