1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin Tức Điện Ảnh - Một mùa hè buồn chán; Spider II (tin do Toonsonet đưa)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi SaoThienLangxanh, 03/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Hữu Phần: 'Làm phim dở giàu hơn làm phim hay'

    Những Quềnh, ông Hàm, ông Thủ, ông Phúc, Đào, Tùng... sống dậy từ "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, đang cuốn hút người xem. Dưới đây là cuộc trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Hữu Phần.
    - "Đất và Người", cái tên đã loại yếu tố ?oma?, chiếm một phần quan trọng trong tiểu thuyết. Ông muốn làm nhẹ đi cái ẩn ý ?oma người? trong truyện?
    - Gọi là Mảnh đất lắm người nhiều ma vì trong đó có yếu tố ma. Cách viết bằng văn chương đưa đến cho người đọc những tưởng tượng huyền bí hơn. Đối với điện ảnh, điều đó khó thực hiện, bởi làm theo phong cách hiện thực rất khó kết hợp với trò huyền ảo. Thứ nữa là dễ lộ, người ta sẽ đoán ngay là các ông này đang giả vờ, chứ đâu có ma gì. Bởi vậy, ngay từ khâu kịch bản, các tác giả đã giảm bớt yếu tố này.
    - Ông có cho sự thay đổi đó là thành công?
    - Điều mà tôi cho là thành công nhất là tác giả kịch bản đã xây dựng được nhân vật Quềnh và nuôi được nhân vật này. Quềnh trong tiểu thuyết bị chết khi mới được 1/3 truyện, nhưng trong phim sống đến hết và có hậu. Đó là nhân vật khá điển hình của người nông dân trong quá trình chuyển đổi, bị tha hóa từ thời bao cấp, vì mổ lợn, mổ chó, làm cỗ giỏi, nên được mời ra ủy ban, làm cán bộ gián tiếp, tạp dịch để lo ăn uống tiệc tùng, nhưng đến thời đổi mới, cùng với mọi người, Quềnh buộc phải thay đổi. Trong quá trình đó, Quềnh bị kẹp giữa hai thế lực đang tranh chấp nhau, giữa hai họ Trịnh - Vũ, bị lợi dụng, để cuối cùng anh ta khẳng định được con đường của mình.
    Thay đổi thứ hai là có hai nhân vật chống đối nhau dữ tợn, một ông chủ tịch xã và một ông bí thư Đảng ủy xã. Người ta thường nghĩ sai lầm rằng đấy là cách để nói về mâu thuẫn giữa Đảng và chính quyền? Không phải. Đó là việc phản ánh những cá nhân xấu lợi dụng quyền chức để làm những việc có lợi cho bản thân, cho dòng họ. Chúng ta phê phán những cá nhân đó là cần thiết. Sự thay đổi nữa là các nhân vật tích cực Đào, Tùng có tính cách mạnh hơn, đặc biệt là vai ông Chỉnh, ông Hào có vai trò vững chắc ở phần sau phim. Bộ sậu những người xấu sau này đều bị kỷ luật mất các chức vụ trong Đảng và chính quyền, làng xóm trở lại bình yên. Phim cho bà Son (vợ ông Hàm) không chết, sau đám cưới của con, lúc đó làng xóm yên lành, bà trở về. Chúng tôi muốn có một cái kết phải sáng lên. Và cũng vì thế từ đầu phim, trong tập 1 đã đặt bối cảnh một đám cưới lúc trước để ta xác định câu chuyện đã qua rồi, bây giờ hồi ức lại.
    - Ông vừa là đạo diễn phim nhựa, vừa đạo diễn phim truyền hình. Người trong nghề thường vẫn hay ?oxem thường? phim truyền hình, là người trong cuộc, ông có ý kiến gì không?
    - Tôi là một trong những người đầu tiên từ điện ảnh về truyền hình cùng góp công dựng nên Văn nghệ chủ nhật. Vừa rồi điện ảnh có kết hợp với truyền hình xây dựng nên chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy nhưng làm chưa được tốt lắm. Bên điện ảnh vẫn có tư tưởng là khi rảnh rỗi thì làm truyền hình nên các anh khinh thường, coi đó chỉ là việc kiếm thêm, vớ vẩn nên làm ẩu. Nhưng quả thực, việc làm phim nhựa hiện nay ít có giá trị thực tế còn phim truyền hình dù sao cũng đang có khá đông khán giả. Có điều, phim truyền hình hiện nay còn chưa hay, chưa đáp ứng đòi hỏi của quần chúng vì đang thiếu cơ chế để khuyến khích những người làm phim. Bây giờ làm phim dở còn nhiều tiền hơn làm phim hay. Vì khoán tiền bằng nhau, nếu làm dở tức là làm nhanh, tiêu ít tiền, còn làm cẩn thận thì thời gian quay dài hơn, chi phí cũng tốn kém hơn... Theo tôi cần xóa bỏ lối chi tiền đồng hạng và có hình thức đánh giá giá trị thực tế của bộ phim qua số lượt phát sóng, sức chứa quảng cáo mà bộ phim mang lại...
    - Người của điện ảnh rảnh rỗi thì làm truyền hình còn khi truyền hình rảnh rỗi thì ông có làm phim nhựa?
    - Tôi rất muốn làm phim nhựa. Bên truyền hình một năm làm 5-6 tập phim và mỗi tập phim quay trong vòng 1 tuần, 1 ngày quay khoảng được 80 cảnh, còn điện ảnh quay 10 cảnh/ngày. Nếu nói về kỹ thuật thì giống nhau nhưng điện ảnh mình được tính toán, đầu tư cho các cảnh quay, thích hơn rất nhiều. Thế nhưng hiện nay điện ảnh đang trong tình thế rất bế tắc, chưa biết bao giờ có khán giả... 80 triệu dân là một thị trường rất đẹp cho điện ảnh nhưng chúng ta chưa khai thác được.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)





  2. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Hồng Ánh: ?~Tôi đã sẵn sàng thành người đàn bà mộng du'

    "Một năm trời gối đầu kịch bản bộ phim Người đàn bà mộng du, tôi gần như đã thuộc lầu từng câu, từng chữ. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì vai Quỳ có nhiều đất diễn", diễn viên trẻ Hồng Ánh tâm sự.
    - Vai Quỳ của chị là hình tượng như thế nào?
    - Đó là một cô y sĩ chiến trường luôn dịu dàng tận tụy chăm sóc bệnh nhân. Cả đơn vị chỉ có một vài người con gái nên cô trở thành tâm điểm chú ý của các chiến sĩ và là người yêu trong tâm tưởng của rất nhiều lính trẻ. Hàng ngày, Quỳ phải chứng kiến quá nhiều cái chết, có những người lính ngã xuống khi tuổi còn rất trẻ, họ chưa biết đến tình yêu. Là một người mẫn cảm, Quỳ cảm thấy xót xa và dần dần ký ức chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh trong cô. Quỳ trở thành người đàn bà mộng du, đêm đêm đi lang thang để chạy theo ký ức.
    - Cô đã chuẩn bị cho vai diễn này như thế nào?
    - Tôi đã đi đến nhiều bệnh viện tâm thần ở TP HCM để quan sát. Ra Hà Nội, đạo diễn Thanh Vân lại đưa tôi đi thực tế một số nơi. Tuy nhiên, tôi không chịu nổi cái rét của miền Bắc, trong khi đợt quay phim lần này lại kéo dài trong hai tháng mùa đông. Tôi rất khổ tâm nếu sức khoẻ của mình làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của cả đoàn. Trong phim còn có những cảnh bom mìn, tôi lại bị cận và hay giật mình với tiếng nổ lớn. Tôi đang phải tập làm quen với chuyện này.
    - Chị thích nhất đoạn nào trong phim?
    - Đoạn người yêu của Quỳ bị thương bất tỉnh. Khi hay tin, Quỳ không khóc được dù cô là người mau nước mắt. Quỳ đã luôn bên cạnh chăm sóc cho anh, nhưng anh vẫn chỉ nằm bất động. Trong lúc đau đớn nhất, tình yêu trong Quỳ bừng lên, cô đã áp bầu ngực trần của mình lên ngực người yêu và anh đã tỉnh lại như một điều kỳ diệu. Tôi thích đoạn này vì diễn biến tâm lý của Quỳ rất phức tạp. Tuy nhiên, tôi cảm thấy chạnh lòng khi một số người nói rằng tôi luôn được ưu ái mời vào những cảnh tế nhị như vậy. Thực ra, tôi rất tự tin vì hiểu rõ nghề nghiệp của rmình. Chỉ có điều, tôi lo những gì mình hy sinh lại không đạt được hiệu quả như mong muốn.
    - Chị có mường tượng tới một giải thưởng?
    - Mỗi khi nhận được kịch bản, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là mình phải diễn thế nào để nhân vật của mình sống lâu trên màn ảnh. Tôi đặt ra từng mốc nhỏ để cố gắng. Còn giải thưởng đối với tôi không quan trọng. Quan trọng là tôi được thoả mãn niềm đam mê của mình.
    - Có lúc nào chị thấy hối tiếc vì những gì mình đã làm không?
    - Đã có lúc tôi không đánh giá đúng khả năng của mình. Như lần tôi mở quán bar Lai Khê ở 68 Lý Tự Trọng. Một năm sau thì Lai Khê phải đóng cửa. Sai lầm của tôi là đã không sớm nhận ra thời gian đứng trước ống kính làm tôi quá mệt, vậy mà tôi vẫn ôm đồm.
    (Theo Màn Ảnh Sân Khấu)

  3. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0

    NSƯT Kim Xuân và những ngày làm phim cho Nauy
    Mới đây, chị được mời vào vai cô gái Bến Tre trong bộ phim "Đất nước tươi đẹp" của đạo diễn Na Uy Hans Petter Moland. Một tháng làm việc cùng đoàn phim đã để lại cho chị nhiều kỷ niệm khó quên.
    Trong phim, nhân vật Mai do Kim Xuân đóng có con với một cựu chiến binh Mỹ. Sau chiến tranh, người con (do Danien Nguyễn, một Việt Kiều thủ vai) qua Mỹ để tìm người cha cùng giấc mơ về một miền đất hứa. Nhưng khi gặp lại người cha mù lòa, ban ngày phải làm việc cật lực trong trang trại để kiếm sống, đêm đêm mơ về một vùng đất tươi đẹp với những cánh đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay, tà áo trắng nhẹ nhàng của cô nữ sinh mà ông đã yêu và lặng lẽ đi theo mỗi buổi tan trường, người con mới nhận ra không nơi nào đẹp hơn quê hương mà mình đang sống.
    Điều bất ngờ nhất đối với Kim Xuân là sự am hiểu về Việt Nam và phong cách làm việc của đạo diễn Hans Petter Moland. Ông phân tích cặn kẽ tâm lý từng nhân vật trong phim, không chỉ riêng nhân vật chính. Một điều ấn tượng nữa với chị là tính chuyên nghiệp và sự trân trọng diễn viên của đoàn làm phim.
    (Theo Thanh Niên)

  4. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0


    Lee Jo Won luôn tạo "bất ngờ"
    Với nét mặt hồn nhiên và nụ cười luôn rạng rỡ trên môi, người đẹp 23 tuổi này đang trở thành điểm sáng trong làng giải trí Hàn Quốc. Jo Won đã làm công chúng phải ngỡ ngàng trước tài năng diễn xuất linh hoạt trong bộ phim "Bất ngờ" mới đây.
    Khởi nghiệp từ nghề người mẫu, gương mặt Jo Won thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí thời trang của xứ Hàn. Năm 2000, khi dư luận Hàn Quốc đang xôn xao với tin ngôi sao Shim Eun Ha giã từ làng giải trí, giới nghệ thuật ngay lập tức bình chọn cô làm người thay thế. Kể từ giây phút đó, Lee Jo Won liên tiếp gặt hái thành công. Năm 2000, cô được trao giải Diễn viên được yêu thích nhất của đài truyền hình KBS, kèm theo đó là danh hiệu Diễn viên triển vọng của Hiệp hội báo chí Hàn. Một năm sau, công chúng đã dành cho Jo Won sự ưu ái với giải Diễn viên tài năng trẻ xuất sắc năm 2001 tại LHP Chung Ryong toàn quốc.
    Bên ngoài phim trường, Lee Jo Won là người mẫu độc quyền của hãng mỹ phẩm Cali. Nhưng cô cũng phải trả giá không ít để có được bản hợp đồng này. Lúc đầu, ban chủ nhiệm quảng cáo đưa ra đòi hỏi, cô phải đi thẩm mỹ lại khóe miệng và nâng ngực, nhưng Lee Jo Won phản đối thẳng thừng: "Nếu yêu cầu tôi tập luyện cho khoẻ mạnh thì tôi sẵn sàng, còn bảo thay đổi hình dáng do cha mẹ tạo ra, tôi cảm thấy bị xúc phạm. Nếu không làm người mẫu độc quyền, tôi vẫn có thể làm một diễn viên được nhiều khán giả yêu mến". Cuối cùng, hãng đã phải nhượng bộ trước phản ứng quyết liệt của cô.
    Bộ phim Bất ngờ với Lee Jo Won vào vai một cô gái cướp người yêu, đã gây tiếng vang suốt 6 tháng đầu năm 2002 tại Hàn Quốc. Sau bộ phim này, cô nhận được nhiều thư khen ngợi của khán giả và cả giới phê bình điện ảnh.
    (Theo Phụ Nữ)

  5. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Michael Caine với nỗi lo túng bấn
    Sau 48 năm hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí, với hơn 130 bộ phim và hàng loạt chương trình truyền hình, ngôi sao lớn này tiết lộ, nỗ sợ hãi nhất của ông vẫn là sự túng thiếu. Và dù tuổi cao, ông sẵn sàng lao đầu vào kiếm tiền.
    Caine cho biết, ông đã trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn, vì vậy, trong ông lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện làm giàu. Điều này giải thích tại sao trước đây, ông nhận lời đóng cả những vai kém hấp dẫn như ở phim Hàm cá mập: Sự trả thù và Sân bãi chết người. Ông tâm sự: ?oHồi đó, tôi bị ám ảnh bởi ý nghĩ, nếu không nhận lời đóng phim này thì tôi sẽ chẳng còn cơ hội vào vai nào khác. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình khốn khó, chẳng có ai để cậy nhờ, bạn sẽ thấy mình bị chi phối rất nhiều. Tôi từng nuôi mộng mua cho mẹ một ngôi nhà nhỏ, và nay, gần như ai trong gia đình cũng được tôi giúp sở hữu một nơi ăn chốn ở đàng hoàng.
    Bộ phim mới nhất của Caine Người Mỹ trầm lặng, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Graham Greene, sau một thời gian gây tranh cãi, sắp được công chiếu cả ở Mỹ và Việt Nam. Diễn viên gạo cội này đặt rất nhiều hy vọng vào vai diễn đó và mong có được danh hiệu Oscar Nam diễn viên xuất sắc.
    (theo AP)

  6. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Phía sau "Không còn gì để nói"

    Nhân vật chính trong suốt bộ phim không nói một lời, toàn là những độc thoại nội tâm. Phim có cách thể hiện khá lạ, bó gọn trong hai ngày cuối của một giám đốc trước khi bị bắt với những ám ảnh và xung đột, cảnh đời và tình người... Dưới đây là cuộc trò chuyện với biên tập Phạm Ngọc Tiến và diễn viên Mạnh Cường.
    Biên tập Phạm Ngọc Tiến:
    - Anh suy nghĩ gì về cách thể hiện của bộ phim truyền hình này?
    - Phim truyền hình phải mang được hơi thở của cuộc sống. Đó là việc chúng tôi theo đuổi hàng ngày. Không còn gì để nói đã tìm được cách thể hiện lạ, phải nói là rất khó đối với một bộ phim truyền hình. Việc đặt nhân vật trong khoảng thời gian cố định với những giằng xé nội tâm để bộc lộ nội dung câu chuyện là một thách thức không nhỏ. Chúng tôi muốn thông qua nhân vật này để giãi bày những góc khuất của số phận, những cảnh đời mà quyền lực và tiền bạc chi phối đời sống thường nhật của họ.
    - Nhưng những nhân vật, hoàn cảnh mà bộ phim đề cập chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống?
    - Tôi nghĩ, những cảnh đời tưởng như rất bé nhỏ, những câu chuyện có cảm giác vặt vãnh, nếu tìm được cách thể hiện hợp lý và đưa ra được những vấn đề dư luận quan tâm thì sẽ có tác dụng không nhỏ.
    - Anh nghĩ sao nếu nhiều người không thích sự mới lạ này?
    - Có thể như vậy đối với một số khán giả. Nhưng theo tôi, nếu đọc được ý nghĩ của một người trong tâm trạng của nhiều người thì sẽ nhận sự đồng cảm và chia sẻ của người xem, dù có thể họ không ở trong hoàn cảnh ấy. Khi đạo diễn Khải Hưng có ý tưởng làm phim theo hướng này, từ biên kịch đến diễn viên và các thành phần khác đều hào hứng.
    Diễn viên Mạnh Cường
    - Công việc ở Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội rất bận rộn, sao anh lại nhận vai diễn này?
    - Khi nghe đề cương kịch bản của bộ phim, tôi đã chủ động đến gặp đạo diễn Khải Hưng và xin tham gia. Bởi vì tôi thấy phim phản ánh đúng những vấn đề có thật trong cuộc sống mà nhiều người không dám giãi bày. Mặt khác, đó cũng là lời răn, lời cảnh báo và sự chia sẻ cho những người trên cương vị quản lý.
    - Vào vai một nhân vật lặng lẽ, anh có nghĩ cách thể hiện của mình đã đạt đến điều mà bộ phim muốn nói?
    - Tôi nghĩ nhân vật đã nói đủ và nhiều đấy chứ. Chỉ có điều không phải bất kỳ một giám đốc nào cũng nói thật những điều như thế.
    - Nhưng người xem chờ đợi ở nhân vật của anh một lời nói và muốn... hét lên vì những bức xúc mà nhân vật đang dồn nén?
    - Chính tôi cũng muốn hét lên cùng với nhân vật của mình... Nhưng tôi nghĩ thế là đủ, vì những gì mà nhân vật bộc lộ còn phải để khán giả cảm nhận chứ. Đây có lẽ cũng là một thách thức đối với tôi.
    - Anh tin rằng mình và các đồng nghiệp đã vượt qua được thách thức đó?
    - Thật sự ban đầu cũng rất khó khăn bởi đây là cách thể hiện mới đối với phim truyền hình, nó đòi hỏi diễn viên phải có sự từng trải và tâm huyết với nghề. Tôi và các bạn diễn đã sống thực sự với nỗi niềm của các nhân vật.
    (Theo Thể Thao - Văn Hóa)

  7. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0

    Phạm Hồng Hiên tự hào với vai Công Tôn Sách

    ?oThành công của Bao Thanh Thiên là niềm vui lớn cho tất cả những ai tham gia bộ phim. Có thể mọi người không tung hô cái tên Phạm Hồng Hiên, nhưng khi nhắc đến Công Tôn Sách, họ vẫn nhớ tới khuôn mặt của tôi là mãn nguyện lắm rồi?, diễn viên 50 tuổi này tâm sự.
    Phạm Hồng Hiên thuộc lớp diễn viên thế hệ đầu tiên của phim truyền hình Đài Loan. Tốt nghiệp khoa cơ khí, nhưng chàng Hồng Hiên hồi đó đã quyết định rẽ sang một bước ngoặt mới - làm diễn viên, qua sự giới thiệu của một người bạn trong hãng truyền hình Trung Quốc. Suốt hơn 20 năm qua, ông đã tham gia gần 100 bộ phim với đủ loại vai, cả chính diện và phản diện. Có một thời gian, ông được mệnh danh là Diễn viên của Quỳnh Dao, khi góp mặt trong rất nhiều tác phẩm của nữ văn sĩ này như Uyển Quân, Người vợ câm, Bên dòng nước, và đỉnh cao là vai Lý phó quan, người quản gia trung thành của gia đình Lục Chấn Hoa trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Dòng sông ly biệt, bên cạnh Lưu Tuyết Hoa và Tần Hán.
    Sau thành công vang dội của Bao Thanh Thiên do đài truyền hình Đài Loan sản xuất, công chúng nhắc nhiều đến Kim Siêu Quần, Hà Gia Kính, rất ít người nhớ đến tên thật của vai Công Tôn Sách, một nhân vật có đóng góp quan trọng cho các vụ phá án thành công của Bao Chửng. Với Hồng Hiên, khi cuộc đời đã đi được nửa thế kỷ, anh vẫn là một nhân vật không thể thiếu trên phim trường của Đài Loan và Trung Quốc.
    (Theo Điện Ảnh Kịch Trường)

  8. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0

    Affleck - Lopez trong video game

    Đôi uyên ương của năm 2002 đã được số hoá để có mặt trong một trò chơi điện tử có tên gọi "Jen giải cứu Ben". Game này được thực hiện như một lời cảm ơn của đạo diễn Kevin Smith đến hai người vì họ đã nhận lời cùng đóng phim "Jersey Girl" của ông.
    Nhân vật Lopez sẽ có nhiệm vụ đột nhập vào một nhà kho để giải thoát cho Affleck, đang bị trói chặt vào tường. Cô đồng thời cũng chịu trách nhiệm đưa anh trở lại chốn cũ, nhưng trớ trêu là cô chẳng biết anh từ đâu tới. Game này diễn ra trên nền nhạc một ca khúc tuyệt vời của Lopez. Bên cạnh đó, nó còn hấp dẫn người chơi bằng những cú võ karate dứt khoát, mạnh mẽ mà Lopez tung ra để cứu người yêu.
    Dân nghiền game sẽ có 3 mạng trên con đường giải cứu Ben và nếu họ vượt qua được tất cả các cửa ải, họ sẽ nhìn thấy đôi uyên ương hôn nhau cháy bỏng trên màn hình.
    (theo BBC)

  9. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0




    Trần Khôn - ngôi sao của màn ảnh nhỏ Trung Quốc
    Từ nhỏ anh đã bị tổn thương vì sự chia tay của cha mẹ, lớn lên lại chứng kiến sự ra đi của người chị gái duy nhất trong một tai nạn giao trông ngay trước ngày cưới. Chính những bi kịch đau lòng này đã khiến ngôi sao của phim "Không thể không yêu em" thể hiện xuất sắc các vai mang nặng suy tư.
    Mặc dù, hạnh phúc chỉ dành cho Trần Khôn những nụ cười hiếm hoi trong cuộc sống, con đường nghệ thuật của anh gặp nhiều may mắn. Năm 2000, ngay sau khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Học viện điện ảnh Bắc Kinh, anh được mời vào vai Trần Tử Khôn trong bộ phim truyền hình Như sương, như mưa, lại như gió. Mặc dù diễn chung với hai gương mặt đang nổi tiếng lúc bấy giờ là Lục Nghị và Châu Tấn, Trần Khôn gây được nhiều chú ý hơn và nhận được không ít lời nhận xét tích cực của giới chuyên môn. Chàng trai tâm sự: ?oTôi chỉ là một diễn viên mới ra trường. Sự ủng hộ của khán giả làm tôi rất hạnh phúc, nhưng đôi lúc cũng thấy hoảng. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng diễn từ chính trái tim mình để không phụ lòng khán giả".
    Chỉ một thời gian sau, Trần Khôn đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Báo chí liên tục nhắc đến tên anh với vai chàng Kha Lỗi trong Không thể không yêu em và chàng công tử Kim Yến Tây trong Kim phấn thế gia. Giờ đây, Trần Khôn trở thành gương mặt quen thuộc của màn ảnh nhỏ Trung Quốc.
    (Theo Điện Ảnh Kịch Trường)

  10. SaoThienLangxanh

    SaoThienLangxanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0

    Trương Vệ Kiện với vai Tôn Ngộ Không

    "Việc bộ phim Tề Thiên Đại Thánh - Tôn Ngộ Không ra mắt khán giả đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm thành lập hãng TVB là niềm tự hào của tôi. Đây cũng là bộ phim mà hãng đã phải dốc hầu bao với mức kỷ lục để có được bản quyền phát sóng", diễn viên 37 tuổi thổ lộ.
    - Anh có hy vọng sẽ tạo được bước đột phá mới trong diễn xuất sau 6 năm trở lại với nhân vật này không?
    - Tôi đã có 18 năm vật lộn với nghề. Có thể nói giai đoạn thử sức và tìm bước đột phá trong diễn xuất của tôi đã qua. Thời gian này, tôi chỉ cố gắng làm việc hết khả năng của mình, còn những chuyện khác tôi không nghĩ đến.
    - Những năm gần đây, anh "đóng khung" trong một thể loại vai. Anh có nghĩ nên tạo cho khán giả một cái nhìn mới?
    - Hài kịch vốn là môn nghệ thuật khó, không phải diễn viên nào cũng có duyên thể hiện. Tôi khẳng định một điều là không có diễn viên nào nắm bắt hết bí quyết thể hiện một vai diễn. Châu Tinh Trì, Ngô Mẫn Đạt đều là những diễn viên hài có thâm niên trong nghề, họ có thay đổi lối diễn đâu mà vẫn lôi cuốn khán giả.
    - Năm nay đã gần 40 tuổi, anh có thấy ngại khi vào những vai Tôn Ngộ Không và Vi Tiểu Bảo không?
    - Tôi không nghĩ như vậy. Không ai có thể thay thế Châu Nhuận Phát để đóng vai sát thủ hay đại hiệp, cũng như không ai có thể thế chỗ của Trương Vệ Kiện ở những vai hài. Điều đó cho thấy, khán giả quan tâm đến khả năng diễn xuất của diễn viên chứ không phải vấn đề tuổi tác.
    - Đã trải qua nhiều vấp ngã, anh làm thế nào để có được thành công như ngày hôm nay?
    - Ngành giải trí là nơi có tính cạnh tranh rất cao. Sẽ chẳng có ai giúp đỡ nổi, nếu bản thân mình không có chí tiến thủ. Những tên tuổi như Mai Diễm Phương, Lương Triều Vỹ, Trương Quốc Vinh đều tự vươn lên bằng thực lực. Tôi không là ngoại lệ và đã phải trả giá bằng mồ hôi cũng như chất xám của mình.
    - Thành công lớn nhất của anh trong cuộc sống là gì?
    - Đó là có được những người bạn tốt. Họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện bộ phim Tề Thiên Đại Thánh - Tôn Ngộ Không.
    (Theo Đất Mũi)

Chia sẻ trang này