1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Giải Vô địch ĐNA !Mọi người ai nắm được thông tin hãy update liên tục nhé !

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi donguyen1983, 25/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. donguyen1983

    donguyen1983 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Tin tức Giải Vô địch ĐNA !Mọi người ai nắm được thông tin hãy update liên tục nhé !

    Theo tin điện của BHL, ngày thi đấu đầu tiên nội dung đồng đội nam, nữ đã khép lại với thành công bước đầu của đội tuyển Việt Nam khi các cây vợt của chúng ta đều giành quyền vào bán kết và cầm chắc 2 HCĐ.

    Nằm cùng bảng với Malaysia và Thái Lan, đội nữ gồm Xuân Hằng-Mỹ Trang-Lương Thị Tám-Vũ Thị Hà-Trà My đã xuất sắc đánh bại Malaysia với tỷ số 3-2. Trong trận tiếp theo, các cô gái Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ bằng chiến thắng 3-2 trước Thái Lan. Với kết quả này, Việt Nam lên ngôi đầu bảng và giành quyền vào bán kết. Ngoài ra, vị trí đầu bảng còn giúp Việt Nam tránh được ĐKVĐ Singapore tại bán kết, khi đối thủ của chúng ta là Indonesia .

    Ở giải nam, Việt Nam rơi vào bảng đấu thuận lợi cùng Lào, Campuchia, Malaysia và Philippines. Đội tuyển với 3 trụ cột Kiến Quốc - Tuấn Quỳnh - Nam Hải đã có một ngày thi đấu nhàn nhã khi đánh bại 2 đối thủ yếu Lào, Campuchia cùng tỷ số 3-0. Tối qua, đội tuyển tiếp tục vượt qua Malaysia 3-0 để có mặt tại bán kết. Sáng nay, Việt Nam còn trận đấu cuối cùng tại vòng bảng với Philippines. Dù trận đấu này chỉ còn mang tính thủ tục, song nếu giành chiến thắng, chúng ta sẽ đứng đầu bảng. Theo dự báo, nhiều khả năng đối thủ của Việt Nam sẽ là Thái Lan ở lượt bán kết sau khi đội này vượt qua Indonesia với tỷ số 3-0. Theo lịch, hôm nay giải diễn ra bán kết, chung kết nội dung đồng đội nam, nữ. Ngoài ra, nội dung đôi nam nữ bắt đầu khởi tranh ở vòng 1/32. Ở nội dung này, Huy Hoàng - Vũ Hà gặp Chaisit-Sawetbutr (Thái Lan) và Quang Linh - Mỹ Trang đối đầu với Hussein - Ferliana (Indonesia).

    (Theo Báo Thể thao Việt Nam )
  2. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    Giải này ở đâu thế bác...nhà thi đấu Phan Đình Phùng àh..
  3. mybeobb

    mybeobb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    thưa với các bác là giải này thi đấu ở singapo
  4. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Có rồi đây, bên Vietnamnet
    Giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á lần thứ V - 2006
    ĐT bóng bàn nam VN bảo vệ thành công ngôi VĐ ĐNA
    09:30'''' 26/05/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tái ngộ với người Singapore mà thực chất là các cây vợt gốc Trung Quốc, ĐT nam Việt Nam đã trả đủ món nợ từ SEA Games 23 để rồi bảo vệ thành công ngôi vô địch đã có từ 2 năm trước và hoàn tất chỉ tiêu 1 HCV.
    Khởi tranh từ ngày 24/05 tại NTĐ Toa Payoh (Singapore), giải bóng bàn vô địch Đông Nam Á lần thứ 5 cuối cùng cũng chỉ có 9 trên 11 quốc gia trong khu vực cử các tuyển thủ đến tranh tài.

    Đông Timor vẫn chưa phát triển môn thể thao này, nhưng việc vắng mặt Myanmar đã gây nhiều thất vọng cho giới chuyên môn, khi tại SEA Games 23 họ đã trình làng một số cây vợt nữ gốc Trung Quốc có trình độ chuyên môn khá cao.
    Đông hơn với giải lần thứ 4 (tổ chức tại TPHCM năm 2004 chỉ có 8 đoàn), nhưng nếu nhìn kỹ vào danh sách đăng ký thì có vẻ như các quốc gia trong khu vực không quá chú trọng đến cuộc so tài này.
    Singapore vắng cây vợt số 1 Li Jiawei bận tham dự Tour châu Âu và vị trí chủ lực được trao cho Zhang Xue Ling (hạng 67 thế giới) cùng gương mặt nội quen thuộc Tan Paey Fern.
    Thái Lan cũng không cử đến giải cây vợt nữ hàng đầu Nathanan và thậm chí còn gọi lại lão tướng nam Chaisit đứng cùng với anh em nhà Sanguansin là Phuchong, Phakpoom... Malaysia cũng không thực sự tập trung khi họ đang tổ chức Đại hội thể thao trong nước.
    Trong bối cảnh đó, cuộc đấu có vẻ như chỉ còn giá trị với các đoàn như Việt Nam, Indonesia khi tung ra các đội hình mạnh nhất, cùng hy vọng tranh chấp ở các nội dung của nam. Và trong 2 ngày đầu tiên với những trận đấu trong khuôn khổ nội dung đồng đội, bất ngờ thực sự đã chỉ diễn ra ở giải nam.
    ĐT Việt Nam với 5 gương mặt mạnh nhất hiện nay là: Tuấn Quỳnh, Kiến Quốc, Nam Hải, Huy Hoàng, Quang Linh đã dễ dàng chiếm ngôi đầu bảng 1 với 4 trận thắng liên tiếp trước Lào, Malaysia, Campuchia, Philippines.
    Tại bảng đấu còn lại, Singapore với cây vợt chủ lực Cai Xiao Li và Goh Yi Long, Ho Jia Ren Jason, Teo Yi Quan Bob và đặc biệt là Yang Zi - cây vợt trẻ Trung Quốc mới nhập quốc tịch Singapore đã lọt vào tứ kết tại Cúp châu Á cũng chiếm ngôi đầu sau khi vượt qua Brunei, Indonesia và Thái Lan.
    Ở vòng bán kết, Việt Nam và Singapore cùng có chiến thắng 3-1 trước Thái Lan và Malaysia để lặp lại trận chung kết của SEA Games 23.
    Với đấu trường SEA Games, kể từ khi bóng bàn Singapore tiến hành nhập khẩu các cây vợt gốc Trung Quốc, thì hầu như các giải nữ là chuyện "độc quyền" của họ với những gương mặt trong tốp 10 thế giới như Li Jiawei, Jing Jun Hong... cửa tranh chấp thực sự chỉ còn mở ở các nội dung nam, nhưng ngay ở đó có được tấm HCV cũng đã là kỳ tích mà bằng chứng là 2 chức vô địch nam của Vũ Mạnh Cường (SEA Games 21), Trần Tuấn Quỳnh (SEA Games 22).
    Bóng bàn Việt Nam luôn đặt hy vọng vàng khu vực vào nội dung đồng đội nam với sự đồng đều giữa các cây vợt, nhưng liên tiếp tại các kỳ SEA Games gần đây đều thất bại khi chính các gương mặt chủ lực không giữ được phong độ đỉnh cao và đối thủ luôn chặn đường chính là Singapore.

    Tại trận chung kết này năm ngoái ở Philippines, ĐT Việt Nam cũng với bộ ba chủ lực Quốc - Quỳnh - Hải đã để thua đáng tiếc trước Singapore của Cai Xiao Li, Yang Zi và Lee Tien Hoe Clarence với tỷ số chung cuộc 2-3 sau khi đã dẫn trước 2-1. Tuy nhiên, trong lần tái ngộ này, phần thắng đã thuộc các cây vợt Việt Nam khi hạ đội chủ nhà cũng đúng với tỷ số đó.
    Giành HCV không chỉ bảo vệ thành công chức vô địch có được từ 2 năm trước, bóng bàn nam Việt Nam một lần nữa lại có quyền mơ vàng đồng đội tại SEA Games tới, tấm HCV vẫn còn thiếu.
    Tại giải nữ, đội Việt Nam gồm Xuân Hằng - Mỹ Trang - Lương Thị Tám - Vũ Thị Hà - Trà My cũng đã xuất sắc giành ngôi đầu bảng 2 sau khi lần lượt vượt qua Malaysia, Thái Lan với tỷ số 3-2. Tuy nhiên, trong trận bán kết các cây vợt Việt Nam đã để thua Indonesia cùng tỷ số để chỉ giành được tấm HCĐ.
    Đây là một thành tích tốt bởi ở cả 2 kỳ SEA Games qua bóng bàn nữ đều trắng tay, nhưng cũng là đáng tiếc bởi tại vòng bng SEA Games 23, nữ Việt Nam đã từng hạ Indonesia tới 3-1. Trong trận chung kết không ngoài dự đoán, đội nữ Singapore đã giành chức vô địch khi thắng Indonesia 3-1.
    Hôm nay giải tiếp tục với các trận đấu nội dung đơn, đôi và kết thúc vào ngày 28/05.
    Minh Quang

    Uống mừng đội tuyển chúng ta đã VÔ ĐỊCH 1, 2, 3 Dzô
    Được nguoidepvaquaithu sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 26/05/2006
  5. huynhdetuongtan

    huynhdetuongtan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Kết quả chung cuộc Giải VĐ Đông Nam Á 2006
    Đồng đội nam:
    HCV - Việt Nam
    HCB - Singapore
    HCĐ - Malaysia
    HCĐ - Thái Lan
    Đồng đội nữ
    HCV - Singapore
    HCB - Indonesia
    HCĐ - Việt Nam
    HCĐ - Thái Lan
    Đôi nam
    HCV - Yang Zi/Cai Xiao Li (SIN)
    HCB - Trần Tuấn Quỳnh/Nguyễn Nam Hải (VIE)
    HCĐ - Muhd Hussein/Reno Handoyo (INA)
    HCĐ - Yon Mardiyono/David Jacobs (INA)
    Đôi nữ
    HCV - Zhang Xue Ling/Tan Paey Fern (SIN)
    HCB - Mai Xuân Hằng/Mai Hoàng Mỹ Trang (VIE)
    HCĐ - Ng Sock Khim/Chiu Soo Jiin (MAL)
    HCĐ - Christine Ferliana/Ceria Nilasari (INA)
    Đôi nam - nữ:
    HCV - Yang Zi/Zhang Xue Ling (SIN)
    HCB - Cai Xiao Li/Tan Paey Fern (SIN)
    HCĐ - Handoyo R / Nilasari C (INA)
    HCĐ - Phuchong S/Muangsuk A (THA)
    Đơn nam
    HCV - Yang Zi (SIN)
    HCB - Đoàn Kiến Quốc (VIE)
    HCĐ - Cai Xiao Li (SIN)
    HCĐ - Trần Tuấn Quỳnh (VIE)
    Đơn nữ
    HCV - Zhang Xue Ling (SIN)
    HCB - Tan Paey Fern (SIN)
    HCĐ - Muangsuk Anisara (THA)
    HCĐ - Christine Ferliana (INA)
    Kết quả này cho thấy đội tuyển Việt Nam đã làm hết sức mình rửa được mối hận SEA Games 23 vừa qua. Đáng tiếc là đôi nam chúng ta có cửa thắng nhưng để tuột mất chiếc HCV thứ 2.

    Được huynhdetuongtan sửa chữa / chuyển vào 09:19 ngày 30/05/2006
  6. huynhdetuongtan

    huynhdetuongtan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Giải vô địch bóng bàn Đông Nam Á lần thứ V - 2006
    Bóng bàn Việt Nam: 4 "ăn" 1
    10:23'''' 29/05/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Chức vô địch đồng đội nam được xem là sự khởi đầu quá tốt cho bóng bàn Việt Nam tại sân chơi khu vực và không thể phủ nhận là nhờ vào nó mà các tuyển thủ tỏ ra hưng phấn hơn để rồi giành quyền vào chơi 3 trận chung kết nữa....
    Nhưng rồi chung cuộc, vỏn vẹn vẫn chỉ là 1 Vàng duy nhất.
    Trở lại với các nội dung được tiến hành vào 2 ngày thi đấu cuối cùng của giải. Sau tấm HCV đồng đội nam, tại các nội dung đôi, bóng bàn Việt Nam một lần nữa chứng minh mình là "nhất" trong khu vực, nếu... không tính các cây vợt gốc Trung Quốc khoác áo chủ nhà Singapore.
    Việc đôi nam số 1 và cũng là đương kim vô địch Đông Nam Á Tuấn Quỳnh/Nam Hải đi tới trận chung kết sau khi đánh bại đôi Indonesia không ngoài dự đoán, thì cặp nữ Xuân Hằng/Mỹ Trang đã thực sự gây bất ngờ khi vào đến trận đấu cuối cùng đôi Zhang Xue Ling/Tan Paey Fern (Singapore).
    Nhưng đó cũng là những kết quả tốt nhất, cặp Tuấn Quỳnh/Nam Hải đã bị Yang Zi/Cai Xiao Li (Singapore) truất ngôi sau cú rượt đuổi ngẹt thở ở séc đấu thứ 5 bằng tỷ số chung cuộc 2-3.
    Xuân Hằng/Mỹ Trang cũng không thể làm hơn khi để thua đôi chủ nhà có đẳng cấp vượt trội với tỷ số áp đảo 3-0. Thế thượng phong của Singapore còn diễn cả trong 2 nội dung cuối là đơn nam và đơn nữ.
    Zhang Xue Ling - cây vợt đang xếp hạng 67 thế giới và là ĐKVĐ SEA Games đã dễ dàng bảo vệ thành công ngôi vô địch đơn nữ, khi vượt qua người đồng đội Tan Paey Fern trong trận chung kết với tỷ số 4-0. Trước đó, thậm chí Zhang Xue Ling còn không phải mất 1 gọt mồ hôi ở vòng bán kết khi lão tướng Thái Lan Muangsuk Anisara xin bỏ cuộc.
    4 cô gái Việt Nam tham dự giải đơn là Xuân Hằng - Mỹ Trang - Lương Thị Tám - Trà My sau bất ngờ tại giải đồng đội, đôi đã không thể vào đến vòng có huy chương.
    Tại giải đơn nam, cuộc đối đầu giữa Singapore - Việt Nam đã tái hiện qua 2 trận bán kết giữa Đoàn Kiến Quốc - Cai Xiao Li và Trần Tuấn Quỳnh - Yang Zi. Và cuộc đấu này còn kéo dài đến cả trận chung kết giữa Kiến Quốc và Yang Zi.
    Hy vọng về tấm HCV thứ 2 cho bóng bàn Việt Nam lại được nhen lên, nhưng rồi đã sớm vụt tắt khi Kiến Quốc dù có thừa về kinh nghiệm, tuy nhiên lại thua sút về chuyên môn, thể lực trước đối thủ hạng 59 thế giới này. Thua 0-4, Quốc mất luôn ngôi vô địch Đông Nam Á.
    Trận thua này, một lần nữa cho thấy bóng bàn Việt Nam hiện tại dù không thiếu cây vợt giỏi, nhưng lại thiếu nhưng cây vợt có khả năng bùng nổ như kiểu TrầnTuấn Anh trước đây và Vũ Mạnh Cường gần đây. Những người khi cần có thể thi đấu với 150% phong độ.

    Được huynhdetuongtan sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 30/05/2006
  7. huynhdetuongtan

    huynhdetuongtan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp theo)
    Bức tranh ảm đạm bóng bàn ĐNÁ
    Kết thúc giải, chủ nhà Singapore đã giành 6/7 chức vô địch và tuyển Việt Nam với 1 HCV đúng chỉ tiêu đứng thứ 2. Một thứ hạng không ngoài dự đoán cuả giới chuyên môn và một lần nữa nó cho thấy bức tranh ảm đảm về chuyên môn của bóng bàn khu vực.
    Ngược dòng thời gian vào năm 1997, khi cây vợt nữ gốc Trung Quốc đang trong tốp 10 thế giới lúc đó là Jing Jun Hong chính thức được chấp nhận thi đấu trong màu áo Singapore tại SEA Games 19 và dễ dành giành ngôi vô địch đơn nữ, thì bản đồ chuyên môn bóng bàn khu vực bắt đầu thay đổi lớn.
    Những đại gia như Indonesia, Việt Nam, Malaysia... đã không còn là đối thủ xứng tầm của bóng bàn Singapore mà thực chất là cả một đội quân "nhập khẩu" từ Trung Quốc bởi sau Jing Jun Hong, lần lượt là các cây vợt mạnh khác như Li Jia Wei (cũng trong tốp 10 nữ thế giới), Juan Dong Jun, Zhang Tai Yong, Cai Xiao Li (nam).... và gần đây lại thêm Zhang Xue Ling (nữ), Yang Zi (nam)... đều mới chỉ qua tuổi 20, nhưng đã có đẳng cấp vượt trội so với mặt bằng khu vực.
    Cũng cần phải nói thêm, vào năm 1999 tại SEA Games 20, Singapore cũng đã từng giành đến 6/7 HCV. Không chỉ có Singapore, "võ nhập khẩu" đang trở thành bài toán chung cho nhiều nền bóng bàn khác của Đông Nam á. Malaysia cách đây 2 năm cũng có 1 cây vợt cắt bóng nữ, Myanmar cũng đưa tới SEA Games 23 những cây vợt nữ gốc Vân Nam (Trung Quốc)...
    Cuộc tranh cãi về tình trạng này đã bùng lên trong giới chuyên môn từ nhiều năm trước, nhưng xem ra nó vẫn chưa có hồi kết. Với các quốc gia có VĐV "nhập ngoại" thì khẳng định, sự có mặt của các cây vợt mạnh sẽ giúp bóng bàn khu vực tăng thêm chất lượng qua các cuộc cọ xát chuyên môn và họ cũng có cơ hội vươn tới những đẳng cấp cao hơn.
    Nhưng với những quốc gia chỉ trông vào nội lực, trong đó có Việt Nam thì rõ ràng, các VĐV gốc ngoại chính là cái rào cản quá lớn dù chỉ ở mặt bằng khu vực. Hơn thế, để có được 1 VĐV đỉnh cao thì việc đào tạo không dưới 10 năm và cũng không phải lúc nào cũng có thể sản sinh ra 1 tay vợt chạm đến đỉnh cao của khu vực.
    Bức tranh bóng bàn khu vực rõ ràng là quá ảm đạm, nhưng cũng là dễ hiểu bởi đơn giản nó cũng là tình trạng chung của bóng bàn thế giới với sự áp đảo của các VĐV Trung Quốc.

  8. huynhdetuongtan

    huynhdetuongtan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Vài năm trước, khi Cai Xiao Li nhập tịch Singapore, các tay vợt ĐNÁ đã than thầm khi phải đối mặt với tuyển nam Singapore ở các kỳ SEA Games. Nay với sự có mặt của 2 tay vợt gốc Trung Quốc khác là Yang Zi và Zheng Qi, nỗi lo đó càng lúc càng đè nặng nhất là với các cây vợt nam VN - những người đang nắm giữ chức vô địch đơn nam liên tiếp ở SEA Games 21 và 22.
    [​IMG]
    Yang Zi - đối thủ khó xơi của các tuyển thủ VN
    Tạm lấy Giải Cây vợt vàng 2004 làm chuẩn đo đầu tiên. Ngoài Đoàn Kiến Quốc bất bại trong thế trận rất chắc chắn trước các cây vợt Singapore như Yang Zi (cả hai lần gặp nhau Quốc đều thắng thuyết phục 3-1 và 3-0), Cai Xiao Li.
    Hai cây vợt còn lại của tuyển VN là Tuấn Quỳnh và Nam Hải đều rất chông chênh trước Cai Xiao Li và Zheng Qi. Cụ thể, Quỳnh 2 lần liền gác vợt trước Zheng Qi ở nội dung đồng đội lẫn đơn nam. Nam Hải bại trận trước Yang Zi và Cai Xiao Li.
    Và không có gì lạ khi cả 3 cây vợt Singapore đều bước vào tứ kết nội dung đơn nam, nơi mà không cây vợt VN nào còn có mặt kể cả Kiến Quốc. Đây mới thực sự là dịp để nhìn rõ thực lực của họ. Ko Lai Chak, tay vợt hạng 36 thế giới phải rất vất vả mới vượt qua Cai Xiao Li với tỷ số 4-3. Yang Zi thua Lim Jae Hyun (Hàn Quốc) 3-4 trong thế luôn dẩn điểm. Trong khi Nam Hải không thể lấy của Lim một ván nào trong lần gặp nhau ở vòng đầu nội dung đơn nam.
    Hai gương mặt mới của Singapore trẻ hơn các cây vợt VN và con đường phát triển của họ còn rất dài bởi theo HLV Luo Jie: "Trung Quốc vẫn là nơi mà Yang Zi và Zheng Qi rèn giũa chuyên môn trong thời gian tới". Lực họ mạnh: Lo. Nhưng cách làm của họ lại càng làm chúng ta lo hơn khi chiếc camera của họ ghi không sót một hình ảnh nào trong 2 lần đối mặt với tuyển VN ở giải đồng đội. Và người quay chính là các tay vợt Singapore, những người biết phải đặt máy như thế nào để thu trọn "cái hay, cái dở" của đối phương hòng đưa ra được đối sách lấy "sở trường chống sở đoản" cho mình.
    Hiệu quả camera hiển hiện ngay tức khắc. Lối đánh tấn công đơn điệu của Tuấn Quỳnh đã phá sản khi Zheng Qi liên tục gài bóng vào những vị trí bất lợi khi anh di chuyển để thực hiện cú đánh. Yang Zi và Cai Xiao Li không cho Nam Hải nhiều cơ hội thuận lợi để đánh những quả trái tay sở trường trong lần đối mặt thứ hai ở giải đồng đội. Chính chiếc camera con con đã chỉ ra những điểm yếu của các tay vợt VN để Singapore rửa hận thành công ở lần thứ hai gặp lại.
    Càng nghĩ lại càng lo cho bóng bàn VN !
  9. huynhdetuongtan

    huynhdetuongtan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    08:48, 31/05/2006 (GMT+07:00)
    > Bóng bàn Việt Nam sau giải vô địch Đông Nam Á:
    Nỗi lo đến từ ...Trung Quốc

    Về thứ hạng, bóng bàn Việt Nam vẫn giữ ngôi vị á quân khu vực nhưng đang đối mặt với những nỗi lo và thách thức mới. Nỗi lo đến từ xu hướng nhập khẩu tràn lan các cây vợt Trung Quốc của Singapore và những quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.


    Ổn định ở nội dung đồng đội, tiếc cho đôi nam và lo lắng đơn nam
    Bức tranh toàn cảnh về chuyên môn của đội tuyển có lẽ được rút lại ngắn gọn như vậy sau 5 ngày thi đấu trên đất Singapore. Tại giải đấu vừa qua, sức mạnh của đội nam tiếp tục thể hiện bằng sự đồng đều ở các vị trí số 1, số 2, số 3 trong đội hình và điều này được khẳng định bằng tấm HCV ở cuộc đua đồng đội. Theo đánh giá, đây cũng là ưu điểm duy nhất của chúng ta trước kình địch Singapore và nhờ nó đã hoàn thành được chỉ tiêu 1 HCV như dự đoán trước giải.
    Tuy nhiên, có thể thêm một bất ngờ khác nếu Tuấn Quỳnh-Nam Hải may mắn hơn trong trận chung kết đôi nam. Liên tục dẫn trước (thậm chí tới 2-0) nhưng cuối cùng bộ đôi này lại để Yang Zi-Cai Xiao Li ngược dòng thành công và lấy đi tấm HCV trong tầm tay.
    Đến nội dung đơn nam, sự tiến bộ của Yang Zi đã được khẳng định. Đánh bại toàn bộ những tên tuổi của bóng bàn Việt Nam (thắng Huy Hoàng 4-0 vòng bảng, thắng Tuấn Quỳnh 4-0 bán kết, thắng Kiến Quốc 4-0 chung kết), có thể nói, Yang Zi soán ngôi vô địch đơn nam trong sự bất lực của các cây vợt Việt Nam. Năm nay mới 21 tuổi và cứ đà này, Yang Zi sẽ còn ngự trị dài dài trên ngôi số 1 nếu các đội tuyển khác không có sự đột biến về nhân lực.
    ?oĐau đầu? tìm giải pháp
    Không còn là sớm đối với việc tìm ra những biện pháp nhằm lấy lại vị thế của 2 năm trước đối với bóng bàn Việt Nam. Theo dự báo, xu thế nhập khẩu các cây vợt Trung Quốc sẽ còn rất thịnh hành ở khu vực Đông Nam Á và đối với những đội tuyển luôn trông đợi vào nội lực như Việt Nam chắc chắn phải đối đầu với nhiều khó khăn.
    Hiện tại, hành trang đáng quý nhất mà chúng ta đang sở hữu là kinh nghiệm xây dựng lực lượng từ quá khứ và những gương mặt trẻ có đủ tiềm lực để vươn lên. Vấn đề quan trọng nhất nằm ở chiến lược phát triển và phương pháp đào tạo. ?oGà nòi? sẽ được rèn luyện thế nào để trở thành những tài năng thật sự?
    Không dễ để trả lời câu hỏi này trong bối cảnh bóng bàn Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí như hiện nay.
    Vũ Lê (Báo Thể thao hàng ngày)


  10. rossicarbon

    rossicarbon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Cho minh bo xung, singapore con vdv GAO NING xep hang 38 tren the gioi chua duoc ra quan. Gao NING da tung ha mot doan HK ỏ giai protour. Cho nen VN se o co co hoi de chiem vi tri so 1 cua DNA.

Chia sẻ trang này