1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Của BÁO CHÍ BBC về Hội Nghị APEC Việt Nam 2006

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi trhung, 19/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0

    Được nhanchung sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 16/12/2006
  2. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
  3. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Mặc dù không đánh giá cao lắm bài viết mở đầu Chủ đề nhưng tôi nghĩ tác giả là người có tấm lòng và chủ đề là bổ ích.
    Rất có thể dù đã Cố Gắng khách quan, công bằng trong nhìn nhận, ôn hoà trong phát biểu nhưng tôi không tránh khỏi cái nhìn mang tính cá nhân. Có điều, tôi tự tin mình có ý thức về sự khách quan, có lập luận và hơn cả, có những nền tảng để đảm bảo cho những điều đó, để không quá chủ quan, phiến diện và nông cạn.
    Mỗi người có quan điểm riêng cần tôn trọng, bản thân tôi - một người có thời gian không ngắn nghe BBC - đã cảm thấy thật sự thất vọng, và chuyển sang Coi Thường BBC TIẾNG VIỆT. Tờ báo này đã trở thành chiếc lá cải của đa phần những người thiếu hiểu biết (NÓI CHUNG), những người biết nhiều hơn một chút nhưng lại cứ nghĩ mình giỏi và đã tìm ra chân lý.
    Đây là bài viết cuối cùng tôi tham gia Chủ đề này. Sẽ có bạn cho rằng tôi thế này thế nọ... Có thể giọng điệu của tôi do bức xúc nên còn nặng nề(?) Tôi không giải thích vì cảm thấy lãng phí thời gian, vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau. Đến một lúc nào đó có thể nhiều bạn sẽ đồng ý với tôi. Nhưng tôi hy vọng điều ngược lại: Các bạn sẽ phủ nhận tôi, bởi trong quá trình phát triển, tự điều chỉnh, BBC Tiếng Việt sẽ không còn lá cải nữa!
    Tôi có một câu nói vui, xin viết ra để các bạn thư giãn:
    - Nếu lấy tiêu chí "Chửi" để đánh giá mức độ Dân chủ thì tôi sẽ bầu anh Chí là Số Một.
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 19/12/2006
  4. minae1971

    minae1971 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Quá đúng, vote 5 sao cho nhận định này. Tôi đang ở Anh nên có thể confirm bác Tai Quái nói hơi bị đúng đấy. BBC Vietnamese ngày càng xuống cấp so với các ban khác của BBC. Lý do thì có nhiều, chỉ xin nêu ra 1 điểm là thế này:
    Ê kíp cũ của BBC tiếng Việt trước kia đều là dân Sài Gòn và Hà Nội cũ đi du học rồi ở lại, được đào tạo cơ bản, có văn hoá cao nên dù không thích CS nhà ta nhưng họ vẫn giữ được lịch sự, chừng mực. Nếu nghe BBC thời đầu những năm 80 khi mà nước mình xuống đến đáy thì BBC ''nói xấu chế độ'' cũng vừa phải thôi, mà khổ cái là nhiều cái họ nói đúng thật ạ . Nhưng thế hệ ấy bây giờ nghỉ hưu hết rồi, hình như vừa có 1 người chết xong.
    Còn hiện nay thì hầu như tất cả là dân đi sau 75, thậm chí là cuối 80, đầu 90, có bà vốn làm cho Bộ Ngoại giao ta nữa kia. Đa số họ được đào tạo trong nước, rồi mới ra nước ngoài học thêm rồi tìm cách ở lại, vì vậy về cơ bản họ là người ''đằng mình'' nhảy sang bên kia, là sản phẩm của nền giáo dục của bác Hiển (hehe) với tất cả những nhỏ mọn, kiến thức hạn hẹp, thù vặt, tự phụ tự đắc. Tôi biết nhiều người trong đó tư cách không ra gì đâu. Thêm nữa dường như họ nghĩ là để được trụ lại thì họ phải ghi điểm, phải tạo được credibility với phía bên kia thì phải. Cho nên những cái reporting về tìnn hình trong nước và Việt Nam đều mang một mầu sắc tiêu cực như vậy mặc dù giọng điệu đã làm ra vẻ ôn hoà khách quan đấy. Họ ra đi từ những 80 khi nước mình còn đóng chịt cửa với bên ngoài nên vẫn mang tâm lý coi nước mình như mảnh đất man rợ mà họ có sứ mạng khai hoá. Họ vừa mới đọc được gì, học được gì là nghĩ ngay mình đã hơn hẳn đồng bào về mặt bằng dân trí rồi nên bây giờ phải dạy lại. Khổ cái là những cái ABC ngô ngọng ấy bây giờ đầy rẫy, Internet, CNN, thông tin phát triển, người dân nhiều người cũng biết, có chăng chỉ có mấy chú ít học như Phạm Hồng Sơn mới nghe lần đầu đã choáng nên túm lấy... Nghe nhiều bài phổ biến kiến thức cơ bản Thế nào là dân chủ thế nào là quyền tự do dân sự thế nào là thị trường tự do đầy giọng giáo viên mẫu giáo mà buồn cười lắm. BBC luôn chú ý nhấn mạnh những khía cạnh tiêu cực của tin tức về Việt Nam, luôn mô tả mặt xấu, lý luận của họ là báo chí trong nước đã nói đầy mặt tốt rồi nên họ có nhiệm vụ phản ánh những khía cạnh khác. Nhưng có biết đâu là nếu chỉ nói cái xấu thì đâu có thấy được cả bức tranh toàn cảnh. Trên các diễn đàn của BBC, họ luôn chú ý đặt câu hỏi, khơi gợi tranh luận, hướng dẫn dư luận để làm sao tạo thành ấn tượng chung xấu nhất có thể về Việt Nam. Những ý kiến xấu về Việt Nam, thậm chí là hằn học luôn được đăng tải. Tôi và nhiều anh em khác đã nhiều lần thử bằng cách gửi những ý kiến ngược với ý kiến của họ thì không thấy được đăng bao giờ. Trong khi đó, chính bọn tôi thử gửi những gì tán thành họ thì được đăng ngay ! Nhiều người cũng có bức xúc tương tự và cho tôi biết như vậy. Kiểu cách đó khá tinh vi đấy nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra. Những người được đào tạo và đã cọ sát với thực tế rồi thì họ sẽ có khả năng nhận định tình hình, đánh giá xem anh nói thật đến đâu. BBC tiếng Việt thực sự đang làm nhiều người chán vì cái người ta cần là thông tin, còn nhận định thì họ tự biết, chẳng cần BBC lèo lái hướng dẫn (nói như vậy không phải là tôi bênh vực báo chí trong nước đâu).
    Với BBC thì có 1 lời khuyên thế này: Sau APEC và WTO có thể thấy thế nước của Việt Nam đang lên mạnh mẽ, đất nước đang thay đổi hàng ngày, các nước đang rất cần ta và ta cũng đang rất cần các nước (Bạn nào nói bên Anh người ta không quan tâm APEC tại Việt Nam là không đúng đâu, trong cả tháng qua đọc tin về Việt Nam trên các báo nhiều đến nỗi phát mệt !). Sự khác biệt, hố sâu ngăn cách giữa ta và thế giới do hoàn cảnh lịch sử để lại đang ngày càng mờ dần. BBC nên là người xây cầu chứ không nên là người đào hố ngăn cách giữa đất nước với cộng đồng người Việt Nam ở ngoài. Nếu BBC định nói họ có sứ mạng của báo chí, dùng ngòi bút phê phán để nói lên sự thật thì xin thưa rằng dân trí ngày nay đã ngày càng cao, người ta đủ khả năng phân biệt được người phê phán với ý thức xây dựng với người ác tâm, thù nghịch, chỉ muốn giữ đất nước trong vòng nghèo đói.
    Nói thế thôi trong BBC cũng có 1 cao thủ là Nguyễn Giang thực sự là 1 tay rất giỏi, có trình độ (học ở Ba Lan rồi sang Anh). Hương Ly cũng giỏi nhưng không rõ sao dạo này không xuất hiện. Tôi cũng mong như bạn taiquai là BBC sẽ không còn là báo lá cải như hiện nay.
  5. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Ặc, thì ra bạn gọi cái này là thuế à, tôi thì luôn gọi là lệ phí xem truyền hình (không nói thuế tivi đâu nhé)
    The cost of a television licence is set by the government and enforced by the criminal law. The revenue is collected privately and is paid into the central government Consolidated fund, a process defined in the Communications Act 2003. Funds are then allocated by the DCMS and Treasury and approved by Parliament via the Appropriation Act(s). Ad***ional revenues are paid by the Department for Work and Pensions to compensate for subsidised licences for over-75''s. For this reason the BBC is sometimes referred as a "state" broadcaster as the state controls the BBC''s funding.
    Xem kỹ lại đoạn trên thì bạn thấy, BBC không hẳng là 1 kênh tư nhân đâu, nó bị kiểm soát 1 cách khá trực tiếp bởi nhà nưóc đấy, chứ không phải chỉ bị nhà nước kiểm soát từ xa (mà ta hay gọi là tự do) như các kênh tư nhân khác đâu
  6. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Xin được tiếp tục hầu chuyện bạn.
    Funds are then allocated by the DCMS and Treasury and approved by Parliament via the Appropriation Act(s).
    --> ở phương Tây, nghị viện (quốc hội)là do người dân trực tiếp bầu ra và có nhiệm vụ làm đối trọng và giám sát chính phủ, theo tinh thần "tam quyền phân lập". Vì vậy BBC vẫn độc lập với chính phủ vì ngân sách BBC do quốc hội, đối trọng của CP, thông qua.
    Ad***ional revenues are paid by the Department for Work and Pensions to compensate for subsidised licences for over-75''''s. For this reason the BBC is sometimes referred as a "state" broadcaster as the state controls the BBC''''s funding.
    Bạn đọc kỹ sẽ thấy 2 từ "sometimes" và "state" ( state trong ngoặc kép),nói lên tính chất "bán công" của BBC. Đây chính là sự độc đáo của mô hình tổ chức của BCC. Nói đúng ra thì định nghĩa BBC là "public TV" thì chính xác hơn là "state". Public có nghĩa là thuộc về mọi người, còn state có nghĩa là cơ quan ngôn luận của chính quyền. 2 cái này khác nhau nhiều.
    Ngoài ra việc quản lý BBC đã được luật hóa (communication act), điều này có nghĩa là chính quyền ko thể tùy tiện đụng đến BBC bởi vì chính phủ hoạt động trong (chứ ko phải trên) khuôn khổ pháp luật. Cá nhân tôi nghĩ BBC là biểu tượng quốc gia của Anh, dân Anh ko dễ để các thế lực xâu xé BBC đâu. Bằng chứng là họ vẫn tiếp tục trả tiền, (gọi là thuế hoặc phí cũng được, bản chất như nhau), để nuôi BBC.
    Thể chế chính trị và văn hóa các nước khác nhau, nên nếu suy "bụng" Việt Nam ra "bụng" Tây, đôi khi ko tránh khỏi thiên lệch.
    Hy vọng đã đề cập phần nào đến vấn đề bạn nêu ra:
    Xem kỹ lại đoạn trên thì bạn thấy, BBC không hẳng là 1 kênh tư nhân đâu, nó bị kiểm soát 1 cách khá trực tiếp bởi nhà nưóc đấy, chứ không phải chỉ bị nhà nước kiểm soát từ xa (mà ta hay gọi là tự do) như các kênh tư nhân khác đâu
  7. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Tờ báo này đã trở thành chiếc lá cải của đa phần những người thiếu hiểu biết (NÓI CHUNG),
    Ko rõ bạn định nghĩa khái niệm lá cải thế nào?
    Tôi cũng rất thỉnh thoảng mới đọc tin của BBC Việt ngữ, và những lần hiếm hoi đó ko để lại ấn tượng gì sâu sắc.
    Có thể có nhiều lí do như có bạn đã phân tích. Theo tôi nghĩ BBC VN đã ko theo kịp với thời cuộc và tỏ ra bị đuối sức. Trước kia thông tin thiếu thì chỉ cần BBC đưa tin là đã ghi điểm. Bây giờ thông tin quá tải, cái người nghe/xem cần là chất lượng phân tích. cái này BBC VN có thể chưa làm tốt lắm.
    Ngoài ra theo tôi BBC VN làm 1 số người thất vọng vì họ đã từng kỳ vọng nhiều vào BBC VN. Nếu bạn chỉ coi BBC VN như là 1 nhạc cụ trong một dàn nhạc thì OK.
    Thực ra vấn đề của BBC VN là vấn đề chất lượng, trình độ của đội ngũ phóng viên chứ ko phải là 1 ý đồ có hệ thống gì đó chống lại VN. Vì cho đến nay BBC nói chung vẫn là 1 thương hiệu toàn cầu.
  8. taiquai

    taiquai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    509
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích những người như bác Nhanchung - có hiểu biết và ngôn ngữ xây dựng. Tôi đã toan "không nói nữa về chủ đề này" nhưng tính cách tôi luôn không thích ai hiểu nhầm mình, nhất là những người có thiện chí nên tôi muốn nói rõ thêm.
    1. Tôi dùng từ "đa phần" và nhấn mạnh chữ "nói chung" để không muốn "vơ đũa cả nắm", nhận xét sai lệch về những người đáng tôn trọng. Không nói về BBC nói chung, cũng không có nghĩa là chỉ khen báo chí trong nước.
    2. Tôi quan niệm "lá cải" không nhất thiết theo hay không theo 1 xu huớng nào, báo có bài "tuyên truyền", "thị hiếu" cũng không vội gọi là "lá cải", vì: tính độc lập Tuyệt Đối trong báo chí ở bất kỳ đâu trên thế giới này là không thể, và theo tôi cũng không cần thiết. Vấn đề là cách tiếp cận các vấn đề (thuộc về Nhận thức) và tính trung thực tương đối (thuộc về Khách quan). Tôi chưa nói đến tính Nhân văn (điều Cực Kỳ nên có cho con người) mà mới nói đến 2 khía cạnh theo thiển ý của tôi là 2 "trụ cột" của báo chí. 2 trụ cột đó thể hiện "tầm vóc" của tờ báo nói chung, của người phụ trách tờ báo đó nói riêng.
    3. Tôi biết việc "chê trách" này có thể lại gián tiếp "quảng cáo thuê" cho đối tượng bị chê, vì người Việt dưòng như khá tò mò.
    Một cuốn sách dở, sách cấm nhưng nhiều tai tiếng lại bán rất chạy. Một người điên trần truồng đi trên đường được rất nhiều người xem, chỉ trỏ và cười đùa mà chưa chắc đã có ai mang cho người đó một manh áo. Một vụ tai nạn máu me sẽ được nhiều người hiếu kỳ xúm lại xem, chưa hẳn nạn nhân đã được giúp vì đa phần người ta nghĩ: "người khác sẽ giúp". Nhiều "ngôi sao" nổi tiếng theo kiểu "bộ quần áo của nhà vua"...
    Người Việt chưa có thói quen đoàn kết tẩy chay cái xấu vì trong đám đông, có người sẽ trục lợi từ cái xấu...
    Nhưng nếu tôi không "chê" BBC Tiếng Việt thì tôi là người không trung thực. Khó thay!!!
    Được taiquai sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 21/12/2006
  9. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Rõ các chú chưa được học hành thế nào là khoa học , mài đít dưới máui trường XHCN có lẽ người ta chưa dạy các chú : luận cứ và phản biện hay chứng minh là hai thực thể luôn đi với nhau , không được phép thiếu . Chính vì các chú được đào tạo không d09e61n nơi đến chốn nên anh thấy các chú thảo luận chả ra cái cơm cháo gì .
    Một sự kiện , một nhận định , muốn bình luận phải luôn có 2 BƯỚC CƠ BẢN :
    1-NÊU RA LUẬN ĐIỂM
    2- CHỨNG MINH BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ .
    Đằng này anh thấy các chú chỉ biết gào nhiều , BBC thế này , BBC thế nọ ...nhưng ngặt nỗi chẳng thấy cái chú tiều nào chứng minh cái luận điểm dở hơi của các chú thế này , thế nọ là ra làm sao .
    Cứ như con gì đó ngúng nguẩy cái đuôi cụt !
    Với anh thì anh thấy BBC rât hay ( luận điểm cá nhân - bước 1 ) và anh dẫn chứng một trong những bài hay của nó là bài này ( bước 2 )
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060412_phandong_lagi.shtml
    Đó bây giờ các chú tha hồ mổ xẻ nó , anh đã dạy các chú cách thảo luận khoa học rồi , đi đúng vào vấn đề nhé .
  10. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    tính khoa học và thiện chí đi được với nhau thì vẫn tốt hơn.
    hôm nay tôi viết hơi nhiều để bù lại mấy hôm tới sẽ đi vắng.
    có thể có nhiều quốc gia muốn học tập mô hình tổ chức của BBC nhưng ko rõ mức độ thành công thế nào. tiêu tiền đóng góp của người dân thì dễ nhưng xây dựng được chương trình hấp dẫn và bán được tiền là 1 chuyện khác.
    thực ra nhiều người đánh giá quá cao việc tư nhân hóa báo chí và đặt toàn bộ niềm hy vọng vào việc này. thực tế báo chí thế giới và phương tây cho thấy kẻ thù của báo chí ko chỉ là các chính phủ nhậy cảm với chỉ trích mà còn là các ông trùm tư bản - chủ báo hay công ty đăng quảng cáo. ở các nước phương tây chính phủ nói chung ko điều khiển báo chí. các ông trùm tư bản thì có.
    ví dụ Murdoch ko cho đăng hồi kí của cựu toàn quyền hồng kông chris patten vì sợ quyển này ảnh hưởng đến quyền lợi kinh tế của ông ta ở trung quốc.
    ngay cả ở mỹ nơi tự do báo chí và tự do ngôn luận được coi là thiêng liêng và được hiến pháp bảo vệ nghiêm ngặt chống lại sự can thiệp của công quyền thì tự do báo chí vẫn bị các ông trùm tư bản đạp xuống chân như ví dụ về murdoch ở trên.
    trong bối cảnh như vậy BBC nổi lên như một mô hình của tính độc lập: đối với quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. khi bạn xem tv, bạn ko phải nhận chỉ thị của chính phủ và cũng ko bị chèo kéo mua thứ này thứ kia. vấn đề còn lại là tự thân BBC phải làm được chương trình tốt. ví dụ về BBC VN cho thấy điều này nói dễ hơn làm.

Chia sẻ trang này