1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, hình ảnh, bình luận tình hình chiến sự Nga - Gruzia - Phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi berkut, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    0
    CNN reports TTg Putin nói nga sẽ có câu trả lời đối với warship NATO đã và đang vào biển đen... và Putin cũng không nói rõ tàu chiến mẽo đang làm gì ở đất Gru (mặc dù là tình báo của liên bang Nga đã có nhiều thông tin quan trọng)
    "The second question is why the humanitarian aid is being delivered on naval vessels armed with the newest rocket systems." ( tại sao viện trợ nhân đạo được chuyển đến trên những con tàu chiến được trang bị hệ thống rocket tối tân nhất?"
    http://e***ion.cnn.com/2008/WORLD/europe/09/02/russia.georgia.summit.sanctions/index.html
    Russia ''''have an answer'''' to NATO ships... Chúng ta sẽ chờ xem Putin sẽ "trả lời" thế nào...
    Hãy chờ và xem
    Có thể 20 phút, tất cả tàu chiến nato đi bằng đ
    [​IMG]
    Được archenemy sửa chữa / chuyển vào 00:39 ngày 03/09/2008
  2. tqtltt

    tqtltt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    Tại sao Mỹ, Anh vận động các nước EU có biện pháp cứng rắn với Nga mà cuối cùng các biện pháp "trừng phạt" Nga lại không được đưa ra?.
    Theo các chuyên gia Kinh tế Đức, hơn 30% nguồn dầu lửa và trên 40% khí đốt EU là phụ thuộc vào Nga. Trừng phạt kinh tế Nga sẽ làm giảm đầu tư của các nước vào Nga, nhưng nó chỉ ảnh hưởng về lâu dài, còn trong vòng 1 năm tới kinh tế Nga sẽ ít bị ảnh hưởng. Nước Nga vẫn có thể cung cấp dầu lửa cho khu vực Châu Á Thái Bình Duơng. Trái lại nền kinh tế Châu âu sẽ bị ảnh hưởng ngay tức thì vì chưa có nguồn thay thế, nhất là các nước như Đức, Ý và Pháp.
    Điều này cũng lý giải tải sao khi các nước EU còn đang tất bật họp bàn đối sách thì TT Med đi dự khai giảng trường học và tt Tin thì ung dung đi săn hổ. . Họ đã tính trước kết quả cuộc họp EU và có các biện pháp đối phó.
    tt Tin cũng nói Nga đang cân nhắc biện pháp đáp trả việc Nato tập trung nhiều tầu chiến ở Hắc Hải.
    http://e***ion.cnn.com/2008/WORLD/europe/09/02/russia.georgia.summit.sanctions/index.html
  3. a2p2tXreload

    a2p2tXreload Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    1
    Cho em hỏi cái, sao lại có khăn đỏ nhỉ!?
  4. tomsatthu

    tomsatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Học sinh Nga vẫn quàng khăn đỏ mà
  5. DeltaPhi

    DeltaPhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    bởi vì những tàu US navy cũ đã bán sang VN làm sắt vụn rồi. còn Nga thường có màn chế tạo hàng loạt rồi cho ngồi trong cảng để lấy phụ tùng lắp vào cac tàu khac.
    đáng lẽ ra là hai tàu bệnh viện mang hàng cứu trợ sang nhưng mà theo công ước Vịnh Istanbul thì tàu QS trên 40,000 tấn không đuợc vào. nên US navy cho 3 tàu thuộc HĐ 6 lần lượt vào: command ship, destroyer, cutter. TNK từ chối 2 tàu BV nhưng chấp nhận 3 tàu chiến.
    có thấy là hai em còn lại không đeo QKĐ. bây giờ bố bạn DV DCS Nga, tất nhiên là bạn đeo rồi.
    em nhớ hồi xưa khi em còn có 7-8 tuổi. ba mua đuợc cái áo Nato vừa bền vừa ấm. cái tội to quá. đến giờ không rõ nó nằm đâu. size XL em size S (châu âu) hay size M (vietnam) bao giờ mới chui vào đuợc. bây giờ bác Nga mới biết nên đổi đồ.
  6. rongxanhpmu1

    rongxanhpmu1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2008
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà khủng bố tinh thần xà cạc thì xong rồi.
    hết chạy máy bay, nhá cà vạt, giờ lại sợ vãi ra, ko dám sang EU họp thượng đỉnh, sợ Nga nó éo cho về.
    Anh hùng hảo hán sợ éo gì vậy?
  7. minh91

    minh91 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    906
    Mình nghĩ chú TT Gru không phải là sợ Nga không cho về mà chính là bọn trong nước và bản thân Mỹ không cho về. Bọn trong nước thì nhân cơ hội đảo chính, còn Mỹ thì mời bác ở lại làm Dr. Bài này được sử dụng nhiều rồi.
    Thời điểm này, chú Sà cạc phải ngồi ì trong nước nắm lấy dân chúng làm con tin, sểnh ra là mất chức ngay.
  8. tqtltt

    tqtltt Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    1
    2 bác này nói đúng. Mấy bữa bác Bruslee1 cho bà con xơi "bội thực" món Gru biểu tình với cờ Gru và 1 số khẩu hiệu phản đối Nga. Thực ra biểu tình chống Nga là 1 phần phụ vì muốn thế phải làm ngay khi quân Nga còn đang tiến gần Tbilisi chứ, phần chính là "đối phó" với Mỹ và EU.
    Sacạc bây giờ đang nằm ì ở trong nước, đi ra ngoài bây giờ dễ "trúng gió" lắm, nhỡ các phái (đối lập, Mẽo, EU) nó thí tốt "lật kèo" không cho về để dễ thương thảo với Nga thì sao. Nga chả thèm lật vì có tay chập chập cheng cheng lâu lâu để nó tạo cho cơ hội ghi bàn thì quá tốt. Biểu tình thế này là cách Sacạc cho Mỹ, EU thấy mình vẫn được dân Gru ủng hộ đấy (cái này lập lờ đánh lận con đen vi dân Gru biểu tình phản đối Nga không có nghĩa đã ủng hộ Sacạc), đừng có vội thay tớ. 1 đòn biểu tình uýnh mấy đích đấy !. Ngoài lúc khùng ra thì cũng bằng Havard chứ bộ, có phải giấy lộn đâu.
  9. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Nga gọi tổng thống Gruzia là ''xác chết chính trị''

    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua mô tả người đồng nhiệm Gruzia là một "xác chết chính trị" và nói rằng, Matxcơva không coi Mikhail Saakashvili là tổng thống.
    "Tổng thống Saakashvili không còn tồn tại trong mắt chúng tôi nữa. Ông ta là một xác chết chính trị", Medvedev phát biểu trên kênh truyền hinh Rai của Italy hôm qua.
    Tổng thống Medvedev cũng chí trích Mỹ vì đã góp phần gây căng thẳng bằng việc ủng hộ Saakashvili. "Không may là có những thời điểm họ cho Saakashvili toàn quyền hành động, bao gồm cả quân sự", ông chủ Điện Kremlin nói.
    Tổng thống Nga còn nhấn mạnh Matxcơva không hề lo lắng nếu bị loại khỏi khối G8 bao gồm các các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, cũng như bị NATO cắt đứt quan hệ. Ông cho biết NATO sẽ bị mất mát nhiều hơn Nga trong vấn đề này.
    Trước đó, Medvedev ca ngợi Liên minh châu Âu vì không cấm vận Nga. Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng đánh giá cao quyết định của EU, nhưng cảnh báo Matxcơva sẽ đáp trả sự hiện diện ngày càng nhiều tàu chiến của NATO ở Biển Đen. Một đô đốc Nga tuyên bố Hạm đội Biển Đen có thể diệt tàu NATO trong vòng 20 phút.
    Gruzia đưa quân đến sát Nam Ossetia
    Quân đội Nga hôm qua cho biết, Gruzia đang điều một số đơn vị đặc công tiến đến sát biên giới Nam Ossetia.

    Binh sĩ Gruzia tranh thủ nghỉ trên đường hành quân đến thành phố Gori. Ảnh: Reuters.
    Đại tướng Anatoly Nogovitsyn, phó tổng tham mưu trưởng Nga tiết lộ: "Theo nguồn tin của chúng tôi, hiện các lực lượng Gruzia vẫn đang cố khôi phục sự có mặt của họ tại một số ngôi làng đông người Gruzia sinh sống tại Nam Ossetia. Với mục đích này, Tbilisi đang chuyển một số đơn vị đặc biệt từ các bộ Quốc phòng và Nội vụ đến khu vực gần biên giới của Nam Ossetia",
    Ông cho hay Nga cũng vừa triển khai 19 trạm quan sát của lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nam Ossetia, nhằm đảm bảo an ninh và ổn định tại nước cộng hòa tự xưng này. Cũng theo lời sĩ quan này, một số đơn vị quân sự của Nam Ossetia đã được đưa đến gần khu vực biên giới nhằm ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Gruzia.
  10. brucelee1

    brucelee1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    1.186
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến Grudia định hình học thuyết quân sự mới của Nga
    16:14'' 01/09/2008 (GMT+7)
    Quyết định đưa quân tới Grudia đã ấn định một tiêu chuẩn mới mà theo đó Moscow sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm nay (1/9) tuyên bố.
    Thời gian qua, Nga liên tiếp bị phương Tây chỉ trích khi mở chiến dịch quân sự tại Grudia vào tháng trước và giành lại vùng ly khai Nam Ossetia. Tiếp đó, Moscow công nhận độc lập của Nam Ossetia và một tỉnh ly khai khác của Grudia là Abkhazia.
    [​IMG]
    Tổng thống và Ngoại trưởng Nga (Ảnh: Reuters)
    Chuẩn mới về phản công
    "Thông qua việc đáp trả cuộc tấn công của Grudia, Nga đã đặt ra một tiêu chuẩn mới về phản công phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Lavrov phát biểu trước các sinh viên của trường ngoại giao Moscow trong bài phát biểu đánh dấu niên học mới.
    Bài phát biểu của quan chức ngoại giao hàng đầu Nga tập trung vào quan hệ mới giữa nước này và phương Tây, được đưa ra vài giờ trước khi lãnh đạo EU nhóm họp tại Brussels nhằm tìm kiếm một lập trường chung về cuộc khủng hoảng Grudia.
    Trong buổi nói chuyện, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định, Nga sẽ không cúi đầu trước bất cứ áp lực nào.
    "Nga đã quay lại vũ đài quốc tế với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm, quốc gia luôn bảo vệ công dân của mình. Nếu ai còn nghi ngờ về điều này, hành động của chúng ta trong việc buộc Grudia phải chấp nhận hòa bình và việc thừa nhận độc lập của Nam Ossetia, Abkhazia sẽ chứng minh cho họ thấy", ông Lavrov nói.
    Moscow cảnh cáo phương Tây
    Ngoại trưởng Nga Lavrov nói thêm, Moscow kêu gọi phương Tây không nên ủng hộ giới lãnh đạo Grudia và kêu gọi cấm vận vũ khí với nước cộng hòa Xô viết cũ này cho tới khi một Chính phủ mới được thiết lập tại Grudia.
    Nhà ngoại giao Moscow nói rõ: "Nếu Mỹ và các nước đồng minh sau rốt lại không lựa chọn lợi ích quốc gia của họ, không lựa chọn lợi ích của người dân Grudia mà chọn chính quyền Saakashvilli, điều đó sẽ là một sai lầm lịch sử. Để khởi đầu, sẽ là hợp lý khi áp đặt cấm vận vũ khí với chính quyền này, cho tới khi một bộ máy lãnh đạo khác đưa Grudia trở lại một nước bình thường".
    Tuyên bố của Ngoại trưởng Sergey Lavrov nhiều khả năng sẽ khiến Mỹ, châu Âu và Tổng thống Grudia Mikhail Saakashvili bất bình. Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991 do cuộc chiến hồi tháng trước tại Grudia.
    Một ngày trước đó, Tổng thống Nga Medvedev đã vạch ra 5 nguyên tắc trong chính sách đối ngoại sắp tới của Nga đồng thời tuyên bố nếu cần thiết Nga sẽ áp dụng trừng phạt với một vài nước.
    Máy bay ném bom Nga trở lại châu Âu
    Na Uy hôm nay (1/9) cho biết, oanh tạc cơ của Nga đã xuất hiện trở lại tại bầu trời Bắc Âu sau nhiều năm vắng bóng, khiến máy bay chiến đấu của NATO lại một lần nữa được đặt trong tình trạng phải cảnh giác.
    Tại căn cứ không quân Bodoe - Na Uy, hai chiếc F-16 luôn sẵn sàng, có thể cất cánh trong vòng chưa đầy 15 phút để nghênh đón "người khách" bất ngờ tới từ nước láng giềng ở phía đông của Na Uy.
    "Chúng tôi nhận thấy rằng có sự gia tăng các hoạt động trên không của Nga trong vài năm qua", Tư lệnh căn cứ không quân - Tướng Per Egil Rygg nói. Năm 2006, máy bay F-16 của Na Uy đã 13 lần cất cánh khẩn cấp để "nhận diện" 14 máy bay Nga. Một năm sau, số những lần cất cánh khẩn cấp tăng lên 47, với 88 máy bay Nga bị nhận dạng.
    Tướng Rygg cho biết: "Các máy bay Nga vẫn ở trong không phận quốc tế và không vi phạm chủ quyền của Na Uy" dù những đợt diễn tập của máy bay Nga có thể gợi nhớ cảnh tượng thời Chiến tranh Lạnh.
    Nằm cách biên giới Nga khoảng 600km, Bodoe luôn là một vị trí địa chiến lược với Mỹ và các đồng minh.
    Hoài Linh (Theo Reuters, Rian, AP)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này