1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Khoa học & Công nghệ

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi NguyenVanTeo, 02/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenVanTeo

    NguyenVanTeo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2002
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tin tức Khoa học & Công nghệ

    T

    Được nguyenvanteo sửa chữa / chuyển vào 27/08/2002 ngày 11:47
  2. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Xin hoan nghênh ý tưởng của bác John. Chủ đề này xin dành để đưa các tin tức về các hoạt động, Công nghệ mới trên thế giới, nhằm giúp cho mọi người nắm bắt được phần nào sự phát triển vũ bão của công nghệ trên thế giới (đồng thời ngẫm lại tình hình ở VN!).
    Mong các bạn tích cực hưởng ứng!
    Tôi có mạn phép sửa lại tên topic cho chủ đề được rộng hơn. Bác John thông cảm nhé!
    ---------------------------------------------------

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier
  3. gallivant

    gallivant Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    Tin này có lẽ nóng hổi và hấp dẫn hơn nhiều. Tớ lấy từ VNExpress, bác nào rảnh thử kiểm tra mức độ chính xác của nó nhé.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BDB1A/
    =========

    Bước đột phá trong vật lý lượng tử: chuyển thông tin tức thời​

    Thông tin mã hóa được chuyển gần như tức thời từ nơi này đến nơi khác mà không cần đến một dòng chuyển động nào của các hạt cơ bản. Thí nghiệm đang gây chấn động thế giới, vì nó có thể mở ra một thời đại thông tin mới.
    Nhà vật lý Australia gốc Trung Quốc Ping Koy Lam cùng cộng sự tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra (ANU) vừa thực hiện thành công thí nghiệm chuyển thông tin theo nguyên lý hoàn toàn mới dựa trên "tương tác ma quỷ" của các quang tử (photon). Đúng vào lúc một chùm laser chứa những dữ liệu thông tin nhất định bị hủy tại một vị trí trong phòng thí nghiệm, thì nhóm của Lam đã tạo ra một chùm laser khác giống hệt như thế tại một vị trí khác cách vị trí ban đầu 1 mét. Mặc dù chùm sáng không hề chuyển động từ điểm này đến điểm kia nhưng vì hai chùm sáng giống hệt nhau nên người quan sát có cảm tưởng rằng, chùm sáng đã được di chuyển tức thời từ điểm này đến điểm kia (giống như trong truyện Tây Du Ký, Tề Thiên Đại Thánh dùng phép biến hình và hiện hình để cùng một lúc biến mất khỏi trần gian và xuất hiện trên thiên đình).
    Các nhà khoa học gọi kỹ thuật này là sự "chuyên chở tức thời qua không gian xa cách" (teleportation), một khái niệm xưa nay chỉ có trong truyện thần thoại hoặc khoa học viễn tưởng. Nhưng thí nghiệm của ANU lần đầu tiên đã biến thần thoại thành hiện thực. Vì hai chùm sáng giống hệt nhau, tức là thông tin chứa trong chúng như nhau, nên kết quả thí nghiệm cho thấy: Thông tin đã được chuyển tức thời qua không gian mà không cần đến một dòng chuyển động nào của các hạt cơ bản. Đây là nguyên lý truyền thông tin hoàn toàn mới.
    Thật vậy, trong liên mạng computer điện tử và trong sợi cáp quang hiện nay, thông tin hoặc được chuyển qua các mạch điện tử (tức là nhờ dòng chuyển động của electron), hoặc được truyền trong sợi cáp quang (tức là dòng chuyển động của các photon). Hai dạng truyền thông tin này, mặc dù đã rất nhanh, nhưng đều không thể so sánh được với tốc độ truyền tin tức thời trong thí nghiệm của ANU. Nguyên lý truyền tin này có hai ưu điểm vượt trội: tốc độ siêu nhanh và siêu an toàn (rất khó giải mã ngay cả trong trường hợp thông tin bị đánh cắp). Vì thế, thí nghiệm của ANU đang gây nên một chấn động trong giới khoa học, như tiếng chuông báo hiệu một thời đại thông tin mới sắp ra đời.
    Thực ra, không phải các nhà khoa học Australia đã khám phá ra một nguyên lý hoàn toàn mới. Họ chỉ khai thác một hiện tượng vật lý đã được biết đến từ lâu, đó là hiện tượng "vướng lượng tử", hoặc "rối lượng tử" (quantum entanglement), trong đó hai quang tử (photon) được tạo ra cùng lúc có liên hệ rất kỳ lạ với nhau. Thật vậy, nếu hai photon được tạo ra đồng thời và được đặt ở hai vị trí khác nhau, chúng sẽ không tồn tại một cách biệt lập riêng rẽ, mà ngược lại, luôn có mối ràng buộc chặt chẽ với nhau - trạng thái của photon này quyết định trạng thái của photon kia. Nếu ta buộc photon này tuân theo một trạng thái lượng tử nào đó, thì photon kia cũng lập tức có ngay một trạng thái lượng tử tương ứng. Nói cách khác, nếu biết trạng thái của photon này, thì lập tức ta sẽ biết trạng thái của photon kia. Điều đó có nghĩa là, giữa hai photon tồn tại một quan hệ tương tác nào đó. Tương tác này không phải là một trong 4 tương tác đã biết (hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu, hạt nhân mạnh). Vậy nó là tương tác gì ? Đến nay, vẫn chưa ai đưa ra được một khái niệm chính xác. Albert Einstein từng gọi đó là "tương tác ma quái" (spooky interaction). Tờ Guardian của Anh số ra ngày 18/6/2002 bình luận: "Hiện tượng này còn bí hiểm hơn cả chính sự tồn tại của vũ trụ". Đa số các nhà vật lý hiện nay "đành" giải thích điều bí hiểm này như một biểu hiện của thế giới lượng tử mà nguyên lý bất định của Heisenberg đã chỉ rõ.
    Bạn có thể hình dung ra nguyên lý bất định này trong ví dụ sau: Giả sử, nếu biết lực tác dụng vào quả bóng trong cú sút phạt của Ronaldinho trong trận Brazil - Anh vừa qua ở World Cup, thì cơ học Newton có thể giúp thủ môn Seaman tính chính xác quả bóng đó sẽ bay ra sao và sẽ rơi vào đâu. Đó là vì trong thế giới vĩ mô, quan hệ nhân - quả là chìa khóa giúp giải thích rõ ràng mọi hiện tượng. Nhưng trong thế giới của các "quả bóng vi mô" (thế giới của các hạt hạ nguyên tử) thì quan hệ nhân - quả hoàn toàn sụp đổ. Các hạt cơ bản hoàn toàn bất định. Tính chất này biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, một trong những biểu hiện đó chính là hiện tượng "vướng lượng tử": Một hạt cơ bản có thể cùng một lúc tồn tại ở hai vị trí khác nhau mà giác quan thông thường của chúng ta coi là hai hạt khác nhau.
    Những năm gần đây đang dấy lên một làn sóng vật lý đi tìm những biểu hiện bất định của các hạt cơ bản. Năm 1995, một nhóm vật lý ở Colorado đã làm lạnh vật chất xuống tới -273 độ C (gần 0 độ tuyệt đối), trong điều kiện đó các nguyên tử "ứng xử" giống hệt nhau và tạo thành một "đại nguyên tử". Năm 2001, một nhà vật lý Đan Mạch đã làm chậm ánh sáng đến mức như đứng lại, giữ được nó trong một khoảnh khắc, rồi lại "thả" nó ra để cho nó trở lại chuyển động với tốc độ ánh sáng. Nhưng kỳ quái nhất vẫn là hiện tượng "bất định vị" (nonlocality) của các hạt hạ nguyên tử, tức hiện tượng một hạt có thể xuất hiện cùng một lúc ở hai vị trí khác nhau nói trên. Một bộ óc kỳ lạ như Einstein cũng đành phải mô tả nó như là "tác động ma quỷ từ xa" (ghostly action at a distance), thay vì đưa ra một giải thích theo một công thức toán học nhân - quả.
    Nhưng nhờ thái độ chấp nhận "tương tác ma quỷ" như là một biểu hiện của nguyên lý bất định nên các nhà vật lý đã hướng mục tiêu nghiên cứu vào ứng dụng tương tác đó. Người đi tiên phong theo hướng này là giáo sư Athon Zeilinger (Áo). Năm 1997, lần đầu tiên ông đã nêu lên ý kiến cho rằng do tính chất đồng thời tồn tại tại nhiều vị trí khác nhau nên các hạt ánh sáng có thể được "vận chuyển tức thời" qua những khoảng cách lớn trong không gian. Ngay lập tức 40 phòng thí nghiệm trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu nhằm biến ý tưởng của Zeilinger thành hiện thực. Thí nghiệm của ANU là một trong số đó, và đây là lần đầu tiên thực hiện được việc chuyển thông tin tức thời qua khoảng cách không gian 1 m, trong đó hai chùm sáng laser thực chất chỉ là một, nhưng đồng thời tồn tại ở hai vị trí khác nhau!
    Tiến sĩ Lam nói: "Về lý thuyết, không có gì ngăn trở con người di chuyển tức thời trong không gian, nhưng vào thời điểm hiện nay, đó vẫn là chuyện viễn tưởng. Tuy nhiên trong tương lai không xa, việc vận chuyển tức thời một vật rắn có thể trở thành hiện thực. Tôi dự đoán trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa khoa học sẽ có thể vận chuyển tức thời một nguyên tử".

    ============
    À, bác Tèo có vẻ giống thằng "viện sĩ" bạn tớ quá đi mất. Có phải QQ đó không?
    Đời vẽ tôi tên mục đồng,
    Rồi vẽ thêm con ngựa hồng,
    Từ đó
    lên đường
    phiêu linh ...
  4. enti

    enti Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Mình mới đọc được bài viết này, thú vị đây:
    Việt Nam đã có phần mềm thiết kế Robot
    Với phần mềm này, người sử dụng có thể thiết kế ra một con robot theo ý tưởng của mình, sau đó mô phỏng chuyển động của nó trên máy tính, đây là phần mềm do TS. Lê Hoài Quốc và các đồng nghiệp tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thực hiện.
    Công cụ dùng để xây dựng phần mềm này là Visual C++, Matlab, Access, 3DS Max. Phần tính toán động học, động lực học và mô phỏng chuyển động của robot dưới dạng sơ đồ động được viết trên môi trường Matlab. Các đoạn mô phỏng minh họa chuyển động của robot được xây dựng trên 3DS Max. Những hình ảnh mô phỏng được ghi nhận và xuất ra các file có định dạng thích hợp có thể playback trên bất kỳ phần mềm nào có hỗ trợ multimedia. Phần mềm thực hiện ba chức năng chính:
    Tra cứu các nội dung liên quan đến robot.
    Tính toán động học và động lực học của robot
    Xây dựng và mô phỏng chuyển động của robot dưới dạng sơ đồ động
    Những hình ảnh minh họa có thể được chuyển thành mô hình 3 chiều và mô phỏng chuyển động, giúp người dùng hình dung rõ nét về hoạt động và đặc điểm của từng loại robot.
    Có 3 modul chính:
    Modul tra cứu: Có thể tra cứu theo đề mục hoặc theo từ khóa. Nội dung hiển thị gồm có phần mô tả, hình ảnh và có thể có đoạn phim ngắn mô phỏng hoạt động của phần có liên quan. Phần Tab Category liệt kê các đề mục chính liên quan đến các chủ đề trong lĩnh vực robot. Tab này cho phép người dùng tìm kiếm các nội dung quan tâm theo đề mục. Tab Search sẽ giúp người dùng tìm các nội dung theo một từ khóa nhất định. Kết quả tìm kiếm là một danh sách liệt kê các nội dung có liên quan đến từ khóa đó. Người dùng chọn nội dung cần tham khảo để hiển thị trong vùng thể hiện nội dung. Tab Favorite chứa các nội dung mà người dùng thường xuyên tham khảo nhất.
    Modul tính toán động lực và động lực học: Modul này được trang bị theo các tính năng có thể tính toán các bài toán động học và động lực học robot, cả bài toán thuận và bài toán nghịch. Phần này được viết trên nền Matlab để tận dụng khả năng tính toán ma trận cực mạnh của nó, mặc dù được viết trên Matlab nhưng vẫn có giao diện GUI thân thiện với người dùng. Modul này được gọi trực tiếp từ thân chương trình chính.
    Modul thiết kế sơ đồ động của robot và mô phỏng chuyển động: Với modul này, người dùng có thể xây dựng sơ đồ động của robot bằng cách ghép nối các khâu và các khớp đã được modul hóa để hình thành một sơ đồ động hoàn chỉnh. Sau khi xây dựng sơ đồ động của robot, có thể thực hiện mô phỏng chuyển động sơ đồ động này không gian 2D hoặc 3D.
    Việc xây dựng phần mềm này mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong việc trong việc tham khảo và tìm hiểu về lĩnh vực robot. Bên cạnh đó, nó còn là một nguồn thông tin cực kỳ phong phú, hỗ trợ hiệu quả cho việc lựa chọn loại robot thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể, và là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà thiết kế robot.
    Nguồn Báo Khoa học phổ thông số 22(992)
    Enti
  5. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác Tèo,
    Bác có thông tin nào về việc xem TV trên máy di động (thiết bị đầu cuối và mạng) đã triển khai trong thực tế không ?
  6. Chuotdong

    Chuotdong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2002
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Điều chế thích ứng mới - Mở ra Khả năng truyền tin băng rộng không tầm nhìn thẳng (non_LOS) của đường truyền vô tuyến

    + Because link con***ions in a wireless environment change continually from one subscriber to another moment by moment, there is a need to tune and adjust dynamically to every subscriber on the network. While first-gen wireless networks sent the same signal to every subscriber regardless of their SLAs, second-gen wireless systems with non-line-of-sight characteristics must adjust to unpredictable con***ions on each link. Enter adaptive modulation.
    + "Wireless is a challenging environment due to varying channel con***ions, interference and high error rates," said Andy Fuertes, an Allied Business Intelligence analyst. "The wireless industry has put forth MACs and physical layers optimized for wireless channel con***ions, including mechanisms for adapting to multipath and fading, error correction and retransmission. Adaptive modulation is also frequently offered."
    + Adaptive modulation can adjust the signal dynamically by varying the modulation schemes and changing modulation rates to deal with environmental and interference fluctuations between base station and subscriber. The system continually checks the error rate and sets the optimal modulation scheme for each subscriber. For example, a system could switch from 16 QAM (quadrature amplitude modulation), which has a higher bit rate but less interference, to QPSK (quadrature phased shifted key), which has less throughput but more immunity to interference.
    + A number of vendors are beginning to use adaptive modulation, including Aperto, Adaptive Broadband, Hybrid, Raze Technologies and Wiman (single-carrier modulation backers); BeamReach, Cisco and Iospan Wireless (OFDM-based companies); and Vyyo (wireless DOCSIS).
    + To optimize the link, vendors also are using other MAC and PHY layer technologies, such as adaptive FEC and adaptive power control. Dynamic FEC redundantly encodes information in a data stream to correct errors at the receiving end that may occur during transmission. It can determine and apply the best FEC level for each subscriber. Because subscriber signal-power levels vary, dynamic power control sets the right amount of power that should be sent when the signal is received without bleeding power into adjacent cells.
    + "Using things like adaptive modulation, adaptive FEC, antenna diversity and ARQ (adaptive automatic retransmission) can establish a hard brick wall to prevent jitter and latency and guarantee different classes of service," said Reza Ahy, president and CEO of Aperto Networks.
    * Các công nghệ ghép kênh phân chia theo véc tơ tần số trực giao VOFDM (Vetored Orthogonal FDM) và giao thức DOCSIS (Data Over Cable Service Interface Specification) xin tham khảo thêm ở site sau: www.bwif.org
    ... mouse
    Được chuotdong sửa chữa / chuyển vào 08:28 ngày 26/07/2002
  7. cdtphuc

    cdtphuc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2001
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến, chủ đề này dành cho việc đưa những tin tức về khoa học và công nghệ. Nếu người viết có thì giờ dịch ra iếng Vệt những tài liệu bằng tiếng Anh thì đó là điều rất tốt. Nhưng rất tiếc đó lại là một việc tốn rất nhiều thời gian và công sức (việc tìm các từ tiếng Việt tương đương của các thuật ngữ chuyên ngành là cả một vấn đề). Chúng ta hầu hết là những người bận rộn, do đó không thể ép buộc ai điều gì cả.
    Việc đưa link của tài liệu là hay, nhưng việc post bài viết lên đây cũng rất cấn và tiện cho việc tra cứu, thu thập tài liệu (ta có thể xem lướt qua để đánh giá nó có phù hợp hay không trước khi quyết định "viếng thăm" site đó), nhất là trong điều kiện Internet ở VN.
    Nếu có thắc mắc về các vấn đề tin tức, các bạn có thể nêu lên câu hỏi để mọi người trả lời.
    Bác Tèo đã trả lời nóng nảy, nhưng trước đó bạn Kyphong đã có bài viết rất không khéo (tớ làm về...chảng thấy thông tin..chán..). Tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng công sức của những người đã đưa tin tức lên đây. Nếu có yêu cầu, bạn có thể gửi lên đây với lời lẽ hoà nhã hơn. Mong các bạn giữ được hoà khí với nhau.
    Mong tất cả chúng ta rút kinh nghiệm và hãy giữ gìn box KH& CN là một nơi "trí tuệ" và "văn hoá".
    Cảm ơn các bạn.
    PS: Các bài "tranh luận" vừa qua sẽ được xoá đi . Bài viết này cũng sẽ được xoá đi trong thời gian tới.
    ---------------------------------------------------

    Quand je la regarde, moi l'homme loup au coeur d'acier
    Devant son corps de femme, je suis un géant de papier

Chia sẻ trang này