1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, hình ảnh, bình luận tình hình chiến sự Nga - Gruzia - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi berkut, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragondn

    dragondn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Mình vô đấy thấy nhiều ông phát biểu cũng tức như bạn. Mấy thằng ngồi cùng bàn với tui mà phát biểu như vậy là bị uýnh liền
  2. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Các bác chỉ em cách down cái video này với, em kô down bằng IDM được.
  3. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Cái nhục lớn nhất là TTVNOL này không thể làm trầy da bất kỳ thằng Nga thằng Mỹ nào. Thế nhưng cái Nồi Da này đang Nấu Chín Thịt dân Việt của 3 phe 4 phái khác nhau. Cái này mới là Nhục Vĩ Đại. Cục diện này từ đâu mà có? Pro-Nga trả lời giúp nhé.
  4. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    EU ngừng đàm phán đối tác với Nga
    Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm qua thống nhất hình thức đáp trả Nga bằng cách đình chỉ các cuộc đàm phán về hiệp ước đối tác và hợp tác với Matxcơva, cho đến khi toàn bộ binh sĩ Nga rút khỏi Gruzia.
    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thông báo đình chỉ đàm phán với Nga. Ảnh: AFP.
    Sau cuộc họp thượng đỉnh EU bất thường tại Brussels bàn về tình hình Nga - Gruzia, Chủ tịch ủy ban EU Jose Manuel Barroso bày tỏ rằng, họ không thể "tiếp tục các cuộc đàm phán như chưa hề có chuyện gì xảy ra". Liên minh châu Âu cũng lên án quyết định của Nga hôm 26/8 công nhận độc lập hai vùng ly khai tại Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia.
    Theo thông báo của ông Barosso và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, thời gian đàm phán EU - Nga dự kiến diễn ra vào giữa tháng này sẽ bị hoãn lại. Thời gian đình trệ sẽ phụ thuộc vào việc quân đội Nga quay trở lại các vị trí như trước khi chiến tranh nổ ra với Gruzia, đêm 7/8.
    Tổng thống Pháp, nước đang giữ ghế chủ tịch luân phiên EU cho biết thêm, cuộc khủng hoảng tại Gruzia khiến khối phải xem lại quan hệ với Nga. Ông Sarkozy thông báo sẽ cùng Chủ tịch ủy ban EU Barroso và ông Javier Solana tới Matxcơva thứ hai tới, để tiến hành cuộc gặp "mang tính quyết định" với chính phủ Nga.
    Ông Sarkozy cũng nói thêm rằng, dù EU lên án hành động của Nga tại Gruzia nhưng không muốn đoạn tuyệt mối quan hệ đối tác với Matxcơva. "Chúng tôi lên án sự đáp trả thái quá của Nga trong một thời hạn không rõ ràng tại Gruzia, nhưng châu Âu chúng tôi nhận biết rằng cần phải tiếp tục các cuộc đối thoại với láng giềng Nga của mình", nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh.
    5 điểm chính trong chính sách đối ngoại của Nga
    1. Các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế luôn được đặt lên hàng đầu.
    2. Thế giới phải đa cực vì đơn cực là không thể chấp nhận
    3. Nga không tìm cách đối đầu với các nước khác
    4. Nga sẽ bảo vệ sinh mạng các công dân nước mình cho dù họ ở bất cứ đâu
    5. Nga sẽ phát triển mối quan hệ với các khu vực thân thiện
    "Hãy không để một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mở màn. Không cần thiết phải gồng mình lên làm gì. Sự phô trương sức mạnh, gây hấn bằng lời nói, trừng phạt, hay đáp trả trừng phạt sẽ chẳng mang lại lợi ích cho bất cứ ai", Tổng thống Sarkozy bình luận.
    Trong tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh EU hôm qua, khối bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về "phản ứng không cân xứng" của Nga tại Gruzia, đồng thời kêu gọi các nước khác không theo Nga công nhận độc lập của hai vùng đất Nam Ossetia và Abkhazia.
    EU cũng bày tỏ tín hiệu mạnh mẽ về việc ủng hộ Gruzia, bằng việc hậu thuẫn cho một hội nghị các nhà tài trợ tái thiết nước này sau chiến tranh. EU cũng cam kết thực hiện một khu vực mậu dịch tự do và giảm sự hạn chế đi lại trong khối đối với công dân Gruzia.
    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rõ thêm: "Chúng tôi hiểu rằng Gruzia đang mong đợi viện trợ từ châu Âu và chúng tôi sẽ trao viện trợ đó, bao gồm cả hỗ trợ về tài chính". Tuy nhiên ông không cho biết rõ khi nào EU sẽ bắt đầu chương trình viện trợ cho Tbilisi.
    Nga tuyên bố việc đình chỉ các cuộc đàm phán về hiệp ước đối tác và hợp tác sẽ hủy hoại lòng tin của khối EU. Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov bình luận: "Đây có vẻ như Liên minh châu Âu đang tự trừng phạt mình hơn là trừng phạt Nga, vì điều này sẽ không cải thiện lòng tin về EU như một đối tác".
    Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo EU và Mỹ rằng, nếu họ tiếp tục gia tăng sự ủng hộ đối với chính quyền Tổng thống Mikhail Saakashvili ở Gruzia sẽ là "một sai lầm mang tính lịch sử thực sự". Ông Lavrov cũng kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Tbilisi cho đến khi chính quyền mới lên cầm quyền tại đây.
    Ông Javier Solana, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU, trong khi đó cho biết họ chuẩn bị cử hàng trăm quan sát viên dân sự tới Gruzia để thanh tra việc Nga có tôn trọng thỏa thuận ngưng bắn với Tbilisi do EU làm trung gian hay không.
    [​IMG]
    Người Gruzia tuần hành phản đối Nga tại Tbilisi mang theo quốc kỳ Gruzia và cả cờ của EU lẫn NATO. Ảnh: AP.
    Bất chấp sức ép của phương Tây, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm chủ nhật nhắc lại rằng, quyết định công nhận độc lập đối với Abkhazia và Nam Ossetia là không thể thay đổi. Ông cũng nhấn mạnh đến 5 điểm của chính sách đối ngoại của nước Nga trong tương lai, gồm tuyên bố thế giới phải đa cực và cam kết sẽ bảo vệ mạng sống cũng như phẩm giá công dân Nga dù họ sống ở bất cứ đâu.
    Cùng thời điểm với hội nghị thượng đỉnh EU, người Gruzia đã xuống đường ở Tbilisi và một số thành phố tại châu Âu để phản đối Nga, kêu gọi phương Tây ủng hộ nước họ. Tổng thống Mikhail Saakashvili tuyên bố trước đám đông hàng nghìn người tuần hành ở thủ đô Tbilisi rằng, Gruzia đang "đoàn kết hơn lúc nào hết" và hối thúc các nhà lãnh đạo EU không bỏ qua "bộ mặt xâm lược của Nga".
    ------------------------
    Ảnh chi tiết về các cuộc biểu tình của pro Gruzia xin xem ở topic Thất vọng quân đội Nga
  5. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người cho rằng phong tỏa kinh tế Nga có hại cho EU nhiều hơn cho nước Nga. Có lẻ đúng 1 phần. Tuy nhiên nhìn tấm hình thì thấy Việc Nga khủng bố tinh thần dân Georgia hy vọng họ lật đổ Sà Cạt xem ra đã thất bại.
  6. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Nga ''''dằn mặt'''' EU trước hội nghị thượng đỉnh
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay tuyên bố, phương Tây tăng cường sự ủng hộ đối với ban lãnh đạo Gruzia sẽ là một sai lầm mang tính lịch sử, đồng thời kêu gọi cấm vận vũ khí đối với Tbilisi cho đến khi chính phủ mới lên cầm quyền tại đây.


    Ông Lavrov khẳng định, Nga đã trở lại vũ đài chính trị thế giới như một quốc gia có trách nhiệm, có thể bảo vệ được các công dân nước mình. Bình luận về chính quyền của tổng thống đương nhiệm tại Gruzia Mikhail Saakashvili, ngoại trưởng Nga nói: "Để bảo vệ khu vực không trở lại tình trạng bạo lực, Nga sẽ tiếp tục có những biện pháp trừng phạt kẻ phạm tội, để chế độ này không bao giờ có thể làm điều xấu được nữa".
    "Nếu thay vì chọn các lợi ích của quốc gia mình và lợi ích của nhân dân Gruzia, Mỹ và các đồng minh lại đi chọn chế độ Saakashvili thì điều đó sẽ là một sai lầm mang tính lịch sử thực sự", ông Lavrov nói thêm. Quan điểm này được cho là ý muốn rõ ràng của Matxcơva về việc tổng thống đương nhiệm Gruzia phải ra đi.
    Tuyên bố của ông Lavrov được đưa ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh của EU, nhóm họp để bàn về cuộc khủng hoảng Gruzia và thái độ với Nga sau khi nước này công nhận độc lập hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Ông bình luận thêm: "Cuộc họp thượng đỉnh EU hôm nay sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Chúng tôi hy vọng sự lựa chọn của họ sẽ dựa trên những lợi ích cơ bản của châu Âu".
    Dự kiến các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ lên án việc Matxcơva công nhận độc lập của hai vùng ly khai tại Gruzia. Trong khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua nhắc lại rằng, quyết định công nhận này là điều không thể thay đổi, bất chấp sức ép gay gắt từ phương Tây.
    Tổng thống Medvedev cũng nhấn mạnh đến 5 điểm của chính sách đối ngoại của nước Nga trong tương lai, trong đó tuyên bố thế giới phải đa cực vì việc một quốc gia thống trị các vấn đề toàn cầu là không thể chấp nhận. Ông cũng cam kết sẽ bảo vệ mạng sống và phẩm giá của công dân Nga cho dù họ sống ở bất cứ đâu.
    Trong khi đó, EU dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố cứng rắn với Nga liên quan đến Gruzia trong hội nghị thượng đỉnh khai mạc hôm nay. Tuy nhiên, EU không có nhiều khả năng sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Nga, dù trước đó đã có những cuộc bàn thảo về vấn đề này. Người Gruzia dự tính sẽ xuống đường biểu tình ở Tbilisi và các thủ đô khác ở châu Âu phản đối Nga, đúng vào thời điểm EU họp thượng đỉnh bất thường tại Brussels, Bỉ.
    Cả 27 nước thành viên EU đều đoàn kết trong việc chỉ trích hành động quân sự của Nga tại Gruzia cũng như công nhận hai vùng ly khai. Nhưng họ bị chia rẽ trong việc thực thi các biện pháp đáp trả Matxcơva. Do đó lời kêu gọi thay đổi căn bản quan hệ với Matxcơva khó có thể trở thành hiện thực. Nguyên nhân vì nhiều nước châu Âu không muốn làm mất lòng Nga, một đối tác thương mại quan trọng và nhà cung cấp năng lượng chính của họ.
    Cuộc họp thượng đỉnh của EU diễn ra một ngày sau khi Thủ tướng Anh Gordon Brown kêu gọi xem xét lại tận gốc rễ mối quan hệ giữa EU với Nga. Ba Lan cũng chung quan điểm kêu gọi phải trừng phạt Nga. Nhưng Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại cảnh báo châu Âu sẽ tự làm tổn thương mình đóng chặt mọi cánh cửa với Matxcơva. Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi cũng có quan điểm tránh căng thẳng với Nga, nhằm ngăn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
    --------------------------------------------------------------
    5 điểm chính trong chính sách đối ngoại của Nga
    1. Các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế luôn được đặt lên hàng đầu.
    2. Thế giới phải đa cực vì đơn cực là không thể chấp nhận
    3. Nga không tìm cách đối đầu với các nước khác
    4. Nga sẽ bảo vệ sinh mạng các công dân nước mình cho dù họ ở bất cứ đâu
    5. Nga sẽ phát triển mối quan hệ với các khu vực thân thiện
    Được brucelee1 sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 02/09/2008
  7. sanbatcuop

    sanbatcuop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Đừng có đưa cái giọng đạo đức giả ra đây, ông cũng miệt thị pro Nga bỏ mịa.
    Trên đây có 1 số người quan niệm rằng cứ phải theo Mỹ mới là lẽ phải,
  8. tqtltt

    tqtltt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Nhục tiếp theo chính là kẻ nêu ra vấn đề để bàn luận mà mới bị hỏi có 1 câu đã ứ họng phải ù té.
    Rõ ràng quá phải không 2 bác AndrewTran và Phuudongthienvuong?.
  9. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Có cái ông nào nói là Nga cứ quay lưng về phía " mặt trời " thì làm sao mà tiến bộ lên đc, kô hiểu ổng nói " mặt trời " ở đây là MT nào thế kô biết
    Đc chúng nó cho ăn " cà rốt " quen rồi nên tôn nó từ " ông chủ " lên MT pó tay những chú VN Republic này quá , ráng ăn nhìu " cà rốt " nữa nhá
    Tinh thần CMT8 và QK 2-9 muôn năm !
  10. babykillervn

    babykillervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Chán mấy bác này, đi đâu cũng chọc ngoáy miệt thị nhau. Em nghĩ là biết gì thì nói đó, các bác không nói cũng có ai bảo các bác câm đâu.
    Em cũng có biết mấy đứa gần nhà em, ở nhà cày ruộng, rồi khổ quá hoặc nghe nói Mỹ là thiên đường, nên bỏ ruộng lên thành phố, chạy được sang Mỹ theo diện làm vợ hờ. Cũng chỉ đi lội nước xúc ... hay cao sang hơn là làm nail. Thế mà giờ gọi điện về VN ( chưa kiếm đc đủ tiền để về, em nghĩ thế) cũng tự xưng là Linda Nguyen với chả Henry Cuong, cũng "đời sống bên này sướng như tiên, chả phải làm gì", rồi "bây giờ em đang là tiến sĩ, dạy về khoa học vũ trụ trong trường XYZ của chính phủ Mỹ". Có lẽ cũng chỉ vậy thôi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này