1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức cập nhật liên quan đến The Beatles - Các album trong sự nghiệp của The Beatles (trang 26)

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi PaulLennon, 23/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. JohnLennon

    JohnLennon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    The Beatles ?"các kỷ lục Guinness​
    Ban nhạc lừng danh thế giới cũng rất lừng danh trong quyển sách ?oKỷ lục Guinness?. Đó là
    Nghệ sĩ bán được nhiều đĩa nhất mọi thời đại
    The Beatles đã bán được hơn 1 tỷ đĩa nhạc , với 163.5 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ từ những năm khai sinh ban nhạc cho đến bây giờ , ngoài ra Album 1 được phát hành trong năm 2001 là Album bán nhanh nhất từ trước đến nay, với 13.5 triệu bản chỉ trong tháng đầu tiên.
    Nghệ sĩ có số No1 Single nhiều nhất trong bảng xếp hạng Mỹ
    Đó là con số 20 trong những năm tồn tại của ban nhạc , một kỷ lục khó có thể phá vỡ.
    Nghệ sĩ có số No1 Album nhiều nhất trong bảng xếp hạng Mỹ
    Số lần No1 Album của The Beatles còn nhiều hơn Elvis và Rolling Stone cộng lại , họ đã được vinh dự này tới 19 lần , lần gần đây nhất là với Album 1 .
    Nghệ sĩ có số No1 Single liền nhau nhiều nhất trong bảng xếp hạng Anh
    Tứ quái đã có tới 11 cái No1 liền nhau từ From me to you đến Yellow Submarine , nó chỉ bị ngưng tạm thời khi họ chuyển đổi sang một thứ nhạc khác khó nghe hơn ,và thay đổi cả hình ảnh nữa.
    Nghệ sĩ có số No1 Single trong dịp Giáng sinh nhiều nhất tại bảng xếp hạng Anh
    The Beatles đã có 4 X?Tmas No1 Single , là I Wanna Hold Your Hand" (1963), "I Feel Fine" (1964), "Day Tripper/We Can Work It Out" (1965), và "Hello Goodbye" (1967).
    Nghệ sĩ có số Chrismast No1 Single liền nhiều nhất trong bảng xếp hạng Anh
    Ban nhạc đã có 3 single liền nhau trong khoảng thời gian 1963-1965 , cùng giữ kỷ lục với nhóm nhạc nữ Spice Girls(1996-1998).
    Ban nhạc có nhiều đĩa bạch kim nhất
    The Beatles với con số 33 đĩa bạch kim , họ cũng đồng thời nắm giữ kỷ lục về số Album bạch kim nhiều nhất với con số 13.
    Nghệ sĩ có nhiều Album một lúc đứng trong bảng xếp hạng Mỹ nhất
    Đó là The Beatles, The Monkees và U2 với con số 7 Album một lúc đứng trong Top 200 US.
    Tác phẩm được cover nhiều nhất mọi thời đại
    Bài hát Yesterday giữ kỷ lục này , nó có tới 1600 phiên bản khác nhau , được The Beatles thu âm lần đầu vào tháng 6 năm 1965 cho Album Help . Và nó đã được cover bởi rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Elvis Presley, Boyz II Men, Frank Sinatra, James Brown, Gladys Knight (bài này Paul McCartney hát hay nhất , anh PaulLennon hay nhì và Tùng John thứ 3)?.Paul sáng tác Yesterday sau khi trải qua một giấc mơ thú vị , nhưng ông cũng phải mất vài tuần để khẳng định xem mình thấy nó trong giấc mơ hay đã nghe nó trước đó.
    Bộ đôi viết nhạc thành công nhất
    Lennon/McCartney-bộ đôi của những bài hát bất hủ . Họ đã sáng tác chung 23 No1 tại Mỹ , và khi tách ra riêng John là tác giả của 26 No1 tại Mỹ , 29 No1 tại Anh , trong khi con số với Paul là 32 và 28.

    Nghệ sĩ có nhiều bút danh nhất
    Là John Lennon , thủ lĩnh của The Beatles với 15 bút danh như The Honorary John St. John Johnson (guitar trong "Whatever Gets You Through the Night"), The Rev. Fred Ghurkin (acoustic guitar trong "Bless You"), Dr. Winston O Ghurkin (guitar trong "Going Down on Love") và Dwarf McDougal (guitar trong"Nobody Loves You When You''re Down Out".
    Cây đàn piano có giá trị cao nhất
    Đó là cây đàn của John Lennon chơi trong Imagine , đã được bán cho George Michael tại Hard Rock Café tháng 10 năm 2000 với giá là 2.1 triệu đô.
    Vật tưởng niệm của một nghệ sĩ có giá trị cao nhất
    Chiếc Phantom V Rolls-Royce của John Lennon đã được bán với giá 2.229 triệu bảng cho Jim Pattison, Chairman vào ngày 29 tháng 6 năm 1985.
    Nghệ sĩ nhận được nhiều câu hỏi nhất trên Internet
    Là Ngài Paul McCartney , ông đã nhận được trên 3 triệu câu hỏi từ các fan hâm mộ chỉ trong 30 phút trên trang Web về Album Flaming Pie của mình vào ngày 17 tháng 5 năm 1997.
    Buổi biểu diễn lớn nhất của một nghệ sĩ nhạc RockĐó là buổi biểu diễn của Sir Paul tại Maracanã Stadium, Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 21 tháng 4 năm 1990. Nó đã thu hút tới 180,000?"184,000 khán giả , là các fan Beatles & Paul.
    Không biết Beat có được kỷ lục nghệ sĩ có nhiều kỷ lục nhất không nhỉ
    Với cơn sổt Beatles kỷ niệm 40 năm vừa qua , cùng những kỷ lục mãi mãi cùng tháng năm của The Beatles và còn nhiều những thành tựu họ đã đóng góp cho nền âm nhạc thế giới , sự ảnh hưởng của họ đến các fan cho đến ngày hôm nay, người ta nói rằng Âm nhạc đích thực luôn tìm được chỗ đứng của nó.
    (The TLG)
    YEH YEH YEH​
  2. JohnLennon

    JohnLennon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    The Beatles ?"các kỷ lục Guinness​
    Ban nhạc lừng danh thế giới cũng rất lừng danh trong quyển sách ?oKỷ lục Guinness?. Đó là
    Nghệ sĩ bán được nhiều đĩa nhất mọi thời đại
    The Beatles đã bán được hơn 1 tỷ đĩa nhạc , với 163.5 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ từ những năm khai sinh ban nhạc cho đến bây giờ , ngoài ra Album 1 được phát hành trong năm 2001 là Album bán nhanh nhất từ trước đến nay, với 13.5 triệu bản chỉ trong tháng đầu tiên.
    Nghệ sĩ có số No1 Single nhiều nhất trong bảng xếp hạng Mỹ
    Đó là con số 20 trong những năm tồn tại của ban nhạc , một kỷ lục khó có thể phá vỡ.
    Nghệ sĩ có số No1 Album nhiều nhất trong bảng xếp hạng Mỹ
    Số lần No1 Album của The Beatles còn nhiều hơn Elvis và Rolling Stone cộng lại , họ đã được vinh dự này tới 19 lần , lần gần đây nhất là với Album 1 .
    Nghệ sĩ có số No1 Single liền nhau nhiều nhất trong bảng xếp hạng Anh
    Tứ quái đã có tới 11 cái No1 liền nhau từ From me to you đến Yellow Submarine , nó chỉ bị ngưng tạm thời khi họ chuyển đổi sang một thứ nhạc khác khó nghe hơn ,và thay đổi cả hình ảnh nữa.
    Nghệ sĩ có số No1 Single trong dịp Giáng sinh nhiều nhất tại bảng xếp hạng Anh
    The Beatles đã có 4 X?Tmas No1 Single , là I Wanna Hold Your Hand" (1963), "I Feel Fine" (1964), "Day Tripper/We Can Work It Out" (1965), và "Hello Goodbye" (1967).
    Nghệ sĩ có số Chrismast No1 Single liền nhiều nhất trong bảng xếp hạng Anh
    Ban nhạc đã có 3 single liền nhau trong khoảng thời gian 1963-1965 , cùng giữ kỷ lục với nhóm nhạc nữ Spice Girls(1996-1998).
    Ban nhạc có nhiều đĩa bạch kim nhất
    The Beatles với con số 33 đĩa bạch kim , họ cũng đồng thời nắm giữ kỷ lục về số Album bạch kim nhiều nhất với con số 13.
    Nghệ sĩ có nhiều Album một lúc đứng trong bảng xếp hạng Mỹ nhất
    Đó là The Beatles, The Monkees và U2 với con số 7 Album một lúc đứng trong Top 200 US.
    Tác phẩm được cover nhiều nhất mọi thời đại
    Bài hát Yesterday giữ kỷ lục này , nó có tới 1600 phiên bản khác nhau , được The Beatles thu âm lần đầu vào tháng 6 năm 1965 cho Album Help . Và nó đã được cover bởi rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Elvis Presley, Boyz II Men, Frank Sinatra, James Brown, Gladys Knight (bài này Paul McCartney hát hay nhất , anh PaulLennon hay nhì và Tùng John thứ 3)?.Paul sáng tác Yesterday sau khi trải qua một giấc mơ thú vị , nhưng ông cũng phải mất vài tuần để khẳng định xem mình thấy nó trong giấc mơ hay đã nghe nó trước đó.
    Bộ đôi viết nhạc thành công nhất
    Lennon/McCartney-bộ đôi của những bài hát bất hủ . Họ đã sáng tác chung 23 No1 tại Mỹ , và khi tách ra riêng John là tác giả của 26 No1 tại Mỹ , 29 No1 tại Anh , trong khi con số với Paul là 32 và 28.

    Nghệ sĩ có nhiều bút danh nhất
    Là John Lennon , thủ lĩnh của The Beatles với 15 bút danh như The Honorary John St. John Johnson (guitar trong "Whatever Gets You Through the Night"), The Rev. Fred Ghurkin (acoustic guitar trong "Bless You"), Dr. Winston O Ghurkin (guitar trong "Going Down on Love") và Dwarf McDougal (guitar trong"Nobody Loves You When You''re Down Out".
    Cây đàn piano có giá trị cao nhất
    Đó là cây đàn của John Lennon chơi trong Imagine , đã được bán cho George Michael tại Hard Rock Café tháng 10 năm 2000 với giá là 2.1 triệu đô.
    Vật tưởng niệm của một nghệ sĩ có giá trị cao nhất
    Chiếc Phantom V Rolls-Royce của John Lennon đã được bán với giá 2.229 triệu bảng cho Jim Pattison, Chairman vào ngày 29 tháng 6 năm 1985.
    Nghệ sĩ nhận được nhiều câu hỏi nhất trên Internet
    Là Ngài Paul McCartney , ông đã nhận được trên 3 triệu câu hỏi từ các fan hâm mộ chỉ trong 30 phút trên trang Web về Album Flaming Pie của mình vào ngày 17 tháng 5 năm 1997.
    Buổi biểu diễn lớn nhất của một nghệ sĩ nhạc RockĐó là buổi biểu diễn của Sir Paul tại Maracanã Stadium, Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 21 tháng 4 năm 1990. Nó đã thu hút tới 180,000?"184,000 khán giả , là các fan Beatles & Paul.
    Không biết Beat có được kỷ lục nghệ sĩ có nhiều kỷ lục nhất không nhỉ
    Với cơn sổt Beatles kỷ niệm 40 năm vừa qua , cùng những kỷ lục mãi mãi cùng tháng năm của The Beatles và còn nhiều những thành tựu họ đã đóng góp cho nền âm nhạc thế giới , sự ảnh hưởng của họ đến các fan cho đến ngày hôm nay, người ta nói rằng Âm nhạc đích thực luôn tìm được chỗ đứng của nó.
    (The TLG)
    YEH YEH YEH​
  3. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Topic này nhờ có những em như Groupie,John Lennon tôi thấy là một trong những topic hay của Box.Các em John Lennon,Groupie đúng là tuổi trẻ tài cao.Tiếp tục đi nhé!
  4. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Topic này nhờ có những em như Groupie,John Lennon tôi thấy là một trong những topic hay của Box.Các em John Lennon,Groupie đúng là tuổi trẻ tài cao.Tiếp tục đi nhé!
  5. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Fender-The Stratocaster: Niềm vinh quang không bao giờ tắt
    Một tối nào đấy đang nằm trong căn phòng nhỏ yên tĩnh, đột nhiên bạn nghe thấy tiếng đề ga của những chiếc động cơ máy nổ văng vẳng ngay bên tai, từng chiếc gào rú lách nhau vượt lên phía trước, xé toang màn đêm...

    Đừng ngạc nhiên mà chạy lại cửa sổ nhìn vì thật ra đó chỉ là tiếng đàn của tay guitar Ritchie Blackmore trong bài ?oHighway star?, câu riff lừng danh đưa Deep Purple vào bất hủ và khẳng định tên tuổi Fender trở thành một ?obiểu tượng? sáng ngời của Rock. Năm nay (2004), biểu tượng ấy sẽ tròn 50 tuổi?
    Hơi khập khiễng nếu so sánh Fender với Steinway (piano) hay Stradivarius (violin)?, những hiệu đàn mà giá trị của nó đã vượt ngoài quy luật ?obán, mua?, nhưng sẽ rất hài lòng với nhiều người khi cho rằng Fender là một biểu tượng bền vững của ?ogiá trị Mỹ?, bởi suốt 50 năm qua trải theo chiều dài lịch sử của Rock thì Fender đã đóng góp một phần rất quan trọng. Từ Bill Carson, Buddy Holly cho đến Jimi Hendrix, Eric Clapton, Jeff Beck? ai cũng mang trong mình một sự tri ân, tri ân một cây đàn đã giúp mình tạo nên tên tuổi.

    Có một điều rất dễ nhận thấy, nếu chỉ là một tay guitar ?ogà mờ? thì tên tuổi của một hiệu đàn chẳng toát lên được điều gì, nhưng với những tay guitar sừng sỏ thì cái tên rất quan trọng, mỗi cái tên đánh dấu một thương hiệu riêng, một phong cách đặc trưng của mình. Nếu cào bằng trình độ guitar của những nghệ sĩ tên tuổi đã ở mức ?othượng thừa?, sự kỹ thuật, chạy ngón, ai cũng như nhau cả thì việc duy nhất để nhận ra họ ở những nét khác nhau chính là cái ?ohồn? của từng người. Ngoài đặc tính kỹ thuật chung bắt buộc phải có, những nghệ sĩ guitar luôn gửi gắm tâm hồn mình theo từng câu riff, đoạn reo, chấm ngón (tapping)? và vì thế họ sẽ chọn cho mình một hiệu đàn thích hợp để thể hiện tư tưởng. Đây cũng chính là ranh giới để người nghe xác tín cho mình một cây đàn hay nhất.
    Dùng một cây đàn để đặc tả ?ocâu chuyện? của mình là một điều không phải ai cũng làm được. Gary Moore dùng Gibson để chuyển tải nỗi buồn ?olạc lõng? trong ?oStill got the blues?, Brian May chọn Gibson để ?othẩm thấu? tình yêu trong ?oLove of my life?, Santana mô tả ?oEuropa? với Paul Reed Smith ngọt ngào, Eric Clapton cách điệu ?oLayla? trong nỗi nhớ nhung cùng Stratocaster? Nếu như nỗi buồn của Les Paul Gibson là một nỗi buồn sang trọng và lạc lõng thì Fender Stratocaster đặc tả nỗi buồn ở mức độ lả lơi và quyến rũ. Nỗi buồn của Gibson rất kén người chia sẻ còn Fender là một thế giới mở toang cửa cho bất cứ ai, bất cứ tâm trạng nào cũng có thể gia nhập?

    Fender là một công trình của Clarence Leo Fender, một nhà làm đàn ở Fullerton, California (Mỹ). Ngay từ nhỏ ông đã rất say mê những kỹ thuật điện tử, mày mò sáng chế những dụng cụ tương thích để nâng cao chất lượng sóng radio, sau đó ông vào làm cho K&F (nhà sản xuất rất nổi tiếng với nhãn hiệu đàn Rickenbacker). 1951 (Leo Fender sinh năm 1909), ông lập một hãng đàn riêng lấy tên theo họ của mình, ông cố gắng tìm những nét mới để Fender có vị thế riêng, phần mà ông chú trọng nhất chính là âm thanh, yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi của nhà làm đàn. Nếu chỉ nói riêng về đàn guitar điện 6 dây thì Fender có 2 loại chính, The Fender Telecaster (là cây đàn nguyên thủy Fender Broadcaster có bổ sung) và The Fender Stratocaster, cả 2 đều được làm thủ công với chất liệu gỗ. Telecaster ra đời sau Stratocaster nhưng cũng rất nổi tiếng, nhiều tay Blues guitar rất chuộng dòng đàn này, trong đó có cả Albert Collins, 1 trong 3 ông vua không ngai của thánh đường Blues. Âm thanh của Tele có nét đặc trưng riêng nằm ở hộp biến âm, tiếng trong trẻo, khúc chiết và không có nhiều tạp âm. Tuy nhiên, Tele vẫn có mặt hạn chế bởi nó giản dị không phù hợp lắm với yêu cầu kỹ thuật cao của Rock.

    Stratocaster là dòng đàn đáp ứng nhiều đòi hỏi nhất, kể cả ở hình dáng khi những đường viền quanh thân đàn mang đậm ?onữ tính?o hơn so với Telecaster, tạo sự thoải mái cho người chơi. Ngoài những đặc tính cơ bản phải có của một cây guitar điện thì Strato cũng đem đến sự mới lạ nằm ở cần rung, chính phần này sẽ tô đậm cho âm thanh tiếng guitar, lúc trầm bổng, méo tiếng hay ngân dài nốt đánh. Những nhà làm đàn khác cũng để ý tới điều này nhưng đa số đều thể hiện ?ocần rung? ở nút vặn hoặc ?ocần gạt?, tuy thế điều này cũng tùy thuộc vào ?ophong cách guitar? của người mua, quan trọng là khi dùng cây đàn đó vẫn phải thể hiện được tiếng ?ovê nốt?. Stratocaster có 3 dòng chính là Strato 50, strato 60 và strato 70.
    Mỗi dòng có một phong cách riêng (về kỹ thuật) và nhiều màu chọn lựa. Đó là chưa kể thêm những dòng chuyên biệt để tôn vinh một ai đấy, ví dụ như Fender vẫn có dòng guitar mang tên Fender SRV (để tôn vinh tay guitar huyền thoại Stevie Ray Vaughan, người đã lột tả vẻ đẹp của Fender ở mọi ngõ ngách). Người ta chuộng Stratocaster ở phần âm thanh, một âm điệu rất ?oFender? mà không thể tìm thấy ở cây đàn nào khác. Với Nils Lofgren, tay guitar của Bruce Springsteen thì đó là ?omột công trình nghệ thuật?, còn với Yngwie Malmsteen, tay guitar solo nổi tiếng thì ?ođó chính là tiếng nói của tôi?? Âm thanh của Fender Stratocaster đến nay vẫn là một bí mật gia truyền cho dù cấu tạo của nó hoàn toàn đơn giản, Fender tạo ra nó với mục đích vừa dễ sử dụng mà cũng dễ sửa chữa thế nhưng khi bạn thử tách rời một bộ phận Fender và gắn vào cây đàn khác thì ngay lập tức sẽ không còn nhận ra Fender ở một điểm nào nữa?

    50 năm vẫn ...xài tốt!
    50 năm tôn vinh một thương hiệu đàn, quả là một niềm mơ ước cho những ai đang ngày đêm cặm cụi ngồi chế tác những cây guitar cho đời. Cho dù bây giờ Leo Fender đã qua đời, Fender của ông đã thuộc về CBS cũng như cũng có rất nhiều nhãn hiệu đàn nổi tiếng khác đã xuất hiện thì người ta vẫn dành cho ông sự kính trọng tuyệt đối. Những nghệ sĩ guitar lừng danh vẫn tự hào khi khoe họ gần như có đủ bộ sưu tập đàn của ông, từ Ritchie Blackmore cho đến Eric Clapton, từ Buddy Guy cho đến Stevie Ray Vaughan, những cây đàn của họ giờ đã được đem trưng bày ở những bảo tàng âm nhạc. Cho đến giờ những cây đàn Fender 50, 60, 70 khi được sản xuất lại vẫn mang đầy đủ âm thanh ban đầu mà không mất đi một tí nào chất liệu nguyên thủy. Tuy nhiên nếu mua Fender 50 sản xuất lại, bạn chỉ mất 500 USD còn cho một cây nguyên thủy bạn phải mất đến 40.000 USD, âu cũng là cái giá xứng đáng ít ra cũng là về mặt giá trị thời gian?
    Tin từ Vietnamnet!

  6. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Fender-The Stratocaster: Niềm vinh quang không bao giờ tắt
    Một tối nào đấy đang nằm trong căn phòng nhỏ yên tĩnh, đột nhiên bạn nghe thấy tiếng đề ga của những chiếc động cơ máy nổ văng vẳng ngay bên tai, từng chiếc gào rú lách nhau vượt lên phía trước, xé toang màn đêm...

    Đừng ngạc nhiên mà chạy lại cửa sổ nhìn vì thật ra đó chỉ là tiếng đàn của tay guitar Ritchie Blackmore trong bài ?oHighway star?, câu riff lừng danh đưa Deep Purple vào bất hủ và khẳng định tên tuổi Fender trở thành một ?obiểu tượng? sáng ngời của Rock. Năm nay (2004), biểu tượng ấy sẽ tròn 50 tuổi?
    Hơi khập khiễng nếu so sánh Fender với Steinway (piano) hay Stradivarius (violin)?, những hiệu đàn mà giá trị của nó đã vượt ngoài quy luật ?obán, mua?, nhưng sẽ rất hài lòng với nhiều người khi cho rằng Fender là một biểu tượng bền vững của ?ogiá trị Mỹ?, bởi suốt 50 năm qua trải theo chiều dài lịch sử của Rock thì Fender đã đóng góp một phần rất quan trọng. Từ Bill Carson, Buddy Holly cho đến Jimi Hendrix, Eric Clapton, Jeff Beck? ai cũng mang trong mình một sự tri ân, tri ân một cây đàn đã giúp mình tạo nên tên tuổi.

    Có một điều rất dễ nhận thấy, nếu chỉ là một tay guitar ?ogà mờ? thì tên tuổi của một hiệu đàn chẳng toát lên được điều gì, nhưng với những tay guitar sừng sỏ thì cái tên rất quan trọng, mỗi cái tên đánh dấu một thương hiệu riêng, một phong cách đặc trưng của mình. Nếu cào bằng trình độ guitar của những nghệ sĩ tên tuổi đã ở mức ?othượng thừa?, sự kỹ thuật, chạy ngón, ai cũng như nhau cả thì việc duy nhất để nhận ra họ ở những nét khác nhau chính là cái ?ohồn? của từng người. Ngoài đặc tính kỹ thuật chung bắt buộc phải có, những nghệ sĩ guitar luôn gửi gắm tâm hồn mình theo từng câu riff, đoạn reo, chấm ngón (tapping)? và vì thế họ sẽ chọn cho mình một hiệu đàn thích hợp để thể hiện tư tưởng. Đây cũng chính là ranh giới để người nghe xác tín cho mình một cây đàn hay nhất.
    Dùng một cây đàn để đặc tả ?ocâu chuyện? của mình là một điều không phải ai cũng làm được. Gary Moore dùng Gibson để chuyển tải nỗi buồn ?olạc lõng? trong ?oStill got the blues?, Brian May chọn Gibson để ?othẩm thấu? tình yêu trong ?oLove of my life?, Santana mô tả ?oEuropa? với Paul Reed Smith ngọt ngào, Eric Clapton cách điệu ?oLayla? trong nỗi nhớ nhung cùng Stratocaster? Nếu như nỗi buồn của Les Paul Gibson là một nỗi buồn sang trọng và lạc lõng thì Fender Stratocaster đặc tả nỗi buồn ở mức độ lả lơi và quyến rũ. Nỗi buồn của Gibson rất kén người chia sẻ còn Fender là một thế giới mở toang cửa cho bất cứ ai, bất cứ tâm trạng nào cũng có thể gia nhập?

    Fender là một công trình của Clarence Leo Fender, một nhà làm đàn ở Fullerton, California (Mỹ). Ngay từ nhỏ ông đã rất say mê những kỹ thuật điện tử, mày mò sáng chế những dụng cụ tương thích để nâng cao chất lượng sóng radio, sau đó ông vào làm cho K&F (nhà sản xuất rất nổi tiếng với nhãn hiệu đàn Rickenbacker). 1951 (Leo Fender sinh năm 1909), ông lập một hãng đàn riêng lấy tên theo họ của mình, ông cố gắng tìm những nét mới để Fender có vị thế riêng, phần mà ông chú trọng nhất chính là âm thanh, yếu tố quyết định tạo nên tên tuổi của nhà làm đàn. Nếu chỉ nói riêng về đàn guitar điện 6 dây thì Fender có 2 loại chính, The Fender Telecaster (là cây đàn nguyên thủy Fender Broadcaster có bổ sung) và The Fender Stratocaster, cả 2 đều được làm thủ công với chất liệu gỗ. Telecaster ra đời sau Stratocaster nhưng cũng rất nổi tiếng, nhiều tay Blues guitar rất chuộng dòng đàn này, trong đó có cả Albert Collins, 1 trong 3 ông vua không ngai của thánh đường Blues. Âm thanh của Tele có nét đặc trưng riêng nằm ở hộp biến âm, tiếng trong trẻo, khúc chiết và không có nhiều tạp âm. Tuy nhiên, Tele vẫn có mặt hạn chế bởi nó giản dị không phù hợp lắm với yêu cầu kỹ thuật cao của Rock.

    Stratocaster là dòng đàn đáp ứng nhiều đòi hỏi nhất, kể cả ở hình dáng khi những đường viền quanh thân đàn mang đậm ?onữ tính?o hơn so với Telecaster, tạo sự thoải mái cho người chơi. Ngoài những đặc tính cơ bản phải có của một cây guitar điện thì Strato cũng đem đến sự mới lạ nằm ở cần rung, chính phần này sẽ tô đậm cho âm thanh tiếng guitar, lúc trầm bổng, méo tiếng hay ngân dài nốt đánh. Những nhà làm đàn khác cũng để ý tới điều này nhưng đa số đều thể hiện ?ocần rung? ở nút vặn hoặc ?ocần gạt?, tuy thế điều này cũng tùy thuộc vào ?ophong cách guitar? của người mua, quan trọng là khi dùng cây đàn đó vẫn phải thể hiện được tiếng ?ovê nốt?. Stratocaster có 3 dòng chính là Strato 50, strato 60 và strato 70.
    Mỗi dòng có một phong cách riêng (về kỹ thuật) và nhiều màu chọn lựa. Đó là chưa kể thêm những dòng chuyên biệt để tôn vinh một ai đấy, ví dụ như Fender vẫn có dòng guitar mang tên Fender SRV (để tôn vinh tay guitar huyền thoại Stevie Ray Vaughan, người đã lột tả vẻ đẹp của Fender ở mọi ngõ ngách). Người ta chuộng Stratocaster ở phần âm thanh, một âm điệu rất ?oFender? mà không thể tìm thấy ở cây đàn nào khác. Với Nils Lofgren, tay guitar của Bruce Springsteen thì đó là ?omột công trình nghệ thuật?, còn với Yngwie Malmsteen, tay guitar solo nổi tiếng thì ?ođó chính là tiếng nói của tôi?? Âm thanh của Fender Stratocaster đến nay vẫn là một bí mật gia truyền cho dù cấu tạo của nó hoàn toàn đơn giản, Fender tạo ra nó với mục đích vừa dễ sử dụng mà cũng dễ sửa chữa thế nhưng khi bạn thử tách rời một bộ phận Fender và gắn vào cây đàn khác thì ngay lập tức sẽ không còn nhận ra Fender ở một điểm nào nữa?

    50 năm vẫn ...xài tốt!
    50 năm tôn vinh một thương hiệu đàn, quả là một niềm mơ ước cho những ai đang ngày đêm cặm cụi ngồi chế tác những cây guitar cho đời. Cho dù bây giờ Leo Fender đã qua đời, Fender của ông đã thuộc về CBS cũng như cũng có rất nhiều nhãn hiệu đàn nổi tiếng khác đã xuất hiện thì người ta vẫn dành cho ông sự kính trọng tuyệt đối. Những nghệ sĩ guitar lừng danh vẫn tự hào khi khoe họ gần như có đủ bộ sưu tập đàn của ông, từ Ritchie Blackmore cho đến Eric Clapton, từ Buddy Guy cho đến Stevie Ray Vaughan, những cây đàn của họ giờ đã được đem trưng bày ở những bảo tàng âm nhạc. Cho đến giờ những cây đàn Fender 50, 60, 70 khi được sản xuất lại vẫn mang đầy đủ âm thanh ban đầu mà không mất đi một tí nào chất liệu nguyên thủy. Tuy nhiên nếu mua Fender 50 sản xuất lại, bạn chỉ mất 500 USD còn cho một cây nguyên thủy bạn phải mất đến 40.000 USD, âu cũng là cái giá xứng đáng ít ra cũng là về mặt giá trị thời gian?
    Tin từ Vietnamnet!

  7. JohnLennon

    JohnLennon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Beatlemania''s long and winding road​
    Cuộc triển lãm đồ lưu niệm Beatles
    Niềm say mê Beatles của Paul Ratterman là 2 giai đoạn rất khác biệt , một giống như mọi niềm đam mê , và thứ hai là đã tốn của ông hàng nghìn đô la
    Sự cuồng điên của ông bắt đầu cũng giống như những người khác , khi xem The Ed Sullivan Show vào ngày 9 tháng 2 năm 1964 , thời khắc mà Beatlesmania bắt đầu tạo nên một nền tảng vững chắc với nốt nhạc đầu tiên của All my loving được cất lên. Và nó chưa bao giờ bị dập tắt cả.
    Còn phần kia là trong năm 1974 , khi khá dư nhiều khoản đã đưa ông tới một quyết định trưng bày một số đò lưu niệm của The Beatles . Mà muốn thế thì ông phải đi tìm kiếm những đồ đó đã , từ những shop cũ kỹ , những hàng chợ rẻ tiền , để tìm .Có lúc ông đã mệt mỏi với công việc nhưng khi ông kiểm lại và nhận thấy số đồ mình có nhiều đến nỗi cần thời gian để xếp lại , ông lại tiếp tục công việc. ?oKhi tôi đến các shop, các chợ , niềm đam mê Beatles đã chỉ hướng cho tôi.? Cứ thế , kho đồ của ông lại tiếp tục có thêm đồ mới , đặc sắc hơn.
    Ngày mùng 1 tháng 3 , bảo tàng lịch sử Jeffersontown đã bắt đầu tổ chức cuộc triển lãm những đồ vật của Ratterman . Một cuộc trưng bày vời những đồ vật lạ lùng và khó tin từ những năm hoàng kim của The Beatles ,1964-66. Một số còn tái hiện lại thời trang của thập niên 60. Cùng với nó , âm nhạc Beatles luôn được cất lên không dứt.
    ?oTôi đã nghĩ về việc này từ rất lâu?, Ratterman , người cha của những đứa con có tên John và Paul , nói . ?oTôi luôn cất giữ nó dưới hầm và khoá rất kỹ . Chỉ có những người bạn thân và các fan Beatles mới được xem.
    Năm nay là năm kỷ niệm 40 năm The Beatles đến Mỹ , và cũng là một cơ hội để Ratterman trưng bày bộ sưu tập của mình cho công chúng . Ông đã xin giấy phép bảo tàng và vị giám đốc , ông Bill Cummings lập tức đồng ý rằng cuộc triển lãm bất ngờ này sẽ là dịp để tưởng niệm Fab Four.
    Nhưng ông ta không biết đó là một cuộc triển lãm rất thành công , vì những bộ sưu tập búp bê ngộ nghĩnh hình Beatles , những cuốn băng , và các vật thú vị khác?.
    Con đường đi sưu tập những đồ vật này
    Ratterman đã bày lên giá những đồ vật đẹp nhất của ông , những đồ trang sức , những quyển sách , và thậm chỉ cả một cái RP cầm tay hợp với các vali nhỏ , có trang trí hình Tứ quái. Năm 1964 , nó đã bán với giá 29.25 đô , và chỉ có 5000 cái(Có thể là nhiều cho đến khi bạn biết rằng có hàng triệu triệu fan Beatles sẵng sàn mua bất cứ thứ gì có thể chứng minh tình yêu của họ với Tứ quái).Một cái vừa được được rao giá 8.100 đô ở Ebay . Ratterman không muốn nói về giá ông đã mua nó , nhưng chắc chắn nó đắt hơn rất nhiều với cái giá 4.02 đô cho Album Beatles đầu tiên , mà ông mua Beatles?T65. hiện nay ông vẫn đang giữ và nghe nó.
    ?oDĩ nhiên là tôi đã viết tên mình lên nó hơn 1500 lần , đó là điều ai cũng làm khi còn là một đứa trẻ.?
    Trong các đồ vật này , còn có 45 bìa Abum từ Vee Jay , Swan và Tollie , những nhãn hiệu đã theo The Beatles đến Mỹ , có cả những vật dụng trang trí hình The Beatles , LP ?oThe Beatles and Frank Ifield On Stage??
    Đặc biệt là một cái đệm nút chai xanh với khuôn mặt Tứ quái ở trên. Ratterman muốn kể câu chuyện về nó.
    ?oTôi đã thấy nó trong một tiệm đồ cổ với giá 30 đô , và mua nó ngay . Tôi chưa bao giờ thấy nó trước đây . Tôi đưa nó cho cô bán hàng trong khi đi ra xe để kiêm tra bảng giá. Tôi luôn để bảng giá ngoài xe , và nó ghi là 800 đô
    Tôi quay lại để lấy nó thì cô bán hàng nói cô ấy sẽ giảm cho tôi 10% . Tôi cảm thấy khá tồi tệ và bác bỏ , nhưng cô ấy muốn thế . Và thế là nó lại giảm tiếp 3 đô la nữa.?
    The Beatles 2004
    Lời giới thiệu về Beat của Ratterman khá là cổ điển , thế còn về sự bất tử của ban nhạc ? Tại sao giới trẻ ngày nay vẫn có thế trở thành Beatles fan sau hơn 30 năm tan rã của ban nhạc ?
    Tất cả những người dưới 25 tuổi được hỏi đều trả lời đó là do những bài hát , và cả Ratterman cũng thế.
    Katie Koch , 17 tuổi học tại Assumption High School rất may mắn khi bố mẹ có vài Album của Beatles . Và sự tò mò đã khiến cô chìm vào vòn xoáy của họ.
    ?oĐó là những bài hát rất bắt tai , và không hề lỗi thời? , Koch nói ?oKhông có bầu trời nào cao hơn như họ so với các ban nhạc hiện nay . Âm nhạc của họ rất gần gũi với mọi người.?
    Đúng thế. Khi The Beatles No1 được phát hành năm 2001 , nó đã bán được hơn 30 triệu bản trong khi hip-hop và teenpop đang hoành hoành khắp nơi. Và chắc chắn nó không chỉ được mua bởi các fan lâu năm.
    Hilary Adams ,17, đã mua một bản. Cô gái này luôn mặc áo phông Beatles hàng ngày .Câu chuyện được cô kể khá xúc động , và một chút lúng túng . Cô nghe Beat lần đầu ngày 8 tháng 2 năm 1996 , 32 năm sau buổi diến Ed Sullian của họ ở Mỹ
    ?oTôi đang trên ô tô cùng bố thì chợt nghe trên radio , vào 4h18?T phát bài She loves you , và tôi cảm thấy rất thích . ?~Woah , bố ơi , ban nào thế?T , và bố tôi trả lời ?~Đó là The Beatles?T?
    Tôi gần như một người nửa sống nửa chết trước khi đến với Beat ?.tôi phải luôn là người tốt nhất ở mọi thứ vì đó là điều mọi người kỳ vọng , tôi phải hoàn hảo , tôi phải là người đứng đầu lớp , tôi phải mặc cái gì bố mẹ muốn.. Nhưng bây giờ , tôi đã tìm thấy lý lẽ chiếu rọi cho tôi và nó nói rằng ?~Hãy là bạn ,là chính bạn, chỉ là bạn,luôn luôn là bạn?TVà The Beatles đã giúp tôi là chính tôi , bao nhiêu lời cảm ơn với họ thật cũng không đủ.?
    Nhưng vẫn có những ngoại lệ không biết đến Beat, cũng đúng thôi khi đó là một toán trẻ con 7 tuổi.
    Người quản lý bảo tàng đã cho bọn trẻ vào trước khi triển lãm mở cửa ,ông nói ?oCác cháu rất may mắn khi là những người đầu tiên tham dự triển lãm Beatles? . Chúng đi vào nhìn mọi thứ rất kỹ rồi ngạc nhiên ?~Thế những con bọ(beetles) đấy đâu ạ ??T. Chúng cứ nghĩ đó là cuộc trưng bày về bọ cánh cứng.?
    Bây giờ là một chút với Beatle Bob.
    Hôm nay chúng ta phải rất biết ơn những thành quả mà Beatle Bob , một người đàn ông ở St Louis đã làm . Ông luôn có mặt tại các show trên khắp thế giới , rồi cần mẫn ghi lại các ban nhạc cần tìm hiểu , luôn có mặt với những điệu nhảy điên cuồng , vì thế ông được coi là một người anh lớn giữa các fan của Beatles.
    Một đoạn phỏng vấn ông:
    Ông đến với The Beatles như thế nào?
    Nghe họ từ lúc trong bụng mẹ.
    Cái gì làm ông thích ở họ?
    Đâu là cái ********* anh lên trời vậy ?
    Có phải ông chọn họ vì ông ngán âm nhạc hiện nay không?
    Không , tôi chọn The Beatles vì họ là ban nhạc vĩ đại nhất trên thế giói. Tôi nghĩ thế là đủ.
    Vậy ông còn thích nghệ sĩ nào khác?
    John, Paul, George and Ringo solo?
    ?oMọi người nói rằng Beat thành công vì sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963, người dân cần những điệu nhạc vui vẻ để có một chút trong lành? , Ratterman nói ?oNhưng đó là The Beatles với âm nhạc và cá tính của họ . Bốn cá tính khác biệt sẽ đẩy lùi chỉ một cá tính của Elvis.?
    ?oNhưng chủ yếu là vì âm nhạc. Đến bao giờ mời có 2 chàng trai như Lennon và McCartney sinh ra trong cùng một thành phố ??
    YEH YEH YEH​
  8. JohnLennon

    JohnLennon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Beatlemania''s long and winding road​
    Cuộc triển lãm đồ lưu niệm Beatles
    Niềm say mê Beatles của Paul Ratterman là 2 giai đoạn rất khác biệt , một giống như mọi niềm đam mê , và thứ hai là đã tốn của ông hàng nghìn đô la
    Sự cuồng điên của ông bắt đầu cũng giống như những người khác , khi xem The Ed Sullivan Show vào ngày 9 tháng 2 năm 1964 , thời khắc mà Beatlesmania bắt đầu tạo nên một nền tảng vững chắc với nốt nhạc đầu tiên của All my loving được cất lên. Và nó chưa bao giờ bị dập tắt cả.
    Còn phần kia là trong năm 1974 , khi khá dư nhiều khoản đã đưa ông tới một quyết định trưng bày một số đò lưu niệm của The Beatles . Mà muốn thế thì ông phải đi tìm kiếm những đồ đó đã , từ những shop cũ kỹ , những hàng chợ rẻ tiền , để tìm .Có lúc ông đã mệt mỏi với công việc nhưng khi ông kiểm lại và nhận thấy số đồ mình có nhiều đến nỗi cần thời gian để xếp lại , ông lại tiếp tục công việc. ?oKhi tôi đến các shop, các chợ , niềm đam mê Beatles đã chỉ hướng cho tôi.? Cứ thế , kho đồ của ông lại tiếp tục có thêm đồ mới , đặc sắc hơn.
    Ngày mùng 1 tháng 3 , bảo tàng lịch sử Jeffersontown đã bắt đầu tổ chức cuộc triển lãm những đồ vật của Ratterman . Một cuộc trưng bày vời những đồ vật lạ lùng và khó tin từ những năm hoàng kim của The Beatles ,1964-66. Một số còn tái hiện lại thời trang của thập niên 60. Cùng với nó , âm nhạc Beatles luôn được cất lên không dứt.
    ?oTôi đã nghĩ về việc này từ rất lâu?, Ratterman , người cha của những đứa con có tên John và Paul , nói . ?oTôi luôn cất giữ nó dưới hầm và khoá rất kỹ . Chỉ có những người bạn thân và các fan Beatles mới được xem.
    Năm nay là năm kỷ niệm 40 năm The Beatles đến Mỹ , và cũng là một cơ hội để Ratterman trưng bày bộ sưu tập của mình cho công chúng . Ông đã xin giấy phép bảo tàng và vị giám đốc , ông Bill Cummings lập tức đồng ý rằng cuộc triển lãm bất ngờ này sẽ là dịp để tưởng niệm Fab Four.
    Nhưng ông ta không biết đó là một cuộc triển lãm rất thành công , vì những bộ sưu tập búp bê ngộ nghĩnh hình Beatles , những cuốn băng , và các vật thú vị khác?.
    Con đường đi sưu tập những đồ vật này
    Ratterman đã bày lên giá những đồ vật đẹp nhất của ông , những đồ trang sức , những quyển sách , và thậm chỉ cả một cái RP cầm tay hợp với các vali nhỏ , có trang trí hình Tứ quái. Năm 1964 , nó đã bán với giá 29.25 đô , và chỉ có 5000 cái(Có thể là nhiều cho đến khi bạn biết rằng có hàng triệu triệu fan Beatles sẵng sàn mua bất cứ thứ gì có thể chứng minh tình yêu của họ với Tứ quái).Một cái vừa được được rao giá 8.100 đô ở Ebay . Ratterman không muốn nói về giá ông đã mua nó , nhưng chắc chắn nó đắt hơn rất nhiều với cái giá 4.02 đô cho Album Beatles đầu tiên , mà ông mua Beatles?T65. hiện nay ông vẫn đang giữ và nghe nó.
    ?oDĩ nhiên là tôi đã viết tên mình lên nó hơn 1500 lần , đó là điều ai cũng làm khi còn là một đứa trẻ.?
    Trong các đồ vật này , còn có 45 bìa Abum từ Vee Jay , Swan và Tollie , những nhãn hiệu đã theo The Beatles đến Mỹ , có cả những vật dụng trang trí hình The Beatles , LP ?oThe Beatles and Frank Ifield On Stage??
    Đặc biệt là một cái đệm nút chai xanh với khuôn mặt Tứ quái ở trên. Ratterman muốn kể câu chuyện về nó.
    ?oTôi đã thấy nó trong một tiệm đồ cổ với giá 30 đô , và mua nó ngay . Tôi chưa bao giờ thấy nó trước đây . Tôi đưa nó cho cô bán hàng trong khi đi ra xe để kiêm tra bảng giá. Tôi luôn để bảng giá ngoài xe , và nó ghi là 800 đô
    Tôi quay lại để lấy nó thì cô bán hàng nói cô ấy sẽ giảm cho tôi 10% . Tôi cảm thấy khá tồi tệ và bác bỏ , nhưng cô ấy muốn thế . Và thế là nó lại giảm tiếp 3 đô la nữa.?
    The Beatles 2004
    Lời giới thiệu về Beat của Ratterman khá là cổ điển , thế còn về sự bất tử của ban nhạc ? Tại sao giới trẻ ngày nay vẫn có thế trở thành Beatles fan sau hơn 30 năm tan rã của ban nhạc ?
    Tất cả những người dưới 25 tuổi được hỏi đều trả lời đó là do những bài hát , và cả Ratterman cũng thế.
    Katie Koch , 17 tuổi học tại Assumption High School rất may mắn khi bố mẹ có vài Album của Beatles . Và sự tò mò đã khiến cô chìm vào vòn xoáy của họ.
    ?oĐó là những bài hát rất bắt tai , và không hề lỗi thời? , Koch nói ?oKhông có bầu trời nào cao hơn như họ so với các ban nhạc hiện nay . Âm nhạc của họ rất gần gũi với mọi người.?
    Đúng thế. Khi The Beatles No1 được phát hành năm 2001 , nó đã bán được hơn 30 triệu bản trong khi hip-hop và teenpop đang hoành hoành khắp nơi. Và chắc chắn nó không chỉ được mua bởi các fan lâu năm.
    Hilary Adams ,17, đã mua một bản. Cô gái này luôn mặc áo phông Beatles hàng ngày .Câu chuyện được cô kể khá xúc động , và một chút lúng túng . Cô nghe Beat lần đầu ngày 8 tháng 2 năm 1996 , 32 năm sau buổi diến Ed Sullian của họ ở Mỹ
    ?oTôi đang trên ô tô cùng bố thì chợt nghe trên radio , vào 4h18?T phát bài She loves you , và tôi cảm thấy rất thích . ?~Woah , bố ơi , ban nào thế?T , và bố tôi trả lời ?~Đó là The Beatles?T?
    Tôi gần như một người nửa sống nửa chết trước khi đến với Beat ?.tôi phải luôn là người tốt nhất ở mọi thứ vì đó là điều mọi người kỳ vọng , tôi phải hoàn hảo , tôi phải là người đứng đầu lớp , tôi phải mặc cái gì bố mẹ muốn.. Nhưng bây giờ , tôi đã tìm thấy lý lẽ chiếu rọi cho tôi và nó nói rằng ?~Hãy là bạn ,là chính bạn, chỉ là bạn,luôn luôn là bạn?TVà The Beatles đã giúp tôi là chính tôi , bao nhiêu lời cảm ơn với họ thật cũng không đủ.?
    Nhưng vẫn có những ngoại lệ không biết đến Beat, cũng đúng thôi khi đó là một toán trẻ con 7 tuổi.
    Người quản lý bảo tàng đã cho bọn trẻ vào trước khi triển lãm mở cửa ,ông nói ?oCác cháu rất may mắn khi là những người đầu tiên tham dự triển lãm Beatles? . Chúng đi vào nhìn mọi thứ rất kỹ rồi ngạc nhiên ?~Thế những con bọ(beetles) đấy đâu ạ ??T. Chúng cứ nghĩ đó là cuộc trưng bày về bọ cánh cứng.?
    Bây giờ là một chút với Beatle Bob.
    Hôm nay chúng ta phải rất biết ơn những thành quả mà Beatle Bob , một người đàn ông ở St Louis đã làm . Ông luôn có mặt tại các show trên khắp thế giới , rồi cần mẫn ghi lại các ban nhạc cần tìm hiểu , luôn có mặt với những điệu nhảy điên cuồng , vì thế ông được coi là một người anh lớn giữa các fan của Beatles.
    Một đoạn phỏng vấn ông:
    Ông đến với The Beatles như thế nào?
    Nghe họ từ lúc trong bụng mẹ.
    Cái gì làm ông thích ở họ?
    Đâu là cái ********* anh lên trời vậy ?
    Có phải ông chọn họ vì ông ngán âm nhạc hiện nay không?
    Không , tôi chọn The Beatles vì họ là ban nhạc vĩ đại nhất trên thế giói. Tôi nghĩ thế là đủ.
    Vậy ông còn thích nghệ sĩ nào khác?
    John, Paul, George and Ringo solo?
    ?oMọi người nói rằng Beat thành công vì sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát năm 1963, người dân cần những điệu nhạc vui vẻ để có một chút trong lành? , Ratterman nói ?oNhưng đó là The Beatles với âm nhạc và cá tính của họ . Bốn cá tính khác biệt sẽ đẩy lùi chỉ một cá tính của Elvis.?
    ?oNhưng chủ yếu là vì âm nhạc. Đến bao giờ mời có 2 chàng trai như Lennon và McCartney sinh ra trong cùng một thành phố ??
    YEH YEH YEH​
  9. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Prince, Seger, Harrison cùng bước vào Đại sảnh Vinh danh
    Tên tuổi của ''''ông hoàng không ngôi'''' Prince một lần nữa rạng danh trong Đại sảnh rock ''n'' roll cùng với tay rock Bob Seger và ca sĩ/nhạc sĩ đến từ California Jackson Browne. Phần thưởng vinh dự cao quý này cũng được dành cho cựu thành viên nhóm nhạc Beatles George Harrison cũng như ZZ Top, Traffic và Dells.

    Prince liên tiếp có những ca khúc thành công suốt thập niên 80 như "When Doves Cry," "Little Red Corvette," "Kiss" và "Raspberry Beret". Prince được đánh giá là một người luôn vươn tới sự hoàn thiện. Trong các đĩa hát của mình, anh thường tự chơi nhiều loại nhạc cụ.
    Prince cũng không ngại ngần ''''tuyên chiến'''' trong ngành công nghiệp âm nhạc những năm 90, thậm chí có lúc còn từ bỏ tên mình với thời gian nhất định. Bộ đôi OutKast và ca sĩ với chất giọng truyền cảm Alicia Keys được chỉ định ''''đón'''' Prince, cũng là dụng ý muốn tỏ lòng ngưỡng mộ với phong cách ''''kết hợp'''' đặc biệt của anh.
    Seger - người vẫn đang sống tại Detroit lưu danh trong Đại sảnh cùng hành trang là những hit như "Night Moves," "Old Time Rock & Roll" và "Like a Rock". Anh nói: "Tôi cảm thấy thật tuyệt vời, tất cả chúng tôi thực sự xúc động''''. Thống đốc Michigan đã tuyên bố ngày thứ hai là ''''Ngày Bob Seger'''' của bang.

    Còn Browne - người từng hợp tác với Eagles viết ca khúc "Take it Easy" - cũng chứng tỏ tài năng riêng mình với "Doctor My Eyes," "The Pretender" và "Running on Empty''''.
    Tom Petty và Jeff Lynne, thành viên nhóm Traveling Wilburys cùng chào mừng arrison. Tay guitar này đã từng với John Lennon và Paul McCartney lưu danh trong Đại sảnh (với tư cách là ban nhạc) và bây giờ lại một lần nữa được nêu tên trên cương vị là nghệ sĩ solo. Thành công lớn nhất của Harrison thể hiện trong "My Sweet Lord". Anh qua đời tháng 11/2001 vì bệnh ung thư.
    Người sáng lập ra tạp chí Rolling Stone, Jann Wenner được trao giải Thành tựu cuộc đời. Buổi lễ vinh danh trang trọng sẽ được phát sóng trên VH1.
    Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc rock ''n'' roll có cơ sở ở Cleveland, Ohio tồn tại từ năm 1983, từng giới thiệu nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong đó có Beach Boys, Neil Young, The Clash và Elvis Presley.
    Tin từ Giai Điệu Xanh!
  10. Groupie

    Groupie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Prince, Seger, Harrison cùng bước vào Đại sảnh Vinh danh
    Tên tuổi của ''''ông hoàng không ngôi'''' Prince một lần nữa rạng danh trong Đại sảnh rock ''n'' roll cùng với tay rock Bob Seger và ca sĩ/nhạc sĩ đến từ California Jackson Browne. Phần thưởng vinh dự cao quý này cũng được dành cho cựu thành viên nhóm nhạc Beatles George Harrison cũng như ZZ Top, Traffic và Dells.

    Prince liên tiếp có những ca khúc thành công suốt thập niên 80 như "When Doves Cry," "Little Red Corvette," "Kiss" và "Raspberry Beret". Prince được đánh giá là một người luôn vươn tới sự hoàn thiện. Trong các đĩa hát của mình, anh thường tự chơi nhiều loại nhạc cụ.
    Prince cũng không ngại ngần ''''tuyên chiến'''' trong ngành công nghiệp âm nhạc những năm 90, thậm chí có lúc còn từ bỏ tên mình với thời gian nhất định. Bộ đôi OutKast và ca sĩ với chất giọng truyền cảm Alicia Keys được chỉ định ''''đón'''' Prince, cũng là dụng ý muốn tỏ lòng ngưỡng mộ với phong cách ''''kết hợp'''' đặc biệt của anh.
    Seger - người vẫn đang sống tại Detroit lưu danh trong Đại sảnh cùng hành trang là những hit như "Night Moves," "Old Time Rock & Roll" và "Like a Rock". Anh nói: "Tôi cảm thấy thật tuyệt vời, tất cả chúng tôi thực sự xúc động''''. Thống đốc Michigan đã tuyên bố ngày thứ hai là ''''Ngày Bob Seger'''' của bang.

    Còn Browne - người từng hợp tác với Eagles viết ca khúc "Take it Easy" - cũng chứng tỏ tài năng riêng mình với "Doctor My Eyes," "The Pretender" và "Running on Empty''''.
    Tom Petty và Jeff Lynne, thành viên nhóm Traveling Wilburys cùng chào mừng arrison. Tay guitar này đã từng với John Lennon và Paul McCartney lưu danh trong Đại sảnh (với tư cách là ban nhạc) và bây giờ lại một lần nữa được nêu tên trên cương vị là nghệ sĩ solo. Thành công lớn nhất của Harrison thể hiện trong "My Sweet Lord". Anh qua đời tháng 11/2001 vì bệnh ung thư.
    Người sáng lập ra tạp chí Rolling Stone, Jann Wenner được trao giải Thành tựu cuộc đời. Buổi lễ vinh danh trang trọng sẽ được phát sóng trên VH1.
    Đại sảnh Vinh danh dòng nhạc rock ''n'' roll có cơ sở ở Cleveland, Ohio tồn tại từ năm 1983, từng giới thiệu nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong đó có Beach Boys, Neil Young, The Clash và Elvis Presley.
    Tin từ Giai Điệu Xanh!

Chia sẻ trang này