1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức điện ảnh (sưu tầm trên các báo) của thành viên toivanthayemnhungaynao

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi Sean, 26/10/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    Tin tức điện ảnh (sưu tầm trên các báo) của toivanthayemnhungaynao

    Phim trường - điểm hẹn du lịch mới ở châu Á

    Các công viên văn hóa giải trí lớn mô phỏng theo mô hình các trường quay của Hollywood đang phát triển nở rộ ở châu Á.

    Tháng 3/2010, công viên văn hóa mô phỏng theo mô hình của trường quay Universal chính thức mở cửa tại Singapore. Với diện tích khoảng 20 hecta bao gồm các khu vui chơi hiện đại, đa dạng giống hệt với mô hình trường quay Universal, rất nhiều người đã hoài nghi về việc Universal Studios Singapore có thu hút đủ lượng khách để đảm bảo vấn đề kinh doanh trong vòng 2 năm đầu hay không.

    [​IMG]

    Tuy nhiên sau 6 tháng, Universal Studios Singapore đã thu hút hơn một triệu lượt khách du lịch, đến từ Singapore và rất nhiều các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam… và nhanh chóng trở thành điểm đến mới trong các tour du lịch tại châu Á.

    “Các điểm đến mới của ngành công nghiệp không khói đang chuyển dần tới châu Á”, ông Christian Aaen, giám đốc khu vực châu Á của hãng nghiên cứu chuyên nghiên cứu thị trường giải trí và du lịch châu Á AECOM Economics khẳng định với hãng thông tấn AFP.

    “Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của tầng lớn trung lưu đồng nghĩa với nhu cầu về thời gian giải trí và thư giãn tăng theo. Đây chính là động lực chính cho sự phát triển của các sản phẩm văn hóa và du lịch chất lượng cao”, ông Christian Aaen nói thêm.

    Tokyo Disneyland, trường quay Universal tại Osaka và công viên văn hóa Everland, Hàn Quốc đã lọt vào top 10 các công viên văn hóa có lượng khách tới tham quan đông nhất trong năm ngoái, theo thống kê của tổ chức chuyên nghiên cứu về du lịch và lữ hành Themed Entertainment Association.

    Tin tưởng vào triển vọng sáng sủa của các công viên văn hóa tại châu Á, hãng Universal đã ký thỏa thận xây dựng mô hình trường quay kết hợp các khu vui chơi, giải trí lớn nhất châu Á tại Hàn Quốc trị giá 2,67 tỷ đô la Mỹ. Theo tính toán của các chuyên gia khi hoàn thành vào năm 2014, khu giải trí cao cấp này sẽ lớn hơn cả trường quay Universal ở Hollywood, Florida, Osaka và Singapore cộng lại.

    Theo tờ South China Morning Post, bất chấp doanh thu từ Disneyland ở Hong Kong giảm khoảng 70 triêu đô la Hong Kong (tương đương khoảng 9 triệu đô la Mỹ) vào năm ngoái, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay vào các dự án công viên giải trí quy mô lớn. Dự án Disneyland ở Thượng Hải sẽ chính thức khởi động từ tháng 11 tới.

    Không chỉ “nóng” ở các thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản, các công viên văn hóa theo mô hình các thương hiệu hàng đầu đang dự định được triển khai ở các nước Đông Nam Á. Công viên giải trí hàng đầu của Đan Mạch, Legoland sẽ có mô hình đầu tiên ở Malaysia trong năm sau.

    Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tầng lớp trung lưu ở châu Á sẽ có sự gia tăng đột biến về số lượng trong khoảng 5 năm tới và nhanh chóng trở thành nhóm người tiêu thụ lớn nhất lớn thế.

    “Tầng lớp trung lưu ở châu Á được hy vọng sẽ trở thành lớp người tiêu thụ toàn cầu mới, đồng thời thay thế vai trò của tầng lớp trung lưu ở Mỹ và châu Âu trước đây”, báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á khẳng định.

    ADB cũng khẳng định, sự xuất hiện của Universal Studios tại Singapore được coi là “điểm mở đầu cho thập kỷ mà châu Á đóng vai trò chính trong sự phát triển của ngành công nghiệp không khói”.
    Theo AFP, SGTs, VTV

    http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/du_lich/389553/phim-truong--diem-hen-du-lich-moi-o-chau-á.htm

  2. Sean

    Sean Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    2.899
    Đã được thích:
    0
    (LĐO) - Nhưng đó chỉ là một sự thừa nhận đầy khập khiễng rằng "Giao lộ định mệnh" và bộ phim của Hollywoood là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Và chuyện phán xét về sự việc này, khán giả là người rõ nhất khi xem cả hai bộ phim.

    Sau hơn một tháng ra rạp trên toàn quốc, bộ phim “Giao lộ định mệnh” của đạo diễn Victor Vũ được khán giả phát hiện là rất giống với bộ phim Shattered của Mỹ. Ngay lập tức, nghi vấn “Giao lộ định mệnh” đạo phim đã được đặt ra.

    Mấy ngày gần đây, Đạo diễn Victor Vũ đã trả lời báo chí về nghi vấn “đạo phim” và anh chỉ thừa nhận là hai phim có rất nhiều điểm giống nhau và vẫn một mực khẳng định rằng đó chỉ là một sự trùng hợp chứ anh không hề “đạo”.

    Giống nhau đến… run người!

    Trả lời báo chí mấy ngày qua về nghi án “Giao lộ định mệnh” là một bộ phim "đạo", đạo diễn Victor Vũ thừa nhận bộ phim của mình và "Shattered" “rõ ràng là rất giống nhau” và có rất nhiều tình tiết, cách xử lý trong hai phim khiến chính anh khi xem cũng cảm thấy… “run người” vì quá giống nhau.
    [​IMG]
    Đạo diễn Victor Vũ: "Có những điểm giống nhau khiến tôi phải... run người" (Ảnh: Dân trí)

    "Shattered" là phim của đạo diễn Wolf Petersen được sản xuất năm 1991. "Shattered" kể về câu chuyện của một người đàn ông bị mất trí nhớ sau một vụ tai nạn xe hơi thảm khốc. Ông ta luôn cố gắng để tái hòa nhập cuộc sống bình thường. Và đằng sau đó là một bí mật khủng khiếp mà chắc chắn ông ta không bao giờ muốn biết.

    Điều đặc biệt là bí mật trong phim "Shattered" và bí mật trong phim "Giao lộ định mệnh" rất giống nhau. Từ nội dung câu chuyện đến kết cấu, những chi tiết như tai nạn thảm khốc của người chồng, người vợ đã giết chồng mình khi bị phát hiện ngoại tình, người đàn ông đồng lõa với vợ để giết người chính là ông ta và khi bị tai nạn, ông đã được phẫu thuật gương mặt thành gương mặt của chồng cô ấy...

    Không chỉ có vậy, sự giống nhau kỳ lạ này còn xảy ra ở tình tiết và nhân vật phụ của phim. Từ chuyện người tình của cô vợ cũng có bạn gái; người chồng cũng từng qua lại với một cô thư ký trong công ty của mình trước khi bị tai nạn... đến những dự án đất đai, hay chi tiết đào xác người chồng...

    Nói về những sự giống nhau này, đạo diễn họ Vũ giải thích: “Tôi đã nói rất nhiều lần trong thông cáo báo chí rằng tôi làm phim này theo phong cách Hollywood, ở đó nó có một số "mô típ" giống nhau. Nghĩa là khi làm theo "mô típ" nào thì sẽ có sự tương đồng ở đường dây phát triển nhân vật, nội dung câu chuyện… và tôi khẳng định rằng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ không hề là "đạo" lại phim Shattered”.

    Và khi được hỏi về nguy cơ bị các nhà làm phim Mỹ kiện, Victor Vũ cũng trả lời một cách đầy cảm tính: “Tôi có cảm giác nếu đoàn phim bên kia mà có xem “Giao lộ định mệnh” thì họ cũng sẽ hiểu và thông cảm cho tôi về sự trùng hợp này”. Rõ ràng mọi chuyện không đơn giản như anh nghĩ, và sự chuyên nghiệp trong điện ảnh hay bất kỳ một bộ môn nghệ thuật nào, càng không bao giờ có yếu tố “thông cảm” về bất cứ một sự trùng lặp nào!

    Rất nhiều giải thích của đạo diễn “Giao lộ định mệnh” đã được đưa ra. Nhưng nhìn chung, mọi sự giải thích này đều có vẻ quá khập khiễng. Sự giống nhau thì bất kì ai khi xem 2 bộ phim đều có thể nhận ra được. Ngay cả việc có “đạo” hay không thì quyền kiểm soát đã vượt ra ngoài khả năng của đạo diễn, hay những người làm phim “Giao lộ định mệnh”. Cái quyền đó, giờ là của khán giả xem phim.

    Khán giả nói gì?

    Ngay khi đăng đàn những trả lời của đạo diễn Victor Vũ trên các phương tiện truyền thông, rất nhiều khán giả quan tâm đến điện ảnh và bộ phim “Giao lộ định mệnh” đã đưa ra những ý kiến bàn luận của mình xung quanh sự việc và nghi vấn “đạo” này.

    Nhiều khán giả tỏ ra bất bình với những sự trùng lặp trong cả 2 bộ phim và phản đối những câu trả lời của đạo diễn Victor Vũ: “Nếu có "đạo" thì chỉ cần lấy ý tưởng tình huống đầu tiên là bị tai nạn, mất trí và phẫu thuật lại và tình huống cuối cùng là phát hiện ra mình không phải là Mạnh mà là Kiệt là đủ rồi. Các tình huống trung gian có thể thay đổi nhiều cách, ví dụ như mình không phải chết vì vợ mà chết vì một mối làm ăn xã hội đen chẳng hạn thì có thể làm ra một tác phẩm mới hoàn toàn và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đạo diễn hầu như copy và paste toàn bộ, đến cả cách chọn diễn viên Vũ thu Phương cũng có vẻ rất giống với nhân vật Nữ trong phim Shattered.Một bạn nick-name Akaihachu đưa ra ý kiến.
    [​IMG]
    Ảnh chụp màn hình nhiều ý kiển phản hồi của độc giả trên báo chí



    Không chỉ có tình tiết, nội dụng phim giống nhau hay góc quay, cảnh quay tương tự, một số khán giả còn chỉ ra sự giống nhau ngay cả trong poster và trailer của phim. Điều đó càng làm cho khán giả thêm một phen bất bình nữa. Bạn Trungminh chia sẻ: “Anh đã sai lầm khi "bê" những ý tưởng đã có để xào nấu thành sản phẩm ý tưởng của mình. Cứ tưởng là những gì làm ra đã lâu thì sẽ ko ai biết, nhất là ở VN. Một người bình thường cũng có thể lý giải đc hiếm có bao giờ có sự trùng lắp ngẫu nhiên về ý tưởng như vậy, huống chi đánh giá nội dung của 2 phim này là giống nhau đến... rùng mình!”.

    Hầu hết tất cả các ý kiến phản hồi của khán giả đều là một sự chỉ trích gay gắt với đạo diễn Victor Vũ, khán giả cho rằng mọi câu trả lời của anh đều là sự ****** biện cho mình, hay tệ hơn nữa là sự “cố tình” tạo scandal.

    Với một bộ phim được xếp vào hàng “đáng xem” như Giao lộ định mệnh và nội dung ly kì, hấp dẫn của nó, thêm vào đó là cách PR và quảng cáo rầm rộ, bộ phim đã phần nào thỏa được cơn khát phim Việt lâu nay vốn đang rất “eo sèo”. Từ khi công chiếu, bộ phim đã chiếm được nhiều cảm tình của khán giả và không có gì quá khó hiểu khi việc giống với một bộ phim nổi tiếng ở Hollywood đã tạo ra một làn sóng phản đối từ phía khán giả.

    Bên cạnh đó, có một số ít, rất ít khán giả cũng có ý kiến ghi nhận về bộ phim cũng như với đạo diễn Victor Vũ. Cũng xin mượn ý kiến của khán giả này làm lời kết cho bài viết:

    “Tôi nghĩ rằng sự việc đã đến nước này thì đừng nên cố bào chữa nữa.. càng nói chỉ làm khán giả thêm bất bình thôi...Dù sao đây cũng là một bộ phim hay và kỹ thuật quay phim tất tốt... Vì vậy Vũ hãy nhận lỗi để có những bước đi tiếp theo đúng đắn hơn.. Hy vọng một thế hệ đạo diễn mới mang sức sống mới cho phim Việt và biết chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

    Thái Anh
    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nghi-van-dao-phim-Hollywood-Dao-dien-Victor-Vu-thua-nhan/17622
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐO) – Liên hoan phim Quốc tế VN đã khép lại tối ngày 21.10 với các giải thưởng chính, phụ được trao cho các bộ phim, các đạo diễn và diễn viên xứng đáng. Nhưng những chuyện bên lề của LHP cũng có nhiều điều bi hài thú vị.

    Ngồi bệt xem phim

    Trong khuôn khổ LHP lần thứ nhất, có 3 cụm rạp liên tục chiếu 60 phim, cả phim tham gia tranh giải và phim trong hạng mục điện ảnh nước ngoài là: Megastar Hà Nội, Trung tâm chiếu phim Quốc gia và cụm rạp mới Platinum, Mỹ Đình.


    Điều không lường trước được là trong những ngày diễn ra LHP, các cụm rạp phải làm việc hết công suất mà vẫn quá tải. Nhiều phim cháy vé, như phim "Trung Úy" (VN) và phim "Nhóc Nicolas", "CoCo Chanel" của điện ảnh Pháp. Có nhiều khán giả ngồi hàng ghế A, B do quá gần màn hình nên phải lùi xuống cuối và …ngồi bệt xuống sàn để tiếp tục xem phim. Các phim VN và phim có đoàn làm phim đến giao lưu thì lượng khán giả đến còn đông hơn.


    Trung tâm chiếu phim Quốc gia đã bán hết 20% số vé mời vì sợ khách mời sẽ không đến xem phim. Tuy nhiên, số lượng khán giả xem phim bằng vé mời vẫn rất đông nên nhiều suất chiếu phải kê thêm ghế vào phòng chiếu. Tại đây, việc bán vé lại tiến hành theo cách không ghi số ghế để khán giả chọn chỗ ngồi tự do nên dù mất tiền mua vé hay có vé mời, khán giả nào đến sớm thì có chỗ ngồi tốt, không thì đành ngồi ghế... kê thêm.

    [​IMG]
    Suất chiếu phim "Phỉnh tình" gặp nhiều sự cố


    Đấy là còn chưa kể những sự cố đã xảy ra trong một số buổi chiếu. Ví dụ như buổi chiếu phim "Phỉnh tình" vào suất chiếu 20h45 ngày 18.10. Buổi chiếu nhiều lần bị gián đoạn, đèn bật sáng do lỗi ở bản phim và bắn phụ đề không chuẩn. Được biết, việc xử lý máy chiếu, cho bắn phụ đề song song do người của Cục Điện ảnh, đơn vị tổ chức VNIFF, phụ trách. Ngoài ra, với lịch chiếu dày đặc diễn ra trong 5 ngày LHP, khán giả khó có thể theo dõi được hết. Nhất là khi các buổi chiếu đều chỉ bắt đầu từ 4h chiều.


    Hơn nữa, lượng vé mời được phát ra tuỳ tiện, không có mối liên hệ với cụm rạp nên đã có tình trạng người có vé mời không có số ghế lại ngồi vào chỗ của khán giả đã bỏ tiền mua vé. Vì thế chuyện lộn xộn, đòi chỗ, đổi chỗ là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy nhiều suất chiếu luôn bắt đầu bằng tình trạng "đòi chỗ", đổi chỗ rất lộn xộn, làm ảnh hưởng đến uy tín của rạp chiếu và các khán giả đã bỏ tiền mua vé hẳn hoi. Các phóng viên muốn đổi vé xem phim, theo hướng dẫn ban đầu là liên hệ với người phụ trách ở các bàn báo chí Nhà Hát Lớn nhưng trên thực tế lại phải tự liên hệ với các rạp và hết vé là chuyện bình thường!


    Xe sang chỉ để chạy một đoạn


    BTC LHP đã cố gắng để LHP VN giống như các LHP Quốc tế khác trên thế giới bằng các hình thức đặc biệt như tổ chức Sự kiện thảm đỏ, đón tiếp các diễn viên và khách mời. Tuy nhiên, sự kiện thảm đỏ của VN quả thực còn vô cùng lộn xộn!


    Sự kiện thảm đỏ chiều ngày 19.10 đúng là lắm chuyện bi hài! Sau khi lên phòng Gương – Nhà Hát Lớn – nơi sẽ diễn ra buổi giao lưu, các khách mời cũng không biết giao lưu với ai và như thế nào vì không có người dẫn chương trình cũng chẳng có kịch bản hay chương trình giao lưu cụ thể. Phòng Gương chật kín người hâm mộ và chỉ có một số ghế dành cho các khách mời. Phóng viên muốn phỏng vấn ai thì tự tới mà hỏi. Khách mời cũng chỉ biết than: “Có thế này thôi à!” và kéo nhau ra về!
    [​IMG]
    Buổi giao lưu chiều ngày 19.10 thực sự lộn xộn, mạnh ai nấy làm


    Tối bế mạc ngày 21.10 cũng tương tự. Sau khi các khách mời được đón tiếp qua thảm đỏ, họ không biết đi tiếp đến đâu và làm gì. Ngơ ngác đứng một lát rồi họ đành đi lên Hội trường – nơi sẽ diễn ra lễ bế mạc và trao giải.


    Đấy còn chưa kể các fan hâm mộ tranh thủ chụp hình với sao ngay trên thảm đỏ. Nữ diễn viên Jennifer Phạm sau khi xuất hiện trong đêm bế mạc đã “khổ sở” đứng chụp hình với hết người có tuổi đến những em nhỏ. Cô đang trả lời phỏng vấn cũng có người hâm mộ đến xin chụp ảnh và nữ diễn viên khả ái này lại “phải” tiếp tục mỉm cười!


    Cũng ở sự kiện này khán giả đã nhìn thấy cảnh các ngôi sao đi vào bằng xe xịn, bóng loáng và có cả người mở cửa xe rất chuyên nghiệp. Quả thực chứng kiến cảnh các sao đến trên xe xịn giữa tiếng reo hò và ánh đèn flash liên hồi, không ít người ngưỡng mộ và ao ước! Nhưng thực tế, trước khi các sao được ngồi trên xe xịn, họ phải đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia bằng phương tiện cá nhân... Sau đó tất cả tập trung tại phòng khách và lên ôtô chính thức của LHP đi một đoạn tới thảm đỏ rồi... xuống.


    Lịch hoạt động thay đổi vèo vèo


    Lịch hoạt động của LHP cũng thay đổi vèo vèo khiến không chỉ các phóng viên khó theo dõi mà người dân cũng không biết đâu mà xem. Đơn cử như sự kiện thảm đỏ giao lưu diễn viên ngày 19.10. Theo lịch mà BTC phát cho phóng viên vào buổi họp báo sáng 17.10 là sẽ diễn ra từ 17h đến 19h. Tuy nhiên, sau đó BTC đã chuyển sang từ 15h đến 17h mà không báo trước. Lịch hoạt động hàng ngày dán ở các bàn thông tin trong trụ sở chính Nhà Hát Lớn, nhưng không phải ai cũng thường xuyên đến Nhà Hát Lớn và cũng không phải ai cũng vào được để xem lịch. Có lẽ đó cũng là lý do khiến buổi giao lưu không có đông khán giả như dự kiến.


    Có những buổi chiếu phim, giờ chiếu cũng bị thay đổi mà không hề được báo trước. Phim “Chuyện tình cây táo gai” của Đạo diễn Trương Nghệ Mưu được thông báo là chiếu lúc 18h30 ngày 18.10 nhưng thực tế, phải trễ đến gần 1 tiếng và vì không được báo trước lại phải đợi lâu nên khán giả khá bức xúc.
    [​IMG]
    Buổi ra mắt "Cánh đồng bất tận" rất ít vé mời


    Rồi đến chuyện các hội thảo chuyên môn (có 3 Hội thảo đã diễn ra tại LHP). Số khách tham dự hội thảo lèo tèo đã đành nhưng là một LHP Quốc tế mà việc sai giờ vẫn diễn ra như thường. Các giờ hội thảo thường bị tổ chức muộn hơn 30 phút so với thời gian thông báo. Phần dịch thuật trong các hội thảo cũng không được nhiều người tham gia hài lòng. Đặc biệt, có những hội thảo huy động lực lượng tình nguyện ngồi thêm vào có lẽ để cho đông hơn nhưng vì một sự kiện khác, các bạn lại kéo nhau ra hàng loạt giữa chừng gây lộn xộn.


    LHP mong muốn thu hút càng nhiều sự quan tâm càng tốt. Tuy nhiên, số vé mời phát ra cho các sự kiện thảm đỏ lại khá hạn chế. Điều này khiến không ít phóng viên “bực mình” khi bị cho là đối xử không công bằng. Sự kiện Ra mắt phim "Cánh đồng bất tận" tối 20.10 cũng chỉ tổ chức trong phạm vi hẹp và chỉ rất ít phóng viên có giấy mời mới có thể tham dự. Trong khi, lực lượng tình nguyện thì đông quá mức cần thiết (hơn 300 người) và chưa được tổ chức chặt chẽ nên dù không muốn nhưng cũng là một trong những yếu tố khiến cho các hoạt động kém phần trang trọng.


    Chi Anh
    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tu-ngoi-bet-xem-phim-den-chuyen-xe-sang-chi-de-chay-mot-doan/17638
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐO) – Tôi thích xem phim Việt Nam và từng có cảm giác môi trường điện ảnh VN rất lạc hậu, giống như điện ảnh Hàn Quốc cách đây 20 năm. Nhưng hiện nay, suy nghĩ của tôi đã thay đổi hoàn toàn và tôi cũng bất ngờ với những thay đổi ở đất nước các bạn!


    Đây là lời của bà Cho Bock Rey – nhà phê bình điện ảnh Hàn Quốc và là chuyên gia tổ chức các LHP. Nhận định của bà cũng là nhận định của nhiều nhà làm phim nước ngoài khi nói về môi trường làm phim hiện nay của VN.

    Thuế và phép

    Điện ảnh VN những năm vừa qua đã có những bước phát triển, dù ít, dù nhiều. Nhà nước cũng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho điện ảnh phát triển bằng những chính sách đặc biệt ưu ái dành cho các nhà đầu tư, các nhà làm phim quốc tế. Mời gọi được càng nhiều nhà làm phim quốc tế đến VN hợp tác thì điện ảnh VN càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

    Hiện tại, VN có 29 hãng sản xuất phim Nhà nước và các đoàn thể xã hội, 30 hãng phim tư nhân, 2 trường quay, 3 công ty xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất phim, 3 hãng phát hành phim lớn. Trong những năm qua, số dự án hợp tác sản xuất và số dự án cung cấp dịch vụ cho sản xuất phim cũng có sự gia tăng. Năm 2005, có 3 dự án hợp tác sản xuất và 9 dự án cung cấp dịch vụ cho sản xuất phim. Đến năm 2008, con số tương ứng và 5 và 18 dự án.
    [​IMG]
    Ông Đỗ Duy Anh cho rằng điều kiện làm phim ở VN đã cởi mở hơn rất nhiều.


    Sở dĩ có sự gia tăng như vậy, một phần là nhờ những chính sách hỗ trợ đáng kể của Nhà Nước. Ông Đỗ Duy Anh – trưởng ban hợp tác quốc tế, Cục Điện ảnh cho biết: “Nhà nước hỗ trợ điện ảnh bằng cách miễn thuế đối việc sản xuất phim và cải cách nhiều thủ tục hành chính trong vấn đề cấp phép, nhanh gọn, thuận tiện hơn cho các nhà làm phim. Các nhà làm phim chỉ cần gửi hồ sơ, gồm kịch bản hoàn chỉnh, danh sách đoàn làm phim (kèm nhân thân), danh sách thiết bị quay phim và chương trình quay phim tại VN. Sau 30 ngày, Cục điện ảnh sẽ có quyết định cấp phép hoặc nếu không cấp phép thì trả lời rõ lý do với nhà làm phim.”

    Đối với các nhà làm phim nước ngoài khi sản xuất phim tại VN, một vấn đề cần quan tâm là việc nhập trang thiết bị sản xuất phim. Về vấn đề này, ông Đỗ Duy Anh cho biết, việc nhập sẽ thực hiện theo cách tạm nhập tái xuất và thủ tục cũng đã tối giản xuống thuận lợi hơn rất nhiều so với trước. Chia sẻ về kinh nghiệm này, bà Hồng Ngát – Giám đốc Hãng phim Hội điện ảnh, nguyên Giám đốc Hãng phim truyện cho rằng: Các nhà làm phim nước ngoài nên tìm một đối tác tin cậy trong nước . Đối tác này sẽ lo toàn bộ các thủ tục trong nước, bao gồm cả thủ tục hải quan liên quan đến việc tạm nhập tái xuất thiết bị làm phim.

    Bà cũng đồng tình với quan điểm cho rằng: Những chính sách ưu đãi về thuế và những cải cách về thủ tục cấp phép là những điều kiện rất thuận lợi để các nhà làm phim sản xuất phim tại VN.


    Chi phí sản xuất rẻ

    Cùng với những ưu đãi về thuế và thủ tục cấp phép nhanh chóng, thuận tiện, chi phí sản xuất phim rẻ cũng là những điều kiện khiến VN trở thành một môi trường làm phim thuận lợi cho các nhà sản xuất phim quốc tế.
    [​IMG]
    Nhà sản xuất phim Phước Sang


    Ông Phước Sang – Giám đốc hãng phim Phước Sang – một người có kinh nghiệm làm phim với các nhà làm phim nước ngoài nhận định: “ VN là một môi trường làm phim hết sức thuận lợi. VN có rất nhiều địa danh đẹp nổi tiếng và còn hoang sơ để có thể quay phim như: Phú Quốc, Cam Ranh, Hạ Long, Sapa…Các nhà cung cấp thiết bị sản xuất phim của VN không hề thua kém các nước trên thế giới với việc đầu tư những thiết bị hiện đại. Điều đặc biệt là chi phí để sản xuất một bộ phim tại VN rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một bộ phim sản xuất ở Hàn Quốc có thể lên đến 5 – 7 triệu đô la nhưng sản xuất ở VN chỉ hết có 1 triệu đô la. Đây là những con số hoàn toàn thực tế bởi nó được rút ra từ dự án hợp tác làm phim kinh dị Mười của Hàn Quốc và hãng Phước Sang. Chi phí rẻ còn bởi nguồn nhân công rẻ nhưng lại có chất lượng cao.”

    Thêm vào đó, tiếp lời bà Cho Bock Rey, bà cho rằng: “Sự bất ngờ không chỉ về vấn đề thủ tục, việc duyệt kịch bản, duyệt kế hoạch được thực hiện một cách nhanh gọn mà còn bất ngờ với ekip làm phim VN. Nếu ai đã từng đến Trung Quốc, dù làm việc ở ngay những phim trường hoàng tráng nhất như Hoành Điếm thì chắc cũng hiểu điện ảnh Trung Quốc quá lớn mạnh, quá uy quyền và như thế nhân sự ở đó cũng có nhiều quyền uy lắm lắm, khiến cho không ít các nhà làm phim phải khóc dở mếu dở khi có thể đang quay gấp rút, nhân viên sẽ tắt điện, tắt máy để …ra về vì tự nhiên họ thấy đói, thấy mệt. Điều này thì không hề thấy ở VN. Người làm điện ảnh VN thể hiện rõ sự đam mê, chăm chỉ và có trách nhiệm.”


    Không thể thiếu trường quay hiện đại


    Để VN trở thành một môi trường làm phim hấp dẫn hơn nữa, các nhà làm phim có kinh nghiệm trên thế giới đều chia sẻ rằng, một trong những điều kiện quan trọng, có tính quyết định là cần xây dựng được một trường quay thực sự hiện đại, thực sự lớn để đáp ứng được nhu cầu của các nhà làm phim. Có một trường quay hiện đại, các nhà làm phim sẽ không phải lo tìm địa điểm quay, sẽ tút bớt được thời gian quay phim và chi phí làm phim cũng sẽ rẻ hơn.

    [​IMG]
    Trường quay Cổ Loa đang được xây dựng tại VN và nếu hoàn thiện, đây sẽ là trường quay lớn nhất của VN


    Ông Michael Digregorio – cựu chuyên viên của Quỹ Ford VN – một người gắn bó 12 năm với điện ảnh VN cũng góp ý một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư cho điện ảnh VN là: Một trường quay chuyên nghiệp, tăng năng lực cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ cho các đối tác nước ngoài và đặc biệt cần bảo tồn những di sản kiến trúc thật tốt để có những địa điểm quay phim thích hợp.

    Ông Francois Cantonné – nhà quay phim người Pháp – người nổi tiếng với những thước phim Đông Dương từng đoạt giải Oscar năm 1993 cũng cho rằng, điều kiện tiên quyết để điện ảnh VN thu hút thêm nhiều nhà sản xuất phim nước ngoài là phải cải thiện vấn đề trường quay. Điều này sẽ giúp có những bối cảnh thích hợp truyền tải được những ý tưởng của nhà làm phim.

    Chi Anh

    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Lam-phim-tai-Viet-Nam--tai-sao-khong/17620
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
    Đạo diễn Philipp Noyce trao tiền tại tòa soạn Báo Thanh Niên - Ảnh: Ngọc Thắng

    Chiều qua 22.10, đạo diễn nổi tiếng Hollywood Phillip Noyce đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, gửi 1.000 USD giúp đỡ người dân miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt.
    Đạo diễn Phillip Noyce đã dành cho Thanh Niên cuộc trò chuyện xung quanh Liên hoan phim quốc tế Việt Nam vừa diễn ra, mà ông tham dự với tư cách Chủ tịch Ban giám khảo phim truyện nhựa.


    Bộ phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American) do Phillip Noyce thực hiện vào năm 2002, dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Graham Greene. Lấy bối cảnh tại Sài Gòn năm 1952 khi thực dân Pháp còn đang xâm lược, bộ phim xoay quanh cuộc tình tay ba giữa người lính Mỹ Alden Pyle (Brendan Fraser), ký giả người Anh Thomas Fowler (Michael Caine) và cô gái trẻ người VN Phượng (Hải Yến). Với bộ phim này, diễn viên Michael Caine đã được đề cử giải Oscar và giải BAFTA diễn viên xuất sắc năm 2003. Người Mỹ trầm lặng cũng mang đến nhiều giải thưởng quốc tế cho đạo diễn Phillip Noyce, như giải thưởng London Critics Circle Film, National Boad of Review (Mỹ)...

    * Ông nhận xét thế nào về kết quả và cách thức tổ chức Liên hoan phim quốc tế VN?

    - Tôi rất hài lòng. Tôi được giao một nhiệm vụ khá nhẹ nhàng, thoải mái, không có gì phức tạp. Trong suốt hai năm vừa qua, tôi đã dành hết thời gian thực hiện bộ phim Salt cùng với nữ diễn viên Angelina Jolie. Còn tuần vừa rồi, mỗi buổi sáng tôi đều được ngồi xem phim, thật thú vị! Tôi thấy bối cảnh điện ảnh Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, có nhiều rạp chiếu phim hơn. Qua liên hoan phim lần này, điện ảnh VN được thế giới biết đến nhiều hơn. Tôi kỳ vọng, 10 năm sau quay trở lại, Liên hoan phim quốc tế VN sẽ là một trong những liên hoan uy tín trên thế giới.

    * Ông có ý định giúp đỡ đạo diễn trẻ nào của Việt Nam không?

    - Tôi luôn mong muốn làm điều đó mọi lúc khi ở VN. Tôi sẽ có buổi giảng dạy dành cho các nhà làm phim tại Hà Nội, bắt đầu từ ngày mai và đến thứ hai, thứ ba tuần sau, tôi sẽ dạy tại TP.HCM. Tôi đã có hơn 30 năm làm nghề và may mắn đến được Hollywood, được làm việc với các hãng sản xuất phim lớn, tôi đã có những trải nghiệm kỳ lạ và thú vị, đó là món quà lớn mà điện ảnh dành cho tôi. Trong khi giảng dạy các nhà làm phim VN, tôi sẽ suy nghĩ những kinh nghiệm, trải nghiệm nào có thể giúp cho nhà làm phim VN, tôi sẽ truyền đạt tới họ. Đó hoàn toàn là những trải nghiệm, điều tự nhận thấy của riêng tôi chứ không phải trong bất cứ cuốn sách nào.

    * Ông đã có mặt trong buổi chiếu ra mắt bộ phim Cánh đồng bất tận. Ông thích điều gì nhất ở bộ phim này?



    Đạo diễn Phillip Noyce cho biết, trong một tuần sang Việt Nam dự Liên hoan phim quốc tế Việt Nam lần thứ nhất, nghe tin lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, được Hội Điện ảnh Việt Nam giới thiệu Thanh Niên là tờ báo lớn của Việt Nam, qua Báo Thanh Niên ông muốn gửi một chút quà nhỏ thay lời cảm ơn những người Việt Nam đã dành cho ông những tình cảm tốt đẹp. Nhân dịp này, Báo Thanh Niên cũng tặng đạo diễn Phillip Noyce một số ấn phẩm có đăng tải bài viết và hình ảnh về ông.

    - Đây là một bộ phim lãng mạn, có ý tưởng tuyệt vời. Khi nhìn hình ảnh con thuyền đi trên các con kênh, tôi cũng muốn được đi trên chiếc thuyền ấy, được hòa vào cuộc sống cùng nhân vật trong đó. Khung hình phim cũng rất ấn tượng.

    Tôi đặc biệt chú ý tới cô diễn viên trẻ Lan Ngọc (vai Nương). Cô ấy diễn rất thật, có cảm xúc. Trong cảnh cô bé bị ******** tại bờ mương, tôi có cảm giác bị chìm xuống theo cô. Theo tôi, cô ấy là một diễn viên trẻ đầy tài năng của VN và sẽ có những bước tiến dài.

    * Còn diễn viên Hải Yến, từ bộ phim Người Mỹ trầm lặng đến Cánh đồng bất tận, ông nhận thấy cô ấy đã có những thay đổi thế nào?

    - Có thể ví như sự thay đổi của một cô gái thành một người phụ nữ trưởng thành. Với góc nhìn của một đạo diễn, sự thay đổi trong diễn xuất của cô khiến tôi vô cùng ngạc nhiên, cô ấy đã có những bước trưởng thành đáng khâm phục. Bắt đầu từ bộ phim Chuyện của Pao, Hải Yến đã phát triển, có những bước tiến đều. Vai diễn của cô ấy trong Cánh đồng bất tận phức tạp hơn nhiều vai diễn trong bộ phim Người Mỹ trầm lặng, Hải Yến đã làm tốt, cô ấy là diễn viên đầy tài năng. Yến và Dustin Nguyễn đã làm tốt vai diễn của mình trong Cánh đồng bất tận, tuy có đôi chỗ diễn xuất của họ hơi bị căng cứng và cường điệu.

    * Ông có thể cho biết về doanh thu bộ phim hành động Salt mà ông vừa thực hiện?

    - Riêng ở Mỹ, bộ phim thu được 118 triệu đô la, tại nước ngoài là 175 triệu đô la. Tôi thấy hiện nay, khán giả VN đã thích tới rạp xem phim hơn là xem qua đĩa lậu. Tôi nghĩ rằng khán giả VN tới rạp xem Salt thì cũng sẽ bỏ tiền mua vé xem bộ phim Cánh đồng bất tận.

    Minh Ngọc - T.Hằng

    http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201043/20101023010540.aspx
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐ) - Ông Marco Mueller là thành viên Ban giám khảo phim truyện nhựa dự thi VNIFF lần thứ nhất. Một cuộc phỏng vấn ngắn vào buổi trưa tại KS Melia (HN) trước lễ trao giải.


    Ông đánh giá thế nào về chất lượng phim truyện dự thi VNIFF?

    - Nhìn chung, BTC đã lựa ra những phim khá đa dạng, phản ánh được phần nào tình hình làm phim ở khu vực Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á hiện nay. Nhiều phim có những suy nghĩ cởi mở. Có những phim vẫn làm theo phong cách cổ điển. Có phim thử nghiệm dòng phim tác giả và hầu hết là những phim cố gắng kết hợp yếu tố thương mại và nghệ thuật.
    [​IMG]

    Theo ông, đâu là điểm mạnh và yếu của hai bộ phim VN “Long thành cầm giả ca” và “Trung uý”?

    - Tôi thấy có những sự khác nhau của hai phim về cách làm phim cổ điển và cách làm lạ hơn, đương đại hơn. Về chất lượng kỹ thuật cần tiếp tục được cải tiến, nâng cao, tuy nhiên mỗi phim đều có những xúc cảm riêng, trong đó “Trung úy” có vẻ tốt hơn. Kỹ xảo thực hiện vụ nổ của “Trung úy” còn đơn sơ như một trò video game, nhưng hình ảnh quay ngược lại vụ nổ trong mắt viên trung úy lại làm ta xúc động, đó là giây phút thơ ca trong điện ảnh. Nó vượt ra khỏi cái nghèo nàn lạc hậu.

    Còn với phim “Long thành cầm giả ca”, diễn viên nữ chính là một ca sĩ, không phải diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp, nhưng chính vì thế, cô ta diễn hồn nhiên, thêm nữa cô ta rất ăn hình. Đạo diễn đã giúp cô ta thể hiện được mình trong bối cảnh và biết sử dụng bối cảnh thật cho một phim lịch sử (thay vì trường quay) - đó là sự thông minh của nhà làm phim. Tuy vậy, xem “Long thành cầm giả ca” có cảm giác như xem một vở kịch được dàn dựng!

    Phim VN rất khó khăn trong việc tiếp cận các LHP quốc tế danh giá. Theo ông, điện ảnh VN cần làm những gì để có thể bước chân được vào những LHP đó?

    - Phải có nhiều hỗ trợ cho các nhà làm phim có khả năng làm ra những tác phẩm sáng tạo tiếp cận được những LHP đó, như những phim VN gần đây như: “Chơi vơi”, “Bi đừng sợ” hay “Cánh đồng bất tận”. Tôi rất muốn tìm xem những DVD phim VN kinh điển, nhưng không có. Phải có một tổ chức đứng ra làm việc đó và làm phụ đề tiếng Anh cho nó. Gần đây, có một người nước ngoài yêu phim VN có tự in làm phụ đề cho một số phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh, nhưng đó chỉ là nỗ lực của một cá nhân. Phải có bộ phận chuyên quảng bá phim VN ra quốc tế.

    - Xin trân trọng cảm ơn ông!

    V.V
    thực hiện

    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Hai-phim-Viet-Nam-deu-co-nhung-khoanh-khac-xuc-cam/17693
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐ) - Tuần lễ phim Nhật Bản diễn ra tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 22-24.10.

    Rạp Hoàng Hoa Thám sẽ trình chiếu 8 bộ phim từng đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh Nhật Bản như: "Yunagi – thành phố mùa lặng gió của xứ sở anh đào", "5 centimet 1 giây", "Ký ức của ngày mai", "Những cô gái nổi loạn", "Quan khâm sai Sansho", "Chuyến bay vui vẻ"... Tất cả phim trình chiếu đều được thuyết minh bằng tiếng Việt, kèm theo phụ đề tiếng Anh.

    B.C
    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Tuan-le-phim-Nhat-Ban-dien-ra-tai-Nha-Trang-tu-ngay-222410/17739


    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐ) - "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh VN" là chủ đề cuộc toạ đàm diễn ra chiều 20.10, trong khuôn khổ VNIFF. Một chủ đề không mới và những ý kiến cũng không mới lắm, nhưng lại vẫn là chuyện thời sự.


    Hội trường khá vắng và từ những phát biểu lược ghi dưới đây cho thấy vẫn là những bản "kiểm điểm" đầy đủ, giải pháp có nhưng vẫn là chung chung... Có mới chăng là một vài ý kiến của các đại biểu nước ngoài - cũng là nhìn từ xa về điện ảnh VN...


    Ông Lê Ngọc Minh - Cục phó Cục Điện ảnh VN: Từ thời sơ khai, điện ảnh đã xây dựng như một nền công nghiệp. Sau khi phim Pháp suy thoái, họ đã xây dựng hệ thống rạp mới theo kiểu cách tân, tiện ích. Thành lập các tập đoàn truyền hình cùng có lợi để chiếu các phim điện ảnh, dùng tiền lời thu từ các kênh truyền hình để phát triển điện ảnh. Điện ảnh Trung Quốc phát triển theo 4 nguyên tắc: Xã hội hoá, gắn với truyền hình, xây dựng, nâng cao thương hiệu ngôi sao và hạn chế nhập phim ngoại. Điện ảnh VN phát triển theo mô hình điện ảnh Xôviết, có thời kỳ rực rỡ, phát huy hiệu quả thời bao cấp, nhưng không trụ lại thời kinh tế thị trường. Nền điện ảnh VN cần hướng tới đa dạng, chuyên nghiệp, chất lượng cao.


    Ông Kim Ji Seok - GĐ chương trình LHP quốc tế Pusan: 25 năm trước điện ảnh Hàn như VN bây giờ, nhưng với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ đặc biệt về cơ sở hạ tầng và sự tham gia của các nhà làm phim tư nhân điện ảnh Hàn đã có bước phát triển nhảy vọt. Khán giả là mục đích quan trọng nhất mà chúng tôi hướng tới làm phim.


    Ông Christoph Terhechte - GĐ diễn đàn LHP Berlin: Mỗi LHP nên đưa ra những điểm nhấn như LHP Berlin, chú ý tới những phim được làm ở Đức, giới thiệu những tài năng mới. Lần này chúng tôi tới VN tìm hiểu như một quan sát viên và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm LHP Berlin. Ở các LHP quốc tế, chúng tôi muốn tìm thị trường cho các phim Đức, muốn tìm hiểu xem các thị hiếu trong tương lai khán giả. Các nhà làm phim cũng tranh thủ dịp này để chia sẻ những dự án phim với nhau.


    Nhà văn Hà Phạm Phú - nguyên GĐ Hãng phim Hội Nhà văn: Để có được một nền công nghiệp điện ảnh cần 3 yếu tố: Hạ tầng cơ sở đủ để sản xuất phim, phải có đủ hệ thống rạp chiếu phim và xây dựng thị trường điện ảnh. Thị trường điện ảnh còn thể hiện ở nền tài chính được đầu tư sản xuất phim. Để phim VN sản xuất ra và bán được, các nghệ sĩ phải được khuyến khích sáng tạo...


    Nhà quay phim Nguyễn Văn Nghiêm: Điện ảnh VN rất không đồng bộ, vì thế không thể có hiệu quả. Cần xây 1 trường quay đa năng để các nghệ sĩ có thể phát huy hết sáng tạo. Công tác quy hoạch điện ảnh phải khẩn trương triển khai.


    Bà Huỳnh Thị Tuyết - GĐ Fafilm tại Đà Nẵng: Điện ảnh VN cần đa dạng nhiều món ăn cho tất cả mọi người và tất cả đều phải được xem phim. Tôi thấy gần đây rạp chiếu chỉ dành cho tuổi teen nhiều hơn, với những phim tâm lý tuổi teen, phim hành động mạo hiểm. Chúng ta đang đánh mất lượng khán giả trung niên và đó chính là lượng khán giả làm ra tiền mua vé đi xem. Qua những đợt chiếu phim kỷ niệm, thấy mọi người vẫn hào hứng xem phim VN chiến tranh, cách mạng, phim tài liệu... như thế vấn đề nằm ở định hướng!...

    V.V (lược ghi)

    http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/Biet-roi-noi-mai-hay-lam-di/17346
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐO) - Đạo diễn Lê Hoàng không chỉ nổi tiếng với các bộ phim mà còn nổi tiếng bởi sự “chua ngoa” trong các phát ngôn của mình. Trong kỳ LHP Quốc tế VN lần thứ 1 này, ông không có phim tham dự nhưng vẫn là một đạo diễn được chú ý mỗi khi xuất hiện ở một nơi nào đó trong các hoạt động của LHP.

    Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với vị đạo diễn nổi tiếng này:
    [​IMG]

    Không có nền điện ảnh nào phát triển dựa vào quốc tế được!

    Rất nhiều nghệ sỹ đặt kỳ vọng vào LHP quốc tế lần đầu tiên này và dự định đây sẽ là một hoạt động thường niên 2 năm/lần. Anh có đặt kỳ vọng gì ở một LHP Quốc tế VN không?

    - Kỳ vọng về cái gì? Kỳ vọng có rất nhiều loại. Kỳ vọng rằng sau LHP này chúng ta rút được một số kinh nghiệm về mặt tổ chức thì tôi có kỳ vọng; hay sau LHP này, chúng ta có thể nhìn ra một số bộ phim quốc tế thì tôi có kỳ vọng, nhưng ít thôi. Vì suy cho cùng, người ta có thể mua băng đĩa và xem phim chứ không phải đợi đến LHP.

    Thế còn sau LHP này, điện ảnh VN có biến chuyển thì tôi không kỳ vọng. Vì điều đấy còn rất rất nhiều yếu tố, mà LHP chỉ là một yếu tố cực kỳ nhỏ bé. Phải là đạo diễn, biên kịch, âm thanh, hóa trang, diễn viên… có nghề. Chứ không phải là đèn màu rực rỡ, đại biểu đi ra đi vào rồi tặng hoa!

    Nhưng không thể phủ nhận là qua các LHP, sẽ có cơ hội chọn ra một bộ phim của điện ảnh VN mang đi tham dự các LHP quốc tế?

    - Bạn có biết LHP Los Angeles có bao nhiêu phim tham dự không? Có gần 5.000 phim tham dự. Ví dụ như chúng ta có một phim đến LHP đó, bảo rằng bạn bè quốc tế qua phim đó biết đến phim VN thì làm sao có được? Sự biết đến đấy phải là cả lượng và chất. Ngay cả người Thái Lan sau khi nhận được 1 giải Cannes, họ cũng không dám nói là bạn bè quốc tế biết đến điện ảnh Thái Lan.

    Chúng ta chỉ mới chập chững, thế nên LHP Quốc tế VN lần thứ 1 nếu có cơ hội thì rất mong manh. Nhưng tôi nghĩ tại sao các bạn cứ đặt vấn đề là cơ hội chúng ta ra quốc tế. Tôi xin nói thật là đáng lẽ chúng ta không nên quan tâm đến vấn đề ấy. Vấn đề là phim của chúng ta có được người dân VN xem hay không? Đó mới là điều quan trọng. Không có nền điện ảnh nào mà có thể phát triển được dựa vào quốc tế được cả (tôi xin nhắc đi nhắc lại). Nếu nền điện ảnh nào không chiếu được phim cho khán giả nước họ xem thì nền điện ảnh đó không thể phát triển được.

    Anh có vẻ không thích “chơi” với quốc tế?

    - Quốc tế không có xấu nhưng trong điện ảnh, quốc tế là những người kinh doanh. Phim của anh hay, chiếu được ở rạp của họ thì họ rất quan tâm chứ không có chuyện bạn bè ở đây. Không ai mua 1 phim của anh vì họ là bạn của anh. Không ai chiếu 1 phim của anh vì họ là bạn anh. Từ bạn bè quốc tế là một từ rất không đúng trong vấn đề điện ảnh. Bạn bè là khi họ xem một bộ phim VN và họ xúc động, họ cảm động thì đó là bạn bè nhưng cái đó là rất hiếm thôi. Chúng ta không thể sống bằng bạn bè được. Chúng ta phải sống bằng những mối quan hệ sòng phẳng.

    Nhưng rõ ràng, phải có những bước đầu tiên như thế? Chúng ta không thể “đùng” một cái có một nền điện ảnh được thế giới biết đến nếu họ chưa được xem một bộ phim nào của VN.

    Chúng ta có quyền hy vọng!

    Vậy để phát triển tốt được, theo ý kiến cá nhân anh, điện ảnh VN cần những bước chuẩn bị như thế nào?

    - (Cười) Ối giời ơi, câu hỏi đấy phải nói nửa ngày. Bạn không thể hỏi tôi câu hỏi ấy trong phạm vi LHP này và tôi chỉ nói vài phút được. Điện ảnh VN cần những bước phát triển như thế nào, phải viết một quyển sách dày, trong đó có gồm những bước sau đây: Kỹ thuật, nghệ thuật, kiểm duyệt, marketing… Không thể có khái quát được. Ngay cả khái quát thì vẫn cần một quyển sách dày, rất dày.

    Anh có định viết một quyển sách như thế không?

    - Không, tôi không có ý định viết một quyển sách nào như thế vì không phải là một nhà quản lý. Tôi chỉ là đạo diễn thôi!

    Tôi từ bỏ những tác phẩm tham dự LHP

    Phim Lê Hoàng dường như đã trở thành một thương hiệu. Tại sao anh không có phim tham dự LHP Quốc tế VN lần này?

    - Tôi xin nhắc đi nhắc lại là phim của Lê Hoàng không có gì ghê gớm cả và khán giả không xem thì không có gì là nuối tiếc cả. Không ai đặt vấn đề là LHP này không ý nghĩa vì không có phim Lê Hoàng hết!

    Vậy anh có định gửi phim tham dự LHP không, nếu đây trở thành một hoạt động thường niên 2 năm một lần?

    - Tôi từ bỏ những tác phẩm tham dự LHP. Tôi suy nghĩ thế này, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào cho người dân mua vé, người dân bình thường mua vé vào rạp là quan trọng nhất. Khi nào chúng ta còn vẩn vương, tìm giá trị ở những nơi nào mà không phải của người xem mua vé thì không bao giờ điện ảnh VN phát triển được.

    Anh có nói, một bộ phim hay phải được chính khán giả trong nước đó đón nhận. Tự bản thân, anh đánh giá là phim của Lê Hoàng đã được người xem VN đánh giá ở mức nào?

    - Tôi làm thì có phim thành công, có phim thất bại và có những phim khán giả đón nhận, có những phim khán giả cũng thờ ơ và có những phim khán giả không đón nhận và cũng không thờ ơ.

    Tôi trải qua hết những thăng trầm của điều ấy và vấn đề tôi hiểu điều đấy không có nghĩa là tôi làm đúng được điều đấy. Ít nhất là tôi hiểu thôi chứ không phải ai cũng hiểu điều đấy rồi làm hay được. Cái chuyện hiểu và làm khác nhau.

    Anh tâm đắc nhất với bộ phim nào?

    - Ở đây tôi không nói vì tôi không thể nói một câu dở hơi rằng tôi tâm đắc với bộ phim tôi sắp làm!

    Thế anh có dự định làm phim mới nào chưa?


    - Tôi chưa có!

    Chi Anh (thực hiện)

    http://www.laodong.com.vn/Tin-tuc/Le...-sau-LHP/17197

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    SGTT.VN - Làm thế nào để xây dựng một nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam là vấn đề được những người làm điện ảnh trong và ngoài nước trao đổi tại buổi tọa đàm cùng tên trong khuôn khổ Liên hoan phim (LHP) quốc tế Việt Nam 2010 vào chiều 20.10.


    Nhiều điều kiện thuận lợi...

    Trong khoảng hai giờ đồng hồ trình bày và trao đổi, có thể thấy những người làm điện ảnh nước ta rất hiểu một nền công nghiệp điện ảnh cần gì. Có thể là ba hay bốn, thậm chí chỉ là hai yếu tố để cấu thành một nền công nghiệp điện ảnh. Có thể rút ra từ kinh nghiệm những mô hình đã thành công trên thế giới, dựa theo những định nghĩa của các tài liệu nghiên cứu về điện ảnh, cũng có thể từ... Wikipedia. Nhưng về cơ bản những vấn đề được xác định khá rõ ràng.

    Một nền công nghiệp điện ảnh cần thị trường, cần phim, cần rạp và cần cơ sở vật chất để làm phim. Và những tổng kết của ông Lê Ngọc Minh, cục phó cục Điện ảnh cho thấy tất cả những yếu tố này đều đang có tại Việt Nam. Chúng ta có phim được sản xuất hàng năm, có các hãng phim tư nhân và nhà nước, có một trường quay Cổ Loa đang được xây dựng với diện tích rộng khoảng 1.000ha, một Trung tâm kỹ thuật điện ảnh trang bị nhiều thiết bị đắt tiền. Chúng ta cũng có những rạp chiếu phim đẳng cấp quốc tế tại một số thành phố. Chỉ trong 5 năm từ 2003 - 2008, tỉ lệ khán giả đến rạp xem phim đã tăng 50%, như vậy chúng ta có khán giả. Và dĩ nhiên, điện ảnh Việt Nam có diễn viên được xem là ngôi sao.

    Nhưng tại sao điện ảnh Việt Nam chưa thể trở thành một nền công nghiệp? Câu trả lời chính là tính chất manh mún của người làm điện ảnh trong nước. Nhà biên kịch trẻ Hà Anh Thu tâm sự: “Kịch bản một tác phẩm điện ảnh trung bình bằng 7, 8 tập phim truyền hình, nhiều là 10 - 15 tập. Trong khi một kịch bản điện ảnh có thể phải viết trong mấy năm trời. Nên giải pháp mà rất nhiều biên kịch trẻ hiện nay lựa chọn là làm một nghề khác để nuôi sống bản thân và gia đình và để ấp ủ kịch bản điện ảnh của mình. Nhưng cách làm đó không hề chuyên nghiệp...”.

    Sự manh mún không dừng ở khâu kịch bản, câu chuyện về dự án phim hoạt hình 3D Người con của rồng mà nhà biên kịch Hồng Ngát kể trên diễn đàn hội nghị khiến nhiều người thở dài ngán ngẩm. “Đứa con của rồng là phim trong dự án Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhưng khi sản xuất xong, chúng tôi đưa cho thành phố Hà Nội để họ phát hành thì họ bảo: “Đưa lên đây làm gì?!” Đưa cho rạp Kim Đồng, rạp phim hiện đại dành cho thiếu nhi thì rạp mới khánh thành cho kịp Đại lễ chứ... chưa có máy chiếu. Cuối cùng, chúng tôi làm xong phim lại kiêm luôn vai trò phát hành phim, vác đống băng đi chào với các đài truyền hình chiếu cho kịp Đại lễ!”.


    Tiền không phải là giải pháp quan trọng nhất

    Ông Christopher Marr, giám đốc nghệ thuật LHP Berlin nhận xét: “Với kinh nghiệm của chúng tôi, tiền không phải lúc nào cũng là giải pháp. Không cần nhiều tiền, người ta vẫn làm được phim tốt. Rất nhiều nền điện ảnh chuyên nghiệp trên bản đồ điện ảnh thế giới như Venezuela hay Iran, họ đâu có được những khoản đầu tư lớn từ ngân sách quốc gia”.

    Nhưng có một sự đầu tư được cho là thực sự cần thiết và nhận được sự đồng tình của mọi đối tượng làm điện ảnh. Đó là đầu tư về con người.
    Diễn viên gạo cội Thế Anh phát biểu: “Tôi hoàn toàn nhất trí chúng ta cần trường quay, cần rạp, cần thiết bị tốt, cần phim hay..v..v.. Nhưng tất cả những thứ đó đều vô ích nếu không có đội ngũ người làm phim giỏi. Vì thế, việc làm ngay lập tức mà chúng ta có thể làm được chính là hàng năm đưa một số lượng bao nhiêu em sang nước ngoài đào tạo. Đào tạo từ đạo diễn, biên kịch, chuyên gia kỹ xảo cho tới diễn viên”.

    “Hàng chục năm qua chúng ta chỉ dựa vào sản phẩm đào tạo từ hai trường điện ảnh của cả nước. Mà thực tế mô hình và giáo trình đào tạo tại những nơi này quá cũ kỹ và bất cập rồi. Vì thế chúng ta mới cho ra đời hàng năm những cô đạo diễn có bảng điểm không quá 5 và giỏi gây scandal hơn là đạo diễn nổi một cảnh phim”, diễn viên Hoàng Dũng bức xúc. Nhà biên kịch Hồng Ngát còn cho rằng việc đào tạo không chỉ là diễn viên hay đạo diễn mà phải cả các chuyên gia kỹ thuật và thậm chí cả những người quản lý điện ảnh.

    Chia sẻ quan điểm với các đồng nghiệp Việt Nam, ông Lee Dong Wan, giám đốc LHP quốc tế Pusan, Hàn Quốc nói: “Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của các bạn Việt Nam về vấn đề con người. Những ngày đầu xây dựng nền điện ảnh, chính phủ chúng tôi cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ 3.000USD một năm cho những người đủ tiêu chuẩn được cử đi nước ngoài. Các bạn cũng đừng lo rằng những người đi nước ngoài quay về sẽ không thể phát huy những giá trị văn hóa, tạo nên những sản phẩm mang bản sắc quốc gia. Bởi khi họ ra đi và học tập bằng đồng tiền của đất nước, và nếu họ thực sự có tài họ sẽ biết phải làm ra những bộ phim hay như thế nào. Có phim hay sẽ có một nền công nghiệp điện ảnh thực sự”.


    Dung P.



    ================================




    Việt Nam là mảnh đất hấp dẫn các nhà làm phim quốc tế
    [​IMG]


    Ông Đỗ Duy Anh, Trưởng ban quốc tế cục điện ảnh đã làm một phép so sánh giữa hai thời kỳ hợp tác làm phim Đông Dương và hiện tại. Nếu như hai mươi năm trước, muốn nhập khẩu một chiếc trực thăng từ Mỹ, đội ngũ làm phim Đông Dương phải vận động hành lang cực kỳ vất vả, thì nay, Việt Nam hoàn toàn mở cửa với mọi dự án hợp tác phim ảnh, miễn không vi phạm pháp luật và thuần phong mỹ tục.

    Để lời mời gọi “Làm phim ở Việt Nam, tại sao không?" thêm phần lôi cuốn, ông Duy Anh nhấn mạnh những thuận lợi khi hợp tác sản xuất phim tại Việt Nam như: Nhân công rẻ, thủ tục cấp giấy phép quay phim đơn giản, thuế 0%, và đặc biệt, người dân Việt Nam vô cùng yêu thích nghệ thuật thứ bảy. Không phải ngẫu nhiên mà các “thương vụ” hợp tác trong lĩnh vực phim ảnh giữa Việt Nam và nước ngoài không ngừng tăng lên trong vòng hơn nửa thập kỷ qua.

    Nếu như năm 2005, Việt Nam chỉ có được 3 dự án sản xuất phim và 9 dự án cung cấp dịch vụ sản xuất phim với nước ngoài thì tính đến thời điểm này, chúng ta đã có 4 dự án hợp tác làm phim và 12 dự án cung cấp dịch vụ làm phim tại Việt Nam. Đầu tư thấp, hiệu quả cao luôn là yếu tố khá hấp dẫn các nhà làm phim quốc tế.



    Nhưng muốn hợp tác quốc tế, hãy chăm chút cho điện ảnh trong nước đã
    [​IMG]


    Theo thống kê của Cục Điện ảnh, Việt Nam có 29 hãng phim thuộc quản lý của Nhà nước, 30 hãng phim tư nhân, 1 trung tâm kỹ thuật điện ảnh, 3 công ty xuất nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật để sản xuất phim, nhưng mỗi năm, các nhà sản xuất phim Việt Nam chỉ cho ra đời được chừng trên dưới 20 bộ phim, một con số quá khiêm tốn.

    Giám đốc diễn đàn Liên hoan phim quốc tế Berlin thẳng thắn bày tỏ: "Năm 2001, phim Việt Nam lần đầu xuất hiện tại Liên hoan phim Berlin. Gần một thập kỷ qua, như ông thấy, điện ảnh Việt Nam phát triển khá ổn định, nhưng chưa được như kỳ vọng. Theo ông, muốn mời gọi các nhà làm phim quốc tế, trước tiên, Việt Nam cần chăm chút cho nền điện ảnh nước nhà cái đã".


    Ông Michael Digregorio, cựu chuyên viên quỹ Ford tại Việt Nam cho rằng, nhân công rẻ phải đi kèm với sự chuyên nghiệp mới đủ sức lôi cuốn các nhà làm phim quốc tế đến với Việt Nam. Về điều này thì ngay bà Hồng Ngát, Giám đốc hãng phim Hội nhà văn cũng thừa nhận: Đội ngũ nhân công tại Việt Nam quả thực không phải bao giờ cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp.

    Từng tham gia làm phim và vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỷ niệm với Việt Nam, nhà quay phim Jean Romain nhận định, muốn thu hút các nhà làm phim quốc tế, Việt Nam cần phải có một phim trường hiện đại. Đây là điều kiện tiên quyết cho một bộ phim thành công, nhất là với phim lịch sử và phim hài. Ông Michael Digregorio gợi ý, nếu không đủ sức xây dựng một phim trường lớn thì trước mắt, có thể triển khai mô hình studio, một dạng phim trường nhỏ và vừa.

    Mải xoáy vào vấn đề phim trường như một trong những hạn chế lớn của điện ảnh Việt Nam, có lẽ, các đại biểu quốc tế không để ý, một phim trường hiện đại cũng chính là ước mơ cháy bỏng của các nhà làm phim Việt Nam, đặc biệt sau những chuyến thăm quan các phim trường của Hàn Quốc, Trung Quốc, Holywood. Đáng tiếc, đề án xây dựng phim trường đầu tiên của Việt Nam, dù đã rục rịch khởi động từ lâu, đến nay vẫn dậm chân tại chỗ.

    Hương Lan


    http://sgtt.vn/Van-hoa/131484/Dau-phai-nhieu-tien-la-co-phim-hay.html

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hoa hậu Việt Nam 1994 trở thành biên kịch kiêm diễn viên chính trong bộ phim ngắn tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Quốc tế VN lần I đang diễn ra tại Hà Nội.

    [​IMG]

    “Người khác” là câu chuyện về Thủy - một cô gái thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh - đã trải qua cuộc hành trình về phía Bắc của tổ quốc. Những vùng đất với những cái tên như quen như lạ: Hà Giang, Hoàng Su Phì, Cốc Pài - Xín Mần, Yên Mình, Đồng Văn, Mã Pì Lèng… đã mang đến cho cô vô vàn điều kỳ diệu, từ Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, rồi thửa ruộng hình trái tim trên núi đá, đến câu chuyện cảm động của bà mẹ đi bộ tìm con dâu đến 7 năm… Mỗi một nơi cô tới dường như càng làm cô phân vân hơn bởi những giá trị hoàn toàn khác biệt với nơi mà cô đang sống, những gì mà cô đang theo đuổi.

    Ở Hà Nội, Thủy có cuộc sống đầy ắp công việc, giải trí, những đứa con để chăm lo. Nhìn từ bên ngoài, cuộc sống của Thủy nhiều màu sắc bởi những bữa tiệc, những buổi làm mẫu chụp ảnh với quần áo đẹp đẽ. Nhưng phần còn lại của cuộc đời Thủy mới chiếm nhiều suy nghĩ của cô: nỗi hoang mang đứng giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị đổi thay từng ngày, cũng như những xung đột bên trong và vẻ bề ngoài. Bố Thủy là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học lâu năm, thời trẻ thường xuyên đi điền dã tới các khu vực người dân tộc sinh sống ở khắp nơi tại Việt Nam. Thủy cũng từng có nhiều chuyến đi tới Hà Giang, đến với những con người xa lạ mà theo Thủy là rất khác mình.

    Đây là câu chuyện viết ra từ cuộc đời của chính Thu Thủy - một Thu Thủy khi không là Hoa hậu. “Tôi biết sự xuất hiện của tôi trong phim sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người bởi họ tò mò muốn biết, Hoa hậu đóng phim sẽ thế nào. Tôi muốn các bạn hãy đặt vương miện sang một bên để cùng trải nghiệm với một người phụ nữ, một người mẹ, từ Hà Giang - thế giới trong trẻo, nguyên sơ để hướng về Hà Nội - một thành phố sôi động nhưng vẫn mang trong mình những nét hoài cổ. Đây là cách kỷ niệm riêng của tôi cho Hà Nội. Nó không phải một cuộc du hí, cũng không nhằm giới thiệu văn hóa du lịch mà thông qua cuộc hành trình để chạm đến cảm xúc của mình, thông qua đó hy vọng chạm đến bản ngã của người xem” - người đẹp sinh năm 1976 chia sẻ.

    [​IMG]


    Ý tưởng phim xuất phát từ câu chuyện nảy sinh trong gia đình Hoa hậu. “Cha mẹ tôi đều là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhưng hai chị em tôi không theo nghề đó. Với ông, đó là điều bất hạnh. Ba năm trước, ông lên cơn nhồi máu cơ tim. 20 ngày liền tôi ở trong bệnh viện chăm sóc ông, chứng kiến những thân phận đang trên ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Khi cha tỉnh lại, ông chuyển cho tôi những tài liệu ông nghiên cứu cả đời. Điều này làm tôi rất xúc động vì cha tôi chưa bao giờ hài lòng với bất cứ những gì tôi làm, kể cả danh hiệu Hoa hậu. Tôi muốn làm điều đó cho mình để những ngày sau không còn phải phân vân, hoài nghi, để có thể truyền lại cái gì cho con như cách cha tôi đã làm” - Thu Thủy rưng rưng tâm sự.

    Ban đầu, êkíp sản xuất “Người khác” tìm những biên kịch chuyên nghiệp để viết kịch bản phim nhưng không chạm được vào cảm xúc thật của Thu Thủy. Vì vậy, người đàn bà hai con quyết định tự viết câu chuyện của mình.

    “Người khác” tranh giải tại hạng mục phim ngắn nhưng được thực hiện theo tinh thần một bộ phim tài liệu, tôn trọng sự thật và không diễn. Thay vì chỉ quan sát những người dân ở cao nguyên Hà Giang trong vài tiếng đồng hồ, cả đoàn phim phải sống, ăn ở cùng họ.


    [​IMG]


    Nói về lần đầu tiên diễn xuất, Thu Thủy bảo, chị vốn là người không tự tin vì chụp ảnh hay lên hình đều không được như ở ngoài. Vì thế, ban đầu chị lo sợ nhất là mình xấu. Khán giả sẽ thấy một Thu Thủy những ngày đầu trang điểm rất đậm, sau đó chị để mặt mộc như cách chị đã khám phá ra chân giá trị của cuộc sống. “Đó cũng là cách tôi vượt qua chính mình” - chị cho biết. Người đẹp phủ nhận những chuyện lùm xùm gần đây trên mặt báo là cách PR của chị cho bộ phim. “Tôi xem việc được Hoa hậu năm 1994 cũng giống như việc hôm qua tôi đi chợ cùng những người dân tộc. Nó có thể buồn, có thể vui nhưng là những mốc trong cuộc hành trình của mình. Tôi không đến mức tự tạo ra những scandal buồn cười để cố làm tên tuổi mình nổi hơn” - Thu Thủy khẳng định.

    Mở đầu, kết thúc phim là câu nói của Thủy: “Tôi nghĩ mình là một con *******” - với Thủy, con ******* thể hiện cho sự dịch chuyển, sự chuyển hóa mong vươn tới điều hoàn hảo, và cả sự phù phiếm, như thuộc tính của người phụ nữ.

    Thu Thủy cho biết, chị và đoàn làm phim không kỳ vọng vào việc “Người khác” đoạt giải tại Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam lần thứ nhất mà chỉ hy vọng đây là cơ hội quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Hà Giang. Bộ phim dài 37 phút sẽ tranh giải với hai phim của Việt Nam là “Văn Miếu Quốc Tử Giám”, “Người thắp lửa” và hai phim nước ngoài “Faces of the Future”, “Drupadi”.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    SGTT.VN - Là tác phẩm khởi đầu cho Ngày phim Pháp, bộ phim tài liệu Đại dương của đạo diễn Jacques Cluzaud để lại ấn tượng đặc biệt với khán giả tham dự Liên hoan phim quốc tế Việt Nam qua cách thể hiện mới lạ về cuộc sống trong lòng đại dương, thời gian quay kỷ lục (6 năm) và lượng người xem đáng mơ ước (3 triệu lượt người tại Pháp, hơn 6 triệu lượt người tại các nước khác). Ông cũng chính là trợ lý đạo diễn của phim Đông Dương, thực hiện tại Việt Nam cách đây tròn hai mươi năm.

    [​IMG]

    Sau hai mươi năm mới lại đặt chân xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội). Ông có còn nhận ra một Hà Nội của những ngày làm phim Đông Dương?

    Trước khi lên máy bay sang tham dự Liên hoan, tôi hồi hộp vô cùng. Hai mươi năm đã trôi qua. Không biết Hà Nội giờ phát triển tới mức nào rồi? Liệu những gì tôi từng yêu mến có còn nguyên vẹn? Buổi sáng đầu tiên ở đây, tôi dậy sớm, lang thang ngắm phố xá. Mọi người đã ra đường từ lâu để tập thể dục. Tôi ngồi ở một quán nước rất nhỏ, và xúc động vô cùng khi nhận ra những khung cảnh quen thuộc. Thật may là sau bao nhiêu năm, Hà Nội vẫn còn giữ được dáng nét cũ.

    Tới giờ, tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên đáp xuống sân bay Nội Bài, phải mất một lúc mới định thần lại được. À, mình đang ở châu Á, một thế giới hoàn toàn khác. Hà Nội lúc đó yên ả và thanh bình như một ngôi làng dưới quê. Cả thành phố chỉ có duy nhất một biển hiệu quảng cáo của hãng Konica. Tôi thấy rất nhiều người đi đường dừng lại để ngắm tấm biển Konica đó. Và tôi cũng đứng lại xem. Cảm giác thật thú vị. Tôi đã từng đến các thành phố cổ của Malaysia nhiều lần, chỉ để tìm kiếm những khung cảnh xưa cũ, nhưng rồi không tìm được, vì tất cả các con đường đều chăng kín biển quảng cáo. Có một chi tiết về Hà Nội tôi nhớ mãi. Đó là người Hà Nội ít khi bật đèn điện. Đêm xuống, thành phố bỗng bập bùng trong ánh nến và đèn dầu, quả thực rất lãng mạn.

    Khởi đầu suôn sẻ với vị trí trợ lý đạo diễn của nhiều bộ phim truyện lớn. Vì sao ông lại quyết định chuyển sang thể loại phim tài liệu có định dạng đặc biệt?

    Trước khi chính thức trở thành một đạo diễn độc lập, tôi đã có 10 năm làm trợ lý đạo diễn. Trong thời gian đó, tôi đã viết một số kịch bản và thực hiện một số bộ phim ngắn, cho riêng mình thôi. Sau phim Đông Dương, tôi cảm thấy mình đã có đủ kinh nghiệm làm đạo diễn và về cộng tác với Trung tâm điện ảnh thử nghiệm Pháp. Được xem rất nhiều bộ phim thử nghiệm, tôi đâm mê thể loại này. Ba năm sau, nhà sản xuất kiêm đạo diễn nổi tiếng Jacques Perrin mời tôi làm đồng đạo diễn phim tài liệu “Chim di cư”. Đấy là bộ phim tài liệu đầu tiên của tôi.

    Nhiều người nói, rất khó để xếp Đại dương vào thể loại phim nào. Đây là chủ ý của ông?

    Thực ra lúc đầu, đây là một dự án phim truyện khổng lồ về đề tài bảo vệ cuộc sống dưới đáy đại dương, nhân vật chính là con người chứ không phải những chú cá heo. Chúng tôi đã bắt đầu quay những cảnh đầu tiên ở Mexico. Quay được hơn một năm thì thử dựng phim. Lúc đó mới giật mình, phim quay về đại dương, nhưng con người lại chiếm quá nhiều thời lượng. Vậy là quyết định chuyển thành phim tài liệu với nhân vật chính là những loài vật sinh sống trong lòng đại dương. Nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên kịch bản, câu chuyện. Vì vậy, Đại dương mới mang dáng dấp một tác phẩm kết hợp giữa phim truyện và phim tài liệu. Các nhà sản xuất xếp Đại dương vào thể loại phim tài liệu, chứ tôi thì gọi đó là một bộ phim điện ảnh.[​IMG]

    Thưa ông, phải chăng, tại Pháp, thể loại phim tài liệu cho phép đạo diễn được thỏa sức sáng tạo và thử nghiệm?

    Đúng vậy. Tôi nghĩ rằng, không bao giờ nên bó buộc mình trong một thể loại phim. Việc kết hợp nhiều thể loại phim khác nhau trong một tác phẩm sẽ kích thích khả năng sáng tạo và đem đến những cảm nhận đặc biệt thú vị cho cả ê-kíp thực hiện lẫn khán giả.

    Ê kíp thực hiện Đại dương chỉ có một số ít là người Pháp, còn lại là những người đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông muốn nói gì qua tập thể đa quốc tịch này?

    Đại dương là một bộ phim không có biên giới. Bạn để ý sẽ thấy, phim có rất ít lời thoại. Tôi muốn để khán giả tự cảm nhận câu chuyện bằng mọi giác quan.

    Chim di cư được quay trong 3 năm. Đại dương lấy mất của ông 6 năm, tính cả thời gian quay và chuẩn bị. Điều gì khiến ông có thể kiên nhẫn đến vậy?

    Khi chúng tôi thực hiện những bộ phim như Đại dương, cả ê-kíp có dịp đặt chân tới những vùng đất hoàn toàn hoang sơ. Các loài vật sống ở đó chưa bao giờ nhìn thấy con người, tò mò tiến lại xem xét chúng tôi bằng những cặp mắt lộ rõ vẻ ngạc nhiên. Sự mạnh dạn ấy khiến chúng tôi thấy rất thú vị. Tôi cũng muốn khán giả được trải qua cảm giác ấy. Thực ra, trong quá trình thực hiện phim Đại dương, tôi đã phải quay hơn 500 giờ đồng hồ. Nhưng chỉ sử dụng có 0,6% số cảnh quay ấy.

    Ông có ý định trở lại Việt Nam làm phim không?

    Thực ra tất cả những ai đã từng đến Việt Nam làm phim, đều muốn trở lại. Hiện tại, vì điều kiện chưa cho phép nên tôi không có dự án nào tại Việt Nam. Nhưng tôi biết một vài nhà làm phim đang chuẩn bị xúc tiến các kế hoạch sản xuất phim ở đây, chẳng hạn đạo diễn Jacques Perrin. Ông dự định thực hiện một bộ phim về Việt Nam, sử dụng rất nhiều ảnh tư liệu được chụp từ thời xa xưa,. và để cho những tấm hình ấy tự kể chuyện. Tôi chỉ có thể tiết lộ được đến thế. Ngoài ra, tôi nghe nói, nhà sản xuất phim Đông Dương cũng sẽ có một dự án làm phim tại Việt Nam.

    Hương Lan (thực hiện)
    http://sgtt.vn/Van-hoa/131466/Khong-bao-gio-nen-bo-minh-trong-mot-the-loai.html
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐ) - Trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 19.10 tại Nhà hát Lớn HN, các nghệ sĩ điện ảnh Pháp đã giải đáp những thông tin đặc biệt hữu ích và thú vị để điện ảnh VN có thể tham khảo.

    [​IMG]


    PV Lao Động: Hình ảnh mà nước Pháp sẽ giới thiệu qua 5 bộ phim Pháp tại tiêu điểm lần này?


    - Bà Resgine Hatchando - Tổng GĐ Unifrance: Đó là sự đa dạng trong văn hóa. Đó có thể là người phụ nữ sang trọng hiện thân cho tự do trong phim “Coco Chanel and Igo Stravinsky”, hay sự hài hước pha lẫn bi kịch trong “Hearthbreaker”... 5 phim thể hiện sự tự do trong thể hiện nghệ thuật.

    PV Lao Động: Trong thế giới phẳng hiện nay, khi mà nhiều phim đa quốc tịch, có phim “không quốc tịch” thì bản sắc phim Pháp là ở đâu?

    - Bà Resgine Hatchando: Trong toàn cầu hoá thế giới hôm nay, toàn cầu hoá trong văn hóa là không tránh khỏi. Nhưng bản sắc phim Pháp là đi sâu khai thác tâm tư thầm kín của con người. Số phận mong manh của con người trong xã hội, những vấn đề toàn cầu hóa như nạn thất nghiệp...

    - Đạo diễn Pascal Chanmeil: Điện ảnh có ngôn ngữ toàn cầu. Dựa trên đặc thù mỗi cá nhân nghệ sĩ tha thiết gắn bó với chủ đề gì và nếu sáng tạo bằng tất cả nhiệt huyết thì bộ phim đó sẽ được đón nhận toàn cầu.

    - Đạo diễn Jacques Cluzaud: Bộ phim “Đại dương” của tôi chỉ có 1-2 nghệ sĩ người Pháp, còn lại là đa quốc tịch. Trước đây, phim “Đông Dương” làm về VN cũng có nhiều diễn viên VN tham gia. Bản sắc nằm ở cách kể chuyện.

    - Đạo diễn Thomas Balmès: Phim “Nhóc tì” của tôi quay ở nhiều nước, không hề quay ở Pháp. Khi làm một phim thì đừng nghĩ phim đó dành riêng cho một dân tộc nào đó.

    Một PV Indonessia: Làm sao để điện ảnh Pháp vượt ra khỏi khủng hoảng toàn cầu? Và nếu không có tiền thì sáng tạo như thế nào?

    - Bà Resgine Hatchando: Pháp có một cơ chế hỗ trợ điện ảnh đặc biệt. Mỗi vé xem phim bán ra thì nhà nước thu một phần thuế và gửi số tiền đó cho các cơ quan, quỹ xét duyệt các dự án làm phim, nhờ thế mà điện ảnh Pháp không chết. Dù khủng hoảng toàn cầu thì số người xem đến rạp vẫn rất đông vì vé xem phim là rẻ so với nhiều loại hình nghệ thuật khác.

    - Nữ diễn viên Anna Mouglalis: Các nghệ sĩ Pháp được đầu tư, hỗ trợ nhiều từ các kênh truyền hình. Các kênh truyền hình cũng dành những tỉ lệ thích đáng để chiếu phim Pháp.

    Việt Văn lược ghi
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (TT&VH) - Dù còn rất trẻ tuổi nhưng Boo Junfeng đã được đánh giá là “tia lửa mới”, một ngôi sao đang lên nhanh trong làng điện ảnh Singapore. Với việc đoạt 2 giải thưởng quan trọng nhất trong Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam vừa diễn ra, cùng một giải phụ, anh thêm một lần nữa chứng tỏ mình là một trong những tài năng lớn của điện ảnh châu Á.

    1. Boo Junfeng sinh ngày 4/12/1983 tại đảo quốc sư tử và đã theo học một lớp dạy làm phim khi lên 16 tuổi ở trường Bách khoa Kỹ thuật Ngee Ann, Singapore. Trong quá trình học tập, anh tham dự một chương trình trao đổi giáo dục để tới nghiên cứu tại Tây Ban Nha, nơi anh viết và đạo diễn bộ phim ngắn đầu tiên mang tựa đề Un retrato De Familia (tạm dịch Một bức tranh gia đình) hồi năm 2004.

    [​IMG]
    Đạo diễn Boo Junfeng trong quá trình quay Sandcastle

    Nội dung phim nói về một bí mật gia đình đã ám ảnh một phụ nữ trẻ. Bộ phim ngắn này giành giải Phim hay nhất và giải Thành tựu đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Singapore (STIFF) năm 2005.

    Sau 2 năm làm nghĩa vụ quân sự bắt buộc, Boo tiếp tục trở lại làm phim và cho ra mắt các tác phẩm Katong Fugue (2007) với nội dung đồng tính và Kelua Baris (Về nhà - 2008). Phim Katong Fugue, vốn được chuyển thể từ một vở kịch, đã mang tới cho anh một giải thưởng nữa ở STIFF 2007. Bộ phim sau, một tác phẩm với nội dung bán tự truyện nói về trải nghiệm của một chàng trai khi phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đã mang lại của Boo giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kỹ thuật quay phim đẹp nhất trong STIFF 2008.

    Trong giai đoạn 2007 - 2008, Boo tiếp tục hoạt động học tập nâng cao trình độ tại Trường làm phim Puttnam thuộc Đại học nghệ thuật Lasalle. Anh tốt nghiệp với bằng loại ưu và là sinh viên đầu tiên được trường trao giải thưởng McNally Award for Excellence in the Arts để vinh danh những người có tài năng đặc biệt về nghệ thuật. Luận án tốt nghiệp của anh, bộ phim Tanjong Rhu (Hang Phi lao, sản xuất năm 2009) được lựa chọn để chiếu ở Liên hoan phim Berlin lần thứ 59.

    [​IMG]
    Một cảnh trong phim Sandcastle

    2. Cho tới nay, các bộ phim của Boo thường xuyên được ca ngợi vì có những quan sát sắc bén và đúng đắn về hành vi của con người. Mọi cảnh quay đều có mục đích và rất có sức nặng. Mọi hình ảnh xuất hiện trong phim của Boo đều được dàn dựng kỹ lưỡng để gửi gắm thông điệp nào đó. Không một khung hình nào là vô giá trị. Những tác phẩm của Boo khiến người xem nhớ tới tác phẩm của các đạo diễn châu Á được đánh giá cao như Hou Hsiao-hsien, Edward Yang (Đài Loan, TQ) và Lý An (Trung Quốc). Đây cũng là những con người Boo thừa nhận đã truyền cảm hứng cho anh.

    Trong Liên hoan phim Quốc tế Việt Nam vừa qua, phim Sandcastle (Lâu đài cát) của Boo đã được trao giải Phim truyện xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Trả lời phỏng vấn báo chí Singapore hồi tháng 8 năm nay, Boo cho biết anh nảy sinh cảm hứng làm phim Sandcastle từ ý tưởng trí nhớ con người. Ý tưởng hình thành từ những ngày Boo quan sát bà anh mắc bệnh gây mất trí Alzheimer. Giai đoạn cuối đời, bà sống cùng gia đình anh trong vài năm và để lại nhiều kỷ niệm đau đớn.

    Sandcastle khám phá mối quan hệ giữa thế hệ trẻ và già ở Singapore, thông qua cuộc sống của một gia đình đặc biệt. Boo tập trung chú ý vào nhân vật chính En, một thanh niên 18 tuổi đang chờ ngày nhập ngũ và trở thành quân nhân trong quân đội quốc gia Singapore. Tuy nhiên trong thời gian chờ đợi, En gặp nhiều biến cố như cha mất vì bệnh ung thư, mẹ đi bước nữa, bà bị mất trí nhớ.

    3. Hiện Boo đang làm việc trong một bộ phim dài đầu tiên của anh, hợp tác cùng hãng phim Zhao Wei Films. Tại cuộc phỏng vấn với tạp chí Time Out, Singapore, khi được yêu cầu tự đánh giá về việc bản thân sẽ ở đâu trong làng điện ảnh sau 10 năm tới, Boo đã trả lời một cách khiêm tốn: “Tôi luôn hy vọng rằng vẫn sẽ được làm những điều đang làm hiện nay. Mọi thứ đến với tôi quá nhanh nên tôi sẽ cố gắng bước chậm từng bước một và không nhìn quá xa vào tương lai”.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    (LĐO) – Sự xuất hiện của Đạo diễn Phillip Noyce tại Việt Nam sau 10 năm, với vai trò là Chủ tịch Ban giám khảo hạng mục phim truyện tại LHP Quốc tế VN lần thứ I đã thu hút sự chú ý và quan tâm đặc biệt của người hâm mộ điện ảnh VN.

    10 năm trước, ông đến VN với dự án làm phim “Người Mỹ trầm lặng” và trở thành người bạn thân thiết của điện ảnh VN. Lần trở lại này trong một cương vị quan trọng với một sự kiện quan trọng của điện ảnh VN, ông đã chia sẻ với người hâm mộ VN rất nhiều cảm xúc.
    [​IMG]

    Thật tuyệt vời khi trở lại VN!


    Thưa ông, cảm xúc của ông khi trở lại VN sau 10 năm?

    - Thật tuyệt vời khi sau 10 năm tôi được trở lại VN. Tôi đặc biệt vui mừng vì được gặp lại những người bạn, những cộng sự, những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành bộ phim “Người Mỹ trầm lặng”, trong đó có ông Đặng Nhật Minh – một đạo diễn tài năng và cũng là một thành viên trong BGK.”

    VN lần đầu tổ chức một LHP Quốc tế. Ông nghĩ sao về việc này? Việc tổ chức một LHP Quốc tế có ý nghĩa như thế nào với một nền điện ảnh?

    - Tổ chức LHP là điều rất quan trọng và cần thiết với một nền điện ảnh, nhất là LHP Quốc tế. LHP không chỉ là nơi chiếu các bộ phim ít có điều kiện chiếu tại Rạp mà quan trọng nhất là đó là nơi tìm kiếm, phát hiện những đạo diễn, những diễn viên tài năng. Đó cũng là cơ hội để những người làm điện ảnh VN học hỏi, giao lưu với những nhà làm phim thế giới. Cũng phải nói thêm là qua LHP, những bộ phim của Việt Nam được biết đến nhiều hơn, từ đó chọn lựa được nhiều phim hay đến các LHP thế giới.

    VN có hai phim dự thi lần này là “Long thành cầm giả ca” và “Trung úy”, đều là phim mới sản xuất, chưa đủ để là đại diện của điện ảnh VN. BGK có tiếp tục giành thời gian xem các bộ phim khác của VN không?

    - Chúng tôi sẽ xem phim đến khi nào gục ngã thì thôi mặc dù lịch chiếu phim rất dày đặc!

    Phim do các nhà làm phim chọn, không phải do ban giám khảo

    Thưa ông, liệu ban giám khảo (BGK) có chịu sức ép nào từ phía nước chủ nhà không?

    - Thực ra, việc chọn phim không phải do BGK mà là do các nhà làm phim. Chúng tôi muốn đi tìm những góc nhìn mới, sự sáng tạo mới đem đến cho chúng tôi sự xúc động thật sự.

    [​IMG]

    Giả sử khi không có sự thống nhất trong việc chấm và chọn phim, vai trò của một Trưởng ban giám khảo sẽ như thế nào, thưa ông?


    - BGK chúng tôi mới gặp nhau lần đầu và hy vọng sau khi xem phim, chúng tôi sẽ tìm được tiếng nói chung, sẽ cùng có chung cảm xúc để chọn ra một bộ phim tốt nhất để trao giải. Tôi tin tưởng rằng nhất định chúng tôi sẽ tìm được tiếng nói và cảm xúc chung khi đánh giá những bộ phim.

    Hy vọng sẽ tìm được một Đặng Nhật Minh thứ 2!


    Vậy với LHP lần này tại VN, ông có hy vọng gì?

    - Tôi có một điều muốn chia sẻ thế này. Khoảng 15 - 16 năm trước đây, tôi làm giám khảo LHP Sydney, đã có hàng trăm bộ phim dự thi trong hàng ngàn bộ phim được trình chiếu. Lúc đó, tôi đã rất quan tâm đến những bộ phim được đề cử nhưng đã có bất ngờ xảy ra.

    Tôi đã xem phim của hai đạo diễn chưa được nhiều người biết đến, đó là Lý An và Đặng Nhật Minh. Lúc đấy Lý An chưa là tên tuổi lớn nhưng sau đó anh ấy đã rất nổi tiếng. Đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng là một phát hiện, phim “Trở về” của đạo diễn này đã đoạt giải thưởng lớn của LHP.

    Tôi hy vọng trong 5 ngày tới của VNIFF, chúng ta sẽ tìm được những Lý An và Đặng Nhật Minh mới. Chúng tôi rất mong chờ điều đó.

    Sau LHP, được biết, ông sẽ ở lại VN tham gia một hoạt động nữa?

    - Sau khi kết thúc VNIFF, tôi sẽ ở lại vài ngày tại Hà Nội và TPHCM tham gia những buổi giảng dạy, tọa đàm với các nhà làm phim Việt Nam. Tôi hy vọng sẽ giúp được điều gì đó cho nền điện ảnh của các bạn.

    Chi Anh (ghi)

    http://www.laodong.com.vn/Tin-tuc/D...e-xem-phim-den-khi-nao-guc-nga-thi-thoi/17015
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    "Giao lộ định mệnh" quá giống... "Shattered"!

    17/10/2010 23:13

    [​IMG]

    Cảnh trong Giao lộ định mệnh - Ảnh: S.M.G
    Được ca ngợi là bộ phim “đem hơi thở mới”, “làm thay đổi diện mạo” của phim Việt, nhưng thật bất ngờ, Giao lộ định mệnh vừa bị phát hiện rất giống phim Shattered của Mỹ.
    Nội dung của phim Shattered được giới thiệu khá rõ ở trang web wikipedia.org. Theo đó, Shattered được sản xuất năm 1991, đạo diễn: Wolf Petersen. Và nếu ai đã xem Giao lộ định mệnh (kịch bản: Victor Vũ - Hồng Phúc, đạo diễn: Victor Vũ), sẽ nhận ra ngay sự giống nhau của 2 phim.
    Câu chuyện của Shattered thuộc thể loại tâm lý ly kỳ, Giao lộ định mệnh cũng được giới thiệu như thế. Shattered bắt đầu từ một vụ tai nạn xe hơi thảm khốc. Người đàn ông trong vụ tai nạn này sau đó bị chấn thương ở não và mất trí. Cũng sau ca phẫu thuật, gương mặt của ông ta thay đổi hoàn toàn. Ông luôn cố gắng tái hòa nhập cuộc sống bình thường của mình. Việc cố gắng hồi tưởng để biết mình là ai đã dẫn ông ta đến một bí mật...

    [​IMG]
    Poster phim Shattered - Ảnh: wikipedia
    Và bí mật đó giống... y chang cái bí mật khiến người xem vỗ tay rầm rầm trong rạp ở đoạn kết của Giao lộ định mệnh (có thể xem cả 2 phim trên Youtobe để thấy điều đó). Chính vợ của ông ta đã giết ông ta, khi bị ông ta phát hiện mình ngoại tình... Người đàn ông trên xe chính là người tình của cô vợ. Khi bị tai nạn, ông đã được phẫu thuật gương mặt thành gương mặt của chồng cô ấy... Không chỉ giống về nội dung, những nhân vật phụ của phim cũng tương tự nhau: người tình của cô vợ cũng có bạn gái; trong công ty của anh chồng cũng có cô thư ký từng “qua lại” với anh ta trước khi bị tai nạn... Và cả dự án đất đai, chi tiết đào xác anh chồng...
    Khán giả thất vọng
    Trên trang cá nhân (Facebook), một Việt kiều Canada (cô xin được giấu tên), đã viết rằng: “Giao lộ định mệnh copy 100% kịch bản phim Shattered, không sai một milimet”. Cô cho biết, khi về VN, tình cờ xem trailer của Giao lộ định mệnh trên taxi, ông xã cô phát hiện sao phim này giống Shattered mà họ từng xem quá. Và quả thật, “sau khi xem Giao lộ định mệnh, về nhà tôi tìm lại trên Google thông tin phim Shattered thì đúng là nghi ngờ của chúng tôi hoàn toàn chính xác”. Trong tâm trạng khá bức xúc, cô nói tiếp: “Người ta khen phim Giao lộ định mệnh hay, chủ yếu là nhờ một kịch bản quá hấp dẫn. Ngờ đâu cuối cùng đó lại là kịch bản của người khác. Nếu phim có chú thích rằng phóng tác theo tác phẩm của Richard Neely thì đã khác, đằng này, rõ ràng tác giả kịch bản cũng là đạo diễn Victor Vũ. Tôi thật sự thất vọng”.

    Trả lời Thanh Niên, đạo diễn Victor Vũ nói tỉnh rụi: “Chưa nghe ai nói về sự giống nhau của 2 phim, nhưng tôi thấy rất thú vị nếu có sự giống nhau đó”. Victor Vũ nói không biết phim Shattered ra sao nên phải cần thời gian xem rồi mới có kết luận, song “nếu bạn xem rồi và thấy giống đến như vậy thì thật là một sự trùng hợp rất lớn. Vì Giao lộ định mệnh là truyện tôi viết hồi còn đi học, hình như khoảng năm 1996. Trên thế giới cũng có rất nhiều phim giống nhau, tôi nghĩ, chắc chỉ là trùng hợp thôi”.
    Nguyên Vân
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    TT - Khép lại năm ngày của Liên hoan phim quốc tế VN (VNIFF) lần thứ nhất, để nhìn lại những mặt được và chưa được của sự kiện này cũng như để chuẩn bị một kỳ LHP tốt hơn, chúng tôi ghi nhận ý kiến của nhiều người trong cuộc.

    [​IMG]

    Ông Kim Ji Seok - giám đốc chương trình LHP quốc tế Busan (PIFF) - không chỉ có mặt tại VNIFF những ngày vừa qua mà đã tới VN từ tháng 6-2010 để tham gia nhiều buổi họp quan trọng với Công ty BHD và Cục Điện ảnh VN về công tác chuẩn bị cho VNIFF. Ngày kết thúc LHP, ông trao đổi với Tuổi Trẻ về con đường hội nhập quốc tế của điện ảnh Việt qua sự kiện VNIFF.

    Ông nói: “Đầu tiên, tôi phải khẳng định những sai sót xảy ra không phải là vấn đề lớn. Ở Cannes, Venice... bất kỳ LHP nào cũng đều bắt đầu từ những khó khăn. Đừng lo lắng nếu lần đầu gian nan. Điều đầu tiên hãy nghĩ đến việc từng bước cải thiện VNIFF.

    Trong 10 năm qua, BHD đã tích lũy kinh nghiệm, trở thành chuyên gia xuất khẩu phim VN. Tại VNIFF, Cục Điện ảnh đã hỗ trợ hết mức có thể. Điều băn khoăn lớn nhất của tôi là hoạt động của các bạn đã thu hút sự chú ý của các cơ quan trung ương, địa phương chưa? Tôi rất tò mò muốn biết Bộ VH-TT&DL VN đánh giá thế nào về hoạt động này và sẽ giúp gì cho các bạn.

    Năm 1996, lần đầu tiên chúng tôi tổ chức PIFF. Chúng tôi may mắn có vị chủ tịch Kim Dong Ho, người đã mất 15 năm gây dựng PIFF trở thành LHP quốc tế lớn nhất châu Á. Trước đó ông ấy là chủ tịch KOFIC (Hiệp hội Điện ảnh Hàn Quốc). Một tay ông cùng với những hệ thống, những mối quan hệ từ trước đó đã “bảo hộ” PIFF khỏi mọi sự can thiệp từ chính phủ.
    Ông ấy đã thuyết phục các lãnh đạo cấp cao rằng LHP quốc tế không phải là sự kiện làm ra tiền, trước hết nó là một sự kiện văn hóa, quảng bá điện ảnh và du lịch trong nước. Khi đó, cơ quan trung ương, địa phương đã hỗ trợ đắc lực về tài chính. Ban tổ chức PIFF hoạt động độc lập về nội dung”.

    * Theo quan sát của ông, thành công lớn nhất mà VNIFF đã làm được?
    - Bản thân tôi mất tám năm tham gia các LHP để tích lũy công việc trước khi PIFF đầu tiên được tổ chức. Nghĩa là trong thời gian đó chúng tôi phải tạo các mối quan hệ toàn cầu, “ngắm” các vị khách quan trọng và tiềm năng. Thực tế có những LHP không thể mời được những vị khách quốc tế danh tiếng.

    Ngay người bạn láng giềng của VN là Campuchia cũng đang rục rịch chuẩn bị một LHP quốc tế. Các bạn có những mối quan hệ mạnh, đã mời được những vị khách danh dự rất quan trọng: giám đốc LHP quốc tế Venice Marco Mueller, phó tổng thư ký LHP Cannes Christian Jeune.

Chia sẻ trang này