1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, hình ảnh, bình luận tình hình chiến sự Nga - Gruzia - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi berkut, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0

    Tình hình NO
    Chiều 25/8 Nga tiếp tục rút quân
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0

    Nghị viện Nga 25/8
    Tất ca? 130 thượng nghị sif Nga đê?u bo? phiếu thuận, kêu gọi tô?ng thống Medvedev u?ng hộ quyê?n độc lập cu?a Abkhazia va? Nam Ossetia sau một phiên họp ngắn.
    Ca? hai lafnh đạo ly khai, Sergei Bagapsh tư? Abkhazia, va? Eduard Kokoity tư? Nam Ossetia đê?u có mặt trong phiên họp va? phát biê?u kêu gọi công nhận quyê?n độc lập cu?a hai khu vực na?y.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0

    Nghị viện Nga 25/8
    Tất ca? 130 thượng nghị sif Nga đê?u bo? phiếu thuận, kêu gọi tô?ng thống Medvedev u?ng hộ quyê?n độc lập cu?a Abkhazia va? Nam Ossetia sau một phiên họp ngắn.
    Ca? hai lafnh đạo ly khai, Sergei Bagapsh tư? Abkhazia, va? Eduard Kokoity tư? Nam Ossetia đê?u có mặt trong phiên họp va? phát biê?u kêu gọi công nhận quyê?n độc lập cu?a hai khu vực na?y.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Doctor_no_border

    Doctor_no_border Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì sang năm em cũng bỏ học để sang ******** nguyện tại SO
  5. SSX

    SSX Guest

    Lịch sử xung đột Gruzia Nam Ossetia
    [​IMG]
    Người Ossetian là con cháu của tộc người cổ Scythe, Sarmatian và Alanian, cư ngụ vùng sườn núi phía bắc và nam trung tâm dãy Caucasus. Về mặt chính quyền, họ thuộc Cộng hoà trự trị Bắc Ossetia-Alania 8000km2 có thủ đô là Vladikavkaz nằm trong Liên bang Nga và Cộng hoà Nam Ossetia 3400km2, trước khi tách ra độc lập là một tỉnh tự trị thuộc Gruzia.

    Xung đột Nam Ossetia Gruzia có căn nguyên từ quá khứ của nó. Những nguyên cớ xung đột lại càng nổi lên trong những năm 20 của thế kỷ XX, sau khi Nam Ossetia bị sát nhập vào Gruzia bằng sự thoả hiệp.
    Tháng 4 năm 1922, theo một sắc lệnh của Xô viết và Hội đồng dân uỷ Gruzia SSR, khu vực tự trị Nam Ossetia được thành lập. Tuy nhiên, như các nhà sử học ghi nhận, quyền tự trị của Nam Ossetia chỉ có trên danh nghĩa. Lãnh đạo Gruzia theo đuổi chính sách đồng hoá người Ossetia, ép buộc sửa đổi văn kiện về nguồn gốc dân tộc của họ, đổi tên địa lý Ossetia thành Gruzia.
    Năm 1939, chữ viết Ossetia, trên cơ sở hệ chữ cái La tinh bị thay thế bằng hệ chữ Gruzia, các trường học Ossetia dạy tiếng Gruzia. Cũng trong thời gian này, chữ viết của Bắc Ossetia chuyển đổi sang hệ Nga-Cyrillic. Kết quả là dân tộc Ossetia bị chia rẽ một cách gượng ép thành 2 phần: Bắc Ossetia và Nam Ossetia.
    Cuối những năm 1980, xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan Gruzia hồi phục, gây ra khuynh hướng loại bỏ các thực thể tự trị trong cơ cấu nhà nước Gruzia. Để bảo vệ quyền của Nam Ossetia và thiết lập sự bảo đảm pháp lý về quyền tự trị, ngày 10/11/1989, các đại diện Nam Ossetia quyết định chuyển vùng tự trị thành nước cộng hoà tự trị. Gruzia ngăn cản nó, coi nó là trái với hiến pháp Gruzia.
    Sau đó 13 ngày, 23/11/1989, các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan Gruzia do Zviad Gamsakhurdia cầm đầu tổ chức một cuộc diễu hành tại thủ đô Nam Ossetia. Hàng ngàn người (các ước lượng khác là 30 đến 60 ngàn) với hơn 400 xe cộ từ Tbilisi và các thành phố Gruzia khác đổ về Tskhinvali. Về mặt hình thức, sự kiện này là một cuộc mít tinh hoà bình, nhưng trong đám người diễu hành lại có vài trăm lính cải trang mang súng trường tự động. Tất cả đàn ông của Tskhinvali đã đứng ra bảo vệ thành phố. Không thể vào được thành phố, đám diễu hành đã bao vây thành phố trong 4 tháng, làm 6 dân Nam Ossetia bị chết, 400 người bị thương.
    Năm 1990, Gruzia chính thức từ chối công nhận những nguyên tắc hiến pháp cơ bản xác định địa vị của mình trong Liên bang Xô viết theo một hiệp định ký kết năm 1921 và ly khai khỏi Liên bang. Nam Ossetia chớp lấy cơ hội mà tình cảnh này mang lại cũng tuyên bố chủ quyền, với lý lẽ đến tận năm 1922, lãnh thổ của họ không phải là một bộ phận của Gruzia.
    Việc này chẳng thể làm Gruzia hài lòng, trong khi các thế lực dân tộc cực đoan đang nắm quyền lực tại quốc hội và nhà nước. Chủ tịch Hội đồng nhà nước tối cao Gruzia đã bầu chọn ra chủ tịch nhóm Helsinki Gruzia (một nhóm kiểu nhân quyền, dân chủ), và lãnh đạo "Bàn tròn-Gruzia tự do", do Zviad Gamsakhurdia cầm đầu.
    Kể từ 9/12/1990, tình hình trở nên xấu đi đáng kể khi có cuộc bầu cử Hội đồng đại biểu nhân dân (quốc hội) Nam Ossetia, họ tự quyết định lấy cơ cấu tổ chức mà không cần Tbilisi hay cả Tskhinvali chấp thuận. Ngày hôm sau 10/12/1990, Tbilisi tiến hành các bước trả đũa: bãi bỏ qui chế vùng tự trị Nam Ossetia, sát nhập toàn bộ lãnh thổ Nam Ossetia vào Gruzia.
    Ngày 11/12/1990, trên một trong những đường phố trung tâm Tskhinvali xảy ra xung đột làm 3 người chết và 2 người khác bị thương, là nguyên nhân ban bố tình trạng khẩn cấp và giới nghiêm ở thành phố và ở Dzhavski (nay là Dzausky).
    Trong đêm 5-6/1/1991, Tbilisi đưa cảnh sát, vệ binh quốc gia vào Tskhinvali. Sự hỗn loạn dẫn đến phía Nam Ossetia thay thế quân đội Gruzia bằng lực lượng quân sự của mình. Cuộc đối đầu Tbilisi và Nam Ossetia leo thang lên một mức độ mới.
    Ngày 29/1/1991, Chủ tịch hội đồng nhân dân Nam Ossetia Torez Kulumbegov được Tbilisi mời đến đối thoại với các lãnh đạo Gruzia. Nhưng thay vì được đối thoại ông bị bắt và đưa thẳng đến nhà tù.
    Ngày 1/2/1991 Gruzia cắt đứt cung cấp năng lượng đến Nam Ossetia.
    Ngày 23/3/1991, cuộc họp Hội đồng đại biểu các cấp Nam Ossetia được tổ chức và ra quyết định chấp thuận qui chế vùng tự trị trước kia. Hội đồng bình thường hoá tình hình (với Tbilisi) được thành lập.
    Ngày 4/5/1991 cuộc họp Hội đồng đại biểu các cấp Nam Ossetia ra nghị quyết giải tán Cộng hoà xô viết Nam Ossetia, ra công bố chủ quyền và quay lại tình trạng vùng tự trị.
    Ngày 26/5/1991, Gruzia tiến hành bầu cử tổng thống, nhà lãnh đạo Hội đồng tối cao Gruzia Zviad Gamsakhurdia được bầu chọn. Điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng đổ máu trong vùng xung đột. cho đến 8/6/1991, đã có 70 ngôi làng Ossetia bị dốt cháy trụi. Số các nạn nhân xung đột từ 6/1/1991 đến 1/9/1991 đã lên đến 209 người, 460 người bị thương, 150 người mất tích. Một số lớn nạn nhân là người Gruzian sống trong vùng xung đột và là đối tượng để dân Ossetian trả đũa. Nhiều người dân Gruzian phải rời bỏ nhà cửa và chạy về Gruzia.
    Ngày 1/9/1991, cuộc họp Hội đồng đại biểu nhân dân Nam Ossetia bác bỏ nghị quyết của Hội đồng đại biểu các cấp 4/5/1991 vì cho là trái pháp luật, không giúp ổn định tình hình và cũng đã bãi bỏ chủ thể vi hiến là Hội đồng đại biểu các cấp, ra tuyên bố nhà nước cộng hoà lấy tên mới là Cộng hoà Nam Ossetia.
    Ngày 19/1/1992, tổ chức trưng cầu ý dân toàn Nam Ossetia về vấn đề độc lập của nước cộng hoà. Trên 98% người bỏ phiếu ủng hộ cho nền độc lập.
    Tháng 2/1992, pháo binh, xe bọc thép Gruzia bao vây Tskhinvali và băn phá dữ dội vào các vùng dân cư người Ossetian. Cuộc bắn phá được tiến hành cho đến ngày 13/7/1992. Hậu quả hàng ngàn thường dân bị giết hại.
    Ngày 8/3/1992, Eduard Shevardnadze quay lại nắm quyền Chủ tịch hội đồng nhà nước Gruzia. Cuộc bao vây và pháo kich cư dân Ossetia càng nặng nề thêm.
    Ngày 20/5/1992, xảy ra vụ thảm sát thường dân gần vùng Zar, binh lính Gruzia xả súng bắn thẳng vào đoàn người toàn phụ nữ, người già, trẻ em Ossetian, những người này sống trong các ngôi làng yên ổn lân cận cung đường Tskhinval - Dzau Nam Ossetia. 36 người với độ tuổi từ 11 đến 76 chết tại chỗ.
    Ngày 29/5/1992 Hội đồng tối cáo nước Cộng hoà Nam Ossetia tuyên bố độc lập.
    Ngày 24/6/1992, Hiệp định nguyên tắc giải quyết xung đột Nga-Gruzia-Nam Ossetia được 3 bên ký kết.
    Ngày 14/7/1992 lực lượng gìn giữ hoà bình hỗn hợp Nga-Gruzia-Nam Ossetia được triển khai, sau đó là thời kỳ chấm dứt đối đầu quân sự công khai.
    Ngày 31/8/1992, 2 bên ký bản ghi nhớ về đường biên giới của nước cộng hoà Nam Ossetia.
    Ngày 2/11/1993, Hội đồng tối cao tổ chức hội nghị thường kỳ phê chuẩn hiến pháp nước Cộng hoà Nam Ossetia, ngày 5/5/1995 phê chuẩn quốc ca.
    Ngày 10/11/1996, Cộng hoà Nam Ossetia tiến hành bầu tổng thống lần đầu tiên. Hiệu trưởng trường đại học Yougu, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Ludwig Chibirov.
    Ngày 12/5/1999, tiến hành bầu cử quốc hội, chủ tịch đảng Cộng sản Nam Ossetia Stanislav Kochiev được bầu chọn. Nam Ossetia trở thành nước Cộng hoà tổng thống.
    Ngày 8/4/2000, tổ chức trưng cầu hiến pháp nước Cộng hoà Nam Ossetia. Nam Ossetia trở thành nước Cộng hoà tổng thống.
    Ngày 10/11/2001, tổ chức bầu cửa tổng thống lần 2, ông Eduard Kokoity, chủ tịch phòng thương mại Nam Ossetia tại Nga được bầu chọn.
    Ngày 24/5/2004 đảng "Thống nhất" thắng lớn trong bầu cử quốc hội.
    Ngày 16/11/2006, bầu cử tổng thống và trưng cầu ý dân về độc lập với đa số tán thành. Ông Eduard Kokoity được bầu lại với số phiếu cao tiếp tục khẳng định đường lối chính sách độc lập từ cuộc trưng cầu dân ý năm 1992.
    Hiện tại, trạng thái chính trị của Nam Ossetia vẫn chưa rõ ràng. Nước cộng hoà này chưa được cộng đồng quốc tế công nhận. Chính quyền Tbilisi vẫn coi Nam Ossetia là vùng đất thuộc Gruzia, nhưng trên thực tế đã không còn kiểm soát nó.
    08 August 2008
  6. CallingYou

    CallingYou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2008
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    NATO ?" con hổ giấy
    http://en.rian.ru/analysis/20080825/116254723.html 25/ 08/ 2008
    John Laughland là một nhà phân tích chính trị-lịch sử người Anh, đồng thời ông là giám đốc nghiên cứu của Viện dân chủ và hợp tác Paris.
    SSX: Cách đây vài năm REGNUM đã có bài viết công khai, rất sâu về các vấn đề ly khai, xu hướng Kosovo đòi độc lập và liên hệ đến Abkhazia, Nam Ossetia. Bây giờ vấn đề này diễn ra đúng như những gì họ đã nói. Cái mới ở đây là quan điểm của một chuyên gia EU. EU thì từ lâu đã tự đánh mất mình và bằng cách chấp thuận cho Kosovo độc lập, đặt lá chắn tên lửa họ tự rước lấy hiểm hoạ vào thân, trở thành một con Poodle cho Mỹ. Buồn thay cho cái nôi văn minh nhân loại.
    (John Laughland viết cho RIA Novosti) - Khi những làn khói bụi của cuộc xung đột Nam Ossetia lắng xuống-và những tiêu đề về nó dần biến mất trên các trang nhất báo chí phương Tây-có một điều trở nên rõ ràng. Đó là Gruzia không bao giờ gia nhập NATO và cán cân quyền lực trên thế giới vì thế đã dịch chuyển mạnh mẽ vì cuộc chiến nhỏ bé 6 ngày này.
    Trong quá trình xung đột, rất nhiều dân chúng qua phương tiện truyền thông Nga (và truyền thông nước lớn) dường như đã thấy lối đưa tin tiêu cực về hình ảnh nước Nga trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Có một sự thật hiển nhiên rằng tất cả các phương tiện truyền thông Tây Âu và Bắc Mỹ đang quá ưu ái Gruzia và lên giọng chống Nga. Cũng có một sự thật rằng lối đưa tin sai lạc sau một thời kỳ dài mối quan hệ Nga và phương Tây xuống cấp, dường như đã lên đến đỉnh điểm ngay sau cuộc xung đột Nam Ossetia khi bà Rice đến Vác-xa-va ký kết thoả thuận đặt tên lửa đánh chặn trên đất Ba lan.
    Một mặt khác, khi mà cái thực tế ảo trên TV có thể tạo ra rất nhiều những thực tiễn chính trị hay ít nhất nó cũng gây ảnh hưởng, là một sự thật không thể chấp nhận được trong lịch sử nhân loại mà vấn đề chủ chốt trong chính trị-đặc biệt khi một thế lực nắm quyền thống trị-là thường giải quyết (các vấn đề) bằng vũ lực. Trong trường hợp của Nam Ossetia, sự xu nịnh phương Tây chống lại Mát-xcơ-va-những kẻ đạo đức giả làm giới lãnh đạo Kremli nổi cáu-trên thực tế chẳng là cái gì cả nhưng lại là sự an ủi tâm lý cho một sự thật mà các nhà lãnh đạo phương Tây thừa biết, từ trong tận sâu thẳm của đáy lòng, rằng họ họ không thể và sẽ không chống lại Nga trong vấn đề Gruzia.
    Nga là một quốc gia vũ trang mạnh vào hàng thứ 2 trên thế giơi, và lực lượng hạt nhân của họ không thể xem thường. Phương Tây, trong khi đó, đang lâm vào cuộc chiến kéo dài với Iraq và Afghan cũng có nghĩa là tay chân họ đang bị trói quặt đằng sau lưng. Nếu các nước NATO đã không chuẩn bị để sẵn sàng chiến tranh với quân đội Nga trên một mảnh đất nhỏ bé của lãnh thổ xung quanh Tskhinvali mà rất ít người ở phương Tây biết đến nó trước khi bạo lực nổ ra, thì Gruzia có lẽ sẽ chẳng bao giờ gia nhập vào các đồng minh bởi đồng minh có nghĩa là phải cùng nhau đấu tranh cho toàn vẹn lãnh thổ của mỗi thành viên. (Điều này trên quan điểm không muốn dính líu đến chiến tranh, tranh chấp là các nước muốn gia nhập phải hội đủ điều kiện không có chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ. ND).
    Đã hơn 10 năm trôi qua, lời hứa Gruzia được mời gia nhập vào NATO vì vậy cho đến giờ đành phải bỏ xó (dù phương Tây chẳng thừa nhận công khai). Hơn nữa không chỉ có vấn đề Gruzia gia nhập mà cả tiến trình mở rộng NATO giờ đây đã bị chặn đứng. Nếu Gruzia chẳng thể gia nhập NATO thì Ukraina cũng sẽ không gia nhập. Tiến trình 2 nước biển Đen gia nhập vào khối đồng minh Đại tây dương là một phần của cùng một kế hoạch chiến lược mà nó đã bị nổ tung ngay khi binh lính Nga tiến vào Gruzia.
    Đây không phải là sự trùng hợp, thay vào đó, sự căng thẳng bên trong khối thân phương Tây của Ukraina tự nó đã nổ tung ngay sau xung đột Nam Ossetia. TT Yushchenko đã kết tội bà TTg Yulia Tymoshenko, một đồng minh cách mạng màu thân cận là phản bội khi hỗ trợ một cách nịnh bợ Mát-xcơ-va vì chính tham vọng làm TT của bà. Như một phản xạ giật mình kiểu Xô viết, ông TT loan tin sẽ cho đội cá chìm của ông ta để mắt đến bà. Ma-đam Timoshenko thì dĩ nhiên là phủ nhận trách nhiệm, nhưng bà chẳng cần bận tâm, giống như nhiều người Ukraina khác, quê hương rộng lớn và phần nhiều nói tiếng Nga của bà có lẽ trên thực tế không bao giờ là một thành viên của khối đồng minh quân sự, nơi tên lửa hạt nhân đang định chĩa vào những đồng hương người Nga bên trong Liên bang Nga.
    Đây là một bước ngoặt của lịch sử. Kể từ khi Liên bang Xô viết xụp đổ năm 1991, phương Tây đã mở rộng vùng ảnh hưởng của nó sâu hơn vào các nước cựu Xô viết. Khu vực Caucasus là một trọng tâm của việc mở rộng này bởi những đường ống dẫn dầu sẽ bơm dầu từ biển Caspian đến phương Tây. Binh lính Nga bây giờ chỉ cần chưa đầy 1h đồng hồ để khoá đường ống này nếu họ muốn mà phương Tây chẳng thể làm gì được. Cũng thật đáng ngờ, ngẫu nhiên, một khi cái lá chắn tên lửa nổi tiếng, mà các nhà lãnh đạo Nga giải thích một cách có lý là nhằm vào họ, lại có thể thực sự có tác dụng. Kế hoạch mở rộng NATO về phía Đông bây giờ đã bị chặn lại, có lẽ là vĩnh viễn, mục tiêu hình thành một thế giới đơn cực rộng lớn bao quanh sức mạnh Mỹ bây giờ cũng chỉ còn là quá khứ.
    Lẽ dĩ nhiên tất cả đã được nhìn thấy trước từ lâu- NATO bây giờ trông giống như người chiến sĩ bằng giấy trong một bài ca, của người Tbilisi-Gruzia, Bulat Okudjava: ?oAnh muốn thay đổi cả thế giới cho mọi người vui vẻ. Nhưng anh chỉ đe doạ thế thôi, bạn thấy đấy, anh là một vật làm ra bằng giấy.?
    [​IMG]
    SSX wrote: Trong một cuộc thăm dò ý kiến tại Đức mới đây, có đến 58% phản đối Gruzia gia nhập NATO, 26% đồng tình, số còn lại không ý kiến. Có đến 1/2 dân Đức lo ngại chiến tranh lạnh quay lại qua cuộc xung đột Gruzia.
    http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601100&sid=aRCU6Z1Znbbc&refer=germany
    Được CallingYou sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 26/08/2008
  7. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    Những kịch bản cho Nam Ossetia và Abkhazia

    Lính Nga tại tỉnh ly khai Nam Ossetia - Ảnh: Reuters
    TT - Ngày 25-8, với tỉ lệ bỏ phiếu lần lượt là 130-0 và 447-0, Hội đồng liên bang (thượng viện) và Đuma quốc gia (hạ viện) Nga đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tổng thống Dmitry Medvedev công nhận hai khu vực ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia là các quốc gia độc lập.
    Reuters dẫn lời Chủ tịch Hội đồng liên bang Sergei Mironov tuyên bố sau cuộc tấn công của Gruzia, quan hệ giữa Gruzia và hai tỉnh ly khai không thể trở lại như trước. "Người dân Nam Ossetia và Abkhazia có quyền được độc lập" - ông Mironov khẳng định. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nam Ossetia Eduard Kokoity tuyên bố cả hai tỉnh ly khai đều có nhiều cơ sở pháp lý và chính trị hơn Kosovo để được độc lập. Nghị quyết của Quốc hội Nga không có tính ràng buộc về pháp lý và tổng thống là người có tiếng nói cuối cùng.
    Trên thực tế, Nam Ossetia và Abkhazia đã hầu như tách khỏi Gruzia kể từ đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, dù nhận được sự ủng hộ về kinh tế, quân sự và ngoại giao từ Nga, cả hai tỉnh trên chưa được một chính quyền nào công nhận là quốc gia độc lập. Thời gian qua, Matxcơva đã nhiều lần im lặng trước đề nghị công nhận của Nam Ossetia và Abkhazia, nhưng điện Kremlin mới đây tuyên bố việc phương Tây công nhận Kosovo đã tạo ra một tiền lệ. Mới đây một số nước phương Tây và Gruzia đã lên tiếng phản đối động thái của Quốc hội Nga.
    Phương án Kosovo hay Bắc Cyprus?
    Theo phân tích của BBC, nếu lần này cả Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Vladimir Putin gật đầu với Nam Ossetia và Abkhazia thì cả hai vùng sẽ đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận, và chắc chắn sẽ bị Hội đồng Bảo an bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, Nam Ossetia và Abkhazia có thể kêu gọi sự ủng hộ từ phía các đồng minh của Nga như Venezuela và Cuba. Có khả năng hai khu vực sẽ được một số nước công nhận như trường hợp Kosovo, hoặc cũng có thể bị cô lập và chỉ được Nga công nhận như trường hợp khu vực Bắc Cyprus chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận. Tất cả tùy thuộc vào ảnh hưởng ngoại giao của Nga.
    Trước đó, ông Medvedev từng cam kết ủng hộ nỗ lực tự quyết của Nam Ossetia và Abkhazia. Tuy nhiên, Reuters dẫn lời một số quan chức ngoại giao phương Tây nhận định có thể điện Kremlin sẽ từ chối yêu cầu của quốc hội nhằm tránh căng thẳng với phương Tây leo thang. Bản thân Matxcơva đang đau đầu với các phong trào ly khai trên lãnh thổ của mình tại vùng Caucasus, đặc biệt là Chechnya. Điện Kremlin cũng không muốn thấy viễn cảnh công nhận Nam Ossetia và Abkhazia tạo ra một hiệu ứng dây chuyền nguy hiểm trên sân nhà.
    Theo Reuters, có thể Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin sẽ sử dụng nghị quyết của quốc hội như một con bài để gây sức ép với phương Tây trong các cuộc đàm phán sau này về vai trò của lực lượng Nga tại Gruzia.
    Xe tăng Gruzia vẫn gần biên giới Nam Ossetia
    Theo Interfax, sáng qua đại diện chính quyền Nam Ossetia Irina Gagloyeva cho biết xe tăng Gruzia vẫn còn nằm ở các làng giáp giới Nam Ossetia, khiến cư dân Nam Ossetia ở hai làng Orchosan và Abref lân cận phải chuyển vào sâu trong rừng do sợ bị tấn công. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Nga dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga nói "có thể Gruzia đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô lớn".
    Báo Độc Lập dẫn lời phó tổng tham mưu trưởng quân Nga, tướng Anatoly Nogovitsyn trong một cuộc họp báo trước đó tuyên bố các đặc nhiệm Gruzia đã triển khai để thực hiện các hành động khiêu khích ở Nam Ossetia.
    HIẾU TRUNG
  8. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0
    Tình hình Senaki
    Lính Gru bắt tay vào việc quét dọn căn cứ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0

    Tình hình Senaki
    Lính Gru bắt tay vào việc quét dọn căn cứ
    Các anh đi kỷ niệm lại một chiếc mũ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. berkut

    berkut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2008
    Bài viết:
    1.144
    Đã được thích:
    0

    Tình hình Senaki
    Lính Gru bắt tay vào việc quét dọn căn cứ
    Xe bị Nga phá hủy
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này