1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Hạ long

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi JQK_Halong, 01/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm:
    Tăng trưởng khá, nhưng chưa vững chắc, ổn định
    6 tháng đầu năm 2006 là khoảng thời gian đầu tiên triển khai lế hoạch 5 năm, giai đoạn 2006 - 2010. Mặc dù gặp phải một số khó khăn, bất lợi, nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh vẫn có chuyển biến tích cực.
    Kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 12,8% so với cùng kỳ. Công nghiệp vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2005: 19,7%, đạt giá trị 7.665,8 tỉ đồng, trong khu vực ngoài quốc doanh có sự tăng trưởng cao nhất 25%. Sản xuất của ngành than ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Các ngành điện cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng cũng đạt tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Tin vui về những công trình, sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh làm nhiều người phấn khởi như: Nhà máy đóng tầu Hạ Long hạ thủy tầu 5,3 vạn tấn, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng đang chạy thử và hòa vào mạng lưới điện quốc gia...
    Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều bất lợi nhưng diện tích sản lượng gieo trồng ổn định, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi cũng được tỉnh khoanh vùng xử lý kịp thời; đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản đều tăng so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ thương mại vẫn diễn ra sôi động mặc dù giá tăng; số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 1,6 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2005. Một số dự án, công trình trọng điểm quốc gia và của tỉnh trên địa bàn được khởi công và xây dựng đúng kế hoạch như dự án cầu Bãi Cháy, Khu công nghiệp Hải Yên, Khu đô thị Phượng Hoàng, các nhà mày Nhiệt điện Quảng Ninh, Cẩm Phả...
    Các hoạt động văn hóa, xã hội 6 tháng đầu năm nay được các cấp, các ngành chủ động triển khai, được nhân dân tích cực hưởng ứng nên đạt hiệu quả tốt, góp phần ổn định và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.
    Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm vẫn bộc lộ những bất cập như : tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn chưa vững chắc và ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động còn chậm, vấn đề quy hoạch để phát triển bền vững còn bất cập, ô nhiễm môi trường ngày càng bức xúc, môi trường đầu tư chưa tốt, khiếu kiện còn phức tạp, tai nạn giao thông, khai thác than trái phép xảy ra còn nhiều, cải cách hành chính chưa hiệu quả, gian lận thương mại diễn biến phức tạp...

  2. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thêm một chút về Quan Lạn:
    Thương cảng xưa - Quan Lạn nay
    Ngày 11 và 12-7 năm nay tại đảo Quan Lạn, lần đầu tiên UBND huyện Vân Đồn tổ chức lễ kỷ niệm 875 năm thành lập thương cảng Vân Đồn, nhân dịp vùng đất này được cấp Bằng công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, từ năm 792, thuyền buôn của các nước đã qua lại buôn bán ở vùng hải đảo này. "Đại Định năm thứ 10 (1149), mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn 3 nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La sang Hải Đông xin cư trú buôn bán. Vua (Lý Anh Tông) bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vần Đồn để mua bán hàng hóa quý, dâng hiến sản vật địa phương.
    Ngày đó các bến Đượng Hạc, Hòn Râu (huyện Yên Hưng), bến Gạo Rang, bến Bang, bến Đâm Gạo (Hoành Bồ) và bến Vạn Ninh (Móng Cái) nằm trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Buổi đầu Thương cảng trao đổi sản vật với 4 nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La, Tam Phật Tế, sau đó mở rộng buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Nam Á. Hàng của Đại Việt hồi đó chủ yếu là nguyên liệu, sản vật nông lâm thủy sản như trầm hương, ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, bạc, đồng, gỗ lim, quế vỏ, tơ lụa. Riêng các đồ sành sứ có số lượng khá lớn với kỹ nghệ chế tạo cao, nghệ thuật trang trí, tạo dáng đẹp, có nhiều chủng loại phong phú, cạnh tranh ngang với các sản phẩm sứ của nhà Tống và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đại Việt. Đầu thời Trần, nhịp độ buôn bán tại Thương cảng Vân Đồn vẫn được giữ vững. Gốm nhà Trần kế thừa kỹ thuật gốm thời Lý và sáng tạo thêm sản phẩm men nâu có giá trị cao mà các vua chúa phương Bắc đòi được triều cống. Cư dân quần tụ sinh sống ở vùng thương cảng đông đúc. Để đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, các vua Trần cho xây hệ thống 10 chùa lớn tiêu biểu là các chùa Lấn, Bảo Tháp, Hòn Râu, Vạn Ninh...
    Trải qua thời kỳ loạn lạc với sự xâm lược của quân Nguyên Mông và quân Minh, sau một thời kỳ suy giảm, đến thời nhà Lê, hệ thống thương cảng vẫn giữ được vị trí hàng đầu trong nước. Đầu thế kỷ XVI, Thương cảng Vân Đồn được hưng thịnh với chính sách mở cửa thương mại của nhà Mạc. Gốm sành nước ta có chất lượng cao vượt trội gốm sành Trung Quốc và là mặt hàng được ưa chuộng nhất trên thị trường gốm sứ thời kỳ này. Từ lợi thế đó, các lò sản xuất sành sứ mọc lên nhiều, ồ ạt mang hàng ra Vân Đồn để xuất khẩu. Nhà Mạc đã cho xây nhiều nhà nung sành tại khu vực duyên hải Vân Đồn như Đượng Hạc, Hòn Râu (Yên Hưng); Vạn Ninh, Hải Tiến (Móng Cái). Thời hậu Lê, các hoạt động buôn bán tại Vân Đồn vẫn tiếp tục phát triển. Cùng việc đẩy mạnh phát triển thương mại, nhà Lê cho xây nhiều đình làng làm nơi sinh hoạt văn hóa chính trị cho cộng đồng như đinh Cái Làng, đình Cống Cái ở Quan Lạn... Đến nay những cổ vật tìm thấy ở nơi đây đã khẳng định vai trò hàng đầu của thương cảng này qua nhiều thế kỷ. Hàng nghìn đồng tiền cuối thời Lê tìm được tại bến Minh Châu, đặc biệt tiền của triều Tây Sơn rất nhiều về số lượng, chủng loại, nói lên buôn bán tại Vân Đồn thời kỳ đó vẫn chiếm vị trí nhất định. Đến triều Nguyễn, hoạt động buôn bán tại Thương cảng Vân Đồn dần dần suy giảm...
    Tại Đền Đô (Bắc Ninh) ngày nay, nơi thờ 8 vị vua triều Lý, có cây đa ghi nhớ công đức của vua Lý Anh Tông của Đoàn đại biểu huyện Vân Đồn trồng năm 1998. Hàng năm, cứ vào dịp từ 10 đến 18 tháng 6 âm lịch nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng Vân Đồn, nhân dân xã Quan Lạn đều tổ chức lễ hội cầu may với các cho chơi đua thuyền, kéo co và tế lễ sôi động. Vùng đất Quan Lạn, trung tâm Thương cảng Vân Đồn xưa, nay có những đổi thay nhanh chóng. Tuyến đường trải nhựa xuyên đảo Quan Lạn - Minh Châu dài gần 20km và khu du lịch Hải Vân Xanh tại trung tâm đảo với hàng loạt công trình nghỉ mát mọc lên thu hút nhiều khách du lịch, đã góp phần thay đổi bộ mặt một vùng đảo nghèo. Nhân dịp kỷ niệm 857 năm ngày thành lập Thương cảng Vân Đồn, UBND huyện có kế hoạch tổ chức quy mô tại Quan Lạn với lễ dâng hương, lễ thần nhận kiếm và tái diễn màn "Thế Trận Vân Đồn" với các đội quân Đông Nam Vân - Đoài Bắc Võ tưởng niệm công ơn vua Lý Anh Tông và các thế hệ cha ông đã góp phần phát triển thương cảng Vân Đồn.

  3. labangdo

    labangdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, có tin nào gần gũi thân thiện hơn chut nữa không? biết là tình hình thời sự là cần thiết , nhưng có thể thêm chút ít tin vỉa hè của Hạ Long và Cẩm Phả được không các bác?
  4. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khởi sắc hơn trong 6 tháng cuối năm
    6 tháng đầu năm nay, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm so với cùng kỳ năm 2005 cả về số dự án và quy mô vốn đầu tư. Đây là "bức tranh ảm đạm" nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực này của tỉnh ta. Vậy nguyên nhân do đâu việc thu hút đầu tư lại giảm mạnh như vậy?
    Trong 6 tháng đầu năm 2006, tỉnh ta thu hút tổng cộng 18,4 triệu USD, đạt 14% kế hoạch năm, bằng 30,5% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mới được cấp giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 17,3 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2005, số dự an thu hút tương đương 66,7%, số vốn đầy tư tương đương 38,4%); điều chỉnh giấy phép đầu tư cho 2 doanh nghiệp, với tổng số vốn tăng thêm là 1,1 triệu USD. Như vậy hoạt động thu hút vốn ĐTNN 6 tháng đầu năm giảm so vơi cùng kỳ cả về số dự an và quy mô vốn đầu tư.
    Việc thu hút ĐTNN giảm bởi lẽ hiện nay đơn giá thuê đất tại tinh ca cao hơn hẳn so với các tỉnh, thành phố lân cận, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó do thay đỏi về quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư bị kéo dài (đến tháng 6-2006 quy trình này mới được UBND cho phép sửa đổi để đơn giản hóa thủ tục). Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, cơ chế "Một cửa" đã triển khai bước đầu và thực hiện tốt ở quy trình "Một đầu mối; thủ tục hành chính đã được cải tiến, nhưng vẫn còn rườm rà, còn làm mất thời gian và công sức của nhà đầu tư nhất là thủ tục liên quan đến phê duyệt địa điểm, giao đất, cho thuê đất, công tác đền bù giải phóng mặt bằng khó khăn.
    Đặc biệt, nguồn lao động tại chỗ của Quảng Ninh vừa thiếu lại vừa yếu, ngay lực lượng lao động phổ thông cũng thiếu, chứ chưa nói tới lao động kỹ thuật. Công tác xúc tiến đầu tư hiện nay còn manh mún, chưa mang tính chuyên nghiệp, việc xúc tiến đầu tư nước ngoài còn quá ít và không đúng kế hoạch, ngay từ năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 không thực hiện được cuộc xúc tiến ra nước ngoài nào. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ 1-7-2006, nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật. Do đó nhiều nhà đầu tư còn e ngại và chưa quyết định đầu tư.

    Tuy việc thu hút ĐTNN 6 tháng đầu năm giảm nhưng số lượng các đoàn khảo sát đầu tư đến tỉnh ta tăng, đã có gần 30 đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư. Ban Quản lý các KCN và ĐTNN cùng các cấp, các ngành đang tiếp tục hướng dẫn các chủ đầu tư lập, hoàn chỉnh hồ sơ dự án xin cấp phép đầu tư cho một số dự án như: Khu du lịch đảo Tuần Châu, vốn đầu tư 170 triệu USD (các bên đối tác đã ký hợp đồng kinh doanh); khu du lịch Khe Chè vốn đầu tư 120 - 150 triệu USD; Nhà máy nhiệt điện Mông Dương, công suất 1200 MW, vốn đầu tư 1,4 tỷ USD (liên doanh giữa Tập đoàn CN Than và Khoáng sản Việt Nam với Tập đoàn AES, Hòa Kỳ); cửa hàng miến thuế VOSA tại khu vực cảng Cái Lân vốn đầu tư 2 triệu USD; Xây dựng nhà ở cho thuê tại Cẩm Phả, vốn đầu tư 5 triệu USD; sản xuất than cốc tại Đông Triều vốn đầu tư 2,6 triệu USD; nuôi cá song vốn đầu tư 2 triệu USD... Nếu không có gì thay đổi, trong tháng 7 này Ban Quản lý các KCN và ĐTNN sẽ trao giấy phép đầu tư cho dự án Nhà máy sản xuất thiết bị chính xác, công nghệ cao xuất khẩu, tổng vốn đầu tư 47 triệu USD.
    Bên cạnh đó, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài khởi sắc hơn trong thời gian tới, Ban Quản lý sẽ tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản và Đài Loan. Hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định 4047/2002/QĐ-UB ngày 11-11-2002 của UBND tỉnh về cơ chế khuyến khích và đảm bảo đầu tư vào các KCN. Khẩn trương hoàn thiện dự án lập quy hoạch phát triển các KCN và ĐTNN từ nay đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
    Với những chủ trương và giải pháp trên, hy vọng trong 6 tháng cuối năm và các năm tiếp theo hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ khởi sắc.

    To labangdo : Hình như là có topic thông tấn xã vỉa hè Hạ Long rồi, nếu có thông tin vỉa hè nào đó nóng bỏng mà mình biết , mình sẽ post.
  5. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Đúc mới chùa Đồng Yên Tử Chùa Đồng mới sẽ cao trên 3m và rộng khoảng 12m2, dự tính sau khi đúc xong thì tổng trọng lượng lên tới 60 tấn. Chùa Đồng mới được thiết kế trên mô hình của chùa Dâu, tất cả các chi tiết đều được đúc rời, sau đó sẽ vận chuyển lên đỉnh Yên Tử bằng sức người rồi mới lắp ráp hoàn chỉnh.

    Chùa Đồng nằm ở đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, cao 1068m so với mặt nước biển. Theo sử sách ghi lại Chùa Đồng được xây dựng vào thời Lê - Trịnh do một bà phi của chúa Trịnh công đức. Chùa có tên Thiên trúc tự, toàn bộ chùa được đúc bằng Đồng nhưng chỉ ở dạng một khám nhỏ, một người chui không lọt.
    Đến năm Canh thân đời vua Lê Cảnh Hưng, do bão làm bạt mái chùa, kẻ gian đã tháo dỡ phần còn lại của chùa và mang đi, chỉ để lại bốn hố cột chôn trên các mỏm đá. Đến năm 1930, Thủ tự chùa Long Hoa đã tái tạo lại chùa Đồng bằng bê tông bọc đồng trên một mỏm đá vuông. Năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều Mĩ cùng phật tử hải ngoại đã công đức tái thiết một ngôi chùa đồng và dựng bên cạnh ngôi chùa cũ.
    Ngôi chùa Đồng mới lần này được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nhập từ Đức về. Theo giải thích của sư bác Khai Bi, người giúp việc cho đại đức Thích Thanh Quyết, thì: Đúc bằng đồng nguyên chất để thể hiện tính vĩnh cửu về công trình văn hoá có một không hai này.

    [​IMG]
    Bản thiết kế (mặt cắt đứng) Chùa Đồng mới.

    Chùa Đồng mới sẽ cao trên 3m và rộng khoảng 12m2, dự tính sau khi đúc xong thì tổng trọng lượng chùa Đồng sẽ lên tới 60 tấn. Chùa Đồng mới được thiết kế trên mô hình của chùa Dâu và được đúc rời tất cả các chi tiết như một ngôi chùa bình thường, sau đó sẽ vận chuyển lên đỉnh Yên Tử bằng sức người rồi mới lắp ráp hoàn chỉnh. Tổng chi phí lên tới 13 tỷ đồng. Xưởng đúc được đặt tại ngay chân núi Yên Tử, BTC đã lấy một phần đất của bến xe Giải Oan, để đặt xưởng đúc. Được biết xưởng đúc này sẽ tồn tại lâu dài bởi lẽ sau khi đúc hoàn thành xong chùa đồng, xưởng đúc sẽ có trách nhiệm đúc tiếp tượng vua Trần Nhân Tông, tượng Quan Âm và nhiều đồ thờ tự khác.


    Bản thiết kế chùa Đồng mới do Viện bảo tồn di tích thuộc Bộ văn hoá thông tin đứng ra chịu trách nhiệm. Phần đúc giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Mỹ thuật Hà Nội, với sự tham gia của tốp thợ đúc đến từ Ý Yên ?" Nam Hà và sự tư vấn của nhiều nghệ nhân đúc đồng kỳ cựu ở Việt Nam. Đội đúc Ý Yên đã từng đúc rất nhiều pho tượng lớn như pho tượng Phật 30 tấn ở chùa Non nước.
    Đến thời điểm này, ngoài phần khung mái và bệ chùa chưa đúc xong, còn lại tất cả các chi tiết khác đã hoàn chỉnh chờ ngày ghép mối. Phần khó nhất là đúc bốn cây cột trụ, mỗi cây cột nặng hơn một tấn đã hoàn thành xong, tạo trụ vững chắc cho chùa Đồng đứng vững được trước sự khắc nghiệt của thời tiết trên đỉnh núi Yên Tử.
  6. wnb

    wnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Vịnh Hạ Long có bị rút ra khỏi danh sách di sản thế giới?
    Cập nhật lúc 08h18" , ngày 21/07/2006

    Dư luận đang xôn xao trước tin UNESCO sẽ đề nghị rút tên vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách các di sản thế giới, vì những bất đồng với chính quyền tỉnh Quảng Ninh về việc xây dựng Nhà máy Xi măng Cẩm Phả. Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã trả lời về vấn đề này.
    Thưa Phó Chủ tịch, dư luận cho rằng UNESCO đã có đơn "kiện" UBND tỉnh Quảng Ninh về việc cho phép Nhà máy Xi măng Cẩm Phả có công suất lớn nhất Việt Nam (2,3 triệu tấn/năm) nằm ngay bên bờ vịnh Bái Tử Long gây tác động rất xấu đến môi trường vịnh Hạ Long?
    - Trước hết phải nói ngay rằng, Nhà máy Xi măng Cẩm Phả là dự án cấp quốc gia, do Chính phủ phê duyệt chứ không phải của Quảng Ninh. Trước khi phê duyệt, Chính phủ đã nghe tường trình các báo cáo thẩm định, đánh giá của các Bộ, ngành chuyên môn, trong đó có Bộ Tài nguyên Môi trường vì tính chất nhạy cảm của một dự án công nghiệp nặng được xây dựng gần kề với vịnh Hạ Long.
    Ngoài ra, với tư cách là địa phương có dự án đầu tư, ngay từ quá trình chuẩn bị xây dựng và phê duyệt dự án, yếu tố bảo đảm môi trường nói chung luôn được UBND tỉnh Quảng Ninh kiến nghị đặt lên hàng đầu, bảo đảm không gây tác động xấu đến môi trường vịnh Hạ Long kể cả giai đoạn xây dựng cho đến khi nhà máy này đi vào hoạt động. Trên thực tế, vị trí xây dựng Nhà máy nằm sâu trong địa bàn thị xã Cẩm Phả, cách vùng đệm khu bảo tồn vùng di sản khoảng 10km.
    Nhưng thưa ông vì sao UNESCO lại có văn bản gửi đến Ban Quản lý vịnh Hạ Long bày tỏ mối quan ngại này?
    - Không phải văn bản, cũng chẳng phải đơn từ kiện tụng gì cả. Đó chỉ là một bức thư gửi cho cá nhân tôi. Cụ thể như sau: Kết thúc một đợt công tác khảo sát xây dựng 12 hạng mục thuộc dự án Bảo tàng sinh thái vịnh Hạ Long, tham dự lễ khai trương Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn, ngày 28/6/2006, ông Chu Shiu Kee, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã gửi cho tôi một bức thư bày tỏ sự cảm ơn tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất phục vụ cho chuyến công tác. Qua đó đã góp ý nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý, khai thác, bảo dưỡng dự án Bảo tàng sinh thái vịnh Hạ Long sao cho hiệu quả, gắn chặt lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường.
    Ngoài ra, trong thư cũng đã nhắc lại những vấn đề mà cả ông và tỉnh Quảng Ninh đã thảo luận, thống nhất nhận định trước đó. Đó là môi trường vịnh Hạ Long đang đứng trước những nguy cơ bị tác động xấu bởi các yếu tố con người, xã hội. Nhà máy Xi măng Cẩm Phả chỉ là một trong những ví dụ mà ông Chu Shiu Kee viện dẫn để bày tỏ mối lo ngại nói trên.
    Đây cũng là nội dung chính mà Hội nghị lần thứ 30 của Ủy ban Di sản thế giới tổ chức tại Vilius - Lithuania (Liên bang Nga - từ ngày 8 - 16/7/2006) thảo luận rất kỹ về công tác bảo tồn đối với tất cả các di sản được xếp hạng thế giới. UBND tỉnh Quảng Ninh đã cử ông Hoàng Công Thái, Phó trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long, sang tham dự Hội nghị này, sẵn sàng giải trình mọi vấn đề theo yêu cầu của Ủy ban Di sản thế giới.
    Quan điểm của UNESCO tại hội nghị này như thế nào, thưa ông?
    - Đến thời điểm này thì chưa có báo cáo chính thức về kết quả hội nghị. Song, theo những gì tôi biết qua trao đổi thông tin thì không có chuyện UNESCO "dọa" sẽ rút tên vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách các di sản thiên nhiên thế giới.
    Nhưng thưa ông, có nhiều mối lo ngại khác xung quanh hoạt động của Nhà máy Xi măng Cẩm Phả. Ông giải thích sao về việc này?
    - Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của chính quyền và nhân dân Quảng Ninh là coi nhiệm vụ bảo tồn, phát triển di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới vịnh Hạ Long vừa là vinh dự, tự hào vừa là trách nhiệm rất quan trọng. Nhưng cần phải hiểu rằng, bảo tồn di sản không có nghĩa là biến toàn bộ vịnh Hạ Long trở thành vùng cấm, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
    Hơn thế nữa, xét về tính liên quan, có thể nói gần như toàn bộ vành đai biển của Quảng Ninh đều thuộc về vịnh Hạ Long. Trong khi đó, Quảng Ninh không chỉ có di sản mà còn phải phát triển dựa trên những tiềm năng, lợi thế về biển như hàng hải, cảng, du lịch, thủy sản... Vấn đề là cần phải biết cách khai thác, không để lợi thế về mặt này lấn át, làm triệt thoái mặt kia.
    Xin cảm ơn ông!

  7. wnb

    wnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0


    Đạo diễn Trương Nghệ Mưu khảo sát vịnh Hạ Long

    Cập nhật lúc 08h48" , ngày 22/07/2006

    Ngày 21/7, giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ninh Lê Toán cho biết: một doanh nghiệp của Trung Quốc, có sự tham gia của hai đạo diễn Trương Nghệ Mưu và Mai Soái Nguyên, đã tiến hành hai đợt khảo sát (vào đầu năm và trung tuần tháng 7/2006) để xin đầu tư một cơ sở ?obiểu diễn thực cảnh? trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
    Mức đầu tư cho dự án được nêu sẽ từ 10-20 triệu USD. Nếu các thủ tục được hoàn tất thì nhà đầu tư sẽ triển khai xây dựng vào năm 2007.


  8. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Tàu" Minh Hoa Nữ Vương" xuất hiện trở lại trên Vịnh Hạ Long
    Tiếp theo sự trở lại của tàu " Hải Dương Công chúa", ngày 29/7/2006 tại Vịnh Hạ Long xinh đẹp những người làm du lịch lại vui mừng chào đón sự xuất hiện trở lại của con tàu sang trọng quốc tịch Trung Quốc mang tên " Minh Hoa Nữ Vương".
    Với sức chở khoảng gần 1000 khách du lịch, tàu " Minh Hoa Nữ Vương" sẽ đều đặn đến Vịnh Hạ Long hai ngày một lần hứa hẹn mang theo nhiều du khách từ khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đến với Vịnh Hạ Long.
    Hiện tại , trong bối cảnh lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam vẫn đang giảm sút thì việc hoạt động trở lại của hai hãng tàu có thương hiệu của Trung Quốc trên tuyến đường biển Bắc Hải - Hạ Long trong năm nay là một sự kiện quan trọng và đáng mừng. Đây cũng là kết quả khích lệ đáp lại những nỗ lực to lớn của ngành Du lịch Quảng Ninh trong việc quyết tâm khôi phục lại thị trường truyền thống Trung Quốc. Để tạo điều kiện tốt nhất đón tàu đến Hạ Long, hiện tại ngành Du lịch Quảng Ninh đang phối hợp với các cơ quan hữu quan khẩn trương chuẩn bị tốt nơi neo đậu, xây dựng phương thức quản lý việc đón tiếp khách an toàn thuận tiện, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến...
    Có thể khẳng định chắc chắn rằng " Minh Hoa Nữ Vương" sẽ cùng " Hải Dương Công chúa" là những chiếc cầu nối quan trọng mang đến nhiều điều khám phá mới lạ hấp dẫn của đất nước Vịêt Nam xinh đẹp tới mọi du khách trên khắp đất nước Trung Hoa.
  9. wnb

    wnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0

    Di sản vịnh Hạ Long: không bị tước danh hiệu, nhưng phải giải trình!

    Cập nhật lúc 21h54" , ngày 27/07/2006

    Cuối tuần qua, Ban quản lý di sản vịnh Hạ Long đã phải gửi tới UNESCO bản báo cáo giải trình về tác động của nhà máy xi măng Cẩm Phả tới cảnh quan môi trường tại Hội nghị Di sản thế giới (8 đến 16-7). Không có chuyện vịnh Hạ Long bị tước danh hiệu di sản thế giới như dư luận ồn ào. Nhưng...
    1. Ông Nguyễn Công Thái (Phó Ban quản lý (BQL) di sản vịnh Hạ Long) vừa trở về từ Hội nghị trên, cho biết: "Nhà máy xi măng Cẩm Phả nằm ở vùng đệm, cách trung tâm di sản 10 km. Hiện nay, khi nhà máy chưa đi vào hoạt động thì chưa có gì đáng lo ngại. Song, về lâu dài thì cảnh quan môi trường vịnh sẽ bị ảnh hưởng.
    Tại Hội nghị di sản, các chuyên gia UNESCO cũng đã đưa ra cảnh báo về việc xây dựng hạ tầng cơ sở ven bờ vịnh, đồng thời đánh giá lại công tác bảo tồn di sản. Theo đó, những di sản nào không được gìn giữ, sẽ bị đưa vào danh sách các di sản bị đe dọa. Rất may là trong số 34 di sản bị ghi vào "sổ đen", chưa có di sản nào của VN!".
    Cuối năm nay, nhà máy xi măng lớn nhất VN (được đầu tư tới 4.700 tỷ đồng) đặt tại thị xã Cẩm Phả sẽ bắt đầu vận hành. Thật ra, việc xây dựng nhà máy xi măng Cẩm Phả (nằm trong dự án cấp quốc gia) đã được phê duyệt và triển khai từ tháng sáu năm ngoái. Mà theo quy trình thì, trước khi trình Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phải thẩm tra, đánh giá tác động môi trường. Song, có điều, tại thời điểm đó, chẳng thấy chuyên gia nào (cả bên môi trường lẫn di sản) lên tiếng! Và, nước cứ chảy, bèo cứ trôi, cho đến khi... UNESCO vô tình hỏi đến!
    Bên chủ đầu tư (Vinaconex) khẳng định là không làm ảnh hưởng đến cảnh quan vịnh, bằng cách sử dụng công nghệ lò quay theo phương pháp tiên tiến, hiện đại, bảo đảm khí thải có nồng độ bụi dưới tiêu chuẩn cho phép. Riêng ở công đoạn làm nguội, phần lớn khí sẽ được tái sử dụng tại bộ phận đốt cháy nhiên liệu. Nồng độ tất cả các chất thải độc hại trên sẽ được pha loãng nhờ ống khói có chiều cao 120 mét...
    2. Thế nhưng, đấy là xét về lý thuyết, chứ trên thực tế, khi công trình bắt đầu khởi động, BQL di sản vịnh Hạ Long cũng đã phải năm lần bảy lượt "nhấp nhổm" góp ý kiến với chủ đầu tư, thí dụ, kiến nghị bên xây dựng phải làm lại cầu dẫn khai thác cát (dài 4 km) vì không phù hợp với cảnh quan! "Rồi đây khi nhà máy đi vào hoạt động, máy móc công nghệ hiện đại vài ba năm cũng hư hao đi, không biết cảnh quan vịnh sẽ ra sao. Mà lo ngại nhất là vấn đề khói bụi...", ông Thái than phiền.
    Nếu đã thấy hậu quả nhỡn tiền như vậy thì tại sao, ngay từ đầu, tỉnh Quảng Ninh không chọn một địa điểm khác để xây dựng nhà máy xi măng, mà cứ phải chọn địa điểm cận kề di sản? Xin thưa, vì đấy là địa điểm "bờ xôi ruộng mật", vừa gần nguồn tài nguyên đất sét, đá vôi, lại tiện khai thác, vận chuyển...
    Hằng năm, với công suất 2,5 triệu tấn xi măng, nhà máy xi măng Cẩm Phả chẳng khác nào "con gà đẻ trứng vàng". Quả là một "siêu lợi nhuận". Đứng ở góc độ quản lý và kinh tế, thật khó mà cưỡng lại một "miếng bánh" béo bở như thế. Song, xét cho cùng, phát triển kinh tế cạnh bờ di sản (nói chính xác là "ăn" vào di sản), sớm hay muộn, ít hay nhiều cũng sẽ phải trả giá...
    Vụ việc này khiến người ta liên tưởng đến dự án xây dựng nhà máy xi măng Mỹ Đức (gần danh thắng chùa Hương), hay xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh ở Huế... Bảo tồn và phát triển thường gặp mâu thuẫn khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Bởi, trong bối cảnh hiện nay, bất kỳ di sản nào của VN nói riêng và thế giới nói chung đều bị "vướng" như vậy. Một di sản được công nhận là đồng nghĩa với sức ép du lịch, sức ép kinh tế...
    "Trách nhiệm của BQL là giữ gìn cảnh quan môi trường, tổ chức tu bổ tôn tạo và phát triển du lịch. Nghe có vẻ "to tát", nhưng trên thực tế thì quyền hạn chẳng có bao nhiêu, thấy ô nhiễm cũng chỉ "đề xuất", "kiến nghị", "góp ý", còn giải quyết hay không lại là việc của các cấp, các ngành khác..., ông Thái kết luận.


  10. vietnam_passport

    vietnam_passport Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    748
    Đã được thích:
    0
    Sắp tới tại sân Bạch Đằng sẽ khai trương một câu lạc bộ cực kỳ ấn tượng dành cho các bạn trẻ trong clb Hạ Long,bởi vì chủ clb đó cũng chính là một thành viên lâu năm trong box hạ long này.

Chia sẻ trang này