1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, hình ảnh, bình luận tình hình chiến sự Nga - Gruzia - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi berkut, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vdminhquan

    vdminhquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    ?oMùa hè đỏ lửa? ở Grudia (Georgia) tạm thời đến hôm16/08/2009 có thể coi như là chấm dứt khi các cơ quan truyền thông trên thế giới đưa tin về việc ký kết ?ohoà ước? giữa Nga và Grudia.
    Trên thực tế cuộc chiến tranh nói trên chắc chắn sẽ còn dai dẳng trong những ngày tới. Trước mắt là quân đội của Nga, dù rằng đã ký kết đình chiến, vẫn chưa rời khỏi lãnh thổ của Grudia.
    Nhưng tạm thời, người ta đã có thể làm một vào con tính để phân biệt ?oai thắng ai bại? trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng của mùa hè 2008 này.
    Trước hết xin nói về Nga
    Có người ví von như thế này : nếu không có một Saakhashvili, đương kim Tổng thống của Grudia, thì chắc là mùa hè năm nay Putin sẽ phải tiếp tục ngồi đợi ?othời cơ?.
    Quả thực thế, kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã, nước Nga phải chịu ?ongậm đắng nuốt cay? nhìn các vùng địa phương tự tách ra tuyên bố độc lập thành những ?oCộng hoà?, và phải ?onhẫn nhục? nhìn khối NATO của Mỹ cứ ngày ngày ?ora rả? kêu gọi ?ochiêu hồi? các nước Đông Âu cũ, với viễn ảnh lo sợ là khối NATO sẽ lần lần khép chặt vòng đai bao vây Nga.
    Và đến Mỹ và Châu Âu
    Nhưng, quan trọng nhất là trong cuộc đụng độ quân sự chớp nhoáng này, là Putin đã ?ocho? Mỹ một ?otát tai nổ đom đóm?. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, ?ođế chế? Nga đang ở thế tiến công quân sự. ?oMùa hè đỏ lửa? ở Grudia không những chỉ cho phép Nga lấy được thế thượng phong trong vùng Caucasus, mà từ đây Nga có thể bắt đầu "cầm bút" để vẽ lại bản đồ thế giới, bản đồ mà Mỹ ngỡ rằng đã ?odứt điểm? và khoá chặt kể từ sau khi chấm dứt chiến tranh lạnh.
    Suốt trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1947-1989), một trong những mục tiêu chiến lược của Mỹ là tìm cách giữ sao cho Tây Âu không rơi vào khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng oái oăm của lịch sử : 20 năm sau khi đã ?ohạ gục? Liên Xô, Mỹ lại khám phá ra rằng chính các nước Tây Âu mà Mỹ đã một lòng bảo vệ, đứng đầu là các nước Đức, Pháp và Ý, lại chẳng mấy ?othiết tha? với Mỹ. Có thể sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng dầu khí do Nga cung cấp đã khiến cho Tây Âu phải tìm cách lấy thế đứng ?ođộc lập? với Mỹ để được lòng Nga. Nhưng không phải chỉ đơn thuần chuyện dầu khí.
    Thực ra thì Berlin, Paris và Roma đều cho rằng Moscow là một ?obộ phận không thể tách rời? của thế quân bình chính trị trên địa bàn Châu Âu. Và do đó các nước Tây Âu này không bao giờ xem một liên minh Châu Âu chống đối Nga, như các tay diều hâu của Nhà Trắng kiểu Cheney hay McCain hằng mong muốn, là một chiến lược chính trị khả thi. Trong khi đó, một phần do quá khứ lịch sử để lại, một phần do ý muốn làm một bước ?onhảy vọt?, phần lớn các nước cựu Đông Âu, đứng đầu là Ba Lan, lại có khuynh hướng thân Mỹ và chống Nga hơn các nước Tây Âu.
    Đây là một trong những nét rạn nứt xuyên suốt từ liên minh quân sự NATO cho đến Cộng đồng Châu Âu. Nó gây chia rẽ ngay trong nội bộ Châu Âu. Điều mà Mỹ đã không tiên liệu trước. Thậm chí nó còn đang làm cho một số quốc gia nòng cốt Châu Âu đang có khuynh hướng tiến gần đến với Nga hơn.
    Thực ra thì nét rạn nứt này không phải là điều chi mới lạ. Trên mặt trận chính trị ngoại giao từ lâu người ta đã cảm nhận được điều này trên địa bàn Châu Âu. Có điều đó chỉ là những ?ocảm nhận?, và nó chỉ được thực sự hiện nguyên hình sau chiến sự ?omùa hè đỏ lửa? ở Grudia.
    Này nhé, chỉ cần thấy tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, trong tư thế chủ tịch Liên hiệp Châu Âu (luân phiên), vội vã lấy phi cơ bay sang Moscow và Tbilisi (thủ đô Grudia) khi những phát súng đầu tiên vừa khai hoả. Nhiều người cho rằng Sarkozy đã đứng ra ?otrung gian? để hoà giải thành công cuộc tranh chấp giữa Nga và Grudia. Thực ra thì không phải như thế. Chỉ cần đọc nội dung của bản ?ođề cương hoà giải? do Sarkozy đưa ra thì người ta thấy ngay là tổng thống Pháp bay sang Moscow không để làm gì khác hơn là làm một ?ocông chứng viên? (notary) để ?ochứng nhận? rằng Nga là người chiến thắng và Grudia là kẻ chiến bại trong ?omùa hè đỏ lửa? 2008.
    Và nhất là để ?ochứng nhận? sự bất lực của Mỹ
    Bởi vì nội dung của ?ođề cương hoà giải? của Sarkozy chỉ đơn thuần ghi nhận những gì thực tế đã xảy ra trên mặt trận quân sự : chính quyền Tbilisi từ đây phải coi vấn đề ?oly khai? của Nam-Ossetia và Abkhazia như là ?ochuyện đã rồi?, trong khi chính quyền Moscow từ nay lại càng có quyền ?olớn giọng? trên vùng Caucasus. Chắc chắn là Putin sẽ tận dụng tối đa ảnh hưởng chính trị của cuộc chiến thắng quân sự này trên các ván cờ chính trị ngoại giao quốc tế trong những ngày sắp tới.
    Và ai cũng thấy là nếu trước đây Mỹ đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của Pháp, Đức, và Ý khi tìm cách đưa Grudia vào NATO, thì sau mùa hè năm nay chắc chắn là ý đồ của Mỹ thúc đẩy Grudia gia nhập vào liên minh NATO càng trở nên ... ?omờ ảo?. Cũng như việc Mỹ muốn gây áp lực để cho Ucraina vào NATO cũng chịu chung số phận mờ ảo nói trên.
    Có hai Châu Âu...
    Đúng là trong cương vị chủ tịch Châu Âu, Pháp đã nhân danh cả Châu Âu khi đặt chân đến Moscow. Nhưng Sarkozy đã không thể hành xử vì hoàn toàn lợi ích của toàn thể khối Châu Âu. Bỏ qua một bên thế đứng ?ođộc lập? cổ điển của Anh mỗi khi trên ván bài có sự hiện diện của Nga và của Mỹ, chỉ cần nhìn thế đứng các nước Đông Âu cũ như Ba Lan hay các nước thuộc vùng Baltic là thấy Sarkozy đã không thể ?ođại diện? cho các quốc gia này: trong khi Sarkozy đang ?othừa nhận? chiến thắng quân sự ?" và chính trị ?" của Nga thì lãnh đạo của Ba Lan, Estonia, Lettonia, Lituania đã cùng với lãnh đạo Ucraina bay sang Tbilisi để tỏ tình ?ođoàn kết? với Saakhashvili, để tố cáo ?ochủ nghĩa đế quốc? và ?otham vọng bành trướng? của Moscow. Sự kiện này đã cho thấy là trên thực tế có hai Châu Âu trong Liên hiệp Châu Âu, có hai Châu Âu trong liên minh quân sự NATO.
    Một Châu Âu thì ?onghiêng? về phía Nga, trong đó nước Ý của Berlusconi là ?omắt xích? cứng cựa nhất. Berlusconi lúc nào cũng tự hào là ?ongười Mỹ? (amerikano)... nhưng khi có biến và phải chọn lựa giữa Bush và Putin thì Berlusconi luôn ?obỏ rơi? Bush ?" có thực mới vực được đạo là thế.
    Một Châu Âu khác thì dựa trên mẫu số chung là chống Nga, đứng đầu là cặp ?osong sinh? Ba Lan Lech Kaczynsky và tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves.
    Điều này có nghĩa là Liên hiệp Châu Âu sẽ không bao giờ có một chiến lược chính trị ngoại giao đồng nhất nếu ngày nào còn có Nga.
    Thậm chí ai có thể đoán trước được chuyện gì có thể xảy ra nếu một mai chức chủ tịch Liên hiệp Châu Âu luân phiên lại rơi vào tay của một trong các nước có khuynh hướng chống Nga ?
    Những gì sẽ xảy ra trong tương lai ?
    Câu hỏi được đặt ra là : có phải đây là Châu Âu mà Mỹ đã chiến đấu suốt thời kỳ chiến tranh lạnh cho đến khi hạ gục được Liên Xô ? Chắc chắn là không. Không phải Châu Âu này mà Mỹ mong muốn.
    Mỹ chẳng dại gì dồn Liên Xô đến chổ ?otuyệt chủng? để rồi phải đối đầu với một ?ođế chế Nga? lúc nào cũng muốn ?othu hồi? lại những phần đất đã bị mất trong thời khủng hoảng của Nga ngay sau khi Liên Xô bị sụp đổ, một nước Nga đang ngày càng có khả năng gây áp lực trong quan hệ với các nước Tây Âu (một phần là nhờ vào lợi thế dầu khí).
    Mỹ có lợi lộc gì không nếu phải đánh đổi Berlin, Paris và Roma để lấy Tallinn (thủ đô Estonia), Riga (thủ đô Lettonia) và Vilnius (thủ đô Lituania) ? Dù biết rằng đấy là những thủ đô mà hiện nay vị đại sứ Mỹ có vai trò như là một ?olãnh đạo tối cao? của nước đó, na ná như đại sứ Mỹ ở các nước Tây Âu thời những thập niên 50. Hay để đánh đổi với Varsawa ? Với Kiev hay với Tbilisi ? Chắc chắn là Mỹ không muốn thế. Hoạ chăng Mỹ chỉ muốn tăng thêm số lượng các thủ đô thân Mỹ, chứ không muốn đánh đổi.
    Cái gọi là ?oChâu Âu mới? (New Europe) mà Rumsfeld (cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ) đã hồ hởi ca ngợi khi mở màn ?ochiến dịch quân sự Iran? hiện bây giờ lại đang gây nhiều rắc rối cho Nhà trắng.
    Trường hợp của Grudia là một trường hợp điển hình: tổng thống Saakhashvili tự cho rằng mình ?othân Mỹ? nhất, ?othân Mỹ? hơn cả Mỹ. Tổng thống Bush đã cực lực hỗ trợ chính quyền của Saakhashvili và Mỹ đã góp phần củng cố quân đội của Grudia (hôm 17/08/2008, lại có tin là Israel cũng đã có tham dự trong các hoạt động huấn luyện quân sự cho quân đội Grudia), với ý đồ cản mũi kỳ đà Nga ngay trong khu vực Caucasus có tầm chiến lược quan trọng cho các đường vận chuyển khí đốt. Điển hình là ống dẫn dầu khí Baku (Azerbaijan) ?" Tbilisi (Grudia) ?" Ceyhan (Thổ Nhĩ Kỳ) nhằm tìm cách dẫn dầu khí từ biển Caspio sang Châu Âu, và thậm chí ống dẫn dầu khí Nabucco đang dự tính xây dựng nhằm vận chuyền dầu khí từ Thổ sang các nước Bulgaria, Romania, Hungria và Austria. Đây là những đường dẫn dầu khí mà Nga thường lên tiếng chỉ trích, và thật sự đúng là không mấy có ý nghĩa kinh tế, nhưng lại có giá trị chính trị chiến lược rất lớn vì được Tây Âu và Mỹ xem như là phương sách nhằm để mở các tuyến dẫn dầu khí đến Châu Âu mà không bị lệ thuộc vào các tuyến đường nằm trong tay Nga.
    Nhưng có lẽ là lãnh đạo của Grudia đã đánh giá quá cao ?ocon bài Mỹ?. Có lẽ họ lầm tưởng với những lời lẽ chính trị ủng hộ của Bush là Grudia có thể mở đường tiến đến một "tiểu bá" ở Causasus.
    Trường hợp của Grudia cũng ít nhiều na ná như trường hợp của Kosovo. Cũng kiểu ?ođuôi vẫy con chó? thay vì ?ocon chó vẫy đuôi?. Kiểu đàn em lôi kéo đàn anh. Có điều là trong trường hợp Kosovo thì mấy tay lãnh đạo của KLA (Quân đội giải phóng Kosovo) đã biết khôn khéo tinh ranh ?osử dụng? một cách tài tình NATO để chống lại Serbia, trong khi lãnh đạo Grudia lại bị ?obé cái lầm? trong việc toan tính sử dụng sự bảo vệ của Mỹ để chống lại Putin. Thực tế đã cho thấy là Washington đã không ?olâm chiến? chỉ vì để bảo vệ quyền lợi cho một nước tí teo như Grudia. Nhưng nó cũng cho thấy là chính quyền Mỹ hoàn toàn bị thụ động trước những biến chuyển tình hình ở vùng Caucasus: ngoài những tuyên bố ?olên án? và hăm doạ mồm, Mỹ đã hoàn toàn án binh bất động.
    Thậm chí Mỹ chẳng còn biết làm gì hơn là tuyên bố ?otrả thù? Nga bằng cách đòi loại bỏ Nga ra khỏi câu lạc bộ G8. Trong khi ai cũng biết là câu lạc bộ G8 vốn cũng đã đang bị lỗi thời, thực chất mấy năm nay cũng chẳng quyết định được chuyện gì quan trọng. Bởi vì làm sao mà có thể quyết định một cách cụ thể bất cứ chuyện gì khi mà hai nước đông dân nhất, và đang có nền kinh tế ?otăng tốc ồ ạt? nhất hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ lại không có mặt. Bất cứ một quyết định chính trị, kinh tế, tài chính nào của G8 nếu không có một sự đồng thuận nào đó của Trung Quốc và Ấn Độ thì gần như là không có tính khả thi. Đó là chưa nói hiện nay Trung Quốc lại đang là ?ochủ nợ? của ngân sách nhà nước Mỹ. Một câu lạc bộ G8 ?obất lực? như thế thì có lẽ Nga cũng chẳng lấy làm buồn nếu Mỹ đòi loại trừ Nga ra khỏi câu lạc bộ. Tệ hại hơn nữa là như thế G7 còn lại lại sẽ càng thêm ?obất lực? vì thiếu Nga...
    Mỹ cũng hung hăng tuyên bố là sẽ đem tàu chiến mang cờ Mỹ chở hàng cứu trợ đến các nạn nhân chiến cuộc ở Grudia. Nhưng tuyên bố này nghe sao có mùi tuyên truyền tranh cử nhiều hơn là thực chất.
    Mỹ đang đứng trước ngã ba đường. Người kế vị Bush vào tháng 11 sắp tới này sẽ bị bắt buộc phải chọn lựa. Chọn lựa mà đến giờ phút này cả Clinton lẫn Bush đều đã né tránh.
    Hoặc Mỹ phải chấp nhận xem Nga như là một yếu tố cần thiết không thể thiếu trong phương trình cân bằng thế lực ở khu vực Âu-Á. Như vậy có nghĩa là phải chấp nhận ?ohiệp thương? với Nga trên các ván bài chính trị quốc tế.
    Hoặc Mỹ phải chạy theo chiến lược chống Nga của nhóm Ba Lan - Baltic, của Grudia, của Ucriana... theo đó chiến thắng cuối cùng của chiến tranh lạnh không phải chỉ có nghĩa là đánh đổ bức tường Bá Linh, mà còn phải tiến đến việc bao vây Nga, để rồi cuối cùng phải tiêu diệt ?ođế chế? Nga vốn nuôi tham vọng bành trướng.
    Cả hai chọn lựa, chọn lựa nào cũng có giá phải trả.
    Với chọn lựa thứ hai thì chắc khó mà tránh ?ocảnh binh đao? : một loạt chiến tranh lớn bé ?ocục bộ? sẽ nổ ra ngay trong lòng Châu Âu. Bởi vì khác với Liên Xô, Nga sẽ không phải đi đến ?otự vận? như Liên Xô. Và điều này chính Putin đã nói rõ khi ra lệnh cho xe tăng Nga tràn vào miền Nam-Ossetia và cho máy bay Nga oanh tạc Grudia.
    Chắc chắn là mấy nước ?oChâu Âu cũ? cảm nhận được mối nguy hiểm này.
    Nhưng còn Mỹ thì tính sao ? Chắc phải đợi qua tháng 11 này thì mới có thể biết Mỹ sẽ lựa chọn như thế nào.
    Roma, 20/08/2008
    Thanh Gương
  2. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    @Bác Minh Quân: bài phóng sự bác post phân tích khá sâu sắc dọc xong em xin có mấy ý kiến thế này:
    Về vấn đề Châu Âu cũ như Đức, Pháp, Ý muốn duy trì một nước Nga có ảnh hưởng mạnh và đang càng ngày càng có vẻ nghiêng về phía Nga hơn có lẽ không chỉ dừng lại ở việc dầu lửa và khí đốt. Các nước châu Âu biết rằng việc chèn ép nước Nga một cách quá đáng thực chất sẽ mang lại những hậu quả không lường. Chiến tranh SO và những tuyên bố của TT Nga là một minh chứng điển hình: Nga sẵn sàng dùng quân sự để chống lại những sức ép bên ngoài và để ủng hộ lời tuyên bố đó, TT Nga đã lệnh cho quân đội đập tan Georgia - nước đã được Nato, Mỹ công khai ủng hộ trên mọi phương diện. Thực chất nước Mỹ cũng chả mặn mà gì với việc bảo vệ quyền lợi của các đồng minh châu Âu, mục tiêu lớn nhất cũng là việc bành trướng thế lực và củng cố tham vọng bá chủ của Mỹ trên toàn cầu mà thôi. Việc Mỹ đơn phương đặt lá chắn tên lửa ở Ba Lan và CH Séc đã cho thấy, đối với Mỹ, ý kiến và sự độc lập của Châu Âu là con số không. Việc này cũng thể hiện rằng Mỹ hoàn toàn không tin tưởng Châu Âu có thể giúp đỡ được điều gì nếu Mỹ và Nga một ngày nào đó phải động đến dao kéo. Hơn nữa lịch sử đã cho thấy, mọi cuộc chiến tranh lớn trên TG Nga và Châu Âu đều là những người thiệt hại nhiều nhất, nước Mỹ ở một bán đảo xa xôi tuy có đóng góp và hỗ trợ nhưng thực ra lại là con Cò thừa cơ nước đục mà vỗ béo bản thân.
    Châu Âu giờ phải đứng trước hai lựa chọn: Nga hay Mỹ? Việc nền KT của Nga thăng tiến thần tốc đồng thời việc ảnh hưởng của dầu mỏ và khí đốt từ Nga ngày càng lớn khiến các nước phải suy nghĩ lại. Đồng thời, qua sự kiện SO và Geor châu Âu nhận ra một điều Nato và Mỹ thực chất chỉ là con hổ giấy. Họ vô cùng mạnh mẽ khi tấn công Nam Tư, Irag... những đất nước yếu kém. Khi một đối thủ thực sự - nước Nga - đất nước là nguyên nhân cho sự tồn tại của Nato động binh thì Nato mà đứng đầu là Mỹ không có một hành động nào cụ thể ngoài các văn bản phản đối trên báo chí và truyền hình. Vậy sự tồn tại của Nato có nghĩa lí gì khi họ không thể phản ứng trước những miếng đòn của đối thủ của mình? Nếu chỉ đế đánh Nam Tư hay Irag, Afghan thì đâu cần đến Nato. Ngay cả Pháp, Đức, Anh nếu cần một mình họ cũng có thể giải quyết được vấn đề này.
    Chắc chắn sau sự kiện này, Châu Âu sẽ càng rung động dự dội hơn giữa 2 sự lựa chọn: anh em xa hay láng giềng gần?
  3. anhyeuemlam

    anhyeuemlam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    262
    Đã được thích:
    0
    chẳng hiểu sao các chú Gru khi rút đi để nguyên mấy chục em Tank lại và 1 dàn pháo ở NO nhỉ
    http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2008/08/3BA05ED0/
    Đọc vnexpress thấy thế :)
  4. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    G7 chỉ trích Nga công nhận các vùng ly khai
    Bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới hôm qua cùng nhau lên án việc Nga công nhận độc lập hai tỉnh ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia.
    Các nước Anh, Canada, Đức, Italy, Nhật, Mỹ và Pháp đều cho rằng, quyết định trên của Nga đã vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia. Trong một tuyên bố chung, nhóm G7 cho hay họ lên án hành động này và xác nhận lại việc ủng hộ chính quyền Gruzia.
    Tuyên bố có đoạn: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga thực hiện đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận hòa bình gồm 6 điểm do Tổng thống Pháp Sarkozy đề xuất, cụ thể là việc rút quân về những vị trí trước khi giao tranh". G7 cũng nhắc đến việc Nga tiếp tục duy trì quân tại một số khu vực của Gruzia.
    Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Anh David Miliband có chuyến công du đến Ukraina. Tại đây ông đưa ra tuyên bố rằng EU và NATO nên xem xét lại mối quan hệ với Matxcơva, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga. Ông Miliband cũng cáo buộc Nga đang khởi động một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tuy nhiên, ngoại trưởng Anh bác bỏ những lời kêu gọi tẩy chay Nga khỏi G8.
    Đáp trả những chỉ trích từ phương Tây, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, Matxcơva có "trọng trách không khởi xướng cuộc Chiến tranh Lạnh" và xứ sở bạch dương là nước cuối cùng mong điều này xảy ra.
    Tổng thống Nga tuyên bố công nhận nền độc lập tại hai khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia hôm qua, sau khi hai viện của quốc hội bỏ phiếu hậu thuẫn. Ông cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao soạn thảo hiệp ước về hợp tác, hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa Nga với hai vùng đất này, đồng thời lệnh cho Bộ Quốc phòng đảm bảo việc gìn giữ hòa bình tại đây.
  5. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Gruzia cắt quan hệ ngoại giao với Nga

    Nười Nam Ossetia bắn súng ăn mừng sau khi Nga công nhận độc lập của khu vực ly khai này và Abkhazia. Ảnh: AFP.
    Tbilisi hôm qua rút đại sứ khỏi Matxcơva, chỉ một ngày sau khi Nga công nhận độc lập hai vùng ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia.
    Thứ trưởng Ngoại giao Gruzia Nino Kalandadze tuyên bố họ quyết định giảm mức tối đa số nhân viên ngoại giao ở Nga và chỉ để lại đó hai người. Trước đó, sứ quán Gruzia ở Matxcơva có 14 nhân viên.
    Ngay sau đó, Nga khẳng định không có ý định giảm sự hiện diện ngoại giao ở Tbilisi và cáo buộc hành động của Gruzia có thể làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin cho rằng hai nước cần duy trì liên lạc, đặc biệt thông qua đường sứ quán.
    Gruzia nhận được sự ủng hộ của nhiều nước phương Tây trong căng thẳng đang diễn ra với Nga. Các nước này lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ sau khi Nga công nhận độc lập của hai vùng ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Các nhà lãnh đạo EU sẽ gặp nhau vào thứ hai tới tại Brussels để xem xét lại quan hệ với Matxcơva.
    Tổng thống Nga ký sắc lệnh chính thức công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia hôm thứ ba, một ngày sau khi quốc hội nước này bỏ phiếu thông qua. Ông nói rằng đó không phải là lựa chọn dễ dàng nhưng là cơ hội duy nhất để cứu vớt cuộc sống của người dân ở hai vùng đất ly khai của Gruzia.
    Ông chủ điện Kremlin cũng tuyên bố Nga không có ý định gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới nhưng cũng không hề sợ nếu chuyện đó xảy ra. ?oChúng tôi không sợ gì cả, kể cả viễn cảnh về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào các đối tác của chúng tôi mà thôi. Nếu họ muốn duy trì quan hệ tốt đẹp giữa Nga và phương Tây, họ sẽ hiểu lý do đằng sau quyết định của chúng tôi?, ông nói.
    Vùng đất Ossetia nằm ở phía bắc Gruzia và phía nam nước Nga được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là nước cộng hòa thuộc Nga còn Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia, nhưng ly khai cùng với Abkhazia kể từ sau cuộc xung đột 1991-1992. Trước đây, Nam Ossetia và Abkhazia từng tuyên bố độc lập nhưng không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận.
    Gruzia luôn coi Nam Ossetia và Abkhazia là phần lãnh thổ của mình. Matxcơva trước đây không công nhận chính quyền tự xưng tại hai nơi này, nhưng cấp quy chế quốc tịch cho hầu hết dân số của họ. Người dân địa phương cũng chủ yếu sử dụng đồng rúp của Nga trong tiêu dùng.
  6. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Gặp ''Nhân vật Số Một'' của Nga

    Bridget Kendall
    Phóng viên ngoại giao BBC viết từ Sochi

    Lời mời BBC tới Khu nghỉ Sochi trên Biển Đen để phỏng vấn Tổng thống Nga Dmitry Medvedev được đưa ra với đề nghị phóng viên phải tới trong vòng 24h.
    Khi chúng tôi tới nơi, chẳng mất nhiều thời gian chúng tôi đã hiểu lý do mà bỗng nhiên ông tổng thống mở cửa đón truyền thông quốc tế.
    Ông muốn có cơ hội để biện minh cho quyết định thách thức của Nga mà ông ký công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.
    ''''Một ngày trọng đại,'''' ông nói khi ngồi xuống trả lời phỏng vấn.
    ''''Và một quyết định bất ngờ?'''' tôi dò hỏi.
    Một số nhà bình luận ở Nga và nước ngoài đã cho rằng Tổng thống Medvedev sẽ không vội phê chuẩn quyết định của quốc hội.
    Họ nghĩ rằng ông sẽ chờ đợi và đánh giá xem việc đơn phương công nhận các vùng ly khai của Gruzia có khiến Nga phải trả cái giá ngoại giao quá đắt không.
    Dấu ấn
    ''''Không, không bất ngờ,'''' ông chỉnh tôi. ''''Nhưng vẫn mạnh mẽ. Vì thế nó có cảm giác như sự ngạc nhiên.
    Và ông nở nụ cười nửa miệng vốn đã trở thành dấu ấn của ông trong lúc ông kiên nhẫn chờ cuộc phỏng vấn bắt đầu.
    Đó là lần đầu tiên tôi mặt đối mặt với tân tổng thống Nga.
    Tính tình điềm đạm và đi đứng hơi cứng nhắc, người ta có thể cảm thấy kiểu cách lãnh đạo rất khác so với người tiền nhiệm của ông.
    Nhiều năm luyện tập và những hiệp đấu judo căng thẳng cộng với tám năm ở vị trí đứng đầu tại Nga đã khiến ông Vladimir Putin có vẻ nghênh ngang của một vận động viên chiến thắng.
    Vẻ tự tin của ông Medvedev không lộ hẳn ra ngoài như vậy.
    Khả năng hiểu tiếng Anh của ông tốt - ông rõ ràng không cần tới người phiên dịch mỗi khi tôi hỏi ông.
    Ông nhìn một cách khó đoán được ông đang nghĩ gì mỗi khi ông chuẩn bị câu trả lời và trả lời câu hỏi rất bình tĩnh và có phương pháp, điều khiến người ta nghĩ tới những năm học làm luật sư của ông.
    Cũng không có những tuyên bố hoa mỹ và mạnh mẽ gói trong ngôn từ thực dụng của ông Putin.
    Nhưng sau cuộc phỏng vấn người ta vẫn khó biết là ông muốn trấn an phương Tây hay làm tăng cảm giác bất an của họ.
    ''Bóp nghẹt xâm lăng''
    Việc công nhận Nam Ossetia và Abkhazia, ông nói, là điều Nga buộc phải làm vì tình trạng bạo lực hồi đầu tháng Tám đã làm thay đổi mọi thứ.
    Ông đổ lỗi cho cái mà ông gọi là mưu toan ''''diệt chủng'''' người Ossetia vô tội của chế độ Gruzia (mặc dù con số người chết chính thức đã giảm từ hàng ngàn xuống vài trăm).
    Vì điều này, ông giải thích, Gruzia phải từ bỏ quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.
    Ông cũng bác bỏ chuyện sự công nhận của Nga với hai vùng ly khai vi phạm hiệp định ngừng bắn mà Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã làm trung gian.
    Và ông kiên quyết rằng sự hiện diện của quân Nga ở sâu trong lãnh thổ Gruzia bao gồm cả ở vùng xung quanh cảng Poti - nằm xa các vùng đệm - nằm trong khuôn khổ hiệp định.
    Đây là cách duy nhất, ông nói, Nga có thể đảm bảo vai trò giữ gìn an ninh và rằng Gruzia không thể tái vũ trang và bắt đầu tấn công trở lại.
    ''''Mục tiêu của chúng tôi là bóp nghẹt sự xâm lăng,'''' ông nói.
    Người ta có cảm giác là Nga không phải đang trấn an mà đang cảnh báo rằng Nga sẽ từ bỏ mục tiêu và các quốc gia khác trong vùng phải cẩn thận khi động tới Nga vì họ có sức mạnh quân sự và chính trị để ra tay.
    Phô trương cơ bắp
    Khi được hỏi tại sao Nga lại hành động đơn phương như vậy, ông Medvedev nói đương nhiên là Nga sẽ bảo vệ lợi ích của họ, nhất là khi nó có liên quan tới sự an toàn của công dân Nga.
    Tôi hỏi ông nếu nghĩa vụ của ông là bảo vệ các công dân Nga thì các nước cộng hòa với số dân nói tiếng Nga đông như Ucraine, Moldova hay các nước vùng Baltic có thể sẽ bị đối xử tương tự.
    Ông chỉ nói rằng Nga có quyền tự vệ và với tư cách là tổng thống ông phải đảm bảo an toàn cho công dân Nga.
    Khi được hỏi ông có nghĩ là sẽ có chiến tranh lạnh hay khôngông trả lời rằng Nga không muốn quay lại sự đối đầu mà không có ai được lợi gì từ tình huống như vậy cả.
    Ông muốn có quan hệ thực tế và hiệu quả với phương Tây dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, ông nói.
    Nhưng ông cũng không loại trừ sẽ lại có Chiến tranh Lạnh và cũng không đưa ra cách để giảm những căng thẳng đang ngày càng tăng.
    Không khó để nhận ra rằng trong khi Nga quan ngại về chuyện thiếu sự ủng hộ quốc tế đối với hành động của họ nhưng Nga cũng thích thú với sự sợ hãi mà họ gây ra.
    Đây là đất nước dường như không có ý định lùi bước trước sức ép ngoại giao của phương Tây mặc dù vẫn muốn giữ sự ổn định ngoại giao nhất định để có thể phát triển và ổn định.
    Chính vì cách ứng xử như thế này mà các nhà lãnh đạo G8 đều cảm thấy khó hiểu ông Medvedev tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Bẩy - liệu ông là đối tác hay đối thủ?
    Số Một?
    Một trong những câu hỏi cuối cùng của tôi là: ai đang thực sự lãnh đạo nước Nga? Ông Medvedev ngồi thẳng lên và giọng trịnh trọng hơn.
    ''''Nếu bất kỳ quốc gia nào để cho các hành động quân sự được quyết định bằng một ủy ban, đó sẽ là thảm họa,'''' ông nói.
    ''''Và nếu bà muốn biết ai ra lệnh, tôi xin nói rằng chỉ có duy nhất một tổng tư lệnh ở Nga.''''
    Ông đoán trước được câu hỏi. Ông thích câu trả lời của mình.
    Nhưng tôi có cảm tưởng rằng có khi nào đó ông Medvedev không thực sự nghĩ rằng ông đã là Số Một ở Nga.
    Và dường như đứng đằng sau ông, cựu Tổng thống Vladimir Putin, ngay cả khi ông đã không xuất đầu lộ diện nhiều trong những ngày gần đây vẫn cầm cương.

  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Gori các chú ấy còn vứt nữa là NO.
    Vào link trên thấy cái ảnh này với lời bình bên dưới "Chiến lợi phẩm còn gồm rất nhiều súng trường do Nga và cả Liên Xô trước đây chế tạo".
    [​IMG]
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 28/08/2008
  8. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Ôi em xin can bác, bác nghĩ chán thế. Công nhận áp nghĩa là trở mặt với Tây và Mẽo, đến lúc TQ nó làm càn thì ai can? Nga đâu còn là LX nữa, mà hồi LX nó cũng khoanh tay có làm gì đâu?
    Vịt ta cứ đọc lại cái diễn văn hồi Kosovo, thay tên vào thôi.
    Đợi vài năm nữa xem có bao nhiêu nước công nhận bọn này, bọn nó có vào được LHQ không, rồi tính tiếp?
  9. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Miliband vận động Ukraina


    Ngoại trươ?ng Anh David Miliband gặp giới lafnh đạo Ukraina trong nôf lực lập liên minh chống lại cái gọi la? thái độ hung hăng cu?a Nga.
    Ha?nh động na?y được thực hiện sau sự kiện Nga chính thức công nhận độc lập cho hai vu?ng ly khai cu?a Gruzia la? Nam Ossetia va? Abkhazia.
    Các lafnh đạo phương Tây lên án quyết định đó va? lo ngại Ukraina sef la? điê?m nóng tiếp theo.
    [​IMG]
    Tô?ng thống Ukraina nói họ la? con tin trong cuộc chiến cu?a Nga nhă?m va?o các nước thuộc Liên Xô cuf.
    Tô?ng thống Victor Yushchenko nói cuộc chiến chớp nhoáng giưfa Gruzia va? Nga bộc lộ điê?m yếu trong quyê?n lực cu?a Liên hiệp quốc va? các tô? chức quốc tế khác.
    Giao tranh giưfa Nga va? Gruzia bắt đâ?u hôm 7 tháng Tám sau chiến dịch quân sự cu?a Gruzia nhă?m lấy lại ti?nh ly khai được Nga hôf trợ Nam Ossetia.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quân Nga đaf pha?n công va? xung đột kết thúc với việc quân Gruzia bị đánh bật ra kho?i ca? Nam Ossetia lâfn Abkhazia; EU đứng ra la?m trung gian cho hiệp định ngư?ng bắn.
    Ông Miliband đi Ukraina sau khi lên tiếng ca?nh báo Nga "tuân thu? luật quốc tế" va? rút quân vê? các vị trí trước khi xa?y ra xung đột.
    Ngoại trươ?ng Anh nói ha?nh động cu?a Nga công nhận các vu?ng ly khai "đô? thêm dâ?u va?o lư?a", va? tuyên bố Anh Quốc "hoa?n toa?n u?ng hộ quyê?n độc lập va? toa?n vẹn lafnh thô? cu?a Gruzia, ma? phán quyết cu?a Mátxcơva không thê? na?o la?m thay đô?i".

  10. SSX

    SSX Guest

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này