1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TIN TỨC CHO KỸ SƯ (Tờ báo cho kỹ sư)

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi small_porcupine, 18/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Ga tự nhiên, hay khí tự nhiên (Natural Gases), công thức hoá học CnHm, bao gồm nhiều loại từ Metal tới bu tan, propane... thường không có mùi vị chi cả. Ga là sản phẩm dầu mỏ có nguy nguy cơ cháy nổ vô cùng cao. Sở dĩ bạn thấy ga đun nhà bạn có mùi là do nhà sản xuất người ta cho vào đấy một loại...mùi chỉ thị để nếu nó có xì rò thì người dùng sẽ phát hiện ra nó để đừng...bật que diêm.
    Ga đun bếp kêu là LPG (Liquified Petrolium Gas), là loại ga đã chiết xuất từ ga tự nhiên. Cái ga làm từ rác thành phần chính là khí Metal CH4 hoàn toàn không mùi vị. Sở dĩ có tai nạn đáng thương nói trên do nạn nhân khi chui xuống hố không ngửi thấy nó nên không pháp hiện ra sự hiện diện của nó xung quanh mình do vậy rất nguy hiểm.
    Nhà máy điện chạy bằng rác thải (Ga từ rác thải) là một mô hình xử lý rác thải tiên tiến các thành phố lớn ở VN nên áp dụng. Với mô hình ấy vừa xử lý được rác vừa có điện coi ti vi. Tuy nhiên, giá thành điện từ rác thải khá cao. Phải cần tới 240 tỷ để có ga cho trạm phát công suất 2400KW nói lên điều đó. Đúng như halai1998 nói, Mục tiêu chính của nhà máy điện chạy bằng ga rác thải là vấn đề môi trường, việc phát điện chỉ để thêm được đồng nào tốt đồng đó.
  2. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Đây là một bài báo đăng trên Vietnamnet:
    Gần 720 triệu USD xây dựng thủy điện tích năng
    Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có tờ trình gửi Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch thuỷ điện tích năng và tối ưu hóa các nguồn điện phủ đỉnh của hệ thống điện, với quy mô công suất lắp máy khoảng 1.500MW và thời điểm xuất hiện trong hệ thống điện Việt Nam khoảng từ năm 2018.
    Dựa theo kết quả nghiên cứu của tổ chức tư vấn thuộc Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), trong quy hoạch này, EVN đã đề xuất 3 địa điểm đề xuất xây dựng thuỷ điện tích năng là Phù Yên Đông, Phù Yên Tây (huyện Phù Yên, Sơn La) và Bắc Ái (Ninh Thuận), trong đó Phù Yên Đông là điểm có ưu thế hơn cả.
    Chi phí đầu tư của dự án khi xây dựng tại Phù Yên Đông (không kể đường dây truyền tải) là gần 720 triệu USD.
    Theo EVN, đây là dự án tổng thể liên quan đến nhiều lĩnh vực của ngành điện. Ưu thế của thuỷ điện tích năng là có hiệu quả kinh tế cao và ít tác động đến môi trường.
    So với thuỷ điện thông thường phải xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa khổng lồ thì đối với thuỷ điện tích năng, người ta chỉ cần xây dựng hai hồ chứa nước ở độ cao khác nhau, thường chênh nhau vài trăm mét. Vào lúc thấp điểm, điện năng dư thừa được sử dụng để bơm nước lên hồ trên cao. Ngược lại, vào lúc cao điểm, nước được chảy từ hồ trên xuống hồ dưới để phát điện.
    Với thuỷ điện tích năng, các hồ chứa chỉ cần tích đủ nước cho việc sử dụng trong một vài giờ nên có diện tích nhỏ (dưới 1km2), giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên và sinh thái trong xây dựng nhà máy.
    Mỗi nhà máy thuỷ điện tích năng chỉ chạy 5-7 tiếng mỗi ngày vào giờ cao điểm. Do vậy, dung tích hồ không cần quá lớn, giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh trong khi xây dựng nhà máy.
    EVN cho rằng, thủy điện tích năng ra đời sẽ giải quyết được bài toán thiếu điện lúc cao điểm và thừa điện giờ thấp điểm như hiện nay. Việc huy động thuỷ điện tích năng vào lưới điện quốc gia, hiệu suất sử dụng của các nhà máy điện sẽ tăng lên và nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống điện.
    Tuy nhiên, thuỷ điện lại phụ thuộc vào nguồn nước cũng như phụ thuộc vào sự thất thường của thủy văn. Điển hình như các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An năm 2005 điều kiện thủy văn không thuận lợi nên sản lượng thuỷ điện huy động trong 5 tháng đầu năm chỉ chiếm 20,1% toàn hệ thống, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo TTXVN
    LỜI BÀN:
    Theo như bài báo thì thuỷ điện tích năng có ba ưu điểm sau:
    1) Hiệu quả: Chi phí đầu tư thấp, 720 triệuUSD cho 1500 mê tức là gần 500 đô/kw công suất (Chi phí đầu tư cho thuỷ điện Sơn La là khoảng 1000 USD/kw - Đắt gấp 2 lần!)
    2) Ít tác động tới môi trường (cả xã hội nữa - levant57): Do chỉ cần một lượng nước để chạy tua bin cho khoảng thời gian từ 5-7 giờ (Có lẽ phóng viên nhầm, theo tôi thời gian này khoảng 12 giờ) nên chắc chắn hồ nước có dung tích nhỏ hơn rất nhiều so với hồ chứa của một nhà máy thuỷ điện thông thường có cùng công suất. Chắc chắn không cần phải ngăn sông đắp đập giống như Hoà Bình hay Sơn La. Mọi người biết việc hình thành hồ Hoà Bình hay Sơn La sau này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới môi sinh của một vùng rất rộng lớn. Ngoài ra, hàng chục ngàn người phải di chuyển khỏi khu vực lòng hồ tạo ra một biến động xã hội rất lớn làm ảnh hưởng tới tập quán sinh hoạt, văn hoá, đời sống của họ. Thêm vào đó là tiềm ẩn vỡ hồ gây hậu quả khôn lường...
    3) Không phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết vì thuỷ điện loại này có tới hai hồ chứa. Một hồ trên cao và một hồ dưới thấp. Tất nhiên có hao hụt về nước trong quá trình vận hành nhưng mức độ hao hụt không lớn.
    Với ưu điểm nổi trội như thế tại sao ngành điện lực không có đề xuất xây thuỷ điện tích năng từ sớm nhỉ?


    Được levant57 sửa chữa / chuyển vào 10:54 ngày 15/08/2005
  3. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    GASIFICATION - Một công nghệ sạch cho ngành năng lượng
    Hiện tượng nóng lên toàn cầu (Global Warming impact - GWI) đang là nguyên nhân của các bất ổn khí tượng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới ngày nay. Sự tan băng ngày càng mạnh tại hai cực của quả đất, Các trận sóng thần, các cơn động đất ngày càng nhiều, các trận bão nhiệt đới ngày càng gia tăng về số lượng và mạnh lên về cường độ là các biểu hiện về sự bất ổn khí hậu toàn cầu.
    Nguyên nhân chính của hiện tượng này là Hiệu ứng nhà kính (Green house). Nguyên nhân chính của nguyên nhân chính là sự thải quá nhiều các chất khí CO, CO2, CnHm...sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hoá thạch của các ngành công nghiệp và giao thông vận tải ở các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế có tốc độ phát triển cao.
    GWI đang là một đe doạ lớn nhất đối với sự tồn tại của sự sống của loài người trên hành tinh. Ý thức được vấn đề này đại đa số các chính phủ của các quốc gia trên thế giới đã thống nhất một ý chí cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bằng việc tổ chức và tham gia Công ước Kyoto Nhật Bản.
    Cam kết cắt giảm nhưng vẫn phải ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hơn nữa để phát triển nền kinh tế của mình đang là một nghịch lý. Như vậy, Nghịch lý này làm cho các quốc gia đang băn khoăn trong việc tìm những cách làm sao sử dụng được nhiều năng lượng dể phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo không vượt quá chỉ tiêu lượng khí thải nhà kính được phép thải, thậm chí còn dư thừa trong quotation để bán đi lấy tiền tiêu.
    Các cách đó đã đang được tìm ra và giải quyết bởi các tập đoàn năng lượng khổng lồ trên thế giới. Do những vấn đề cạnh tranh và marketing, các hãng này đã chủ động trong việc làm sao vẫn bằng nguồn nhiên liệu cũ nhưng lượng khí thải phải thải ra ít hơn so với phương phát truyền thống.
    Các cách đó bao gồm chiết xuất hydro từ không khí hoặc từ nước, chế tạo những loại ắc quy siêu đẳng, Hoá lỏng ga, sử dụng năng lượng sạch như gió và năng lượng mặt trời, fuel cells và...cái cách mà tôi muốn đặt trọng tâm ở đây là GASIFICATION.
    Vậy Gasification là gì?
    Gasification is . . .
    . . .a commercially proven partial oxidation process that produces mixtures of Hydrogen and Carbon Monoxide (synthesis gas or syngas) from a variety of hydrocarbon containing materials. Syngas can then be used for chemical production or power generation.

    Xem sơ đồ
    Tức là từ những chất đốt rắn như than, củi, hắc ín, nhựa đường, bồ hóng...(nhiên liệu sơ cấp) người ta biến nó thành khí sau khi qua một hệ thống hoá khí như chỉ trên sơ đồ. Sau khi được hoá khí, những chất khí này sẽ trở thành nhiên liệu (thứ cấp) cho các nhà máy phát điện, cho các phương tiện vận tải...với lượng khí thải nhà kính (GHG) thấp hơn rất nhiều lần so với nhiên liệu sơ cấp.
    Ở Việt Nam nhiên liệu rắn, chủ yếu là than, có trữ lượng hàng tỷ tấn. Nếu như công nghệ này được áp dụng cho chúng thì VN không lo thiếu nhiên liệu ít nhất trong vòng 100 năm nữa và vẫn đảm bảo được cam kết của mình trong Công ước Kyoto mà thủ tướng Khải đã ký.
  4. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    NC không nghĩ than là giải pháp hữu hiệu cho VN vì than cũng là tài nguyên hữu hạn của thiên nhiên (đó là nói đến than đá còn việc dùng than củi là từ gỗ rừng).
  5. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Em Nhím nhỏ: Anh không nói rằng sử dụng than cho VN là giải pháp hữu hiệu cho bi giờ hoặc chí ít trong vòng 10 năm nữa mà là giải pháp dành cho tương lai. Nó là giải pháp của tương lai (theo suy nghĩ của anh) bởi 2 lẽ:
    1) VN chưa ở đâu áp dụng công nghệ gasification cho nhiên liệu rắn mặc dù công nghệ này đã đi vào commercial từ năm 1952. Ngày nay doanh thu của các tổ hợp nhiệt điện sử dụng công nghệ gasification ước chừng khoảng gần 60 tỷ USD.
    2) Nhiên liệu than hiện đang khai thác là loại than đá (than kíp lê) từ các vỉa than vùng Đông Bắc (tỉnh Quảng Ninh). Loại này có nhiệt lượng cao nhưng trữ luợng không còn bao nhiêu. Sự hy vọng cho áp dụng công nghệ Gasification ở VN trong tương lai là hàng tỷ tấn than đang nằm dưới sâu khu vực đồng bằng Bác Bộ. Lượng than khổng lồ này đang nằm ngủ yên dưới lòng đất của các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên...đang chờ một ngày nào đó các hoàng tử con trai của các thành viên của câu lạc bộ đánh thức chúng dậy.
    Rất tiếc không attach được sơ đồ nguyên lý hệ thống để minh hoạ...
  6. familypearl

    familypearl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đọc được cái này, thấy hay hay

    http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2005/11/3B9B4506/
    Chùa Nhật luôn vững trong động đất

    Nhật Bản nổi tiếng với những tòa nhà cổ bằng gỗ, cao tầng. Động đất thường xuyên ở đất nước này nhưng những ngôi chùa thì luôn luôn đứng vững.
    Trong số những ngôi chùa đó, một số tòa nhà có thể gọi là nhà ?ocao tầng? gồm những ngôi chùa 5 tầng tại Kyoto, Nara.
    Những bí quyết nào đã bảo vệ chùa trước sự tàn phá của động đất?
    Bí mật đầu tiên là vật liệu sử dụng
    Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại trở về hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được sức ép của động đất.
    Bí mật thứ hai về mặt kiến trúc
    Những thanh gỗ được đóng lại với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào mà chỉ được gắn bằng cách gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp hơn vào trong khe.
    Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở những điểm nối này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của trận động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp. Có khoảng 1.000 chỗ nối lỗ mộng trong một ngôi chùa 5 tầng giúp cho toàn bộ cấu trúc này uyển chuyển như konnyaku (một loại thực phẩm đông đặc và trong suốt).
    Bí mật thứ ba nằm ở cấu trúc tầng lớp của chùa
    [​IMG]
    Nếu bạn để một thanh konnyaku dài đứng trên một đầu của nó, nó sẽ không đứng thẳng được. Nhưng 5 miếng hình khối thu nhỏ dần, xếp cái này chồng lên cái kia thì sẽ đứng thẳng. Nhật Bản gọi đó là go ju no to (tháp 5 lớp).
    Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau. Những ?ocái hộp? gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác.
    Bản vẽ mặt cắt ngang ngôi chùa 5 tầng Horyu-ji cho thấy cây cột ở giữa vững chắc từ gốc đến đỉnh xuyên qua tâm trục ở giữa ngôi chùa.
    Bí mật thứ tư chính là tác dụng lắc lư
    Mỗi lớp hộp được phép đung đưa nhẹ, vừa phải nhưng nếu chúng lắc lư quá xa khỏi trung tâm thì chúng sẽ rớt đổ. Cách đây khá lâu, một thợ mộc lành nghề thời đó tình cờ quan sát thấy một ngôi chùa 5 tầng trong một trận động đất lớn. Ông tường thuật rằng khi lớp hộp dưới cùng xoay qua bên trái thì cái hộp nằp trên xoay sang bên phải, còn cái hộp trên nữa lại xoay sang trái.
    Nhưng bạn cũng có thể cho rằng một trận động đất cực lớn có thể đẩy một lớp hộp ra khỏi đế trụ của nó và làm toàn bộ cấu trúc đổ sập.
    Bí mật thứ năm có lẽ thú vị nhất trong tất cả các bí mật và bí mật này liên quan đến một thành phần cấu trúc giúp ngăn ngừa điều trên.
    Hãy thử tưởng tượng trong một cuộc thí nghiệm dùng một cái tháp làm bằng 5 cái chén úp chồng lên nhau trong một cái khay. Nếu đẩy cái khay, những chiếc chén sẽ rớt ngay. Nhưng nếu bạn khoan một cái lỗ nhỏ dưới đáy mỗi chén rồi xỏ một chiếc đũa dài xuyên qua những cái lỗ đó và đóng cho nó đứng lên, những cái chén sẽ trở thành một cái tháp vững chắc và vẫn đứng ngay cả khi bạn lắc nhẹ cái khay. Nếu một trong những cái chén muốn bay ra ngoài lề thì chiếc đũa sẽ giữ nó lại.
    Người ta gọi đó là ?onhững cái chén của Columbus? dựa theo câu chuyện về quả trứng của Columbus có thể đứng được ở một đầu vì một phần vỏ ở đầu đã bị đập dập. Chiếc đũa đứng giữa những chiếc chén lại với nhau, hơi giống như một cái then cài cửa mặc dù cái then thì nằm ngang. Cái ?othen cài cửa? trong chùa là một cây cột lớn dài từ dưới đất lên đến đỉnh. Nếu một trong những lớp hộp muốn trượt ra ngoài thì cây cộc trụ sẽ đưa nó trở về vị trí trung tâm. Trong trận động đất, cây cột trụ sẽ hơi rung, giống như một con lắc lộn ngược để chống lại sức mạnh của động đất.
    Những chiến lược về mặt cấu trúc trong những ngôi chùa 5 tầng cũng được áp dụng trong một số tòa nhà cao tầng hiện nay. Những tòa nhà bằng đá và cũ hơn thì được xây dựng kiên cố và vững chắc để đương đầu với động đất, giống như một cây sồi. Những tòa nhà mới được thiết kế sao cho nhuyễn hơn, lắc lư vừa đủ để đối phó với sức mạnh của động đất, giống như cây liễu và giống như ngôi chùa 5 tầng.
    Những lớp cao su dát mỏng được đặt bên dưới móng. Một cơ cấu giảm xóc với thiết kế bộ khung tương khớp được sử dụng cho các cột trụ, xà, tường và các thành phần cấu trúc khác. Những bồn chứa nước lưng chừng được đặt trên nóc nhà, để nước lắc lư qua lại trong suốt trận động đất nhằm hóa giải sức mạnh của địa chấn.
  7. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Chào mấy Bác nghe mấy Bác nói về năng lượng em cũng ngứa nghề làm một quả nè :
    Thực tế năng lượng mặt trời làm ra điện điều này không mới nhưng cũng hot lắm đây. Em đã see loại Panel thu quang bên ngoài rui trong cái hệ thống cung cấp nước nóng cho khách sạn khoảng 80độ C (Mà hình như ở khu công nghiệp PHÚ TÀI - QUI NHƠN CÓ CÁI NHÀ MÁY PANEL NÀY THÌ PHẢI NÓ TÊN ĐỨC VIỆT DO MỘT VIỆT KIÊU ĐẦU TƯ ),nhưng nó vẫn còn gắn điện vô song song để hoạt động.Hiệu suất thu quang năng rất thấp và panel thu quang chiếm diện tích rất lớn để có điện dùng tạm tạm và những nơi có thể áp dụng thì Bác Ali nhà ta đã nói rùi. Em biết bên Hà Lan nó còn có Phong điện nữa cái này em cũng see rui có ở Đà Nẵng đàng hoàng nghe ( trên nhà thầy dạy em đó ). Nếu ở miền Trung ta có thể kết hợp dùng quang năng ( ban ngày mùa nắng ) và phong năng mọi lúc mọi nơi (trừ khi không có gió ) thì có lẻ giải pháp có vẻ như hợp lí hơn.
    Nói vậy thôi chứ nó vẫn là dự án cho tương lai ở VN chắc có lẻ tới đời cháu của các Bác mới mừ được. VN bây giờ vẫn còn rừng vàng biển bạc mà lo gì hết thứ làm ra điện rẻ hơn nhỉ.
    Còn đốt rác nhiệt năng không đủ để làm điện hiệu quả nên chuyển sang nấu nước nóng bán vậy.Làm sạch môi trường và lấy tro bón đồng ruộng quá good.( Vụ này ra HN làm được vì ngoài đó bây giờ đang lạnh. À mà quen lắp ráp hệ thống đường ống cung cấp đến từ hộ sử dụng là một vấn đề đây, thôi mua bình nước nóng dung điện cho nhanh).
    Còn cái vụ máy lạnh hấp thụ chạy bằng rách thải nữa nhưng cũng toàn là công nghệ của mai sau thui. hihihihi
    Thôi nói dậy thôi có gì sai xin mấy Bác cứ phác thẳng tay Em nhận.
    @All : Cuối tuần chuc cả nhà sức khoẻ
  8. starhydraulics

    starhydraulics Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tôi được hân hạnh chế tạo trạm nguồn và cung cấp xilanh thủy lực cho bác Nguyễn Cẩm Lũy "kéo nhà" khi tôi còn làm việc trong Sài Gòn.
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
  10. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Bạn có biết:
    Để có được dầu mỏ trong các mỏ dầu dưới lòng đất cần phải tới hàng trăm triệu năm.
    Mất tới hàng trăm ngàn năm con người homo sapiens mới đủ trí khôn để moi dầu từ lòng đất lên phục vụ cho nhu cầu của mình.
    Trong khi đó chỉ trong vòng 150 năm qua con người đã tiêu mất quá nửa trữ lượng dâu trong lòng đất và nửa còn lại sẽ bị đốt hết trong vòng 30 - 40 năm nữa mà thôi.
    Và rồi để muốn có dầu lửa nữa con người phải ngồi chờ ít nhất 500 triệu năm nữa...

Chia sẻ trang này