1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức cập nhật liên quan đến The Beatles - Các album trong sự nghiệp của The Beatles (trang 26)

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi PaulLennon, 23/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Hơn một triệu bảng cho chiếc guitar của Lennon
    Theo thông tin từ cơ quan bán đấu giá, chiếc guitar (được cho rằng) của John Lennon mới tìm thấy trong một thùng rác ở New York trị giá tới 1,3 triệu bảng Anh.


    Cây đàn mang khá nhiều dấu ấn của cựu thành viên nhóm Beatle bao gồm cả bản khắc chân dung Lennon được chào giá trên website đấu giá đặt ở địa chỉ Time.com.
    Lennon đã tặng chiếc guitar này cho bạn anh vào thập niên 70. Rồi người đàn ông này có những dính líu tới luật pháp, cây đàn dần bị quên lãng và trở thành đồ bỏ đi. Một người khác biết gia đình bạn Lennon có chiếc guitar và tìm ra nó năm 1981.
    "Nó là thứ nhạc cụ quen thuộc anh ấy thường dùng để chơi và sáng tác, nó cũng là nơi lưu giữ tác phẩm đặc sắc của Lennon'''', phụ trách website đấu giá Gary Zimet cho biết. Cây đàn 6 dây này còn khắc hình quả táo và một trái tim có mũi tên xuyên qua. Một vài số 9 và 3 - ghi nhớ ngày sinh của John, Yoko và cậu con trai Sean cũng lưu lại trên đàn.
    Theo ông Zimet, Yoko Ono đã nói tới cây đàn này trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 1986: "Nó có ý nghĩa đặc biệt với tôi và John. Đó là guitar thường, có 6 dây, vòng tròn phía dưới mang rất nhiều bức vẽ lạ''''. Chủ cây đàn đã rất nhiều lần cố gắng liên lạc với Ono nhưng vẫn bặt vô âm tín.
    Gần đây, website Time.com đã thông báo bán đấu giá nhiều vật dụng của John Lennon trong đó có cả album có chữ ký của anh tặng Mark Chapman - người ra tay bắn chết Lennon tại New York.

    Theo lời Ono, đó là cây đàn đã mất!
    Tin từ BBC
  2. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Hơn một triệu bảng cho chiếc guitar của Lennon
    Theo thông tin từ cơ quan bán đấu giá, chiếc guitar (được cho rằng) của John Lennon mới tìm thấy trong một thùng rác ở New York trị giá tới 1,3 triệu bảng Anh.


    Cây đàn mang khá nhiều dấu ấn của cựu thành viên nhóm Beatle bao gồm cả bản khắc chân dung Lennon được chào giá trên website đấu giá đặt ở địa chỉ Time.com.
    Lennon đã tặng chiếc guitar này cho bạn anh vào thập niên 70. Rồi người đàn ông này có những dính líu tới luật pháp, cây đàn dần bị quên lãng và trở thành đồ bỏ đi. Một người khác biết gia đình bạn Lennon có chiếc guitar và tìm ra nó năm 1981.
    "Nó là thứ nhạc cụ quen thuộc anh ấy thường dùng để chơi và sáng tác, nó cũng là nơi lưu giữ tác phẩm đặc sắc của Lennon'''', phụ trách website đấu giá Gary Zimet cho biết. Cây đàn 6 dây này còn khắc hình quả táo và một trái tim có mũi tên xuyên qua. Một vài số 9 và 3 - ghi nhớ ngày sinh của John, Yoko và cậu con trai Sean cũng lưu lại trên đàn.
    Theo ông Zimet, Yoko Ono đã nói tới cây đàn này trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 1986: "Nó có ý nghĩa đặc biệt với tôi và John. Đó là guitar thường, có 6 dây, vòng tròn phía dưới mang rất nhiều bức vẽ lạ''''. Chủ cây đàn đã rất nhiều lần cố gắng liên lạc với Ono nhưng vẫn bặt vô âm tín.
    Gần đây, website Time.com đã thông báo bán đấu giá nhiều vật dụng của John Lennon trong đó có cả album có chữ ký của anh tặng Mark Chapman - người ra tay bắn chết Lennon tại New York.

    Theo lời Ono, đó là cây đàn đã mất!
    Tin từ BBC
  3. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Bên lề Grammy 2004
    Danh sách những người thắng cuộc trong giải Grammy thường niên lần thứ 46 tổ chức ở Los Angeles đã được thông báo. Tin tức về lễ trao giải liên tục được cập nhật trên các website âm nhạc danh tiếng, người ta nhớ tới những cái tên Beyonce, OutKast, Luther Vandross, Eminem... cùng nhiều bích chương Grammy trên tay. Trước lễ trao giải huy hoàng đã có nhiều câu chuyện khá thú vị...

    "Hoàng tộc" pop
    Khung cảnh sân khấu bài trí tráng lệ huy hoàng, hí trường như vỡ ra bởi tiếng vỗ tay của khán giả. Hai gương mặt gặt hái thành công trong thế giới pop, đó là ''''hoàng tử'''' Prince và ''''công chúa'''' Beyoncé. Họ là cặp song tấu nhận được sự ái mộ nhất của người xem trong đêm Grammy. Prince với thu âm N.E.W.S. giành được đề cử Album nhạc pop hay nhất. Prince và Beyoncé cùng trình diễn một cách hài hoà, ăn ý nhất từ giọng hát, điệu nhảy đến ánh mắt nụ cười. Cặp nghệ sĩ ''''hoàng tộc'''' này tạo nên không khí đặc biệt cho Grammy 2004.
    Sống với diva
    Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn trong giải Grammy hiểu rõ giá trị của việc sử dụng nghệ thuật dàn dựng tạo ấn tượng đặc biệt trên sân khấu. Năm nay, người ''''bội thu đề cử'''' giải Grammy - Beyoncé dường như là nghệ sĩ phát huy tốt nhất tác dụng này. Vào đêm trao giải, khi trình diễn "Dangerously In Love 2" Beyoncé xuất hiện ở vị trí trung tâm một khung mạ vàng khổng lồ, giữa một nhóm gồm 17 người tham gia biểu diễn trong trang phục quần áo rực rỡ, nhiều lớp. Cảnh dàn dựng tái hiện lại một điểm làm đẹp vào giữa thế kỷ 19. Beyoncé cất lời ca trong tiếng nhạc dặt dìu, một nhân vật đặc biệt - không phải là người - ''''lộ diện'''' đúng lúc màn kịch kết thúc. Nếu ''''nghệ sĩ'''' này hoàn thành xuất sắc vai của mình, sẽ tạo cho show diễn khoảnh khắc ngoạn mục nhất.

    Roxanne buồn
    Đó là lúc Sting và Sean Paul chuẩn bị cho buổi trình diễn cùng nhau tại đêm trao giải Grammy. Sting - người từng 15 lần thắng cuộc trong Grammy, cũng là Nhân vật của năm MusiCares 2004 mới công bố sẽ trình diễn "Roxanne" - nhạc phẩm thành công của nhóm nhạc Police. Nhân viên thu âm cảnh báo anh có thể không đạt được ''''phong độ hoàn toàn'''' vì đã phải trị chứng viêm họng bằng vài tách trà nóng. Nhưng lúc ra sân khấu, ngôi sao này lại có được nguồn cảm hứng dồi dào, anh cất giọng và thành công hơn người ta tưởng, rồi Sting vẫy tai gọi Sean Paul xuất hiện từ cánh gà. Paul vừa hát, vừa như vui vẻ nâng cốc chúc mừng. Hai người bạn diễn với Sting chìm vào trong giai điệu trữ tình buồn, còn Sean Paul đệm ăn y với chất rap sôi động. Kết thúc ca khúc, Sting cầm tay Sean Paul giơ lên trong không khí như hân hoan, vui sướng. Roxanne có thể buồn, nhưng cô đã tạo nên ''''kỳ tích'''' trong Grammy nhờ cách diễn ''''trái ngược'''' hẳn nội dung ca khúc của Sting và Paul. Thế mới hay, ca khúc sầu thảm thể hiện bằng sự tươi vui có ''''phản tác dụng'''' hay không?
    Bộ tứ huyền thoại
    Các chàng trai của The Beatles chợt ''''hồi sinh'''' trong chương trình kỷ niệm tròn 40 năm show diễn truyền hình đầu tiên "The Ed Sullivan Show," (ngày 9/21964). Nhà tổ chức giải Grammy đã quyết định lựa chọn bốn tên tuổi nổi tiếng - như thể tái hiện cá nhân từng thành viên The Beatles - gồm Sting - Nhân vật của năm (giải vừa trao), Vince Gill và Dave Matthews - từng ẵm nhiều Grammy và Pharrell Williams (có đề cử Grammy). Cả bốn cùng vui sướng, trân trọng, tự hào và ngưỡng mộ thể hiện hết mình ca khúc "I Saw Her Standing There," với Matthews, Williams và Sting hát còn Gill đệm guitar.
    Xuất phát từ trái tim
    Đêm trao giải Grammy luôn là đêm huy hoàng của niềm vui, sự sung sướng hạnh phúc, nhưng đó cũng là đêm của tưởng nhớ xuất phát từ sự yêu thương, kính phục tài năng. Rất nhiều nghệ sĩ đã nhắc đến một tài năng âm nhạc vừa qua đời năm 2003 - ca sĩ/nhạc sĩ Zevon là tác giả của The Wind - album cuối cùng của ông cũng là album nhận được đề cử album folk đương thời hay nhất. Sáng cuối tuần, cách lễ trao giải vài chục tiếng đồng hồ, một nhóm gồm các bạn bè và người thân của Zevon đã tập trung ở Trung tâm Staples thực hiện lễ tưởng niệm đặc biệt. Jackson Browne, Dwight Yoakam, Billy Bob Thornton, The Eagles'' Timothy B. Schmit, Jorge Calderón... cùng nắm tay nhau trình bày ca khúc của Zevon "Keep Me In Your Heart." - ca khúc có đề cử Thu âm của năm.
    Tin từ Giai điệu xanh!

  4. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Bên lề Grammy 2004
    Danh sách những người thắng cuộc trong giải Grammy thường niên lần thứ 46 tổ chức ở Los Angeles đã được thông báo. Tin tức về lễ trao giải liên tục được cập nhật trên các website âm nhạc danh tiếng, người ta nhớ tới những cái tên Beyonce, OutKast, Luther Vandross, Eminem... cùng nhiều bích chương Grammy trên tay. Trước lễ trao giải huy hoàng đã có nhiều câu chuyện khá thú vị...

    "Hoàng tộc" pop
    Khung cảnh sân khấu bài trí tráng lệ huy hoàng, hí trường như vỡ ra bởi tiếng vỗ tay của khán giả. Hai gương mặt gặt hái thành công trong thế giới pop, đó là ''''hoàng tử'''' Prince và ''''công chúa'''' Beyoncé. Họ là cặp song tấu nhận được sự ái mộ nhất của người xem trong đêm Grammy. Prince với thu âm N.E.W.S. giành được đề cử Album nhạc pop hay nhất. Prince và Beyoncé cùng trình diễn một cách hài hoà, ăn ý nhất từ giọng hát, điệu nhảy đến ánh mắt nụ cười. Cặp nghệ sĩ ''''hoàng tộc'''' này tạo nên không khí đặc biệt cho Grammy 2004.
    Sống với diva
    Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn trong giải Grammy hiểu rõ giá trị của việc sử dụng nghệ thuật dàn dựng tạo ấn tượng đặc biệt trên sân khấu. Năm nay, người ''''bội thu đề cử'''' giải Grammy - Beyoncé dường như là nghệ sĩ phát huy tốt nhất tác dụng này. Vào đêm trao giải, khi trình diễn "Dangerously In Love 2" Beyoncé xuất hiện ở vị trí trung tâm một khung mạ vàng khổng lồ, giữa một nhóm gồm 17 người tham gia biểu diễn trong trang phục quần áo rực rỡ, nhiều lớp. Cảnh dàn dựng tái hiện lại một điểm làm đẹp vào giữa thế kỷ 19. Beyoncé cất lời ca trong tiếng nhạc dặt dìu, một nhân vật đặc biệt - không phải là người - ''''lộ diện'''' đúng lúc màn kịch kết thúc. Nếu ''''nghệ sĩ'''' này hoàn thành xuất sắc vai của mình, sẽ tạo cho show diễn khoảnh khắc ngoạn mục nhất.

    Roxanne buồn
    Đó là lúc Sting và Sean Paul chuẩn bị cho buổi trình diễn cùng nhau tại đêm trao giải Grammy. Sting - người từng 15 lần thắng cuộc trong Grammy, cũng là Nhân vật của năm MusiCares 2004 mới công bố sẽ trình diễn "Roxanne" - nhạc phẩm thành công của nhóm nhạc Police. Nhân viên thu âm cảnh báo anh có thể không đạt được ''''phong độ hoàn toàn'''' vì đã phải trị chứng viêm họng bằng vài tách trà nóng. Nhưng lúc ra sân khấu, ngôi sao này lại có được nguồn cảm hứng dồi dào, anh cất giọng và thành công hơn người ta tưởng, rồi Sting vẫy tai gọi Sean Paul xuất hiện từ cánh gà. Paul vừa hát, vừa như vui vẻ nâng cốc chúc mừng. Hai người bạn diễn với Sting chìm vào trong giai điệu trữ tình buồn, còn Sean Paul đệm ăn y với chất rap sôi động. Kết thúc ca khúc, Sting cầm tay Sean Paul giơ lên trong không khí như hân hoan, vui sướng. Roxanne có thể buồn, nhưng cô đã tạo nên ''''kỳ tích'''' trong Grammy nhờ cách diễn ''''trái ngược'''' hẳn nội dung ca khúc của Sting và Paul. Thế mới hay, ca khúc sầu thảm thể hiện bằng sự tươi vui có ''''phản tác dụng'''' hay không?
    Bộ tứ huyền thoại
    Các chàng trai của The Beatles chợt ''''hồi sinh'''' trong chương trình kỷ niệm tròn 40 năm show diễn truyền hình đầu tiên "The Ed Sullivan Show," (ngày 9/21964). Nhà tổ chức giải Grammy đã quyết định lựa chọn bốn tên tuổi nổi tiếng - như thể tái hiện cá nhân từng thành viên The Beatles - gồm Sting - Nhân vật của năm (giải vừa trao), Vince Gill và Dave Matthews - từng ẵm nhiều Grammy và Pharrell Williams (có đề cử Grammy). Cả bốn cùng vui sướng, trân trọng, tự hào và ngưỡng mộ thể hiện hết mình ca khúc "I Saw Her Standing There," với Matthews, Williams và Sting hát còn Gill đệm guitar.
    Xuất phát từ trái tim
    Đêm trao giải Grammy luôn là đêm huy hoàng của niềm vui, sự sung sướng hạnh phúc, nhưng đó cũng là đêm của tưởng nhớ xuất phát từ sự yêu thương, kính phục tài năng. Rất nhiều nghệ sĩ đã nhắc đến một tài năng âm nhạc vừa qua đời năm 2003 - ca sĩ/nhạc sĩ Zevon là tác giả của The Wind - album cuối cùng của ông cũng là album nhận được đề cử album folk đương thời hay nhất. Sáng cuối tuần, cách lễ trao giải vài chục tiếng đồng hồ, một nhóm gồm các bạn bè và người thân của Zevon đã tập trung ở Trung tâm Staples thực hiện lễ tưởng niệm đặc biệt. Jackson Browne, Dwight Yoakam, Billy Bob Thornton, The Eagles'' Timothy B. Schmit, Jorge Calderón... cùng nắm tay nhau trình bày ca khúc của Zevon "Keep Me In Your Heart." - ca khúc có đề cử Thu âm của năm.
    Tin từ Giai điệu xanh!

  5. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Grammy: Những người được trao giải Thành tựu cuộc đời
    Giải thưởng này do các uỷ viên quản trị Viện hàn lâm âm nhạc quốc gia bình chọn dành cho các nghệ sĩ trong suốt cuộc đời, có nhiều sáng tạo và đóng góp mang dấu ấn riêng biệt ở lĩnh vực âm nhạc. Đương nhiên, không thể kể hết tên tuổi của họ trên trang viết. Xin điểm qua vài gương mặt tiêu biểu:

    Roy Acuff: Được mệnh danh là ''''Ông hoàng của nhạc đồng quê'''', một nghệ sĩ bậc thầy, tiếng nói đại diện cho nhạc đồng quê suốt hơn nửa thế kỷ, ông đóng góp rất nhiều công sức cho việc duy trì, phát triển và sự sáng tạo nhạc đồng quê ở cương vị một ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc. Ông nhận giải thưởng năm 1987.
    Marian Anderson: Từng đựơc gọi là ''''nghệ sĩ có chất giọng cao sang'''', giọng nữ trầm đầy cảm xúc này đã ''''sống và đi suốt ''''chiều dài hàng trăm năm ròng''''. Bà không chỉ là một nghệ sĩ được hâm mộ và kính trọng nhất làng nhạc cổ điển, linh hồn của giới ca sĩ, mà còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ khác về đời sống văn hoá, về tôn giáo và thẩm mỹ. Marian được trao giải năm 1991.
    Louis Armstrong: Vị "Đại sứ từ thiện Mỹ'''' với cả cuộc đời dành cho thế giới âm nhạc và thu âm. Ông là người ''''mở đường'''' cho hàng triệu triệu nhạc công jazz da màu. Ông thực hiện hàng trăm đĩa hát mà tới hiện tại, giai điệu của nó vẫn còn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Ông chưa bao giờ mệt mỏi trong sự nghiệp phát triển âm nhạc và sự tiến bộ loài người. Ông nhận giải năm 1972.
    Fred Astaire: Người ban đầu được biết tới như một vũ công cừ khôi, nhưng sau lại trở thành một trong những ''''người bạn thân nhất'''' của ca từ và âm nhạc thông qua sân khấu, điện ảnh. Fred nhận giải năm 1989.
    Chet Atkins: Với tài năng vô song trong kỹ thuật sử dụng guitar, tài sản đặc biệt ông để lại là hơn 100 album và rất nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, có sức thu hút lớn. Ông được trao giải năm 1993.
    Count Basie: Ông được công nhận là một người chỉ huy ban nhạc jazz sáng giá nhất vì những cảm nhận, khả năng tuyệt vời về giai điệu, về cách tổ chức biểu diễn, về khả năng thẩm âm thiên bẩm. Ông chưa từng phạm sai lầm khi lựa chọn các nhạc công hạng nhất để xây dựng nên một ban nhạc swing bất tử. Ông nhận giải 2002.
    Beach Boys: Người có trình độ soạn nhạc và tổ chức sản xuất phi thường trong studio, ''''khơi nguồn cảm xúc'''' cho những người yêu âm nhạc khi gợi tả một thế giới tràn đầy ánh mặt trời, hàng cọ ven bờ biển... bằng tiếng harmonie da diết. Beach Boys có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nghệ sĩ, nhận giải năm 2001.
    Harry Belafonte: Ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất, người hoạt động từ thiện... Ông góp phần ''''mở rộng nhiều cánh cửa'''' cho nghệ sĩ da đen. Ông mang thứ âm thanh sống động, nhiệt huyết nóng bỏng đến với khán giả Mỹ, và trở thành nhà sản xuất truyền hình đầu tiên người da đen. Ông là biểu tượng ''''nghệ sĩ da màu'''' gặt hái nhiều thành công tại Mỹ. Harry nhận giải năm 2000.
    Tony Bennett: Bennett không chỉ là người ''''soi đường'''' cho nhạc jazz truyền thống mà còn là người tạo nên nhiều ''''chuẩn mực'''' cho nhạc pop. Thẩm mỹ hoàn hảo, giọng ca ấm và vang, sự xuất hiện sinh động đầy tính thuyết phục trên sân khấu đã giúp ông ''''chiếm giữ'''' lòng ngưỡng mộ lớn lao của người đương thời. Ông nhận giải năm 2001.
    Irving Berlin: Ông được trao tặng giải Thành tựu cuộc đời năm 1968 vì cống hiến hơn nửa thế kỷ cho việc sáng tác nhiều ca khúc cho số đông nghệ sĩ Mỹ cũng như nhiều nước khác. Ca khúc của ông được yêu thích bởi sự ấm áp và nhân hậu.
    Leonard Bernstein: Một tài năng bao quát nhiều lĩnh vực, từ các tác phẩm cổ điển, ballet đến phim ảnh, truyền hình, sân khấu. Một người chỉ huy, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, nhà sư phạm đến nghệ sĩ có tới hơn 300 album mang tên. Leonard nhận giải năm năm 1985.

    Chuck Berry
    Chuck Berry: Là một trong những nhà cách tân nhạc pop có ảnh hưởng và uy thế lớn nhất làng giải trí Mỹ, một người sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn thành công của rock ''n'' roll. Berry nhận giải năm 1984.
    Bobby "Blue" Bland: Là nghệ sĩ, ca sĩ uyên bác khác thường, Bobby tạo dấu ấn khó phai mờ trong dòng gospel cũng như blues, swing, ballad, nhạc đồng quê và hơn thế nữa. Nhận giải năm 1997.
    James Brown: Người có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ nghệ sĩ đời sau từ rock đến rap. Ông thường diễn đạt một cách thuần thục các thành ngữ âm nhạc trong tác phẩm của mình khiến mỗi nhạc khúc đều thể hiện trạng thái tình cảm riêng. Nhận giải năm 1992.
    Dave Brubeck: Nhà viết nhạc pop, nghệ sĩ piano và người lãnh đạo ban nhạc kiệt xuất, người tiên phong trong phong trào jazz West Coast. Với "Take Five," ông đã mang nhạc jazz đến với người hâm mộ trên toàn thế giới, ông sáng tạo nhiều tác phẩm giao hưởng, ballet mới mẻ. Ông nhận giải năm 1996.
    Benny Carter: Người nổi tiếng qua nhiều thập niên từ 1920-1980 bởi những đóng góp đáng kể cho nhạc jazz và nhiều thể loại âm nhạc khác với vai trò là người biên soạn, nhà sáng tác, nhạc công, người chỉ huy... Benny được trao giải Thành tựu cuộc đời năm 1987.
    Enrico Caruso: Đựơc rất nhiều người đánh giá là giọng ca tenor vĩ đại nhất mọi thời đại. Người từ rất sớm đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông cũng như khán thính giả. Enrico nhận giải năm 1987.
    Pablo Casals: Pablo được xem là một nghệ sĩ cello sáng giá của âm hạc hiện đại. Người đi đầu trong việc giới thiệu lại các tác phẩm giành cho cello (đặc biệt của Bach) trong các buổi trình diễn. Nhận giải năm 1989.
    Johnny Cash: Ông là người xuất hiện gần như nhiều nhất trong các Đại sảnh Vinh danh như: Đại sảnh Vinh danh các Nhạc sĩ, Đại sảnh Vinh danh Nhạc đồng quê, Đại sảnh Vinh danh Rock & Roll và một giải Grammy danh giá. Ông là nghệ sĩ đầu tiên thực hiện thu âm cho hãng băng đĩa nổi tiếng Sun Records tại Memphis. Các tác phẩm của Johnny Cash đích thực là ''''mẫu hình'''', là ''''huyền thoại'''' của dòng nhạc đồng quê về cả phương diện tư tưởng và âm nhạc. Johnny Cash được trao giải Thành tựu âm nhạc năm 1999.
    Ray Charles: Với mệnh danh là "Cha đẻ của nhạc soul'''', Ray có giọng hát sôi nổi và hấp dẫn riêng. Ông chơi piano rất thuần thục và hầu như tự đệm đàn cho mọi thu âm nhạc soul. Ông còn là một ca sĩ chuyên nghiệp trong lĩnh vực blues, pop ballad, jazz, thậm chí cả nhạc đồng quê. Nhận giải năm 1987.
    Patsy Cline: Người ta mãi mãi không quên ca sĩ với giọng hát buồn thảm, ai oán trong "I Fall To Pieces," "Walking After Midnight" hay "Crazy". Ngày nay, các thế hệ nhạc đồng quê và cả nhạc pop vẫn tiếp tục ''''theo bước chân'''' cô. Patsy nhận giải năm 1995.
    Rosemary Clooney: Cô có chất giọng đặc biệt với sự phối hợp hài hoà của lối phân nhịp hài hoà, cách lên trầm xuống bổng tinh tế. Với những ca khúc trữ tình, cô được coi là một trong những người thể hiện ca khúc Mỹ xuất sắc nhất. Nhận giải năm 2002.

    Nat "King" Cole: Ông là ca sĩ hàng đầu của hai thập niên 40 và 50. Người ta không quên ông với các khúc ballad nồng nàn. Cole được coi là nghệ sĩ piano jazz ''''siêu phàm''''. Ông nhận giải năm 1990.
    John Coltrane: John là ''''phát ngôn viên'''', là ''''người tiên phong'''' của jazz. Quan niệm và đánh giá về âm nhạc cũng như phong cách biểu diễn của ông cho tới ngày nay vẫn ảnh hưởng nhiều tới các nghệ sĩ khác kể cả trong và ngoài lĩnh vực jazz. Ông được trao giải năm 1992.
    Perry Como: Ông là ''''người đàn ông chăm chỉ nhất'''' khi thực hiện show diễn. Với phong cách thể hiện thoải mái, phóng khoáng, ông trở thành một trong những nam ca sĩ ưu việt của kỷ nguyên tiền-rock. Ông cũng là người gặt hái thành công lớn trên những show truyền hình suốt 6 thập niên. Perry nhận giải năm 2002.
    Bing Crosby: Thành tựu của ông đạt được trong lĩnh vực âm nhạc kéo dài hơn nửa thế kỷ. Ông là hiện thân của lòng tự trọng, của sự say mê. Ông truyền cảm hứng âm nhạc tới hàng triệu triệu người nghe trên toàn thế giới. Nhận giải năm 1962.
    Sammy Davis Jr: Davis là một ca sĩ tài năng, vũ công và diễn viên xuất sắc, mẫu hình của giới nghệ sĩ da đen. "Rat Pack" hợp tác cùng nhiều thần tượng nhạc pop như Frank Sinatra và Dean Martin giúp ông đến với công chúng hâm mộ ở mọi giới, mọi màu da. Ông nhận giải năm 2001.
    Bob Dylan: Ca sĩ kiêm nhạc sĩ với dấu ấn không phai mờ ở thế kỷ 20 trong vai trò là người ''''cách tân'''' nhạc pop. Ca từ ông viết nên được coi là góp phần vào sự giàu có của ''''ngôn ngữ Mỹ''''. Ông nhận giải 1991.
    Duke Ellington: Khả năng trời phú cùng với sự sáng tạo phi thường, Duke ở vai trò nhạc sĩ, nghệ sĩ piano, nhà biên soạn và người chỉ huy đã có nhiều cống hiến lớn cho âm nhạc, để lại ảnh hưởng sâu sắc cho vô số nghệ sĩ trên toàn thế giới. Nhận giải 1966.
    Judy Garland: Một ca sĩ, nghệ sĩ truyền cảm, nồng ấm làm rung động trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu. Judy có chất giọng hoàn hảo thể hiện các ca khúc ''''không có chỗ khiếm khuyết''''. Cô có khả năng tạo nên vị thế phi thường cho mình của thế giới âm nhạc thế kỷ 20. Cô được trao giải năm 1997.
    Benny Goodman: Nghệ sĩ clarinet nổi danh, ''''điểm sáng'''' trong kỷ nguyên bigband qua những thu âm phát trên radio. Người phát hiện và đào tạo các ngôi sao jazz tương lai, người xoá nhoà ranh giới giữa các nhạc công da trắng, da đen trong ban nhạc của mình. Ông nhận giải năm 1986.
    John Lee Hooker: Mệnh danh là ''''kiến trúc sư'''' của blues điện tử, người kế hợp hài hoà những giai điệu blues của tiểu vùng Mississippi và tiết tấu blues thành thị Detroit. Âm nhạc của Hooler ảnh hưởng rất lớn đến nhiều tay boogie/rock sau này trong đó có cả Rolling Stones, The Animals, ZZ Top và Bonnie Raitt. Ông nhận giải năm 2000.
    Mahalia Jackson: Được xem là ''''ca sĩ gospel vĩ đại nhất thế giới'''' thông qua các đĩa nhạc đã phát hành và phong cách thể hiện trong những buổi trình diễn. Cô được trao giải năm 1972.
    B.B. King: Một trong những nghệ sĩ/ca sĩ blues, tay guitar vĩ đại nhất. Với tài năng và sự tận tuỵ hết mình cho âm nhạc, B.B là ''''linh hồn'''' của nhiều nghệ sĩ trong nước cũng như quốc tế. Ông nhận giải năm 1987.
    John Lennon: Thành viên của ban nhạc làm nên huyền thoại The Beatles, âm nhạc và những am hiểu sâu sắc về nghệ thuật của anh xứng đáng nhận giải Thành tựu cuộc đời năm 1991 cùng với Paul McCartney (nhận giải 1990).
    Mitch Miller: Người ta cho ông là người có ''''thế lực'''' nhất trong làng nhạc pop thập niên 50. Miller còn là giám đốc điều hành, chuyên gia marketing của A&R. Ông đã chứng tỏ ''''nhãn quan'''' sáng suốt khi ký hợp đồng với các siêu sao pop Tony Bennett và Patti Page. Nhận giải năm 2000.
    Elvis Presley: Sáng tạo nghệ thuật và ảnh hưởng đối với các thế hệ nghệ sĩ cũng như khán thính giả của Elvis chính là đóng góp lớn lao nhất của anh cho âm nhạc. Nhận giải năm 1971.
    Rolling Stones: Họ là những nghệ sĩ tiêu biểu của pop và rock đương thời, được trao giải năm 1986.
    Barbra Streisand: Ngay từ album đầu tiên, cô đã xác lập cho mình vị trí nữ ca sĩ có lượng đĩa tiêu thụ hàng đầu thế giới. Barbra giành hai giải Grammy năm 1963. Cô phát hành trên 50 album với nhiều ca khúc nổi tiếng như "People," "You Don''t Bring Me Flowers" và "The Way We Were''''. Nhận giải năm 1995.
    Muddy Waters: Ông là ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công guitar nổi tiếng nhất làng blues điện tử những năm sau Thế chiến II. Ông có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi người Anh (giống như Rolling Stones). Nhận giải 1992.
    The Who: Là một trong những ban nhạc quan trọng nhất của rock ''n'' roll British Invasion. Được trao giải năm 2001.
    Tin từ Giai Điệu Xanh!
  6. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Grammy: Những người được trao giải Thành tựu cuộc đời
    Giải thưởng này do các uỷ viên quản trị Viện hàn lâm âm nhạc quốc gia bình chọn dành cho các nghệ sĩ trong suốt cuộc đời, có nhiều sáng tạo và đóng góp mang dấu ấn riêng biệt ở lĩnh vực âm nhạc. Đương nhiên, không thể kể hết tên tuổi của họ trên trang viết. Xin điểm qua vài gương mặt tiêu biểu:

    Roy Acuff: Được mệnh danh là ''''Ông hoàng của nhạc đồng quê'''', một nghệ sĩ bậc thầy, tiếng nói đại diện cho nhạc đồng quê suốt hơn nửa thế kỷ, ông đóng góp rất nhiều công sức cho việc duy trì, phát triển và sự sáng tạo nhạc đồng quê ở cương vị một ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc. Ông nhận giải thưởng năm 1987.
    Marian Anderson: Từng đựơc gọi là ''''nghệ sĩ có chất giọng cao sang'''', giọng nữ trầm đầy cảm xúc này đã ''''sống và đi suốt ''''chiều dài hàng trăm năm ròng''''. Bà không chỉ là một nghệ sĩ được hâm mộ và kính trọng nhất làng nhạc cổ điển, linh hồn của giới ca sĩ, mà còn là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ khác về đời sống văn hoá, về tôn giáo và thẩm mỹ. Marian được trao giải năm 1991.
    Louis Armstrong: Vị "Đại sứ từ thiện Mỹ'''' với cả cuộc đời dành cho thế giới âm nhạc và thu âm. Ông là người ''''mở đường'''' cho hàng triệu triệu nhạc công jazz da màu. Ông thực hiện hàng trăm đĩa hát mà tới hiện tại, giai điệu của nó vẫn còn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Ông chưa bao giờ mệt mỏi trong sự nghiệp phát triển âm nhạc và sự tiến bộ loài người. Ông nhận giải năm 1972.
    Fred Astaire: Người ban đầu được biết tới như một vũ công cừ khôi, nhưng sau lại trở thành một trong những ''''người bạn thân nhất'''' của ca từ và âm nhạc thông qua sân khấu, điện ảnh. Fred nhận giải năm 1989.
    Chet Atkins: Với tài năng vô song trong kỹ thuật sử dụng guitar, tài sản đặc biệt ông để lại là hơn 100 album và rất nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng, có sức thu hút lớn. Ông được trao giải năm 1993.
    Count Basie: Ông được công nhận là một người chỉ huy ban nhạc jazz sáng giá nhất vì những cảm nhận, khả năng tuyệt vời về giai điệu, về cách tổ chức biểu diễn, về khả năng thẩm âm thiên bẩm. Ông chưa từng phạm sai lầm khi lựa chọn các nhạc công hạng nhất để xây dựng nên một ban nhạc swing bất tử. Ông nhận giải 2002.
    Beach Boys: Người có trình độ soạn nhạc và tổ chức sản xuất phi thường trong studio, ''''khơi nguồn cảm xúc'''' cho những người yêu âm nhạc khi gợi tả một thế giới tràn đầy ánh mặt trời, hàng cọ ven bờ biển... bằng tiếng harmonie da diết. Beach Boys có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nghệ sĩ, nhận giải năm 2001.
    Harry Belafonte: Ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất, người hoạt động từ thiện... Ông góp phần ''''mở rộng nhiều cánh cửa'''' cho nghệ sĩ da đen. Ông mang thứ âm thanh sống động, nhiệt huyết nóng bỏng đến với khán giả Mỹ, và trở thành nhà sản xuất truyền hình đầu tiên người da đen. Ông là biểu tượng ''''nghệ sĩ da màu'''' gặt hái nhiều thành công tại Mỹ. Harry nhận giải năm 2000.
    Tony Bennett: Bennett không chỉ là người ''''soi đường'''' cho nhạc jazz truyền thống mà còn là người tạo nên nhiều ''''chuẩn mực'''' cho nhạc pop. Thẩm mỹ hoàn hảo, giọng ca ấm và vang, sự xuất hiện sinh động đầy tính thuyết phục trên sân khấu đã giúp ông ''''chiếm giữ'''' lòng ngưỡng mộ lớn lao của người đương thời. Ông nhận giải năm 2001.
    Irving Berlin: Ông được trao tặng giải Thành tựu cuộc đời năm 1968 vì cống hiến hơn nửa thế kỷ cho việc sáng tác nhiều ca khúc cho số đông nghệ sĩ Mỹ cũng như nhiều nước khác. Ca khúc của ông được yêu thích bởi sự ấm áp và nhân hậu.
    Leonard Bernstein: Một tài năng bao quát nhiều lĩnh vực, từ các tác phẩm cổ điển, ballet đến phim ảnh, truyền hình, sân khấu. Một người chỉ huy, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, nhà sư phạm đến nghệ sĩ có tới hơn 300 album mang tên. Leonard nhận giải năm năm 1985.

    Chuck Berry
    Chuck Berry: Là một trong những nhà cách tân nhạc pop có ảnh hưởng và uy thế lớn nhất làng giải trí Mỹ, một người sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn thành công của rock ''n'' roll. Berry nhận giải năm 1984.
    Bobby "Blue" Bland: Là nghệ sĩ, ca sĩ uyên bác khác thường, Bobby tạo dấu ấn khó phai mờ trong dòng gospel cũng như blues, swing, ballad, nhạc đồng quê và hơn thế nữa. Nhận giải năm 1997.
    James Brown: Người có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ nghệ sĩ đời sau từ rock đến rap. Ông thường diễn đạt một cách thuần thục các thành ngữ âm nhạc trong tác phẩm của mình khiến mỗi nhạc khúc đều thể hiện trạng thái tình cảm riêng. Nhận giải năm 1992.
    Dave Brubeck: Nhà viết nhạc pop, nghệ sĩ piano và người lãnh đạo ban nhạc kiệt xuất, người tiên phong trong phong trào jazz West Coast. Với "Take Five," ông đã mang nhạc jazz đến với người hâm mộ trên toàn thế giới, ông sáng tạo nhiều tác phẩm giao hưởng, ballet mới mẻ. Ông nhận giải năm 1996.
    Benny Carter: Người nổi tiếng qua nhiều thập niên từ 1920-1980 bởi những đóng góp đáng kể cho nhạc jazz và nhiều thể loại âm nhạc khác với vai trò là người biên soạn, nhà sáng tác, nhạc công, người chỉ huy... Benny được trao giải Thành tựu cuộc đời năm 1987.
    Enrico Caruso: Đựơc rất nhiều người đánh giá là giọng ca tenor vĩ đại nhất mọi thời đại. Người từ rất sớm đã thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông cũng như khán thính giả. Enrico nhận giải năm 1987.
    Pablo Casals: Pablo được xem là một nghệ sĩ cello sáng giá của âm hạc hiện đại. Người đi đầu trong việc giới thiệu lại các tác phẩm giành cho cello (đặc biệt của Bach) trong các buổi trình diễn. Nhận giải năm 1989.
    Johnny Cash: Ông là người xuất hiện gần như nhiều nhất trong các Đại sảnh Vinh danh như: Đại sảnh Vinh danh các Nhạc sĩ, Đại sảnh Vinh danh Nhạc đồng quê, Đại sảnh Vinh danh Rock & Roll và một giải Grammy danh giá. Ông là nghệ sĩ đầu tiên thực hiện thu âm cho hãng băng đĩa nổi tiếng Sun Records tại Memphis. Các tác phẩm của Johnny Cash đích thực là ''''mẫu hình'''', là ''''huyền thoại'''' của dòng nhạc đồng quê về cả phương diện tư tưởng và âm nhạc. Johnny Cash được trao giải Thành tựu âm nhạc năm 1999.
    Ray Charles: Với mệnh danh là "Cha đẻ của nhạc soul'''', Ray có giọng hát sôi nổi và hấp dẫn riêng. Ông chơi piano rất thuần thục và hầu như tự đệm đàn cho mọi thu âm nhạc soul. Ông còn là một ca sĩ chuyên nghiệp trong lĩnh vực blues, pop ballad, jazz, thậm chí cả nhạc đồng quê. Nhận giải năm 1987.
    Patsy Cline: Người ta mãi mãi không quên ca sĩ với giọng hát buồn thảm, ai oán trong "I Fall To Pieces," "Walking After Midnight" hay "Crazy". Ngày nay, các thế hệ nhạc đồng quê và cả nhạc pop vẫn tiếp tục ''''theo bước chân'''' cô. Patsy nhận giải năm 1995.
    Rosemary Clooney: Cô có chất giọng đặc biệt với sự phối hợp hài hoà của lối phân nhịp hài hoà, cách lên trầm xuống bổng tinh tế. Với những ca khúc trữ tình, cô được coi là một trong những người thể hiện ca khúc Mỹ xuất sắc nhất. Nhận giải năm 2002.

    Nat "King" Cole: Ông là ca sĩ hàng đầu của hai thập niên 40 và 50. Người ta không quên ông với các khúc ballad nồng nàn. Cole được coi là nghệ sĩ piano jazz ''''siêu phàm''''. Ông nhận giải năm 1990.
    John Coltrane: John là ''''phát ngôn viên'''', là ''''người tiên phong'''' của jazz. Quan niệm và đánh giá về âm nhạc cũng như phong cách biểu diễn của ông cho tới ngày nay vẫn ảnh hưởng nhiều tới các nghệ sĩ khác kể cả trong và ngoài lĩnh vực jazz. Ông được trao giải năm 1992.
    Perry Como: Ông là ''''người đàn ông chăm chỉ nhất'''' khi thực hiện show diễn. Với phong cách thể hiện thoải mái, phóng khoáng, ông trở thành một trong những nam ca sĩ ưu việt của kỷ nguyên tiền-rock. Ông cũng là người gặt hái thành công lớn trên những show truyền hình suốt 6 thập niên. Perry nhận giải năm 2002.
    Bing Crosby: Thành tựu của ông đạt được trong lĩnh vực âm nhạc kéo dài hơn nửa thế kỷ. Ông là hiện thân của lòng tự trọng, của sự say mê. Ông truyền cảm hứng âm nhạc tới hàng triệu triệu người nghe trên toàn thế giới. Nhận giải năm 1962.
    Sammy Davis Jr: Davis là một ca sĩ tài năng, vũ công và diễn viên xuất sắc, mẫu hình của giới nghệ sĩ da đen. "Rat Pack" hợp tác cùng nhiều thần tượng nhạc pop như Frank Sinatra và Dean Martin giúp ông đến với công chúng hâm mộ ở mọi giới, mọi màu da. Ông nhận giải năm 2001.
    Bob Dylan: Ca sĩ kiêm nhạc sĩ với dấu ấn không phai mờ ở thế kỷ 20 trong vai trò là người ''''cách tân'''' nhạc pop. Ca từ ông viết nên được coi là góp phần vào sự giàu có của ''''ngôn ngữ Mỹ''''. Ông nhận giải 1991.
    Duke Ellington: Khả năng trời phú cùng với sự sáng tạo phi thường, Duke ở vai trò nhạc sĩ, nghệ sĩ piano, nhà biên soạn và người chỉ huy đã có nhiều cống hiến lớn cho âm nhạc, để lại ảnh hưởng sâu sắc cho vô số nghệ sĩ trên toàn thế giới. Nhận giải 1966.
    Judy Garland: Một ca sĩ, nghệ sĩ truyền cảm, nồng ấm làm rung động trái tim hàng triệu người hâm mộ toàn cầu. Judy có chất giọng hoàn hảo thể hiện các ca khúc ''''không có chỗ khiếm khuyết''''. Cô có khả năng tạo nên vị thế phi thường cho mình của thế giới âm nhạc thế kỷ 20. Cô được trao giải năm 1997.
    Benny Goodman: Nghệ sĩ clarinet nổi danh, ''''điểm sáng'''' trong kỷ nguyên bigband qua những thu âm phát trên radio. Người phát hiện và đào tạo các ngôi sao jazz tương lai, người xoá nhoà ranh giới giữa các nhạc công da trắng, da đen trong ban nhạc của mình. Ông nhận giải năm 1986.
    John Lee Hooker: Mệnh danh là ''''kiến trúc sư'''' của blues điện tử, người kế hợp hài hoà những giai điệu blues của tiểu vùng Mississippi và tiết tấu blues thành thị Detroit. Âm nhạc của Hooler ảnh hưởng rất lớn đến nhiều tay boogie/rock sau này trong đó có cả Rolling Stones, The Animals, ZZ Top và Bonnie Raitt. Ông nhận giải năm 2000.
    Mahalia Jackson: Được xem là ''''ca sĩ gospel vĩ đại nhất thế giới'''' thông qua các đĩa nhạc đã phát hành và phong cách thể hiện trong những buổi trình diễn. Cô được trao giải năm 1972.
    B.B. King: Một trong những nghệ sĩ/ca sĩ blues, tay guitar vĩ đại nhất. Với tài năng và sự tận tuỵ hết mình cho âm nhạc, B.B là ''''linh hồn'''' của nhiều nghệ sĩ trong nước cũng như quốc tế. Ông nhận giải năm 1987.
    John Lennon: Thành viên của ban nhạc làm nên huyền thoại The Beatles, âm nhạc và những am hiểu sâu sắc về nghệ thuật của anh xứng đáng nhận giải Thành tựu cuộc đời năm 1991 cùng với Paul McCartney (nhận giải 1990).
    Mitch Miller: Người ta cho ông là người có ''''thế lực'''' nhất trong làng nhạc pop thập niên 50. Miller còn là giám đốc điều hành, chuyên gia marketing của A&R. Ông đã chứng tỏ ''''nhãn quan'''' sáng suốt khi ký hợp đồng với các siêu sao pop Tony Bennett và Patti Page. Nhận giải năm 2000.
    Elvis Presley: Sáng tạo nghệ thuật và ảnh hưởng đối với các thế hệ nghệ sĩ cũng như khán thính giả của Elvis chính là đóng góp lớn lao nhất của anh cho âm nhạc. Nhận giải năm 1971.
    Rolling Stones: Họ là những nghệ sĩ tiêu biểu của pop và rock đương thời, được trao giải năm 1986.
    Barbra Streisand: Ngay từ album đầu tiên, cô đã xác lập cho mình vị trí nữ ca sĩ có lượng đĩa tiêu thụ hàng đầu thế giới. Barbra giành hai giải Grammy năm 1963. Cô phát hành trên 50 album với nhiều ca khúc nổi tiếng như "People," "You Don''t Bring Me Flowers" và "The Way We Were''''. Nhận giải năm 1995.
    Muddy Waters: Ông là ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công guitar nổi tiếng nhất làng blues điện tử những năm sau Thế chiến II. Ông có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi người Anh (giống như Rolling Stones). Nhận giải 1992.
    The Who: Là một trong những ban nhạc quan trọng nhất của rock ''n'' roll British Invasion. Được trao giải năm 2001.
    Tin từ Giai Điệu Xanh!
  7. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị cho lễ xướng danh Đại sảnh rock ''n'' roll 2004
    Bruce Springsteen, Alicia Keys và Tom Petty cùng rất nhiều ngôi sao khác trong làng giải trí sẽ có mặt tại lễ giới thiệu những tên tuổi đưa vào Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc rock ''n'' roll năm 2004. Sau thời gian hoạt động tích cực hoạt động cho Quỹ vinh danh và năm 1999 ra nhập nhóm nghệ sĩ tài năng, Springsteen được chọn làm người đại diện Jackson Browne tại sự kiện năm nay.

    Dave Matthews đại diện cho Traffic, Petty và Jeff Lynne thay mặt cho George Harrison - từng tham gia ban nhạc Traveling Wilburys cuối thập niên 80. Keys cùng bộ đôi hip-hop OutKast chào đón Prince, trong khi tay guitar của nhóm Rolling Stones - Keith Richards (có tên trong Đại sảnh Vinh danh này năm 1989) được chỉ định đại diện cho ZZ Top trong buổi lễ trang trọng.
    Steve Winwood đã khẳng định rằng, Traffic cũng sẽ biểu diễn trong lễ Vinh danh diễn ra ngày 15/3 ở Waldorf-Astoria (New York) và công chiếu trên kênh âm nhạc đặc biệt của VH1 ngày 21/3.
    Như thông báo trước, 7 nghệ sĩ được ''''xướng danh'''' trong lễ giới thiệu Đại sảnh Vinh danh rock ''n'' roll thường niên lần thứ 19 gồm George Harrison, Jackson Browne, The Dells, Prince, Bob Seger, Traffic và ZZ Top.
    Bản thân Harrison cũng đã có tên trong Đại sảnh từ năm 1988 với tư cách là một thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles.
    Tin từ Billboard

  8. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị cho lễ xướng danh Đại sảnh rock ''n'' roll 2004
    Bruce Springsteen, Alicia Keys và Tom Petty cùng rất nhiều ngôi sao khác trong làng giải trí sẽ có mặt tại lễ giới thiệu những tên tuổi đưa vào Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc rock ''n'' roll năm 2004. Sau thời gian hoạt động tích cực hoạt động cho Quỹ vinh danh và năm 1999 ra nhập nhóm nghệ sĩ tài năng, Springsteen được chọn làm người đại diện Jackson Browne tại sự kiện năm nay.

    Dave Matthews đại diện cho Traffic, Petty và Jeff Lynne thay mặt cho George Harrison - từng tham gia ban nhạc Traveling Wilburys cuối thập niên 80. Keys cùng bộ đôi hip-hop OutKast chào đón Prince, trong khi tay guitar của nhóm Rolling Stones - Keith Richards (có tên trong Đại sảnh Vinh danh này năm 1989) được chỉ định đại diện cho ZZ Top trong buổi lễ trang trọng.
    Steve Winwood đã khẳng định rằng, Traffic cũng sẽ biểu diễn trong lễ Vinh danh diễn ra ngày 15/3 ở Waldorf-Astoria (New York) và công chiếu trên kênh âm nhạc đặc biệt của VH1 ngày 21/3.
    Như thông báo trước, 7 nghệ sĩ được ''''xướng danh'''' trong lễ giới thiệu Đại sảnh Vinh danh rock ''n'' roll thường niên lần thứ 19 gồm George Harrison, Jackson Browne, The Dells, Prince, Bob Seger, Traffic và ZZ Top.
    Bản thân Harrison cũng đã có tên trong Đại sảnh từ năm 1988 với tư cách là một thành viên của nhóm nhạc huyền thoại The Beatles.
    Tin từ Billboard

  9. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Các ngôi sao Anh có thể chinh phục khán giả Mỹ?
    Những ca sĩ nổi tiếng của Anh vừa nhận được giải thưởng Brit Awards như ban nhạc Darkness, Busted và Dido có hy vọng ''''chiếm lĩnh'''' thị trường âm nhạc Mỹ. Giải thưởng danh giá nhất nước Anh liệu giúp họ ''''vượt biển'''' tới Mỹ và đến với người hâm mộ toàn thế giới?

    Cách đây 40 năm, Beatles đem cơn bão rock ''n'' roll của người Anh đến với fan Mỹ và ''''thống trị'''' toàn bộ thị trường âm nhạc ở quốc gia này. Thống kê năm năm 1986 cho thấy, số lượng đĩa hát của các nghệ sĩ Anh chiếm 1/3 trong tổng số bản tiêu thụ tại Mỹ. Những tên tuổi như Duran Duran, Wham! và Simple Minds từng đứng hàng đầu các bảng xếp hạng Mỹ thập niên 80. Sự xuất hiện của Duran Duran trong lễ trao giải Brit Awards năm nay khiến người ta nhớ và mong muốn trở lại một thời như thế.
    Tuy nhiên, hiện chỉ khoảng 5% đĩa nhạc tiêu thụ ở Mỹ là của ca sĩ nước ngoài. Những ngôi sao âm nhạc Anh ngày càng khó khăn hơn trong việc tạo ra ấn tượng với công chúng Mỹ. Đã có một vài người đạt được mục đích này như Radiohead và Coldplay, nhưng sớm bị Beyonce Knowles và Eminem ''''hất cẳng''''. Đó là chưa kể tới ''''gương mặt triển vọng'''' như Strokes và White Stripes nhanh chóng đạt hạng sao ở Anh trước khi quay trở lại thu hút khán giả nội địa.
    Emmanuel Legrand - trưởng đại diện Tạp chí Billboard tại London cho biết, năm 2004, thị trường âm nhạc Mỹ ''''cực kỳ độc lập''''. Ông nói: ''''Lễ trao giải thưởng Brit đã quảng cáo rất tốt cho công nghiệp âm nhạc Anh. "Bạn không thể mong một trong năm mạng lưới truyền hình sẽ đưa tin đầu tiên về giải này. Tuy nhiên, ở những show đặc biệt, người ta đã đề cập đến nó, về sự huy hoàng và sức hấp dẫn của nó''''.
    Các nhà tổ chức giải Brit vẫn nuôi ''''hy vọng'''' có thể ký được hợp đồng ''''vượt biển'''' trong năm nay qua việc truyền hình toàn bộ buổi lễ tại Mỹ nhưng tới ba năm gần đây, sự kiện này được phát sóng ở quốc gia này. Năm 2001, Brit Awards được phát trên kênh truyền hình cáp BBC America, và một năm trước đây là trên VH1.
    Ngôi sao Anh
    Dido - người thắng lợi trong cuộc đua giành giải nữ ca sĩ xuất sắc của Brit Awards đã có hai album xếp thứ tư tại Mỹ, và bán được khoảng 5 triệu bản tổng cộng tại thị trường này. Nam ca sĩ Anh xuất sắc Daniel Bedingfield thì khiêm tốn hơn với hai single chen chân trong top 20 của Mỹ (Gotta Get Thru This và If You''re Not the One).
    Còn Darkness? Theo đánh giá của ông Legrand thì: "Cái tên Darkness trở nên quen thuộc với giới trẻ Mỹ, tiếng tăm của họ đã vượt qua biên giới nước Anh. Chìa khóa để ca sĩ Anh thu hút fan Mỹ là những gì khác biệt so với các ca sĩ trong nước''''. Chiến dịch qua Đại Tây Dương còn là mục tiêu của ca sĩ jazz Jamie Cullum - người tham gia trình diễn trong Brit Awards. Nhà sản xuất hip-hop nổi danh Pharrell Williams - sản xuất đĩa nhạc cho Britney Spears và Justin Timberlake tiết lộ, anh muốn hợp tác với Cullum trong album tới.

    Tuy nhiên, vị trưởng đại diện Tạp chí Billboard tại London cũng cảnh báo rằng, ca sĩ hip-hop và R&B Anh cần tỉnh táo hơn trong ý định cạnh tranh với đồng sự Mỹ. Gần đây, Lemar - ca sĩ urban xuất sắc cho rằng, anh sẽ làm tốt hơn các bạn Mỹ nếu như anh mở mang sự nghiệp sang đó. "Đó luôn luôn là vấn đề với ca sĩ R&B Anh, họ luôn so tài với các siêu sao ở đây'''', ông Legrand nói. Và Busted - cũng sẽ gặp trở ngại khi sánh mình hơn cả ban nhạc Mỹ như Blink-182 và Good Charlotte. ''''Họ sẽ thành công nếu họ tạo ra những gì khác biệt, cái nhìn khác, âm thanh khác, lúc ấy, họ sẽ có một cơ hội''''.
    Người Mỹ nghĩ gì về ca sĩ Anh
    Đây là kỷ nguyên tuyệt vời dành cho âm nhạc Mỹ và Anh, nhưng những người sành điệu bắt đầu khám phá ra lợi thế của internet và các tạp chí, nên ca sĩ khó có hy vọng vượt qua thách thức này. Tôi nghĩ rằng, một số công ty thu âm, RIAA (Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ) và các hãng phát thanh phải chịu trách nhiệm, nhưng dường như họ không chú ý tới.
    Marketing âm nhạc đang phát triển, nhưng tôi chưa thể nhìn thấy sự thay đổi hay ít nhất là ''''ánh hào quang'''' của thời hoàng kim những năm 1970. Tôi tìm thấy ở âm nhạc Anh những điều thú vị hơn các khuôn mẫu ở âm nhạc Mỹ. (Phil Denton, New Jersey).
    Liberty X, Atomic Kitten, Daniel Bedingfield, Oasis, Blue...và còn nhiều ca sĩ khác rất khó có thể thành công ở Mỹ vì nhiều người cho rằng, phong cách của họ không phù hợp với những gì người Mỹ muốn nghe (Anonymous, Tampa USA).
    Tôi đã từng yêu thích nhạc Anh, vì tôi tìm thấy nét mới lạ khác so với âm nhạc Mỹ. Nhưng bây giờ, có vẻ đã không còn, họ dường như trở thành bản sao hoặc ít nhất là copy phong cách biểu diễn (Barbie Brown, Brooklyn, New York).
    Các ban nhạc và ca sĩ tôi yêu thích hầu hết đến từ nước Anh, từ Blur, Tricky, Radiohead, Ronnie Size hay Massive Attack đến Cure, the Smiths và Stone Roses. Theo quan điểm của tôi, họ có thể chinh phục được khán giả Mỹ. (Shawn, Washington, DC, USA).
    Âm nhạc Anh đã hấp dẫn chúng tôi với những khúc rock tuyệt vời của Beatles, Led Zeppelin, Elton John...Hãy cho chúng tôi thưởng thức và biết nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã ''''ngán tận cổ'''' với hip-hop, rap và Britney Spears. Chúng tôi cần thứ âm nhạc có tâm hồn và giai điệu hơn thế. Tôi thích Dido. Nếu tôi có lời khuyên thì thế này, hãy tạo dựng hình ảnh và tập trung hơn nữa vào chất lượng ca khúc. Chìa khoá chỉ duy nhất là từ ''''khác biệt''''. (Mike Hipp, Athens, Georgia).
    Beatles, Stones... thành công lớn vì âm nhạc của họ cơ bản khác với Beach Boys hay Motown. Cure, Duran Duran, Depeche Mode thành công lớn vì âm nhạc của họ ở mọi lúc đều khác với Bruce Springsteen hay Bon Jovi at the time. Nhưng hôm nay, hầu hết ca khúc do các nghệ sĩ Anh thể hiện chẳng khác gì Mỹ. (Steven Roelofs, Chicago, IL).
    Tin từ Giai điệu xanh!

  10. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Các ngôi sao Anh có thể chinh phục khán giả Mỹ?
    Những ca sĩ nổi tiếng của Anh vừa nhận được giải thưởng Brit Awards như ban nhạc Darkness, Busted và Dido có hy vọng ''''chiếm lĩnh'''' thị trường âm nhạc Mỹ. Giải thưởng danh giá nhất nước Anh liệu giúp họ ''''vượt biển'''' tới Mỹ và đến với người hâm mộ toàn thế giới?

    Cách đây 40 năm, Beatles đem cơn bão rock ''n'' roll của người Anh đến với fan Mỹ và ''''thống trị'''' toàn bộ thị trường âm nhạc ở quốc gia này. Thống kê năm năm 1986 cho thấy, số lượng đĩa hát của các nghệ sĩ Anh chiếm 1/3 trong tổng số bản tiêu thụ tại Mỹ. Những tên tuổi như Duran Duran, Wham! và Simple Minds từng đứng hàng đầu các bảng xếp hạng Mỹ thập niên 80. Sự xuất hiện của Duran Duran trong lễ trao giải Brit Awards năm nay khiến người ta nhớ và mong muốn trở lại một thời như thế.
    Tuy nhiên, hiện chỉ khoảng 5% đĩa nhạc tiêu thụ ở Mỹ là của ca sĩ nước ngoài. Những ngôi sao âm nhạc Anh ngày càng khó khăn hơn trong việc tạo ra ấn tượng với công chúng Mỹ. Đã có một vài người đạt được mục đích này như Radiohead và Coldplay, nhưng sớm bị Beyonce Knowles và Eminem ''''hất cẳng''''. Đó là chưa kể tới ''''gương mặt triển vọng'''' như Strokes và White Stripes nhanh chóng đạt hạng sao ở Anh trước khi quay trở lại thu hút khán giả nội địa.
    Emmanuel Legrand - trưởng đại diện Tạp chí Billboard tại London cho biết, năm 2004, thị trường âm nhạc Mỹ ''''cực kỳ độc lập''''. Ông nói: ''''Lễ trao giải thưởng Brit đã quảng cáo rất tốt cho công nghiệp âm nhạc Anh. "Bạn không thể mong một trong năm mạng lưới truyền hình sẽ đưa tin đầu tiên về giải này. Tuy nhiên, ở những show đặc biệt, người ta đã đề cập đến nó, về sự huy hoàng và sức hấp dẫn của nó''''.
    Các nhà tổ chức giải Brit vẫn nuôi ''''hy vọng'''' có thể ký được hợp đồng ''''vượt biển'''' trong năm nay qua việc truyền hình toàn bộ buổi lễ tại Mỹ nhưng tới ba năm gần đây, sự kiện này được phát sóng ở quốc gia này. Năm 2001, Brit Awards được phát trên kênh truyền hình cáp BBC America, và một năm trước đây là trên VH1.
    Ngôi sao Anh
    Dido - người thắng lợi trong cuộc đua giành giải nữ ca sĩ xuất sắc của Brit Awards đã có hai album xếp thứ tư tại Mỹ, và bán được khoảng 5 triệu bản tổng cộng tại thị trường này. Nam ca sĩ Anh xuất sắc Daniel Bedingfield thì khiêm tốn hơn với hai single chen chân trong top 20 của Mỹ (Gotta Get Thru This và If You''re Not the One).
    Còn Darkness? Theo đánh giá của ông Legrand thì: "Cái tên Darkness trở nên quen thuộc với giới trẻ Mỹ, tiếng tăm của họ đã vượt qua biên giới nước Anh. Chìa khóa để ca sĩ Anh thu hút fan Mỹ là những gì khác biệt so với các ca sĩ trong nước''''. Chiến dịch qua Đại Tây Dương còn là mục tiêu của ca sĩ jazz Jamie Cullum - người tham gia trình diễn trong Brit Awards. Nhà sản xuất hip-hop nổi danh Pharrell Williams - sản xuất đĩa nhạc cho Britney Spears và Justin Timberlake tiết lộ, anh muốn hợp tác với Cullum trong album tới.

    Tuy nhiên, vị trưởng đại diện Tạp chí Billboard tại London cũng cảnh báo rằng, ca sĩ hip-hop và R&B Anh cần tỉnh táo hơn trong ý định cạnh tranh với đồng sự Mỹ. Gần đây, Lemar - ca sĩ urban xuất sắc cho rằng, anh sẽ làm tốt hơn các bạn Mỹ nếu như anh mở mang sự nghiệp sang đó. "Đó luôn luôn là vấn đề với ca sĩ R&B Anh, họ luôn so tài với các siêu sao ở đây'''', ông Legrand nói. Và Busted - cũng sẽ gặp trở ngại khi sánh mình hơn cả ban nhạc Mỹ như Blink-182 và Good Charlotte. ''''Họ sẽ thành công nếu họ tạo ra những gì khác biệt, cái nhìn khác, âm thanh khác, lúc ấy, họ sẽ có một cơ hội''''.
    Người Mỹ nghĩ gì về ca sĩ Anh
    Đây là kỷ nguyên tuyệt vời dành cho âm nhạc Mỹ và Anh, nhưng những người sành điệu bắt đầu khám phá ra lợi thế của internet và các tạp chí, nên ca sĩ khó có hy vọng vượt qua thách thức này. Tôi nghĩ rằng, một số công ty thu âm, RIAA (Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ) và các hãng phát thanh phải chịu trách nhiệm, nhưng dường như họ không chú ý tới.
    Marketing âm nhạc đang phát triển, nhưng tôi chưa thể nhìn thấy sự thay đổi hay ít nhất là ''''ánh hào quang'''' của thời hoàng kim những năm 1970. Tôi tìm thấy ở âm nhạc Anh những điều thú vị hơn các khuôn mẫu ở âm nhạc Mỹ. (Phil Denton, New Jersey).
    Liberty X, Atomic Kitten, Daniel Bedingfield, Oasis, Blue...và còn nhiều ca sĩ khác rất khó có thể thành công ở Mỹ vì nhiều người cho rằng, phong cách của họ không phù hợp với những gì người Mỹ muốn nghe (Anonymous, Tampa USA).
    Tôi đã từng yêu thích nhạc Anh, vì tôi tìm thấy nét mới lạ khác so với âm nhạc Mỹ. Nhưng bây giờ, có vẻ đã không còn, họ dường như trở thành bản sao hoặc ít nhất là copy phong cách biểu diễn (Barbie Brown, Brooklyn, New York).
    Các ban nhạc và ca sĩ tôi yêu thích hầu hết đến từ nước Anh, từ Blur, Tricky, Radiohead, Ronnie Size hay Massive Attack đến Cure, the Smiths và Stone Roses. Theo quan điểm của tôi, họ có thể chinh phục được khán giả Mỹ. (Shawn, Washington, DC, USA).
    Âm nhạc Anh đã hấp dẫn chúng tôi với những khúc rock tuyệt vời của Beatles, Led Zeppelin, Elton John...Hãy cho chúng tôi thưởng thức và biết nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã ''''ngán tận cổ'''' với hip-hop, rap và Britney Spears. Chúng tôi cần thứ âm nhạc có tâm hồn và giai điệu hơn thế. Tôi thích Dido. Nếu tôi có lời khuyên thì thế này, hãy tạo dựng hình ảnh và tập trung hơn nữa vào chất lượng ca khúc. Chìa khoá chỉ duy nhất là từ ''''khác biệt''''. (Mike Hipp, Athens, Georgia).
    Beatles, Stones... thành công lớn vì âm nhạc của họ cơ bản khác với Beach Boys hay Motown. Cure, Duran Duran, Depeche Mode thành công lớn vì âm nhạc của họ ở mọi lúc đều khác với Bruce Springsteen hay Bon Jovi at the time. Nhưng hôm nay, hầu hết ca khúc do các nghệ sĩ Anh thể hiện chẳng khác gì Mỹ. (Steven Roelofs, Chicago, IL).
    Tin từ Giai điệu xanh!

Chia sẻ trang này