1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức, hình ảnh, bình luận tình hình chiến sự Nga - Gruzia - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi honglian, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    đồng chí chimcụtcánh chỉ giải thích, chứ không nói ai là @ (tức là nhợn) cả, đề nghị Pác Mod xem xét
  2. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    http://www.economist.com/world/europe/displayStory.cfm?source=hptextfeature&story_id=12381767
    Cuộc đua tới Arctic đang nóng lên
    Nga đang tìm kiếm điều gì ở vùng biển Bắc Âu?
    Lạnh, vắng vẻ, nhiều cá và tài nguyên, các vùng biển ?oBắc? là phần thưởng đầy cám dỗ cho những quốc gia lớn và tự tin. Thậm chí trước cả khi có những tuyên bố gây sửng sốt của Putin về khoản cho Iceland vay nóng 5,4 tỷ đô la, Nga đã tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực mà sự có mặt của NATO là thất thường. Mặc dù tàu ngầm Mỹ vẫn qua lại thường xuyên nhưng những tàu khác của NATO thì hiếm khi xuất hiện. Người Mỹ đã làm tổn thương Iceland khi rút khỏi căn cứ không quân Keflavik năm 2006.
    Kremlin, ngược lại, đã chồng hơn 500 tỷ đô, và mặc dù chứng khoán Moscow sụt giá, đã thu xếp một khoản hỗ trợ quốc gia đang có nguy cơ phá sản. Thủ tướng Iceland Geir Haarde nói ngoài những hỗ trợ từ các quốc gia Nordic, ông nhận được rất ít sự quan tâm từ các quốc gia phương Tây. Ông tuyên bố ?oKhi những người bạn cũ không giúp đỡ, chúng ta phải tìm những người bạn mới.? Yêu cầu của Nga là gì? chưa rõ! nhưng đây hẳn không phải là đồ cho không.
    Những tín hiệu lo ngại vẫn tồn tại đâu đó, đặc biệt ở Nauy, hàng tuần, các tiêm kích vẫn phải đột ngột cất cánh nhằm ngăn chặn máy bay Nga thám thính bầu trời Nauy. Các máy bay và tàu chiến Nga không hoàn toàn pháp bỏ luật quốc tế, nhưng vẫn chơi trò mà giới chuyên môn gọi là ?onhững vi phạm mặc định?. Những hành động này bao gồm tuần tiễu hải quân quanh những mỏ khí và giếng dầu của Nauy ở biển Bắc, thực hiện các cuộc xuất kích tốn kém, nguy hiểm bằng các đơn vị trực thăng; diễn tập ném bom vào trung tâm chỉ huy Nauy tại Bodo và ít nhất 3 địa điểm khác. Máy bay và tàu chiến Nga đều đã cũ nhưng cùng với việc diễn tập chúng còn được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như tên lửa hành trình tầm xa. Một số nguồn tin cho rằng các tàu ngầm Nga ở biển Bắc đang thử nghiệm ngư lôi Shkval, loại ngư lôi siêu tốc có thể khiến hải quân phương Tây lo lắng. Jon Bingen, một chuyên gia phân tích quân sự cho rằng ?oNga đang xây dựng một trật tự mới ở khu vực hoang vắng mang tính chiến lược này.?
    Sự mập mờ về tính pháp lý đang tạo cho Nga nhiều thuận lợi. Cả Nga và Nauy đều tuyên bố chủ quyền đối với ?oVùng Xám? ngoài khơi cực bắc Nauy. Vùng tranh chấp khác là quanh đảo Spitsbergen, nơi mà người Nga đã khai mỏ từ năm 1920. Nauy khẳng định chủ quyền với vùng đặc quyền quanh hòn đảo, trong khi Nga phản đối. Nga đang thăm dò tài nguyên đáy biển tại khu vực này. Ngoài cá, khoáng sản, băng tan đang khiến Arctic, một thời là vùng đất chết, có thể sẽ trở thành tuyến hàng hải chiến lược tới Đông Á.
    Xử lý Nga thế nào sau cuộc chiến tháng 8 với Gru đang là chủ đề nóng ở NATO. Mỹ muốn đồng minh xóa bỏ những hạn chế trong việc xây dựng các kế hoạch đối phó nhằm bảo vệ các thành viên bị đe dọa bởi Nga như Estonia. Nauy coi nhẹ hiểm họa của một cuộc xung đột thật sự. Một quan chức Nauy cho biết ?oKhông giống như nhiều quốc gia cộng sản cũ? chúng tôi không phải là những người quá khích?. Thực tế có phần đúng như vậy, các hoạt động phối hợp thân thiện trong khuôn khổ chương trình kiểm soát biên giới và an toàn hàng hải vẫn tiếp tục mặc cho tình trạng đóng băng các tiếp xúc quân sự giữa Nga và NATO. Một công ty Nauy phải cân nhắc liệu có tham gia khai thác mỏ khí ga ngoài khơi Shtokman, một chào mời đầu tư hấp dẫn từ phía Kremlin hay không. Tuy nhiên, mặc dù có những đánh giá lạc quan, một quan chức Nauy vẫn thừa nhận rằng ?oquĩ đạo? Nga cũng đáng lo ngại. Nauy đang lặng lẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự với Thụy Điển và Phần Lan. Nước này hy vọng ?oNATO? hóa ?oResponse? ?" một cuộc tập trận hải lục không quân lớn vào mùa xuân sang năm.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Shtokman
  3. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Kiểu này chắc mình phải đổi nick để vào box này mất.
    Hé hé, câu trả lời đó là của tớ, lần sau nếu tớ có nói thì ALPHA
    3 cứ khóa. Còn những người khác thì chắc giề họ nghĩ như tớ.
    [:D Chẳng hạn trên kia có gã bảo @ là CÔNG đấy thôi.
    Bác giacaymamtep có lòng thì vote cho ít * nhá.
  4. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Nhà em đề nghị dùng cài bôi vàng thay cho từ @ đã bị mod cấm!

    Mà bác nào vote cho em 5 sao thế? Đã nói là vote cho em thì cứ 1 sao mà nện cơ mà. Dù sao cũng cám ơn bác đó! (Mà có khi biết tay nào rồi!).
    Được giacaymamtep sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 11/10/2008
  5. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
    @ la` 1 biểu tượng văn hoá ,là cách nói và suy nghĩ của những người trẻ,đặc trưng của sụ hiện đại,huyền thoại trong thế giới ảo........Tóm lại ngoài chim cách cụt ra thì bọn tớ đều hiểu rằng @ là những người tài năng hiểu biết,nói đâu đúng đấy,đã fán là như thánh,đã mở miệng là sát gái :D....
    Chính vì thế,chẳng lẽ mõ lại cấm bọn tớ khen các bạn ấy,làm cuộc sống này dễ chịu hơn và làm ttvnol ngày càng ăn khách,ngày càng thêm nhiều quảng cáo sao?
    Nhân tiện,các bác cho em hỏi số lượng gold ở góc trên bên trái màn hình dùng để làm gì và mình có được lợi gì với số * không,tui chưa hiểu 2 thứ đó có tác dụng gì?
  6. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    Quay về chủ đề ngay thôi đi các bác... Tự nhiên đang bàn chuyện Lép vật nhau với Cạc thì lại bổ sang Người vật nhau với Lợn - logic học từ bác chimcanhcut.
    Em thì em vẫn thích gọi @ là chimcanhcut hơn nhưng sợ phạm huý!
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đàm phán Nga - Gruzia đổ vỡ
    [​IMG]
    Xe tăng Nga rút khỏi vùng đệm an ninh quanh Nam Ossetia và Abkhazia. Ảnh: AFP.
    Các cuộc hội đàm giữa Nga và Gruzia sụp đổ ngay ngày đầu tiên tại Geneva (Thụy Sĩ) hôm qua khi hai bên đổ lỗi cho nhau vì không vào cùng một phòng họp.
    "Có hai phòng họp riêng biệt, một bên là phái đoàn Nga với Abkhazia và phòng kia là đoàn Gruzia", Sergei Shamba, người phụ trách ngoại giao của chính quyền ly khai Abkhazia, cho biết. Lẽ ra đây là lần đầu tiên đại diện hai bên đối thoại trực tiếp kể từ sau cuộc chiến 5 ngày hồi tháng 8.
    Nhà ngoại giao thuộc Liên minh châu Âu Pierre Morel cho biết các cuộc đàm phán đã bị hoãn lại vì "những khó khăn về thủ tục" và sẽ nối lại vào ngày 18/11. Tuy nhiên, ông không nói rõ lý do đó là gì.
    Trưởng phái đoàn đàm phán Gruzia, Thứ trưởng Ngoại giao Giga Bokeria, cáo buộc phái đoàn Nga từ chối gặp họ. "Thật đáng tiếc là phía Nga đã đẩy tiến trình này căng thẳng nghiêm trọng ngay từ đầu", ông nói.
    Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin khẳng định phía Gruzia đã làm hỏng các cuộc đàm phán vì không tham dự phiên họp toàn thể thứ hai hôm qua. Ông cũng tuyên bố Nga sẽ không tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào nữa với Gruzia nếu hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia không được mời.
    Các cuộc đàm phán này được tổ chức tại Geneva do Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc và Tổ chức hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) chủ trì. Sự kiện này diễn ra sau thỏa thuận ngừng bắn mà Pháp làm trung gian. Matxcơva đã rút toàn bộ binh sĩ khỏi các vùng đệm an ninh xung quanh những khu vực ly khai theo thỏa thuận trên nhưng vẫn duy trì khoảng 8.000 quân tại Nam Ossetia và Abkhazia.
    Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia hôm 26/8, hai tuần sau khi Matxcơva đưa quân đến thủ phủ Tskhinvali của Nam Ossetia. Tbilisi và phương Tây kịch liệt lên án động thái này.
    Vùng đất Ossetia thuộc vùng Kavkaz được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là nước cộng hòa thuộc Nga còn Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia, nhưng ly khai cùng với Abkhazia kể từ sau cuộc xung đột 1991-1992. Nam Ossetia từng tuyên bố độc lập nhưng không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận.
    Gruzia luôn coi Nam Ossetia và Abkhazia là phần lãnh thổ của họ. Matxcơva trước đây không công nhận chính quyền tự xưng tại hai nơi này, nhưng cấp quốc tịch cho hầu hết dân số của họ. Người dân địa phương cũng chủ yếu sử dụng đồng rúp của Nga trong tiêu dùng.
    Ngọc Sơn (theo AFP, Ria Novosti)
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hoãn đàm phán quốc tế về xung đột Nga - Grudia
    11:42'' 16/10/2008 (GMT+7)
    Các cuộc đàm phán quốc tế nhằm xoa dịu xung đột giữa Nga và Grudia liên quan đến các vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia hôm 15/10 đã bị hoãn đến tháng 11 sau khi giới ngoại giao không thể thuyết phục Moscow và Tbilisi nhất trí về đại biểu được mời tham dự những cuộc gặp này.
    Điểm tranh cãi mấu chốt ở đây là liệu có nên cho phép các đại diện của Nam Ossetia và Abkhazia tham gia đàm phán hay không.
    Trước đó, hồi tháng 8, Nga và Grudia đã giao chiến trong 5 ngày sau khi Grudia bất ngờ tấn công Nam Ossetia nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này.
    Hai nước láng giềng hiện vẫn còn tranh cãi về Nam Ossetia và Abkhazia, các vùng đất mà Moscow vừa công nhận là hai quốc gia độc lập trong khi Tbilisi coi đó là phần lãnh thổ của họ.
    "Người Nga và người Grudia chưa từng ngồi cùng phòng, cùng tham dự một cuộc gặp chính thức", Daniel Fried - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Âu Á phát biểu trong một cuộc họp báo.
    Mỹ, nước hiện xem Grudia như một đồng minh tại vùng Caucasus bất ổn, đã cử đại biểu tham gia các cuộc thương thuyết về tranh chấp giữa Nga - Grudia.
    Pierre Morel - đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) về Grudia, tiết lộ các cuộc đàm phán mới dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/11 tới ở Geneva.
    EU, Liên hợp quốc và Tổ chức Hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) đã đứng ra dàn xếp hội đàm trong một ngày với hy vọng sẽ dẫn tới việc tổ chức các cuộc thương thuyết cứ hai tuần một lần nhằm xây dựng niềm tin và giúp giải quyết xung đột.
    Washington ra tuyên bố cho biết nội dung của các cuộc gặp như trên sẽ đề cập tới thoả thuận ngừng bắn, những vấn đề an ninh, việc hồi hương của người tị nạn và vấn đề nhân quyền.
    Các quan chức Nga và Grudia khẳng định họ sẵn sàng tham gia một nỗ lực thương thuyết mới. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là các nhà tổ chức sẽ phải tích cực tìm cách thuyết phục hai bên cùng ngồi vào bàn, đối thoại với nhau.
    "Luôn luôn tồn tại những khó khăn khi bạn bắt đầu một quá trình như vậy", ông Morel nhận định.
    Hôm 15/10, Toàn án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc đã ra phán quyết, yêu cầu Nga và Grudia bảo đảm an ninh cho các nhóm sắc tộc tại Nam Ossetia và Abkhazia cũng như những khu vực liền kề thuộc Grudia.
    *
    Thanh Bình (Theo Reuters, AP)
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Binh sĩ Nga bị phục kích tại Ingushetia
    Quân đội Nga vừa mở chiến dịch truy kích các phần tử vũ trang tại Ingushetia sau khi lực lượng ly khai tấn công một đoàn xe quân sự của họ vào ngày 18/10.
    [​IMG]
    Một đoàn xe quân sự của Nga. Ảnh: AFP.
    Nhiều tờ báo chính thống của Nga cho biết, các phần tử ly khai đã ném lựu đạn và bắn súng máy vào đoàn xe ở một nơi gần Nazran, thủ phủ của Ingushetia. Một xe bọc thép chở binh sĩ và hai xe tải chở nhân viên của Bộ Quốc phòng bị hư hại trong vụ tấn công. Hai binh sĩ thiệt mạng và ít nhất 7 người bị thương.
    Khu vực xảy ra phục kích nằm gần biên giới Chechnya, nơi các cuộc đụng độ giữa binh sĩ Nga và các phần tử ly khai Hồi giáo thường xuyên xảy ra trong nhiều năm qua. Vì thế, giới chức Ingushetia cho rằng các phần tử vũ trang Hồi giáo ly khai đã tấn công đoàn xe.
    "Quân đội đang tiến hành rà soát khu vực xảy ra vụ tấn công và truy kích những phần tử ly khai", một quan chức Nga thông báo.
    Một nguồn tin trong lực lượng cảnh sát Ingushetia tiết lộ rằng 40 binh sĩ Nga thiệt mạng, ba xe bọc thép và hai xe tải bị phá hủy trong vụ phục kích.
    Nếu nguồn tin này được xác nhận, đây sẽ là tổn thất lớn nhất của quân đội Nga tại Ingushetia trong những năm gần đây.
    Việt Linh (theo BBC)
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nga lập căn cứ quân sự ở hai vùng ly khai của Gruzia
    Matxcơva sẽ hoàn thành việc xây dựng hai căn cứ quân sự tại Nam Ossetia và Abkhazia vào năm 2009.
    Tổng tham mưu quân đội Nga, tướng Nikolai Makarov, hôm qua cho biết việc xây dựng sẽ mất khoảng một năm và mỗi căn cứ sẽ có khoảng 3.700 binh sĩ. "Đây là một phần các hiệp ước của chúng tôi. Mục tiêu là bảo vệ lợi ích của chúng tôi cũng như của những nước cộng hòa này", ông nói.
    Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia hôm 26/8, sau cuộc chiến chớp nhoáng với Gruzia hồi đầu tháng 8. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký hiệp ước với hai khu vực ly khai, trong đó cam kết Nga sẽ bảo vệ những vùng đất này trước bất kỳ hành động tấn công nào từ phía Gruzia. Một số quốc gia phương Tây đã cáo buộc Matxcơva ủng hộ hai vùng ly khai tách ra nhằm làm suy yếu chính phủ Gruzia.
    Ossetia nằm ở phía bắc Gruzia và phía nam nước Nga được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là nước cộng hòa thuộc Nga còn Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia, nhưng ly khai cùng với Abkhazia kể từ sau cuộc xung đột 1991-1992. Nam Ossetia tuyên bố độc lập nhưng không được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận.
    Gruzia luôn coi Nam Ossetia và Abkhazia là phần lãnh thổ của mình. Matxcơva trước đây không công nhận chính quyền tự xưng tại hai nơi này, nhưng cấp quy chế quốc tịch cho hầu hết dân số của họ. Người dân địa phương cũng chủ yếu sử dụng đồng ruble của Nga trong tiêu dùng.
    Ngọc Sơn (theo Ria Novosti, AFP)
    Gruzia cáo buộc Nga ''''khiêu khích quân sự''''
    Bộ Ngoại giao Gruzia vừa cáo buộc Nga không tuân thủ các thỏa thuận ngừng bắn và tiếp tục khiêu khích về mặt quân sự với nước này.
    [​IMG]
    Quân đội Nga rút khỏi vùng chiến sự. Ảnh: Ria Novosti.
    Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một chiếc xe tuần tra của Gruzia đâm phải mìn gần làng Avlevi, cách thành phố Gori không xa. Hiện chưa có thông tin cụ thể về con số thương vong. Bộ Ngoại giao Gruzia nói rằng sự kiện trên cho thấy "Nga vẫn có mặt trên lãnh thổ nước này và công khai khiêu khích về mặt quân sự".
    Trước đó, Nga từng duy trì quân tại một số khu vực của Gruzia sau cuộc chiến chớp nhoáng giữa Matxcơva và Tbilisi. Hôm 8/10, Nga tuyên bố hoàn thành việc rút quân ra khỏi lãnh thổ Gruzia. Các quan sát viên Liên minh châu Âu đã có mặt tại đây để giám sát quá trình này.
    Tướng lĩnh Nga, Mỹ gặp mặt sau chiến sự Gruzia
    Các chỉ huy quân đội cấp cao của Nga và Mỹ vừa có cuộc gặp kín nhằm xoa dịu mối quan hệ căng thẳng giữa hai quốc gia trong thời gian gần đây.
    Đô đốc Michael Mullen, Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ, có cuộc trao đổi bí mật kéo dài hai giờ với người đồng nhiệm Nga là tướng Nikolai Makarov tại thủ đô Helsinki (Phần Lan) hôm qua. Tướng Makarov cho biết cuộc gặp này chú trọng vào nhiều vấn đề, trước tiên là về an ninh khu vực và toàn cầu. "Chúng tôi đã có cuộc trao đổi thẳng thắn", ông cho biết.
    Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa tướng lĩnh quân đội hai nước kể từ sau cuộc chiến chớp choáng giữa Nga và Gruzia xung quanh khu vực ly khai Nam Ossetia hồi đầu tháng 8. Washington lên án việc Nga triển khai quân nhằm buộc Gruzia "công nhận hòa bình" trong khi Matxcơva chỉ trích Washington viện trợ cho Tbilisi.
    Một quan chức quân đội Mỹ tiết lộ việc đối thoại với Nga là rất quan trọng và cho biết thêm vẫn có những bất đồng giữa hai bên.
    Cuộc giao tranh giữa Nga và Gruzia khiến mối quan hệ của Nhà Trắng và điện Kremlin trở nên căng thẳng nhất trong vòng hai năm qua. Bên cạnh đó, Nga phản đối kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ tại Ba Lan và Cộng hòa Czech. Nga cũng tỏ ý không đồng tình với việc NATO đang kết nạp thêm nhiều thành viên của liên bang Xô Viết cũ và việc Mỹ ủng hộ độc lập của Kosovo.
    Được vaputin sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 23/10/2008

Chia sẻ trang này