1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, hình ảnh, bình luận tình hình chiến sự Nga - Gruzia - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi berkut, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. shellingpord

    shellingpord Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    0
    Không lẽ Xa cạc bại não này có vấn đề về tâm thần thật nên bị Mỹ nó thay vì em thấy Gu và Mỹ + phương tây PR thằng này lên dữ lắm như sắp là anh hùng dân tộc lưu danh muôn hậu thế
    Tội nghiệp Xa cạc bại não như quả tranh bị Mỹ vắt hết nước rồi vứt vào sọt rác
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Tình hình này kg biết có lặp lại lịch sử tại VNCH năm 1963 kg nhể!?!
  3. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Cuộc chiến chớp nhoáng Nga - Grudia và những bài học
    Nước xa không cứu được lửa gần
    Nhưng Tổng thống M. Saakashvili của Grudia lại không tính toán như vậy. Việc tấn công nhằm vào Nam Ossetia dường như đã được Tbilissi sắp đặt trước cho đúng vào ngày khai mạc Olympics, khi mà Thủ tướng V. Putin đang bận rộn với các nghi lễ ở Bắc Kinh còn Tổng thống D. Medvedev được xem là chưa có kinh nghiệm trong đối phó khủng hoảng quân sự.
    Ông cũng toan tính rằng cuộc tấn công này sẽ lôi kéo sự chú ý của EU, Mỹ và NATO đối với "tình cảnh" của Grudia và vì vậy Tbilissi sẽ có được sự ủng hộ thậm chí là trợ giúp bằng quân sự của họ với kết quả là Grudia sẽ nhanh chóng được đưa vào vòng bảo hộ của NATO hay trở thành thành viên của tổ chức này.
    Chiến lược của M. Saakashvili đã có thể thành công ở ngắn hạn với chiến thắng bất ngờ trước lực lượng ly khai ở Nam Ossetia và lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở đây. Ông cũng đã thành công trong việc trưng ra cho phương Tây hình ảnh một nước Grudia bị "kìm kẹp" trong "vòng cương tỏa" của Nga và đang là một kẻ yếu cần được "sự thương cảm" từ phương Tây.
    Tuy nhiên về dài hạn, cuộc chiến này lại có vẻ như là một hành động tuyệt vọng của ông M. Saakashvili bởi sẽ chẳng có sự trợ giúp cụ thể nào từ phương Tây dành cho Tbilissi bởi ai cũng hiểu rằng hành động của ông đã đi quá xa nếu không muốn nói là "quá trớn" so với một sự lựa chọn chính trị khôn ngoan.
    Nói cách khác, người phương Tây và người Nga lần này sẽ chỉ cho ông M. Saakashvili thấy giá trị của câu ngạn ngữ "nước xa không cứu được lửa gần" bởi không chỉ ở xa mà lợi ích của phương Tây ở Nga còn lớn hơn rất nhiều lần những gì có được nếu họ chấp nhận đứng hoàn toàn về phía Tbilissi.
    [​IMG]
    Ảnh: Reuters

    Trong khi đó, mặc dù bị coi là thất bại về mặt chiến thuật với thiệt hại đáng kể trong những thời khắc đầu tiên nhưng Nga và đồng minh Nam Ossetia dường nhưng đang nắm đường phần lợi về dài hạn.
    Việc Grudia phát động cuộc tấn công vào Nam Ossetia, làm thiệt mạng nhiều công dân và binh lính Nga đã là một dịp rất tốt để Nga "dạy một bài học" cho Tbilissi về cách ứng xử với người láng giềng khổng lồ ở phía Bắc. Trong khi ông M. Saakashvili đáng giá quá thấp mức độ phản ứng của Nga và quá cao sự ủng mà ông kỳ vọng từ phương Tây thì người Nga lại hiểu rất rõ giới hạn của ông Saakashvili cũng như những giới hạn trong sự ủng hộ của phương Tây đối với Grudia cho dù những lời lẽ hùng biện của họ. Bằng một sự đáp trả "phi đối xứng" như cách nói của phương Tây, Moscow đã nhanh chóng cho Tbilissi thấy họ có thể làm được gì và cũng bằng sự hành động quyết đoán, Nga đã cho thấy sự ủng hộ về ngôn từ của phương Tây đối với Tbilissi chẳng thể làm thay đổi thái độ của Moscow.
    Hệ quả và bài học cho Grudia
    Sau 5 ngày giao tranh giờ đây là lúc tốt nhất để Grudia nhìn nhận lại quyết định của Tổng thống M. Saavashvili. Những gì diễn ra ngay sau khi cuộc chiến bùng phát đã tạo ra sự liên tưởng đến cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc cách đây gần 20 năm khi nhiều người bắt đầu nói đến sự đối đầu giữa Mỹ và Nga. Không khí căng thẳng ở LHQ trong những ngày qua càng làm cho cảm giác này được khẳng định.
    Nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Sẽ chẳng có cuộc đối đầu nào giữa Nga và Mỹ, EU, NATO hay phương Tây nói chung trong chừng mực nào Nga chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của phương Tây. Cho dù bom đã rơi trên lãnh thổ Grudia và máu đã chảy nhưng con đường mang tên G. W. Bush nối thủ đô Tbilissi đến sân bay quốc tế vẫn chưa bị đào xới.
    [​IMG]

    Cho dù Grudia đã "tận tụy" khi gửi tới Iraq 2000 binh sĩ giúp người Mỹ và Mỹ hàng năm viện trợ quân sự tới 30 triệu USD cho Tbilissi và thậm chí cử các chuyên gia tới Grudia huấn luyện quân đội nước này đối phó với một cuộc chiến tranh với Nga thì vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẵn sàng đối đầu trực diện với Nga chỉ vì Grudia và nhất là trong thời điểm này.
    Bài học mà người Grudia có được qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng này sẽ không chỉ là cách ứng xử với "người láng giềng lớn" mà còn là sự cả tin đặt ở những nước "đồng minh".
    Nhìn từ nội bộ của Grudia, bài học còn là sự lựa chọn chính trị khi chủ nghĩa dân tộc bị đẩy lên quá cao đã đưa đến việc bỏ phiếu cho M. Saakashvili, người sau đó đã có những bước đi chính trị không mang lại kết quả như mong đợi. Giờ đây, cả hai mục tiêu tranh cử lớn của M. Saakashvili là thu hồi Nam Ossetia và Abkhazia và gia nhập vào NATO đã trở nên quá xa vời.
    Sau cuộc chiến tranh này, sẽ chẳng còn lý do gì để Nam Ossetia và Abkhazia quay trở lại với Grudia. Còn NATO thì chẳng dại gì sớm thu nhận Grudia để rồi phải dính líu vào một cuộc xung đột trực diện với nước Nga đang phục sinh.
    Ngay trong lúc này người Grudia đang cần có sự đoàn kết nên còn có thể đứng sau lưng vị Tổng thống do họ bầu ra là M. Saakashvili nhưng câu hỏi sẽ được đặt ra sau đó là tương lai chính trị của chính M. Saakashvili.
    Cuộc chiến chớp nhoáng giữa Nga và Grudia đã tạm ngưng lại. Nhưng khi các vấn đề là nguồn gốc của xung đột đó vẫn chưa được giải quyết thì đó sẽ chỉ là thời khắc im lặng trước một cuộc khủng hoảng mới. Và điều cần thiết đối với Grudia lúc này là tìm ra một cách đi đúng trong ứng xử với nước Nga láng giềng khổng lồ hơn là cái cách mà M. Saakashvili đã từng làm từ khi lên nắm quyền năm 2004 đến nay.
    Hồng Hà
    Lời bàn của brucelee1:
    Phương Tây là duy lý và thực dụng. Ông Saakashvili từng đi du học trời Tây lại không học được điều này cũng là lạ.
    Mọi toan tính của ông đều trật lất. Ông muốn tuyên chiến với Nga nhưng lại hoàn toàn không hiểu Nga.
    Nga đang cay cú sau vụ Kosovo rồi lá chắn tên lửa. Bao nhiêu năm nay Nga nhịn nhục nhưng một hành động QS trực tiếp chống Nga thì liệu Nga có chịu nhịn tiếp không?
    Trong vụ này ông Putin có nói không thì ông Med vẫn nói có
  4. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Chuyện giữa những láng giềng hay chiến thắng của Mỹ, Ba Lan?
    Trong bối cảnh quan hệ giữa nhiều láng giềng căng thẳng, Mỹ và Ba Lan kí thỏa thuận về lắp đặt trạm đánh chặn tên lửa của Mỹ tại Ba Lan. Người ta có dịp soi lại quan hệ giữa láng giềng nhỏ và các "ông lớn", cả láng giềng và bên thứ ba.
    Trong những tuần vừa qua, câu chuyện về mối quan hệ khó khăn giữa những người hàng xóm đã là chủ đề nóng bỏng của thời sự quốc tế. Giữa Campuchia và Thái Lan, tranh chấp chủ quyền về ngôi đền thiêng Preah Vihear đã lan sang những ngôi đền khác và có nguy cơ đẩy hai nước vào một mối quan hệ căng thẳng kéo dài. Ở Đông Âu, không chỉ còn là tranh chấp và căng thẳng mà súng đạn đã thay cho những lời lẽ dù đã hết sức gay gắt.

    [​IMG]
    Đỉnh điểm của mối quan hệ giữa ?ongười láng giềng lớn? - nước Nga ?" và các hàng xóm nhỏ của nó là cuộc xung đột 5 ngày giữa Nga và Gruzia. Tiếp theo đó là những động thái căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa Nga và Ukraina, Ba Lan, Lithuania khi những nước này lên tiếng ủng hộ Gruzia trong cuộc đọ sức với ?ongười láng giềng lớn? chung là Nga.
    Chính trong bối cảnh đó, hôm 14/8, Ba Lan đã chấp nhận ký thỏa thuận về việc cho phép Mỹ lắp đặt trạm đánh chặn tên lửa trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại làng Redzikowo cách biên giới với Nga 200 km.
    Đối với người Nga, việc người Ba Lan chấp nhận đề xuất của Mỹ chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi từ lâu các lãnh đạo Ba Lan đã công khai bày tỏ mong muốn được tiếp nhận trạm tên lửa đánh chặn trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên, kể từ 15 tháng nay, việc đàm phán giữa Ba Lan và Mỹ đã không đạt được tiến bộ một phần do sự phản đối của Nga và phần khác do Ba Lan và Mỹ chưa thỏa hiệp được về những "đổi chác" phải có.
    Không chỉ có thế, Thủ tướng mới của Ba Lan Donald Tusk là người có xu hướng châu Âu và vì vậy ông vẫn còn đặt nhiều kỳ vọng vào một sự đồng thuận của châu Âu trong việc ủng hộ Ba Lan trước những thách thức đến từ nước Nga láng giềng khổng lồ.
    ?oXây hồ chứa nước?
    Trong quan hệ láng giềng với nước Nga, người Ba Lan chắc thừa khôn khéo để biết rằng câu ngạn ngữ ?onước xa không cứu được lửa gần? luôn có giá trị. Thế nên ngay sau khi chuyển đổi chế độ và khi Liên Xô sụp đổ, người Ba Lan đã cố công tìm cách tự tạo cho mình một thế đứng trong quan hệ với nước Nga.
    Một thế đan xen, chồng chéo lợi ích của Mỹ, EU với Ba Lan là một sự đảm bảo quan trọng cho an ninh và phát triển của Ba Lan.
    Về mặt kinh tế, Ba Lan đã nhanh chóng áp dụng các cải cách kinh tế theo hướng tự do, chấp nhận các tiêu chí mà EU áp đặt để rồi trở thành một trong số những nước Đông Âu đầu tiên gia nhập vào EU (2004).
    Cùng với tiến trình gia nhập EU, các chính phủ liên tiếp của Ba Lan đều đồng thuận trong việc đưa Ba Lan gia nhập vào khối quân sự NATO, đặt Ba Lan dưới sự bảo hộ về an ninh của khối quân sự hùng mạnh nhất còn tồn tại sau chiến tranh lạnh.
    Tuy nhiên, chừng đó dường vẫn chưa đủ để Ba Lan yên tâm bởi cả EU và NATO đều là những thể chế đa phương đòi hỏi phải có sự đồng thuận trên hầu hết các vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh và vì vậy sự phản ứng của các thể chế này khó có hiệu quả cao nhất là khi trong nội bộ cả EU và NATO còn nhiều lợi ích giằng xé.
    Một hướng đi khác của Ba Lan là việc Warsaw tìm kiếm một mối quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ, nước đứng đầu trong NATO và là cường quốc hàng đầu thế giới trên mọi lĩnh vực.
    [​IMG]

    Trong cuộc chiến tranh Iraq, Ba Lan đã là một trong những nước đứng đầu danh sách các nước ?ochâu Âu mới? ủng hộ hành động chiến tranh của Mỹ. Ba Lan cũng là nước sẵn sàng tiếp nhận đề xuất của Mỹ về một hệ thống phòng thủ tên lửa trong khi hầu hết các nước thành viên cũ của EU giữ thái độ e ngại.
    Với quyết tâm ?oxây hồ chứa nước? ngay chính tại lãnh thổ của mình, Ba Lan đã không ngần ngại phá bỏ lối hành xử đồng thuận mà các nước thành viên EU muốn có được trong quan hệ với Mỹ và Nga để chấp nhận đề nghị của Mỹ.

    Lời bàn của brucelee1:
    Người Ba Lan xưa nay luôn nghi kỵ người Nga bởi vì giữa hai nước luôn có những xung đột trong quá khứ. Tuy nhiên người Ba Lan vẫn có những lựa chọn mềm dẻo có lợi hơn cho đất nước mình. Những cái đầu ở Vác xa va đã quá nóng để tự mình tuyên chiến với Nga. Chờ xem Nga sẽ đáp trả thế nào.
  5. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Chuyện giữa những láng giềng hay chiến thắng của Mỹ, Ba Lan?
    ?oRung cây dọa khỉ?
    Nhưng không phải mọi tính toán của Ba Lan trong câu chuyện này đều thành công như mong đợi dù việc gia nhập vào EU đã mang lại cho Ba Lan sự hỗ trợ về kinh tế, sự gắn kết với thị trường rộng lớn của EU gồm 27 thành viên, chỗ dựa trong quan hệ kinh tế với các đối tác bên ngoài đặc biệt là nước Nga láng giềng.
    "Làm mình làm mẩy" nhưng cuối cùng Ba Lan vẫn phải chấm dứt phản đối việc khởi động đàm phán về hiệp định đối tác giữa Nga và EU.
    Về mặt chính trị, mặc dù cùng trong một khối nhưng Ba Lan luôn cảm thấy "khó chịu" khi các nước lớn trong EU như Pháp hoặc Đức sẵn sàng vì lợi ích trong quan hệ với Nga mà xem nhẹ sự phản ứng của Ba Lan.
    Không phải ngẫu nhiên mà báo chí Ba Lan xem việc Tổng thống Pháp N. Sarkozy "nhanh nhảu trung gian hòa giải" giữa Nga và Gruzia là một ?othỏa hiệp Munich mới? và rằng ?ochâu Âu cũ chẳng hề đoái hoài đến Ba Lan? trong vụ việc này.
    Trong quan hệ với Mỹ, không phải lúc nào sự ?otận tụy? của Ba Lan cũng được đền đáp xứng đáng. Mặc dù là nước ủng hộ nhiệt thành cho cuộc chiến của Mỹ ở Afganistan hay Iraq và kể cả dự án của Mỹ về một lá chắn tên lửa ở Đông và Trung Âu, Ba Lan vẫn không thể có được những ưu đãi thực chất của Mỹ về mặt an ninh trong tư cách là một đồng minh thân cận.
    Cho dù muốn lắp đặt trạm tên lửa đánh chặn ở Ba Lan nhưng hệ thống đó không nhằm bảo vệ lãnh thổ Ba Lan trước các cuộc tấn công ở khoảng cách gần kề. Binh sĩ Mỹ vẫn chưa đồn trú trên lãnh thổ Ba Lan và Mỹ vẫn chưa cam kết tự động bảo vệ Ba Lan trong trường hợp bị tấn công. Chính vì vậy, mặt dù rất sốt sắng với kế hoạch của Mỹ, Ba Lan vẫn tìm cách trì hoãn để có thêm được những trao đổi có lợi nhất.
    [​IMG]

    Cuộc xung đột ở Gruzia đã làm xáo trộn toan tính của Ba Lan và đẩy nhanh việc Warsaw chấp nhận thỏa hiệp từ phía Mỹ. Cuộc xung đột chớp nhoáng giữa Nga và Gruzia một lần nữa cho Ba Lan thấy rõ khó có thể đặt trọn niềm tin vào EU khi mà sự chia rẽ giữa ?ochâu Âu cũ? và ?ochâu Âu mới? càng thêm sâu sắc.
    Cuộc xung đột này cũng làm cho người Ba Lan cảm thấy bất ổn hơn bao giờ hết như cách nói của Nghị sĩ J.Saryusz-Wolski, ?onếu Nga có thể tự cho phép hành xử như vậy đối với Gruzia thì tại sao lại không thể làm điều tương tự ở nơi khác??. Còn Tổng thống L. Kaczinski thì cho rằng ?ohôm nay là Gruzia, ngày mai sẽ là Ukraina và sau nữa có thể là Ba Lan?(!).
    Tất nhiên, thỏa hiệp mới được ký giữa Ba Lan và Mỹ cũng đã mang lại cho Ba Lan những đảm bảo lớn hơn. 300 binh sĩ Mỹ sẽ đồn trú trên lãnh thổ Ba Lan để vận hành trạm tên lửa ở làng Redzikowo đối diện với Kaliningrad, tiền đồn của nước Nga ở phía Tây. Một hệ thống phòng không gồm 96 tên lửa Patriot đời chót do phía Mỹ quản lý và 5 hệ thống khác sẽ được bán cho Ba Lan theo giá ưu đãi trong tương lai gần. Mỹ sẽ vận dụng nguyên tắc tương trợ tự động trong trường hợp Ba Lan bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn công từ bên ngoài? Chừng đó có thể là chưa đủ để Ba Lan ký vào thỏa thuận cách đây hai tuần nhưng giờ đây lại là quá đủ.
    Tất nhiên, cũng không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ xuống nước với Ba Lan vào thời điểm này.
    Trên thực tế, việc Mỹ chấp nhận các điều kiện chỉ diễn ra sau khi cuộc xung đột bùng phát ở Gruzia với thế thắng thuộc về Nga. Nếu như cuộc xung đột do phía Gruzia khởi xướng đã là một thất bại của chính quyền Tbilissi khi Gruzia vấp phải sự phản ứng nhanh chóng và quyết liệt của quân đội Nga trong khi sự trợ giúp của Mỹ không hề được như Tbilissi mong đợi.
    Người Mỹ cũng chẳng được lợi gì khi uy thế và những lời lẽ của Washington bị xem nhẹ khi mà người Nga vẫn phớt lờ các cảnh báo của Mỹ và vai trò trung gian hòa giải lại do Tổng thống Pháp N. Sarkozy đảm nhận. Nhưng xét ở một góc độ khác, dường như Mỹ lại bên giành chiến thắng trong cuộc xung đột vừa qua ở Gruzia.
    [​IMG]

    Mỹ là bên giành chiến thắng trong cuộc xung đột vừa qua ở Gruzia?
    Ảnh: wneo.org

    Chỉ còn không đầy 5 tháng nữa là Tổng thống G.W. Bush sẽ rời Nhà Trắng nhưng hành trang của ông vẫn không có nổi một thành công nào về đối ngoại. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc chiến ở Gruzia là do sự cố vấn của người Mỹ, đã buộc người Ba Lan phải suy nghĩ lại về cái giá của hệ thống phòng thủ tên lửa mà ông Bush đặt ra như là mục tiêu trong suốt hai nhiệm kỳ.

    Chính ở điểm này, người Mỹ đã thành công trong chiến thuật ?orung cây dọa khỉ? để có được thành công trong phút chót và để ông Bush có thể yên tâm rời Nhà Trắng.
    Với cách lập luận này, người ta sẽ dễ hiểu hơn khi cảnh truyền hình trực tiếp từ Bắc Kinh cho thấy ông Bush không hề lấy làm ngạc nhiên và vẫn bình thản du hí ở Trung Quốc trong khi ông Putin phải vội vã bay về Vladikavkaz để điều hành cuộc chiến.
    Serguei Markov, Nghị sĩ Nga và là nhà phân tích chính trị, đã phải chua chát nhận xét rằng vụ việc này ?olà một thất bại đối với nước Nga, cả với Đức, Pháp, và toàn bộ châu Âu?. Người giành phần thắng tất nhiên là Mỹ, Ba Lan. Còn Gruzia sẽ phải dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm bài học từ cách ứng xử của mình và của cả các ?ođồng minh? Mỹ và Ba Lan.
    Hồng Hà

    Lời bàn của brucelee1:
    Mỹ thắng nhưng đẩy nhân loại tới một hiểm họa mới
    Người Ba Lan chưa chắc có lợi gì trong vụ này
    Gru là con chốt thí
  6. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là KHÔNG NÊN ĐI BỢ ĐÍT THẰNG NÀO CẢ, nhà mình có cơm cà thì ăn cơm cà, có dưa thì ăn dưa, có thịt cá thì tốt ko có cũng chẳng sao... làm ăn kinh tế thì cứ sòng phẳng thuận mua vừa bán mà làm...
    cứ trung lập chứ đừng để bọn so vanh nước lớn nó mang mình ra thí nghiệm cho các strategy của nó...
    Thằng Mỹ là thằng sống 2 mặt nhất, giống như mấy thằng CEO lúc nào cũng hứa vượn, thằng Thổ học thuộc bài nhất, nó vẫn cay vì mãi vẫn chưa vào được EU như mĩ hứa trước khi chơi sa đì ... châu âu vào mẽo vẫn bias về cái giống máu mút sì lim của nó , k tế cũng ko có gì, balan và mấy nc ven Nga cũng chả có gì, nên mĩ cũng ko muốn bọn này bợ... quá nhiều, nó thích thằng nào có kỹ thuật cao, con người giỏi, giàu có như Israel hay Nhật, Nam hàn, đối tác về kinh tế lẫn an ninh
    khi nào có nhiều tiền như Nhật, đủ nuôi quân mĩ thì hẵng bợ đít, ko thì thôi, vác họa vào thân
    Được archenemy sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 29/08/2008
  7. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Nga - Grudia và cái khó của NATO
    Trong hành xử với Nga và Grudia sau cuộc chiến, NATO đang bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, nhất là khi thiếu sự thống nhất ngay trong bản thân tổ chức này.
    Hội nghị Ngoại trưởng NATO ở Brussels đã diễn ra không suôn sẻ. Vấn đề dường như đã trở nên cũ rích, nhưng rất khó mà các Ngoại trưởng NATO đã thảo luận mang tên ?otrừng phạt hay không trừng phạt?? đối với nước Nga và ?otriển vọng gia nhập NATO? của Grudia. Không có đủ ?othiên thời - địa lợi - nhân hòa?, NATO không thể đưa ra được hành động trừng phạt nước Nga cũng như chưa thể đảm bảo cho việc kết nạp đồng minh tương lai.
    [​IMG]
    (Ảnh: Rian)

    Chính sách cân bằng
    Những đòn gió có vẻ mạnh nhằm vào Nga và tuyên bố ủng hộ Grudia được tung ra trước khi hội nghị diễn ra. Việc Pháp và Đức quay sang công kích Nga ?oquá mạnh tay? đối với Grudia đã gây ra sự ngạc nhiên, bởi lẽ từ nhiều năm trở lại đây, hai nước này và một số nước ở châu Âu, vốn có quan điểm thận trọng trong mối quan hệ với nước Nga.
    Các Ngoại trưởng NATO đều lên tiếng ?okhông thể tiếp tục quan hệ như cũ với Nga?, đồng loạt lên tiếng đòi Nga rút hết quân khỏi Grudia ngay lập tức và ủng hộ Grudia gia nhập NATO trong thời gian gần. Mỹ thậm chí còn đề xuất giải thể Hội đồng NATO-Nga và chấm dứt hợp tác an ninh với Nga.
    Tuy thế, NATO đã không ra được biện pháp cụ thể nào để trừng phạt Nga và kết nạp ngay lập tức Grudia. Văn bản cuối cùng cũng cho thấy NATO để ngỏ khả năng đối thoại với Nga. Không giống như nơi của các nước lớn hội họp, NATO chỉ ra tuyên bố ?okhẳng định cuộc xung đột giữa Nga và Grudia đang gây phương hại đến ổn định và an ninh trong khu vực, đồng thời nhắc nhở các bên việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp là một nguyên tắc then chốt đã được ghi nhận trong Văn bản Khuôn khổ Đối tác vì Hòa bình? giống như ở các diễn đàn an ninh ở nhiều nơi khác trên thế giới. ?oChúng tôi kêu gọi Nga thể hiện - cả bằng lời nói lẫn việc làm - rằng họ tiếp tục cam kết tuân thủ các nguyên tắc được hai bên thống nhất làm cơ sở cho quan hệ của chúng ta?.
    Chúng ta nhớ lại rằng NATO là một khối các nước trong đó phần lớn các thành viên nằm ở châu Âu và có quan hệ rất mật thiết với Nga trong các lĩnh vực quân sự, an ninh, thương mại và nhất là năng lượng. Hơn 25% lượng dầu thô và 50% lượng khí đốt của các nước EU được nhập từ Nga, chạy qua các đường ống dẫn dầu qua một số nước Đông Âu. Nguồn năng lượng từ Nga rất quan trọng đối với Đức, Pháp, Italia... những nước hầu như không có tài nguyên dầu lửa và khí đốt. Chính phủ của các nước châu Âu này triển khai đồng thời hai hành động: một mặt tiếp tục mua tất cả nguồn năng lượng Nga hiện cung cấp cho mình, mặt khác tìm cách khiến Nga không thể kiểm soát toàn bộ nguồn cung cấp năng lượng đó. Châu Âu cũng đang tìm cách hạn chế phụ thuộc vào Nga về năng lượng và triển khai các kế hoạch năng lượng mới.
    Do NATO là một tập thể, nên cũng như EU, nhiều nước thì nhiều ý kiến. Một số nước Đông Âu như Ba Lan, ba nước Ban-tích là Estonia, Litva và Latvia coi Nga là hiểm họa an ninh, cần lên án mạnh mẽ hành động của Nga và ?odạy cho Nga một bài học?; trong khi Pháp, Đức và Italia thực dụng và cẩn trọng trong các bước xử lý quan hệ với Nga cũng như đánh giá đúng mức các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Kavkaz và tác động của nó. Đức, Pháp và Italia đều đã từng là những kẻ xưng bá ở châu Âu, cũng có một số lần cùng quan điểm với Nga để chống lại các ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu và thế giới, đặc biệt là qua chiến tranh Iraq.
    Trong bối cảnh không thể thống nhất về cách chống lại hành động của Nga, các nước NATO có quá ít sự lựa chọn để đưa ra một hành động đối xử sao cho tất cả các bên của khối này cũng như ứng cử viên Grudia hài lòng. Đương nhiên, những nước cẩn trọng trong quan hệ với Nga nên vui vẻ với kết quả này. Ngoại trưởng Italia Franco Frattini tỏ ra hài lòng, nhấn mạnh NATO giữ được ?ođại đoàn kết? nhờ thỏa hiệp ?ocân bằng? trung gian giữa lập trường cứng của Mỹ và các nước Ban Tích với lập trường ?ođối thoại? hơn của các cường quốc châu Âu. Theo ý kiến ông, tầm quan trọng của việc giữ lại Hội đồng NATO-Nga và việc hướng nước Mỹ đến lập trường cứng rắn và cân bằng chiến lược của châu Âu.

    Lời bàn của brucelee1:
    Mỹ luôn là kẻ "lính trận xa nhà" trong khi châu Âu già nua an nhàn hưởng lạc.
    Chiến tranh ngay trên châu lục của mình là điều EU cố tránh bằng mọi giá, EU vẫn khiếp "con gấu" đặc biệt khi con gấu này ở cạnh mình và đang điên tiết. Mọi hành động chống Nga lúc này cần phải cẩn trọng
  8. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Nga - Grudia và cái khó của NATO
    Bao giờ kết nạp Grudia?
    Còn lâu nữa và chắc chắn là không phải lúc này. Việc kết nạp Grudia và Ukraine vào khổi Bắc Đại Tây Dương lúc này hoặc thời gian gần sắp tới là một nước cờ hết sức mạo hiểm. Việc này chỉ khiến cho Moscow nổi giận thêm và cục diện khu vực trở nên khó dự đoán. Thủ tướng Đức đã lên tiếng ủng hộ Grudia gia nhập NATO nhưng nói rằng đây không phải thời điểm thích hợp. Tổng thư ký NATO De Hoop Scheffer nhận định "một ngày nào đó, Grudia sẽ là thành viên của NATO" và dự kiến lộ trình của việc kết nạp sẽ diễn ra vào tháng 12 tới, nhưng trên thực tế, bản thân ông cũng không rõ điều đó có thể diễn ra được không, một khi việc này tiếp tục là thách thức lớn đối với Moscow.

    Về phía Grudia, không thấy nước này có phát biểu gì lớn liên quan đến Hội nghị các Ngoại trưởng NATO. Có lẽ, sau khi ?ocanh bạc? của ông Saakashvili thất bại, Tbilisi cần nhìn nhận lại sự việc và thực tế. Thực tế là Nga quá mạnh và có thể phản ứng dữ dằn. Thực tế là NATO đã không thể đưa ra hành động trợ giúp nào cho Grudia khi nước này bị không quân Nga thoải mái không kích. Thực tế là NATO, một khối các nước liên minh nhằm mục đích an ninh, không dại gì kết nạp một thành viên đang gặp vấn đề về an ninh với một nước quá mạnh như Nga.
    Do vậy, sự thành lập một hội đồng NATO-Grudia để đánh giá những thiệt hại của cuộc chiến đối với phía Grudia, đồng thời khẳng định lại quyết định của NATO đưa ra vào tháng 4 vừa qua về việc kết nạp Grudia làm thành viên của khối này chỉ là động thái mang tính tượng trưng và không có ý nghĩa gì hết.
    Thực tế đến lúc này cho thấy, Grudia không phải là ưu tiên số một của cả NATO và Mỹ. Việc các ngoại trưởng NATO nhóm họp lại nhằm mục tiêu lớn nhất là tìm cách ?otrừng phạt? hành động của Nga và phần nào cũng là đối phó với sự trở lại của Nga, kết nạp Grudia chỉ là thứ yếu.
    Thế thượng phong của Nga
    Thế thượng phong của Nga ở Kavkaz và trong mối quan hệ với các nước NATO châu Âu thể hiện không chỉ qua tình thế hiện tại ở Nam Ossetia và Grudia. Nga đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ quyết định triển khai một phần lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Cộng Hòa Séc. Việc Mỹ kêu gọi giải thể Hội đồng NATO-Nga tưởng có thể gây lúng túng cho Nga nhưng đến ngày 20/8, chính Mỹ đã lâm vào khó khăn khi Nga đưa ra tuyên bố cắt đứt quan hệ với NATO.
    Tuy nhiên, do còn một loạt các quan hệ song phương liên quan đến an ninh giữa Nga và NATO, vấn đề đau đầu của NATO là không được hủy bỏ Hội đồng NATO-Nga và cần phải giữ được trạng thái cân bằng của châu Âu. Điều này thừa nhận rằng NATO không hề có những hành động nào để phá vỡ thế thượng phong của Nga trên bản đồ Kavkaz sau khi cuộc xung đột kết thúc.
    [​IMG]
    Binh sĩ Grudia tại thị trấn Igoeti, cách thủ đô Tbilisi khoảng 50km (Ảnh: Reuters)

    Nếu lập luận việc Nga đang lợi dụng sức mạnh ngày càng tăng lên của mình để tung ra những hành động bá quyền thì cũng thấy rằng cả NATO lẫn EU không đủ quyết đoán, can đảm hoặc liều lĩnh để đưa ra những hành động tức thì chống lại. NATO chỉ đưa ra những lời chỉ trích mà không dám hành động bởi họ vẫn chưa lường trước được hậu quả của những hành động ấy, đồng thời, không đoán trước được Nga sẽ làm gì tiếp theo và cũng không làm được việc quan trọng cấp bách nhất vào lúc này là cô lập Nga và ép HĐBA LHQ thông qua một nghị quyết lên án hành động quân sự của Nga.
    Trong cuộc xung đột với Grudia, mục đích của Nga rất rõ ràng: không cho Grudia (và cả Ukraine) gia nhập NATO. Khi cuộc mặc cả chưa đi đến đâu, việc tăng độ căng thẳng ở Nam Ossetia và Abkhazia chính là cớ để Nga nói rằng các vấn đề an ninh của Grudia là không thể giải quyết được. Xung đột ở Nam Ossetia và Abkhazia vẫn được Moscow ?onuôi dưỡng?. Tuy nhiên, nước này cũng không dại gì công nhận hai khu vực ly khai trên do một số vùng nhạy cảm của Nga, như Chesnya, sẽ tận dụng cơ hội này để đòi độc lập.
    Miễn bàn đến sức mạnh quân sự và hạt nhân, trong mối quan hệ với châu Âu, nguồn cung cấp dầu lửa từ Nga sang các nước EU, như đã nói có tầm quan trọng rất lớn và vô hình chung trao cho Moscow cơ hội rất lớn để đưa ra các quyết định có lợi. Nền kinh tế của Nga đang phục hồi mạnh mẽ trong vài năm gần đây và giá dầu thô lên đến mức 114 USD/thùng ngày 20/8 vừa qua tạo điều kiện cho Nga có nguồn ngân sách quan trọng. Tạm thời, chỉ dựa vào đó cũng đủ khiến cho các nước NATO châu Âu lúng túng khi họ chưa thể tạo được chỗ dựa vững chắc vào các nguồn năng lượng mới.
    Không có gì gây ngạc nhiên khi NATO không thể đưa ra hành động đối với Nga sau Hội nghị vừa qua. Họ không có đủ ?othiên thời, địa lợi, nhân hòa?. Thái độ thiếu quyết đoán của NATO trong việc gây sức ép với Nga càng khiến cho Nga có cơ hội thể hiện sự "hung hăng" của mình trong các vấn đề quốc tế, bắt đầu từ cuộc xung đột Nam Ossetia.
    M.Hùng
  9. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Nga công nhận Nam Ossetia, sau đó là gì?
    Cuối cùng thì Nga đã đáp ứng yêu cầu bấy lâu của Nam Ossetia và Abkhazia: được Nga công nhận độc lập. Quyết định này không chỉ làm cho tình hình khu vực Kavkaz trở nên phức tạp, đẩy quan hệ Nga và các nước phương Tây vào thế khó xử mà còn đặt ra một loạt vấn đề khác liên quan đến luật pháp quốc tế.
    Tại sao công nhận?
    Đối với các nước phương Tây và những nước có thái độ chống Nga, lý lẽ mà điện Kremli đưa ra nghe có vẻ khá ?ocùn?: ?oNếu Mỹ và phương Tây có thể công nhận độc lập của Kosovo thì Nga cũng có thể làm điều tương tự với 2 mảnh đất ly khai của Grudia?. Tổng thống Nga Medvedev cho biết, việc công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia là trường hợp đặc biệt và phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong cuộc tranh luận về độc lập cho Kosovo, các đối tác phương Tây của Nga cũng nói Kosovo là một trường hợp đặc biệt.
    Nước Nga đã thua phương Tây trong ván bài Kosovo. Có vẻ trường hợp của Nam Ossetia và Abkhazia là đòn đáp trả. Nhưng đây chỉ là một phần lý do của việc Nga công nhận độc lập của hai ?oquốc gia non trẻ? này.
    Có vẻ như những "sếp Nga" cũng đã tính đến việc các chính phủ phương Tây chỉ trích hành động của Kremli và coi đó chỉ là sự kết hợp những lời nói sáo rỗng chứ không phải là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng tác động ngược trở lại nước Nga.
    Trở lại nguyên nhân từ lịch sử, sau khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 90 của thế kỷ trước, có tới hơn 25 triệu người Nga phải sống ở các nước láng giềng của Nga thuộc Liên Xô trước đây. Các nước Đông Âu vốn là đồng minh của Liên Xô trong Chiến tranh lạnh đã quay sang phía Tây mong tìm sự hỗ trợ về kinh tế đồng thời tìm kiếm sự hợp tác an ninh với châu Âu và Mỹ, thông qua cơ chế NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Tất nhiên, đó là lúc NATO mở rộng sang phía Đông, cũng là thời điểm Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn sót lại sau đống đổ nát do Liên Xô để lại. Nước Nga yếu thế chỉ còn biết tìm cách ?onhún mình chờ thời? trước các nước phương Tây, đặc biệt sau trong cuộc chiến tại Nam Tư cũ năm 1999 và các nước láng giềng cứ lần lượt ngả theo Mỹ và châu Âu.
    Khi còn là Tổng thống Nga, ông V. Putin, một cựu sỹ quan KGB của Liên Xô trước đây, đã từng nói rằng việc giải thể Liên bang Xô viết là một "thảm họa địa chính trị lớn nhất trong thiên niên kỷ". Việc các nước xung quanh bị kéo về phía phương Tây trong quá trình NATO ?oĐông tiến? khiến Nga lo lắng về an ninh. Thậm chí, các nước nhỏ như Estonia, Grudia và lớn hơn chút là Ukraine cũng ?ogiỡn mặt gấu?.
    Ở mức độ này, việc ngăn cản các nước láng giềng gia nhập NATO là rất rõ ràng, chỉ bằng cách ?odằn mặt? họ qua các cuộc xung đột được tạo ra hoặc tìm kiếm đồng minh. Do đó, các nước láng giềng của Nga và đồng minh của họ phải tính toán kỹ lưỡng con bài Nga hay NATO, đặc biệt khi sức mạnh của Nga đang hồi phục lại và Mỹ đang gặp khó khăn trong rất nhiều các vấn đề quốc tế.
    Đối với nước Nga, trong chiến lược khôi phục lại vị thế cường quốc trên thế giới, khu vực Kavkaz có vị trí trọng yếu, đặc biệt về an ninh và không gian lợi ích kinh tế. Kiểm soát được Kavkaz đồng nghĩa với kiểm soát được cửa ngõ ra vào Trung Đông và đặc biệt là Iran, ?ođồng minh tiềm năng? của Nga. Tổng thống Medvedev cũng phát biểu với lời lẽ cứng rắn hồi đầu tuần rằng Nga có đủ khả năng về kinh tế, chính trị, quân sự để giáng trả kẻ nào cố tình làm hại công dân Nga.
    Do đó, không khó để thấy rằng Moscow, sau một thời gian dài bất lực chứng kiến Mỹ bành trướng ảnh hưởng tại sân sau của nước Nga, đã chọn Grudia làm điểm tựa cho một bước đi. Ý nghĩa đầu tiên của bước đi này là từ nay Nga sẽ hành động để bảo vệ điều mà Moscow xem như quyền lợi thiết thân của dân tộc.
    Và từ đó đưa đến một điều quan trọng chi phối hành động của Moscow, theo các nhà phân tích, thông qua việc công nhận các vùng lãnh thổ đang tìm cách li khai ở Grudia, Nga đã cương quyết trở lại giữ vai trò trọng tâm ở vùng Kavkaz và cho rằng cuối cùng phương Tây sẽ chẳng hành động gì.

  10. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0

    Nga công nhận Nam Ossetia, sau đó là gì?
    Sự trở lại của ?oKinh Kong?
    Sức mạnh kinh tế và quân sự của Nga đã được khôi phục một cách mạnh mẽ và vị thế khác trước rất nhiều. Hiện tại, với sức mạnh quân sự, Nga là nước duy nhất có khả năng đáp trả các cuộc tấn công của Mỹ nếu xảy ra, và duy nhất ở châu Âu có khả năng răn đe đối thủ bằng kho hạt nhân và vũ khí chiến lược.
    Mặc dù sức mạnh là quan trọng, điều quan trọng hơn khiến Nga có thể bùng nổ trở lại và dữ dằn đến thế là do tư duy nước lớn của người Nga, đặc biệt là giới lãnh đạo. Hoặc cách khác có thể lý giải là Nga đang vận dụng cách chơi theo kiểu nước lớn mà Mỹ vẫn hay dùng.
    Nga đã tuyên bố thẳng với Grudia và Ukraine về việc họ phản đối hai nước này gia nhập NATO và phản đối lá chắn tên lửa của Mỹ đặt tại Ba Lan và CH Séc. Đối với Moscow, một chiến dịch quân sự ?ohợp lý? chống Grudia mà họ đã làm cách đây 3 tuần là hết sức cần thiết cho ý đồ ngăn cản NATO mở sang miền Nam nước Nga.
    Việc công nhận độc lập của hai khu vực Nam Ossetia và Abkhazia là một thông điệp cứng rắn của Nga gửi phương Tây và nhất là gửi tới Mỹ. Do so sánh lực lượng phần nào bất lợi cho mình, nước Nga chỉ ra rằng họ không có gì để mất và họ muốn giành lợi thế nhiều hơn. Nga không còn muốn mang hình ảnh của bên thua trong Chiến tranh Lạnh. Cũng không sai khi nói rằng việc Phương Tây công nhận độc lập của Kosovo đã khiến Nga cứng rắn hơn.
    Tuy nhiên, việc Nga công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, không làm thay đổi gì trên thực địa, bởi từ nhiều năm nay, hai nước cộng hòa này đã tồn tại hoàn toàn độc lập với Grudia.
    Sự kiện này cùng việc Nga chủ động ngừng quan hệ với NATO trong thời gian 6 tháng, tuyên bố Nga chưa thấy có lợi lộc gì khi được kết nạp vào WTO, khẳng định sẵn sàng cho cuộc chiến tranh lạnh mới dù không mong muốn?cho thấy Nga đã thực hiện bước ngoặt đối ngoại mới mang tính chiến lược lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
    Có thể nói Nga đã chuyển từ bị động đối phó với những nguy cơ đe dọa và kiềm chế của các nước phương Tây sang chủ động thách thức Mỹ, châu Âu và NATO cả về sức mạnh, quyền lợi và nhất là vai trò của Nga tại khu vực Kavkaz cũng như trên đấu trường quốc tế.
    Bối rối cho phương Tây
    Mặc dù ?okịch bản? Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia đã được nhiều chuyên gia phương Tây tính đến, quyết định ngày 26/8 của Nga công nhận nền độc lập của hai tỉnh mà Grudia lên tiếng khẳng định chủ quyền, là một bất ngờ lớn đối với rất nhiều nước trên thế giới.
    Mỹ ít nhiều bị bất ngờ bởi hành động quá nhanh của Cremli. Hiện nay, Mỹ đang lâm vào thế rất khó khăn trên các mặt trận Afghanistan, Iraq, rất cần Nga trong các vấn đề về Trung Đông, hạt nhân Iran và Bắc Triều Tiên. Mặt khác, họ ?ohá miệng mắc quai? vì đã tạo tiền lệ Kosovo mà Nga đã vận dụng nguyên bản vào hai lãnh thổ ly khai.

    Ông Bush đã lên tiếng gọi hành động của Nga là ?othiếu trách nhiệm? và kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế và tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn 6 điểm.
    Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Barack Obama đã có tuyên bố cứng rắn hơn trước, lên án hành động của Nga và đe dọa ?oMỹ và các đồng minh sẽ xem xét lại toàn bộ quan hệ với Moscow nếu Chính phủ Nga tiếp tục vi phạm các nguyên tắc và tập quán quốc tế. Mỹ cần thể hiện vai trò lãnh đạo trong LHQ và các diễn đàn quốc tế để phản đối quyết định trên của Nga và để cô lập hơn nữa vì hành động này?. Trước đó, McCain có tuyên bố rất cứng rắn ?otất cả người Mỹ là người Grudia?.
    Châu Âu bị chia rẽ sâu sắc về cách xử sự với Moscow. Một mặt họ có lợi ích lớn trong quan hệ với Nga cả về kinh tế, chính trị và an ninh. Mặt khác châu Âu phải gắn với Mỹ về nhiều lĩnh vực và cả truyền thống quan hệ với Mỹ, đặc biệt là các mối quan hệ liên quan đến an ninh và ổn định ở châu Âu. Mặc dù phản đối Nga, không nước nào trong số các nước EU muốn đoạn tuyệt quan hệ với Nga và Nga cũng ý thức được điều này. Dù sao thì theo lời ngoại trưởng NATO, ?oNATO muốn để ngỏ khả năng hợp tác với Nga. Không thành viên nào của NATO muốn đóng cửa với Nga nhưng trong tình huống hiện tại, chúng tôi không thể hợp tác bình thường được?.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này